Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

TÍN NGƯỠNG, tôn GIÁO bản địa ở TỈNH AN GIANG từ THẾ kỷ XIX đến nửa đầu THẾ kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 123 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài. ....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6
4.1. Mục đích. ..........................................................................................6
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................6
5 .Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ...............................................7
5.1. Nguồn tư liệu ......................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................7
6. Đóng góp của luận văn. ...........................................................................7
7. Bố cục của luận văn. ...............................................................................8
CHƯƠNG 1......................................................................................................9
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO BẢN
ĐỊA Ở TỈNH AN GIANG THẾ KỶ XIX.........................................................9
1.1. Những yếu tố tác động đến sự ra đời của các tôn giáo ở tỉnh An Giang .......9
1.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và đặc điểm tự nhiên tỉnh An giang......9
1.1.2 Bối cảnh xuất hiện tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang............14
1.2. Sự ra đời và phát triển Tôn giáo bản địa.................................................23
1.2.1. Đạo Bưu Sơn Kỳ Hương..................................................................23
1.2.2.Tứ Ân Hiếu Nghĩa............................................................................34
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO (1939).......49
2.1. Phật giáo Hòa Hảo ra đời.....................................................................49
2.1.1. Bối cảnh.........................................................................................49


2.1.2. Vai Trò của Giáo chủ Hùynh Phú Sổ..................................................53
2.1.3.Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.................................................................56


2.2. Hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo........................................................65
CHƯƠNG 3....................................................................................................72
HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN ĐỒ TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC......................72
3.1 Góp phần chống ngoại xâm..................................................................72
3.1.1. Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa của Trần Văn Thành (1867 -1873)..............72
3.1.2 Cuộc đấu tranh của Ngô Lợi (Tứ Ân Hiếu Nghĩa)................................77
3.1.3. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp đế
quốc Mỹ..................................................................................................81
3.2 Góp phần khai hoang, phát triển kinh tế..................................................82
3.2.1. Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương khẩn hoang lập làng..................................82
3.2.2. Khẩn hoang lập làng của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa..............................84
3.2.3. Khẩn hoang lập làng của tín đồ Hòa Hảo............................................86
3.3 Góp phần ổn định xã hội......................................................................88
3.4 Một số hạn chế của tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở An Giang....................93
KẾT LUẬN.....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................101
PHỤ LỤC......................................................................................................107
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài. ....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6
4.1. Mục đích. ..........................................................................................6


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................6
5 .Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ...............................................7
5.1. Nguồn tư liệu ......................................................................................7

5.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................7
6. Đóng góp của luận văn. ...........................................................................7
7. Bố cục của luận văn. ...............................................................................8
CHƯƠNG 1......................................................................................................9
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO BẢN
ĐỊA Ở TỈNH AN GIANG THẾ KỶ XIX.........................................................9
1.1. Những yếu tố tác động đến sự ra đời của các tôn giáo ở tỉnh An Giang .......9
1.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và đặc điểm tự nhiên tỉnh An giang......9
1.1.2 Bối cảnh xuất hiện tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang............14
1.2. Sự ra đời và phát triển Tôn giáo bản địa.................................................23
1.2.1. Đạo Bưu Sơn Kỳ Hương..................................................................23
1.2.2.Tứ Ân Hiếu Nghĩa............................................................................34
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO (1939).......49
2.1. Phật giáo Hòa Hảo ra đời.....................................................................49
2.1.1. Bối cảnh.........................................................................................49
2.1.2. Vai Trò của Giáo chủ Hùynh Phú Sổ..................................................53
2.1.3.Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.................................................................56
2.2. Hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo........................................................65
CHƯƠNG 3....................................................................................................72
HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN ĐỒ TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC......................72
3.1 Góp phần chống ngoại xâm..................................................................72
3.1.1. Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa của Trần Văn Thành (1867 -1873)..............72
3.1.2 Cuộc đấu tranh của Ngô Lợi (Tứ Ân Hiếu Nghĩa)................................77


3.1.3. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp đế
quốc Mỹ..................................................................................................81
3.2 Góp phần khai hoang, phát triển kinh tế..................................................82
3.2.1. Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương khẩn hoang lập làng..................................82
3.2.2. Khẩn hoang lập làng của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa..............................84

3.2.3. Khẩn hoang lập làng của tín đồ Hòa Hảo............................................86
3.3 Góp phần ổn định xã hội......................................................................88
3.4 Một số hạn chế của tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở An Giang....................93
KẾT LUẬN.....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................101
PHỤ LỤC......................................................................................................107


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình mở đất phương Nam, An Giang là một trong những
vùng đất cuối cùng người Việt đứng chân. Nơi miền biên viễn “Châu Đốc
Tân Cương”. Trong lao động và đấu tranh, nhân dân càng thương yêu đùm
bọc, giúp đỡ nhau hơn để tạo dựng cuộc sống trong một hoàn cảnh thiên
nhiên đầy rẫy khó khăn. Họ lại chưa quen thủy thổ, bị nhiều thứ dịch bệnh đe
dọa, nên phải kết nghĩa với nhau, và một khi đã kết nghĩa rồi thì sống chết có
nhau, thương yêu nhau tha thiết. Điều kiện xã hội, kinh tế lúc bấy giờ khiến
cho cư dân vùng đồng bằng Nam Bộ, đặc biệt nhân dân lao động, không khỏi
bị lệ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Họ có những mong ước chính đáng trong
đấu tranh để giành cuộc sống tốt đẹp cho mình, song cũng có những cầu xin
mang tính thần bí mong được Thần, Phật, Trời che chở, cứu vớt để vượt qua
những hiểm nghèo. Trên thực tế, họ vẫn phải tự lo cứu lấy mình những lúc
đói rét, khi ốm đau, đi tìm thuốc chữa bệnh với những loại cây cỏ quanh
vùng, với những phương thuốc dân gian, nhưng cách chữa trị mang màu sắc
huyền bí. Họ phải đổ mồ hôi trong lao động, dám hy sinh mình để giữ quyền
lợi đã giành được. Đây là những điều kiện lịch sử - xã hội cho sự ra đời của
các tôn giáo ở vùng đất này. Cư dân người Việt sống xa quê hương nên càng
tha thiết với Tổ quốc, yêu vùng đất mới, do lao động của mình tạo dựng.
Trong bối cảnh ấy, các tôn giáo ở đây ra đời nhuốm màu sắc yêu nước.
An Giang là nơi phát sinh và phát triển của các đạo, như Bửu Sơn Kỳ

Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo... Các tôn giáo ra đời đã đáp
ứng nhu cầu tâm linh của cư dân ở vùng đất mới Nam bộ nên thu nhận đông đảo
tín đồ. Mặt khác, các tôn giáo này mang tính nhập thế, kêu gọi tín đồ tích cực
khai hoang và kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Vì vậy, các tôn giáo có đóng
góp như thế nào trong việc chống ngoại xâm cũng là vấn đề cần nghiên cứu.
1


Các tôn giáo ở An Giang đều khuyên tín đồ làm lành, lánh dữ, lấy Tứ
ân làm trọng, gắn đạo với đời, tự tổ chức cuộc sống bằng việc đẩy mạnh khai
hoang. Việc dựng lại bức tranh chân thực và sinh động về những đóng góp
của tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX
trong việc phát triển kinh tế là một vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc.
Giáo lý của các tôn giáo bản địa ở An Giang đều kêu gọi tín đồ thực
hiện “Tứ ân”. Qua đó, tín đồ thể hiện trong cuộc sống bằng những việc làm cụ
thể hàng ngày. Từ đó, tính đồ có nhiều hoạt động tích cực cho cộng đồng cần
phát huy để xây dựng đất nước phát triển.
Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Tín ngưỡng,
tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Sự hình thành và phát triển của tôn giáo bản địa ở An Giang thu hút
nhiều tác giả tìm hiểu và có nhiều công trình nghiên cứu được công bố.
Thứ nhất, về các vấn đề về giáo lý, giáo chủ của các tôn giáo, tín
ngưỡng bản địa. Chủ đề này có những tác phẩm sau:
Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm (Nxb Liêm Chính, Sài
Gòn, 1970); Nửa tháng trong miền Thất Sơn (Nxb Hương Sen, Sài Gòn,
1970); Nhận thức về Phật giáo Hòa Hảo (Nxb Hương Sen, Sài Gòn, 1971);
Năm cuộc đối thoại về Phật giáo Hòa Hảo (Nxb Hương Sen, Sài Gòn, 1972);

Vương Kim trong Để hiểu Phật giáo Hòa Hảo (1965), Đức Huỳnh Giáo Chủ
(1974), Đức Phật thầy Tây An (1954), Nxb Long Hoa, Sài Gòn, Bửu Sơn Kỳ
Hương (1966) Nxb Long Hoa, Sài Gòn; Lê Hiếu Liêm là tác giả Bồ tát
Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo thời đại (Nxb Viện Tư tưởng Việt Phật Hoa Kỳ,
1995)
2


Các quyển sách trên đã trình bày một cách hệ thống những nội dung
cơ bản của giáo lý, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo, đồng thời cũng
giải thích, bình giải nhiều vấn đề chủ yếu trong lời sấm giảng, thể thức hành
đạo và trình bày về người sáng lập Đoàn Minh Huyên và - Giáo chủ Huỳnh
Phú Sổ, về nguồn gốc đạo, phần nào về sinh hoạt lễ hội, giáo lý...
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về nguồn gốc ra đời và hoạt
động của các tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang
GS. Trần Văn Giàu (1993) Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế
kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám của (Nxb Thanh phố Hồ Chí Minh (1993).
Tác giả đã phân tích những điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam nói
chung, của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng liên quan đến sự ra đời của
PGHH cũng như nhấn mạnh bản chất, nét đặc thù của PGHH trong mối quan
hệ với Phật giáo và các tôn giáo ở địa phương.
Nguyễn Long Thành Nam với quyển Phật giáo Hòa Hảo trong dòng
lịch sử dân tộc (1991) (Nxb Tạp san Đuốc Từ bi American); Đoàn Nô với
quyển Nghiên cứu tìm hiểu Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam Bộ, Nxb Văn
hóa Sài Gòn (2007); Bùi Thị Thu Hà (2012) Phật giáo Hòa Hảo- Tri thức cơ
bản, Nxb Từ điển Bách khoa... ngoài phần tìm hiểu về nguồn gốc ra đời, giáo
lý và các tổ chức Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo qua các nhiệm kỳ,
tác giả nói về Phật giáo Hòa Hảo từ 1975 đến nay đặc biệt từ khi Ban Đại
diện Phật giáo Hòa Hảo được thành lập năm 1999, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
có điều kiện sinh hoạt tín ngưỡng và hoạt động xã hội nhiều hơn.

Bộ Nội vụ – Viện Khoa học công an với đề tài cấp Bộ “Đạo Hòa Hảo
– những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh trật tự hiện nay”, (1997), chủ
nhiệm đề tài Trung tá, ThS. Trương Như Vương, đề tài nghiên cứu chủ yếu về
đấu tranh chống các hoạt động chống phá cách mạng của một bộ phận lợi
dụng danh nghĩa Phật giáo Hòa Hảo từ sau 1975 đến 1997.
3


Đề tài cấp Nhà nước của TS. Phạm Bích Hợp nghiên cứu “Quan hệ
giữa tâm lý người Việt ở Nam Bộ với tôn giáo bản địa” có nhánh đề tài “Phật
giáo Hòa Hảo và tư tưởng hiếu – hòa của người Việt Nam Bộ”, (2001) đề tài
đi sâu nghiên cứu về đức tin, sinh hoạt Phật giáo Hòa Hảo...
Đào Huy Quyền với bài Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh Vĩnh Long, tạp chí
Nghiên cứu tôn giáo số 6- 2005, tác giả trình bày khái quát về tín đồ Phật giáo
Hòa Hảo ở tỉnh Vĩnh Long từ ngày thành lập đạo cho đến năm 2005, có nêu
khái quát về hoạt động của tín đồ từ khi ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo được
thành lập.
Nhiều luận án tiến sĩ lịch sử, dân tộc học, tôn giáo, triết học liên quan
đến đề tài tôn giáo bản địa ở An Giang bảo vệ thành công. Luận án tiến sĩ của
Đinh Văn Hạnh “Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt ở Nam Bộ Viện Nam
(1867-1975)” bảo vệ năm 1996 ở Viện Khoa học xã hội miền Nam. Tác giả
tìm hiểu rất sâu sắc về đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa dưới góc độ dân tộc học.
Phạm Bích Hợp (1996) “Đời sống xã hội và tâm lý nông dân người
Việt ở làng Hòa Hảo tỉnh An Giang trước và sau 1975”, Viện Khoa học xã
hội miền Nam ở Viện Khoa học xã hội miền Nam. Luận án trình bày đến yếu
tố tâm lý xã hội của cư dân nơi phát sinh đạo Phật giáo Hòa Hảo và nêu
những ảnh hưởng tích cực của tôn giáo này đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở vùng đất này. Nguyễn Hoàng Sa (2002) “Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng
của nó ở Đồng bằng sông Cửu Long” Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh. Đề tài đề cập đến đạo Hòa Hảo giai đoạn từ năm 1975 đến 1995 với

khía cạnh tích cực cũng như hạn chế của tôn giáo này đối với khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Bùi Thị Thu Hà (2002)“Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo
An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –1975)”, Đại
học Sư Phạm Hà Nội, tác giả tổng kết sự đóng góp của tín đồ Phật giáo Hòa
Hảo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –1975). Lâm Quang
4


