Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ văn cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.79 KB, 56 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn
ngữ đồng thời cũng là công cụ để tư duy và tri nhận về thế giới hiện thực
khách quan. Trong giao tiếp ngoài các yếu tố chính làm nên nội dung trao đổi
thông tin thì còn có nhiều yếu tố khác được phản ánh qua ngôn ngữ trong đó
có thời gian. Nhờ yếu tố thời gian mà ta biết sự tình diễn ra vào lúc nào, diễn
ra vào thời điểm nào so với hiện tại.
Thời gian được biểu hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ là những chỉ
dẫn quan trọng trong tác phẩm văn học vì nó có thể cho ta những hướng giải
mã ngôn ngữ khi đi vào loại hình giao tiếp đặc biệt – giao tiếp nghệ thuật.
1.2 Văn Cao là một nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ được biết đến như
một nhạc sĩ, một họa sĩ mà còn là một thi sĩ. Văn Cao để lại cho đời không
nhiều thi phẩm nhưng thơ chính là phần tinh túy cốt lõi trong tâm hồn ông.
Thơ Văn Cao in đậm sự tìm tòi, cách tân trong hình thức không theo vần điệu
mà từ cung bậc cảm xúc. Thơ ông giàu tính triết lí nhưng chất triết lí kết hợp
với chất lãng mạn, trữ tình khiến thơ ông tăng khả năng truyền cảm đến với
bạn đọc. Trong hầu hết các sáng tác của mình, ý niệm về thời gian luôn trở đi
trở lại trở thành nỗi ám ảnh trong thơ Văn Cao. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ,
nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao
cho phép ta có được cái nhìn toàn vẹn hơn khi giải mã những tín hiệu biểu thị
thời gian trong thơ ông.
Xuất phát từ những lí do trên, người viết mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.

1


2. Lịch sử vấn đề


2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ biểu thị
thời gian
Tiếng Việt có một hệ thống phong phú các phương tiện ngôn ngữ biểu
thị thời gian, các phương tiện ngôn ngữ này đã được các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ nghiên cứu trên nhiều phương diện. Trong những thế kỉ trước, các
phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong tiếng Việt được các nhà ngữ
pháp học quan tâm, đến những thập niên gần đây các phương tiện ngôn ngữ
biểu thị thời gian trong tiếng Việt không chỉ được nhìn nhận ở góc độ ngữ
pháp mà còn được nhìn nhận ở góc độ logic từ vựng – ngữ nghĩa và mở rộng
ra với ánh sáng của lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
Dưới góc độ ngữ pháp có thể kể đến các công trình nghiên cứu về ý
nghĩa thời gian và các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian như sau.
+ Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng việt, từ loại, (1985).
+ Nguyễn Anh Quế, Hư từ trong tiếng việt hiện đại, (1989).
+ Nguyễn Văn Thành, Hệ thống các từ chỉ thời thể và phạm trù ngữ
pháp của các cấu trúc thời thể của động từ tiếng việt, (1992).
+ Nguyễn Minh Thuyết, Các tiền phó từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt
(1995).
+ Nguyễn Thị Quy, Vị từ hành động tiếng việt và các tham tố của nó
(so sánh với tiếng Nga và tiếng Anh), (1995).
+ Trần Kim Phượng, Ngữ pháp tiếng việt những vấn đề về thời và thể
NXB Giáo dục, (2008).
Tuy vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều về các phương tiện ngôn ngữ
biểu thị thời gian trong tiếng Việt đặc biệt là phạm trù thời nhưng có thể
khẳng định tiếng Việt có một hệ thống các phương tiện ngôn ngữ phong
phú biểu thị thời gian.
Tiếp cận các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian từ góc độ logic từ
vựng – ngữ nghĩa, Nguyễn Đức Dân trong Biểu hiện và nhận diện thời gian
2



trong tiếng việt (NXB Giáo dục, 1996) tác giả đã tìm ra ý nghĩa thời gian
được biểu hiện qua một số từ (đã, sẽ, đang, rồi, xong, còn, vẫn..), cấu trúc
ngữ pháp (bị/được), đánh dấu qua hành vi ngôn ngữ. Luận văn thạc sĩ của
Trịnh Thị Thanh Hải (2005), Đại học sư phạm Hà Nội với đề tài Một số
phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, đã chỉ ra một số
phương tiện biểu thị thời gian trong tiếng Việt trên các bình diện: kết học,
nghĩa học và dụng học.
Ngoài ra còn có các luận văn, khóa luận tìm hiểu vấn đề thời gian và
các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong tác phẩm văn học như
các tác phẩm của Tô Hoài [19],Truyện Kiều của Nguyễn Du [27], thơ
Hoàng Cầm [11].
Sang đến thế kỉ XX, lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận ra đời mà đơn vị
trung tâm nghiên cứu là ẩn dụ ý niệm đã mở ra hướng nghiên cứu mới mẻ và
thu được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu ngôn ngữ học, trong đó
các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian cũng là một trong đối tượng
nghiên cứu tiềm năng, gợi mở những kết quả thú vị. Các bài nghiên cứu của
Nguyễn Đức Dân, “Tri nhận thời gian trong tiếng việt” Tạp chí Ngôn ngữ số
12/ 2009 đã chỉ ra người Việt đã tận dụng các lớp từ ngữ không gian và một
số lớp từ ngữ khác để tạo ra từ ngữ mới chỉ thời gian. Luận án của Nguyễn
Văn Hán, Định vị thời gian trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học
tri nhận (có so sánh với tiếng Anh) (2012), đã phân tích cụ thể các cấu trúc
định vị thời gian trong tiếng Việt, luận án đã đưa ra một cách hệ thống công
phu và tỉ mỉ những cấu trúc định vị thời gian trong tiếng Việt và ẩn dụ ý niệm
về thời gian trong tri nhận của người Việt và người Anh. Luận văn thạc sĩ của
Vũ Hồng Tiệp, Ý niệm thời gian trong các phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý
nghĩa thời gian trong tiếng việt (2011). Luận văn đã chỉ ra các phương tiện
ngôn ngữ biểu thị thời gian trong tiếng Việt và chỉ rõ những ý niệm của người
Việt về phạm trù thời gian qua các phương tiện ngôn ngữ. Có thể nói đây là


