Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

VĂN hóa AN GIANG TRONG mối QUAN hệ với văn hóa ấn độ và KHMER từ (THẾ kỷ i XIX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.75 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VÕ VĂN SỊNH

VĂN HÓA AN GIANG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA ẤN ĐỘ VÀ
KHMER TỪ (THẾ KỶ I - XIX)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220313

Nông Nghiệp Việt Nam”
HÀNỘI
NỘI2015
2015


1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VĂN HÓA AN GIANG
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA ẤN ĐỘ VÀ
KHMER TỪ (THẾ KỶ I - XIX)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220313

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS ĐINH NGỌC BẢO

HÀNỘI
NỘI2015
2015


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các vấn đề và
kết quả nghiên cứu trong đề tài chưa được công bố các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VÕ VĂN SỊNH

3


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Phòng đào tạo sau Đại học, quý thầy cô khoa Lịch sử, đã tạo điều
kiện cho tôi được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn.

Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Đinh
Ngọc Bảo, Thầy đã ân cần, tận tình, chu đáo, quan tâm chỉ bảo, động viên khích lệ
tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học An
Giang, Ban Giám Hiệu Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm, đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thư viện Đại học An Giang, Sở Văn
hóa – Thể thao – Du lịch An Giang, Ban quản lí Di tích Óc Eo, Bảo tàng An Giang,
Bảo tàng Đồng Tháp, Bảo tàng Kiên Giang, Hội sử học An Giang, đã hỗ trợ rất
nhiều cho tôi trong quá trình nghiên cứu, xử lý các nguồn tài liệu thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ
trợ rất nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 10/2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VÕ VĂN SỊNH

4


MỤC LỤC

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Bộ, vùng đất có tên gọi thân thương trều mến chỉ xuất hiện cách

đây hơn ba thế kỷ, đã trở thành một bộ phận khăng khít không thể thiếu trong
tổng thể toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam như Hồ Chí Minh đã nói: “Nam Bộ là máu
của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Tuy nhiên, nhận thức về vùng đất này
thời tiền và sơ sử còn nhiều hạn chế. Do khoa học vẫn đang trong quá trình khám
phá, tìm lời giải đáp và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính tổng kết.
Vì vậy có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí xuyên tạc lịch sử vùng đất này vì
mục đích chính trị. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Nam Bộ thời cổ trung
đại là một yêu cầu bức thiết hiện nay. An Giang một tỉnh thuộc Nam Bộ, có lịch sử
văn hóa gắn chặt với lịch sử văn hóa Nam Bộ, nghiên cứu lịch sử văn hóa An Giang
thời kì cổ trung đại là một mảnh ghép không thể thiếu trong tổng thể bức tranh Nam
Bộ thời kì này.
Vùng đất Nam Bộ có lịch sử hình thành khá lâu dài và phức tạp, từng tồn tại
nhiều cộng đồng người thuộc các nhà nước cổ trung đại Đông Nam Á, trong đó
đáng lưu ý là đế chế Phù Nam, Chân Lạp…với nền văn hóa Óc Eo phát triển
rực rỡ. Đặc biệt ở An Giang, năm 1944 nhà khảo cổ học người Pháp Louis
Malleret đã khai quật phát hiện nhiều di chỉ văn hóa Óc Eo, phản ảnh trình độ
phát triển cao thời kì này. Sau An Giang, Kiên Giang, các nhà khảo cổ học tiếp
tục phát hiện được di tích của văn hoá Óc Eo trên địa bàn khắp các tỉnh Nam Bộ
như: Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp,
Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó việc nghiên cứu
làm rõ văn hóa Nam Bộ nói chung và An Giang thời kì này nói riêng, là việc
làm cần thiết có ý nghĩa khoa học và cả thực tiễn.
Khoảng cuối thế kỉ VI đế chế Phù Nam bắt đầu tan rã, Chân Lạp một
trong số những thuộc quốc của Phù Nam tập trung chủ yếu ở Trung lưu sông
6


Mê Kông và khu vực phía Bắc Biển Hồ, tộc người chính là Khmer, lấy nông
nghiệp làm kinh tế chính và phát triển nhanh chóng, nhân sự suy yếu của Phù

Nam đã tấn công chiếm lấy một phần lãnh thổ của đế chế này vào đầu thế kỉ
VII. Cũng bắt đầu từ đây xuất hiện tên gọi “Thủy Chân Lạp” để phân biệt với
“Lục Chân Lạp” tức vùng đất gốc của Chân Lạp. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XI
(thời kỳ Angkor) Chân Lạp phát triển thành một quốc gia cường thịnh, tạo nên
nền văn minh Angkor rực rỡ. Sang thế kỉ XVI vương quốc này dần suy yếu,
còn vùng Thủy Chân Lạp mất dần sự quản lý. Do tác động chiến tranh Trịnh –
Nguyễn, nhất sau khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn làm
Hoàng hậu cho vua Chey Chettha II, dưới sự bảo hộ của bà, người Việt hiện
diện vùng đất Thủy Chân Lạp ngày càng đông. Do đó, nghiên cứu văn hóa An
Giang để thấy những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần mà các tộc người đã
chung tay khai phá vun đắp nên An Giang ngày nay. Đồng thời, thấy sự giao
lưu, tiếp biến văn hóa An Giang không chỉ với Nam bộ mà còn xa hơn với Ấn Độ,
Chămpa, Chân Lạp.... tìm thấy bản sắc độc đáo văn hóa mỗi dân tộc, những nét
pha trộn làm nên bản sắc văn hóa riêng của An Giang.
An Giang là tỉnh biên giới tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc, có bốn tộc
người Việt, Khmer, Chăm, Hoa sinh sống. Nhưng việc phân bố dân cư, trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các huyện, các tộc người nhìn chung chưa
đồng đều… Do đó việc nghiên cứu làm rõ văn hóa An Giang tức nghiên cứu lịch sử
văn hóa của các tộc người của tỉnh, trong chừng mực nhất định, việc nghiên cứu sẽ
góp phần cung cấp và làm sáng tỏ nhiều vấn đề, làm kênh tham khảo trong việc
hoạch định, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, văn hóa tại địa phương, góp
phần nâng cao đời sống văn hóa các đồng bào, giữ gìn an ninh quốc phòng, nhất là
ở các địa bàn ven vùng biên giới.
Hiện nay, hòa cùng với cả nước, An Giang đang đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc phát triển kinh tế phải gắn liền với sự chuyển biến
văn hóa xã hội. Do đó, để quá trình này diễn ra thuận lợi, đòi hỏi phải có sự hoạch
định kĩ lưỡng trong chiến lược phát triển của tỉnh. Quan trọng phải biết dựa và khai
7



