Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

CHỦ đề CHIẾN TRẬN TRONG “HOÀNG lê NHẤT THỐNG CHÍ” của NGÔ GIA văn PHÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.67 KB, 104 trang )

MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có vị trí
đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Đây là giai đoạn “kết tinh
thành tựu tám thế kỷ của văn học Việt Nam trung đại”, được mệnh danh là
“giai đoạn văn học cổ điển” và mở ra một thời kỳ phát triển mới, hết sức thịnh
vượng trong đời sống văn hóa và văn học.
Chưa bao giờ các thể loại văn học lại cùng một lúc đạt đến đỉnh cao
như bây giờ. Các thể loại văn học hình thành từ giai đoạn trước như thơ chữ
Hán, thơ Nôm Đường luật, truyện ký chữ Hán, diễn ca lịch sử, thể loại văn
học chức năng đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Các thể loại mà giai đoạn
trước chưa kịp ra đời, hoặc mới có mầm mống thì nay đã xuất hiện và cũng
đạt đến đỉnh cao của sự phát triển như ngâm khúc, truyện thơ, hát nói…Thế kỉ
XVIII đến nửa đầu XIX là thời kỳ huy hoàng của văn học chữ Nôm với
những sáng tác của thơ Nôm Đường luật, hát nói, ngâm khúc, phú Nôm, đặc
biệt là truyện thơ Nôm. Truyện thơ Nôm chính là thể loại lớn nhất và tiêu
biểu nhất cho thành tựu của văn học giai đoạn này mà đỉnh cao là kiệt tác
“Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du. Bên cạnh văn học chữ Nôm, văn
học chữ Hán cũng có những thành tựu rực rỡ và là bước tiến lớn. Chưa có giai
đoạn nào mà thơ chữ Hán lại phát triển rực rỡ và có nhiều thành tựu xuất sắc
như thế. Văn xuôi chữ Hán cũng đạt thành tựu lớn với tiểu thuyết chương hồi,
truyện ký, truyện truyền kỳ, văn khảo cứu…
Như vậy thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX đã góp phần tạo nên diện mạo
mới cho nền văn học nước nhà, đặc biệt có sự xuất hiện của các nhà văn lớn,
các đại thi hào, đại văn hào của dân tộc với những tác phẩm vĩ đại.

1



1.2. Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam chính là kết tinh tuyệt vời của
văn xuôi tự sự thời trung đại, chính thức cho thấy văn xuôi cũng có vị trí quan
trọng chứ không đơn thuần là văn vần như trước. Tuy mới ra đời, nhưng các
tác phẩm tiểu thuyết chương hồi ngay lập tức đã để lại dấu ấn như Nam triều
công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoan Châu ký của Nguyễn
Cảnh, Hoàng Việt long hung chí của Ngô Giáp Đậu. Đặc biệt là Hoàng Lê
nhất thống chí của Ngô gia văn phái – đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi
Việt Nam. Tác phẩm đã đem đến một bức tranh rộng lớn về một thời đại đầy
biến động, vừa đau thương vừa hào hùng trong lịch sử dân tộc. Với những nội
dung hiện thực kết hợp với bút pháp nghệ thuật sinh động, hấp dẫn, Hoàng Lê
nhất thống chí xứng đáng được coi là một bộ tiểu thuyết độc đáo, có giá trị cả
về mặt lịch sử và văn học, vì thế cuốn sách luôn được người đọc đón nhận,
nghiên cứu.
Tìm hiểu về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, người đọc khám phá
được sự độc đáo của tiểu thuyết chương hồi so với các thể loại khác, những
giá trị lịch sử hay sự tiếp thu và sáng tạo của nhóm Ngô gia văn phái đối với
một thể loại “ngoại nhập”. Phân tích tác phẩm cũng giúp người đọc thấy được
những đặc sắc nghệ thuật và tư tưởng của tác giả. Như vậy, Hoàng Lê nhất
thống chí được đánh giá cao cả về nội dung và hình thức. Tác phẩm có một
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển lịch sử văn xuôi Việt Nam, nêu ra
nhiều vấn đề lý luận văn học. Đó cũng là lý do Hoàng Lê nhất thống chí được
nghiên cứu kỹ ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
1.3. Bằng sự kết hợp của nhiều yếu tố: thể loại, kết cấu, xây dựng nhân
vật, nghệ thuật dẫn truyện, nghệ thuật miêu tả trận chiến, Ngô gia văn phái đã
tạo ra một chỉnh thể nghệ thuật có sức sống mạnh mẽ, khiến “Hoàng Lê nhất
thống chí” không đơn thuần là việc “chép sử” mà còn mang giá trị văn học
nghệ thuật. Nghệ thuật miêu tả chiến trận chiếm một vị trí quan trọng trong

2



tác phẩm, khắc họa diện mạo riêng cho tác phẩm trong thời kì lịch sử đầy biến
động của xã hội đương thời. Nói cách khác, chủ đề chiến trận được xây dựng
dưới ngòi bút của Ngô gia văn phái đã tạo một dấu ấn riêng cho “Hoàng Lê
nhất thống chí”.
Có thể nhận ra một đặc điểm, Ngô gia văn phái không say mê miêu tả
chiến trận quá nhiều, miêu tả chiến trận không chiếm nhiều dung lượng như khi
tác giả nói về hình tượng nhân vật. Nhưng vai trò của các trận chiến trong
Hoàng Lê nhất thống chí lại không hề nhỏ. Các trận đánh không chỉ là cơ hội
để nhân vật bộc lộ mình mà còn là dấu mốc mở ra một giai đoạn mới, hoàn
cảnh mới để các nhân vật tiếp tục được khai thác ở những khía cạnh khác.
Người đọc đã bị cuốn hút vào những âm mưu, những kế sách, chuẩn bị cho trận
đánh và cả quá trình diễn ra cũng như kết thúc mỗi trận. Điều đặc biệt ở đây
không phải việc tái dựng lại cuộc chiến của tác giả, mà chính là phương pháp,
cách xử lý, thể hiện trận chiến đã lôi cuốn được độc giả. Đó chính là những yếu
tố không nhỏ góp nên thành công lớn cho “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Không chỉ vậy, Hoàng Lê nhất thống chí còn được đưa vào giảng dạy ở
chương trình Ngữ Văn THCS qua đoạn trích “Hồi thứ 14 – Đánh Ngọc Hồi
quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài” (Sách
Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam). Đây là đoạn trích được coi là
hay nhất trong cuốn tiểu thuyết, toàn bộ đoạn trích này cũng là minh chứng
cho vai trò của chủ đề chiến trận.
Như vậy, tìm hiểu Chủ đề chiến trận trong Hoàng Lê nhất thống chi
không chỉ làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật của tác phẩm, góp phần
vào việc nghiên cứu tổng thể tác phẩm và tư tưởng của tác giả mà còn giúp
việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm ở chương trình Ngữ Văn THCS được
sâu sắc hơn.