3


công trình đã giải mã được cơ chế ánh xạ từ miền nguồn đến miền đích của ý
niệm về phạm trù thời gian.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã hệ thống các phương tiện ngôn
ngữ biểu thị thời gian trên các góc độ ngữ pháp, logic từ vựng ngữ nghĩa,
ngôn ngữ học tri nhận. Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian này còn
phản ánh đặc trưng tư duy văn hóa dân tộc người Việt. Trong tác phẩm văn
học, việc vận dụng các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian góp phần xây
dựng nên thế giới nghệ thuật cho tác phẩm đặc biệt là xây dựng không gian –
thời gian nghệ thuật.
Những kết quả từ các công trình nghiên cứu này là cơ sở để chúng tôi
tiếp thu và định hướng phát triển cho khóa luận của mình.
2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Văn Cao
Thơ Văn Cao trải qua bao thăng trầm như chính cuộc đời ông. Xoay
quanh hiện tượng thơ Văn Cao có nhiều ý kiến nhận xét trái chiều, trong đó
nổi lên hai luồng ý kiến đánh giá. Thứ nhất: Luồng ý kiến coi thơ Văn Cao là
sản phẩm của một thứ “chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối”, là “một mớ bèo nhèo
bùng nhùng những quan điểm nghệ thuật tư sản” đại diện cho luồng ý kiến
đánh giá khắt khe này là Xuân Diệu in trong Những tư tưởng nghệ thuật của
Văn Cao trong Dao mài mới sắc. Thứ hai: Ý kiến khẳng định giá trị thơ Văn
Cao trên hành trình thơ ca Việt Nam hiện đại tiêu biểu như những đánh giá
của Nguyễn Thụy Kha, Trinh Đường. Nguyễn Thụy Kha cho rằng: “Đến
hôm nay có thể khẳng định tài năng thơ Văn Cao đã hoàn toàn lộ sáng anh
là một thi sĩ thứ thiệt ”. Trinh Đường khẳng định “Không thể nói khác, Văn
Cao là một nhà thơ lớn của thể kỉ này và lớn nhất trong mọi thế hệ thơ từ
cách mạng”.
Những tác phẩm nghệ thuật có giá trị là những tác phẩm có thể đứng
vững sau sự đánh giá khắc nghiệt bởi thời gian. Các sáng tác thơ của Văn Cao

là những tác phẩm nghệ thuật như thế, càng về sau thơ Văn Cao đã khẳng
định vị trí của mình trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Văn Cao dần trở
4


thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, học
viên cao học, sinh viên. Các công trình nghiên cứu về thơ Văn Cao có thể kể
đến như: Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn), Văn Cao – cuộc đời và tác phẩm
(1996); khóa luận tốt nghiệp của Trần Ngọc Hiếu, Cái nhìn nghệ thuật trong
thơ Văn Cao (2001); khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Hoan, Cái tôi trữ tình
trong thơ Văn Cao (2005); luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Việt Hương, Thế
giới nghệ thuật thơ Văn Cao (2008); luận văn thạc sĩ của Đỗ Thu Hà, Chất
nhạc và chất họa trong thơ Văn Cao (2008). Các công trình kể trên đã tiếp
cận thơ Văn Cao dưới góc độ nghiên cứu văn học, khẳng định vị trí thơ Văn
Cao trong hành trình thơ ca Việt Nam hiện đại.
Tiếp cận thơ Văn Cao dưới góc độ ngôn ngữ học có luận văn thạc sĩ
của tác giả Đỗ Thị Mỹ Hà, Mối quan hệ giữa hệ thống biểu tượng trong thơ
và họa Văn Cao (2008), trong luận văn tác giả đã phân loại các biểu tượng
ngôn ngữ có trong thơ và họa Văn Cao bao gồm các biểu tượng: khuôn mặt,
màu sắc, khoảng trống, đêm…từ đó so sánh các biểu tượng trong thơ và họa
và phân tích các nghĩa biểu trưng của các biểu tượng này trong thơ và họa.
Chúng tôi chia sẻ cách tiếp cận khách quan khi nghiên cứu về thơ Văn Cao,
chúng tôi sẽ khai thác hướng tiếp cận từ ngôn ngữ học, tìm hiểu các phương
tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian và lý giải những giá trị thẩm mĩ khi sử dụng
các hệ thống phương tiện ngôn ngữ đó trong thơ Văn Cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ biểu thị các phương
diện khác nhau của thời gian trong thơ Văn Cao.
- Phạm vi nghiên cứu

Tư liệu khảo sát của khóa luận là Tuyển tập Văn Cao thơ, NXB Văn
học, Hà Nội 1994 gồm 59 bài thơ và 1 trường ca Những người đi tới biển.
Tuyển tập Văn Cao thơ là cuốn tuyển tập gồm hầu hết các thi phẩm trong
hành trình thơ Văn Cao. Tuy chỉ với số lượng không nhiều tác phẩm, nhưng
5


đây là văn bản phản ánh được đời sống tinh thần, tư tưởng cũng như phong
cách thơ độc đáo của Văn Cao.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ của đề tài
+ Trước hết khảo sát, thống kê và phân loại các phương tiện ngôn ngữ
biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao.
+ Miêu tả các phương tiện biểu thị thời gian ở các phương diện: Cấu
tạo, ý nghĩa và giá trị sử dụng của các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian
trong thơ Văn Cao.
- Mục đích nghiên cứu
Bước đầu tiếp cận thơ Văn Cao từ góc độ ngôn ngữ với các phương
tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại
Thống kê, phân loại các phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa thời
gian trong thơ Văn Cao.
- Phương pháp phân tích miêu tả ngôn ngữ
Phương pháp này được vận dụng trong khi miêu tả các phương tiện
ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao, chỉ ra đặc điểm về các dạng
mô hình kết hợp và ý nghĩa của chúng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Nghiên cứu các phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian trong thi ca với
phương pháp liên ngành ngôn ngữ – văn học – văn hóa.

6. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của
khóa luận chia thành ba chương
Chương 1. Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ
Văn Cao trên bình diện cấu tạo
Chương 2. Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ
Văn Cao trên bình diện ý nghĩa
Chương 3. Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ
Văn Cao trên bình diện giá trị sử dụng.
6


CHƯƠNG 1. CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU THỊ THỜI
GIAN TRONG THƠ VĂN CAO TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TẠO
1. 1 Dẫn nhập
1.1.1 Lý thuyết ba bình diện của ngôn ngữ
Khi cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt F. Saussure đã
chỉ ra cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong ngôn ngữ. Trên cơ sở những
thành tựu về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, cùng với thời gian hướng nghiên
cứu tổng hợp ngôn ngữ trên ba bình diện: kết học; nghĩa học; dụng học đã ra
đời. Hướng nghiên cứu tổng hợp này đã mang đến cho ngôn ngữ học một
hướng nghiên cứu toàn diện, mới mẻ cho các tín hiệu ngôn ngữ.
Thuật ngữ tín hiệu được Ch.S.Peirce và Ch.U Morris nêu ra với quá
trình tín hiệu hóa có chung một cấu trúc gồm ba phần:
- Phương tiện tín hiệu (cái biểu đạt) là những sự vật hoặc hiện tượng có
tư cách tín hiệu.
- Cái được biểu đạt là cái được tín hiệu chỉ ra hoặc biểu thị.
- Người tạo lập hoặc người sử dụng là người dùng tín hiệu.
Tín hiệu học đã phân biệt ba loại quan hệ là kết học (quan hệ giữa tín
hiệu với tín hiệu), nghĩa học (quan hệ của tín hiệu với cái được biểu đạt) và

dụng học (quan hệ của tín hiệu với người dùng). Ba loại quan hệ của tín hiệu
kể trên gắn với ba bình diện trong nghiên cứu ngôn ngữ: bình diện kết học;
bình diện nghĩa học và bình diện dụng học.
1.1.1.1 Bình diện kết học
Đỗ Hữu Châu cho rằng: Kết học là “lĩnh vực của các quy tắc hình thức
kết hợp tín hiệu thành một thông điệp. Nói vắn tắt kết học là lĩnh vực nghiên
cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong thông điệp” [7; 3]. Nghiên
cứu bình diện kết học của tín hiệu tương ứng với bình diện ngữ pháp của
ngôn ngữ thường gắn với các phân ngành :
- Từ pháp học: đối tượng nghiên cứu là các từ, với mục đích xác định
các quy tắc cấu tạo từ, quy tắc biến đổi từ, đặc điểm ngữ pháp của các từ loại.
7


- Cú pháp học: nghiên cứu quy tắc cấu tạo cụm từ và câu (kết hợp các
từ thành cụm từ, kết hợp các từ, cụm từ thành câu, tổ chức các thành phần câu
và các kiểu câu).
Trong khóa luận chúng tôi dựa vào lý thuyết về bình diện kết học hay
bình diện ngữ pháp để xem xét cấu tạo của các phương tiện ngôn ngữ biểu thị
thời gian trong thơ Văn Cao.
1.1.1.2. Bình diện nghĩa học
Theo Đỗ Hữu Châu, “Nghĩa học” là phương diện của những quan hệ
giữa tín hiệu với hiện thực được nói tới trong thông điệp, nói đúng hơn là
giữa tín hiệu với vật được quy chiếu trong thông điệp. Đây là lĩnh vực có
chức năng miêu tả, của những thông tin miêu tả, thông tin sự vật ” [7;10]. Như
vậy bình diện nghĩa học nghiên cứu ý nghĩa với tư cách là cái ở giữa các biểu
thức ngôn ngữ và cái mà biểu thức này miêu tả.
Trong khóa luận chúng tôi dựa vào bình diện nghĩa học để xem xét
sự biểu hiện ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian
trong thơ Văn Cao.

1.1.1.3. Bình diện dụng học
Dụng học là một trong ba lĩnh vực của tín hiệu học. Dụng học
(Pragmatics) là nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người dùng, giữa tín
hiệu với việc sử dụng tín hiệu trong các tình huống cụ thể. Bình diện dụng
học được tiếp cận muộn hơn, nhưng sức ảnh hưởng của nó rất lớn.
Ch.W.Morris định nghĩa: “dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với
người lí giải chúng” và A.G Smith nói rõ hơn “Kết học nghiên cứu quan hệ
giữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật và
dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng” [7; 11]. Như vậy
dụ ng họ c chí nh là phầ n ngôn ngữ trong mố i quan hệ vớ i ngườ i sử dụ ng
tứ c là phầ n ngôn ngữ đi và o đờ i số ng, gắ n vớ i hoà n cả nh giao tiế p và
phá t ngôn cụ thể .
Giữa ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học có mối quan hệ chặt
chẽ, vì vậy khi nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ không thể tiến hành tiếp cận
8


độc lập riêng rẽ từng bình diện này. Sự thuyết phục trong kết quả nghiên cứu
chỉ đạt được khi soi chiếu các đơn vị ngôn ngữ trên cả ba bình diện, từ đó
chức năng của nó mới được tái hiện đầy đủ và toàn diện.
Lý thuyết về ba bình diện ngôn ngữ sẽ là hệ cơ sở lý thuyết để chúng
tôi tiếp cận các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian. Trước hết, chúng tôi
tiến hành khảo sát các phương tiện này trên bình diện cấu tạo, sau đó chỉ ra
những ý nghĩa mà các phương tiện ngôn ngữ này biểu thị. Trên bình diện
dụng học, nghĩa là xét các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong ngữ
cảnh giao tiếp nghệ thuật và tìm ra dụng ý của chủ thể sáng tạo khi vận dụng
các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian đó.
1.1.2 Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong tiếng Việt
Thời gian có thể được phản ánh vào trong ngôn ngữ bằng nhiều hình
thức đa dạng như: từ; cụm từ; câu; tổ chức phát ngôn; tổ chức diễn ngôn;

phạm trù thể; phạm trù thời. Hệ thống các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời
gian trong tiếng Việt vô cùng phong phú. Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị
thời gian là từ có thể là những danh từ chỉ thời gian như: năm, tháng, ngày;
hoặc có thể là các cụm từ như: nhiều năm; hàng năm; chục năm… Theo Đào
Thản [3; 40] trong tiếng Việt các từ chỉ thời gian vô cùng phong phú và đa
dạng, chúng được chia thành ba nhóm là:
(1) Nhóm những đơn vị từ vựng thuộc danh từ:
- Thế kỉ, giờ, phút, giây, chốc, lát…
- Dạo, thuở, độ, hồi, lúc…
- Chiều, sáng, trưa, buổi, ban…
- Dịp, hạn, cũ, tuổi, đời…
- Nay, nãy, mai, rày…
(2) Nhóm những đơn vị từ vựng thuộc động từ: chờ, đợi, giục, hoãn,
khuất…
(3) Nhóm những đơn vị từ vựng thuộc tính từ: nhanh; chậm; gấp; sớm;
muộn; mới; già…
Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong tiếng Việt còn có
một số nhỏ các đại từ, phó từ đảm nhiệm như:
- Các phó từ như: đã, sẽ, đang, vừa, rồi…
9