thác tốt các nguồn lực từ chính địa phương trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm văn hóa,
xã hội, truyền thống, kinh nghiệm,... cha ông đúc kết từ trước, chứ không thể vội
vàng, hay phủ định sạch trơn những giá trị của tiền nhân mà thay vào đó lạm dụng
công nghệ, khoa học kỉ thuật hiện đại. Việc này vừa thiếu khả thi, vừa không đảm
bảo thành công. Do đó nghiên cứu lịch sử, văn hóa An Giang còn mang tính cấp
thiết phục vụ yêu cầu đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.
Ngoài ra, nghiên cứu văn hóa An Giang trong mối quan hệ với văn hóa Ấn
Độ và Khmer từ (thế kỷ I đến thế kỷ XIX) có thể làm tài liệu đáp ứng yêu cầu giảng
dạy lịch sử địa phương, cũng như tài liệu để học sinh, sinh viên tham khảo. Giúp
cho thế hệ trẻ có những hiểu biết về truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của tỉnh
nhà, qua đó thấy được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê
hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đa dạng
đậm đà bản sắc.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài “Văn hóa An Giang
trong mối quan hệ với văn hóa Ấn Độ và Khmer từ (thế kỷ I - XIX)” .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, việc nghiên cứu văn hóa An Giang thu hút khá nhiều nhà
nghiên cứu, học giả, tác giả trong và ngoài tỉnh quan tâm chú ý. Nhưng trên thực tế,
hầu hết chỉ dừng lại ở phạm vị một bài tham luận, tạp chí, hay chỉ xuất bản sách
mang tính khái quát, chưa đi sâu mổ xẻ nội dung cụ thể về tiến trình lịch sử - văn
hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng An Giang nói riêng và cả khu vực
Đông bằng sông Cửu Long nói chung có lịch sử hình thành và phát triển còn khá
non trẻ, văn hóa giữa các địa phương có nhiều nét tương đồng. Do đó, bước đầu
việc nghiên cứu chi tiết từng địa phương có những khó khăn nhất định, nên hầu hết
các công trình nghiên cứu đều mang tính diện rộng chung cho cả vùng. Nhưng với
tính chất lịch sử, vị trí chiến lược và tầm quan trọng của địa phương trong mối quan
hệ với khu vực, cũng như đối với tiến trình chung của lịch sử dân tộc, việc nghiên
cứu văn hóa An Giang vẫn ghi nhận một số công trình, tác phẩm rất giá trị.
8



Về lịch sử - văn hóa có các tác phẩm: Thất sơn màu nhiệm, Nxb Trẻ (tái bản);
Nửa tháng trong miền Thất Sơn, Nxb Trẻ năm 2000; Diện mạo văn học dân gian
Nam Bộ, Nxb Trẻ xuất bản năm 2004, của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu đã
cung cấp những tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ nói chung,
An Giang nói riêng vào thế kỷ XVIII – XIX. Lịch Sử khẩn hoang miền Nam (1973),
Lịch sử An Giang, Nxb An Giang 1989; Tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long, Nxb
Trẻ 2000; Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa, Nxb TP.HCM 1985; Cá
tính của miền Nam (2000), Nxb Trẻ của tác giả Sơn Nam đã đề cập đến vấn đề đất
đai, thiên nhiên, phong thổ, phong tục, tạp quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc
khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam. Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên
cứu về đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, với những vấn đề sâu hơn. Tác
phẩm: Những trang về An Giang (1984), của Trần Thanh Phương, đây là quyển
sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế
An Giang trong các thế kỷ XVIII – XX. Văn hóa Óc Eo – những khám phá mới;
Văn hóa vật chất, văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông Nam bộ, của tác giả Đào Linh
Côn; Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam bộ của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu; Văn hóa và
cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm,
Mạc Đường xuất bản năm 1990, đã nghiên cứu về các tộc người đang sinh sống ở
đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến mọi mặt trong sinh hoạt về
mặt kinh tế - xã hội của cư dân đã từng sinh sống ở vùng đất này. Tác phẩm: Về dân
tộc ở vùng đồng bằng sông cửu Long, xuất bản năm 1991 đã đề cập khá chi tiết về
sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đang sinh sống ở Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung, vùng đất An Giang nói riêng. Góp phần tìm hiểu vùng
đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của tác giả Huỳnh Lứa xuất bản năm 2000,
đã đề cập đến quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ, khai hoang lập ấp, công cuộc
đào kênh, các hoạt động kinh tế ở An Giang trong hai thế kỷ XVIII – XIX. Bên
cạnh đó còn có các tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và phát triển
do Nguyễn Công Bình chủ biên; Nghề nông Nam Bộ của Trần Xuân Kiêm biên
soạn năm 1992; Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ biên.


9


Ngoài ra, một số bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và
Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX do Trường Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang và Sở Khoa học Công
nghệ Môi trường tỉnh An Giang phối hợp với Viện khoa học Xã hội tại thành phố
Hồ Chí Minh biên soạn, … các bài viết trên các báo chuyên ngành được công bố
thường xuyên có liên quan đến văn hóa, kinh tế - xã hội An Giang. Tuy các tác
phẩm trình bày khá toàn diện, bao quát các vấn đề lịch sử văn hóa, nhưng đa phần
mang tính khảo cứu trên diện rộng, bên cạnh đó một số tác phẩm trình bày mang tính
chất chung chung cho cả vùng chưa đi sâu, cụ thể từng mảng hay chỉ ra được nét
riêng của An Giang.
Về khảo cổ học có các tác phẩm như: Nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở
đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X xuất bản vào đầu năm 2006 của TS. Lê
Thị Liên. Đặc biệt là những tác phẩm, những bài nghiên cứu của GS Lương Ninh về
vấn đề Phù Nam như: Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa (2005), Nxb Văn
hóa thông tin; Đông Nam Á truyền thống và hội nhập (2007); Văn hóa cổ Phù Nam
– văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (1999); Vương quốc Phù Nam: những hiểu
biết mới – nhận thức mới. Có thể khẳng định đây là những công trình nghiên cứu tỉ
mỉ nhất, toàn diện nhất về lịch sử và văn hóa của vương quốc Phù Nam, góp phần
khôi phục khá đầy đủ diện mạo bức tranh Nam Bộ xưa, đồng thời đưa ra nhiều kết
luận qúy báu, giả thuyết khoa học...đặt nền tảng cho việc nghiên cứu vấn đề về sau.
Riêng ở An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh cho xuất bản Địa chí An Giang
năm 2003 và mới tái bản 2013. Đây là công trình giới thiệu một cách khái quát và
toàn diện nhất về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội....của tỉnh. Ngày 3/9/2002 UBND
tỉnh An Giang đã ra Chỉ thị số 30/CT-UB về việc sưu tầm, tôn tạo, giữ gìn, phát huy
các di tích lịch sử và truyền thống cách mạng ở An Giang và ra Quyết định số

