Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

KIỂU NHÂN vật KIẾM tìm TRONG TIỂU THUYẾT “THANG máy sài gòn” của THUẬN và “NGƯỜI TÌNH sài gòn” của LINH lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.74 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ NGỌC MAI

KIỂU NHÂN VẬT KIẾM TÌM TRONG TIỂU THUYẾT
“THANG MÁY SÀI GÒN” CỦA THUẬN VÀ
“NGƯỜI TÌNH SÀI GÒN” CỦA LINH LÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI - NĂM 2014
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ NGỌC MAI

KIỂU NHÂN VẬT KIẾM TÌM TRONG TIỂU THUYẾT
“THANG MÁY SÀI GÒN” CỦA THUẬN VÀ
“NGƯỜI TÌNH SÀI GÒN” CỦA LINH LÊ

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Quang Hưng


HÀ NỘI - NĂM 2014
2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn những chỉ dẫn quý báu của PGS.TS Lê
Quang Hưng – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với và các thầy cô giáo trong tổ
Văn học Việt Nam và thầy cô giáo khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt những năm tháng học tập tại đây.
Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, những người thân
đã luôn dành cho tôi sự động viên khích lệ trong quá trình thực hiện khóa
luận này.
Người thực hiện
Lê Ngọc Mai

3


MỤC LỤC

4


1. Lí do chọn đề tài
1.1 Trong nền văn học hiện đại, tiểu thuyết luôn được đánh giá là thể loại
“máy cái”, có khả năng bao quát những thay đổi lớn của thời cuộc. Gần đây
người ta cũng nói nhiều đến những thay đổi lớn của tiểu thuyết đương đại, sự
thay đổi đó tất yếu gắn cùng sự thay đổi hệ thống nhân vật. Bởi nhân vật là

yếu tố xương sống của tác phẩm văn học, tìm hiểu nhân vật văn học là con
đường khám phá quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con
người và thế giới.
1.2 Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi của hiện thực đời sống và
những lí thuyết phương Tây như chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, hiện đại,
hậu hiện đại… các nhà văn đương đại có xu hướng quan tâm đến những câu
chuyện về con người trong thời đại kĩ trị dần đánh mất chính mình, ngày càng
cảm thấy bất an, xa cách, lạc lõng, chìm sâu vào nỗi cô đơn bản thể. Tâm lí ấy
đi vào tác phẩm văn học sinh ra những nhân vật hoài nghi, bất tín và tan vỡ.
Nhân vật trong tiểu thuyết bị phân rã tính cách,“bị cắt ra thành nhiều mảnh”,
họ mang nhiều cái tôi và luôn có nhu cầu tìm kiếm, đấu tranh để chọn một
bản ngã phù hợp nhất cho mình. Trong hành trình kiếm tìm các nhân vật bị
đặt vào những hoàn cảnh đặc biệt mà ở đó họ buộc phải đối diện với những
bản ngã bị bỏ quên, những bản ngã bị chôn dấu của chính họ. Mỗi bản ngã là
một mảnh ghép hình thành nên bức tranh nhân cách của các nhân vật, kiếm
tìm các bản ngã là cách để nhân vật biết mình là ai, mình đang làm gì, mình
sống như thế nào?
1.3 Tôi lựa chọn tác phẩm của Thuận và Linh Lê vì họ đều là những
nhà văn còn trẻ, sáng tác của họ phần nào có thể giúp người đọc cảm nhận hơi
thở của thời đại một cách rõ ràng, nóng hổi và gần gũi nhất. Hai nhà văn đều
không sống ở Sài Gòn, họ chọn Sài Gòn như một điểm dừng trong hành trình
5


kiếm tìm của nhân vật. Và từ thành phố sôi động nhất Việt Nam, các nhà văn
đã vẽ nên những bức tranh về đời sống của con người hiện đại qua nhãn quan
của mình. Tác phẩm của hai nhà văn này buộc người đọc phải suy nghĩ lại về
cuộc sống tưởng như bình thường xung quanh mình, qua đó đi đến những
thông điệp giản dị nhưng sâu sắc về nhân sinh, về ý nghĩa của con người và
sự tồn tại.