- Các đại từ chỉ thời gian: bấy giờ, bây giờ, bao giờ…
Trong tiếng Việt, các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian còn được
biểu hiện bằng các cấu trúc ngữ pháp như: cấu trúc bị động gắn liền với sự
việc xảy ra trong quá khứ; các kiểu câu ghép (nguyên nhân – kết quả: chỉ sự
kiện đã xảy ra; điều kiện – kết quả: chỉ sự kiện chưa xảy ra)..
Ngoài các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian dựa trên hình thức là
từ và một số cấu trúc ngữ pháp, việc biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt
còn được thể hiện theo cách gián tiếp nghĩa là không sử dụng các từ hoặc cụm

từ chỉ đơn vị thời gian mà sử dụng hình ảnh, âm thanh… làm tín hiệu biểu thị
thời gian. Chẳng hạn “Trông qua khung cửa trời vàng úa” (Văn Cao),
phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong câu này là “trời vàng úa” có
cấu tạo là cụm từ, đây là tín hiệu biểu thị thời gian mùa thu.
Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian có hình thức thể hiện
phong phú, sự phân loại, nhận định về các phương tiện ngôn ngữ này còn
nhiều ý kiến trái chiều. Ở trên, chúng tôi chỉ bàn tới những phương tiện ngôn
ngữ tiêu biểu biểu thị thời gian...đây chính là cơ sở để chúng tôi xác định các
kết hợp ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao.
1.2 Kết quả khảo sát
Trên phương diện cấu tạo, chúng tôi sẽ dựa trên sự thể hiện của các
phương tiện ngôn ngữ trong các câu thơ theo trục cú đoạn, sự kết hợp chặt/
lỏng với các đơn vị khác trong câu để xác định đặc điểm cấu tạo của chúng.
Chẳng hạn:
VD1. Giữa buổi chiều không cơm cháo
(Những người trên biển)
VD2. Đưa võng đời tôi những buổi chiều dĩ vãng
(Những người trên biển)
Trong VD1 “buổi chiều” được xét là danh từ, trong VD2 “những buổi
chiều dĩ vãng” được xét là cụm danh từ. Như vậy 2 PTNN xét ở trên sẽ được
xếp theo cấp độ từ và cụm từ. Chúng tôi khảo sát những kết hợp với danh từ,
tính từ, đại từ, trường hợp đối với các số từ và động từ không biểu thị thời
10


gian nhưng khi kết hợp với các danh từ biểu thị thời gian, sự kết hợp đó cũng
biểu hiện phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian, chẳng hạn các kết hợp:
quên một ban ngày; trôi hết mùa xuân…
Kết quả khảo sát như sau:
STT

1
2

Các PTNN biểu thị thời gian
Từ
Cụm từ

Số lượng
92
106

Tỷ lệ
46.5%
53.5%

3

Tổng

198

100%

Bảng 1. Số lượng các PTNN biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao

Số lượng các PTNN biểu thị thời gian gồm từ có số lượng 92/198, cụm
từ có số lượng 106/198. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận
thấy các PTNN biểu thị thời gian này nếu xét theo tần số xuất hiện sẽ phản
ánh được giá trị của chúng trong ngữ cảnh giao tiếp nghệ thuật. Vì vậy, sự
miêu tả, phân loại các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian chúng tôi chủ

yếu dựa trên tiêu chí tần số xuất hiện.
STT

Các PTNN biểu thị thời gian

Tần số xuất Tỷ lệ
hiện

1
2
3

Từ
Cụm từ
Tổng

293
122
415

70.6%
29.4%
100%

Bảng 2. Tần số xuất hiện các PTNN biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao

Qua bảng khảo sát có thể thấy, các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời
gian trong thơ Văn Cao có tần số xuất hiện nhiều hơn cả là từ với tần số xuất
hiện 293/ 415 chiếm 70.6%; các PTNN biểu thị thời gian là cụm từ có tần số
xuất hiện ít hơn, 122/415 chiếm 29.4%. Các PTNN biểu thị thời gian là từ

thường là các danh từ chỉ thời gian: ngày; mùa; khi; lúc…Các PTNN biểu thị
thời gian này tham gia vào việc xây dựng ý nghĩa thời gian nghệ thuật trong
tác phẩm. Các PTNN biểu thị thời gian là cụm từ tuy có tần số xuất hiện ít
hơn các từ nhưng giá trị biểu đạt lại rất lớn “những buổi chiều dĩ vãng”,
“nghe thời gian”,“những bước đêm”…
1.2.1 Các PTNN biểu thị thời gian là từ
1.2.1.1 Các PTNN biểu thị thời gian phân theo từ loại
11


Trong các PTNN biểu thị ý nghĩa thời gian là từ, các phương tiện ngôn
ngữ chủ yếu là các danh từ chỉ thời gian: ngày; mùa; khi; lú... Các phó từ chỉ
thời gian: đã, sẽ, đang…hoặc chỉ từ: bao giờ, bây giờ…
STT
1
2
3
4
5

Loại từ
Danh từ
Phó từ
Chỉ từ
Tính từ
Tổng

Tần số xuất hiện
244
29

5
15
293

Tỷ lệ
83.3%
9.9%
1.7%
5.1%
100%

Bảng 3. Phân loại các PTNN biểu thị thời gian theo từ loại

Qua bảng phân loại có thể thấy các PTNN biểu thị thời gian là danh từ
có tần số xuất hiện lớn, chiếm 244/293 với tỷ lệ 83.3%, sử dụng các danh từ
chỉ thời gian với tần số dày đặc, sức gợi của các phương tiện ngôn ngữ biểu
thị thời gian này góp phần thể hiện giá trị nội dung trong quan điểm nghệ
thuật về thời gian trong thơ ông.
Các danh từ biểu thị thời gian:
“Có lúc ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt”
(Trên đường)
“Có bao giờ tôi thật sống với mùa xuân đời tôi”
(Mùa xuân không nở)
Các phó từ như: “Đã qua cuộc chiến tranh tàn khốc”
(Trong mùa xuân đời tôi)
Các chỉ từ như: Bây giờ, bao giờ…
“Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật”
(Anh có nghe thấy không)
Các tính từ chỉ đặc điểm thời gian: dài, gầy, xanh, thong thả, dằng

dặc..
“Xưa nghe thời gian thong thả trôi nhay nhứt”
(Những người đi tới biển)
1.2.1.2 Các PTNN biểu thị thời gian phân theo cấu tạo từ
Các PTNN biểu thị thời gian xét từ góc độ cấu tạo có thể là từ đơn: mùa,
khi, lúc…cũng có thể có cấu tạo là từ ghép, chẳng hạn: ngày đêm, đêm

12


ngày… Các PTNN biểu thị thời gian là từ có cấu tạo là từ láy như: đêm đêm,
ngày ngày…
STT
1
2
3
4