244/QĐ-UB-TC, ngày 21/2/2003 về việc thành lập Tạp chí Văn hoá - Lịch sử An
Giang. Tạp chí thu hút đông đảo các tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh
tham gia viết bài, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh lịch sử
10


văn hóa tỉnh nhà. Tuy nhiên, một số bài viết còn mang tính nhận định chủ quan của
người viết chưa có nhiều cơ sở khoa học minh chứng. Chủ đề của tạp chí khá rộng
các bài viết trình bày tương đối phong phú về các mảng lịch sử, văn hóa…nên chưa
tập trung chuyên sâu một mảng cụ thể.
Với nhiều công trình và tài liệu nghiên cứu trên, góp phần khôi phục khá chi
tiết diện mạo lịch sử văn hóa Nam Bộ, tuy nhiên với riêng An Giang việc sàng lọc
những nguồn thông tin trên để dựng lại lịch sử văn hóa An Giang thì gặp không ít
khó khăn, do tính rời rạc và tản mạn của tài liệu. Vì vậy, tác giả hy vọng đề tài
“Văn hóa An Giang trong mối quan hệ với văn hóa Ấn Độ và Khmer từ (thế kỷ I
đến thế kỷ XIX)” sẽ góp phần giải quyết một phần nào những khó khăn trong việc
tìm hiểu nghiên cứu văn hóa An Giang.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu lịch sử văn hóa An Giang nhằm mục đích:
Làm sáng tỏ những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của An Giang trong tiến
trình lịch sử, những giá trị văn hóa nào khởi phát từ An Giang, những giá trị nào
du nhập bên ngoài, hay do tiếp biến, giao thoa... Qua đó thấy được tinh thần sáng
tạo tuyệt vời của các tộc người từng định cư trên vùng đất tận cùng phía Tây
Nam tổ quốc.
Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long khá rộng lớn với 13 tỉnh thành phố, bên
cạnh những giá trị văn hóa đặc thù riêng cho từng tỉnh, cũng phải thừa nhận trên
bình diện chung cả Đồng bằng sông Cửu Long khá tương đồng về lịch sử - văn hóa.
Do đó nghiên cứu văn hóa An Giang cũng góp phần tìm hiểu lịch sử - văn hóa của
khu vực.
An Giang là tỉnh biên giới, có bốn tộc người chính là Kinh, Khmer, Chăm và

Hoa. Mỗi tộc người khác nhau có những nét văn hóa đặc thù riêng, song song đó cũng
có những sản phẩm lịch sử văn hóa hình thành từ quá trình cộng cư của các cộng đồng
tộc người. Do đó nghiên cứu văn hóa An Giang cũng chính là nghiên cứu văn hóa của
các tộc người anh em trong tỉnh, làm kênh tham khảo hữu hiệu cho việc đưa ra đường
11


lối chính sách văn hóa phù hợp, định hướng bảo tồn khai thác có hiệu quả di tích lịch
sử văn hóa trong du lịch, nhằm giới thiệu nhân dân và du khách về địa phương.
Hiện nay, An Giang còn lưu giữ khá nhiều di chỉ khảo cổ, hiện vật, công trình
kiến trúc, đền chùa,....rất phong phú. Do đó nghiên cứu lịch sử văn hóa An Giang để
thấy được quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa An Giang nói riêng và cả Đồng
bằng sông Cửu Long nói chung với các nền văn minh, trung tâm văn hóa lâu đời từ
xa xưa như Ấn Độ.
Đối tượng nghiên cứu đề tài: “Văn hóa An Giang trong mối quan hệ với
văn hóa Ấn Độ và Khmer từ (thế kỷ I đến thế kỷ XIX)” chính là văn hóa An Giang
đặt trong mối quan hệ với văn hóa Ấn Độ, Khmer, để thấy được mối giao lưu, tiếp
biến văn hóa qua các thời kì lịch sử từ thế kỉ I đến thế kỉ XIX.
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu văn hóa An Giang trong bối cảnh đã từng tồn
tại nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam và nhà nước Chân Lạp. Đây là
vấn đề khá thú vị và hấp dẫn nhưng cũng không kém phần chông gai. Do đó, trong
quá trình nghiên cứu tôi gặp không ít khó khăn, vì đây là đề tài mang tính khái quát
trên cơ sở nghiên cứu, sàng lọc lịch sử văn hóa chung của cả khu vực, của từng địa
phương cụ thể. Những giá trị văn hóa phải gắn liền với thực tế. Vì vậy, đề tài chỉ tập
trung ở những khía cạnh sau:
Về nội dung: Thứ nhất, chỉ nghiên cứu diện mạo và những dấu ấn văn hóa
Óc Eo, Khmer trên đất An Giang xưa. Thứ hai, mối giao lưu ảnh hưởng văn hóa lớn
là Ấn Độ, Khmer qua các lĩnh vực tôn giáo – tín ngưỡng, kiến trúc – điêu khắc và
văn học – chữ viết.
Về không gian: chỉ giới hạn trong phạm vi vùng đất An Giang từng thuộc

vương quốc Phù Nam và Chân Lạp.
Về thời gian: nghiên cứu văn hóa vùng đất An Giang xưa, giới hạn trong
khoảng thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX .

12


4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp của tác giả
Các luận điểm cơ bản
Một, sự phong phú đa dạng văn hóa Nam Bộ nói chung và An Giang nói
riêng là thành quả sự sáng tạo của các tộc người sinh sống trên cùng điạ bàn cư trú.
Trong đó, yếu tố văn hóa Việt là chủ đạo, là cảm hứng, làm trung tâm để văn hóa
các tộc anh em đan xen hòa quyện.
Hai, thực tế đã tồn tại quốc gia Phù Nam từ thế kỷ I-VII, vùng đất An Giang
ngày nay từng là một phần trong lãnh thổ Phù Nam xưa, với nền văn hóa Óc Eo
phát triển rực rỡ, với số lượng lớn những di chỉ và hiện vật phong phú thuộc nhiều
chủng loại…Cho thấy sự ảnh hưởng đậm nét văn hóa Ấn Độ trên đất An Giang xưa.
Càng củng cố thêm vai trò vị trí quan trọng của di chỉ Óc Eo trong tiến trình lịch sử
dân tộc và khu vực.
Ba, đã từng tồn tại quốc gia Chân Lạp từ thế kỷ VII-XVI, An Giang là một
phần trong vùng đất Thủy Chân Lạp. Với những diễn tiến theo quy luật lịch sử, sự
ra đời, phát triền và suy yếu… vùng đất An Giang xưa nói riêng và cả Đồng bằng
sông Cửu Long đã đón nhận những cư dân mới, nền văn hóa mới có sự xâm nhập,
tiếp thu, tiếp biến trên cơ sở quản lý chặt chẽ của tổ chức chính quyền hợp pháp. Đó
là nhân tố quan trọng tạo nên sắc thái đa dạng phong phú trong văn hóa An Giang
nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Đóng góp mới của tác giả
Đề tài tiếp cận và đặt ra một số hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử văn
hóa An Giang, đặt trong tổng thể các mối quan hệ. Thấy được sự giao lưu, ảnh hưởng
của văn hóa An Giang trong mối quan hệ với Ấn Độ, Chân Lạp.

Đề tài góp phần nào vào việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa của vùng đất Nam
bộ trong tiến trình phát triển chung của lịch sử dân tộc. Từ đó, ý thức trách nhiệm
chung tay vào việc xây dựng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của quê hương, đất nước.

13


Đề tài trở thành tài liệu rất bổ ích cho công tác giảng dạy của bản thân tại
trường. Đồng thời phục vụ cho việc tìm hiểu, tham khảo của học sinh, sinh viên
quan tâm. Góp phần tìm hiểu, bổ sung thêm các tài liệu làm phong phú thêm lịch sử
văn hóa của tỉnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, là hai phương pháp nghiên cứu
cơ bản nhất của khoa học lịch sử.
+ Phương pháp so sánh (đối chiếu tư liệu).
+ Phương pháp liên ngành (sử dụng những công trình nghiên cứu của các
ngành khoa học khác chủ yếu là khảo cổ học, cổ tự học, dân tộc học và văn học
nghệ thuật).
+ Phương pháp điền dã, thực địa: để việc nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn, tác
giả đã trực tiếp thực địa tại di tích khảo cổ Óc Eo, Bảo tàng An Giang, Bảo tàng
Đồng Tháp, Bảo tàng Kiên Giang, tại các di tích lịch sử văn hóa, các cơ sở tín
ngưỡng, các công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang như: Chùa Linh Sơn,
chùa Xvayton (Xà Tón), chùa Som Sai, chùa Péang Trao, chùa Svai Tà Son…..

14


NỘI DUNG

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ AN GIANG
1.1. Lịch sử tên gọi An Giang
Tên gọi An Giang có lịch sử khá phức tạp và xuất hiện chính thức với tư
cách một đơn vị hành chính vào năm 1832. Sau khi ra đời, tên gọi An Giang trải
qua nhiều lần thay đổi nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (19451954), và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975). Theo nghị quyết 19/NQ của Bộ
Chính Trị, tháng 2/1976 tỉnh An Giang chính thức được tái lập trở lại và mang
tên gọi cho đến nay.
Ý nghĩa tên gọi An Giang có thể hiểu: “Tên gọi An Giang có thể giải nghĩa
là dòng sông an lành, để định cư lâu dài khi mà vua Minh Mạng thực hiện chính
sách di dân khẩn hoang lập làng, khuyến khích các cư dân vào vùng đất này khai
phá”. [67, 13]
An Giang vốn thuộc đất Tầm Phong Long. Theo giải thích của Vương Hồng
Sển, âm “Tầm Phong Long” xuất phát từ "Kom pong luông” của tiếng Khmer, có
nghĩa là bến, vũng, sông của vua. Theo nhà nghiên cứu Chau Sóc Kha "Kom pong”
hay “Com Pung” hiểu theo nghĩa rộng là nơi có bến nước, có xuồng ghe neo đậu và
họp chợ. Xem bản đồ Campuchia có rất nhiều địa danh gắn với “Com Pung”. Ví
dụ: Cảng Com Pung Som không xa lắm với Đảo Phú Quốc hay Com Pung Thôm,
Com Pung Cham nằm trên quốc lộ 6, con đường thủ đô Phnôm Pênh đi thăm đền
Angkor, hay xã đối diện với Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú- An Giang) là Com
Pung Kro Săng (Bến cây Cần Thăng) người địa phương thường gọi là Bung Xăng.
Trong quá trình giao tiếp, phát âm giữa hai dân tộc, tiếng Khmer là “Com
Pung” được người Việt đọc biến âm thành “Tầm Phong”. Do đó, có thể hiểu nghĩa
từ Tầm Phong Long là tên gọi biến âm từ Com Pung Luong - bến đậu đoàn ghe
thuyền của vua mỗi chuyến di hành. [42,9]. An Giang xưa có diện tích rất rộng, “từ
tỉnh lị (Châu Đốc) qua phía đông đến sông Tiền giáp huyện Kiến Phong tỉnh Định
Tường 48 dặm; phía tây đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Kiên Giang và Long Xuyên
15


