Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

luận văn tốt nghiệp sư phạm đề tài lịch sử văn hóa Ngôn ngữ trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.01 KB, 93 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Văn hóa cười (thuật ngữ do Bakhtin đề xuất) là một phương diện
cốt yếu của đời sống văn hóa tinh thần nhân loại. Nếu con người, như Aristote
nói, là một động vật biết cười, thì người Việt đậm đặc phẩm chất người như
thế. Cái cười làm bộc lộ một nét đặc sắc trong hệ thống tính cách người Việt.
Cười ở đây khơng chỉ là tiếng cười cơ học, tiếng cười sảng khối vì vui thú,
mà cịn là những tiếng cười mia mai, đả kích những cái xấu xa trong xã hội.
Khi con người ta biết “cười” như vậy đồng nghĩa với việc ý thức dân chủ,
nhận thức chính trị xã hội đã chin muồi, trưởng thành. Tiếng cười ấy khơng
chỉ thấp thống trong văn học dân gian, trong khu rừng tiếu lâm, lan tỏa trong
các câu đố tục giảng thanh hay đố thanh giảng tục, rồi tiếng cười trong các bài
ca dao nói ngược, các chú bờm, chú hề làm nghiêng ngả sân chèo dưới những
mái đình, mái làng, mà cịn đậm nét trong văn xi trung đại, hình thành nên
khuynh hướng trào phúng trong văn học.
Nói như nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị :“ Với sự khủng hoảng và suy
sụp của chế độ phong kiến, chủ yếu ở xã hội quan trường, trước hết là
trong mơi trường q tộc quan liêu, có những người, những việc mâu thuẫn
một cách nực cười với những khuôn vàng thước ngọc bất di bất dịch như
quân thần, thần trung, phụ tử, tử hiếu…Mặt khác, cùng với sự phát triển
của cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại ách chuyên chế phong kiến, ý
thức phản đối xã hội và lý trí con người tựa như dịng song đóng băng bấy
lâu, đột nhiên thức tỉnh, trào lên mãnh liệt. Giáo điều Nho giáo như là cơ
sở của tư duy, như là bờ đê của mọi luồng tư tưởng bị rung chuyển, rạn vỡ.
Tư tưởng phóng túng lan tràn, kích động hạt nổ của cái cười”.[27; tr.32] Từ
những mâu thuẫn lố bịch trong xã hội phong kiến ấy đã nảy sinh biết bao
tiếng cười, tiếng cười hả hê, tiếng cười đả kích, tiếng cười để vĩnh biệt và
tiễn đưa cái xấu xa xuống mồ.
1.2.Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ
XIX đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học phản ánh những vấn đề lịch sử, xã
1



1


hội rộng lớn như Nam triều cơng nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm,
Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình
Hổ và Nguyễn Án... Trong đó Nam triều cơng nghiệp diễn chí là bức tranh về
chiến cuộc Nam -Bắc triều trong ngót hơn một trăm năm từ 1559 đến 1689.
Trong Vũ Trung tuỳ bút,với cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, Phạm Đình Hổ
đã ghi lại một cách tự nhiên,chân thực những điều “trái tai gai mắt” từ lối
sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa, sự tham nhũng, lộng hành của đám
quan lại thừa cơ đục nước béo cò, cho đến chế độ thi cử, hay những hiện thực
trớ trêu trong cuộc sống của nhân dân trong những năm tháng cuối cùng của
triều đình Lê - Trịnh. Đặt bên cạnh những tác phẩm đó, Hồng Lê nhất thống
chí rất nổi bật. Thành tựu của nó vừa mang tính chất kết tinh, vừa mở ra nhiều
ý nghĩa, vừa đánh dấu sự thay đổi quan niệm truyền thống của một nền văn
học vốn đã coi trọng văn vần, coi nhẹ văn xuôi như Việt Nam.
Tác phẩm là sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật tự sự sinh động ở một tác
phẩm tiểu thuyết và tính chính xác của khoa học lịch sử ở một tác phẩm sử học.
Có thể nói, trong văn học Việt Nam trung đại, chưa có tác phẩm văn xi nào có
được vị trí quan trọng như Hồng Lê nhất thống chí. Nó khơng chỉ phản ánh tư
duy sáng tạo văn học của các nhà văn thời bấy giờ, mà cùng với việc phản ánh
những sự kiện lịch sử quan trọng với hàng trăm nhân vật, Hoàng Lê nhất thống
chí đã đạt tới trình độ của một tác phẩm sử thi. Khơng những thế, Hồng Lê
nhất thống chí cịn khẳng định sự trưởng thành của văn xuôi trong tiến trình phát
triển của văn học Việt Nam trung đại. Vì vậy, tiểu thuyết này đã nhận được sự
quan tâm, đón đọc, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Đa số các
ý kiến cho rằng tác phẩm có “sức cuốn hút kỳ lạ”.
Một trong những giá trị làm nên sức cuốn hút đó là nghệ thuật trào
phúng điêu luyện, góp phần tơ đậm giá trị hiện thực của tác phẩm. Có thể nói

trước Hồng Lê nhất thống chí, trong văn học trung đại chỉ xuất hiện tiếng
cười trào phúng chứ chưa xuất hiện khái niệm nghệ thuật, bút pháp trào
phúng. Chỉ đến tác phẩm này, tiếng cười trào phúng mới thực sự rõ nét và có
những biểu hiện phong phú, đa dạng, tạo tiền đề cho văn xuôi trào phúng sau
này. Nhắc đến nghệ thuật trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí, một
2

2


phương diện khơng thể bỏ qua đó là ngơn ngữ. M.Gorki đã từng khẳng định:
“ Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, có thể nói ngơn ngữ vừa là chất
liệu, vừa là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của tác phẩm văn
chương. Với văn học trào phúng nói chung và văn xi trào phúng nói riêng,
ngôn ngữ trào phúng đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc thể hiện
tiếng cười với tất cả những cung bậc và sắc thái khác nhau.
1.3. Tìm hiểu về Hồng Lê nhất thống chí từ trước đến nay, các nhà
nghiên cứu có nhiều hướng khác nhau nhưng phần lớn thường thiên về vấn đề
văn bản, tác phẩm, hoặc so sánh đối chiếu với tiểu thuyết chương hồi Trung
Quốc…Có một số cơng trình, luận án đã đề cập, đi sâu tìm hiểu những vấn
đề nghệ thuật của tác phẩm, về bút pháp trào phúng…nhưng vấn đề ngôn ngữ
trào phúng chưa được đào sâu một cách hệ thống, với tư cách là một chỉnh
thể, một đối tượng nghiên cứu.Vì vậy, việc tìm hiểu về Ngơn ngữ trào phúng
trong Hồng Lê nhất thống chí chẳng những giúp ta hiểu hơn về nghệ thuật
trào phúng dưới ngòi bút tài hoa của các tác giả Ngơ gia mà cịn một lần nữa
chứng minh, khẳng định giá trị văn học đặc sắc của cuốn tiểu thuyết “hội tụ
tinh hoa văn xuôi tự sự Việt Nam” này.
Hồng Lê nhất thống chí cịn là tác phẩm được chọn giảng trong
chương trình THCS (lớp 9), việc tìm hiểu về ngôn ngữ trào phúng trong tiểu
thuyết chương hồi này sẽ có ý nghĩa thiết thực cho q trình giảng dạy văn

học trung đại nói chung và văn xi tự sự nói riêng của giáo viên, đồng thời ít
nhiều giúp học sinh nắm được nét độc đáo của tác phẩm. Từ những lý do trên,
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Ngơn ngữ trào phúng trong Hồng Lê nhất
thống chí của Ngơ gia văn phái.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí
Là một hiện tượng nổi bật của tiểu thuyết lịch sử chương hồi của văn
học Việt Nam thời trung đại, Hoàng Lê nhất thống chí đã thu hút nhiều nhà
nghiên cứu. Có khơng ít bài viết, cơng trình tập trung khảo sát nội dung, nghệ
thuật của tác phẩm ở nhiều mức độ, nhiều khía cạnh. Dưới đây chúng tơi chỉ
xin điểm qua những cơng trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài:
3