3



2. Lịch sử vấn đề
Từ lâu, Hoàng Lê nhất thống chí đã trở thành mối quan tâm của không
ít nhà nghiên cứu. Có không ít bài viết đi vào khảo sát nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm ở nhiều mức độ, nhiều khía cạnh. Mỗi công trình lại có một
phạm vi khác nhau, nhưng nhìn chung đều nỗ lực tìm ra những giá trị đích
thực và độc đáo của tác phẩm.
2.1. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”
Những đánh giá về “Hoàng Lê nhất thống chí” ban đầu được xuất hiện
trong các bài giới thiệu của Ngô Tất Tố, Lê Trí Viễn,… Tuy nhiên những
đánh giá này mới chỉ dừng lại ở mặt thể loại và khẳng định vai trò ghi lại lịch
sử của cuốn sách.
Trong Mấy câu giới thiệu về “Hoàng Lê nhất thống chí” (1958), Ngô
Tất Tố đã đánh giá cuốn sách này mang nhiều giá trị lớn về mặt sử học: “Tuy
rằng thể tài của nó theo lối diễn nghĩa […], giống như tiểu thuyết của Tàu,
nhưng nội dung thì là một bộ truyện chí, chép toàn sự thật, không bịa đặt, không
tây vị” [45;11]. Chính bởi cách nhìn nhận này, Ngô Tất Tố đã gạt bỏ toàn bộ yếu
tố văn học của cuốn tiểu thuyết, những yếu tố nghệ thuật bị coi như không có
trong tác phẩm.
Trong“Hoàng Lê nhất thống chí” – Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà
trường (1969), Lê Trí Viễn đã giới thiệu khá kĩ nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết này, ông chú ý về mặt thể loại và giọng điệu. Ông gọi đây là “một cuốn
truyện sử”, “một sáng tác văn học đúng nghĩa của nó” [46;12]. Khác với Ngô
Tất Tố, Lê Trí Viễn nhận ra ngọn bút khôi hài của Ngô gia thấm trong từng
trang bút và chất anh hùng ca khi tác giả xây dựng hình tượng người anh hùng
Nguyễn Huệ.

4



Bên cạnh những bài giới thiệu trên, nhiều cuốn sách đã nghiên cứu sâu
hơn về mặt nội dung và nghệ thuật của “Hoàng Lê nhất thống chí”, từng bước
xác định đúng thể loại và khẳng định giá trị của tác phẩm trong lịch sử văn
học Việt Nam.
Cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1975) của Phan Cự Đệ đã lần đầu
tiên đưa ra khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” đối với “Hoàng Lê nhất thống chí”.
“Hoàng Lê nhất thống chí là “cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ở nước ta bước
đầu được viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa” [11;465].Ông xếp
Hoàng Lê nhất thống chí là “đỉnh cao nhất của tác phẩm văn xuôi bằng chữ
Hán […] dường như kết tinh được những thành tựu nghệ thuật của các tác
phẩm truyền kì, tùy bút, ký sự từ thế kỷ XVIII trở về trước” [11;456]. Ông
cũng chú ý tới khả năng phản ánh lịch sử của tác phẩm, đánh giá cao “những
bức tranh hiện thực đầy những chi tiết lịch sử – cụ thể, rất hấp dẫn và sinh
động” [11;460].
Hoàng Hữu Yên cũng đưa ra những đánh giá của mình về Hoàng Lê
nhất thống chí thông qua cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – đầu
thế kỷ XIX (1990). Dù chưa thật hài lòng với việc xếp Hoàng Lê nhất thống
chí vào thể loại tiểu thuyết song ông vẫn coi đây là một cuốn tiểu thuyết lịch
sử ký sự, một tác phẩm văn học thực sự, không phải một cuốn sử biên niên.
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ diễn biến câu chuyện đã phát triển theo diễn biến
lịch sử, theo sát thời gian cũng như hoàn cảnh chuyển biến của các sự kiện
lớn. Nhà nghiên cứu cho rằng “sự kiện không che lấp con người và hoạt động
của con người làm cho sự kiện như sống lại trước mắt độc giả”. [22;102]
Trong nghiên cứu“Hoàng Lê nhất thống chí” – văn bản, tác giả và
nhân vật (1997), Phạm Tú Châu tđã khảo cứu công phu về văn bản, tác giả,
nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí. Khi đi sâu tìm hiểu hệ thống nhân

5



vật của tác phẩm, tác giả đã chú ý nhiều đến các nhân vật nữ mà cuộc đời, số
phận gắn với đời sống gia đình xã hội của giai cấp phong kiến, các nhân vật
nho sĩ Tràng An bất tài tham lam cơ hội; và vua quan nhà Thanh đã “cho thấy
nghệ thuật miêu tả tính cách, thể hiện nội tâm nhân vật đã đạt đến mức độ tài
tình” [13;179]. Phân tích nghệ thuật, ông nhận xét tác phẩm Hoàng Lê nhất
thống chí có một bút pháp văn xuôi “chân thực và sinh động” [12;143], kết
cấu đa dạng thay đổi luôn luôn “lúc xuôi theo thứ tự thời gian, lúc đảo ngược
sau trước, lúc đang kể tới chỗ gay cấn xen ngang vào một câu chuyện khác
hoặc phải chuyển sang hồi sau, lúc đang viết văn xuôi lại chen vào một vài
câu thơ chữ Hán hay vè Nôm” [13;143-144]. Khẳng định Hoàng Lê nhất
thống chí là cuốn truyện dài thành công nhất so với các tiểu thuyết cùng loại,
nhà nghiên cứu nhấn mạnh dù còn chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi
các nước cùng khu vực nhưng nét độc đáo của tác phẩm chính là các tác giả
“ghi chép, dựng lại chính những sự kiện và nhân vật mà các tác giả tai nghe,
mắt thấy hoặc đích thân tham dự, tiếp xúc, thậm chí là đồng liêu hoặc cùng
chung dòng máu với mình, không cần tránh né” [13;144-145]
Trong Mấy vấn đề về thi pháp văn học Trung đại Việt Nam (1999),
Trần Đình Sử lần đầu tiên xem xét Hoàng Lê nhất thống chí dưới góc độ thi
pháp học, nhưng cũng chỉ mới dừng ở mức độ điểm xuyết. Về mặt thể loại,
ông coi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết sử thi vì một số đặc điểm: tiểu
thuyết mô tả vận mệnh toàn xã hội, toàn đất nước, các nhân vật đa dạng. Về
nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả nhận xét: “nhân vật được miêu tả hoặc
bằng âm mưu, lời đối thoại, bằng cử chỉ, tiếng cười, tiếng khóc rất cô đọng
mà hiểu rõ kẻ trung, người nịnh, kẻ khí khái, kẻ tiểu nhân, kẻ thị tài tầm
thường, người anh hùng hào kiệt” [38;366]; thái độ Ngô gia ngụ ý khen chê rõ
với từng hạng người. Trần Đình Sử còn chú ý đến vấn đề thời gian như một

