Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DU THUYỀN TRÊN VỊNH hạ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.23 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------------

DOÃN THỊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DU THUYỀN
TRÊN VỊNH HẠ LONG
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.22.01.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Thị Minh Đức

HÀ NỘI – 2014


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh vừa chính thức ban hành văn bản quy định giá vé thực tế, phổ
biến dịch vụ vận chuyển và lưu trú khách tham quan du lịch trên Vịnh Hạ Long năm 2014.......71
Địa điểm..........................................................................................................................................72
Mùa hè 72
Các trang thiết bị trên tầu...............................................................................................................82
Du ThuyỀn Emeraude..................................................................................................................24
Du ThuyỀn Paradise Peak............................................................................................................26


MỤC LỤC
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh vừa chính thức ban hành văn bản quy định giá vé thực tế, phổ
biến dịch vụ vận chuyển và lưu trú khách tham quan du lịch trên Vịnh Hạ Long năm 2014.......71


Địa điểm..........................................................................................................................................72
Mùa hè 72
Các trang thiết bị trên tầu...............................................................................................................82
Du ThuyỀn Emeraude..................................................................................................................24
Du ThuyỀn Paradise Peak............................................................................................................26


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), bất chấp thể trạng kinh tế thế
giới năm 2013 còn bất ổn, lượng khách du lịch quốc tế năm 2013 vẫn đạt gần 1,1
tỷ người, tăng 5% so với năm 2012 với các điểm ở Châu Á – Thái Bình Dương
có nhịp độ tăng mạnh nhất. UNWTO dự báo lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng
trong năm 2014 với nhịp độ 4 – 4,5% (Nguồn: VN+). Đó là mặt tích cực của du
lịch. Nhưng mặt tiêu cực của nó cũng rất lớn như ô nhiễm môi trường tự nhiên,
phá hủy nhiều sinh vật cảnh, xâm hại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,
tác động xấu đến cộng đồng dân cư địa phương…
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá Du lịch đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu được - một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Du lịch Việt Nam đang có
những bước triển biến rõ rệt, lượng khách Du lịch trong nước và nước ngoài ngày
càng gia tăng. Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước ta và góp phần
không nhỏ vào việc thực hiện CNH- HĐH đất nước, cải thiện đời sống của nhân
dân. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh Du lịch ngày càng cao đã đưa Du lịch
trở thành một ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ở nước ta, Vịnh Hạ Long có tiềm năng du lịch rất lớn, với những giá trị đặc
biệt về cảnh quan, địa chất, địa mạo, lịch sử, văn hoá. Vịnh Hạ Long đã hai lần
được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, gần đây lại được bầu chọn
là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chừng ấy danh hiệu ấy đủ hấp dẫn bất cứ
du khách nào lần đầu đến Việt Nam.

Những năm qua, hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long đã có nhiều chuyển biến.
Từ nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh và đầu tư của các doanh nghiệp, cơ sở
vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch ở Hạ Long như đường, bến cảng, khu vui
chơi giải trí, tàu vận chuyển khách, hệ thống thông tin liên lạc... đã không ngừng
được nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Công tác quảng bá
hình ảnh du lịch Hạ Long được đẩy mạnh cả trong và ngoài nước... Nhờ vậy, lượng

1


khách đến với Hạ Long ngày một tăng. Nếu như cách đây khoảng 20 năm, lượng
khách du lịch đến Hạ Long chỉ vài trăm nghìn, thì năm 2011 con số này là 6,2 triệu
lượt, trong đó 2,3 triệu lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu toàn ngành Du lịch đạt
3.400 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010.
Đến thăm vịnh Hạ Long là cách hưởng thụ mới của nhiều du khách muốn tận
hưởng không khí biển một cách tuyệt đối. Với cảnh sắc thiên nhiên kì diệu, vịnh Hạ
Long không còn nghi ngờ gì nữa, chính là biểu tượng cho du lịch miền Bắc Việt
Nam bấy lâu nay. Những bãi tắm tuyệt đẹp, hang động kì vĩ, khung cảnh nước non
nên thơ, hay vẻ đẹp của những làng chài nổi bình yên và kì lạ. Tất cả những danh
thắng tuyệt vời ấy có thể được ngắm nhìn một cách trọn vẹn trên những du thuyền
hạng sang nếu bạn lựa chọn tour du lịch trên du thuyền.
Đây không phải là một hình thức du lịch quá mới mẻ với nhiều người nhưng
chỉ vài năm gần đây, khi nhiều công ty lữ hành đầu tư nhiều hơn nữa cho những du
thuyền hạng sang của mình, thì du thuyền Hạ Long mới thực sự phát triển.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch Hạ Long những năm qua,
đặc biệt là hoạt động du thuyền ngày càng diễn ra mạnh mẽ là một trong các nguyên
nhân đe doạ môi trường Vịnh Hạ Long: Ô nhiễm không khí và nước do xả thải quá
khả năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ tầng
ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học...
Chính vì vậy, việc tìm hiểu : “Hoạt động du lịch du thuyền trên vịnh Hạ

