Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

CÁCH kể CHUYỆN TRONG “NHẬT kí HOÀN TOÀN có THẬT của một NGƯỜI ANH ĐIÊNG bán THỜI GIAN” của SHERMAN ALEXIE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.97 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----888-----

NGUYỄN DUY ĐỘ

CÁCH KỂ CHUYỆN TRONG “NHẬT KÍ HOÀN TOÀN CÓ THẬT
CỦA MỘT NGƯỜI ANH ĐIÊNG BÁN THỜI GIAN”
CỦA SHERMAN ALEXIE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN DUY ĐỘ

CÁCH KỂ CHUYỆN TRONG “NHẬT KÍ HOÀN TOÀN CÓ THẬT
CỦA MỘT NGƯỜI ANH ĐIÊNG BÁN THỜI GIAN”
CỦA SHERMAN ALEXIE
Chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Mã số: 60 22 02 45
Người hướng dẫn
GS.TS. LÊ HUY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2015




LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Lê Huy Bắc, các
thầy cô giáo trong bộ môn Văn học nước ngoài và toàn thể
các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tận tình giúp đỡ tôi. Xin
chân thành cảm ơn người thân và bạn bè đã động viên, ủng
hộ giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Học viên

Nguyễn Duy Độ

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày 4/7/1776 mười ba bang thuộc địa của Mỹ tuyên bố giành độc
lập, Ngày 30/4/1789 George Washington được bầu làm tổng thống. Mỹ là
một quốc gia trẻ, nhưng nền văn học Mỹ với tuổi đời ba thế kỉ đã chứng
minh sự phát triển vượt trội qua từng thế kỉ, không hề thua kém những nền
văn học đại thụ khác. Đặc biệt, thế kỉ XX văn học Mỹ đã tự khẳng định
mình với hàng loạt những cây bút xuất sắc như Eugene O’Neill, William
Faulkner, Arthur Miller, Ernest Hemingway…
Sherman Alexie là một trong những nhà văn nổi tiếng và được yêu
mến nhất trong số những nhà văn thuộc thế hệ của mình. Ông là một tiểu
thuyết gia, nhà thơ, một nhà làm phim đoạt nhiều giải thưởng, đồng thời
được biết tới như một tiểu thuyết gia người Mỹ nổi tiếng khi còn trẻ tuổi.

Tạp chí Boston Globe ngợi khen ông là “tiếng nói quan trọng trong nền
văn học Mỹ”.
Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh Điêng bán thời gian gần
như là trải nghiệm hoàn toàn có thật của Sherman Alexie ở vùng Anh
Điêng nghèo đói. Nhưng đó không hề là những trải nghiệm buồn. Ngược
lại, những trang sách được viết với tinh thần hài hước, sâu sắc và đầy chân
thành. Cuốn sách giành được một loạt giải thưởng danh giá và lọt vào danh
sách bán chạy của những tờ báo lớn tại Mỹ. Ở Việt Nam, độc giả chưa
được tiếp xúc nhiều với Sherman Alexie.
Cách kể chuyện là yếu tố quyết định thành công của tác phẩm. Cách kể
chuyện – một yếu tố quan trọng giúp nhà văn khái quát tính cách xã hội và
mảng đời sống gắn liền với nó, qua nghệ thuật kể chuyện ta thấy được phong
cách nhà văn. Vấn đề đặt ra trước Nhật kí hoàn toàn có thật của một người
Anh Điêng bán thời gian là cần làm sáng tỏ cách kể độc đáo, từ đó thấy được
cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả về xã hội, con người và tâm lí giới trẻ.
1


2. Lịch sử vấn đề
Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh Điêng bán thời gian của
Sherman Alexie là tác phẩm chứa đựng những khắc họa chân thực nhưng
đầy tình yêu về khu Anh Điêng (Indian), một vùng đất đói nghèo, luôn đầy
rẫy những cái chết vô nghĩa, nhưng có những con người chưa từng nguôi
hy vọng. Tác phẩm đứng ở vị trí best–seller trên bảng xếp hạng của tờ New
York Times và giành được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải
Sách Quốc gia Mỹ. Do đây là tác giả mới được giới thiệu ở Việt Nam và
hạn chế nhất định của bản thân người nghiên cứu nên luận văn chỉ tập hợp
được một số ý kiến khiêm tốn sau.
Lời khen của tờ New York Times dành cho tác phẩm: “Nhật ký hoàn
toàn có thật của một người Anh Điêng bán thời gian là sự thâm nhập đầu

tiên của Alexie vào thể loại văn học dành cho thiếu nhi và cũng chỉ cần duy
nhất một cuốn sách này thôi, ông đã thống lĩnh được thể loại này…”
Tờ USA Today ghi nhận, “Nhật ký hoàn toàn có thật của một người
Anh Điêng bán thời gian – giành giải thưởng Sách Quốc Gia – là một thiên
truyện chắc chắn sẽ còn vang dội và vực dậy tinh thần của tất cả các lứa
tuổi trong nhiều năm liền”.
Tờ Los Angeles Times thì cho rằng “Ít có nhà văn nào am hiểu như
Sherman Alexie… Việc một học sinh trung học chưa thích nghi được với
môi trường mới không phải là đề tài gì xa lạ, nhưng Alexie đã làm nó tươi
mới bởi nhân vật học sinh này không phải là mẫu người thường xuyên xuất
hiện trên sách.”
Neil Gailman viết: “Xuất sắc ở mọi khía cạnh, thấm thía, vô cùng hài
hước, ấm áp, chân thành, và thông thái…”
Cùng cảm hứng ngợi ca, tờ School Library Journal ghi nhận: “Những
bức họa chỉ giản đơn của Forney hoàn toàn ăn khớp với nội dung truyện
của Alexie và phản ảnh được con người họa sĩ đang hình hài trong Junior.”
2