Kiểu cấu tạo
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy

Tần số xuất hiện
198
79
16

Tổng


293

Tỷ lệ
67.6%
26.9%
5.5%
100%

Bảng 4. Phân loại các PTNN biểu thị thời gian theo cấu tạo từ

Các từ đơn chiếm số lượng lớn trong các PTNN biểu thị thời gian, chủ yếu
là danh từ chỉ thời gian: ngày; mùa; khi; lúc…các từ đơn có tần số xuất hiện
là 198/293 chiếm 67.6%, các từ ghép có tần số xuất hiện là 79/293 chiếm tỉ lệ
26.9%. Các PTNN biểu thị thời gian có cấu tạo là từ láy có tần số xuất hiện
chiếm tỉ lệ nhỏ. Văn Cao thường sử dụng các từ ghép hay láy chỉ thời gian để
biểu thị tần suất hay thời gian phiếm chỉ cho sự tình được nhắc đến, chủ yếu
là cuộc cách mạng kháng chiến của ta “Ngày đêm tiếng chuyển động Hải
Phòng”,“Lửa đỏ đêm đêm trên bãi biển bập bùng” con người phải gồng mình
lên cùng với tháng ngày sục sôi cùng dân tộc.
Các từ láy: ngày ngày; đêm đêm..
“Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày”
(Những người trên biển)
“Lửa đỏ đêm đêm trên bãi biển bập bùng”
(Những người trên biển)
“Ngày đêm tiếng chuyển động Hải Phòng”
(Những người trên biển)
1.2.2 Các PTNN biểu thị thời gian là cụm từ
Ngoài các PTNN biểu thị thời gian là từ, trong thơ Văn Cao còn có các
PTNN biểu thị thời gian có cấu tạo là cụm từ. “Cụm từ là tổ hợp các từ theo
một quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp nhất định, nằm trong giới hạn của

một câu, đảm nhiệm chức năng một thành phần cú pháp trong câu” [1; 63]
Trong thơ Văn Cao, các PTNN biểu thị ý nghĩa thời gian với cấu tạo là cụm
từ xuất hiện với tần số 122/415, chiếm tỉ lệ 29.4%. Các PTNN biểu thị thời
13


gian có cấu tạo là cụm từ được phân loại theo quan hệ kết hợp giữa các yếu tố
trong đó có sự xuất hiện của đơn vị ngôn ngữ chỉ thời gian, cụ thể gồm: Cụm
từ chính phụ, cụm từ đẳng lập và cụm chủ vị. Kết quả thống kê được cụ thể
hóa như sau:
STT
1

Cụm từ
Cụm từ chính phụ

Cụm DT
Cụm ĐT
Cụm TT

2
3
4

Cụm đẳng lập
Cụm chủ vị
Tổng

Tần số xuất hiện
116


Tỷ lệ
95.1%

5
0

4.1%
0%

0
1
122

0%
0.8%
100%

Bảng 5. Phân loại các PTNN biểu thị thời gian là cụm từ
Qua bảng phân loại các PTNN biểu thị thời gian là cụm từ, cụm danh
từ có tần số xuất hiện lớn nhất 116/122 chiếm tỉ lệ 95.1%, cụm động từ có tần
số xuất hiện 5/122. Các cụm danh từ biểu thị thời gian thể hiện sự tri nhận về
thời gian thể hiện trong thơ ông, các PTNN là cụm động từ có chiếm tỉ lệ
4.1% tuy vậy các kết hợp của các cụm động từ này lại phản ánh cái nhìn về
thời gian trong thơ ông. Trong bảng phân loại không có sự xuất hiện của các
cụm từ đẳng lập và cụm tính từ, thơ Văn Cao ưa dùng các cụm danh từ, cụm
động từ để biểu thị thời gian. Cụm chủ vị thể hiện trong kết hợp “gà đầu ô
kêu” biểu thị tín hiệu âm thanh báo hiệu thời gian. Các cụm danh từ, cụm
động từ được miêu tả dưới đây:
1.2.2.1 Các PTNN biểu thị thời gian có kiểu cấu tạo là cụm động từ

Các PTNN biểu thị thời gian có kiểu cấu tạo là cụm động từ trong thơ
Văn Cao thường được cấu tạo theo mô hình:
Động từ

+

Danh từ chỉ thời gian

14


Các động từ (quên/ nghe/ tiễn) + danh từ chỉ thời gian tạo nên cụm
động từ. Các cụm động từ được cấu tạo theo mô hình trên biểu thị thời gian
như một đối tượng mà chủ thể sáng tạo có thể cảm nhận, lắng nghe.
“Quên một ban ngày đã qua nhọc nhằn chịu đựng”
(Quên)
“Nghe thời gian đã nhạt khúc ân tình”
(Ngoại ô mùa đông 1946)
“Khép đùi xếp phách tiễn đêm đi”
(Những người trên biển)
Thời gian đau khổ, nhọc nhằn của “một ban ngày” con người có thể
quên đi. Thời gian như một khúc thanh âm mà con người có thể cảm nhận
được bằng thính giác. Con người cảm nhận, lắng nghe thời gian.
Mô hình kết hợp của cụm động từ biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao,
tuy chỉ có tần số xuất hiện chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng những cụm động từ này
đã mang đến màu sắc mới đối với cái nhìn về thời gian, thời gian như một
khách thể mang tính động. Con người có thể gần gũi, cảm nhận và tâm tình
với thời gian. Các kết hợp giữa động từ + danh từ chỉ thời gian trong cấu tạo
cụm động từ thể hiện cảm quan về thời gian của chủ thể trữ tình với một tâm
hồn nhạy cảm, thiết tha với cuộc sống.