Long” có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt đánh giá được toàn diện các nguồn lực
chính thúc đẩy phát triển hoạt động du thuyền trên vịnh Hạ Long, trên cơ sở nghiên
cứu tiềm năng phục vụ phát triển hoạt động du thuyền và thực trạng hoạt động du
thuyền đang diễn ra từ đó đánh giá được những điểm mạnh, tìm ra nguyên nhân để
khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động du lịch du thuyền, khó khăn
vướng mắc cần tháo gỡ, những mâu thuẫn cần giải quyết, những định hướng đề
xuất, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động du thuyền lên tầm cao mới, tạo ra môi
trường thuận lợi cho du lịch Hạ Long phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2


2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch, đề tài đánh giá khái quát các
tiềm năng phục vụ phát triển du lịch du thuyền và thực trạng phát triển hoạt động
du lịch du thuyền trên vịnh Hạ Long từ đó đề xuất các định hướng và các giải pháp
phát triển hoạt động du lịch du thuyền đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên đề tài sẽ:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về Du lịch (các khái niệm cơ bản, các nhân tố phát
triển du lịch, các loại hình du lịch,…)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch du thuyền trên vịnh
Hạ Long (tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nguồn lực
con người,…).
Nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động du thuyền trên vịnh Hạ Long từ
đó đánh giá những ảnh hưởng từ hoạt động du lịch du thuyền tới môi trường.
Đề xuất những định hướng cơ bản phát triển du lịch Hạ Long nói chung và
du lịch du thuyền trên vịnh Hạ Long nói riêng.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trên thế giới: các vấn đề về du lịch và phát triển du lịch đã được nghiên cứu
và ứng dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Du lịch sớm tỏ rõ vai trò là một
ngành kinh tế mũi nhọn, các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Malaysia,... thì việc nghiên
cứu về phát triển du lịch bền vững đã được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ
70 thế kỷ 20. Đánh giá tiềm năng phục vụ mục đích du lịch là một đề tài quan trọng
và quan tâm nghiên cứu hàng đầu khi nghiên cứu phát triển du lịch, có thể kể đến
các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý học của Liên xô cũ như
A.G.Ixatsenko; V.D.Preobragienxki; L.I.Mukhina,…Nhiều công trình nghiên cứu
về địa lý du lịch đã được công bố như công trình của I.U.Avedenhin(1971) đưa ra
hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ, công trình khoa học của Kadaxkia (1972) và
Sepfer (1971) đã nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch;
L.I.Mukhina (1973) xây dựng quy hoạch các vùng nghỉ mát ven biển…. Một số tác

3


giả như Slavikova (1973) của Tiệp Khắc hay Vacdunxka của Ba Lan đã nghiên cứu
xác định sức chưa tối ưu dung lượng khách du lịch tại một số điểm du lịch….Các
nhà địa lý Canadan như Vogo (1966), Henannyvo (1972) hay nhà địa lý người Mỹ
là Booha, Dvit (1971) có những công trình đánh giá tài nguyên phục vụ mục đích
giải trí.
Ở Việt Nam, hoạt động du lịch trở nên nhộn nhịp vào thập niên 90 trở
lại. Việc nghiên cứu về du lịch cũng phát triển ngày càng đậm nét theo thời
gian, cụ thể ở Việt Nam có khá nhiều các công trình nghiên cứu các hoạt động
du lịch dưới nhiều khía cạnh khác nhau: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”;
“Thị trường du lịch”; “Lữ hành du lịch”; “Du lịch và kinh doanh du lịch”;
“Quản trị kinh doanh lữ hành”; “Địa lý du lịch”,…Tất cả đều có những giá trị nhất
định về lý luận lẫn thực tiễn.
Du lịch là một trong những ngành kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, tỷ
suất doanh lợi của nó thường cao gấp từ 2 đến 4 lần so với các ngành khác và lợi

nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của ngành Du lịch trong những năm gần
đây chiếm một phần rất lớn trong GDP và trong sự phát triển của nền kinh tế. Song
tốc độ tăng của doanh thu về du lịch hàng năm trong thực tế là chưa cao so với tiềm
năng và điều kiện mà ta có. Nguyên nhân khách quan là chúng ta chưa tìm thấy quy
luật vận động của nó, chưa đánh giá nghiêm túc thực chất để tìm được những ưu,
nhược điểm, chưa nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hiệu quả quản lý của nhà
nước và nâng cao cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
Ở Việt Nam trong thời gian qua có nhiều chương trình, dự án cấp nhà nước,
địa phương nghiên cứu về vùng du lịch ven biển làm cơ sở để hoạch định các chính
sách phát triển du lịch vùng ven biển trong đó có thành phố ven biển Hạ Long –
Quảng Ninh. Tiêu biểu kể đến một số công trình sau:
+ Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng
và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam” (1995) do Vũ Tuấn Cảnh làm chủ
nhiệm đã có những đánh giá về vị trí, vai trò đồng thời đưa ra những định hướng
phát triển du lịch cho vùng ven biển Bắc bộ.