1.4 Thang máy Sài Gòn và Người tình Sài Gòn là hai tác phẩm do
Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành trong năm 2013, lựa chọn cùng một địa
điểm đầu mối là Sài Gòn, cùng một cảm quan về thời đại và cùng có hệ thống
nhân vật đang trong cuộc vật lộn kiếm tìm những mảnh vỡ của mình. Tác
phẩm của hai nhà văn này không chủ ý nói về những tan vỡ to lớn của thực tại
nhưng bằng chiếc chìa khóa về cảm thức hoang mang tan vỡ và hành trình
kiếm tìm bản thể của nhân vật, họ đã mở ra cánh cửa nhìn về một thế giới tan
vỡ với những mảnh hiện thực bị xé nhỏ và không đáng tin cậy. Một lí do
khác, Thuận sống ở hải ngoại, Linh Lê sống ở trong nước; chọn sáng tác của
hai nhà văn này tôi muốn tìm hiểu con người và văn hóa Việt Nam đương đại
từ hai phía, đặc biệt là sự thể hiện qua hai cuốn tiểu thuyết.
Nghiên cứu kiểu nhân vật tìm kiếm trong hai tiểu thuyết này vì thế là
đề tài cần thiết, góp thêm một cách nhìn về sự thay đổi của nhân vật trong
hành trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề
Nhân vật luôn là đối tượng hấp dẫn đối với nghiên cứu văn học nói chung
và nghiên cứu tiểu thuyết nói riêng, vì nhân vật là hình ảnh phản chiếu của
hiện thực đời sống con người trong tác phẩm văn học. Nếu xem tác phẩm văn
6


học như một thực thể thì nhân vật chính là linh hồn, là bộ não của cơ thể đó.
Tô Hoài, một cây đại thụ trong làng văn đã từng khẳng định “Nhân vật là nơi
duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Mặt khác,
tiểu thuyết là thể loại luôn biến chuyển và “chúng ta chưa thể dự đoán được
hết những khả năng uyển chuyển của nó” (M. Bakhtin). Chính sự uyển
chuyển của tiểu thuyết dẫn đến khả năng tiềm ẩn những xung lực bứt phá và
bùng nổ không ngờ nhất. Nhân vật trong tiểu thuyết vì thế trở thành một trong
những điểm thu hút sự chú ý số một của nhà văn, và dĩ nhiên cách tân trong

tiểu thuyết thường bắt đầu bằng việc cách tân trên phương diện nhân vật.
Văn học xưa nay vẫn có những nhân vật kiếm tìm. Có nhân vật đi tìm
những giá trị cao quí vĩnh cửu như tự do, hạnh phúc; có nhân vật lại kiếm tìm
địa vị danh vọng; có người tìm kiếm sự công bằng và tình yêu thương; kẻ lại
mong tìm thấy tình yêu nhờ tiền tài địa vị. Lại có những nhân vật tìm kiếm
những hồi ức quá vãng bằng những giấc mơ, những cơn ảo tưởng, …Tất thảy
họ đều tìm kiếm những thứ chưa có, chưa bao giờ có hoặc những thứ đã đánh
mất trong cuộc đời. Hành trình tìm kiếm đôi khi vô vọng, không rõ đích đến,
nhưng khi các nhân vật thực hiện cuộc kiếm tìm dù là hữu ý hay vô ý thì họ
đã thực hiện một việc khó khăn: đôi diện với chính mình, lục lọi chính mình
để tìm ra câu trả lời.
Trong phạm vi tìm hiểu, thống kê của người viết, có một số công trình
nhắc đến sự tồn tại của kiểu nhân vật kiếm tìm như sau:
Trong công trình Hình thái học truyện cổ tích thần kì, Propp đã
nghiên cứu và khảo sát hơn 100 truyện cổ tích thần kì của Nga và phân chia
nhân vật cổ tích thành 7 loại nhân vật hoạt động, trong đó có “nhóm hành
động của kẻ được phái đi. Nó chỉ bao gồm việc phải đi tìm”( tr 118, tuyển tập
Propp – tập 1). Cách phân chia của Propp dù mang tính sơ đẳng ban đầu, giới
7