Các bài viết trên thư viện điện tử về Nhật kí hoàn toàn có thật của một
người Anh Điêng bán thời gian có thể nói là khá ít ỏi, chủ yếu chỉ đưa ra
những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát, chưa cụ thể, quy mô. Đặc
biệt các công trình nghiên cứu về tác phẩm này đã in thành sách ở Việt
Nam là chưa có. Mảng viết về Sherman Alexie chủ yếu là dịch từ các trang
điện tử nước ngoài. Dẫu sao với các bài viết tìm được chúng tôi thấy có
nhiều luận điểm bổ ích, có thể dùng làm điểm tựa để triển khai đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Cách kể
chuyện trong tiểu thuyết Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh
Điêng bán thời gian của Sherman Alexie.

Phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết Nhật kí hoàn toàn có thật của một
người Anh Điêng bán thời gian của Sherman Alexie. Bản dịch của dịch giả
Nguyễn Liên Hương, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2012.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này mục đích người viết muốn làm sáng tỏ cách kể
chuyện trong tiểu thuyết Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh
Điêng bán thời gian của Sherman Alexie. Trong quá trình tìm hiểu cách kể
chuyện, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thêm về quan niệm nhân sinh, cách
nhìn nhận của tác giả đối với hiện thực xã hội, một phần hiện thực đời sống
xã hội Mỹ sẽ được tái hiện lại ở góc nhìn mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đây là cuốn tiểu thuyết mang tính tự truyện, bởi vậy với đề tài này
luận văn sẽ tiếp cận tác phẩm từ phương pháp “Tự sự học”.
Phương pháp so sánh – đối chiếu sẽ đặt tác phẩm vào tiến trình văn
học Mỹ nói chung và văn học thế giới nói riêng, đối chiếu tiểu sử tác giả để
khảo sát toàn bộ tác phẩm.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp xã hội học và phương
pháp liên ngành để khảo cứu những đóng góp đặc thù về nội dung tư tưởng
của tác phẩm.
3


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương
Chương 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Chương 2: NHÂN VẬT QUA CÁCH KỂ
Chương 3: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRẦN THUẬT

4



Chương 1

NGƯỜI KỂ CHUYỆN
1.1. Khái niệm trần thuật (kể chuyện)
Theo các tác giả trong cuốn Lí luận văn học, tập 2, tác phẩm và thể
loại văn học do Trần Đình Sử chủ biên: “Trần thuật là hành vi ngôn ngữ
nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện nhân vật, theo một
thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý nghĩa” [33,100].
Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra khái niệm
về trần thuật: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể
hiện mối quan hệ chủ thể – khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nó
đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện
thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm Mỹ của tác phẩm tự sự” [22;248].
Như vậy, từ những quan điểm trên ta có thể hiểu: Trần thuật chính là
giới thiệu, khái quát, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc, theo
điểm nhìn nhất định. Trần thuật là biện pháp cơ bản nhất để tạo thành văn
bản văn học, nó soi sáng tư tưởng nội dung của tác phẩm văn học cũng như
những sáng tạo nghệ thuật mới, độc đáo của nhà văn.
1.2. Ngôi kể thứ nhất và điểm nhìn bên trong
Trong tác phẩm văn học người kể chuyện đóng vai trò hết sức quan
trọng, nó tạo nên sự thành công hay thất bại của ý đồ viết tác phẩm của nhà
văn. Đó là một người do nhà văn sản sinh ra để thay mình thực hiện hành
vi trần thuật. Người kể chuyện ấy có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi
thứ hai, ngôi thứ nhất.
Trong cuốn Lí luận văn học, tập 2, tác phẩm và thể loại văn học, do
Trần Đình Sử (chủ biên): “Người kể chuyện xưng tôi “là một nhân vật”
trong truyện, chứng kiến các sự kiện đứng ra kể. Nội dung kể không ra
ngoài phạm vi hiểu biết của một người, thường gắn với quan điểm đánh giá
riêng của nhân vật ấy” [33;102].

5


Trong tiểu thuyết Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh Điêng
bán thời gian của Sherman Alexie, nhà văn đã kể lại câu chuyện bằng cách
để nhân vật chính là Arnold Spirit Junior kể lại câu chuyện, bằng ngôi kể
thứ nhất xưng “tôi”: “Chào các bạn!
“Tôi là Arnold Spirit Junior, còn được gọi là quỹ đạo hay địa cầu vì
sở hữu cái đầu khổng lồ chứa đầy nước mà theo cách nói hoa hòe của
bác sĩ là mắc phải bệnh tràn dịch não. Thân hình bút chì, nhưng bàn chân
lại to đùng cách mạng, nhìn tôi chẳng khác nào chữ L viết hoa đang đi
trên đường. Cái đầu làm khổ cái thân, tôi có đến bốn mươi hai cái răng,
bị động kinh ít nhất hai lần một tuần, và tới năm mười bốn tuổi mà vẫn
nói l…l…lắp và nói ngọng”.
Chính yếu tố này mà Arnold Spirit Junior – người kể chuyện xưng
“tôi”, vừa là người dẫn chuyện, là người chứng kiến, đồng thời là người
trong cuộc, trực tiếp tham gia vào các tình tiết, các sự kiện trong câu
chuyện. Nhân vật “tôi” xuất hiện ngay từ đầu một cách tự nhiên, dưới hình
bóng của một chú bé 14 tuổi khi kể về câu chuyện cuộc đời của chính nhân
vật cùng các sự kiện, mà nhân vật cho đó là quan trọng nhất trong cuộc đời
mình, với giọng kể vừa chân thực, vừa mang tính hài hước: “tôi sinh ra với
bộ não đầy nước. Được rồi, điều đó không hoàn toàn chính xác. Thực ra lúc
mới chào đời tôi đã có quá nhiều dịch não tủy trong hộp sọ. Nhưng dịch tủy
chỉ là cách nói hoa hòe hoa sói của bác sĩ về mỡ não mà thôi” [1;9]. Lối kể
vừa cho chúng ta thấy bức chân dung chân thật của một cậu bé mới lớn với
những dị biệt, nhưng pha trộn trong đó lại chính là sự hài hước: “Não của
tôi đang chìm trong mỡ. Nhưng câu này làm cho sự việc nghe thật kỳ cục
và buồn cười, như thể não bộ tôi là một miếng khoai tây chiên khổng lồ,
cho nên nói, “Tôi sinh ra với bộ não đầy nước” nghe có vẻ nghiêm túc, văn
vẻ và xác thực hơn” [1;9].