Láng (2004) “Phật giáo Hòa Hảo - Hệ thống giáo hội và các tổ chức chính
trị –quân sự thời kỳ 1945 -1975”, Viện Khoa học xã hội. Tác giả đi sâu
nghiên cứu về các tổ chức chính trị, quân sự, đặc biệt là các tổ chức ban Trị
sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo qua các thời kỳ và thái độ chính trị từng
Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo chống phá cách mạng trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bùi Văn Hải, luận án Tiến sĩ
(2015), Phật giáo Hòa hảo – Lịch sử và và những vấn đề hiện nay, Viện
Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm quốc gia Việt Nam. Tác giả phân tích
hoàn cảnh ra đời, những nội dung cơ bản về giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức
của Phật giáo Hòa Hảo; mối quan hệ của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống
xã hội nước ta trong lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của tôn giáo
này.
Thứ ba, Một số công trình nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh An
Giang
Sơn Nam (1988) Lịch sử An Giang, Nxb Tổng hợp An Giang; Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang (2003) Địa chí An Giang, tập 1; Ban chấp Đảng bộ
Tỉnh An Giang (2002) Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập 1 (1927 -1954));
Lịch sử Đảng bộ huyện Tịnh Biên (1930 -2000); Nguyễn Văn Kiềm (2003)
Tân Châu xưa, Nxb Thanh niên... Các quyển sách trên có đề cập khái quát
đến những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi hòa hợp vào
lãnh thổ nước ta thời chúa Nguyễn đến thời Pháp thuộc, trong đó có vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo.

Các công trình trên có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ sử học,
dân tộc học, tôn giáo học… đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề đặt ra đối với
nghiên cứu tôn giáo nói chung và tôn giáo bản địa ở An Giang nói riêng.
Những công trình của các nhà nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo vô cùng
cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn.
5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở tỉnh An
Giang từ nửa đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian, đề tài tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở tỉnh
An Giang theo địa giới hành chính hiện nay.
Về thời gian, luận văn giới hạn tìm hiểu trong thời gian từ thế kỷ XIX
đến nửa đầu thế kỷ XX, là thời gian hình thành và phát triển của ba tôn giáo
bản địa tại đây.
Về nội dung, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang từ
nửa thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX có nhiêu vấn đề nghiên cứu, luận văn
chủ yếu đi sâu nghiên cứu ba tôn giáo có có nhiều tín đồ nhất, như Bửu Sơn
Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích.
Đề tài phác họa bức tranh hình thành và phát triển của các tôn giáo
bản địa ở tỉnh An Giang, đặc biệt các hoạt động góp phần chống ngoại xâm
và phát triển kinh tế xã hội của các tín đồ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài làm rõ những yếu tố tác động đến sự ra đời các tôn giáo bản địa
ở tỉnh An Giang, nguồn gốc trực tiếp lần lượt ra đời Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương,

Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo; nghiên cứu về các giáo chủ, giáo lý,
giáo luật... của từng tôn giáo. Ngoài ra, chúng tôi nghiên cứu các hoạt động
của tín đồ trong khẩn hoang, lập làng, chống ngoại xâm và các hoạt động văn
hóa, xã hội của tín đồ.

6


5 .Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các
nguồn tư liệu sau:
-Tài liệu gốc được lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia, báo cáo của
Ban Tôn giáo tỉnh An Giang.
- Sấm giảng của các tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang.
- Nguồn tư liệu từ các sách, biên khảo, các luận án của các tác giả có
liên quan đến đề tài.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã tại một số di tích lịch
sử trên địa bàn An Giang.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết những vấn đề đề tài đặt ra, tác giả chủ yếu sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic kết hợp phương pháp thống kê nhằm
hệ thống các số liệu, đồng thời kết hợp với phương pháp tổng hợp rút ra
những kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra phương pháp so sánh cũng được vận dụng để giúp làm sáng
tỏ quá trình phát sinh, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở An Giang
so với khu vực.
Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn đã tiếp xúc với ban trị
sự của các đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, các tín đồ tôn giáo... để có thêm
cơ sở hiểu biết về đề tài.

6. Đóng góp của luận văn.
Luận văn góp phần dựng lại sự ra đời, phát triển của tôn giáo bản địa
ở An Giang từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Vì vậy, luận văn có thể bổ
sung tài liệu cho việc tìm hiểu về tôn giáo bản địa của nhân dân An Giang.
Kết quả việc nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
7


cho giảng dạy Lịch sử địa phương ở trường phổ thông trên địa bàn, qua đó
giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Sự hình thành, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo bản địa
ở tỉnh An Giang thế kỷ XIX.
Chương 2: Sự ra đời và phát triển của đạo Hòa Hảo (1939).
Chương 3: Đóng góp của tín đồ trong lịch sử dân tộc.

8


CHƯƠNG 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO BẢN
ĐỊA Ở TỈNH AN GIANG THẾ KỶ XIX
1.1. Những yếu tố tác động đến sự ra đời của các tôn giáo ở tỉnh An Giang
1.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và đặc điểm tự nhiên tỉnh An
giang
Vùng An Giang trước khi lưu dân vào khai phá vẫn còn hoang vu.
Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên, khi đi thuyền từ biển vào để đến kinh
đô của Chân Lạp đã mô tả sự hoang vu của khu vực Nam bộ rất chi tiết