hạn trong các kiểu nhân vật của cổ tích song đã đưa ra nền tảng cho quan
điểm: có kiểu nhân vật kiếm tìm trong văn học.
Trong cuốn Đường vào hiện sinh, Jiddu Krishnamurti có đề cập đến
vấn đề kiếm tìm, sự kiếm tìm và trạng thái kiếm tìm. Tác giả viết“ Tôi đã luôn
luôn tìm kiếm một cái này hoặc một cái khác: kiếm tìm một việc làm sau khi
tốt nghiệp đại học, tìm kiếm thú vui đối với vợ tôi, tìm kiếm để kiến tạo một
thế giới tốt đẹp …. Chúng ta tìm kiếm và tìm kiếm, và dường như chúng ta
không bao giờ tìm gặp”. Tác giả còn khẳng định quá trình tìm kiếm tất nảy
sinh từ trạng thái của một tâm thức đang tìm kiếm.

Trong bài viết về kiếm tìm và trạng thái kiếm tìm ông viết: “Người
kinh nghiệm luôn muốn tìm kiếm thêm những kinh nghiệm nữa, y muốn có
những cảm giác mới, hoặc lặp lại những cảm giác cũ; y thèm khát hoàn thành
chính mình, thèm muốn được là hay trở nên một cái gì đó” … Tương tự như
thế, nhân vật văn học, đặc biệt là kiểu nhân vật trong tiểu thuyết cũng luôn có
xu hướng vận động kiếm tìm. Đây là bài viết khái quát mở đường cho chúng
tôi tìm hiểu về kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
cụ thể là qua tiểu thuyết của Thuận và Linh Lê.
Luận văn Nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay của
tác giả Nguyễn Thị Hương Giang đã đưa ra khái niệm chung về nhân vật
kiếm tìm dựa vào lí thuyết của J.Kishnamurtri. Từ đó khái quát chung về nhân
vật kiếm tìm trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, chỉ ra trạng thái, mục đích
và hành động cụ thể mà các nhân vật kiếm tìm sử dụng để đạt được mục đích.
Trong đó “nhân vật kiếm tìm được tác giả xác định như một loại nhân vật
chức năng trong sự so sánh với nhân vật chức năng trong quan niệm của
Propp và cho rằng “sự tìm kiếm của nhân vật như một yếu tố cấu trúc tác
phẩm và có nhiệm vụ phản ánh đời sống”. Tác giả cho rằng tùy thuộc vào kết
8


quả kiếm tìm mà nhân vật chia ra làm 2 loại: nhân vật kiếm tìm thành công
(như Heracles tìm thấy vinh quang) và nhân vật kiếm tìm thất bại (như Đăm
San đi bắt nữ thần Mặt trời thất bại và bị chết trong vũng đầm lầy). Tác giả đi
đến kết luận “hoàn cảnh nảy sinh kiếm tìm, nhân vật xác định nội dung, mục
đích kiếm tìm. Mỗi hành động của nhân vật đều mang chức năng trong cấu
trúc của câu chuyện kể”. Luận văn cũng xác định tiền đề xuất hiện nhân vật
kiếm tìm trong tiểu thuyết, trong đó có hai điểm cần chú ý: một là: tiểu thuyết
hướng về một thế giới không hoàn hảo, luôn “mang tính mong manh dễ vỡ”;
hai là: tiểu thuyết là thế giới của những con người phiêu lưu đầy nghi vấn.
Con người của tiểu thuyết là con người cá nhân với những khát khao ham