6



yếu tố nghệ thuật của tác phẩm mặc dù tính tuần hoàn thay thế các triều đại ít
nhiều đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới.
Trên các tạp chí văn học, “Hoàng Lê nhất thống chí” được chú ý nhiều
ở giá trị hiện thực và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Trên Tạp chí Văn học (số 9 - 1968), Đỗ Đức Dục nghiên cứu về “Tính
cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí”, đã khẳng định: “Chủ nghĩa
hiện thực ở Hoàng Lê nhất thống chí biểu lộ vượt ra ngoài ý định của tác giả”.
Đỗ Đức Dục phân tích kĩ tính các điển hình của các nhân vật: “Điều đặc sắc
nhất của chủ nghĩa hiện thực trong Hoàng Lê nhất thống chí là ở sự mô tả
những nhân vật, những tính cách con người”. Những nhân vật được miêu tả
trong Hoàng Lê nhất thống chí đủ hạng người từ trên xuống dưới, từ tiểu
nhân đến người quân tử. Song điều tác giả bài viết muốn nhấn mạnh chính là
việc miêu tả thành công những nhân vật thuộc hàng ngũ các tầng lớp thống trị
phong kiến trên nền của cái xã hội phong kiến đang rệu rã, đổ nát...
Trong Tạp chí Văn học (số 2 – 1984) có bài “Hoàng Lê nhất thống
chí” và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông của nhà nghiên cứu
B.L.Riptin. Lần đầu tiên Hoàng Lê nhất thống chí được xem xét dưới góc độ
so sánh với các tiểu thuyết Viễn Đông. Ông kết luận: “Hoàng Lê nhất thống
chí không phải là một bản ghi chép có tính chất biên niên và là một tác phẩm kí
sự mà là một cuốn tiểu thuyết do tác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ
chính là những người được chứng kiến và tham gia vào đó”. Ông còn xem xét
các chuỗi sự kiện, ngôn ngữ, nhân vật, không gian và kết cấu trong tác phẩm.
Như vậy thêm một lần nữa, Riptin khẳng định giá trị nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết này.
Tạp chí văn học (số 10 - 1996) có bài “Tìm hiểu giá trị hiện thực của
“Hoàng Lê nhất thống chí”, một tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu biểu” của

7



Mai Quốc Liên – Kiều Thu Hoạch. Có thể coi đây là bài nghiên cứu đầu tiên
phân tích sâu tác phẩm này. Hai tác giả đã phân tích giá trị hiện thực của tác
phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trước hết là thành công của tác phẩm
khi “xây dựng lên được những điển hình đa dạng, có tính khái quát” [23;36],
thế giới nhân vật phong phú, nhiều nhân vật mang dấu ấn thời đại “gân guốc
hào hùng hoặc đau thương”, “các tính cách va chạm vào nhau”,… Các tác giả
phân tích kỹ nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ, chú ý phân tích kết
cấu lối tiểu thuyết chương hồi, phân tích ngôn ngữ đối thoại đã bộc lộ được
tính cách nhân vật.
“Hoàng Lê nhất thống chí” còn là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án,
luận văn cũng như khóa luận tốt nghiệp.
Luận án tiến sĩ Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam
(Viện Văn học Việt Nam, 2009) của tác giả Vũ Thanh Hà đã đề cập nhiều
vấn đề liên quan đến thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán ở Việt Nam. Đó
là nghệ thuật miêu tả nhân vật và các sự kiện lịch sử cùng những đặc trưng cơ
bản của thể loại. Theo tác giả, chính sự thành công của nghệ thuật tự sự đã
đưa tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí lên vị trí đỉnh cao của văn xuôi trung
đại Việt Nam. Luận văn Nghệ thuật tự sự của Hoàng Lê nhất thống chí (ĐH
Vinh, 2010) của Nguyễn Thị Tâm cũng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
nghệ thuật tự sự của tác phẩm: xây dựng cốt truyện, sự kiện, nhân vật. Tác giả có
sự khảo sát tương đối kĩ về các phương diện kể trên.
Tóm lại, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống
chí”, chúng tôi nhận thấy cơ bản có hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất là các
công trình giới thiệu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí với tư các là
một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo thể chương hồi xuất sắc nhất của văn học

8



Việt Nam thế kỉ XVIII. Xu hướng thứ hai là chuyên luân, bài báo,… trực tiếp
nghiên cứu, phê bình về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
2.2. Lịch sử nghiên cứu chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất
thống chí”
Trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1975), Phan Cự Đệ phát
hiện những trận chiến đã góp phần vào việc phản ánh các sự kiện lịch sử.
Ông đánh giá đây là “bức tranh hiện thực đầy những chi tiết lịch sử - cụ thể,
rất hấp dẫn và sinh động” [11;460]. Tuy nhiên, những ghi nhận đó của ông
hết sức sơ lược. Phan Cự Đệ chỉ tập trung vào nghệ thuật xây dựng nhân vật
cũng như giá trị hiện thực của tác phẩm mà không đi sâu phân tích chủ đề
chiến trận.
Giáo trình “Văn học trung đại Việt Nam” (2015), Nguyễn Thanh Tùng
dã dành hẳn một chương nghiên cứu về tiểu thuyết chương hồi và Hoàng Lê
nhất thống chí. Trong chương này, “nghệ thuật miêu tả chiến trận” được xếp
là một trong sáu phương diện nghệ thuật lớn của tác phẩm, được tách riêng
làm một đề mục để nghiên cứu. Mục này khẳng định: “Tác phẩm viết về một
giai đoạn mà đất nước “đua đâu cũng là bãi chiến trường” nên một nhiệm vụ
khong thể lảng tránh là mô tả các trân chiến” [42;71]. Tuy nhiên do giới hạn
của giáo trình, nghệ thuật miêu tả chiến trận ở đây vẫn mang ý nghĩa khái
quát, chưa thực sự đi sâu.
Trong cuốn Tạp chí Văn học (số 11 - 1996), bài viết Tìm hiểu giá trị
hiện thực của Hoàng Lê nhất thống chí – một tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu
biểu của Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch đã khẳng định ý nghĩa của phong
trào Tây Sơn. Tác giả nhấn mạnh: “Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm duy
nhất của đương thời mô tả một cách trực tiếp phong trào Tây Sơn và người
anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ” và “cũng cần phải kể thêm ngoài phong trào