“Những cửa rộng của con sông lớn chạy dài hàng trăm lí, bóng mát um tùm
của những gốc cây cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú sum xuê.
Tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong cửa
sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng rộng bỏ hoang, không có một gốc
cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ cây đầy dẫy. Hàng trăm, hàng ngàn
trâu rừng tụ họp từng bầy trong vùng này. Tiếp đó nhiều con đường dốc đầy
tre chạy dài hàng trăm lí” [57, 80]. Thế kỷ XVIII, Lê Quí Đôn miêu tả trong
Phủ biên tạp lục “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Soài
Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu, toàn là rừng rậm hàng mấy nghìn dặm” [15, 345]
Theo ghi chép của chính sử thời nhà Nguyễn, An Giang “Nguyên xưa
là đất Tầm Phong Long của Chân Lạp. Năm Đinh Sửu (1757), Nặc Tôn đem
dâng, chúa Nguyễn đặt làm đạo Châu Đốc. Đời Gia Long, đất ấy còn bỏ
trống, mộ dân đến ở gọi là Châu Đốc tân cương, đặt chức quản đạo thuộc dinh
Long Hồ quản hạt. Năm 1832, Minh Mạng đặt tỉnh An Giang, chia ra hai phủ:
phủ Tuy Biên coi hai huyện Tây Xuyên và Phong Phú; phủ Tân Thành coi hai
huyện Đông Xuyên và Vĩnh An. Năm 1835, lại lấy đất Ba Thắc đặt thêm làm
phủ Ba Xuyên và đặt ba huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh, Vĩnh Định thuộc
9


vào đó. Năm 1836, đạt điền lập địa bạ cho cả Nam Kỳ lục tỉnh. Năm 1839,
đặt thêm huyện An Xuyên thuộc phủ Tân Thành. Năm 1842, lấy phủ Tĩnh
Biên và huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên đổi về tỉnh này. Năm 1844 lại lấy
huyện Hà Âm cải thuộc về phủ hạt. Năm 1850, dẹp phủ Tĩnh Biên và huyện
Hà Âm, đem qui về huyện Hà Dương kiêm nhiếp mà thuộc về phủ Tuy Biên
quản hạt, còn hai huyện Phong Thạnh và Vĩnh Định do phủ Ba Xuyên kiêm
nhiếp. Năm 1853 đem huyện An Xuyên qui về phủ Tân Thành kiêm nhiếp”
[54, 2]. Như vậy, An Giang xưa là đất Tầm Phong Long. Năm 1757, vùng này
thuộc về chúa Nguyễn quản lý. Năm 1808, Gia Long đổi Gia Định trấn thành
Gia Định thành, thống quản 5 trấn. Tỉnh An Giang ngày nay thuộc trấn Vĩnh

Thanh. Năm 1832, Minh Mạng đổi ngũ trấn thành lục tỉnh. Tỉnh An Giang
chính thức thành lập, gồm 2 phủ, 4 huyện. Năm 1835, Minh Mạng cho nhập
đất Ba Thắc vào tỉnh An Giang. Thời Tự Đức, An Giang gồm có 3 phủ, 10
huyện sau nhiều lần tách nhập [75, 29]. Dưới thời thuộc Pháp, Nam Kỳ lục
tỉnh bị chia ra thành bốn khu vực [12, 90]. Địa bàn An Giang nằm trên 2 hạt
Châu Đốc và Long Xuyên. Năm 1899, Pháp bãi bỏ danh xưng hạt thay bằng
tỉnh. Từ đó đến khi thi hành hiệp định Giơnevơ, An Giang xưa chia thành 5
tỉnh với tình trạng không ổn định [12, 94]. Sau cách mạng tháng Tám, các
chiến khu được thành lập, tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thuộc khu 9. Sau
đó, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ chia lại địa giới hai tỉnh Long
Xuyên, Châu Đốc thành Long Châu Tiền và Long Châu Hậu [75, 30].
Hiện nay An Giang gồm có các đơn vị hành chính: thành phố Long
Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện với 144 đơn vị hành
chính cơ sở. Phía Tây Bắc giáp Campuchia dài 104km, Tây Nam giáp Kiên
Giang dài 69,789km, Nam giáp tỉnh Cần Thơ dài 44,734km, Đông giáp tỉnh
Đồng Tháp dài 107,628km [75, 27], diện tích tự nhiên là 3.424 km 2, dân số
2.049.039 người [75, 27].
10


Thế kỷ XVI – XVII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị, chứng
kiến nhiều sự thăng trầm của nhiều tập đoàn thống trị, triều đại phong kiến,
nhiều cuộc chiến tranh, nhiều cảnh tượng đau thương, chết chóc, phiêu tán
diễn ra. Cảnh ly loạn ở Đàng Ngoài thúc đẩy nhiều gia đình chuyển cư vào
nơi không có chiến tranh, ổn định, an toàn cho cuộc sống. Di cư diễn ra, theo
kiểu tự túc, ngày càng nhiều. Khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa, cuộc di dân diễn ra mạnh mẽ. Giữa thế kỷ XVII, chiến tranh Trịnh –
Nguyễn diễn ra ác liệt. Mặt khác, Đàng Ngoài thường hạn hán, ngập lụt, mất
mùa, đói kém nên nhiều người di dân đi nơi khác. Để đảm bảo quân số, thuế
khóa… chúa Nguyễn tiếp nhận lực lượng này, tổ chức khai hoang qui mô lớn

với chính sách khuyến khích, hổ trợ cụ thể. Nhiều người Việt di cư đến vùng
Gia Định. Vì vậy, dòng di dân của người Việt vào Nam Bộ ngày càng nhiều
và thường xuyên. Chúa Nguyễn muốn khai hoang các vùng xa để lập thôn
xóm, phát triển binh lương, ổn định quân sự… nên có nhiều hổ trợ khai
hoang. Sau khi phủ Gia Định thành lập, người Việt có mặt tại đây nhiều,
trong đó có một bộ phận đến địa bàn An Giang. Quân chúa Nguyễn từng theo
sông Tiền, sông Hậu lên Nam Vang để giúp vua Chân Lạp chống lại quân
Xiêm. Trong tình hình triều đình Chân Lạp đổ nát, chúa Nguyễn luôn thực
hiện vai trò dàn xếp nội bộ ở Chân Lạp. Lực lượng quân sự này có một bộ
phận đồn trú tại An Giang, sau đó quân lính định cư lại. Năm 1708, Mạc Cửu
dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, giúp chúa Nguyễn kiểm soát luôn phần
đất dọc sông Tiền, sông Hậu qua vùng ven biển Hà Tiên. Năm 1757, Chân
Lạp dâng đất Tầm Phong Long, chúa Nguyễn chia đặt vào dinh Long Hồ. Từ
đó, dòng người di cư vào Nam và có mặt tại An Giang nhiều thêm.
Những tín đồ Thiên Chúa cũng di cư đến vùng đất An Giang, là nơi
còn hoang vắng hơn các nơi khác trong khu vực Nam Bộ. Họ di cư để tránh
những sắc chỉ cấm đạo của chúa Nguyễn. Trước cảnh khủng bố và sát hại ghê
11