muốn trần tục, họ nhận thức thế giới trong trạng thái không hoàn hảo, có
nhiều thứ không thể hiểu được. Từ đó nảy sinh tâm lí đi tìm “Tiểu thuyết là
anh hùng ca của một thế giới mà Chúa Trời đã bị hủy bỏ. Tâm lí nhân vật tiểu
thuyết là ma quỉ (khó hiểu, nghi vấn) còn đối tượng của tiểu thuyết là nhận
thức của con người để trưởng thành. Vì vậy, sự kiếm tìm là tất yếu: tôi đi tìm
để chứng minh tâm hồn tôi”. Và “đối với những nhân vật đi tìm quá khứ, lực
lượng cản trở chính là sự tuyến tính của thời gian, sự nhất nguyên của Thế
Giới. Con người không thể quay ngược thời gian để sống lại những ngày đã
qua. Nhân vật chỉ có thể “kiếm tìm trong tâm tưởng”.
Luận văn Nhân vật kiếm tìm trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi
mới của tác giả Nguyễn Thị Liên lại tập trung vào kiểu nhân vật kiếm tìm
trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới. Luận văn đã giới thuyết chung
về kiểu nhân vật kiếm tìm bằng lí thuyết của Jiddu Kishnamurti và đi đến kết
luận “kiếm tìm như là một trạng thái sinh tồn của con người. Chừng nào con
người còn có ý thức mưu sinh cho cuộc sống của mình chừng đó con người
còn có ý thức kiếm tìm”. Tác giả cũng khẳng định “Nhân vật kiếm tìm là một
phương tiện cần thiết để nhà văn khái quát và thể hiện cuộc sống, thể hiện
9


quan điểm của nhà văn về cuộc đời. Loại hình nhân vật này là một sợi dây
liên kết tạo nên độ chặt chẽ, tính logic cho tác phẩm. Nhân vật kiếm tìm xét
về một mặt nào đó thể hiện rất rõ tính nhân văn, nhân bản”. (tr 12)
Luận văn cũng chỉ ra ý nghĩa, chức năng, đặc điểm của kiểu nhân vật
kiếm tìm và những khuynh hướng kiếm tìm, hành trình kiếm tìm của nhân vật
trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới.
Trong luận văn Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tác
giả Trần Thị Diễm Hằng khẳng định: “kiếm tìm là bản chất của con người
trong đời sống. Bất cứ ai đang tồn tại trong cuộc đời này mà chẳng tìm kiếm.
Kẻ tìm kiếm cái trừu tượng vô hình, như tình yêu, hạnh phúc, danh vọng …

Nhân vật trong tác phẩm cũng vậy” …. Luận văn tập trung khai thác các kiểu
nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp song đã có sự so sánh với
một số kiểu nhân vật trong các tác phẩm khác, khẳng định loại nhân vật kiếm
tìm có đặc điểm riêng, họ là những “người ra đi, họ thường mang trong mình
sự bất ổn của thế giới đời sống. Họ mang nặng trong mình một niềm tin, một
khao khát sống”
Trong luận văn Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả
Hoàng Kim Oanh dành chương 2 để phân tích về các kiểu nhân vật trong sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp trong đó có kiểu nhân vật kiếm tìm. Tác giả cho
rằng “kiếm tìm là một hoạt động mang tính chất đặc thù của con người. Nhờ
kiếm tìm, con người không dừng lại với đời sống cỏ cây mà luôn vươn đến
những khát vọng, hoài bão để ngày một hoàn thiện mình”
Luận văn Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, tác giả
Vũ Lê Lan Hương cũng đề cập đến loại hình nhân vật kiếm tìm. Tác giả viết :
“Nhân vật kiếm tìm thuộc loại hình nhân vật ngoại biên, tức là thế giới nhân

10


vật không trùng khít với khuôn khổ của nhân vật truyền thống và nhân vật
tính cách, nhân vật số phận. nó nằm ở vùng ven, vùng rìa của những nhân vật
truyền thống. Họ là những nhân vật mang hi vọng mãnh liệt. hành trình đi tìm
của nhân vật thường là hành trình tìm về quá khứ. Chính trên hành trình tìm
về quá khứ nhân vật thấy ý nghĩa của cuộc sống thực tại của mình – cuộc
sống của một nhân vật độc lập tự xác định giá trị của mình bằng cách khước
từ những huyền thoại giả dối”.
Trong nghiên cứu văn học nước ngoài có luận văn Hình tượng nhân
vật dấn thân tìm ý nghĩa cuộc sống trong tiểu thuyết Biên niên kí chim văn
dây cót của Haruki Murakaki của tác giả Phạm Thị Phương. Luận văn tập
trung vào cuốn tiểu thuyết Biên niên kí chim văn dây cót song đã góp phần