1.2.2.2 Các PTNN biểu thị thời gian có kiểu cấu tạo là cụm danh từ
Trong số các PTNN biểu thị thời gian có cấu tạo là cụm từ, cụm danh
từ có tần suất xuất hiện nhiều hơn cả. Cụm danh từ biểu thị thời gian có thể
biểu thị ý nghĩa thời gian gắn với các định tố miêu tả, các cụm danh từ trong
thơ Văn Cao thường có các mô hình sau:
Mô hình 1:
Những + danh từ chỉ thời gian + định tố miêu tả
Các cụm danh từ có mô hình kết hợp này thường biểu đạt một sự tình
và đặc điểm tính chất của thời điểm. Chẳng hạn: cách kết hợp “những buổi
chiều dĩ vãng” trong đó có danh từ chỉ thời gian “buổi chiều” kết hợp với
định tố miêu tả “dĩ vãng” tạo nên sức dư ba khi biểu thị ý nghĩa thời gian.
“Đưa võng đời tôi những buổi chiều dĩ vãng”
(Những người trên biển)
15


Mô hình 2:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên + danh từ chỉ sự vật +
danh từ chỉ thời gian
Trong các kết hợp trong cụm danh từ, Văn Cao còn có cách kết hợp thật
đặc biệt, với cách kết hợp theo mô hình: danh từ chỉ đơn vị tự nhiên + danh
từ chỉ sự vật + danh từ chỉ thời gian. Chẳng hạn như: mảnh mắt đêm, mảnh
mắt ngày; vũng sao khuya…Cách kết hợp với mô hình này biểu thị thời gian
như một khối có thể phân tách.
“Những mảnh mắt đêm, những mảnh mắt ngày”
(Phố mắt)
Mô hình 3:
Danh từ chỉ sự vật (thiên nhiên, thời tiết) + tính từ

Mô hình kết hợp của cụm danh từ này thường là các PTNN biểu thị thời

gian theo cách gián tiếp. Các PTNN biểu thị thời gian gián tiếp thông qua
miêu tả các dấu hiệu biểu hiện của thiên nhiên. Chẳng hạn: Mùa trăng dài;
trời vàng úa; lá me vàng..Các danh từ trong các kết hợp này biểu thị những sự
vật (thiên nhiên, thời tiết) đặc trưng cho khoảng thời gian nhất định. Các tính
từ là thành tố chỉ tính chất tiêu biểu nhất của sự vật (thiên nhiên, thời tiết) để
có thể làm “tín hiệu” báo thời gian. Chẳng hạn: “Lá me” chưa phải dấu hiệu
báo mùa thu nhưng kết hợp “lá me vàng” có sự kết hợp của tính từ chỉ tính
chất tiêu biểu nhất của sự vật trong khoảng thời gian nhất định, kết hợp “lá
me vàng” trở thành “tín hiệu” báo mùa thu.
Trong kết hợp “trời vàng úa”, kết hợp danh từ chỉ sự vật với tính từ “vàng
úa” trong ngữ cảnh nghệ thuật cũng trở thành tín hiệu báo mùa thu.
“Thềm ngày lăn tăn rơi
Lá me vàng”
(Mùa thu)
“Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa”
16


(Ai về Kinh Bắc)
“Trông qua song cửa trời vàng úa”
(Ai về Kinh Bắc)
Mô hình 4:
Danh từ chỉ thời gian + phần phụ sau hạn định (thường là
các đại từ sở hữu)
Các cụm danh từ chỉ thời gian với mô hình danh từ chỉ thời gian +
phần phụ sau hạn định (thường là các đại từ sở hữu) thường có danh từ chỉ
thời gian đóng vai trò trung tâm là “mùa xuân”. Chẳng hạn: các cụm danh từ
như: “Mùa xuân của tôi”,“Mùa xuân đời tôi”,“Cả mùa xuân đời tôi”…
Các kết hợp này thể hiện sự tri nhận về mùa xuân của chủ thể trữ tình, mùa
xuân là thời gian đời người, mùa xuân của tuổi trẻ.

“Có bao giờ tôi thật sống mùa xuân của tôi”
(Mùa xuân không nở)
“Trong cả mùa xuân đời tôi”
(Trong mùa xuân đời tôi)
Mùa xuân là phần thời gian đầu tiên trong bốn phần của một năm với
khí hậu ấm áp, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Mùa xuân trong các kết hợp với mô
hình cấu tạo cụm danh từ, có tần số xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm.
Mùa xuân thường được xem là khởi đầu của năm mới. Mùa xuân còn có
nghĩa là tuổi trẻ, là thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời con người. Trong
thơ Văn Cao các PTNN biểu thị thời gian “mùa xuân” kết hợp với phần
phụ sau hạn định (thường là sở hữu) cho thấy một cảm quan thời gian với
ý thức về cái tôi của chủ thể trữ tình, ý thức về tuổi trẻ và thời gian của
cuộc đời con người.
1.2.3 Một số kết hợp khác
Trong thơ Văn Cao còn xuất hiện một số kết hợp tiêu biểu như:
“Hà Nội một ngày xưa còn lại”
17


(Mùa thu)
“Hà Nội còn lại một ngày xưa”
(Mùa thu)
Kết hợp đảo trật tự giữa “một ngày xưa” và động từ trạng thái “còn”
biểu thị ý nghĩa thời gian quá khứ vẫn hiện hữu trong chủ thể phát ngôn. Cách
kết hợp danh từ chỉ sự vật/ địa danh + danh từ chỉ thời gian quá khứ , chẳng
hạn như: “Thềm nhà cũ”; “Huế xưa”; “Phố xưa”; “Hương xưa”… thể hiện
ý nghĩa thời gian quá khứ từ điểm nhìn của chủ thể trữ tình.
Như vậy có thể thấy những cấu trúc trong các PTNN biểu thị thời gian
trong thơ Văn Cao, từ có tần số xuất hiện nhiều nhất trong đó là các danh từ
chỉ thời gian, các phó từ, chỉ từ…Trong cấu tạo từ, các PTNN biểu thị thời

gian có cấu tạo là từ đơn có tần số xuất hiện lớn. Trong cấu tạo cụm từ, cụm
danh từ xuất hiện với tần số lớn hơn các cụm động từ, các cụm danh từ có cấu
tạo theo cụm danh từ được cấu tạo như các mô hình đã miêu tả ở trên. Tuy chỉ
chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng các cụm động từ biểu thị thời gian mang tính động
trong cảm quan về thời gian của chủ thể trữ tình.
Trên đây chỉ là những mô hình cấu trúc phổ biến biểu thị thời gian
trong thơ Văn Cao, trong thơ Văn Cao còn có các cách kết hợp khác như:
- Kết hợp với “mùa”: mùa thay lá; mùa cảm xúc, mùa nhạn bay ra
biển…
- Kết hợp với “sương”: buổi sương; đêm sương….
- Kết hợp với “sao”: chòm sao Bắc Đẩu; chùm sao huyền diệu; khoảng
trời sao…
- Kết hợp với “trăng”: trăng đông, trăng ngàn, lập lờ bóng trăng…
Các kết hợp này tham gia vào việc tạo nên thế giới nghệ thuật thơ đặc
biệt là xây dựng thời gian nghệ thuật có giá trị ý nghĩa riêng đối với toàn bộ
tập thơ.
Tiểu kết chương 1.
Qua khảo sát thống kê phân loại chúng tôi đã đưa ra một số mô hình
cấu tạo của các PTNN biểu thị thời gian trong thơ Văn Cao. Các PTNN này
18