gớm của chính quyền, nhiều giáo sĩ đưa giáo dân vào Nam tị nạn. Năm 1778,
tại Cái Đôi, đối diện Long Xuyên, một đoàn lưu dân vào khai hoang. Một
đoàn giáo dân khác đến vùng cù lao Giêng, nằm giữa sông Tiền, một cù lao
trù phú, khai hoang [25, 13]. Năm 1779, tại Bò Ót, Long Xuyên, một đoàn
người tị nạn tôn giáo đến định cư, vỡ đất, cất nhà thờ.
Khi Nguyễn Văn Thoại đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế thì chương trình
di dân đến An Giang được lưu dân hưởng ứng. Họ lập ra các thôn xóm mới
tại vùng núi Két, Láng Linh, và nhiều làng ven sông Hậu [69, 144]. Ngoài ra,
một nhóm tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đi khai hoang ở núi Tượng [25, 8].
Vùng đất phía Nam sông Hậu lưu dân đến đây tăng gấp bội [69, 144].

Người Khmer An Giang có số dân đông đứng hàng thứ hai trong tỉnh.
Theo Trịnh Hoài Đức thì người Khmer đã định cư lâu đời tại đây. Họ thường
cư trú trên các vùng cao ráo và gắn bó với ngôi chùa do dân trong vùng tạo
lập. Năm 1924, người Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên có 36.030 người, chiếm
đến 21,8% số dân tỉnh Châu Đốc [76, 181]. An Giang là vùng giáp biên giới
với Campuchia và có nhiều đồi núi, giồng đất cao ráo nên người Khmer định
cư từ trước khi có người Việt đến. Vùng đất này vốn là địa phận của vương
quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo. Thế kỷ VII, nước Phù Nam đột ngột
biến mất và vùng này trở nên hoang vắng. Khi đế chế Ăngko sụp đổ, người
Xiêm ra sức bắt tù binh, bóc lột nặng nề làm nhiều Khmer bỏ kinh đô đi nơi
khác. Một bộ phận đến vùng miền Nam Việt Nam hiện nay cư ngụ, trong đó
có An Giang.
Đối với người Hoa, họ tiếp xúc với Việt Nam từ rất lâu. Ngoài các
luồng di dân lớn mà sử sách ghi lại, người Hoa còn di cư lẽ tẻ đến vùng Nam
Bộ, trong đó có An Giang. Đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận người Hoa đến
vùng Mỹ Luông, huyện Chợ Mới lập nghiệp cùng với người Việt. Xã Long
Sơn cặp sông Tiền, huyện Tân Châu và xã Mỹ Đức huyện Châu Phú thời chúa
12


Nguyễn cũng ghi nhận có người Hoa đến định cư [76, 216]. Người Hoa sống
tập trung chủ yếu tại Long Xuyên, Châu Đốc. Năm 1989, toàn tỉnh An Giang
có 17.910 người Hoa sinh sống, đứng vị trí thứ ba về số dân trong tỉnh [76,
216]. Nhóm người Hoa này cũng là một chủ thể văn hóa tại An Giang.
Người Chăm ở An Giang là bộ phận tách ra từ cộng đồng Chăm ở
miền Trung [76, 204]. Họ cư trú thành từng “Palay”, phân bố dọc theo sông
Hậu, thuộc các huyện Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Phú Tân với 8 làng. Sau
năm 1975, một số gia đình người Chăm đi lập nghiệp tại khu kinh tế mới xã
Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành và lập ra thêm một làng tại đây. Theo thống
kê, năm 1971, An Giang có 8.588 người Chăm [76, 104]. Số liệu điều tra dân

số năm 1989 cho biết họ có 11.585 người [76, 204]. Năm 1693, khi xung đột
với chúa Nguyễn, một bộ phận người Chăm chuyển sang Campuchia sinh
sống. Sau đó, do nhiều nguyên nhân, một bộ phận chuyển cư về sinh sống tại
các tỉnh ở miền Nam Việt Nam, trong đó có An Giang. Vua Nguyễn vẫn lợi
dụng họ làm “Phên dậu” bảo vệ biên cương nên tiếp tục cho lưu trú dọc biên
giới tại An Giang và Tây Ninh. Năm 1813, Nguyễn Văn Thoại cho tuyển lựa
người Chăm và người Đồ Bà (tên gọi chung người nói tiếng Mã Lai theo đạo
Islam sống ở Campuchia lúc này) cho làm lính và khai khẩn đất hoang [48,
33]. Năm 1841, vùng Trà Vinh có cuộc nổi dậy của Lâm Sâm và các nơi khác
ở Miền Nam có dấu hiệu bất ổn, tình hình Campuchia căng thẳng, nhà
Nguyễn khó kiểm soát tình hình Campuchia. Vì vậy, vua Thiệu Trị cho gọi
Trương Minh Giảng đang đóng quân ở Campuchia rút về. Những người
Chăm và người Mã Lai theo đầu quân Nguyễn cũng được theo về [48, 55].
Nhà Nguyễn cho bộ phận này định cư ở tả ngạn sông Tiền và cù lao
Katampong. Tiếp theo, đợt chuyển cư lớn nhất của người Chăm ở Campuchia
là trong các năm 1854, 1858. Lúc này, Campuchia có cuộc nổi dậy chống lại
triều đình phong kiến thu hút đông người Chăm, Mã Lai tham gia. Khởi nghĩa
13


thất bại, người Chăm sợ bị trả thù, họ chạy về Nam Bộ tìm sự che chở của
nhà Nguyễn. Họ được định cư tại các cù lao và bên bờ sông Hậu, đối diện đồn
Châu Đốc. Lần lượt, họ lập nên bảy làng Chăm ven sông Hậu. Đây là thành
phần dân tộc, chủ thể văn hóa có ảnh hưởng đến tín ngưỡng, tôn giáo bản địa
vùng đất An Giang.
1.1.2 Bối cảnh xuất hiện tín ngưỡng, tôn giáo bản địa ở tỉnh An Giang.
Trong công cuộc khẩn hoang của cư dân đồng bằng sông Cửu Long
vào buổi ban đầu đầy gian truân này, có lẽ An Giang là vùng đất mà người lao
động gặp nhiều hiểm nguy nhất. Đây là nơi đầu nguồn của sông Tiền Giang
và Hậu Giang, đất trũng, nhiều nơi ngập nước quanh năm. Đất đai nhiều phù