xác lập một loại hình nhân vật văn học mới: dấn thân, trải nghiệm và kiếm
tìm, chỉ ra kiểu nhân vật mang tâm thế kiếm tìm và có mục đích để dấn thân.
Ngoài ra còn có luận văn: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
Rừng Na Uy của Haruki Murakami của tác giả Phạm Thị Hạnh, luận văn đã
chỉ ra những tiền đề xuất hiện kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết của
Murakami và xác định những kiểu kiếm tìm của các nhân vật trong tiểu thuyết
Rừng Na Uy. Tác giả phân tích “Haruki Murakami trong tác phẩm của mình
và đặc biệt trong Rừng Na Uy luôn đưa nhân vật của mình đến tột cùng của
hành trình khám phá, buộc nhân vật phải hướng đến sự kiếm tìm chân thực
thuần khiết bên trong của cái tôi, tình yêu, tìm thấy cảm xúc nhục thể hay lối
thoát trong tiềm thức bằng mặc cảm và cái chết … và ẩn sau lớp phủ ấy, tiểu
thuyết Haruki Murakami phản ánh những khát khao về một sự tồn tại đích
thực, sự bình yên trong cuộc sống, sự thăng hoa trong tình yêu hay sự đồng
điệu giữa bản thể và tha nhân”. Như vậy, mục đich lớn nhất của các nhân vật
trong Rừng Na Uy là kiếm tìm, đây có lẽ là điểm tương đồng lớn nhất giữa

11


tác phẩm của nhà văn Nhật Bản với nhân vật trong hai tiểu thuyết Thang máy
Sài Gòn và Người tình Sài Gòn được phân tích trong luận văn.
Tác giả Phạm Thị Hạnh cũng cho rằng nhân vật kiếm tìm vốn là loại
nhân vật vốn có trong dòng chảy văn học, nhưng đến kỉ nguyên của văn học
hậu hiện đại, kiểu nhân vật kiếm tìm lại có những đặc trưng riêng: đa dạng,
phong phú, phức tạp và nhiều chiều hơn. “Đó là những nhân vật kiếm tìm tình
yêu, kiếm tìm cảm giác tồn tại bằng sự thỏa mãn nhục thể, hay những nhân
vật dấn thân vào cái chết chỉ để thấy được bản ngã của mình”. Haruki
Murakami là nhà văn Nhật Bản nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trên văn đàn,
đặc biệt ở Việt Nam có nhiều tác giả trẻ chịu ảnh hưởng từ phong cách
Murakami, vì thế nhìn từ một góc độ nhất định những luận văn này đã gợi mở

nhiều vấn đề lí thú có thể áp dụng để nghiên cứu kiểu nhân vật kiếm tìm trong
văn học Việt Nam đương đại.
Trong luận văn Nhân vật mảnh vỡ David Lurie trong Ruồng bỏ của
J.M.Coetzee … gọi nhân vật của mình là các mảnh vỡ, tác giả cho rằng nhân
vật David sống trong hoàn cảnh hậu hiện đại, nơi tâm hồn con người bị tan vỡ
thành những mảnh nhỏ. Họ không còn khả năng nhận thức bao quát những gì
xảy ra xung quanh mình hoặc những gì xảy ra với mình nữa. Mọi thứ họ cảm
nhận chỉ là cảm giác mất mát, trống rỗng và vụn vỡ, chính vì vậy họ có khao
khát tìm kiếm và soi mình trong các mảnh vỡ tán loạn xung quanh để có thể
nhìn thấy chính mình từ nhiều phía. Mặt khác họ còn có nhu cầu soi vào
những mảnh “đồng dạng” và “nghịch dạng” từ những người khác để ý thức về
mình một cách đầy đủ hơn, như một kiểu “soi gương” để nhận thức chính
mình. Vì những nhu cầu đó mà họ kiếm tìm và thực hiện thao tác phân loại
trong vô thức để kiếm tìm chính bản ngã của mình.