3


Năm 1858, trong Mấy câu giới thiệu về Hoàng Lê nhất thống chí, Ngơ
Tất Tố đã đánh giá rất cao cuốn sách này. Ông cho đây là “ một cuốn rất có
giá trị”,“ tồn bộ rất hùng vĩ, có thể đứng sau cái kho tác phẩm của Lê Quý
Đôn” nhưng nội dung thì là “một bộ truyện chí, chép tồn sự thật, không bịa
đặt, không tây vị” [54,tr.9]. Bởi cách nhìn nhận như thế, Ngơ Tất Tố đã cắt
xén, gạt bỏ hết những yếu tố của lối “ tiểu thuyết Tàu”, đồng thời cũng chẳng
đề cập gì tới tổ chức nghệ thuật của tác phẩm này, ngoại trừ việc nhắc tới sự
“khơng bịa đặt” trong khi “ghi chép tồn sự thực” của các tác giả họ Ngô, cho
dù “sự thực” đó thực tế cịn nhiều điều phải bàn. Như vậy, Ngô Tất Tố đánh
giá cao tác phẩm, nhưng lại chỉ xem nó có giá trị sử học.
Cũng trong năm 1958, khi in tái bản Hồng Lê nhất thống chí lần hai,
học giả Đào Duy Anh đã có nhìn nhận khác hơn Ngơ Tất Tố trong Tựa tái
bản. Ơng nhận thấy “tính chất hai khía của bộ sách này, vừa là một tác phẩm
sử học, vừa là một tác phẩm văn học”,chất sử học chính là những sự thật lịch

sử mà người ta có thể đối chiếu với các sách sử thời Lê mạt,“ nhưng cái đặc
sắc của sách này là ở chất văn học của nó..”,“ xung quanh những sử thực làm
nòng cốt, các tác giả đã them thắt những chi tiết, đặc biệt là những câu đối
thoại”, để cho những chuyện tự thuật có dáng sinh động, có vẻ chân thực (…),
cái phần văn học giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cái phần lịch sử của nó
(..), “ thấy được cái bước đầu của thể tiểu thuyết trong lịch sử văn học dân
tộc”.[1; tr.6-7] Việc nhắc tới những chi tiết thêm thắt, những câu đối thoại
phải chăng tác giả Đào Duy Anh muốn nhắc tới những hư cấu nghệ thuật
trong văn học? Và nhận định Hoàng Lê nhất thống chí là “cái bước đầu của
thể tiểu thuyết trong lịch sử văn học dân tộc” đã chứng tỏ một quan niệm mới
của các nhà nghiên cứu đối với tác phẩm này.
Năm 1966, trên Tạp chí Văn học, số 10, có đăng bài Tìm hiểu giá trị
hiện thưc của Hồng Lê nhất thống chí, "một tác phẩm văn xi cổ điển
tiêu biểu” của hai tác giả Mai Quốc Liên-Kiều Thu Hoạch. Có lẽ đây là bài
nghiên cứu đầu tiên đi sâu khảo sát Hồng Lê nhất thống chí. Các nhà
4

4


nghiên cứu trong khi phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm có điểm qua
vài nét nghệ thuật nổi bật của nó. Thứ nhất là thành cơng của tác phẩm khi
“ xây dựng lên được những điển hình đa dạng, có tính chất khái qt”,“ thế
giới nhân vật phong phú, nhiều nhân vật mang dấu ấn thời đại “gân guốc
hào hùng hoặc đau thương”, “các tính cách va chạm vào nhau (..), tác giả
nắm lấy bối cảnh mà trong đó nhân vật bộc lộ rõ nhất tính cách và mô tả
nhân vật qua một vài hành động, một vài câu nói…”[31; tr.76-77]. Các tác
giả bài viết phân tích kỹ hai nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh ( tiêu biểu cho
thời đại) và Nguyễn Huệ ( tính chất anh hùng được chú ý miêu tả thơng qua
những sự việc bình thường), đồng thời khẳng định nhân vật một cách

truyền thống, ước lệ.Thứ hai, Hồng Lê nhất thống chí có kết cấu lối tiểu
thuyết chương hồi cổ điển.
Và thứ ba, về ngôn ngữ, hai nhà nghiên cứu kết luận Hoàng Lê nhất
thống chí có hình thức văn tự sự bậc thầy, đối thoại hay, bộc lộ được tính
cách nhân vật.Như vậy, với bài viết của các tác giả Mai Quốc Liên, Kiều Thu
Hoạch, Hồng Lê nhất thống chí đã được khám phá dưới góc độ tác phẩm văn
học có giá trị nội dung hiện thực và cũng có nghệ thuật đặc sắc. Dù mới chỉ là
bước đầu điểm qua nghệ thuật tác phẩm song những nhận xét của tác giả về
nhân vật, ngơn ngữ..là chính xác, hợp lý.
Sau đó, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục có bài viết Tính cách điển
hình trong Hồng Lê nhất thống chí in trên Tạp chí Văn học, số 9 năm
1968. Tác giả nghiên cứu cách xây dựng tính cách nhân vật trong Hồng
Lê nhất thống chí của Ngô gia. ng nhận thấy một thế giới nhân vật đa
dạng, tính cách, hành động, lời nói của nhân vật được đặt trong những
hoàn cảnh căng thẳng, những quan hệ phức tạp, những trường hợp khá
điển hình, phong cách miêu tả đơn giản, cô đọng, rất Việt Nam”
[9;tr.7].Tác giả coi tính cách điển hình như một nhân tố có ý nghĩa quyết
định trong việc xác định phương pháp hiện thực chủ nghĩa của tác phẩm.
Từ đó, tác giả đi đến kết luận: nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí
mới đạt đến mức điển hình “tâm lí thời phục hưng phương Tây” chứ chưa
5

5


vươn đến điển hình xã hội như chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX ở
phương Tây”. Với những ý kiến đánh giá nhạy bén, sắc sảo, đây là cơng
trình đáng để ta suy ngẫm về hệ thống nhân vật trong tác phẩm.
Lê Trí Viễn với cuốn Hồng Lê nhất thống chí-tác phẩm chọn lọc trong
nhà trường (1969) đã giới thiệu khá kĩ về Hồng Lê nhất thống chí, từ tác giả

đến giá trị tác phẩm. Nhờ cơng trình này, bạn đọc, đặc biệt là giáo viên, học
sinh trong nhà trường phổ thơng có dịp tiếp cận, đánh giá, nhìn nhận tác phẩm
một cách tồn diện, hệ thống, với tư cách là một tác phẩm văn học thực sự,
với tất cả đặc sắc nội dung và nghệ thuật của nó.
Năm 1975, tác giả Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại đã đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí là “ đỉnh cao nhất của các tác phẩm
văn xi bằng chữ Hán” (…), dường như kết tính được những thành tựu nghệ
thuật của tác phẩm truyền kì, tùy bút, kí sự từ thế kỉ XVIII trở về trước
[12,tr.456]. Quan điểm của tác giả Phan Cự Đệ cũng gần với quan điểm của
nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục khi cho rằng Hồng Lê nhất thống chí đã xây
dựng được “ những tính cách điển hình trong những hồn cảnh điển hình” và
Hồng Lê nhất thống chí là “ cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ở nước ta bước
đầu được viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa” [12;tr.465]
Nguyên Lộc trong bộ giáo trình Văn học Việt Nam ( nửa cuối thể kỉ
XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX) xuất bản năm 1976 nhận thấy chất trào phúng,
khôi hài, châm biếm sâu cay và chất anh hùng ca của tác phẩm.Tất cả làm
nên ngòi bút phong phú, đa dạng, “ nhiều sắc thái thẩm mỹ” (32;tr.253)
của Hoàng Lê nhất thống chí. Có thể nói đây là một cơng trình nghiên cứu
chun sâu, cơng phu,
Năm 1984, trên tạp chí văn học ,số 2, trong bài viết Hồng Lê nhất
thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông, nhà nghiên cứu
B.L.Riptin đã so sánh Hồng Lê nhất thống chí với các tiểu thuyết Viễn Đơng
và rút ra kết luận: “Hồng Lê nhất thống chí khơng phải là một bản ghi chép
có tính chất biên niên và là một tác phẩm kí sự mà là một cuốn tiểu thuyết do
tác giả họ Ngơ viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứng

6

6



kiến và tham gia vào đó” [53; tr.35]. Như vậy, thêm một lần các nhà nghiên
cứu khẳng định giá trị nghệ thuât của cuốn tiểu thuyết này.
Năm 1990, ở cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỉ XVIII-đầu thế kỉ
XIX, tác giả chương IV-Hồng Lê nhất thống chí, Hồng Hữu Yên, nhận xét
các tác giả Ngô gia sử dụng nghệ thuật châm biếm ở mức độ “khá
đạt”[68;tr.22]. Nhận định của tác giả đã góp phần khẳng định thành tựu của
Hồng Lê nhất thống chí ở nghệ thuật trào phúng.
Năm 1997, trên tạp chí Hán Nơm số 3, tác giả Trần Nghĩa có bài viết
Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ thuật. Trong bài viết này, tác
giả đã khái quát một số đặc điểm nghệ thuật của Hồng Lê nhất thống chí như
việc khắc họa nhân vật, tường thuật sự kiện, cấu trúc tác phẩm theo kiểu
chương hồi…Tác giả cũng nhận thấy trong tác phẩm có sự kết hợp đó tạo cho
tác phẩm “ tuy thực mà hư, tuy hư mà thực” [31; tr.24] bởi lịch sử đã được tái
hiện một cách nghệ thuật.
Cũng trong năm 1997, nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu đã cho ra mắt
bạn đọc cuốn sách Hồng Lê nhất thống chí-văn bản, tác giả và nhân vật.Đây
là một cơng trình khảo cứu chun sâu về nhiều mặt tác phẩm Hồng Lê nhất
thống chí từ tác giả, tác phẩm cho đến hệ thống nhân vật. Khi đi sâu tìm hiểu
hệ thống nhân vật của tác phẩm, tác giả Phạm Tú Châu chú ý nhiều đến các
nhân vật nữ, các nhân vật nho sĩ Tràng An và vua quan Trung Hoa, từ đó đi
đến kết luận: “ Nghệ thuật miêu tả tính cách, thể hiện nội tâm nhân vật đã đạt
đến mức độ tài tình” [ 6;tr.179]
Năm 2000, trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 3,
Tiểu thuyết chương hồi, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về nghệ thuật của Hồng Lê nhất thống
chí. Trong cơng trình của mình, tác giả đã chỉ ra bảy nét nghệ thuật độc đáo
của tác phẩm. Ở mỗi nét đặc sắc nghệ thuật, ông đều có những kiến giải rất cụ
thể, thấu đáo, khoa học với nhiều phát hiện thú vị, mới mẻ.


7

7


Năm 2002, nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có bài tiểu luận in trong
cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX của viện văn học với nhan đề :
Vạn Xuân,Hồ Quý Ky trên nền tiểu thuyết lịch sử. Tác giả đã nhận xét về
giọng điệu của tác phẩm, “sự pha trộn hài hòa giữa cái bi tráng và cái hài
hước”, nhà nghiên cứu đề cập đến tính chất “dân chủ” trong văn phong
tiểu thuyết của Ngơ gia.
Tóm lại, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tác phẩm Hồng Lê nhất
thống chí, chúng tơi nhận thấy, cơ bản có hai xu hướng: Xu hướng thứ nhất là
các cơng trình nghiên cứu giới thiệu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí với tư cách là một tiểu thuyết lịch sử viết theo thể chương hồi xuất sắc
nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII. Xu hướng thứ hai là các chuyên
luận, bài báo, giáo trình… trực tiếp nghiên cứu, phê bình về nội dung và nghệ
thuật của Hồng Lê nhất thống chí.Tuy chưa có sự thống nhất ý kiến giữa các
nhà nghiên cứu về vấn đề thể loại của Hồng Lê nhất thống chí nhưng xét
dưới góc độ một tác phẩm văn chương, các tác giả đều đánh giá cao giá trị
của tác phẩm này.
2.2. Về nghệ thuật trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí
Năm 1969, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn khi soạn cuốn Hồng Lê nhất
thống chí-tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường đã giới thiệu khá kĩ về
tác gia và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.Lê Trí Viễn gọi đó là “ một cuốn
truyện sử”, “một sáng tác văn học đúng với ý nghĩa của nó”. Điểm mới mẻ là
tác giả Lê Trí Viễn đã nhận thấy trong tác phẩm một ngịi bút khơi hài kín đáo
pha lẫn một ngịi bút trang trọng thấm chất anh hùng ca. Phát hiện này được
nhiều nhà nghiên cứu sau ông tiếp tục khai thác.
Năm 1976, tác giả Nguyễn Lộc trong chương V, bộ giáo trình Văn học

Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-hết thế kỉ XIX coi Hồng Lê nhất thống chí là
một “ kí sự về lịch sử”, là sự kết hợp “ tương đối hài hịa chân lí lịch sử với
chân lí nghệ thuật”.Theo ơng, sự kết hợp hài hịa đó thể hiện ở chỗ các tác giả
8

8


họ Ngô đã kể các sự việc kết hợp với miêu tả khơng khí xảy ra sự việc và chú
ý cả cách các nhân vật hành động.Cũng như Lê Tri Viễn, ông nhận thấy chất
trào phúng, khôi hài, châm biếm sâu cay và chất anh hùng ca của tác phẩm.,
Năm 1990, trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-nửa
đầu thế kỉ XIX, ở chương IV-Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả Hồng Hữu
n đã xếp Hồng Lê nhất thống chí vào thể loại tiểu thuyết lịch sử kí sự,
một tác phẩm văn học thực sự chứ khơng phải một cuốn sử biên niên.Từ đó,
tác giả nhận xét diễn biến của truyện phát triển theo diễn biến lịch sử, cách
xây dựng nhân vật khá sắc sảo về cá tính, tâm lí và cả ngoại hình.Tuy nhiên
bút pháp xây dựng nhân vật điển hình “ cịn có nhược điểm”. Tác giả cũng
nhận xét nghệ thuật châm biếm được tác giả Ngô gia sử dụng khá đạt.
Năm 2000, trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt nam thời trung đại, tập 3,
Tiểu thuyết chương hồi, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nghiên cứu một
cách tồn diện, sâu sắc, có hệ thống về nghệ thuật của Hồng Lê nhất thống
chí.Trong cơng trình của mình, tác giả đã chỉ ra bảy nét nghệ thuật độc đáo
của tác phẩm. Ở mỗi nét đặc sắc nghệ thuật, ơng đều có những kiến giải rất cụ
thể, thấu đáo, khoa học với nhiều phát hiện thú vị, mới mẻ.Nét đặc sắc thứ
bảy là “ trong Nhất thống chí có cả cái hào hùng, cái bi tráng và cái hài hước.
Hai giọng điệu ngợi ca và trào lộng dường như song hành và hỗ trợ cho nhau
tạo thành tiếng nói riêng vừa mới vừa độc đáo”. Đây là một cơng trình nghiên
cứu chất lượng, đầy tâm huyết, giàu giá trị khoa học, hỗ trợ đắc lực cho chúng
tôi thực hiện đề tài này.