sa, phong phú về nguồn lợi thủy sản, nhưng mùa lũ lụt kéo dài nhiều tháng,
thường làm phát sinh nhiều bệnh như: dịch tả, đậu mùa, sốt rét... Vì vậy,
những người Việt đầu tiên đến đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở nơi biên
viễn xa xôi đầy gian khổ và hiểm nguy chỉ tập trung ở vùng đất cao, dọc hai
bên bờ sông Tiền Giang, thuộc các huyện Tân Châu và Chợ Mới của tỉnh An
Giang ngày nay. Vùng Châu Đốc - Tân Cương, là một điểm dừng chân cuối
cùng của người Việt đến phương Nam. Nhà Nguyễn phải nhiều lần ra chiếu
miễn thuế để khuyến khích dân chúng đến khai hoang. Mặc dù cuộc sống gặp
nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng người Việt vẫn kiên trì tìm đất sống.
Khi những lưu dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất Nam bộ, dù thiên
nhiên trù phú, ít khắc nghiệt hơn quê cũ, nhưng trong buổi đầu phai phá, đây
vẫn là vùng đất rừng thiêng, nước độc. Tuy không cản được bước chân con
người trên con đường khai phá nhưng cũng làm con người khiếp sợ, sùng bái
và cảm thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên. Khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, khi
những lớp người Việt đầu tiên đến Nam Bộ khai phá thì vùng đất An Giang
ngày nay - gồm phần lớn hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc cũ - và đồng bằng
sông Cửu Long nói chung còn hoang vu. Nhiều câu ca dao, truyền thuyết còn
14


lưu lại trong dân gian nói lên cảnh cơ cực và những nỗi khó khăn của người
dân khai hoang lập ấp thời ấy, như:
"Chèo ghe sợ sấu cắn chưn (chân)
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma".
"Ra đi dao bảy dắt lưng,
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao".
"Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội tựa bánh canh".
Hơn nữa, tất cả những lớp người khai phá vùng đất An Giang cũng
đều mang một khát vọng tự do và giải phóng. Trước thiên nhiên tuy lắm

thuận lợi nhưng cũng không kém phần bí ẩn, con người không thể không rèn
luyện tinh thần kiên cường, bất khuất, trở nên cứng cỏi, gan dạ để cải tạo và
khai phá tự nhiên. Thiên nhiên cũng không phụ lòng người, vùng đất mới với
tất cả sự trù phú của nó đã đền đáp xứng đáng những gì mà công sức con
người đã đổ xuống. Cư dân vào đây khai phá đất hoang đa phần không có
nhiều quan hệ thân thuộc, họ hàng, dòng dõi… Trong không gian xa lạ, mới
mẻ, con người phải dựa vào nhau, tin tưởng nhau để tồn tại và phát triển. Bấy
giờ, số dân đứng tên chính thức trong bộ đinh của làng không cần nhiều,
chừng chục người hoặc ít hơn, nếu chịu trách nhiệm đóng thuế với quan trên
thì việc đăng ký thành lập làng được thừa nhận ngay. Dân đứng tên trong bộ ở
làng chỉ gồm điền chủ lớn, nhỏm trung nông, thương buôn. Tá điền và lớp
nghèo thành thị có quyền không ghi tên vào sổ bộ, sống theo quy chế dân
ngoại, dân lậu tuỳ thích. Nhưng đã là dân lậu, họ không được vào ban hương
chức hội tề, không được dự tiệc đình làng, không được kiện cáo bất cứ ai khi
bị ức hiếp và nếu bị tố cáo dẫu là oan ức thì họ cũng bị xem là có lỗi. Lực
lượng di dân này sống rày đây, mai đó, làm ruộng, làm mướn, thay đổi nơi cư
trú luôn. Có thể lúc đó vùng đất này tương đối dễ sống, đất ruộng hoang vu
15


còn nhiều chỗ dung thân, nên nơi này sống không được, họ bỏ đi nơi khác. Họ
có thể thay đổi ngành nghề nhanh chóng như làm ruộng chuyển sang đánh bắt
cá, hoặc chuyển sang nghề gỗ, đốn củi. Vì vậy, tính tương thân tương ái,
trọng nghĩa khinh tài… đã sớm hình thành trong tâm tư tình cảm của cư dân ở
An Giang. Do hoàn cảnh phải đương đầu với những khó khăn về mọi mặt nên
cư dân đã tạo cho mình bản lãnh dám nghĩ, dám làm, hoàn toàn không quá
câu nệ vào tập tục truyền thống. Họ trở thành người thích phiêu lưu, tự do,
không chịu cúi đầu trước uy quyền, ít bị ràng buộc vào khuôn khổ phong
kiến. Vì vậy, họ dễ dàng chấp nhận cái mới, vượt ra ngoài khuôn khổ tập
quán, lối sống, phong tục… của vùng đất cũ. Cuộc sống của người lưu dân

trong vùng đất mới tuy khó khăn trong việc khai khẩn, nhưng vẫn sung túc
hơn rất nhiều so với trước đó. Do cuộc sống tương đối dễ dàng hơn nên tâm
lý của cư dân cũng dần biến đổi, trở nên rộng rãi, phóng khoáng. Từ đây, họ
dễ giao lưu văn hóa với cư dân trong vùng hơn.
Cũng do là vùng đất mới, dễ kiếm sống, nhưng cũng lắm khó khăn,
vất vả. Vì vậy, việc học hành chưa được chú ý tới. Hơn nữa, vốn là những dân
lưu tán nên phần lớn cư dân An Giang trong thời kì này là những người ít học,
hiểu biết chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Họ coi trọng thực hành mà ít quan
trọng lý luận. Các loại hình tín ngưỡng, mê tín dị đoan dễ xuất hiện, phổ biến.
Hầu hết là những người nghèo khổ, đủ tinh thần thực tiễn mà thiếu chữ nghĩa
nên dễ thỏa mãn với cái mới và không cần câu nệ, đắn đo như quê cũ. Mặt
khác, nền giáo dục của chế độ phong kiến vẫn nằm trong khuôn khổ của ý
thức hệ Nho giáo. Đó là nền tảng giáo dục của xã hội lúc bấy giờ. Nhưng cư
dân lại là những người nghèo khó, những người vì những lý do khác nhau đã
phải rời bỏ quê hương tìm cuộc sống mới. Nhà nước phong kiến Đàng Trong
không mở rộng việc học hành, thi cử như Đàng Ngoài nên dân trí của cư dân