6


Tiếp đó hàng loạt sự kiện xung quanh nhân vật xảy ra qua đôi mắt của
nhân vật “tôi” tại khu Anh Điêng nơi mà Arnold Spirit Junior, được sinh ra
và lớn lên hay những trải nghiệm tại ngôi trường toàn người da trắng
Reardan. Người đọc sẽ hình dung thấy được cuộc sống, hoàn cảnh và văn
hóa từng vùng đất, từng phong tục, qua cái nhìn, sự trải nghiệm và những
đánh giá chủ quan của nhân vật chính Arnold Spirit Junior, người kể
chuyện xưng “tôi”.
Bên cạnh người kể chuyện thì điểm nhìn cũng là một yếu tố hết sức
quan trọng. “Điểm nhìn” trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và
tác giả. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả
không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong
việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương
diện không thể tách rời.
Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của điểm nhìn trần thuật,
Phương Lựu đã nhấn mạnh “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự
kiện của đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự
vật, hiện tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong
hay bên ngoài” . Bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng
phải xuất phát từ một điểm nhìn nào đó. Chính vì thế mà việc chọn lựa cho
mình một điểm nhìn trần thuật là vô cùng quan trọng, nó đánh dấu sự thành
công hay thất bại, thể hiện được sự sáng tạo của nhà văn trong sự nghiệp
văn chương của mình.
Về việc phân loại điểm nhìn, trong cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu
chủ biên), điểm nhìn trần thuật được phân chia trên hai bình diện:
* Xét về trường nhìn trần thuật được chia thành hai loại: Trường nhìn
tác giả và trường nhìn nhân vật.
Trường nhìn tác giả: Là người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để

quan sát đối tượng. Kiểu trần thuật mang tính khách quan tối đa cho người
trần thuật.
7


Trường nhìn nhân vật: người trần thuật nhìn sự vật hiện tượng theo
quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Trường nhìn nhân vật mang
đậm sắc thái tâm lí, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp
bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật.
* Xét về bình diện tâm lí có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong
và điểm nhìn bên ngoài.
Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng
kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn
nhân vật.
Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị
trí bên ngoài có khoảng cách nhất định đối với đối tượng được trần thuật.
Bất kể một tác phẩm tự sự nào cũng đều được kể ở một điểm nhìn
nhất định. “Điểm nhìn” là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt
ở Anh và Mỹ. Theo M.H. Abrams (Từ điển thuật ngữ văn học – A
Glossary of Literature terms), điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một
câu chuyện được kể đến – một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi
tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối
thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu
thành trong một tác phẩm hư cấu” [40,165]. Có các điểm nhìn phổ biến:
Điểm nhìn bên ngoài; Điểm nhìn bên trong; Điểm nhìn không gian; Điểm
nhìn thời gian.
Trong Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh Điêng bán thời
gian, Sherman Alexie đã xây dựng người kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện
của mình chủ yếu với điểm nhìn bên trong, thể hiện qua độc thoại nội tâm
của nhân vật. Với điểm nhìn bên trong thì khoảng cách giữa người trần

thuật và nhân vật được rút ngắn lại, có khi còn trùng với nhân vật. Trong
tác phẩm này, chúng ta dường như nhiều lúc thấy hình ảnh của Arnold
Spirit Junior, nhân vật chính với những suy nghĩ, biểu cảm mang dáng dấp
của nhà văn Sheman Alexie một con người cũng sinh ra tại vùng Anh
8


Điêng Spokane.
Arnold Spirit Junior với những độc thoại nội tâm giằng xé ngổn
ngang, đã phơi bày tất cả mọi thứ xung quanh về những gì xảy ra xung
quanh. Người kể này đã cho mọi người thấy được số phận bất hạnh của
mình khi mới sinh ra với căn bệnh quái ác và những di chứng của nó
mang lại, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này “Tôi sinh ra với bộ não đầy
nước” [1;9], Chính căn bệnh này, đã mang trong Junior những dị biệt
khác biệt với những đứa trẻ khác “Đầu tiên, tôi có đến bốn mươi hai cái
răng. Một người bình thường chỉ có ba mươi hai cái, phải không nhỉ?
Nhưng tôi lại có tới bốn mươi hai cái cơ đấy” [1;10]. Hình dáng của
Junior thật dị dạng. “Đầu tôi to đến nỗi những chiếc đầu nhỏ của những
người Anh Điêng có thể trở thành vệ tinh bay xung quanh nó. Một số
đứa gọi tôi là quỹ đạo. Số khác chỉ đơn giản là địa cầu. Bọn đầu gấu hay
xách tôi lên, quay tròn tôi, đặt một ngón tay lên đầu tôi và bảo, “tao
muốn đến đây”. Vậy rõ ràng bề ngoài tôi thật ngớ ngẩn” [1;12].
Bệnh tật đã biến Junior, trở nên dị biệt với những người xung quanh,
hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần của nhân vật, cũng từ đây người đọc có
thể thấy được chân dung của nhân vật cũng như những dự báo về cuộc đời
của nhân vật, dẫn tới hiếu kì về những gì người kể – nhân vật chính sẽ diễn
ra như thế nào? Số phận có phải như thế đã an bài với nhân vật chăng? Hay
nó sẽ diễn ra như thế nào?... Hay như trong cái nhìn thực tế về cuộc sống
của gia đình mình như suy luận của người kể, “Bạn có biết khi nghèo thì
điều gì là tồi tệ nhất không? Ồ, có thể bạn đã tính nhầm và bạn cho rằng:

Nghèo đói = tủ lạnh rỗng + cái bụng rỗng” [1;17].
Chỉ cần như thế thôi chúng ta thấy được cuộc sống nghèo khó của gia
đình Junior như thế nào. Cũng chính vì nghèo đói mà Junior đã không thể
làm gì khi con chó oscar bị ốm nặng và chết trong tuyệt vọng và đau đớn,
9


khi gia đình em không có tiền để đưa nó tới bác sĩ thú y để chạy chữa.
Trong cuốn tiểu thuyết ta luôn thấy xuất hiện một loạt những độc
thoại nội tâm diễn ra giằng xé và gay gắt xung quanh trải nghiệm của
Junior, tại vùng đất của những người Anh Điêng nghèo khó, nơi hi vọng đã
tắt “nằm cách Quan Trọng một triệu dặm về phía Bắc và cách Hạnh Phúc
hai tỉ dặm về phía Tây”. Nơi tồn tại rất nhiều vấn đề không an toàn như
chính những cái vấn đề trong não của Junior vậy.
Nơi con người chìm trong men rượu với những cái chết do rượu gây
ra “Tôi đang khóc bởi vì tôi biết mươi, mười lăm người Spokane nữa cũng
sẽ chết trong năm tới, và hầu hết bọn họ cũng sẽ chết vì rượu” [1;277].
Và những người Anh Điêng vùng Spokane này mất hết hi vọng và ước
mơ đó chính là hình ảnh của bố mẹ Junior, những con người trước đây
cũng từng có những ước mơ, khát vọng của riêng mình, nhưng rồi họ cũng
trở thành những người thất bại, bởi không có ai quan tâm tới những ước mơ
của họ “Thật tình tôi cũng biết bố mẹ cũng có những ước mơ của mình khi
còn bé. Họ mơ trở thành ai đó không phải sống trong nghèo khổ, nhưng họ
chưa có cơ hội để trở thành bất cứ một cái gì vì không có ai để ý đến những
ước mơ của họ” [1;22].
Junior nhân vật chính của câu chuyện, với điểm nhìn bên trong, đã dần
hé lộ cho người đọc thấy được tình cảnh mà những người Anh Điêng vùng
Spokane này đang phải hứng chịu, đó là nạn phân biệt chủng tộc và phân
biệt đối xử, đó là lối sống thu mình bó hẹp, sợ sự thay đổi, dẫn tới tính cách
con người nơi đây trở nên vô cùng hung hãn, bạo lực. Đó là hình ảnh người

bạn thân Rowdy bạo lực, luôn sẵn sàng nổi khùng lên và đánh bất kì ai
ngay cả với Junior. Những người Anh Điêng bạo lực ngay cả trong lễ hội tế
lễ “Những người Anh Điêng bất tài, hát sai nhịp, lạc điệu này rất có thể sẽ
say mèm và đánh tơi bời bất cứ thằng ất ơ nào đứng sẵn quanh đó” [1;28].
Cùng với việc dẫn dắt tình tiết, sự kiện, người trần thuật đã không
10


ngần ngại thể hiện những cảm xúc, quan điểm của mình. Nhân vật “tôi” có
vai trò định hướng tư duy, tư tưởng, tình cảm của độc giả. Sheman Alexie
đã chỉ ra vấn đề đáng lo ngại hiện nay nhất trong xã hội Mỹ, đó chính là
nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử. Cụ thể là sự kì thị dân tộc giữa
người da trắng và da đỏ. Một bên là những con người tràn đầy hi vọng, ước
mơ, hoài bão, một bên là những con người đã đánh mất hết trong mình hi
vọng, cuộc sống tù túng, như muốn quên hết mọi việc xảy ra, mà quên mất
rằng họ đang bị khinh, bị coi thường, bị lãng quên. Và họ mất hết niềm tin
vào cuộc sống và chỉ sống qua ngày trong những cái bóng vật vờ.
Đối lập với cuộc sống vùng Anh Điêng với những vấn đề không an
toàn trong môi trường sống, là hình ảnh vùng Reardan, một vùng đất nông
nghiệp trù phú, vùng đất của người da trắng, trong cảm nhận của Junior thì
đây là vùng đất của những con người có nhiều hi vọng nhất, con người đều
sống và có ước mơ của riêng mình. Nơi mà hầu hết học sinh sau khi tốt
nghiệp phổ thông đều vào học đại học, điều đó hoàn toàn ngược lại với
vùng Anh Điêng Spokane. Mặc dù vùng Spokane vẫn tồn tại đó những vấn
đề của sự phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử khi Junior chuyển tới đây
học. Nhưng dẫu sao cuộc sống ở đây vẫn an toàn nơi cậu sinh ra và lớn lên
cùng gia đình. Dọc theo mạch truyện, người đọc thấy được Junior đang đi
từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi lối sống và con người nơi vùng
đất Reardan này. Dẫu cuộc sống nơi đây cũng có những vấn đề của nó tuy
nhiên nó vẫn an toàn hơn nơi vùng Anh Điêng Spokane. Con người sống