Năm 2002, nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có bài tiểu luận in trong cuốn
Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX với nhan đề: Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên
nền tiểu thuyết lịch sử. Trong bài viết này, tác giả có bàn đến tác phẩm Hồng
Lê nhất thống chí như một cái mốc của tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán. Về
giọng điệu tác phẩm, tác giả nhận xét đó là “ sự pha trộn hài hòa giữa cái bi
tráng và cái hài hước” [22,tr.56]. Bài viết đã cho chúng ta thấy cơ sở, nền tảng
để đánh giá về giọng điệu trào phúng của tác phẩm.
Có thể nói, các tác giả đã cho chúng ta cái nhìn tổng thế về đặc sắc
nghệ thuật trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí, nghệ thuật trào phúng
9

9


được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau, từ nhân vật, đến giọng điệu,
ngôn từ…và đã đạt được những thành tựu nhất định, bước đầu làm rõ tiếng
cười trào phúng trong tác phẩm.
2.3. Về ngôn ngữ trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí
Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn khi soạn cuốn Hồng Lê nhất thống chítác phẩm chọn lọc trong nhà trường (1969), sau khi chọn lọc một số chương
tiêu biểu và chú thích, đã giới thiệu khá kĩ tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí
từ tác giả đến giá trị tác phẩm.Với cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ về thể
loại của tác phẩm này, ông gọi nó là một cuốn truyện sử một sáng tác văn học
đúng với ý nghĩa của nó.Điểm mới mẻ là tác giả đã nhận thấy trong tác phẩm
một ngịi bút khơi hài kín đáo pha lẫn một ngịi bút trang trọng thấm chất anh
hùng ca.Phát hiện này được nhiều nhà nghiên cứu sau ông khai thác tiếp.
Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu trong Hồng Lê nhất thống chí-văn
bản, tác giả và nhân vật đã có những nhận xét rất sắc sảo về ngôn ngữ nhân
vật, ngôn ngữ mang đậm chất trào phúng sâu cay: “ Chúng giúp nhân vật trở
nên sống động, ngôn ngữ nhân vật vừa hài hước vừa triết lí, giúp các nhà văn
họ Ngơ trốn được cách trực tiếp mơ tả hình tượng và tâm lí nhân vật” [7;

tr.37]. Những nhận xét ấy rất hợp lí, thuyết phục, tuy nhiên, tác giả chưa
chứng minh triệt để, để ngỏ cho người đọc tìm chi tiết trong tác phẩm.
Bùi Thu Hằng trong luận văn Mấy nét đặc sắc nghệ thuật của Hồng
Lê nhất thống chí dành hẳn chương III nói về Ngơn ngữ Hồng Lê nhất
thống chí, trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh tính chất trào phúng của ngôn
ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ trần thuật “ sắc sảo, dường như lạnh lùng,
khách quan tái hiện lại những cảnh thực nhưng đằng sau mỗi lời kể đó lại ẩn
chứa nụ cười mỉa mai, châm biếm sâu cay”. Luận văn tuy mang tính phát
hiện, có cái nhìn tổng quan về những điểm nhấn nghệ thuật của Hoàng Lê
nhất thống chí nhưng vấn đề ngơn ngữ trào phúng lại rất mờ nhạt.
Trong luận văn Bút pháp trào phúng trong tác phẩm Hồng Lê nhất
thống chí của Ngơ gia văn phái, tác giả Hoàng Thị Thảo đã dành hẳn chương
10

10


III- Bút pháp trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện qua ngơn ngữ
nghệ thuật để phân tích tính chất trào phúng của ngơn ngữ nhân vật, ngơn ngữ
người trần thuật trong tác phẩm này. Tác giả đi đến kết luận : “ Ngôn ngữ nhân
vật xuất hiện cả ở hai dạng đối thoại và độc thoại nhưng bút pháp trào phúng chủ
yếu được sử dụng để xây dựng ngôn ngữ đối thoại.Tiếng cười hầu như không
xuất hiện ở các lượt độc thoại của nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật xuất hiện cả ở
dạng lời dẫn gián tiếp một giọng và lời dẫn gián tiếp hai giọng. Các điểm nhìn
trào phúng của các tác giả ln ln thay đổi tạo nên một cách kể chuyện sinh
động, hấp dẫn” [57;tr.68]. Có thể nói đây một luận văn đầy tâm huyết, giàu giá
trị khoa học, là gợi ý lớn cho người viết thực hiện đề tài này.
Như vậy, điểm qua các cơng trình nghiên cứu xung quanh vấn đề
ngơn ngữ trào phúng trong tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí có thể thấy,
các tác giả đều chú trọng phân tích ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ kể

chuyện, chỉ ra những hiệu quả thẩm mỹ của việc dùng ngôn ngữ trào phúng
vào việc xây dựng tính cách nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn cho lời kể. Tuy
nhiên, ngoài luận văn của Hồng Thị Thảo, dành chương cuối để nói về
ngơn ngữ trào phúng, các tài liệu cịn lại chỉ để cập đến ngôn ngữ trào
phúng như một yếu tố làm nên đặc sắc nghệ thuật cho tác phẩm, chưa có
cơng trình nào đi sâu nghiên cứu ngơn ngữ trào phúng trong Hồng lê nhất
thống chí một cách hệ thống, đầy đủ, tồn diện. Chính vì vậy, với việc tìm
hiểu ngơn ngữ trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí, tác giả khóa luận
mong muốn góp một phần nhỏ vào hoạt động nghiên cứu Hồng Lê nhất
thống chí của Ngơ gia văn phái nói riêng và nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử
chương hồi Việt Nam thời trung đại nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngơn ngữ trào phúng trong Hồng Lê nhất
thống chí. Ở đây chúng tơi sử dụng bản dịch Hồng Lê nhất thống chí của
dịch giả Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học, Hà Nội, 2006
- Phạm vi nghiên cứu: Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát
ngơn ngữ trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn
phái. Để làm nổi bật điều đó, chúng tơi có so sánh với một số tác phẩm
11

11


tiểu thuyết chương hồi khác như: Nam triều công nghiệp diễn chí
(Nguyễn Khoa Chiêm), Hồng Việt long hưng chí (Ngơ Giáp Đậu), Tam
quốc diễn nghĩa ( La Quán Trung)
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai thành ba chương:
Chương I: Khái lược về khuynh hướng trào phúng trong văn học trung
đại Việt Nam
Chương II: Chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện trong Hồng Lê
nhất thống chí
Chương III: Chất trào phúng của ngơn ngữ nhân vật trong Hồng Lê
nhất thống chí
6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu từng phương diện của
nghệ thuật trào phúng trong Hồng Lê nhất thống chí, tác giả khóa luận sẽ
tiếp tục nghiên cứu trên một mức độ mới, từ đó hệ thống hóa các nội dung cơ
bản của ngôn ngữ trào phúng trong tác phẩm như một chỉnh thể-một bức
tranh toàn cảnh, toàn thể và biện chứng.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sẽ đem lại cho việc nghiên
cứu và dạy Hồng Lê nhất thống chí một tài liệu tham khảo đã được cấu trúc
thành chuyên đề. Trong đó, vấn đề ngơn ngữ nổi bật lên trong chỉnh thể nghệ
thuật, bút pháp trào phúng của tác phẩm chắc chắn sẽ có một ý nghĩa thực
tiễn, ứng dụng nhất định.

12

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Khái lược về khuynh hướng trào phúng trong văn
học trung đại Việt Nam
1.1.

1.1.1.