9



Tây Sơn, Hoàng lê nhất thống chí còn cho chúng ta thấy bóng dáng của nhiều
cuộc khởi nghĩa nông dân khác”[23; 80-81]. Bài viết cũng mang tính chất
điểm tên các trận chiến chứ chưa khai thác giá trị của chủ đề chiến trận.
Luận văn “Hoàng Lê nhất thống chí” với lịch sử xã hội Việt Nam cuối
thế kỉ XVIII của Nguyễn Thị Chung Thủy (Đại học Vinh, năm 2007) đi sâu
nghiên cứu những phương diện phản ánh lịch sử của cuốn tiểu thuyết này.
Trong các phương diện ấy, vai trò của các cuộc khởi nghĩa nông dân hết sức
quan trọng. Người viết đã khẳng định: “sự suy vong của tập đoàn Lê - Trịnh
không chỉ bắt nguồn từ sự lục đục, rệu rã trong phủ chúa, hay từ những mâu
thuẫn, những cuộc chém giết tranh giành quyền lực trong nội bộ các tập đoàn
phong kiến thống trị đương thời, mà còn có một nguyên nhân sâu xa là sự
chống đối, sự vùng lên đấu tranh của nhân dân”. Dù khẳng định những cuộc
chiến diễn ra suốt dọc tác phẩm nhưng Luận văn trên chưa phân tích nghệ
thuật miêu tả chiến trận.
Tuy các công trình tìm hiểu tác phẩm ở nhiều góc độ, song chưa có
một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất
thống chí” của Ngô gia văn phái. Ý nghĩa của “Chủ đề chiến trận” trong tác
phẩm này cũng chưa được nhắc tới một cách trọn vẹn. Với đề tài “Chủ đề
chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống chi” của Ngô gia văn phái, người
viết hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu các yếu tố
nghệ thuật trong “Hoàng Lê nhất thống chí”.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, thống kê Nghệ thuật miêu tả chiến trận trong "Hoàng Lê
nhất thống chí” của Ngô gia văn phái góp phần làm rõ cảm hứng phê phán
hiện thực và cảm hứng yêu nước của tác giả. Luận văn cũng tìm hiểu những

10



nghệ thuật được sử dụng trong miêu tả chiến trận, từ đó thấy được sáng tạo
của Ngô gia văn phái, giá trị văn học của tác phẩm và góp thêm đánh giá toàn
diện về nghệ thuật.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống
chí” của Ngô gia văn phái.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi Luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về các trận chiến được
nhắc tới trong Hoàng Lê nhất thống chí.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa thêm cơ sở để:
- Khẳng định bối cảnh lịch sử xã hội, đặc trưng thể loại và tiểu sử tác
giả có vai trò lớn quyết định tới việc xây dựng chủ đề chiến trận trong “Hoàng
Lê nhất thống chí”.
- Khẳng định nét đặc sắc, độc đáo của chủ đề chiến trận Hoàng Lê nhất
thống chí trong việc thể hiện cảm hứng phê phán hiện thực và cảm hứng yêu
nước.
- Khẳng định giá trị nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí thông qua
nghệ thuật xây dựng không, thời gian, nghệ thuật tạo dựng tình huống, giọng
điệu đa thanh, ngôn ngữ đa dạng. Từ đó thấy được khả năng miêu tả trận
chiến rất sáng tạo của tác giả.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

11


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung của Luận văn chúng tôi

gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê
nhất thống chí”
Chương 2: Chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống chí” nhìn
từ phương diện nội dung
Chương 3: Chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống chí” nhìn
từ phương diện nghệ thuật

12


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ CHIẾN TRẬN TRONG HOÀNG
LÊ NHẤT THỐNG CHI
1.1. Giới thuyết khái niệm
Chủ đề trước hết được hiểu là những vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm
mà tác giả nêu lên. Chủ đề đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Nếu
khái niệm đề tài giúp ta xác định: tác phẩm viết về cái gì? Thì khái niệm chủ
đề lại giải đáp câu hỏi: vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Như vậy, chủ đề
được hiểu là một vấn đề thiết yếu, quan trọng của tác phẩm, hình thành từ ý đồ
và biểu hiện trong sáng tác. Khái niệm chủ đề được sử dụng trong Luận văn
“Chủ đề chiến trận trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái”
được hiểu là một trong những nội dung chính nổi bật lên trong tác phẩm, được
lặp đi lặp lại nhiều lần chứ không phải vấn đề thiết yếu bao trùm toàn bộ tác
phẩm, cũng không phải vấn đề cơ bản nhất của Hoàng Lê nhất thống chí.
Khái niệm chiến trận được sử dụng trong Luận văn được hiểu là cuộc
chiến giữa các thế lực đối lập nhau, mâu thuẫn với nhau. Những mâu thuẫn ấy
được giải quyết bằng sức mạnh của quân lính. Các trận chiến đều có nguyên
nhân, sự chuẩn bị cho trận chiến, có diễn biến và kết quả.