tràn đầy ước mơ hi vọng, là một vùng nông nghiệp trù phú, không phải đối
mặt với chứng nghiện rượu và bạo lực, con người nơi đây dường như nói
không với bạo lực, với điều luật bất thành văn là không tham gia vào bất kì
trận ẩu đả nào.
Với việc để nhân vật chính của mình tự quan sát và kể câu chuyện
theo điểm nhìn của chính nhân vật, với điểm nhìn bên trong, nhân vật đã kể
11


lại câu chuyện một cách chi tiết, rành mạch, bên cạnh đó còn với vai trò là
nhân vật chính trong tác phẩm, Junior còn thể hiện được những đánh giá,
nhận xét, thái độ, tình cảm, quan điểm của mình trước những sự kiện, hiện
tượng xảy ra xung quanh: “Chị rất tuyệt vời. Chị hẳn phải rất dũng cảm khi
rời bỏ tầng hầm rồi chuyển tới Montana. Chị đi tìm giấc mơ của mình, và
dù không tìm thấy, nhưng ít nhất chị cũng đã cố gắng. Tôi cũng đang cố
gắng. Có lẽ việc này cũng sẽ giết chết tôi, nhưng tôi biết rằng sống ở khu
Anh Điêng cũng sẽ giết tôi” [1;277]; “Người Anh Điêng chúng tôi đã mất
tất cả. chúng tôi đã mất lãnh thổ của mình, mất ngôn ngữ, mất những bài
hát và điệu nhảy của mình. Chúng tôi đã mất nhau. Chúng tôi chỉ biết cách
làm mất và bị mất” [1;220].
Cùng với việc dẫn dắt các tình tiết, sự kiện, “tôi” đã không ngần ngại
thể hiện cảm xúc quan điểm của mình, nhân vật “tôi” có vai trò định
hướng tư duy, tư tưởng tình cảm của độc giả. nhà văn Sheman Alexie đã
phát hiện và đề cập tới một vấn đề cấp bách, mang tính sống còn đối với
cộng đồng người Anh Điêng vùng Spokane, đó là lối sống tù túng trì trệ,
con người chìm ngập trong tệ nạn không có lối thoát, sống không có hi
vọng, không dám vươn lên để thực hiện được ước mơ của mình. Chính
điều đó đang dần dần đưa người Anh Điêng lùi sâu vào quá khứ và biến
mất. Nhà văn thông qua những hành động nổi loạn của nhân vật “tôi”,
muốn cảnh tỉnh cả cộng đồng người Anh Điêng vùng Spokane về những

cái vô cùng nguy hiểm đang xảy ra với họ. Ông muốn họ hãy tỉnh táo hơn
để nhận ra tất cả, muốn cuộc sống của họ có ước mơ hơn, hi vọng. Bởi chỉ
có thức tỉnh và sống có ước mơ và khát vọng vươn lên, thì mới có thể cứu
vãn hiện thực họ đang gặp phải.
Nhân vật mang tính cách nổi loạn trong văn học Mỹ, và đặc biệt ở thể
loại truyện dành cho thiếu nhi, không phải là chưa từng có. Trước Sheman
Alexie, người đọc đã biết đến Tom Sawyer trong Những cuộc phiêu lưu
12


của Tom Sawyer của nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain. Trong tác phẩm
này, cậu bé Tom cũng thể hiện sự nổi loạn với xã hội bằng hành vi xem
thường chuyện học hành, trêu đùa, chọc phá các thầy giáo và muốn đi làm
cướp biển. Tom ở cái tuổi của một học sinh cấp một, sự nổi loạn của cậu bé
này là hành động trẻ con, Tom xuất hiện như một nhân vật phiêu lưu. Hình
ảnh cậu bé Tom, một đứa trẻ không chỉ biết vui đùa, phiêu lưu khám phá
mà còn nhận thức đúng đắn về các thói hư tật xấu, những kẻ tham lam.
Như trong chi tiết Tom Sawyer lừa Ben và những người bạn khác quét vôi
cho mình. “Thế là, làm ra vẻ miễn cưỡng, Tom giao chổi sơn cho tên kia.
Trong bụng, nó lấy làm vui sướng với tài khéo léo của mình! Nó chỉ còn
chờ những nạn nhân khác, bọn này chẳng mấy chốc đến ngay. Tiền đấu giá
tăng nhanh và như vậy trong khoảng chưa đầy hai tiếng đồng hồ, hàng rào
được quét vôi trắng không sót chỗ nào cả, mặt trong vườn và mặt ngoài
đường, còn Tom thì thu được một số hiện vật đáng kể: một chiếc diều còn
sửa lại được, một con chuột cống chết buộc vào một sợi dây, mười hai viên
bi, một đầu cắm còi, một chìa khóa, một cục phấn, một nút đậy bình nước,
một vòng cổ chó hơi bị sứt móc, một cán dao, một vỏ cam còn nguyên vẹn
và rất nhiều món khác vô cùng đáng giá.
Qua cách đùa vui và làm giàu như thế, Tom đã phát hiện ra một trong
những quy luật lớn của tâm lý con người, ấy là để làm cho một người nào