Từ cái hài-một phạm trù mĩ học-đến văn học trào phúng
Cái hài-một phạm trù mĩ học

Cũng như cái bi, cái hài có mặt từ rất sớm với tư cách là một phạm trù
thẩm mỹ, trở thành đối tượng thu hút sự chú ý, sự lý giải của nhiều học giả.
Trong lịch sử tư tưởng mỹ học, cái hài được nhận định là kết quả của sự
tương phản, sự bất đồng, sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp (theo Arixtốt),
cái thấp hèn và cái cao cả (theo Kant), tính bất lực bên trong và vẻ bề ngoài
cố tỏ ra là thực chất , giữa bản chất và hiện tượng (theo Heghen), cái vô lý và
hữu lý (theo Paul Sar)…Việc tìm hiểu cái hài, thể hiện một nguyện vọng
khám phá bản chất của một kiểu quan hệ đặc thù của con người với thế giới,
một hình thức độc đáo của nhận thức và đánh giá hiện thực.
“Cái hài là một phạm trù cơ bản dùng để nhận thức về một phương diện
trong quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Cái hài tồn tại phổ biến
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng được phản ánh tập trung và
điển hình trong thể loại hài kịch” [19;tr.115]
Bản chất của cái hài là sự mâu thuẫn, sự khơng tương xứng mà người ta
có thể cảm nhận được về phương diện xã hội-thẩm mỹ (chẳng hạn giữa hình
thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bản
chất và biểu hiện). Trong đó, “hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là một
trong những mặt của nó đối lập với những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp”
[19;tr.tr.35]. Nó được bật lên từ mâu thuẫn giữa sự trống rỗng và sự vô nghĩa
bên trong được che đậy bằng một “cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội
dung và ý nghĩa thực sự” [19;tr.36].
Cái hài thường gắn với tiếng cười. Tiếng cười là yếu tố không thể vắng
mặt trong cái hài, bởi đó là dấu hiệu xác nhận mối quan hệ chủ thể-khách thể.
13


13


Nếu cái hài là một hiện tượng khách quan thì cái cười là phản ánh chủ quan
của con người trước đối tượng khách quan đó. Cái hài, do vậy thuộc về khách
thể thẫm mỹ, còn lại tiếng cười lại thuộc chủ thể thẩm mỹ. Cái cười là kết quả
của cái hài. Khi bị cù, khi trong lòng cảm thấy vui sướng, người ta có thể cười
nhưng đó là cái cười sinh lý. Tiếng cười mang tính chất hài-với tư cách là một
phạm trù thẩm mỹ trước hết phải có đối tượng đáng cười, tức là cái có thể gây
cười và bị cười. Đối tượng của cái hài chủ yếu là những hiện tượng tiêu cực,
chứa đựng những mâu thuẫn có khả năng gây cười. Những hiện tượng ấy tồn
tại một cách khách quan trong mỗi con người và trong đời sống xã hội. Đó là
những gì khơng phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ, với những chuẩn mực về cái
đẹp đã được xã hội thừa nhận, là những gì đi chệch với quy luật phát triển
bình thường của cuộc sống. Cụ thể, đó là những thói hư tật xấu, những thiếu
sót, điểm yếu, những măt trái, mặt tiêu cực của đối tượng như: thói xu nịnh,
háo danh, giả dối, độc ác, dốt nát, tham lam, khốc lác, ích kỉ, nhỏ nhen, ngốc
nghếch, vụng về…
Ngồi đối tượng gây cười cịn phải có chủ thể cười. Đây là mặt thứ haimặt chủ quan của cái hài. Khơng có nó, khơng có cái hài. Bản thân đối tượng
cười không thể gây nên tiếng cười nếu chủ thể không nhận thức được những
mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Đặc điểm của nhận thức gắn với tiếng cười là
sự khám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong sự vật, hiện tượng và quan
sát, soi chiếu chúng ở một góc nhìn khác, một khía cạnh khác, từ góc độ của
cái hài, Platon từng viết: “ Trong thực tế, không thể nhận thức được cái
nghiêm chỉnh nếu thiếu cái buồn cười, và nói chung, cái đối lập được nhận
thức nhờ cái đối lập với nó”. Dĩ nhiên, để có thể nhận thức, địi hỏi ở chủ thể
một năng lực trí tuệ sắc sảo, linh hoạt với những mâu thuẫn và sự tương phản.
Từ những cơ sở trên, có thể khái quát rằng: Cái hài là một phạm trù mĩ
học cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá một loại hiện tượng đời sống, đó là
những cái xấu nhưng cố sức chứng tỏ là đẹp. Khi mâu thuẫn này bị phát hiện

đột ngột sẽ tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu
nhân danh cái đẹp. Tiếng cười trong cái hài-đó là sự chiến thắng của cái đẹp
đối với cái xấu.
14

14


Trong cái hài, tiếng cười thường có nhiều cung bậc và mang những sắc
thái khác nhau. Người ta thường coi u-mua, hài hước là cung bậc đầu tiên và
châm biếm là cung bậc cuối cùng. Trong u- mua, phép biện chứng của trí
tưởng tượng phóng khống hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thường là cái
cao quý, sau cái buồn cười là nỗi đau. Hài hước có mức độ phê phán nhẹ
nhàng, chủ yếu gây cười mua vui, trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối
giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và
thực tế. Hài hước khéo léo nhẹ nhàng vạch ra cái mâu thuẫn, tạo ra tiếng cười
bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân
biệt đúng sai.
Trái lại, trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu
nên nổi bật lên là giọng đả kích,phủ định, tố cáo, dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc,
thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng này hay đối
tượng khác trong xã hội. Châm biếm khác với u-mua, hài hước ở mức độ gay
gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật. Về phương
diện xã hội, phần lớn châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của tư
tưởng tiến bộ trong lịch sử
Có thể thấy, cái hài trong đời sống biểu hiện vô cùng phong phú, đa
dạng, thuộc mọi lĩnh vực. Còn cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hài
trong cuộc sống ở dạng tiêu biểu, tinh túy và ổn định hơn. Trong hầu hết các
loại hình nghệ thuật, cái hài đều có mặt. Đặc biệt, trong văn học, nó tồn tại rất
phổ biến và mạnh mẽ. Thông qua hàng loạt những thủ pháp nghệ thuật biểu

hiện mang tính đặc thù như: phóng đại, cường điệu…thêm vào đó là sự sắc
bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nên tác phẩm văn học có khả năng
thâm nhập sâu vào cái hài, tập trung tơ đậm, khắc sâu những mâu thuẫn mang
tính hài, khiến cho nó nổi bật hơn, tiếng cười trong tác phẩm vì vậy nổ ra giịn
giã, sảng khối hơn, ý nghĩa phê phán cũng vì vậy mà thấm thía, sâu sắc hơn.
15

15


1.1.2.

Văn học trào phúng
Khái niệm trào phúng theo nghĩa hẹp là một từ được kết hợp từ hai yếu

tố “trào” và”phúng”. Theo Từ điển từ nguyên, “trào” là “chọc cười”, “phúng”
nghĩa là “khơng nói thẳng” để châm biếm, cười nhạo. Trong Từ điển Từ Hải,
“trào” nghĩa là lời chế giễu. Gần đây, theo tác giả Vũ Ngọc Khánh, trong cơng
trình Thơ ca trào phúng Việt Nam và Hành trình vào xứ sở cười, khái niệm
này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Thiên Nam ngữ lục:
Rằng dương gian đứa Sĩ Thành
Đọc thơ trào phúng, thiên đình dơ doi
( Thiên Nam ngữ lục, khuyết danh)
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên lại định nghĩa: “Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn
học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó, các
yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài
hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái
tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [17; tr.306].
Thực ra, trào phúng là một khái niệm rất phức tạp. Ở đây, tác giả khóa

luận quan niệm chung về trào phúng theo nghĩa khái quát nhất là thể loại văn
học nhằm gây cười. Tiếng cười trong tác phẩm trào phúng chủ yếu chế giễu,
phê phán, đả kích những thói xấu trong xã hội. Những yếu tố của tiếng cười là
hài hước, mỉa mai, châm biếm, đả kích, phóng đại, khoa trương…được sử
dụng một cách phổ biến trong các tác phẩm trào phúng.
Văn học trào phúng chỉ xuất hiện khi xã hội chất chứa trong nó những
gì tiêu cực, xấu xa, đê tiện, giả dối, làm băng hoại giá trị đạo đức, nhân cách
con người, cản trở bước tiến của loài người. Mục đích, sứ mệnh của văn học
trào phúng là lên án, phê phán cái xấu, giúp cho xã hội ngày một tiến bộ và tốt
đẹp hơn.Tiếng cười trào phúng, do vậy, bao giờ cũng là tiếng cười của trí tuệ,
của cơng lý và chính nghĩa. Secnưsepxki có nói “khi cười cái xấu, chúng ta
trở nên cao hơn nó” [27;tr.130].
16