1.2. Bối cảnh lịch sử xã hội
1.2.1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và đời sống cơ cực của
nhân dân
Thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn mà xã hội Việt Nam
rơi vào khủng hoảng triền miên. Xã hội sa sút trên mọi lĩnh vực, từ chính trị
tới kinh tế. Nội chiến diễn ra liên tục trong hai thế kỷ trước đã chia cắt đất
nước thành từng vùng miền và nhấn chìm cuộc sống nhân dân trong đói

13


nghèo, trì trệ. Sang thế kỷ XVIII, sau khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn chấm
dứt, mâu thuẫn xã hội tạm lắng xuống, tình hình xã hội trở lại ổn định một
thời gian ngắn. Bọn cường hào, địa chủ vẫn hoành hành khắp nơi, chúng tìm
mọi cách lũng đoạn ruộng công, liên kết với các quan phủ, huyện tự tiện bán
ngôi thứ trong làng và bán độ ruộng công lấy tiền khiến cho dân “lưu tán dù
muốn về cũng không có đất mà cày, muốn đi kiện cũng không có sức mà theo
đuổi”. Đơn từ tố cáo về việc ẩn lậu ruộng đất nhiều tới mức chúa Trịnh Sâm
trong năm đó đã phải ban bố bảy điều nghiêm cấm cho trong kinh và ngoài
trấn, trong đó có hai điều là “Cấm nhân dân không được tố cáo ruộng ẩn lậu”
và “Cấm nhà quyền thế không được chiếm bậy ruộng của dân”. Đời sống
nhân dân tiếp tục chịu khổ khi thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra. Hạn hán, lụt
lội, vỡ đê xảy ra liên tục khiến dân đói to, làng mạc tiêu điều, nông nghiệp sa
sút trầm trọng. Những thứ tích trữ ở dân gian hàu như nhẵn nhụi. Trước tình
hình đó, để giữ vững thu nhập hàng năm, Chúa Trịnh chủ trương đánh thuế
thật nặng bất cứ nghề gì, kết quả là vắt kiệt sức lực của nhân dân đến mức
thành ra bần cùng nên phải bỏ nghề nghiệp.
Vua Lê lúc này chỉ là bù nhìn, các chúa Trịnh mới thực sự nắm quyền,
khiến mọi tôn ti cương thường, trật tự truyền thống bị đảo lộn. Các bậc vua
chúa thi nhau ăn chơi hưởng lạc. Cũng có những vị chúa có thực tài, mong

muốn cải cách nhưng “lực bất tong tâm”, không thể xoay chuyển nổi một xã
hội đã mục ruỗng. Quan lại sa đoạ, chỉ lo cướp đoạt của nhân dân làm giàu,
tạo điều kiện cho bọn địa chủ, hào lý thôn xã hoành hành, đục khoét, bóc lột
nhân dân, vua chúa thì ăn chơi xa xỉ, mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến
ngày càng gay gắt, anh em Trịnh Sâm (con Trịnh Doanh) tranh nhau ngôi
chúa. Trịnh Sâm lại giết thái tử Lê Duy Vĩ nhằm trừ hậu hoạ. Trịnh Sâm còn
đam mê nữ sắc nên triều đình ngày càng chia bè kéo cánh, tìm cách thanh trừ
nhau. Năm 1782, Trịnh Sâm mất, phe Trịnh Khải (con trưởng của Trịnh Sâm)

14


dựa vào quân Tam phủ tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huệ (vương phi của Trịnh
Sâm). Nhân đó quân tam phủ tung hoành, kéo nhau đi cướp bóc làm náo động
kinh thành, sử cũ gọi đó là "loạn kiêu binh". Càng ngày quan lại địa phương
càng bất chấp tình thế, ra sức đục khoét của cải của nhân dân làm giàu. Làng
xóm tiêu điều, người dân phiêu tán.
Trước tình hình nhà chúa suy thoái trầm trọng, Nguyễn Hữu Chỉnh
thuyết phục Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc đánh Thăng Long diệt Trịnh. Với
danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các
danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe
quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ
thành Thăng Long chạy, sau bị bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp
giải, Trịnh Tông tự sát. Sau khi quân Tây Sơn rút đi, các thế lực của chúa
Trịnh từng bỏ trốn khi Tây Sơn kéo ra như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng
Cơ lại trỗi dậy, lập Trịnh Bồng lên ngôi vương, tức là Án Đô vương, tái lập
chính quyền chúa Trịnh. Vua Lê Chiêu Thống đang muốn chấn hưng nhà
Lê bèn mời Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn ở Nghệ An ra dẹp Trịnh Bồng.
Chỉnh nhanh chóng đánh tan quân Trịnh, đốt phủ chúa, Trịnh Bồng bỏ đi mất
tích. Họ Trịnh mất hẳn, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng hành như chúa

Trịnh trước kia.
Ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn lục đục bèn có ý
chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ phái Võ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn
Nhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Tuy nhiên, đến lượt Võ Văn
Nhậm lại chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ. Tháng 4 năm 1788, Lê
Chiêu Thống đã bỏ kinh đô lưu vong. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc
lần thứ hai, giết Võ Văn Nhậm. Ông tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc
Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm
đương công việc.

15


Về phần Lê Chiêu Thống, để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình, vua tìm
cách rước giặt ngoại xâm về giày xéo quê hương. Vua chấp nhận làm kẻ hèn
hạ luồn cúi trước tướng nhà Thanh, bán rẻ lương tâm và đất nước. Nhà nước
Tây Sơn được hình thành sau khi đã dẹp xong thù trong giặc ngoài, nhưng
cũng chỉ tồn tại được 14 năm rồi tan rã. Nguyễn Ánh lợi dụng những mâu
thuẫn trong nội bộ Tây Sơn lật đổ triều đại này, tiến hành một cuộc trả thù
đẫm máu và thực hiện các chủ trương nghiêm ngặt về chính trị, văn hóa, kinh
tế nhằm củng cố quyền lực.
Như vậy giai đoạn lịch sử bão táp đầy biến động của lịch sử Việt Nam
thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX đã khẳng định được một điều: sụp đổ của tập
đoàn phong kiến Lê - Trịnh là tất yếu.
1.2.2. Sự phát triển của khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là phong trào
Tây Sơn
Trước tình hình khủng hoảng, sa sút của chế độ phong kiến, cả Đàng
Trong lẫn Đàng Ngoài, đặc biệt ở Đàng Ngoài, từ cuối thế kỷ XVII, những
cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra ở một vài nơi, nhưng sang những năm
ba mươi của thế kỷ XVIII, phong trào mới thực sự rầm rộ. Tiêu biểu là

cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Danh Phương.
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, của Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật...
mặc dù đều thất bại nhưng đã gây ra nhiều tổn thất, khó khăn cho triều đình
Lê - Trịnh lúc bấy giờ.
Không phải ngẫu nhiên mà các sử gia cho rằng thế kỷ XVIII là thế kỷ
của nông dân khởi nghĩa. Thực tế các phong trào này đã lôi cuốn hàng vạn
nông dân nghèo ở các tỉnh Đàng Ngoài tham gia. Bên cạnh đó còn có các trí
thức nho học, quan lại nhỏ tham gia... Mục tiêu của họ chưa phải là lật đổ chế
độ phong kiến nhưng đã nói lên một cách mạnh mẽ nguyện vọng của người