4


+ Dự án “Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 - 2010” của
Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện năm 2001 đã thống kê nguồn tài nguyên du lịch,
đánh giá hiện trạng và đưa ra những định hướng và các giải pháp cơ bản cho phát
triển du lịch của tỉnh.
+ Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo
tại vùng du lịch Bắc bộ” do Nguyễn Thu Hạnh thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển du
lịch thực hiện năm 2006 đã hệ thống những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch,
đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch vùng biển đảo
của vùng du lịch Bắc Bộ.
+ Đề án: “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến
năm 2020” do Tổng cục du lịch thực hiện năm 2009 đã đánh giá có hệ thống

tiềm năng tài nguyên và định hướng phát triển du lịch biển đến năm 2020 trên
phạm vi cả nước.
Ngoài những công trình khoa học trên còn rất nhiều các công trình nghiên
cứu khác đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, định hướng khai thác lãnh thổ trong
đó có du lịch vùng ven biển Quảng Ninh mà Hạ Long là tiêu biểu.
Hoạt động du lịch tại thành phố Hạ Long trong thời gian gần đây diễn ra
khá sôi động, thu hút lượng du khách đông đảo từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt
du khách tới vịnh Hạ Long chủ yếu mong muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trời
phú tại nơi đây qua hoạt động du thuyền trên vịnh. Tuy nhiên, kéo theo đó là các
vấn đề nảy sinh từ hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, môi
trường nhân văn đã đặt ra một yêu cầu bức thiết làm sao để đưa ra những định
hướng, giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu “Hoạt động du lịch du thuyền trên vịnh Hạ Long” một mặt đánh giá
được các tiềm năng và thực trạng phát triển hoạt động du lịch du thuyền trên vịnh
Hạ Long, từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp góp phần phát triển hoạt động
du thuyền lên tầm cao mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

5


Các nguồn lực phát triển du lịch du thuyền trên vịnh Hạ Long (tài nguyên du
lịch, hệ thống du thuyền trên vịnh, các tuyến điểm du lịch,….)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ thành
phố Hạ Long (đặc biệt vùng vịnh Hạ Long,), một số điểm du lịch liền kề như Cát
Bà, Quan Lạn,…
- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng trong thời gian từ
năm 2005 - 2014 và định hướng cho tương lai đến năm 2020.

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thể hiện qua sự nhìn nhận đối tượng nghiên cứu một
cách đồng bộ, toàn diện xem chúng là sự kết hợp, phối hợp có quy luật của nhiều
yếu tố cấu thành các nhân tố phục vụ phát triển du lịch. Nghiên cứu trên quan điểm
tổng hợp giúp người viết có cái nhìn tổng quát, toàn diện về đối tượng nghiên cứu
cũng như các yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
5.1.2. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc yêu cầu khi nghiên cứu phải xem xét các đối
tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động
và phát triển, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy
luật vận động của đối tượng.
Hệ thống là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với
nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động tổng hợp.
Trong thực tiễn mọi sự vật hiện tượng đều là một chỉnh thể toàn vẹn thì bao giờ
cũng là một hệ thống được cấu trúc bởi nhiều bộ phận, nhiều thành tố. Các bộ phận
này có vị trí độc lập, có chức năng riêng và có những quy luật vận động riêng
nhưng chúng lại có quan hệ biện chứng với nhau, theo mối quan hệ vật chất và mối
quan hệ chức năng và vận động theo quy luật của toàn bộ hệ thống.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - logic

6


Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu khoa học là quan điểm hướng
dẫn tiến trình tìm tòi sáng tạo khoa học. Thực hiện quan điểm này cho phép chúng
ta thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của các đối
tượng, mặt khác giúp ta phát hiện quy luật tất yếu của sự phát triển đối tượng.
Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu khoa học yêu cầu nghiên cứu đối

tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình
diễn biến và phát triển của đối tượng trong những thời gian, không gian với những
điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm được quy luật tất yếu của sự phát triển các sự vật
hiện tượng.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển phải gắn với với việc bảo vệ và tôn tạo
tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.Từ đó phải đặt ra các kế hoạch và cơ
chế quản lí phù hợp với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân
văn cho hoạt động khai thác du lịch theo chiều hướng tích cực nhất và hạn chế tối
đa nhất những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trương sinh thái và môi trường
xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số
liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng
hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.
Có thể thu thập tài liệu qua các nguồn: Sách, giáo trình, Báo, tạp chí chuyên
ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan; Các công trình khoa học như báo cáo,
luận văn, đề án; Báo cáo của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch; Các thông tin, bài báo trên internet,…
5.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong suốt quá trình phân
tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu của đề tài như: thực

7


trạng tiềm năng tài nguyên du lịch, thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác
tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ

tầng; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ
tiêu kinh tế du lịch. Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp đề tài phát hiện ra
được những vấn đề phát triển bền vững, thiếu tính bền vững, tìm ra những nguyên
nhân của hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.
5.2.3. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, phân tích và
đánh giá về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch.
Phương pháp này dùng để tính toán sự biến động, sự tăng trưởng của các chỉ tiêu
kinh tế du lịch trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó có thể thấy được sự
phát triển bền vững hay không bền vững của một lãnh thổ du lịch trong một chu kỳ
thời gian. Trong khuôn khổ đề tài này, những thống kê về số liệu có liên quan đến
các hoạt động du lịch ở Hạ Long sẽ được thu thập thống kê trong khoảng thời gian
từ năm 2005 đến năm 2014 làm cơ sở cho việc xử lý, đánh giá nhằm thực hiện
những mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê để làm
căn cứ tính toán, dự báo cho các chỉ tiêu phát triển trong những chu kỳ tiếp theo.
5.2.4. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
Phương pháp này thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những
thông tin cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá các tài liệu và số liệu. Thông
qua phương pháp này cho phép xác định chính xác hơn vị trí, ranh giới, quy mô
cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời còn cho phép xác
định khả năng tiếp cận đối tượng. Mặt khác trong thực tế công tác thống kê các số
liệu của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và
đồng bộ, còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do đó phương pháp nghiên cứu và
khảo sát thực địa là không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
5.2.5. Phương pháp dự báo
Trong nghiên cứu đề tài có nội dung quan trọng là: nghiên cứu đề xuất và
xây dựng các định hướng phát triển du lịch Hạ Long mang tính bền vững trong

8



tương lai, vì vậy áp dụng phương pháp dự báo để nghiên cứu một cách toàn diện
các yếu tố khách quan và chủ quan, các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch, các yếu
tố trong nước và quốc tế, những thuận lợi và khó khăn thách thức,… có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển du lịch Hạ Long. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát
triển du lịch một cách bền vững, trong việc đề xuất các trọng điểm, các dự án, các
lĩnh vực ưu tiên đầu tư cũng như xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.
5.2.6. Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan đến tổ
chức lãnh thổ. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích
đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan. Ngoài mục đích
minh họa về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận định, đánh giá
trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát.
5.2.7. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong nghiên cứu khoa học ở các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn
thường dùng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
phương pháp điều tra xã hội học là một phương pháp phổ biến.
Phương pháp điều tra xã hội học là một phương pháp phỏng vấn viết, được
thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi
trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước
nào đó.
Trong khuôn khổ Luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã
hội học cụ thể với các đối tượng là: Khách du lịch (nội địa và quốc tế) – 200 phiếu,
nhân viên phục vụ trên tàu du lịch – 100 phiếu, trên cơ sở đó để đánh giá chất lượng
dịch vụ trên tàu du lịch cũng như mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến và
dịch vụ mà họ lựa chọn.
6. Đóng góp của luận văn
Đánh giá tổng quát và toàn diện các nguồn lực chính phát triển hoạt động du
lịch du thuyền trên vịnh Hạ Long (tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng phục


9


vụ phát triển du lịch, các yếu tố môi trường) và thực trạng phát triển hoạt động du
thuyền trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2014, từ đó đánh giá được những
thuận lợi, khó khăn hạn chế trong việc khai thác phát triển hoạt động du lịch du
thuyền trên vịnh Hạ Long.
Phát hiện những mặt tích cực, những vấn đề còn bất cập, chồng chéo… trong
việc khai thác các nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng, và
trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn.
Đề xuất các định hướng và giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển hoạt động
du thuyền trên vịnh Hạ Long đạt hiệu quả cao, hạn chế mức thấp nhất những ảnh
hưởng tới môi trường.

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DU THUYỀN
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch
vẫn chưa thống nhất. Từ góc độ là người đầu tiên kinh doanh du lịch, Thomas Cook
cho rằng du lịch giúp cho du khách thụ hưởng những hứng thú tình cảm xã hội cao
nhất, là tổ chức mà người ta phải dành cho nó những trách nhiệm lớn nhất.
Theo luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày một tháng một năm 2006: Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ

dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Du lịch là hành động rời khỏi nơi
thường trú để đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời gian ngắn
nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.
Theo UNWTO: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư.
Một số khái niệm liên quan đến du lịch:
Ngành du lịch: Hoạt động du lịch cùng với việc tổ chức, kinh doanh khai
thác các tài nguyên về du lịch tạo thành ngành hay lĩnh vực du lịch. Ngành du lịch
được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hóa
sâu sắc, có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế,
góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

11


Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch (du khách), tổ chức cá
nhân kinh doanh du lịch (Người kinh doanh du lịch), cộng đồng dân cư và cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch (Chính quyền địa phương).
Trong hoạt động du lịch, các bên tham gia du lịch có những đặc trưng cụ thể
như sau:
Du khách: Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học,

làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách
du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Du khách là người phải bỏ tiền ra để mua
sản phẩm du lịch, có quyền lựa chọn hình thức du lịch, quyền yêu cầu tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch cung cấp những thông tin về sản phẩm và mong muốn
người kinh doanh du lịch phải cung cấp sản phẩm du lịch có chất lượng đúng với
giá trị của sản phẩm mà họ đã mua.
Người kinh doanh du lịch: Ngoài việc được hưởng lợi từ hoạt động du lịch
họ phải đóng góp tài chính cho địa phương (Nộp thuế).
Chính quyền địa phương: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch tại
địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát
triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm.
Cộng đồng dân cư: Tham gia và hưởng lợi hợp pháp từ hoạt động du lịch, có
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương, giữ gìn an ninh
trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch. Khi tham gia
hoạt động du lịch, cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch,
khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ
công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch.
1.1.2. Các loại hình du lịch
Đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương, du lịch đã và đang trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững mang lại
những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chẳng những không phá hủy hoặc làm suy
thoái tài nguyên mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội và môi
trường. Chính vì vậy việc đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm hấp dẫn du khách