16


còn thấp. Giai đoạn đầu trong quá trình khai phá đất đai, giáo dục không được
quan tâm đúng mức nên cư dân dễ rơi vào tín ngưỡng, mê tín.
Mặt khác, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, An Giang đã
trở thành nơi hội tụ của những bộ phận dân cư khác nhau. Chính vì là một
vùng đất mới khai phá, nơi hội tụ của nhiều nguồn cư dân nên nơi đây cũng
dung hòa, giao thoa nhiều giá trị, bản sắc văn hóa, tín ngưỡng truyền thống
của nhiều cộng đồng cư dân khác nhau ấy. Đặt biệt, các bộ phận dân cư ở đây
không có sự bài trừ văn hóa lẫn nhau mà những giá trị văn hóa của cộng đồng
nhóm tộc người lại được học hỏi, giao thoa vào nhau và hình thành nên giá trị
văn hóa cho nhóm cư dân người Việt mới. Lúc này, cùng khai hoang lập làng

với người Việt còn có người Khmer, Hoa, Chăm. Từ văn hóa cổ truyền nơi
quê cha đất tổ, người lưu dân Việt đã được tiếp cận với một số nền văn hoá
bản địa của cư dân nơi ở mới. Người Khmer là bộ phận dân cư lâu đời ở Nam
bộ. Người Khmer Nam bộ theo đạo Phật tiểu thừa. Phật giáo tiểu thừa chứa
đựng giáo lí thực hành phù hợp với người Khmer, ngôi chùa trở thành chỗ
dựa tinh thần đối với họ. Đó không chỉ là nơi tu hành, được giáo dục những
đạo lí làm người, mà còn là nơi họ gửi gắm tinh thần và thể xác khi qua đời.
Họ sống quây quần xung quanh các ngôi chùa, coi đây là nơi linh thiêng nhất,
là trung tâm của các sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Người Chăm cũng là bộ
phận dân cư sinh sống lâu đời ở An Giang. Họ theo chế độ mẫu hệ, chịu nhiều
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Vì vậy, văn hóa của người Chăm mang nhiều
yếu tố Islam giáo và Ấn Độ giáo. Người Chăm theo đạo Islam ở An Giang tin
tưởng tuyệt đối vào tôn giáo của họ. Người Chăm cũng để lại nhiều ảnh
hưởng sâu đậm trong văn hóa Việt, nhiều thần linh của người Chăm đã được
lưu dân Việt tiếp nhận và thờ cúng. Người Hoa có mặt ở An Giang từ giữa thế
kỷ XVII, họ bị chi phối sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.
Họ mang theo đến vùng đất mới cả một nền văn hóa đồ sộ, những tập quán tín
17


ngưỡng phong phú, lâu đời. Họ không chịu thần phục nhà Thanh nên rời bỏ
đất nước và mang theo truyền thống lập hội kín pha trộn những mục tiêu
chính trị và Lão giáo trong hoạt động của mình. Họ lấy vợ người Việt, người
Khmer và hình thành nên lớp người mới ở Nam bộ. Vì vậy, sắc thái văn hóa
của họ vẫn còn mang chất Trung Hoa nhưng đời sống tâm linh – tín ngưỡng
có sự hoà quyện với tín ngưỡng văn hoá của người Việt, người Khmer. Người
Việt cũng tiếp thu những thay đổi của người Hoa để đáp ứng nhu cầu tâm linh
của mình trong tín ngưỡng, cách lập hội kín… Sau khi tiến vào miền Nam,
lưu dân Việt chính thức tiếp cận với một nền văn hoá bản địa là văn hóa Chân
Lạp, một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn. Chân Lạp

cũng ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng của người Việt. Cuộc sống chung
giữa các cộng đồng cư dân này với người Việt đã hình thành một sinh hoạt
văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc, và chắc chắn có tác động đến việc ra đời của
các tôn giáo bản địa.
Chúng ta cũng phải nhắc đến vấn đề tư tưởng ở vùng đất mới An
Giang. Nho giáo du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng về mọi mặt, được nhà
nước phong kiến tạo điều kiện phát triển. Từ thế kỷ XV, Nho giáo chiếm địa
vị độc tôn trên vũ đài chính trị và thay thế vai trò của Phật giáo. Do đó, Nho
giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống mọi mặt của nhân dân ta thời đó. Nhưng
một khi chính trị suy vi, Nho giáo cũng mất dần địa vị độc tôn. Khi giáo dục
không có điều kiện phát triển ở Đàng Trong càng làm cho Nho giáo mờ nhạt
dần. Nho giáo tồn tại trong bối cảnh cư dân vốn là người nghèo, ít học càng
khó xác lập được chỗ đứng trong xã hội Đàng Trong để chi phối và ảnh
hưởng như nó đã từng ành hưởng trong xã hội Đại Việt.
Phật giáo du nhập vào nước ta từ đầu công nguyên và từng ảnh hưởng
rất lớn đến văn minh Đại Việt và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ,
xây dựng đất nước. Từ thời Lý-Trần, Phật giáo chi phối sâu sắc đến đời sống
18


mọi mặt của nhân dân. Sau đó, Nho giáo đã dần thay thế vai trò của Phật giáo.
Phật giáo trở về ảnh hưởng với quảng đại quần chúng nhân dân lao động
nhưng không còn như trước. Tuy nhiên, những giáo lý cao siêu của Phật giáo
ở một mức độ nào đó không còn thích hợp với những lưu dân ít học, chữ
nghĩa hạn chế. Một khoảng trống trong đời sống tâm linh của cư dân trên
vùng đất mới ngày càng lớn. Từ đó, cư dân sẽ phải tạo ra những tư tưởng mới
nhằm lấp chổ trống tâm linh này.
Từ thế kỷ XVI, bằng nhiều con đường hoạt động tích cực khác nhau,
Công giáo đã du nhập vào Việt Nam. Đến thế kỷ XIX, Công giáo đã có rất
đông tín đồ và phát triển mạnh mẽ. Nhưng đây là tôn giáo mới du nhập vào