16


dân muốn được hưởng cuộc sống ấm no, xã hội không còn cảnh bất công “kẻ
ăn không hết, người lần không ra”. Triều đình mà chủ yếu là chúa Trịnh đã
phải huy động toàn bộ lực lượng để đàn áp. Cuộc tranh đấu kéo dài hơn mười
năm của nông dân lúc bấy giờ tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đã gióng
lên hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến ở Đàng
Ngoài, cùng với sự đổ vỡ nghiêm trọng của nhà nước Lê - Trịnh, chuẩn bị
tiền đề cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn – phong trào nông dân lớn nhất
trong lịch sử dân tộc.
Sau hơn mười lăm năm khởi nghĩa (Từ 1771 đến 1789), với những sách
lược khôn khéo, hợp lòng dân, nghĩa quân Tây Sơn đã thu hút được sự ủng hộ
và hưởng ứng của nhiều tầng lớp nhân dân. Họ hăng hái đi theo nghĩa quân,
tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa dành được thắng lợi vẻ vang sau
này. Như vậy, sau mười lăm năm đánh Nam dẹp Bắc, quân Tây Sơn ngày
càng lớn mạnh và đã hoàn thành một sự nghiệp chưa từng có trong lịch sử dân
tộc. Đó là đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị: Nguyễn - Trịnh – Lê;
đánh đuổi hai đội quân xâm lược: quân Xiêm, quân Thanh; thống nhất đất
nước. Đặc biệt khi nói về cuộc đại phá quân xâm lược Mãn Thanh, các sử gia

không chỉ ghi lại tỉ mỉ, cụ thể quá trình chuẩn bị cũng như diễn biến và kết
quả của cuộc chiến thắng lợi như thế nào, mà còn tự hào rằng: “Như vậy,
trong vòng năm ngày đêm vừa hành quân thần tốc vừa chiến đấu quyết liệt,
dũng cảm cơ động và đầy sáng tạo, dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tài
Quang Trung, quân ta đã đập tan giấc mộng xâm chiếm nước ta của quân
Thanh... giữ vững nền độc lập dân tộc. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
cũng như tên tuổi của người anh hùng áo vải Quang Trung mãi mãi sáng ngời
trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta”.
Từ một cuộc khởi nghĩa ở đất Tây Sơn phát triển lên thành một phong
trào nông dân rộng lớn, đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị thối nát,

17


với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh, phong trào Tây
Sơn đã trở thành một phong trào dân tộc vĩ đại. Truyền thống yêu nước hầu
như lắng xuống trong nhiều thế kỷ, giờ đây lại bừng lên rực rỡ. Thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh một lần nữa tô đẹp
thêm truyền thống đánh giặc giữ nước anh hùng và sáng tạo của dân tộc
Việt Nam. Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sứ mệnh
vẻ vang của mình.
Sau khi Quang Trung qua đời, những mâu thuẫn nội bộ đã khiến cho
một triều đại Tây Sơn trở nên suy yếu và nhanh chóng bị Nguyễn Ánh lật đổ.
Phong trào nông dân khởi nghĩa tiếp tục lan rộng với quy mô rộng lớn hơn.
Trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như: khởi nghĩa của Phan Bá
Vành ở Sơn Nam, khởi nghĩa của Cao Bá Quát ở Mỹ Lương,.. Phong trào
nông dân khởi nghĩa có sự tham gia và lãnh đạo của tầng lớp trí thức đã phản
ánh những mâu thuẫn cơ bản không thể giải quyết nổi của xã hội phong kiến,
chứng tỏ sự suy yếu của chế độ và là cơ sở cho những cuộc đấu tranh về sau
diễn ra mạnh mẽ.

Như vậy, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến đã dẫn tới
các trận chiến tranh giành quyền lực, các trận sát phạt nhau của vua chúa cũng
như khởi nghĩa của nông dân và quân Tây Sơn. Bối cảnh xã hội của thế kỷ
XVIII – nửa đầu XIX đã đi vào không ít các sáng tác văn chương đương thời.
Trong số đó, “Hoàng Lê nhất thống chí” ghi lại một cách đầy đủ nhất, sâu sắc
nhất quá trình sụp đổ của tập đoàn Lê – Trịnh và sự lớn mạnh của phong trào
Tây Sơn. Bởi thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX chính là thế kỷ của các cuộc chiến
tranh nên tái hiện lại hiện thực, tác giả cũng đồng thời tái hiện lại hầu hết các
cuộc chiến căng thẳng, tàn khốc.

18


1.3. Đặc trưng thể loại
Về hình thức, Hoàng Lê nhất thống chí được viết theo thể “tiểu thuyết
chương hồi” kiểu Tam quốc chí, Thuỷ hử của văn học Trung Quốc. Tiểu
thuyết chương hồi là thể loại văn xuôi viết bằng chữ Hán, là một hiện tượng
độc đáo của văn học Việt Nam trung đại trong bối cảnh các nền văn học khu
vực đều chịu ảnh hưởng của văn học Hán. Khởi nguồn từ tiểu thuyết chương
hồi Trung Quốc, đây là thể loại tự sự chủ yếu nhằm phản ánh những vấn đề
liên quan đến lịch sử, với cách phân chia tác phẩm ra thành nhiều chương,
nhiều hồi và các câu chuyện được kể liên quan đến nhau, thông thường xoay
quanh một số nhân vật chính được xây dựng thành những tính cách nhất định.
Mỗi hồi thường chứa đựng một số sự kiện chính, thường có hai câu thơ làm
đề, với cách dẫn chuyện quen thuộc như “lại nói”, “lại nói về”, “nói về” và
kết thúc bằng câu “chưa biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau phân giải" hay
“chưa biết được thua ra sao, hãy xem hồi sau phân giải”. Hơn thế nữa, với
nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí, trước hết các tác giả họ Ngô mặc nhiên
khẳng định tác phẩm của mình là sử không phải là văn, bởi lẽ Chí là một
trong ba lối viết sử của thể kỉ truyện. Chính đặc trưng về thể loại “chí” này đã

làm nên giá trị hiện thực to lớn cho tác phẩm. Tác phẩm ghi chép trung thành
với sự kiện lịch sử, trở thành cuốn tư liệu lịch sử đáng quý đồng thời cũng
phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc nhất.
Trước Hoàng Lê nhất thống chí chúng ta đã có một nền văn xuôi tự sự
với những tác phẩm tiêu biểu có giá trị như Thượng kinh kí sự của Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang
thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Đó là những tác phẩm
lên án thói đời đen bạc của xã hội lúc bấy giờ. Truyền kì mạn lục của Nguyễn
Dữ được xem là “thiên cổ kì bút” không chỉ bởi bút pháp già dặn, tinh tế, sâu
sắc của tác giả, mà còn bởi nó bộc lộ phơi bày những nhân tố, gốc rễ khiến