16


Như vậy, cái xấu, có thể nói, là đối tượng thẩm mỹ đặc biệt của văn học
trào phúng. Nhưng không phải bất cứ cái xấu nào cũng đều là đích phản ánh
của các tác giả. Đó phải là những cái xấu, cái tiêu cực về đạo đức, nhân cách,
về lối sống, những cái khơng phù hợp với hồn cảnh bình thường xung quanh,
lại được che đậy dưới một vỏ bọc tưởng là tốt đep, có ý nghĩa. Từ xưa đến
nay nền văn học nhân loại vẫn lưu giữ và truyền tụng nhiều tác phẩm trào
phúng, nhiều vở hài kịch kinh điển gắn liền với những tên tuổi như
Xecvantex, Rabơle, Môlie…Đặc biệt là Môlie, nhà hài kịch vĩ đại Pháp.
Môlie nổi tiếng khơng chỉ vì nghệ thuật xây dựng tính cách mà cịn vì nghệ
thuật gây cười bậc thầy. Với sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ tài ba,
ông đã phát hiện ra khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách – kể cả
những đối tượng có vẻ trang trọng, tơn nghiêm, đáng kính; khám phá ra được
những mâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm trong cái xã hội đang lỗi thời

dần, đáng cười để mà tống tiễn nó vào quá khứ.
Trong các tác phẩm trào phúng, ngôn ngữ trào phúng là một biểu hiện
của ngôn từ nghệ thuật. Nhà văn thể hiện ý tưởng nghệ thuật của mình thơng
qua ngơn ngữ , qua thế giới hình tượng trong một cấu trúc chỉnh thể, có sự
liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. Mỗi yếu tố ngơn ngữ của tiếu
thuyết trào phúng có một giá trị nghệ thuật. Và chỉ trong sự hiện thực hóa ở
mức tối đa của những liên hệ ngữ cảnh mới tạo ra thông tin nghệ thuật.
1.2. Khái quát về khuynh hướng trào phúng trong văn học Việt
Nam trung đại
Nằm trong nguồn mạch chung của văn chương thế giới,văn học trào
phúng Việt Nam cũng đã tạo cho mình một vị trí riêng trong lịch sử văn học
dân tộc. Văn học trào phúng đã trở thành một dòng chảy, khởi nguồn từ văn
học dân gian, phát triển mạnh mẽ ở văn học viết, được tiếp sức bởi nhiều cây
bút tài năng. Xét riêng trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam, khuynh
hướng thơ văn trào phúng cũng đã nổi lên ở một số thời kì và đạt được những
thành tựu nhất định.
17

17


1.2.1. Giai đoạn từ thế kì X-XV
Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó là
khi dân tộc ta vừa giành được quyền độc lập tự chủ vào giữa thế kỉ X và lập
nhiều kỳ tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống quân Tống
ở thế kỉ XI-XII, chống quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII); sau những cuộc
chiến tranh vệ quốc là cơng cuộc xây dựng đất nước trong hịa bình. Chế độ
phong kiến Việt Nam đang ở thời kì ổn định và phát triển. Có thể nói đây là
thời đại hào hùng và oanh liệt, rực rỡ và đẹp đẽ nhất trong lịch sử chế đợ
phong kiến Việt Nam.

Chính vì vậy, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca, tự hào về đất
nước, con người Việt Nam.Văn học nói nhiều về cái hùng hơn là cái hài, cái
bi. Xuất phát từ quan điểm “văn chở đạo”, các tác giả cho rằng văn chương
khơng phải chỉ để giải trí mà cốt yếu để nói lên cái chí hướng (văn dĩ ngơn
chí) và để truyền đạo thánh hiền, đó là tun ngôn của các nhà Nho ngày xưa
đối với nhiệm vụ và mục đích của văn học. “Đạo” là đạo đức, lễ giáo, cương
thường của Nho gia, “văn là để chở đạo” cho nên cái gì khơng chở đạo tức là
khơng phù hợp với kinh điển của Nho gia, thì khơng thể gọi là văn được.
Quan điểm chính thống đã gạt bỏ ra khỏi lĩnh vực văn học viết những tác
phẩm chứa đựng tiếng cười giải trí. Thơ giai đoạn này chủ yếu là thơ thiền,
mang màu sắc Phật giáo. Văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học chức năng và
có mối gắn bó rất chặt chẽ với văn học dân gian, đồng thời còn là đối tượng
của văn học chức năng và văn học dân gian. Trong đó dịng tự sự lịch sử, các
tác giả thiên về việc phản ánh những sự kiện đã qua, các nhân vật quá khứ,
nhân vật truyền thuyết và huyền thoại. Các nhân vật lịch sử phần nhiều đều
được thần thánh hóa, tơn giáo hóa nên yếu tố trào phúng ít khi xuất hiện.Tiêu
biểu cho văn xuôi tự sự thời kỳ này là các tác phẩm như: Báo cực truyện (thế
kỷ XI), Ngoại sử ký (thế kỷ XII), Việt điện u linh tập (nửa đầu thế kỷ XIV),
Thiền uyển tập anh ngữ lục (giữa thế kỷ XIV), Tam Tổ thực lục (nửa cuối thế
kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái lục (cuối thế kỷ XIV).
18

18


1.2.2. Giai đoạn từ thế kỉ XV-XVII
Đây là thời kì mà nhân dân ta tiếp tục lập nên những chiến công trong
cuộc kháng chiến chống giặc Minh ở thế kỉ XV, đưa chế độ phong kiến Việt
Nam đạt đến cực thịnh ở cuối thể kỉ đó ( dưới triểu đại Lê Thánh Tơng). Bước
sang thế kỉ XVI, tuy nhìn chung tình hình xã hội vẫn tạm thời ổn định nhưng

chế độ phong kiến đã có những biểu hiện suy thối dẫn đến nội chiến và đất
nước bị chia cắt.Vì vậy,văn học đi từ âm hưởng ngợi ca dân tộc, ngợi ca
vương triều sang âm hưởng phê phán hiện thực xã hội. Chính điều này đánh
dấu một bước chuyển của văn học trào phúng Việt Nam. Nếu như văn học thế
kỉ XV ngợi ca cuộc kháng chiến chống quân Minh, ngợi ca lãnh tụ cuộc khởi
nghĩa, ngợi ca sức mạnh thời đại và truyền thống dân tộc, thì sang thế kỉ
XVII, văn học gắn liền với cuộc đấu tranh chống sự suy thối của chế độ
phong kiến vì quyền lợi của nhân dân.
Về thơ ca, tiếng cười trào phúng dường như vắng bóng trong tiếng thơ
của nhà Nho chính thống, chỉ xuất hiện thấp thoáng, vụn vặt. Nguyễn Trãi
khi bất đắc chí,về ở ẩn cũng trần tình, ngơn chí, “bảo kính cảnh giới” theo
tinh thần khiêm cung của Nho gia, với những triết lý sâu sắc về lẽ đời:
Phượng những tiếc cao diều hay liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
( Tự thuật IX, Nguyễn Trãi)
Lời thơ tạo nên một nghịch lý đáng cười về sự bất cơng, phi lí trong xã
hội. Câu thơ mang tính ẩn dụ : "Hoa" là hình ảnh ẩn dụ chỉ người tài năng nổi
bật, "cỏ" chỉ người bình thường. Người tài năng thường bị đố kị, gièm pha,
cuộc đời thường mang bi kịch. Có khi ông phơi bày mặt tối, mặt trái của tâm
hồn con người:
- Ngồi chưng mọi chốn đều thơng hết
Bui một lịng người cực hiểm thay
( Mạn thuật IV, Nguyễn Trãi)