(tức Cà Mau) tỉnh Hà Tiên 46 dặm; phía nam đến biển 108 dặm; phía bắc đến 2 đồn

Tiến An và Bình Di giáp địa giới Cao Miên (Campuchia) 42 dặm; phía đông nam
đến địa giới 2 huyện Vĩnh Bình và Tuân Nghĩa tỉnh Vĩnh Long 196 dặm”. [20, 183]
Năm1698, được lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh
vào Nam kinh lược, lập ra hai huyện Phước Long và Tân Bình cho thuộc hai
dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, gọi chung là Gia Định phủ, trên phần đất từ sông
Đồng Nai đến sông Tiền. Nhận thấy triều đình Chân Lạp thiếu ổn định, thế lực
chúa Nguyễn đang lên, năm 1708 Mạc Cửu xin dâng vùng đất Hà Tiên nhập vào
Đàng Trong cho chúa Nguyễn và xin được bảo hộ. Đến giữa thế kỷ XVIII, dinh
Phiên Trấn đến sông Tiền và trấn Hà Tiên đến bờ sông Hậu, vùng đất Tầm
Phong Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu vẫn còn hoang vắng, chưa thuộc
chủ quyền chúa Nguyễn
Năm 1757 triều đình Chân Lạp có biến, Nặc Ong Nguyên mất, chú họ Nặc
Ong Nhuận đang làm giám quốc, xin hiến đất Srok Treang (tức đất Ba Thắc gồm
Sóc Trăng - Bạc Liêu) và Préah Trapeang (tức đất Trà Vang gồm Trà Vinh-Bến
Tre) cầu xin chúa Nguyễn phong làm vua Chân Lạp, chúa Nguyễn Phúc Khóat chấp
thuận. Nhưng sau đó Nặc Ong Nhuận bị con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Cháu
Nặc Ong Nhuận là Nặc Ong Tôn cầu cứu Mạc Thiên Tứ trợ giúp tâu với chúa
Nguyễn xin được phong làm quốc vương Chân Lạp. Chúa Nguyễn Phúc Khoát liền
cho Thống suất ngũ dinh tại Gia Định Trương Phước Du hợp cùng Mạc Thiên Tứ
mang quân đánh dẹp Nặc Hinh đưa Nặc Ong Tôn về nước. Sau khi thắng lợi Nặc
Ong Tôn đã tạ ơn bằng cách cắt đất Tầm Phong Long dâng cho chúa Nguyễn. Chúa
Nguyễn sai tướng Nguyễn Cư Trinh tiếp quản và lập thành ba đạo: Đông Khẩu (bao
gồm các huyện Châu Thành, thị xã Sa Đéc, huyện Lai Vung và huyện Lấp Vò của
tỉnh Đồng Tháp ngày nay). Tân Châu (bao gồm phần đất của các huyện Chợ Mới,
Phú Tân, Phú Châu và Tân Châu của tỉnh An Giang ngày nay). Châu Đốc (bao gồm
phần đất phía tây bắc sông Hậu, chạy dài đến Hà Tiên). Sách Đại Nam nhất thống
chí mục tỉnh An Giang viết An Giang “xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu
thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng đất này, đặt làm
16



đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở,
gọi là Châu Đốc Tân Cương, đặt quản đạo, lệ vào trấn Vĩnh Thanh”. [22, 27]
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, năm 1802 nhà Nguyễn chính thức
được thành lập, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu Gia Long, đóng đô Phú Xuân
(Huế). Năm 1808 Gia Long đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành. Gia Định
thành thống nhất thành thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh
Thanh và Hà Tiên. Tỉnh An Giang lúc ấy thuộc trấn Vĩnh Thanh. Đến thời Minh
mạng (trị vì 1820-1840), ông đã thực hiện cuộc cải cách hành chính (1831-1832)
sâu rộng, tiến hành bãi bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi tên các trấn thành
tỉnh, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Theo đó, năm 1832 tỉnh An
Giang chính thức ra đời, là một trong sáu tỉnh của Nam kì lục tỉnh.
Năm 1858 thực dân Pháp chính thức tấn công Đà Nẵng, xâm lược Việt Nam,
ngày 22/7/1867 Pháp chiếm An Giang. Dưới ách thống trị của Pháp (1867-1945)
năm 1899 Pháp thay đổi địa giới hành chính chia Nam kỳ từ 6 tỉnh thành 19 tỉnh.
Trong đó tỉnh An Giang được chia nhỏ thành các tỉnh là: Châu Đốc, Long
Xuyên (gồm đất phủ Tịnh Biên và phủ Tuy Biên cũ), Cần Thơ, Sa Đéc (gồm đất
phủ Tân Thành cũ), Sóc Trăng (gồm đất phủ Ba Xuyên cũ).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên
được giải phóng. Ngày 12 tháng 9 năm 1947, theo chỉ thị số 50/CT của Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam Bộ, thay đổi tên gọi tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long
Xuyên, thành lập các tỉnh mới là: Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Tỉnh Long
Châu Tiền tả ngạn sông Hậu, gồm hai bên sông Tiền, có 5 huyện: Tân Châu, Hồng
Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò. Tỉnh Long Châu Hậu nằm hữu ngạn sông
Hậu và có 6 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu
Thành và 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc. [22, 28]
Tháng 10 năm 1950 tỉnh Long Châu Hậu hợp nhất với tỉnh Hà Tiên thành
tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 huyện: Tịnh Biên,Tri Tôn, Châu Phú A, Châu
Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu, Phú Quốc. Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long
17



Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, gồm 7 huyện: Châu
Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Năm 1954,
chính quyền Việt Minh đổi tên các tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà, đồng thời
khôi phục lại các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc và Hà Tiên như cũ. [22, 28]
Sau khi ký Hiệp định Giơnever 7/1954 về việc kết thúc chiến tranh, lập lại
hoà bình ở Đông Dương, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam
Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc như thời Pháp
thuộc. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình
Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn
cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam
thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt
Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này tỉnh Châu Đốc và tỉnh
Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh An Giang. Tỉnh lỵ
đặt tại Long Xuyên.
Ngày 08 tháng 09 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam
Cộng Hoà ký Sắc lệnh 246/NV, quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái
lập tỉnh Châu Đốc trên cơ sở tách đất từ tỉnh An Giang. Phần còn lại tương ứng
với tỉnh Long Xuyên trước năm 1956, vẫn gọi là An Giang mãi đến 1975.
Về phía chính quyền cách mạng, về cơ bản vẫn sử dụng nguyên hai tên gọi
tỉnh Châu Đốc và An Giang. Năm 1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định
thành lập tỉnh Châu Hà trên cơ sở tách ra từ tỉnh An Giang và tỉnh Rạch Giá. Tỉnh
Châu Hà gồm các huyện: Huệ Đức, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành A, Hà Tiên và
Phú Quốc. Tháng 5 năm 1974, chính quyền Cách mạng lại quyết định giải thể các
tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong để tái lập các tỉnh Long Châu Hà, Long
Châu Tiền và Sa Đéc.
Sau đại thắng mùa Xuân 30//4/2975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất
nước thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc

18


hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó thành lập
tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Châu Đốc thời Việt Nam
Cộng hòa, trừ huyện Thốt Nốt giao cho tỉnh Hậu Giang quản lý. Tên gọi tỉnh An
Giang được dùng và giữ nguyên cho đến nay.
1.2. Điều kiện tự nhiên
An Giang là tỉnh tận cùng phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. An Giang có diện tích tự nhiên khoảng 3.506 km 2, chiếm 1,03%
diện tích cả nước. Vị trí tiếp giáp: phía Bắc và Tây Bắc giáp vương quốc
Campuchia, có chiều dài đường biên giới 104 km, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên
Giang đường biên giới 69,789 km, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ đường biên giới
44,734 km, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp đường biên giới 107,628 km. Điểm cực Bắc
trên vĩ độ 10057' (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10 012' (xã
Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực tây trên kinh độ 104 046' (xã Vĩnh Gia, huyện
Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105035' (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).
Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86 km và Đông Tây là 87,2 km.
An Giang bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông bắt đầu chảy vào nước ta được chia
làm đôi nhánh sông Tiền, sông Hậu. Địa hình giảm dần theo cao độ theo hai hướng
chính, từ Bắc xuống Nam, từ Đồng sang Tây. Khác với các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, ngoài vùng đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ giữa sông Tiền, sông
Hậu, và bờ hữu ngạn sông Hậu, địa hình còn xen lẫn nhiều đồi núi thấp phía bờ
Tây sông Hậu còn gọi là vùng Bảy Núi hay Thất Sơn chủ yếu phân bố ở các huyện
Tịnh Biên, Tri Tôn. Vừa có vùng trũng thấp, cồn, cù lao ở khu vực Tứ giác Long
Xuyên bao gồm 4 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Riêng vùng bán
sơn địa dọc bờ Tây sông Hậu đến Vàm Cống.
Hệ thống sông ngòi, kênh, mương chằng chịt với hai con sông lớn Sông
Tiền, sông Hâu, nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp. Có
hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa, hằng năm khoảng cuối tháng 6 lũ lên và kéo

dài đến cuối tháng 12. Lũ mang nhiều thiệt hại nhưng đồng thời cũng mang lại
19


nhiều nguồn lợi về thủy sản và phù sa bồi đắp. An Giang có hệ thống giao thông
đường thủy – bộ khá thuận lợi, được nối với mạng lưới giao thông vùng, quốc gia
và thông tuyến với Campuchia bằng hệ thống sông Tiền, sông Hậu, quốc lộ 91.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng
12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Đến năm 2010 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm: Thành phố Long
Xuyên, Thành phố Châu Đốc, Thị xã Tân Châu, và 8 huyện gồm: An Phú, Châu
Phú, Châu Thành, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên. Tổng số đơn
vị hành chính cơ sở là 156 gồm: 20 phường, 16 thị trấn, 120 xã. Uỷ ban Dân tộc
Miền núi của Chính phủ đã công nhận tỉnh có 21 xã vùng núi thuộc 2 huyện Tri Tôn
(9 xã) và Tịnh Biên (12 xã) theo Quyết định 42/UBQĐ ngày 23/5/1997 và công
nhận khu vực vùng dân tộc đồng bằng gồm xã Lương An Trà huyện Tri Tôn và 5
xã: Đa Phước, Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Vĩnh Trường của huyện An Phú
theo Quyết định 21/1998/UBQĐ ngày 25/02/1998. Có 17 xã biên giới thuộc 6
huyện, thị giáp Campuchia. An Giang là tỉnh có khá nhiều di tích lịch sử, văn hoá,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
1.3. Kinh tế - xã hội
Vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng vốn là một địa bàn đã từng
có nhiều lớp cư dân sinh sống. Bằng nhiều tư liệu, thư tịch cổ có thể khẳng định
khoảng đầu công nguyên, cư dân Phù Nam chủ yếu là người Môn cổ chính là chủ
nhân đầu tiên trên vùng đất này. Khoảng thế kỷ V-VI, Phù Nam đã mở rộng ảnh
hưởng và trở thành một đế chế rộng lớn với nhiều thuộc quốc phân bố ở phía nam
bán đảo Đông Dương và bán đảo Malaca. Vào đầu thế kỷ VII đế chế Phù Nam tan
rã, nước Chân Lạp của người Khmer, vốn là một trong những thuộc quốc của Phù

Nam đã tấn công đánh chiếm. Mặc dù vậy, trong suốt thời gian gần 10 thế kỷ vùng
đất Nam Bộ không đựơc cai quản chặt chẽ và gần như bị bỏ hoang.
20


Từ cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, dưới sự bảo hộ của các chúa
Nguyễn, người Việt đã từng bước Nam tiến khai phá vùng đất này. Bên cạnh một
bộ phận thiểu số những cư dân đến từ trước đó, người Việt đã nhành chóng hoà
đồng với các cộng đồng cư dân này. Song song đó, với những biến động to lớn của
nhà nước Champa nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, một luồng dân di cư
người Chăm chạy sang Chân Lạp, do nhiều nguyên nhân khác nhau họ chuyển cư
về địa bàn các tỉnh Nam Bộ trong đó có An Giang. Ở Trung Quốc sau khi nhà Minh
sụp đổ, một số quan lại, triều thần nhà Minh không thuần phục nhà Thanh “Bài Mãn
phục Minh”, đem gia quyến xuôi thuyền xuống phương Nam, được sự chấp thuận
của các chúa Nguyễn, những nhóm người Hoa này định cư ở Biên Hòa, Gia Định,
Mỹ Tho… dần dần tiến xuống phía Nam khai khẩn. Cùng với nhóm của Mạc Cửu
đến từ trước ở Hà Tiên tạo nên lượng khá lớn người Hoa ở Nam Bộ. Nhưng người
Việt với số lượng đông đảo, tổ chức chặt chẽ, đã trở thành cư dân trung tâm, thực sự
quản vùng đất này.
An Giang được xem là tỉnh cuối cùng trong công cuộc khẩn hoang đất Nam
Bộ của người Việt. Mặc dù có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng ở An Giang
vẫn hội tụ đủ bốn tộc người Việt, Khmer, Chăm, Hoa sống và định cư như các tỉnh
khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện toàn tỉnh có tổng số 2.218.403
người, trong đó người Việt chiếm 94,83% dân số toàn tỉnh, người Khmer chiếm
3,90%, người Hoa chiếm 0,65%, người Chăm chiếm 0,62%, phân bố không đồng
đều giữa các địa bàn trong tỉnh.
Người Khmer thường cư trú miền đất cao, chủ yếu quanh các dãy núi và tập
hợp thành các phum, sóc – tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer. Mặc dù
có lịch sử định cư nhiều biến động nhưng về cơ bản người Khmer định cư chủ yếu
hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ngoài ra còn một bộ phận nhỏ ở Châu Thành và