12


Có thể thấy rằng nhân vật kiếm tìm vốn là một kiểu nhân vật có trong
dòng chảy văn học, văn học sống bằng nhân vật, nhân vật là nơi cuộc sống bắt
đầu, cũng là nơi cuộc sống diễn ra và kết thúc. Tiểu thuyết là cách mà văn sử
dụng để tái dựng cuộc sống nên tiểu thuyết sẽ là thể loại chưa hoàn thành,
không hoàn thành. Nó đi cùng với dòng chảy của cuộc sống, bởi thế nên còn
có cuộc sống là còn có tiểu thuyết; còn có con người là còn những khát vọng
kiếm tìm: tìm những thành tựu mới mẻ, tìm lại những giá trị cũ như những hạt
bụi vàng bị bỏ quên, tìm những giá trị chân thiện mỹ cuối cùng. Cũng bởi thế
nhân vật tiểu thuyết mãi mãi không hoàn thành, cấu trúc bề thế của tiểu thuyết
chính là môi trường và cơ hội để nhân vật có thể có cả một cuộc hành trình
kiếm tìm lâu dài và phức tạp.
2.1


Lịch sử nghiên cứu hai tiểu thuyết Thang máy Sài Gòn và Người

tình Sài Gòn
Đối với hai tiểu thuyết Thang máy Sài Gòn của Thuận và Người tình
Sài Gòn của Linh Lê, các nhân vật chính luôn được đặt trong một trạng thái
kiếm tìm điều gì đó. Có khi họ tìm kiếm có mục đích rõ ràng, có lúc lại tìm
kiếm trong vô thức. Bản thân hành động tìm kiếm xuất phát từ sự nghi hoặc
và không tin tưởng, không nắm bắt được hiện thực. Họ luôn không bằng lòng
với những thứ họ có hoặc luôn tiếc nuối vì những thứ đã bị mất đi, bởi thế họ
kiếm tìm để mong lấp đầy khoảng trống vắng không mong muốn trong bản
thể của mình, kiếm tìm để có thể nhập vào dòng chảy của cuộc sống.
2.1.1 Về nhà văn Thuận và tiểu thuyết Thang máy Sài Gòn
Thuận tên thật là Đoàn Ánh Thuận, tốt nghiệp Văn khoa Đại học Tổng
hợp Sorbonne, Thuận hiện sống ở Paris và là tác giả của sáu tiểu thuyết, trong đó
Chinatown, T mất tích và Thang máy Sài Gòn đã được xuất bản ở Pháp.

13


Thuận có lẽ là nhà văn hải ngoại có ảnh hưởng nhất trong đời sống văn
học đương đại Việt Nam, nói vậy bởi vì tác phẩm của chị xuất bản ở Việt
Nam đều đều, tên tuổi của chị tốn nhiều bút mực của báo chí và các nhà phê
bình, nghiên cứu về tác phẩm của Thuận cũng không hề ít (trong 10 năm
Thuận đã xuất bản 6 tiểu thuyết và đều được in trong nước). Trong phạm vi
nghiên cứu, người viết chỉ giới thiệu các bài viết, nghiên cứu liên quan đến
tác phẩm Thang máy Sài Gòn:
Bài viết của tác giả Lê Thị Dương trên báo Văn nghệ quân đội đã có
nhận xét tinh tế về Thuận và các nhân vật của chị: “Thuận là nhà văn rất nhạy
cảm với cảm thức tha hương, điều này ngập tràn trong mỗi trang viết của chị.