19

19


Nhưng ta khơng thấy tiếng cười châm biếm, đả kích, phê phán trong

thơ ông. Chỉ thấy những vần thơ nặng lịng ưu ái hoặc siêu thốt theo Lão Trang, theo Phật giáo (Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu - Tiếng gươm khua,
tiếng thơ kêu xé lòng – Tố Hữu)
Nguyễn Bỉnh Khiêm với triết lý "minh triết bảo thân” chỉ phê phán thói
đời đen bạc bằng những vần thơ đượm màu sắc triết lý của bậc trí giả, đứng
cao hơn cuộc đời mà nhìn xuống để bảo ban răn dạy, nhắc nhở. Ta ln gặp
trong thơ Trạng Trình một cái nhìn đăm chiêu mang đầy tinh thần đạo nghĩa.
Và đâu đó ta thấy trong thơ ông ta thấy xuất hiện tiếng cười châm biếm. Ông
đã mượn chuyện phá hoại của bọn chuột để chỉ bọn tham quan vô lại:
Chuột lớn sao bất nhân
Gậm khoét thật thảm độc
Đồng ruộng trơ rơm khô
Kho đụn kiệt gạo thóc
( Tăng thử, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nghệ thuật phúng dụ được vận dụng sắc sảo để vẽ lên bộ mặt gớm
ghiếc của bầy chuột “bốn chân” và bầy chuột “hai chân” trong xã hội lúc bấy
giờ, tội ác của chúng thật tày trời. Mượn con chuột bốn chân để vạch mặt bọn
quan lại tham ô gây ra bao cơ cực, lầm than cho nơng dân, ngịi bút châm
biếm của tác giả thật tài tình.
Về văn xi, có thể kể đến Thánh tông di thảo ( Lê Thánh Tông?) và
Truyền kì mạn lục ( Nguyễn Dữ). Cả hai tác phẩm đều mang những tiếng cười
trào phúng khá rõ nét.
Chuyện cái chùa hoang ở Đơng Triều trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ là tác phẩm hài hước sâu cay không phải nhằm vào các vị sư sãi
lớp dưới mà nhằm vào những thần tượng của Phật giáo. Hành vi “hộ pháp”
của hai viên hộ pháp chùa Đông Trào được Nguyễn Dữ dựng lại như sau: lúc
thì “vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta…ghẹo vợ con người ta”, lúc lại
“thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn, cá nhỏ đều bỏ
vào mồm mà nhai nuốt hết” [10;tr.151], khi thì “vào vườn mía nhổ trộm mà
20


20


tước, mà hít” [10;tr.152]. Bức tranh biếm họa chân dung vị Thủy thần khi bị
lộ tẩy là đồng đảng của hai viên hộ pháp trông thật thảm hại: “mặt tái đi như
chàm đổ, mấy cái vẩy cá hãy cịn dính lèm nhèm trên mép” [10;153]. Các vị
thần ở đây hóa ra là thủ phạm trong các vụ trộm cắp ở huyện. Dưới con mắt
của nhà văn, các thần tượn Phật giáo hiện lên như những kẻ sa đọa, tham lam,
vô trách nhiệm, và thật hài hước.
Với Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong Truyền kì mạn lục,
Nguyễn Dữ đã miêu tả miếu đền dưới sự cai quản của Minh ti là một nơi
“tham của đút” để đến nỗi đổi trắng thay đen. Bản thân người đứng đầu Minh
ti là Diêm Vương cũng hết sức hồ đồ, trắng đen lẫn lộn. Hồn ma viên quan họ
Thôi ( người Trung Hoa) chuyên đi “tranh chiếm miếu đền…giả mạo tên
họ….quen dùng chước dối lừa, thích làm trị thảm ngược…hưng u tác
qi..” [10;tr.94], vậy mà vẫn được Diêm vương khen là “trung thần khích
liệt, có cơng với tiên triều”. Tiếng cười mỉa mai thốt ra như một sự phản ứng
trước một xã hội đảo điên. Nguyễn Dữ đã sử dụng cái hài như một vũ khí phê
phán lợi hại.
Tiến vào lãnh địa của nhà Phật, Nguyễn Dữ đã mạnh dạn chỉ ra rằng:
nhà chùa lúc này đã chứa chấp những kẻ gian dâm, du đãng. Còn thầy chùa
phần nhiều là những kẻ đạo đức giả, đầy dục vọng thấp hèn. Sự mâu thuẫn
giữa địa vị và bản chất làm tiếng cười trở nên thấm thía, mang sắc thái châm
biếm, tố cáo mạnh mẽ. Tiêu biểu cho nội dung này là Chuyện nghiệp oan của
Đào thị. Mang tiếng là nhà sư và ni cô song trên thực tế, Vô Kỉ và Hàn than
đã làm hoen ố cửa thiền. Cửa chùa là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh nhất nay
trở thành nơi diễn ra những sinh hoạt chốn phòng the. Và nhà sư tưởng chừng
như đã rũ bỏ hết mọi dục trần thì lịng vẫn vương vấn đến hồng nhan, nhi nữ.
Trong Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tơng (?), có một số truyện đã
phảng phất tiếng cười châm biếm, mỉa mai như truyện Hai Phật cãi nhau

(Lưỡng Phật đấu thuyết kí). Phật gỗ và Phật đất đều là những tượng phật vô
công vậy mà lại còn đem việc ngồi trên, ngồi dưới, lộc hậu lộc bạc để tranh
21

21


nhau. Phật Thích ca chê là phải. Nhưng Phật thích ca, “tay xách bầu rượu,
dáng say lảo đảo” [72;tr.19] thì có cơng gì với dân? Chẳng qua cũng chỉ như
hai Phật kia mà thôi. Chùa chiền đáng lẽ phải là chốn tơn nghiêm thì Thích
Ca say rượu, chư Phật cãi nhau. Tiếng cười mỉa mai được bật ra từ đó. Các
truyện Trận cười ở núi Vũ Môn (Vũ Môn tùng tiếu) hay Lời phân xứng chuyện
anh điếc và anh mù cũng phảng phất tiếng cười trào phúng và toát lên ý nghĩa
răn đời.
Nếu như ở giai đoan trước, nhân vật thần tiên trong Việt điện u linh
tập, hay Lĩnh Nam chích qi được lý tưởng hóa, thần thánh hóa một cách
tuyệt đối thì đến giai đoạn này, họ cũng có đời sống tình cảm, tính cách như
con người, và đặc biệt là cũng có những thói hư tật xấu như con người. Ngọc
hoàng trước nay vẫn được xem là đấng anh minh, tối cao nhất, tuyệt mỹ nhất
thì trong Nhị nữ thần truyện ( Thánh Tơng di thảo), Ngọc hồng có những
lúc nhầm lẫn, mê muội trước những lời khoe khoang của kẻ khác: “Nếu ngươi
khơng nói ra, trẫm sẽ bị khoe khoang làm mê hoặc” [72; tr.8]. Sơn thần, thủy
thần trong Ngọc nữ về tay chân chủ ( Thánh Tông di thảo) đều là những kẻ tự
kiêu, tự đại: “Núi là cao, hơn hết mọi nơi. Phượng lâu trúng tuyển, khơng ta
thì ai?” [72; tr.176]. Các vị thần trong Nhị nữ thần truyện cũng ganh ghét,
gian dối như con người..
Cách thức trần tục hóa đã kéo những hình tượng của tín ngưỡng tơn
giáo từ trên “bảo tọa” xuống trần gian phàm tục. Thiết nghĩ, đó cũng chính là
một phương diện của khuynh hướng trào phúng, giúp các tác giả hạ bệ đối
tượng trào phúng một cách kín đáo, sâu sắc.