Thoại Sơn, kinh tế chính của họ là nông nghiệp.
Người Chăm cư trú tập trung thành các làng mà theo tiếng Chăm gọi là
Palay, phân bố dọc theo bờ sông Hậu, tập trung ở các huyện như An Phú, Tân

21


Châu, Phú Tân, Châu Phú. Sau năm 1975 một nhóm người Chăm chuyển cư đến
vùng kinh tế mới Vĩnh Hanh thuộc huyện Châu Thành. Hoạt động kinh tế chính là
nông nghiệp, buôn bán và các làng nghề thủ công, đặc biệt là dệt.
Người Hoa có mặt ở Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng cách nay
khoảng ba thế kỷ, nguồn gốc chủ yếu người Hoa ở các tỉnh như: Phúc Kiến
(Chương Châu, Phước Châu), Quảng Đông (Triều Châu, Quảng Châu, Huệ Châu),
An Huy. Ở An Giang người Hoa định cư chủ yếu ở Long Xuyên, Châu Đốc và rải
rác một số trung tâm kinh tế lớn của các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Tịnh
Biên…. Trong quá trình sinh sống họ tập trung theo từng nhóm ngôn ngữ như
người Hoa Triều Châu ở Châu Đốc, người Hẹ ở Tịnh Biên, người Phúc kiến ở Long
Xuyên. Hoạt động kinh tế chính buôn bán, nghề thủ công truyền thống, một số ít
làm ruộng, rẫy…
An Giang vừa có núi cao, sông dài, đặc biệt có dãy Thất Sơn hùng vĩ và
huyến bí, cũng là nơi sản sinh một số tôn giáo bản địa như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ
Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo… Bên cạnh đó còn tiếp thu, du nhập các tôn giáo khác
như: đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành, ....
Từ xưa, cư dân An Giang sống bằng nghề làm ruộng, đánh bắt cá, tôm… và
một số nghề thủ công như dệt, mộc đan lát, nắn nồi, chạm khắc đá... Ở vùng cù lao
đất giồng, nước ngập không đáng kể, việc canh tác tương đối dễ dàng. Từ cây lúa,
con cá, cư dân tiến dần qua trồng trọt hoa màu, cây ăn trái và phát triển các ngành
nghề thủ công cổ truyền của dân tộc. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa khá
phổ biến, tập trung nhiều nhất ở vùng Tân Châu, Chợ Mới. Cho đến đầu thế kỷ XX,
lụa Tân Châu đã nổi tiếng một thời vừa bền, vừa đẹp. Ở Bảy Núi, Châu Giang

(Châu Đốc), đồng bào Khmer, Chăm đã cần cù dệt nên những chiếc “Xà Rong”,
khăn đội đầu, khăn choàng tắm, áo,… nhiều màu sặc sỡ.
Nghề mộc cũng sớm phát triển trên đất Chợ Mới. Ở An Giang và cả miền
Tây đều biết đến những người thợ miệt Chợ Thủ (Chợ Mới) qua những sản phẩm
thủ công tinh xảo có tính nghệ thuật cao, từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp.
22


Ở núi Sam, núi Sập do nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dần dần hình thành
tầng lớp “thợ” chuyên khai thác đá. Ngoài đá xây dựng ra, họ còn làm ra những đồ
dùng như cối giã gạo, chày đâm tiêu, cối xay bột, mặt bàn… và cả đồ trang sức
bằng đá quý. Nghề đan bàng tập trung ở vùng Tịnh Biên, Tri Tôn. Với bàn tay khéo
léo của người nông dân, từ những cây cỏ ngoài đồng sâu đã biến thành những vật
dụng cần thiết cho gia đình như mái nhà, đệm, giỏ xách… Đặc biệt là cây bàng đã
tạo ra chiếc nón kỳ diệu để sau này cùng với cây tầm vông đi vào lịch sử đấu tranh
oai hùng của dân tộc, in đậm trong ký ức của người dân vùng đồng bằng châu thổ.
Tuy nghề thủ công có phát triển, nhưng kinh tế chính của người dân An
Giang vẫn là cây lúa. Những người dân An Giang đầu tiên cũng chỉ biết làm ruộng
cấy ở vùng Cù lao, Bảy Núi, còn ở vùng ngập nước thì đánh bắt cá, tôm hoặc trồng
hoa màu phụ sinh sống qua ngày. Cảnh “phá sơn lâm, đâm hà bá” ngày càng không
phù hợp với sự gia tăng dân số. Bản thân cây lúa cũng bị hạn chế về diện tích gieo
trồng, không đối đầu được với mùa nước nổi hàng năm. Người dân An Giang trong
quá trình lao động cần cù sau này đã tìm cho mình cây lúa nổi đủ sức vươn mình và
tồn tại lên trên mặt nước mênh mông. Cây lúa nổi đối với cư dân An Giang là một
biểu tượng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở đất và giữ đất. Không
dừng lại ở đó, trải qua bao thế hệ con người An Giang từng bước chinh phục tự
nhiên, cải tạo đất đai biến An Giang trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng
lúa gạo.
1.4. Quá trình người Việt khai phá vùng đất An Giang
Người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào thì cho đến nay chưa

thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian và một số vết
tích còn lại đến ngày nay thì đã có một số nhóm người Việt gốc miền Trung vào đây
từ rất lâu. Nhưng do điều kiện sống khắc nghiệt nên dân cư còn thưa thớt. Chỉ khi
thấy khói vương toả qua cây lá chỗ nào thì mới biết có người ở nơi đó. [87]. Nhưng
có thể khẳng định họ di chuyển: “với những phương tiện thủy là chủ yếu như
thuyền buồm, ghe bầu những lưu dân người Việt từ phía ngoài Gia Định kẻ trước