12


đang là nỗ lực của tất cả các quốc gia, các địa phương. Dựa vào các tiêu thức phân
loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Hiện nay
đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các

tiêu chí cơ bản sau đây:
1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch
Theo tiêu chí này du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa:
Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của
khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau – khách du lịch phải đi qua biên
giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Bản thân du lịch quốc tế đã được chia thành:
Du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế thụ động.
Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của
khách du lịch cùng nằm trên lãnh thổ của một quốc gia.
1.1.2.2. Phân loại theo mục đích chuyến đi
Du lịch tham quan: là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu
biết về thế giới xung quanh, đối tượng tham quan là một danh lam thắng cảnh, nơi
có phong cảnh kỳ thú, di tích lịch sử, công trình văn hóa,…
Du lịch giải trí: mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công
việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe, với mục đích chuyến đi này
du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành,
không đi lại nhiều.
Du lịch nghỉ dưỡng: mục đích chuyến đi là phục hồi sức khỏe, địa chỉ cho
những chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ
chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, các vùng ven bờ nước, vùng núi,
vùng nông thôn,…
Du lịch khám phá: là nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về thế giới xung
quanh. Tùy theo mức độ, tính chất của chuyến du lịch mà chia thành du lịch tìm
hiểu và du lịch mạo hiểm.
Du lịch thể thao: có thể phân thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể
thao thụ động.
Du lịch thể thao chủ động là loại hình du lịch mà du khách tham gia trực tiếp
vào hoạt động thể thao nhằm mục đích thể hiên bản thân, rèn luyện sức khỏe… như
leo núi, lướt ván, săn bắt, câu cá, trượt tuyết…


13


Du lịch thể thao thụ động là các chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao
mà du khách ưa thích, trong trường hợp này cổ động viên chính là du khách.
Du lịch lễ hội: du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng của
các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoàn kết của cộng đồng trong
các lễ hội.
Du lịch tôn giáo: là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu
thực hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của
người dị giáo. Điểm đến là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa,…
Du lịch nghiên cứu: loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu
cầu kết hợp học tập lí thuyết với tìm hiểu thực tiễn.
Du lịch hội nghị: đây là một loại hình du lịch mới phát triển, khách đi du lịch
hội nghị thường được đảm bảo đầy đủ các phương tiên vật chất, khả năng thanh
toán cao vì thường được bao cấp.
Du lịch thể thao kết hợp: những chuyến đi của các vận động viên có mục
đích chính là luyện tập, tham dự vào các cuộc thi đấu, hoạt động thể thao.
Du lịch chữa bệnh: mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc phòng
ngừa một căn bệnh tiềm tang nào đó, điểm đến thường là các khu an dưỡng, khu
chữa bệnh như nhà nghỉ, điểm nước khoáng, nơi có không khí trong lành…
Du lịch thăm thân: đối với những nước có ngoại kiều, loại hình du lịch này
rất được coi trọng vì nó đáp ứngn hu cầu giao tiếp, thăm hỏi của những người thân
giữa các miền, các nước.
Du lịch kinh doanh: mục đích của chuyến đi là tìm cơ hội làm ăn, tìm đối tác
kinh doanh, song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú
đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt.
1.1.2.3. Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
Du lịch miền biển: mục đích của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các
hoạt động du lịch biển như tắm biển, thể thao biển…

Du lịch núi: miền núi rất thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các loại
hình tham quan, cắm trại, mạo hiểm…
Du lịch đô thị: đô thị là đầu mối thương mại lớn của đất nước, điểm đến là
các công trình đương đại đồ sộ trong các đô thị mà du khách từ các miền khác nhau,
từ các thành phố khác cũng có nhu cầu đến để chiêm ngưỡng phố xá và mua sắm.

14


Du lịch thôn quê: làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh
bình, hấp dẫn du khách, như vậy về thôn quê có thể giúp họ phục hồi sức khỏe sau
những ngày làm việc căng thẳng.
1.1.2.4. Phân loại theo phương tiện giao thông
Du lịch xe đạp: rất được ưa chuộng ở Châu Âu, tính tiện lợi của du lịch xe
đạp là ở chỗ du khách có thể thâm nhập dễ dàng với đời sống dân bản xứ.
Du lịch ô tô: ô tô là phương tiện thông dụng, phổ biến và chiếm ưu thế, đặc
điểm cơ bản của loại hình này là giá rẻ, tiếp cận được dễ dàng các điểm du lịch.
Du lịch bằng tàu hỏa: ưu điểm cơ bản của loại hình du lịch này là chi phí cho
vận chuyển thấp, không làm hao tổn nhiều sức khỏe du khách, tiết kiệm được
hưởng một bầu không khí trong lành và được thăm nhiều địa điểm trong cùng một
chuyến đi.
Du lịch bằng máy bay: là một trong những phương tiện ưa dung nhất trong
du lịch vì nó cho phép du khách đi đến nhiều vùng xa xôi trong thời gian ngắn nhất.