Như vậy, mặc dù mới chỉ là những chi tiết lẻ tẻ, vụn vặt nhưng các tác
phẩm giai đoạn này đã mang sắc thái trào phúng với những mức độ đậm, nhạt
khác nhau, đánh dấu sự biến chuyển trong mạch vận động của khuynh hướng
trào phúng, tạo tiền đề cho các sáng tác ở giai đoạn tiếp theo.
22

22


1.2.3. Giai đoạn từ thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX
Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều
biến động bởi nội chiến phong kiến dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng của
chế độ phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh
cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Khởi nghĩa Tây Sơn cùng một lúc lật đổ các tập
đoàn phong kiến thống trị ở trong nước cả đàng Trong và đàng Ngồi, đánh
tan qn xâm lược phía Nam (qn Xiêm) và phía Bắc (quân Thanh). Nhưng
phong trào Tây Sơn suy yếu và thất bại. Triều Nguyễn thống nhất đất nước,
thiết lập một chế độ mới và đất nước đứng trước hiểm họa xâm lăng của thực
dân Pháp. Sức mạnh của thời đại, sức mạnh của phong trào nông dân khởi
nghĩa không chỉ lật nhào ách thống trị của các tập đồn phong kiến phản động
mà cịn đảo lộn quan niệm hệ thống thang bậc giá trị phong kiến, thổi một
luồng sinh khí mới vào tinh thần thời đại. Hệ quả của những biến động lịch
sử-xã hội đã được khúc xạ rõ nét trong văn học, đưa tới sự chuyển biến mạnh
mẽ, sâu sắc trong đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm lí thời đại.
Về thơ ca, đến giai đoạn này, văn học xuất hiện nhiều tác giả trào
phúng lớn như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…Hồ Xuân Hương đã
vạch trần bộ mặt thật, lột chiếc áo đạo đức giả thùng thình, phơi bày cái xác
thân phàm tục của họ. Với vũ khí tiếng cười, bà đã đánh rất trúng rất đau từ
ông vua ngất ngưởng trên ngai vàng đến anh thư sinh nghiên bút đến cửa
Khổng sân Trình để học đạo thánh hiền. Có thể thấy, đối tượng đả kích trong

thơ bà rất rộng. Với vua chúa, bà chỉ mắng nhè nhẹ mà đau vơ kể, và chỉ có
thế cũng đủ làm cho vua chúa tối mặt, bà hạ bệ vua chúa ngang hàng với
những kẻ vẫn bị người “quân tử” cho là “phàm phu tục tử”:
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này
(Vịnh cái quạt II, Hồ Xuân Hương)

23

23


Hình ảnh “một cái này” là cái quạt: “chành ra ba góc da cịn thiếu, khép
lại đơi bên thịt vẫn thừa” mà Hồ Xuân Hương đã từng phẩy vào mặt, che lên
đầu đấng anh hùng, người quân tử.
Nếu đối với vua chúa, nữ sĩ châm chích thói mê hoa, hiếu sắc thì
với bạn quan thị, nữ sĩ giơ cao đánh thẳng vào cuộc sống trái lẽ tự nhiên
của chúng:
Đố ai biết đó vơng hay chóc
Cịn kẻ nào hay cuống với đầu
( Vơ âm nữ, Hồ Xn Hương)
Có lẽ kẻ chịu nhiều thương tích nhất là bọn “hiền nhân quân tử”, bọn
mô phạm phong kiến. Tự xưng hiền nhân quân tử, tức đồ đệ của Nho giáo,
nhưng việc làm lén lút, thậm chí ý nghĩ trong đầu chúng cũng bị Hồ Xuân
Hương phát hiện và phơi bày ra ánh sáng cho mọi người thấy rằng những kẻ
giả dối ấy, chúng rất đói và háo ăn, song vì khốc chiếc áo đạo đức trên người
nên chúng phải “ăn vụng”. Bà đi guốc trong bụng chúng và chộp ngay được ý
nghĩ mờ ám của chúng:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở ở khơng xong

( Vịnh nằm ngủ, Hồ Xn Hương)
Đó còn là đám nho sĩ dốt nát, còn huênh hoang, hợm mình là con quan,
là cậu ấm, tương lai sẽ là “rường cột nước nhà” nên ngổ ngáo, xem dưới gầm
trời khơng cịn ai nữa. Học khơng lo học lại cịn đi ghẹo gái, thơ khơng ra thơ
mà dám đề thơ ở chùa, ở miếu. Hồ Xuân Hương đã gọi chúng là “phường lịi
tói”, lũ “ngẩn ngơ”, xưng “chị” và địi “dạy” chúng “làm thơ” và dọa “Muốn
sống đem vơi quét trả đến” ngay.
Nhắc đến cửa chùa, Hồ Xuân Hương cũng vạch trần những hành vi
dâm đãng diễn ra ngay trước cửa đền chùa:
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha
( Chế sư, Hồ Xuân Hương)
24

24


Qua đó ta thấy tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng hướng
đến mọi đối tượng khác nhau trong cuộc sống từ bọn vua chúa đến bọn quan
thị, từ bọn “hiền nhân quân tử” đến bọn tu hành núp dưới bóng nhà Phật làm
điều xấu. Điều đó đã thể hiện sức bao quát của Hồ Xuân Hương đối với thế
thái nhân tình. Bà đã cười với mọi giọng dõng dạc, chủ động, đàn chị “cười
nhọn, cười sắc, cười gằn”,
Thơ Nguyễn Cơng Trứ buổi đầu say sưa với chí nam nhi trải qua nhiều
năm tháng làm quan cho nhà Nguyễn, va chạm với nhiều thực tế, dần dần
Nguyễn Công Trứ nhận ra bản chất phản động của triều đaiû đương thời, ơng
đâm ra chán ghét nó. Cũng nhờ vậy mà Nguyễn Cơng Trứ đã có được những
nhận thức khách quan về xã hội, về con người. Ðó cũng là nguyên nhân làm

cho thơ của ông mang nhiều chất trào phúng. Ơng tố cáo thói đen bạc trong
xã hội phong kiến:
Thế thái nhân tình gớm chết thay!
Lạt nồng, trơng chiếc túi vơi đầy
Hễ khơng điều lợi, khơn thành dại,
Ðã có đồng tiền dở cũng hay
Khôn khéo, chẳng qua ba tấc lưỡi,
Hẳn hoi, khơng hết một bàn tay!
(Vịnh nhân tình thế thái, Nguyễn Cơng Trứ)
Nguyễn Cơng Trứ đã nói tới một “thói đời” có sức mạnh tàn huỷ con
người của mọi thời đại một cách ghê gớm. Ơng nói tới cái “sự đời”, “thói
đời”, “nhân tình thế thái” đổi trắng thay đen của lịng người, chứ khơng
phải của chế độ phong kiến, của vua chúa nhà Nguyễn đối với ơng. Ơng
chẳng những ghê sợ, mà cịn căm ghét những “thế tình” ấy đến mức phải
bộc lộ rõ thái độ căm ghét (“gớm chết”), thì ta biết lịng ơng đau đớn, tức
tối đến mức nào.
Phạm Thái trong Sơ kính tân trang (1804) đã dùng tiếng cười để lật tẩy
lối sống hoang dâm, xa xỉ của bọn nhà sư tu hành bịp bợm:
25

25


×