23


người sau lần lượt tiến vào vùng đất mới trong đó có An Giang”..[46, 44]. Sau khi
chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn làm Hoàng hậu cho vua
Chey Chettha II, dưới sự bảo hộ của bà, người Việt hiện diện vùng đất Thủy
Chân Lạp (An Giang bấy giờ vẫn nằm trong đất Tầm Phong Long của Thủy
Chân Lạp), ngày càng đông. Năm 1698, được lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống
suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, lập ra hai huyện Phước Long và Tân
Bình cho thuộc hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, gọi chung là Gia Định phủ, trên
phần đất từ sông Đồng Nai đến sông Tiền. Nhận thấy triều đình Chân Lạp thiếu ổn
định, thế lực chúa Nguyễn đang lên, năm 1708 Mạc Cửu xin dâng vùng đất Hà Tiên
nhập vào Đàng Trong cho chúa Nguyễn và xin được bảo hộ. Như vậy, có thể thấy
ngay từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII công cuộc di dân của người Việt vào
phía Nam, trong đó có vùng đất An Giang ngàng càng tăng lên cả quy mô và số
lượng. Thành phần chủ yếu của di dân người Việt khai phá vùng đất An Giang chủ
yếu xuất thân từ dân nghèo miền Trung, nhất là dân đất Ngũ Quảng. Do chiến tranh
loạn lạc, chế độ thuế khóa bóc lột nặng nề, mùa màng thất bát buộc phải tha phương
cầu thực...Ngoài ra còn có một ít là quan lại, binh lính cùng gia quyến vào Nam
theo lệnh của triều đình.
Ở huyện Châu Phú, năm 1783 ông Dương Văn Hóa lập ấp Bình Lâm (nay là
hai xã Bình Mỹ, Bình Thủy, huyện Châu Phú). Tương truyền khi Nguyễn Hữu
Cảnh vào Nam kinh lược, đã thấy có người Việt ở vùng Bình Mỹ, vùng Châu Đốc

và vùng cù lao Cây Sao (cù lao Ông Chưởng ngày nay.) [87]
Cuối thế kỷ XVIII có dòng họ Lê vốn là dòng họ lớn và phát triển rộng ở Châu
Đốc cho đến nay, kể lại rằng: Ông tổ của dòng họ mình là Lê Văn Chữ, gốc miền
Trung vào Cao Lãnh khai hoang lập nghiệp, được thời gian ngắn thì sang vùng Châu
Đốc định cư, lúc ấy khoảng năm 1784. Dòng họ này đã khai phá vùng đất Long Sơn
(nay là xã Long Sơn, huyện Phú Tân), dựng ngôi đình Long Sơn. Ngôi đình này đến
nay vẫn còn tồn tại ở xã Long Sơn, trên trần đình có ghi hai chữ “Lê Phủ”. Hàng năm
vào các ngày mồng 9, 10 và 11 tháng 5 âm lịch là lễ rước sắc thần được long trọng tổ
chức từ Lê Phủ, để từ đó đưa đến miếu bà Chúa Xứ rồi trở về đình.
24


Khoảng năm 1785-1837 dòng họ Lê Công người gốc Quảng Bình vào Vĩnh
Long lập nghiệp, sau đó đến Châu Đốc khai hoang khoảng cuối thế kỷ XVIII.
Người đầu tiên đến lập làng là ông Lê Công Thoàn (1785-1837) cùng họ hàng gia
quyến lập ra ấp Châu Long (nay là thành phố Châu Đốc). Gia phả dòng họ Lê Công
lập năm 1913, trong đó có ghi “Đại Nam Duy Tân thất niên lập phế tích. Quý Sửu
niên, Nhị ngoạt, sơ nhị nhứt lập tông chi, Qúy Tỵ nhứt liệt kế, lập phủ hậu phương
sao bổn chánh”. Tức “ngày mùng 2 tháng 2 năm Quý Sửu đời vua Duy Tân năm
thứ 7 – lập tông chi, ngày Quý Tỵ liệt kế, lập giả phả lưu lại mai sau”. Ông Lê Công
Thoàn có bảy người con trong đó, ông Lê Công Bích làm đến chức Tổng binh; Lê
Công Châu chuyên lo lương thực cho dân khai hoang ăn; Lê Công Thành hiến một
số đất của dòng họ cho việc xây dựng chợ,…Với nhiều công lao to lớn trong khai
khẩn dòng họ Lê Công được triều đình cho giữ sắc thần của bậc khai quốc công
thần Nguyễn Hữu Cảnh. Hiện con cháu đời thứ 7 gia tộc Lê Công vẫn còn định cư
sinh sống ở Châu Đốc. Hằng năm vào ngày mồng 10 tháng 5 âm lịch, lễ rước sắc
thần được tổ chức trọng thể ở nhà lớn về đình Châu Phú. Ngoài ra, còn có gia tộc
Nguyễn Khắc vốn con cháu danh thần Thoại Ngọc Hầu góp phần không nhỏ trong
việc “trảm thảo khai sơn” ở vùng này.
Nhà Nguyễn thành lập công cuộc khai phá đất An Giang của người Việt

ngày càng xuất tiến mạnh mẽ. Với nhiều chính sách thông thoáng, khuyến khích
khai hoang như tự chọn nơi khá phá, hỗ trợ nông cụ, cho mượn trâu bò, cấp tiền,
gạo, miễn thuế ba năm hoặc lâu hơn… công cuộc khai hoang diễn ra sôi nổi, góp
phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo vùng đất An Giang. Một trong những chính
sách mang tầm chiến lược của thời kỳ đầu của nhà Nguyễn ở vùng đất An Giang là
việc đẩy mạnh thiết lập các đồn điền, nhất là các vùng biên giới như Châu Đốc,
Vĩnh Tế…Với thành phần nòng cốt là lực lượng binh lính. Như lời tâu của Tôn
Thất Phan: “Nay nên cho đóng quân đồn điền, dựng kho thóc ở địa hạt tỉnh ấy (An
Giang), một là dự trú quân lương cho đủ, hai là để giữ việc biên phòng…”.[47,11]
Từ 1817 trở đi công cuộc khai phá đất An Giang diễn ra nhanh và mang
bước đột phá lớn, nhờ công rất lớn của trấn thủ Thoại Ngọc Hầu. Với tư cách trấn
25


×