bao gồm kiểu cấu tạo là từ và cụm từ. Trong cấu trúc cụm từ có một số mô
hình mà Văn Cao thường sử dụng như “những + danh từ chỉ thời gian” hoặc
“động từ + danh từ chỉ thời gian”… tất cả tạo nên các PTNN biểu thị thời
gian một cách cụ thể, chi tiết…thể hiện cái nhìn của chủ thể đối với thế giới
khách quan. Thời gian là một phạm trù trừu tượng, con người cảm nhận thời
gian theo cảm nhận chủ quan. Mô tả các cấu trúc mô hình về các PTNN biểu
thị thời gian trong thơ Văn Cao bước đầu có thể nhận diện được cảm quan về
thời gian trong ông. Những mô hình cấu trúc trên chỉ là mô hình phổ biến, sự

kết hợp giữa các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian còn là dụng ý nghệ
thuật khi sử dụng các phương tiện này biểu thị ý nghĩa thời gian mà không
dùng các phương tiện khác như: “Gà đầu ô kêu” mà không sử dụng “gà gáy”
hay “tiếng gà”sử dụng kết hợp giữa “thềm ngày”,“hai thời gian”? Những
kết hợp này sẽ được chúng tôi lý giải thêm ở các chương sau.

19


CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ BIỂU THỊ THỜI
GIAN TRONG THƠ VĂN CAO TRÊN BÌNH DIỆN Ý NGHĨA
2.1 Khái quát
Ý nghĩa thời gian được biểu hiện thông qua ý nghĩa các từ và kết hợp
từ theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Cách sử dụng thời gian trực tiếp sử
dụng những đơn vị ngữ pháp có các từ chỉ thời gian danh từ : giờ, phút, giây,
trưa, chiều, tối….tính từ: xưa, khuya, sớm, lâu, mau… đại từ: bao giờ, bây
giờ, bấy giờ, bấy nay..). Các đơn vị ngữ pháp biểu thị ý nghĩa thời gian trực
tiếp ở cấp độ từ như: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” (Nguyễn Du), “sớm”,
“khuya” đơn vị ngữ pháp biểu thị thời gian trực tiếp. Cách biểu thị thời gian
gián tiếp là cách không sử dụng các đơn vị ngữ pháp có các từ chỉ thời gian
mà sử dụng các hình ảnh của tự nhiên, của vũ trụ, hệ thống âm thanh, ánh
sáng…để biểu thị ý nghĩa thời gian. Cách biểu thị ý nghĩa thời gian theo cách
gián tiếp này có giá trị tạo hiệu quả giao tiếp nhất định đặc biệt trong ngữ
cảnh nghệ thuật. Chẳng hạn, trong thơ Văn Cao hình ảnh
“Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa”
(Ai về Kinh Bắc)
Hình ảnh “lá vàng thưa” – đây là tín hiệu báo mùa thu , phương tiện
ngôn ngữ biểu thị thời gian theo cách gián tiếp. Cách kết hợp với tính từ miêu
tả kèm sau sự vật “vàng”, “thưa” biểu thị đặc điểm nổi bật của sự vật trong
khoảng thời gian mùa thu.

Trong các PTNN biểu thị thời gian theo cách gián tiếp, việc miêu tả các
hình ảnh, âm thanh có ý nghĩa biểu thị ý nghĩa thời gian do các đơn vị như từ,
cụm từ và các đơn vị lớn hơn đảm nhiệm.
2.2 Các PTNN biểu thị thời gian trực tiếp và gián tiếp trong thơ Văn Cao.
Qua khảo sát, các PTNN biểu thị thời gian trực tiếp và gián tiếp trong
thơ Văn Cao có tần số xuất hiện như sau:

20


STT

Các PTNN biểu thị thời gian

Tần số

Tỷ lệ

1

xuất hiện
Các PTNN biểu thị thời gian
347

83.6 %

2

trực tiếp
Các PTNN biểu thị thời gian


68

16.4%

3

gián tiếp
Tổng

415

100%

Bảng 6. Tần số xuất hiện các PTNN biểu thị thời gian trực tiếp và gián tiếp
trong thơ Văn Cao

Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa thời gian trực tiếp có tần số
xuất hiện lớn với 347/415 chiếm tỉ lệ 83.6%, các PTNN biểu thị ý nghĩa thời
gian gián tiếp xuất hiện với tần số 68/415 chiếm tỉ lệ 16.4%. Các PTNN biểu
thị ý nghĩa thời gian gián tiếp tuy chiếm tần số nhỏ nhưng là những PTNN
chuyên chở những hiệu quả giao tiếp thẩm mĩ đặc biệt.
2.2.1 Các PTNN biểu thị thời gian theo cách trực tiếp
Sự phân loại giúp ta có cái nhìn hệ thống về đối tượng. Ý nghĩa thời
gian mà từ biểu thị rất đa dạng, sự phân loại về các ý nghĩa này giúp ta có
được cái nhìn hệ thống về ý nghĩa thời gian. Theo cách phân loại của [34; 43]
dựa vào sự kết hợp của số từ và các danh từ chỉ đơn vị thời gian mà ý nghĩa
thời gian có thể phân thành bốn loại ý nghĩa: ý nghĩa thời gian cụ thể, ý nghĩa
thời gian tổng thể, ý nghĩa thời gian phiếm định, ý nghĩa thời gian vĩnh hằng.
Nhưng trong mối quan hệ với con người, ý nghĩa thời gian được hình thành

[25, 115]; dựa vào quan hệ chiết đoạn, định danh mà hình thành nên ý nghĩa
định vị; dựa trên mối quan hệ giữa cảm nhận, tâm lí mà mang ý nghĩa định
tính; định thái. Chúng tôi dựa vào cách phân chia này để phân chia các loại ý
nghĩa thời gian của các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thời gian trong thơ Văn
Cao. Trong mối quan hệ với con người có thể phân loại theo ý nghĩa thời gian
gắn với quan hệ định vị; quan hệ định lượng và quan hệ định tính, cụ thể có
thể chia thành các loại như sau:
- Các PTNN biểu thị ý nghĩa thời điểm
21


- Các PTNN biểu thị ý nghĩa thời lượng và tần suất
- Các PTNN biểu thị đặc điểm thời gian
Trong khảo sát ngoài các PTNN biểu thị ý nghĩa thời điểm, thời lượng,
tần suất và đặc điểm thời gian còn có các PTNN biểu thị phạm trù thời. Các
PTNN này thường là các phó từ. Sự thể hiện của các PTNN biểu thị ý nghĩa
thời gian được cụ thể hóa qua bảng sau:
STT