19


đạo đức lễ giáo phong kiến lung lay, lụn bại và bộc lộ những tư tưởng tiến bộ
có sức mạnh lay chuyển nền móng tư tưởng của thời đại đó. Với sự kết hợp
tài tình giữa tính khoa học của biên niên sử và nghệ thuật tiểu thuyết sinh
động, giữa khoa học lịch sử với nghệ thuật văn chương, các tác giả họ Ngô đã
xây dựng tác phẩm ngay trong lòng những sự kiện nóng hổi, có sức hấp dẫn
của sự chân xác, trung thực. Trong toàn bộ nền văn xuôi cổ điển của nước ta
chưa có tác phẩm nào có được quy mô hoành tráng và có chiều sâu ở sự phản
ánh hiện thực như Hoàng Lê nhất thống chí. Xét về hình thức thể loại thì tác
phẩm viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, một thể loại văn học có nguồn gốc
từ Trung Quốc. Vì thế sự ra đời của Hoàng Lê nhất thống chí đã mang lại một
bộ mặt mới cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, làm thay đổi quan niệm
truyền thống của một nền văn học vốn coi trọng văn vần hơn văn xuôi như văn
học Việt Nam. Nó được xem là đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi lịch sử Việt
Nam, hội tụ tinh hoa văn xuôi tự sự Việt Nam.
Về bút pháp, “Hoàng Lê nhất thống chí là một cuộc giao duyên tuyệt
đẹp giữa văn bút và sử bút. Bút pháp này thể hiện rõ việc khắc họa tính cách

các nhân vật và trong việc miêu tả sự kiện. Hiếm có một tác phẩm nào trong
lịch sử văn học Việt Nam xưa nay lại có một khối lượng nhân vật lớn như
Hoàng Lê nhất thống chí mà hầu như nhân vật nào ra nhân vật nấy, đều có
hành động và tính cách riêng... Văn bút cho phép, không chỉ nắm bắt mà quan
trọng hơn là thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ cốt cách, cá tính nhân cách,
thông qua việc lựa chọn, tạo dựng những chi tiết có thẩm mỹ cao. Nếu như sử
học, vai trò của sự kiện là quan trọng nhất thì với văn học, quan trọng hơn là
vai trò các chi tiết của sự kiện”. [12;32]. Chính điều đó mà tạo nên tính hấp
dẫn của tác phẩm. Mặc dù mục đích ban đầu của tác giả là ghi chép về sự
nghiệp thống nhất của nhà Lê, có nghĩa là nó như một quyển sử, nhưng có thể
nhận thấy “Hoàng Lê nhất thống chí” còn mang giá trị văn học sâu sắc. Bởi

20


thế khi đọc tác phẩm, ngoài những sự kiện, những nhân vật lịch sử có thực,
người đọc còn bị cuốn hút trước cảm hứng văn chương, những hình ảnh, chi
tiết sinh động, hấp dẫn mà tác giả truyền vào từng trang viết. Đặc biệt là
những trang miêu tả khí thế của nghĩa quân Tây Sơn với những chiến công
hiển hách khiến cho quân thù khiếp đảm. Nhân vật ở đây có nhiều kiểu, có
những nhân vật có lai lịch, có nguồn gốc, có quá trình phát triển tính cách, có
quan hệ phức tạp, có những nhân vật mang đặc trưng của tiểu thuyết.
Viết về lịch sử, kể chuyện lịch sử, những sự kiện và nhân vật có thực.
Nhưng rõ ràng các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí không muốn người đọc
hiểu lầm tác phẩm của họ là một cuốn sử, nên các tác giả ý viết theo thể loại
tiểu thuyết chương hồi. Về nội dung, các tác giả vẫn theo sát các diễn biến sự
kiện, nhân vật được ghi chép trong sử sách, nhưng không phải là những sự
kiện khô khan mà được hư cấu, sáng tạo một số chi tiết làm cho câu chuyện
trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và cũng chân thực hơn. Đấy là nét làm nên cái
độc đáo và đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí so với những tác phẩm văn

xuôi tự sự trước nó. Và đó cũng là một trong những lí do hình thành quan
điểm gọi tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử được viết
theo hình thức thể loại chương hồi.
Như vậy, có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch
sử. Tác phẩm lấy đề tài trực tiếp từ lịch sử, một giai đoạn lịch sử khoảng ba
mươi năm từ 1768 đến 1802, vừa đau thương vừa hào hùng của cả dân tộc,
không chỉ có hài kịch của một triều đại thối nát, rệu rã, không chỉ có hào khí,
sức mạnh vô song của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn dẹp yên loạn nước, mà
còn có biết bao số phận bi kịch từ vua chúa, hậu phi cho đến những người dân
chịu áp bức bất công, vừa phải chịu cảnh sưu thuế, phu phen, tạp dịch, vừa
phải chịu cảnh chạy nạn quanh năm bởi những cuộc binh đao. Ngay triều đại
Tây Sơn lẫy lừng với những chiến thắng oanh liệt cũng sụp đổ trong một thời