thèm muốn một vật thì chỉ cần đặt vật đó xa ngoài tầm tay, làm cho kẻ ấy
khó với tới”. Chi tiết này đã cho chúng ta thấy, bên cạnh sự tất bận, bộn bề
của những con người ngày ngày lao động mệt nhọc để có được những đồng
tiền chân chính, tiền của bản thân, tiền của sức lao động do chính mình tạo
ra thì ở đâu đó trong xã hội này, vẫn có những người lười biếng, không
chịu lao động mà bóc lột sức lao động của người khác một cách vô lương
tâm. Trong khi mọi người (các bạn Tom) phải làm việc mồ hôi nhễ nhại,
vất vả là vậy thì Tom đại diện cho những người lười biếng, bóc lột sức lao
động người khác lại thản nhiên, ung dung ngồi đung đưa chân tận hưởng
13


cuộc sống. Một sự bất công ở xã hội, ở thế giới người lớn đã được nhà văn
Mark Twain tái hiện một cách tinh tế.
Còn nhân vật Arnold Spirit Junior của Sheman Alexie thì ở độ tuổi
lớn hơn với khả năng nhận thức cao hơn. Junior nhận ra được hiện thực
cuộc sống xung quanh mình, nhận thức được tất cả những gì đang xảy ra và
nhìn được con đường mà bộ tộc mình sẽ đến. Cậu quyết tâm làm thay đổi
điều đó bằng cách tham gia học tập cùng với học sinh người da trắng,
những con người tràn đầy hi vọng. Với hi vọng làm thay đổi được bi kịch
của chính mình, gia đình và cả vùng Anh Điêng Spokane.
Người đọc thật sửng sốt khi nhận ra bên trong nước Mỹ – đất nước
vốn được coi là thiên đường dân chủ, ngoài vẻ đẹp hào nhoáng thì mặt trái
của xã hội Mỹ hiện ra với những con người bản địa khốn khổ nghèo đói cả
về vật chất, và nghèo đói ngay cả ước mơ và niềm tin, ta thấy ở họ sự tự ti,
pha đôi chút sự bảo thủ và sự tức giận kèm lẫn sự thù ghét.
Với việc sử dụng điểm nhìn bên trong, người trần thuật được coi là
tham dự vào câu chuyện với tư cách là một nhân vật, được gia nhập vào hội
thoại, được nhận xét trực tiếp, được nói tiếng nói của mình. Hình thức trần
thuật này có tính bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao. Nhà văn đã

khéo léo kết hợp sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ngôn ngữ lời nói với
ngôn ngữ hình ảnh, đó chính là nét độc đáo, đặc sắc tạo nên dấu ấn riêng của
tác giả. Mang sức hút với trường liên tưởng lớn lao, gây hứng thú cho người
đọc đi từ hết cảm xúc này đến cảm xúc khác, ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác. Chính điều đó làm nên sự thành công của tác phẩm, khiến nó được độc
giả đón nhận, trải nghiệm và có sức sống lớn trong lòng người đọc.
Như vậy, cùng với việc dẫn dắt các tình tiết, sự kiện. Nhân vật “tôi”
không ngần ngại thể hiện quan điểm cảm xúc của mình. Mặt khác nhân vật
“tôi” còn có vai trò định hướng tư duy, tư tưởng, tình cảm cho độc giả.
Thông qua người kể này, người đọc cảm nhận sâu sắc và chân thực hơn về
14


những vấn đề Anh Điêng đang tồn tại một cách nhức nhối trên đất Mỹ mà
các giải pháp không ngừng được đưa ra để cứu vãn tính thế.
1.3. Liên văn bản
Trong cuốn Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, ở bài viết Giải
cấu trúc và nghiên cứu, phê bình văn học hôm nay, Trần Đình Sử có đề
cập tới lí thuyết liên văn bản: “Lí thuyết này được gợi ý từ Bakhtin, nhưng
được phát triển bởi nhiều người, từ Kristeva, Bloom, de Man, Miller,
Genette, Riffaterre... trước đây hễ nói đến tính văn chương, người ta nói
tới tính độc đáo, độc nhất vô nhị của sáng tác của tác giả. Nhưng với lí
thuyết liên văn bản thì mọi sáng tác đều có sự lặp lại, lấy lại, mượn lại ý
tưởng, ngôn từ, kết cấu, cốt truyện... của các nhà văn có trước rồi biến đổi
đi, cấu tạo lại để làm ra cái mới. Như thế muốn hiểu nghĩa của tác phẩm
còn cần phải so sánh, đối chiếu, phân tích nhiều mối quan hệ với vô vàn
văn bản khác mới có thể xác định, chứ chỉ riêng cấu trúc của nó thì cũng
chưa đủ” [8;30].
Liên văn bản (tiếng Pháp: Intertextualité; Anh: Intertextuality) là một
trong những thuật ngữ cơ bản trong việc phân tích tác phẩm nghệ thuật hậu

hiện đại. Nó không chỉ được dùng như một phương tiện phân tích văn bản
văn học mà còn để xác định cảm quan về thế giới và bản thân con người
đương đại, đó là cảm quan hậu hiện đại. Khái niệm này do nhà ký hiệu học,
nhà phê bình nữ quyền người Pháp Julia Kristeva đề xuất lần đầu tiên vào
cuối những năm 60 của thế kỷ XX trong bài viết Bakhtin, từ, đối thoại và
tiểu thuyết. Theo Kristeva, “văn bản không được hình thành từ những ý đồ
sáng tác riêng tây của người cầm bút mà chủ yếu là từ những văn bản khác
đã hiện hữu trước đó: mỗi văn bản là một sự hoán vị của các văn bản, nơi
lời nói từ các văn bản khác gặp gỡ nhau, tan loãng vào nhau và trung hoà
sắc độ của nhau”. Trong khi miêu tả tính biện chứng của tồn tại văn học, bà
cho rằng: “ngoài cái thực tồn tại bên cạnh nhà nghệ sĩ, anh ta còn có quan
15