15


1.1.2.5. Phân loại theo hình thức lưu trú
Khách sạn: là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ việc qua đêm và các
nhu cầu khác của du khách như ăn, ngủ, vui chơi giải trí,…

Motel: là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông có
kiến trúc thấp tầng dùng để phục vụ du khách đi bằng phương tiện riêng.
Nhà trọ thanh niên: đây là dạng cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu cho thanh
niên, sinh viên và những người không có khả năng thanh toán cao.
Camping: là một khu vực mà ở đó người ta phân lô theo một quy hoạch nhất
định. Đoàn du khách có thể chọn thuê một địa điểm để dựng lều trại.
Bungalow: là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được lắp
ghép lại với nhau, thường thấy loại cơ sở lưu trú này ở vùng ven biển hay các vùng
núi, các điểm nghỉ mát, đối tượng phục vụ là các gia đình.
Làng du lịch: là một quần thể các biệt thự hay Bungalow được bố trí để tạo
ra một không gian du lịch cho phép du khách vừa có điều kiện giao tiếp, vừa có
không gian biệt lập khi họ muốn về.
1.1.2.6. Phân loại theo lứa tuổi du khách
Du lịch thiếu niên: là loại hình dành cho thiếu niên có nhu cầu vận động, ít
chịu sự tù túng, những vùng núi cao, bãi biển là nơi hấp dẫn đối tượng thiếu niên.
Du lịch thanh niên: là hình thức du lịch ưa mạo hiểm, vận động nhiều, thích
khám phá nên điểm đến của những chuyến du lịch cho thanh niên chủ yếu là vùng
cao, bãi biển lớn, các vườn quốc gia…
Du lịch trung niên: đại đa số những người trung niên có khả năng chi trả cao,
điểm đến của chuyến du lịch đó là những danh lam thắng cảnh, những nơi yên tĩnh,
trong lành thích hợp cho việc nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng.
Du lịch người cao tuổi: điểm đến của chuyến du lịch này chủ yếu là những
nơi nghỉ dưỡng, chữa bệnh…khả năng chi trả ở mức trung bình trở lên.
1.1.2.7. Phân loại theo độ dài chuyến đi
Du lịch ngắn ngày: các chuyến du lịch được thực hiện trong thời gian dưới
một tuần lễ được coi là du lịch ngắn ngày.
Du lịch dài ngày: là các chuyến đi thám hiểm của các nhà nghiên cứu, các
chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại các khu điều dưỡng… Thời gian chuyến đi kéo
dài từ một tuần đến dưới một năm.
1.1.2.8. Phân loại theo hình thức tổ chức


16


Du lịch tập thể: loại hình du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
cung ứng du lịch vì du khách thường có tính tổ chức cao, chủ yếu là sinh viên, học
sinh đi theo lớp, cán bộ công nhân viên đi theo cơ quan…
Du lịch cá thể: là loại hình mà trong đó những du khách riêng lẻ đến ký hợp
đồng mua sản phẩm với cơ quan cung ứng du lịch.
Du lịch gia đình: ngày càng phổ biến ở Việt Nam, việc tiếp cận và thu hút du
khách để kinh doanh loại hình du lịch gia đình này là hướng quan tâm vì du lịch gia
đình cũng là một xu hướng nhiều triển vọng.
1.1.2.9. Phân loại theo phương thức hợp đồng
Du lịch trọn gói: hầu hết doanh nghiệp du lịch nào cũng muốn ký kết được
nhiều hợp đồng trọn gói tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung ứng được sản phẩm
du lịch có chất lượng cao, nâng cao uy tín và thiện cảm đối với khách hàng.
Du lịch từng phần: trên thực tế, hiện nay du khách vì những lý do khác nhau,
có nhu cầu ký kết hợp đồng mua từng phần dịch vụ.
1.1.2.10. Phân loại theo môi trường tài nguyên
Du lịch văn hóa: là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân
văn, tập trung khai thác tài nguyên nhân văn.
Du lịch thiên nhiên: là loại hình du lịch đưa khách về những nơi có điều
kiện, môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn… nhằm thỏa mãn
nhu cầu đặc trưng của họ.
1.1.3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngành du lịch có tác động tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế, làm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng.
Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia và địa
phương thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Đây là ngành thu được nhiều
ngoại tệ và phát triển nhanh chóng. Trong quá trình hoạt động du lịch đòi hỏi phải

có số lượng vật tư hàng hóa để phục vụ du khách và như vậy lưu thông hàng hóa sẽ
diễn ra mạnh mẽ. Thông qua lĩnh vực lưu thông ấy kéo theo sự phát triển của nhiều
ngành như giao thông, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi…
Du lịch phát triển còn thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vân tải,
bưu điện, ngân hàng, xây dựng thông qua việc khách du lịch sử dụng dịch vụ của
các ngành này như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bưu điện, dịch vụ đổi tiền... Ngoài