21


gian ngắn. Tất cả tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về bộ mặt thật của chế độ Lê Trịnh, cái gì cũng phơi trần ra với tất cả cái xấu xa, tàn bạo của nó. Hoàng Lê
nhất thống chí là kho tư liệu quý giá về giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII
đến đầu thế kỉ XIX. Nhưng tác phẩm không chỉ phản ánh, mô tả trung thực
các biến cố lớn lao của thời đại, không chỉ phê phán những thế lực phản động,
cho thấy những giá trị tinh thần bị rạn nứt, đảo lộn của cả một chế độ chính
trị.., mà còn nêu lên sức mạnh phi thường, vĩ đại của nhân dân. Mặt khác, ta
còn thấy ẩn sau đó chính là cảm xúc của tâm hồn nghệ sĩ và cả thái độ yêu
ghét của những con người có ý thức dân tộc. Chính những điều đó làm nên
cảm quan đúng đắn và sắc bén của các tác giả họ Ngô. Giá trị và tác dụng, ý
nghĩa đặc sắc của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí một phần chính là ở đó.
Như trên đã nói, lịch sử mà Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh là toàn
bộ giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, một giai đoạn đầy biến động của những cuộc
chiến tranh xảy ra liên miên, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn với chiến thắng
quân Thanh. Do đó, chủ đề chiến trận là một trong những chủ đề xuyên suốt

và nổi bật của Hoàng Lê nhất thống chí.
1.4. Tiểu sử tác giả
1.4.1. Dòng họ Ngô Thì
Dòng họ Ngô Thì (Ngô gia) là dòng họ lớn có truyền thống khoa hoạn
và văn chương làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay
thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, dòng họ
Ngô là thần tử của vua Lê – chúa Trịnh. Dòng họ này thuộc loại danh gia
vọng tộc ở Bắc Hà, lừng lẫy trong thế kỉ XVIII dưới thời Lê - Trịnh, với
nhiều tiến sĩ, văn chương lỗi lạc.
Đến đời Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780) thì danh vọng dòng họ Ngô mở
mang rực rỡ. Ngô Thì Sĩ hiệu là Ngọ Phong, gia đình Ngô Thì Sĩ nổi tiếng thi

22


thư. Ông nội là Ngô Trân, cha là Ngô Thì Ức, em là Ngô Thì Đạo đều có tài
văn học. Trong chính trị, có thể ông không thành công, nhưng trong sử học,
văn học, ông có rất nhiều đóng góp. Ông thực sự có vai trò người sáng lập
Ngô gia văn phái. Ông là một nhà sử học lớn với các tác phẩm Việt sử tiêu
án, Đại Việt sử ký tiền biên, một phần Đại Việt sử ký tục biên. Lối chép sử của
ông có tinh thần dân tộc, có nhiều phát hiện, có phong cách khoa học. Ngô
Thì Sĩ cũng là một nhà văn đa dạng về bút pháp và có một khối lượng tác
phẩm khá lớn. Bảo chướng hoằng mộ cho ta thấy sự sắc sảo, giàu tinh thần
phê phán của ngòi bút nghị luận, Ngọ phong văn tập thể hiện chất hiện thực,
phong phú của ngòi bút ký sự. Anh ngôn thi tập thể hiện chất hào hoa đằm
thắm của một tâm hồn thi sĩ giàu nhân ái, trung hậu... Song có lẽ nổi bật nhất
ở Ngô Thì Sĩ là chất cận đại trong thi pháp của ông. Đó là chất văn xuôi, chất
đời sống thường xuất hiện đậm nét ở mọi thể loại. Có thể gặp trong tác phẩm
của ông những con số thống kê có thực, những cảnh thực, người và chuyện
thực. Điều này là mới mẻ so với bút pháp ước lệ, khoa trương, tượng trưng

của văn học thời Trung đại. Các thể hệ sau ông đã làm sáng thêm truyền
thống đó bằng những cuốn tiểu thuyết chương hồi viết về lịch sử nổi tiếng
như Hoàng Lê nhất thống chí và Hoàng Việt long hưng chí.
Đến đời tiếp theo, Ngô Thì Trí (1766 - ?) mới quyết định thành lập một
bộ tùng thư mang tên “Ngô gia văn phái” để tập hợp tất cả các sáng tác của
dòng họ Ngô Thì. Bộ sách gồm nhiều thể loại, nhiều nhất là thơ, rồi đến phú,
truyện kí,… Ngoài giá trị văn học, bộ sách còn mang giá trị sử học, văn hóa,
xã hội. Nó xứng đáng là “bức tranh toàn cảnh” xã hội Đàng ngoài thời Lê –
Trịnh, thời Tây Sơn và triều Nguyễn trong thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ
XIX. Từ đây, cái tên “Ngô gia văn phái” mới đi vào lịch sử văn học dân tộc,
chỉ dòng họ Ngô nổi tiếng.

23


1.4.2. Tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chi”
Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết chương hồi của tập
thể tác giả thuộc văn phái dòng họ Ngô Thì, nhưng cụ thể có bao nhiêu người
tham gia sáng tác và đó là những ai thì đến nay vẫn còn là vấn đề nhiều nghi
vấn. Hơn nữa Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm lớn mà vẻ đẹp và giá
trị tiềm tàng của nó ngày càng được khám phá, như vậy việc xác định được ai
là tác giả, quan điểm sáng tác, tư tưởng của họ như thế nào sẽ tạo điều kiện
giúp chúng ta hiểu và cảm đúng hơn về tác phẩm cũng như về giá trị của nó.
Hoàng Lê nhất thống chí hiện nay chỉ còn tồn tại dưới dạng bản sao –
có tới hơn một chục dị bản mà tên tác giả mỗi bản chép mỗi khác. Có những
bản không đề tên tác giả; có những bản chỉ ghi chung chung: Ngô gia văn
phái; ở một số bản khác thì đề thêm: Thiêm thư bình chương Học Tốn công di
thảo (Bản thảo lưu lại của ông Thiêm thư bình chương Học Tốn – Học Tốn là
tên tự của Ngô Thì Chí), bản thì lại ghi: Học Tốn công trước, Trưng Phủ công
tục (Ông Học Tốn soạn, ông Trưng Phủ viết tiếp theo) – Trưng Phủ là tên tự

của Ngô Thì Du; trong một số bản có cả bản in lại thấy tên tác giả là ngô Thì
Thiến (Thuyến)…
Còn trong thư tịch cũ, sự ghi chép về tác giả cũng không thống nhất.
Trong cuốn Ngô gia thế phả, cuốn chép về tác giả cuốn sách này thì cả Ngô
Thì Chí, Ngô Thì Du đều có tham gia soạn Hoàng Lê nhất thống chí, cụ thể
Ngô Thì Chí viết “7 hồi An Nam nhất chí” và Ngô Thì Du viết “tục biên An
Nam nhất thống chí 7 hồi” ( dẫn theo Phạm Tú Châu). Nếu vậy mới chỉ có 14
hồi rõ tác giả, còn ba hồi nữa là ai? Còn trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình
Hổ có ghi rằng em Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Chí làm thiêm tri ở Hình phiên
từng soạn sách “Nhất thống chí”, trong đó chép rất kĩ các chuyện nơi cung
vua phủ chúa. Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) gần như sống cùng thời đại với

24


×