nước ta trong bối cảnh xã hội đầy biến động. Hơn nữa, Công giáo có những
giáo lý xa lạ với những tập tục truyền thống ở nước ta. Do đó, khi Công giáo
du nhập vào Nam bộ cũng vấp phải sự chống đối nhất định. Sau này, khi thực
dân Pháp thiết lập được ách thống trị trên nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Công giáo có thể mở rộng ảnh hưởng. Tuy nhiên, Công giáo vẫn không
thể đáp ứng nhu cầu tâm linh cho đa số cư dân lúc này. Hơn nữa, tục thờ cúng
tổ tiên duy trì từ khi rời bỏ quê hương miền Bắc, miền Trung chưa thoả mãn
được nhu cầu tâm linh của cư dân vùng đất mới. Do những nguyên nhân trên
nên các tôn giáo đó ảnh hưởng rất hạn chế đến đời sống tâm linh của những
cư dân trên vùng đất mới – Châu Đốc tân cương. Một khoảng trống, một sự
hụt hẫng trong đời sống tâm linh là có thật đối với cư dân khi mà cuộc sống
có nhiều khó khăn, bất trắc luôn đe dọa cuộc sống của từng thành viên và của
cả cộng đồng. Nam bộ nói chung, An Giang nói riêng cần một tôn giáo phù
hợp với nhu cầu tinh thần và tâm lí của cư dân.
Một yếu tố chi phối rất lớn giải thích tại sao An Giang là nơi phát sinh
nhiều tôn giáo bản địa là do yếu tố địa hình, cảnh quan khu vực này. Do ảnh
hưởng của trào lưu tư tưởng Tam giáo dẫn đến quan niệm cho rằng những
19


ngọn núi trong dãi Thất Sơn cùng với sông Cửu Long hợp thành "Sơn cao,
thuỷ thâm" đã tạo nên huyệt "Chỉ sơn" ở vùng Thất Sơn, là nơi tụ khí thiêng
của đất trời, sông núi. Từ xa xưa, cư dân An Giang gọi vùng đất này là Bửu
Sơn (núi quý), nơi âm-dương hoà hợp, nơi xuất hiện những nhân vật hiển linh
cứu đời. Điều này chứng tỏ vị trí quan trọng của Thất Sơn trong đời sống tâm
linh của một bộ phận cư dân An Giang so với đồng bằng Nam bộ. Trên thực
tế có thể thấy nơi đây xuất hiện nhiều ông Đạo, và là điều kiện đưa đến sự ra
đời của các tôn giáo bản địa vùng An Giang. Bửu Sơn Kỳ Hương là tôn giáo
đầu tiên trong số đó có liên quan mật thiết đến Thất Sơn. Khung cảnh Thất
Sơn hùng vĩ, trời rộng sông dài được giải thích một cách huyền bí là điều kiện

dẫn đến việc xuất hiện các tôn giáo bản địa mang tính cứu thế suốt thế kỷ
XIX và rộ lên vào đầu thế kỷ XX tập trung ở tỉnh An Giang. Đó là một đặc
trưng đáng lưu ý ở Nam Bộ với hai địa điểm huyền bí: Thất Sơn và núi Bà
Đen. Đó cũng là hai trung tâm xuất hiện tôn giáo mới: đạo Cao Đài và đạo
Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo. Các tôn giáo Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo đều khởi phát từ vùng đất An Giang, nơi
có nhiều núi non bí hiểm lại nằm giữa vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long có
nhiều sông ngòi chằng chịt. Như vậy, có thể nói đặc điểm địa lý-sinh thái của
Nam bộ đã tác động đến đời sống tâm linh tín ngưỡng của người Việt nơi đây,
làm tiền đề cho sự ra đời cuả các tôn giáo bản địa.
Vùng đất An Giang là nơi có núi non và đầm lầy hiểm trở, thực dân
Pháp cũng không thể kiểm soát được nên rất thuận lợi để phong trào kháng
Pháp dưới danh nghĩa tôn giáo. Vì vậy, tôn giáo bản địa xuất hiện ở nơi đây,
mà không phải ở nơi khác ở Nam bộ, là một đặc thù.
Cuối thế kỷ XIX, vùng Tây Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng
nằm trong một hoàn cảnh chính trị, xã hội đặc biệt. Chính những điều này đã
làm nảy sinh các tôn giáo bản địa nhằm giải thoát nhân dân khỏi ách thống trị
20


của ngoại xâm và sự bóc lột của cường quyền phong kiến dưới danh nghĩa tôn
giáo. Cuối thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam phải đương đầu với thế lực ngoại
bang mới từ phương Tây đến. Ngày 31-08-1858, thực dân Pháp nổ súng tấn
công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược. Sau khi chiếm được thành Gia Định,
thực dân Pháp tiếp tục mở rộng lấn chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp
ước Nhâm Tuất đã thừa nhận ba tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp. Đến
năm 1867, thực dân Pháp chiếm các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Triều đình nhà Nguyễn đi từ thỏa hiệp này đến thỏa hiệp khác và cuối cùng
chính thức đầu hàng thực dân Pháp. Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp.
Do đó, văn hóa phương Tây cũng theo chân thực dân Pháp tràn vào Nam Kì.

Nền văn hóa truyền thống Việt Nam lại thêm biến động dữ dội. Khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta, mọi tầng lớp nhân dân đều chống lại bằng mọi hình
thức. Họ có thể chống lại bằng khởi nghĩa vũ trang, bằng thơ văn hoặc sử
dụng tôn giáo để tập hợp và tổ chức lực lượng chống xâm lược. Những tôn
giáo bản địa mới ra đời ở An Giang cũng nằm trong bối cảnh, mục đích này.
Mặt khác, sống trong hoàn cảnh mất nước, cuộc sống khó khăn dễ làm con
người tìm cách thỏa mãn tinh thần trong niềm tin tôn giáo. Cuối thế kỉ XIX,
thực dân Pháp đã hoàn toàn cai trị miền Nam. Pháp ra sức vơ vét, bóc lột
làm dân ta vốn đã nghèo còn nghèo thêm. Do đó, việc vùng lên đấu tranh là
một điều tất yếu. Người nông dân không thể trực diện đánh thực dân Pháp
nên việc núp dưới chiêu bài tôn giáo là một đặc điểm nổi bật của phong trào
đấu tranh thời bấy giờ.
Chúng ta cũng phải xem đến việc thực dân Pháp cai trị Nam bộ theo
thể chế của mẫu quốc, cho một số quyền như: tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do tín ngưỡng và tôn giáo... điều này cũng là một điều kiện thuận lợi cho
tôn giáo bản địa xuất hiện. Vì vậy, Tứ Ân Hiếu Nghĩa là một trong những
phong trào Cần Vương, nhưng dùng hình thức tôn giáo để qui tập tín đồ và
21


×