17


ra việc du khách chi tiêu ở vùng du lịch làm tăng nguồn thu của vùng du lịch, đất
nước du lịch.
Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch ở một vùng không chỉ thể hiện ở chỗ nơi
đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh đó cần phải có cả cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ
thống đường xá, nhà ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng, mạng lưới thương nghiệp…
Qua đó cũng kích thích được sự phát triển tương ứng của các ngành có liên quan.
Do vậy việc phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở từng vùng và vì vậy nó
góp phần làm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng.
Hoạt động của ngành du lịch còn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân.
Thông qua việc sản xuất, chế biến đồ ăn, thức uống và bán các mặt hàng lưu
niệm… mà du lịch góp phần tạo ra thu nhập quốc dân, làm tăng thu nhập quốc dân.
Du lịch phát triển còn khuyến khích đầu tư. Do du lịch là ngành được tạo nên
bởi rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nên sự đầu
tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng ( đường sá, công viên…) và kiến trúc thượng
tầng ( nghệ thuật, lễ hội, văn hóa) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển và kích
thích đầu tư của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp và cả đầu tư nước ngoài.
Du lịch góp phần tạo việc làm giải quyết các vấn đề xã hội:
Sự phát triển du lịch sẽ tạo cơ hội, việc làm mới cho người lao động. Du lịch
là ngành có hệ số sử dụng lao động cao vì du lịch là một ngành dịch vụ đặc biệt, nó

sử dụng rất nhiều dịch vụ của các ngành khác nên phát triển du lịch cũng đồg nghĩa
với việc phát triển các ngành dịch vụ khác. Ngoài ra du lịch phát triển còn đánh
thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền, đây là những làng nghề cần nhiều
lao động thủ công và do đó có nhiều việc làm hơn cho người dân. Hơn nữa trong
quá trình hoạt động, du lịch góp phần huy động nguồn vốn rộng rãi trong nhân dân
vào vòng chung chuyển, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân đại phương.
Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên có nhiều ở tài nguyên vùng núi
xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác đưa những tài
nguyên vào sử dụng đòi hỏi phải đầu tư không chỉ về kết cấu hạ tầng mà cả về lực
lượng lao động, văn hóa, xã hội. Do vậy việc phát triển du lịch không những làm
thay đổi bộ mặt kinh tế ở từng vùng mà còn góp phần làm giảm sự tập trung dân cư
căng thẳng ở những trung tâm.

18


Thông qua du lịch, ngân sách địa phương được nâng lên từ việc thực hiện
nghĩa vụ và những đóng góp của các đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, từ đó có
điều kiện để đầu tư phát triển y tế, giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác.
Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hóa:
Thông qua du lịch, các dân tộc, các quốc gia trên thế giới giao lưu, hiểu biết
lẫn nhau, phá vỡ ngăn cách về địa lý, văn hóa, dân tộc. nền văn hoá càng lâu đời,
độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Trong thời gian du lịch, khách thường sử
dụng các dịch vụ, hàng hóa và thường xuyên tiếp xúc với nhân dân địa phương.
Thông qua các cuộc giao tiếp đó, văn hóa của cả khách du lịch và của người bản xứ
được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho con người hiểu biết lẫn nhau;
mở mang hiểu biết về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội,
kinh tế. Du lịch còn làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người
khi họ được tham quan các kho tàng mỹ thuật của một đất nước.
Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm

xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham
hiểu biết, tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng, có ý thức bảo vệ
và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử nhằm góp phần hình thành phương hướng
đúng đắn trong ước mơ sáng tạo,trong kế hoạch cho tương lai của con người.
Du lịch góp phần bảo vệ môi trường:
Chức năng xã hội của du lịch là mang lại sự hòa đồng, vui chơi giải trí, phục
hồi sức khỏe cho con người, bản thân ngành du lịch luôn chú ý tới việc giáo dục du
khách, giáo dục cộng đồng dân cư ý thức bảo vệ môi trường, thấy rõ môi trường là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch chính là các nhóm tài nguyên
du lịch bởi vì tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch,
là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng
các nhu cầu của họ trong chuyến đi, và còn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại
hình du lịch.
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cầu du lịch
1.2.1.1. Thời gian rỗi

19


Thời gian rỗi: là thời gian của con người bao gồm: thời gian làm việc tại
công sở và thời gian làm việc có liên quan, thời gian làm việc gia đình, thời gian
thỏa mãn nhu cầu sinh lý tự nhiên. Ngoài ra còn có thể tham gia các hoạt động xã
hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hay nghỉ ngơi một cách tích cực.
Thời gian rỗi tác động mạnh đến cầu du lịch. Các yếu tố liên quan đến thời
gian rỗi có tác động đến độ dài thời vụ du lịch là: độ dài, thời điểm và số lần có thời
gian rỗi trong năm. Thời gian rỗi được xem xét trong phạm vi tuần, là yếu tố quan
trọng cho các hoạt động du lịch. Thời gian nghỉ ngơi cuối tuần, thời gian nghỉ trong
năm tăng thì sẽ là điều kiện để phát triển du lịch. Ví dụ: thời gian nghỉ hè, nghỉ cuối