Các PTNN biểu thị thời gian trực

Tần số xuất hiện

Tỷ lệ

1
2

tiếp
Các PTNN biểu thị phạm trù thời

Các PTNN biểu thị ý nghĩa thời

29
250

8.4%
72%

3

điểm
Các PTNN biểu thị thời lượng và

53

15.3%

4

tần suất
Các PTNN biểu thị đặc điểm thời

15

4.3%

347

100%


gian
5

Tổng

Bảng 7. Các PTNN biểu thị thời gian theo cách trực tiếp

Xét các PTNN biểu thị thời gian trực tiếp, các PTNN biểu thị ý nghĩa
thời có tần số xuất hiện là 29 chiếm tỷ lệ 8.4%; các PTNN biểu thị ý nghĩa
thời điểm có tần số xuất hiện là 250 chiếm tỉ lệ 72%; các PTNN biểu thị ý
nghĩa thời lượng và tần suất có tần số xuất hiện là 53 chiếm 15.3%; các
PTNN biểu thị đặc điểm thời gian có tần số xuất hiện 15 chiếm 4.3%.
2.2.1.1 Các PTNN biểu thị ý nghĩa thời điểm
Từ điển Tiếng Việt [32; 1229] định nghĩa thời điểm: 1- Khoàng thời
gian cực ngắn được xác định một cách chính xác, coi như điểm trên trục thời
gian; 2- Khoảng thời gian ngắn được hạn định một cách tương đối chính xác
về mặt nào đó. Trong thơ Văn Cao, xét các PTNN biểu thị thời điểm với các
đơn vị thời gian có tần số xuất hiện như sau:
STT
1
2

Đơn vị thời gian
M
Mùa xuân

Tần số xuất hiện
30

Mùa hạ


0
22

Tỷ lệ
12%
0%


ùa

4
6
7

Buổi

9

Mùa thu

7

2.8%

Mùa đông

4

1.6%


Tổng

41

16.4%

Sáng
Trưa
Chiều
Tối

10
6
8
1

4%
2.4%
3.2%
0.4%

Tổng

25

10%

11
12


Đêm
Tháng

46

1

18.4%
0.4%

13

Ngày

32

12.8%

14

Giấy

0

0%

15

Phút


1

0.4%

16

Thuở

5

4.8%

17
18
19
20

Xưa
Năm
Thế kỷ
Tuổi

21
12
7
7

8.4%
4.8%

0.8%
4.8%

21

Dĩ vãng

10

2.8%

22

Lúc

7

4%

23

Cũ

15

6%

24

Khi


15

2.4%

25

Bao giờ

6

2.4%

26

Hôm nay

6

2.4%

27

Hiện tại

1

0.4%

23



28

Tổng

250

100%

Bảng 8. Các PTNN biểu thị ý nghĩa thời điểm

Qua khảo sát thống kê, có thể thấy những thời điểm như mùa xuân,
đêm, ngày... xuất hiện với tần số cao. PTNN biểu thị thời gian mùa xuân xuất
hiện với tần số 30/250; đêm xuất hiện với tần số 46/250; ngày và các thời
điểm trong ngày xuất hiện với tần số 57/250. Các PTNN biểu thị thời điểm
quá khứ (cũ; xưa; dĩ vãng) có tần số xuất hiện là 38/250.
“Biết bao nhiêu lần tìm quên như đêm nay”
(Quên)
“Những mảnh mắt đêm những mảnh mắt ngày”
(Phố mắt)
“Nối những cầu đêm vào giấc mơ huyễn hoặc”
(Gửi các bạn da đen)
“Lũ điếm già giữ khách đêm xưa”
(Ngoại ô mùa đông 1946)
“Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru”
(Một đêm đàn lạnh trên sông Huế)
Cách kết hợp với danh từ biểu thị ý nghĩa thời gian “đêm” trong thơ
Văn Cao thường là: “mảnh mắt đêm”,“những cầu đêm”,“đêm vàng”,“đêm
trường” khác với cách kết hợp với cùng đơn vị này trong thơ Hoàng Cầm,

Hoàng Cầm sử dụng cách kết hợp “đêm + tiền sử”, cách kết hợp tạo ý nghĩa
thời gian huyền thoại. Với Văn Cao đêm không thuộc về vùng thời gian
huyền thoại xa xôi trừu tượng, đêm trong thơ Văn Cao là “những cầu đêm
vào giấc mơ huyễn hoặc”,“lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru”, “tiếng ma chở
vội một đêm gầy” là đêm của thân phận người; là đêm của những giấc mơ,
đêm của tiếng nhạc.
Nhà thơ cảm nhận lo âu về trạng thái tồn tại của con người. Đêm trở
thành một thời gian lí tưởng để họ quên đi tất cả.
24


“Khi đêm tới tất cả người tôi thức dậy
Những đam mê quên ngủ suốt ngày”
(Thức dậy)
“Những con người nghèo khổ đêm đêm
đến uống rượu
Và nói to hơn ngày thường họ sống”
(Đêm quán)
Đêm là thời gian con người giải tỏa mọi ẩn ức. Đêm là thời khắc sống
dậy mọi ý thức về bản ngã, con người trở về với cái tôi chính mình.
“Gió cuối năm luồn vào phố hẹp
Ruột phố Hà Nội cũ”
(Một đêm Hà Nội)
Cảm giác của con người được không khí cổ kính và xưa cũ như vọng
về:“Hà Nội càng thêm cũ”,“Ruột phố Hà Nội cũ”...để con người chìm vào
những kỉ niệm. Trong thời điểm về mùa trong năm, mùa xuân có tần số xuất
hiện cao nhất, với tần số xuất hiện là 30/250. Các PTNN biểu thị ý nghĩa mùa
xuân thường có cách kết hợp như: Mùa xuân đời tôi; mùa xuân cũ; một mùa
xuân; mùa xuân không kịp nở; mùa xuân đã mất..
“Kẻ thù chúng ta nằm im trong bóng tối hôm nay”

(Những người trên biển)
“Đêm nay thay phiên gác”
(Đêm nay)
Thời điểm hiện tại trong thơ Văn Cao là những bóng tối là cuộc kháng
chiến đầy gian khổ hy sinh của con người quê hương.
PTNN biểu thị ý nghĩa thời điểm tương lai trong thơ Văn Cao được sử
dụng nhiều nhất là các từ biểu thị ý nghĩa thời gian phiếm chỉ:
“Bao giờ nghe được bản tình ca”.
(Anh có nghe thấy không)
“Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật”.
25


×