hệ với văn học trước đó và văn học cùng thời với mình, văn học mà anh ta
luôn cùng nó đối thoại, và cuộc “đối thoại” này được hiểu như cuộc đấu
tranh của nhà văn với những hình thức văn học hiện tồn”. Nói một cách
khác đi, không có văn bản nào thực sự cô lập, một mình một cõi, như một
sự sáng tạo tuyệt đối: văn bản nào cũng chịu sự tác động của văn bản văn
hoá (cultural text), cũng chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ và
quyền lực thể hiện qua các hình thức diễn ngôn khác nhau trong xã hội.
Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh Điêng bán thời gian là
câu chuyện kể về cuộc sống chân thực của người Anh Điêng vùng
Spokane. Qua đó ta thấy được nét văn hóa của người Anh Điêng nơi đây.
Đấy là sự gắn bó máu thịt với mảnh đất nơi họ sinh ra, nên những người
Anh Điêng không muốn rời xa mảnh đất nơi cha ông họ vun đắp và xây
dựng. Trong bức thư của thủ lĩnh da đỏ Seattle trả lời tống thống Mỹ
Franklin Pierce về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ có đoạn
viết “… Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của
mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là

những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng
nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều
chung một gia đình”. Chính vì thế mà cộng đồng người Anh Điêng luôn
sống gắn kết với nhau từ bao đời. Nhật kí hoàn toàn có thật của một người
Anh Điêng bán thời gian cũng giới thiệu sự kết dính của cộng đồng này,
bằng việc để cho nhân vật chính của mình là Junior bộc lộ những đánh giá
về việc đó: “Gia đình người Anh Điêng luôn kết dính chặt với nhau như
keo Gorilla, chất kết dính mạnh nhất thế giới. Cả bố mẹ tôi chỉ sống cách
nơi họ sinh ra có hai dặm, còn bà tôi chỉ sống cách nơi bà sinh ra có một
dặm. Kể từ khi vùng đất Anh Điêng Spokane được thiết lập vào năm 1881,
không ai trong gia đình tôi ở một nơi nào khác”[1;114].
Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ Seattle không chỉ đề cập đến
16


“đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như:
sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng… Tức là những
hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng tạo nên cái
mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.
Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt
đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô
trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Seattle đã nhìn thấy nguy cơ của việc
vắt kiệt đất đai, biến nó thành hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào
lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi
của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ;
nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ
cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm… Chính những điều này đã tạo nên nạn
phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và mâu thuẫn dân tộc vô cùng gay
gắt. Trong Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh điêng bán thời
gian, đó là hình ảnh thù địch của những người Anh Điêng với những người

da trắng. Điều đó được bộc lộ rõ nét nhất qua bầu không khí căng thẳng
của những trận đấu bóng chuyền giữa hai đội trường Wellpinit, ngôi trường
dành cho những học sinh vùng Anh Điêng Spokane với trường Reardan
ngôi trường của người da trắng, các trận đấu luôn có sự căng thẳng ghê
gớm “Những người dân bộ lạc của tôi nhìn thấy tôi và tất cả bọn họ đều
ngừng cổ vũ, nói chuyện và động đậy
Tôi nghĩ họ ngừng cả thở.
Và sau đó, như một, tất cả đều quay lưng lại với tôi
Đó là biểu hiện của sự khinh bỉ thật tuyệt” [1;185].
“Sau khi chúng tôi ném phạt xong, hai ông trọng tài hội ý. Họ là hai
gã da trắng ở Spokane đang kinh hãi trước những người Anh Điêng điên
dại trong đám đông và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để khiến đám đông
hài lòng. Thế nên họ bắt lỗi bốn cầu thủ của chúng tôi vì tội rời ghế dự bị
17


và vì huấn luyện viên đã có những hành động không phù hợp với tinh thần
thể thao” [1;190].
Sự thù địch đó được cả cộng đồng người Anh Điêng trút lên vai
Junior, một cậu bé 14 tuổi, dám tự ý chuyển tới học tập tại Reardan, mà
trong quan niệm của họ là một sự phản bội tổ tiên mình, điều đó không
được nhận sự tha thứ và chỉ có được những ánh mắt nhìn thù địch mà thôi,
thậm chí có thể bị giết chết.
Là một công dân của vùng đất Spokane, Sherman Alexie hiểu rất rõ
quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Ông nhìn thấy rõ
những tháng ngày đau thương của bộ tộc Anh Điêng vùng Spokane. Người
Anh Điêng, tức người da đỏ, là chủng tộc sống lâu đời nhất trên lục địa
châu Mỹ. Cuối thế kỉ 18, có khoảng 2,5 triệu người. Cuộc chiến tranh da
màu đã tàn sát và dồn người da đỏ vào những nơi hoang vắng, cằn cỗi, nay
người da đỏ còn lại không nhiều. Chính vì những biến cố lịch sử này đã

giải thích vì sao người Anh Điêng vùng Spokane lại có thái độ thù địch như
vậy với người da trắng. Trong cuốn tiểu thuyết, Junior đã thể hiện suy nghĩ
của mình: “Tôi luôn cho rằng việc người Anh Điêng đón lễ tạ ơn thật là
buồn cười. Ý tôi là, tất nhiên, người Anh Điêng và những người Pilgrim
từng là bạn tốt trong lễ tạ ơn đầu tiên ấy, nhưng một vài năm sau đó, người
Pilgrim lại bắn người Anh Điêng” [1;132]; “Bố ơi,” tôi nói. “người Anh
Điêng phải tạ ơn vì điều gì ạ?”
“Chúng ta phải tạ ơn họ vì họ chưa giết hết tất cả chúng ta” [1;132].
Nghe có vẻ hài hước nhưng đó thực sự là nỗi đau đớn với một chủng tộc.
Chính điều đó đã kéo theo hình ảnh những con người mất hết niềm tin vào
cuộc sống, không hi vọng, một chủng tộc đang dần đánh mất mình, có thể
bị tuyệt diệt, họ sống không có mục đích, chìm vào những cơn say. Tính
cách họ trở nên hung hãn hơn, tựa những vết thương không thể lành. Họ
liều lĩnh hơn, giấu mình hơn, sống trong tuyệt vọng và lòng căm thù được
18


truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Thật là tồi tệ khi nghèo, và thật là
tồi tệ khi cảm thấy không hiểu sao bạn lại đáng chịu cảnh nghèo. Bạn bắt
đầu tin rằng bạn nghèo vì ngu ngốc và xấu xí. Sau đó bạn bắt đầu tin rằng
bạn ngu ngốc và xấu xí vì bạn là người Anh Điêng. Và vì bạn là người Anh
Điêng nên bạn bắt đầu tin vào số phận của bạn là nghèo khổ. Đó là một
vòng luẩn quẩn và bạn không thể làm khác được” [1;24].
Trong văn hóa người Anh Điêng, họ luôn tin tưởng vào thế lực siêu
nhiên thần thánh. Trong suy nghĩ của họ, những gì họ đạt được hôm nay
chính là do thần linh mang lại. Họ hầu như không tin vào năng lực của bản
thân mình.
Junior là nhân vật điển hình như vậy, cậu không tin mình sẽ có thể
sống sót được, hoặc giả có sống được sau ca phẫu thuật hồi sáu tháng tuổi:
“Tôi chỉ mới sau tháng tuổi và đáng lẽ đã chết nghẻo trong ca phẫu thuật.

Kể cả khi bằng cách nào đó tôi sống sót qua được cái thử thách hút nước, lẽ
ra tôi phải bị tổn thương não bộ nghiêm trọng sau quy trình ấy và phải sống
thực vật trong suốt thời gian còn lại” [1;10].
Trong cuộc tuyển chọn làm vận động viên bóng rổ cho đội tuyển của
trường, Junior chưa bao giờ tin vào khả năng của chính mình, không bao
giờ nghĩ mình có thể lọt vào đội tuyển nếu như không có sự giúp sức của
thánh thần, một thế lực siêu nhiên nào đó. “Quái quỷ thật cuối cùng tôi
được chọn vào đội tuyển trường. Khi đang là học sinh lớp chín. Huấn luyện
viên bảo rằng tôi là đứa ném bóng giỏi nhất từng chơi cho ông. Và sắp sửa
trở thành vũ khí bí mật của ông. Tôi chuẩn bị là vũ khí bí mật của ông”
[1;183]. Và điều đó đã được giải thích ở bức hình trang 183, sở dĩ Junior có
thể làm được điều đó là do cậu được sự phù trợ của thần linh người Anh
Điêng dành cho cậu.
Xuyên suốt tác phẩm, các văn bản viết và văn bản vẽ được bố trí đan
xen nhau. Các văn bản vẽ này không chỉ bộc lộ nét tinh nghịch của người vẽ
mà còn phụ hoạ rất ăn ý đến giọng điệu của người kể. Chẳng hạn trong bức
19


vẽ dưới đây, hình ảnh Junior với cái miệng đầy răng đã minh hoạ sắc nét cho
lời kể về mấy chục cái răng của chính người kể “tôi”:

Hay trong trong trận đấu bóng rổ cuối cùng của năm học, khi đối đầu
với đội bóng Wellpinit vùng Spokane, khi đối mặt với Rowdy, một người
bạn thân và là cầu thủ cừ khôi, Junior cũng không tin vào sự chiến thắng
của mình có được là do năng lực của bản thân mà nó là do sự phù hộ của
thánh thần, một thế lực siêu nhiên. “Tôi biết cậu nhảy lên không trung cách
rổ khoảng một mét rưỡi. Tôi biết cậu sẽ nhảy cao hơn tôi những sáu mươi
phân. Vì thế tôi cần phải nhảy nhanh hơn.
Rowdy bay lên không trung. Và tôi bay lên cùng.

RỒI TÔI BAY CAO HƠN CẬU
Đúng thế nếu tin vào pháp thuật, hồn ma, hẳn tôi đã nghĩ mình đang
bay trên vai của bà và của bác Eugene đã khuất, bạn thân của bố tôi. Hoặc
có thể tôi đang bay trên những ước vọng mà bố mẹ đặt ở tôi” [1;245].
Tiểu kết
Như vậy, với Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh Điêng bán
thời gian, người đọc thấy được bóng dáng của nền văn hóa, suy nghĩ của
những người Anh Điêng bản địa sống lâu đời tại vùng đất Châu Mỹ này.
Những tín ngưỡng và đức tin của họ vào thiên nhiên và thế lực siêu nhiên,
20


cùng với những biến cố lịch sử xảy ra với họ, mà Sherman Alexie với tư
cách là một cư dân trong cộng đồng đó, đã phản ánh một cách chân thực.
Nhật kí hoàn toàn có thật của một người Anh Điêng bán thời gian, đã
chiếm trọn trái tim của độc giả. Vơi lối kể từ ngôi thứ nhất mang đặc tính
Anh Điêng thật thà và đầy cảm xúc, kết hợp với lối viết liên văn bản cả về
văn hoá lẫn các nghệ thuật ngôn từ hay hội hoạ, tác phẩm chứa đựng những
khắc họa chân thực đầy tình yêu về khu Anh Điêng, một vùng đất đói
nghèo, nhưng có những con người biết dũng cảm đứng dậy để thay đổi số
phận mình.

21


×