tuần. Dẫn đến lượng khách du lịch vào mùa hè, vào cuối tuần tương đối lớn.
1.2.1.2. Khả năng tài chính của du khách tiềm năng
Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó
được hình thành nhờ tăng thu nhập thực tế, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao
khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất
hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu du lịch của con người thành hiện thực. Nền
sản xuất xã hội phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như: nhu
cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, mức sống, thu nhập, thời gian rỗi,…
Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có
khả năng thanh toán cho nhu cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài. Có
nhiều nước rất giàu tài nguyên du lịch nhưng vì nền kinh tế lạc hậu nên không thể
phát triển du lịch và càng không thể gửi khách du lịch ra nước ngoài.
Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là
người tiêu dùng nhiều loại dịch vụ, hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du
lịch, họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu
cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch
khách phải trả thêm tiền tàu xe, phải trả thêm tiền nhà ở và xu hướng của con người
khi đi du lịch là tiêu nhiều tiền. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện
có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu
quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Phúc lợi vật

20


chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập
quốc dân của đất nước.
1.2.1.3. Dân cư và nhận thức của dân cư
Số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật
độ dân cư có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển du lịch.

Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của
nhân dân ở một đất nước. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao, nhu
cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Tại các nước phát triển, du lịch đã
trở thành nhu cầu không thể thiếu được của con người. Nó được coi là tiêu chuẩn để
đánh giá cuộc sống. Số người đi du lich nhiều, lòng ham hiểu biết và mong muốn
làm quen với các nước xa gần cũng tăng, và trong nhân dân thói quen đi du lịch sẽ
hình thành càng rõ. Mặt khác nếu trình độ văn hóa của nhân dân ở một đất nước
cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một
cách văn minh và làm hài lòng khách đi du lịch đến đó. Trình độ dân trí thể hiện
bằng các hành động, cách ứng sử cụ thể với môi trường xung quanh, bằng thái độ
đối với du khách của người dân địa phương, bằng cách cư xử của du khách tại nơi
du lịch… Nếu du khách hoặc dân địa phương có những cách nhìn nhận có hiểu biết
sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị, ngược lại chính những hành vi thiếu
văn hóa của họ có thể là nhân tố cản trở sự phát triển của du lịch.
1.2.1.4. Quá trình đô thị hóa và sức ép môi trường sống
Đô thị hóa tạo nên một lối sống mới: lối sống thành thị, đồng thời hình thành
các thành phố lớn và các cụm thành phố. Điều đó đã cải thiện đời sống của người
dân về phương diện vật chất và văn hóa, kéo con người vào cơn lốc của cuộc sống
hiện đại, nâng cao trình độ nhận thức của họ và làm cho họ quen với thói quen và
nhu cầu văn hóa (theo Lênin).
Đô thị hóa làm biến đổi các điều kiện sống tự nhiên, tách con người ra khỏi
môi trường xung quanh, thay đổi bầu không khí và các quá trình tự nhiên khác của
tự nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, từ đó túc đẩy người dân đi du lịch.
Hàng loạt các yếu tố: mật độ dân cư dày đặc, thông tin phong phú, tần số tiếp
xúc cao, giao thông như mắc cửi, tiếng ồn quá lớn, ô nhiễm môi trường trở thành

21


nguyên nhân của bệnh căng thẳng thần kinh. Do vậy, con người phải đi du lịch để

tiếp cận với thiên nhiên, giải tỏa căng thẳng, và nó trở thành nhu cầu không thể thay
thế của người dân thành thị.
1.2.1.5. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội
Đây là một yếu tố an toàn quan trọng cho hoạt động du lịch. Người kinh
doanh du lịch yên tâm hơn khi bỏ vốn ra đầu tư, kinh doanh. Du khách không phải
lo sợ vì những bất ổn chính trị, những bất ổn về an ninh trật tự có thể làm ảnh
hưởng tới tính mạng và tài sản của mình. Trong môi trường chính trị ổn định, an
toàn xã hội được giữ vững, cộng đồng dân cư vùng du lịch không bị gián đoạn hay
ảnh hưởng tới sự hưởng lợi của mình từ việc tham gia hoạt động du lịch. Và như
vậy du lịch chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định, an ninh trật
tự được giữ vững.
Du lịch đòi hỏi phải có an ninh đảm bảo không chỉ giúp du khách có cảm
giác an toàn mà còn nhằm chống lại các hành động chống phá của một số người lợi
dụng hoạt động du lịch để truyền bá những tư tưởng phản động vào đất nước.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cung du lịch
1.2.2.1.Vị trí địa lý
Vị trí địa lý: Sự thuận lợi do vị trí địa lý mang lại như thông thương với các
nước dễ dàng, có đường biển, đường bộ, đường không là trung tâm của những vùng
kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Vị trí địa lý cũng là yếu tố tạo ra sự khác
biệt về địa hình và các yếu tố tự nhiên khác.
1.2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
- Địa hình: Các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa
hình có sức hấp dẫn cho khai thác du lịch. Khách du lịch thường ưa thích những nơi
có phong cảnh đẹp, đa dạng.
Địa hình đồng bằng: có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
Địa hình vùng đồi: có khả năng phát triển loại hình tham quan theo chuyên đề.
Địa hình miền núi, địa hình bờ biển: có ý nghĩa nhất đối với du lịch, đặc biệt
là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các


22


×