Không có nơi neo đậu cho tâm hồn mình, cũng thiếu vắng cả niềm tin, các
nhân vật đều trong trạng thái kiếm tìm một thứ gì đó: Có người vợ tìm chồng
(Chinatown), có người chồng tìm vợ (T mất tích), có cô gái ế cầu vận may
trên xứ người (Paris 11 tháng 8), có đứa con đi tìm sự thật về người mẹ đã
mất (Thang máy Sài Gòn)”. Tác giả cũng cho rằng những nhân vật của
Thuận thật ra đều “là những con người không biết được lý do tồn tại đích thực
của mình”. Và kết thúc truyện của Thuận luôn có chung một đáp án: bị bỏ
ngỏ giữa rất nhiều giả thuyết, nhân vật cuối cùng vẫn là kẻ lữ thứ cô độc,
hoang mang trong một thế giới xa lạ.
Bài phỏng vấn Thuận trên trang baomoi.com: Thang máy Sài Gòn: để
bạn đọc tự sáng tạo, Thuận đã bộc bạch “Việc hình thành tiểu thuyết bắt đầu
từ một câu chuyện có thật trong một gia đình gia đình giàu có ở Sài gòn. Nhà
này rất có điều kiện và xây thang máy và bà mẹ đã chết trong thang máy khi
bấm nút và có sự cố, bà rơi xuống hầm của thang máy…Tôi tưởng tượng là
người ta nghèo hơn, người ta không có điều kiện xây thang máy thì không
bao giờ có cái chết của bà mẹ”. Thang máy Sài Gòn không chia chương, các

14


phần được đánh dấu theo tiêu đề Sài Gòn – Hà Nội – Paris nhằm mục đích:
“Bạn có thể đọc bất cứ một chương nào mà không cần phải để ý đến trật tự.
Và mỗi độc giả có thể tự tìm ra một cái trật tự cho Thang máy Sài Gòn và
người đọc có thể sáng tạo theo cách của mình. Bạn tưởng tượng như bạn bước
chân vào thang máy, bạn bấm bất kỳ một số nào thì bạn sẽ được dẫn lên một
tầng mà bạn chưa hề biết tới. Đó chính là bất ngờ mà tôi muốn dành cho
người đọc”.
Trong bài phỏng vấn: Nhà văn Thuận: Chân lý của tiểu thuyết là sự
hoài nghi, khi được hỏi về bố cục và cách sắp xếp của tiểu thuyết Thuận trả
lời: “Tôi đã viết với ý đồ là mỗi độc giả có thể tự tìm một trật tự mới cho các

chương. Điều này hoàn toàn có thể làm được vì các chi tiết của Thang máy
Sài Gòn liên kết với nhau mật thiết đến độ dù có bị đẩy ra khỏi nhau như thế
nào thì chúng vẫn thuộc về nhau, mãi mãi là của nhau”. Có thể nói đây là một
thử nghiệm rất khác của chị, các tiểu thuyết trước Thang máy Sài Gòn đều
không viết theo kết cấu chương, đoạn nên độc giả chỉ có cách duy nhất là đọc
một mạch từ đầu đến cuối. Với Thang máy Sài Gòn, tác giả đặt tên chương
bằng các địa danh: Hà Nội, Sài Gòn, Paris như vậy người đọc có thể đọc xiên,
hoặc dọc theo sự kiện xảy ra tại các địa danh.
Thuận không phải là nhà phát minh, thực ra thử nghiệm cấu trúc của
Thuận trong Thang máy Sài Gòn mang tính hỗn độn - một đặc điểm nổi bật
của văn học hậu hiện đại, “nhà văn hậu hiện đại luôn đem yếu tố ngẫu nhiên
vào tác phẩm nhằm phá vỡ cách tạo dựng và tiếp nhận suôn sẻ văn bản”.
Thang máy Sài Gòn sắp xếp các chương bởi trật tự ngẫu nhiên để độc giả có
thể lật giở bất cứ chương nào để bắt đầu đọc, giống như việc bước vào thang
máy và bấm một nút bất kì. Vô tình như thế, tác phẩm sẽ bị cắt rời thành
những mảnh riêng biệt và mỗi lần độc giả sắp xếp một cách đọc khác lại tìm

15


ra “một trật tự mới cho các chương” đúng như ý đồ của tác giả: “Đọc Thang
máy Sài Gòn, nếu mang lại cho bạn điều gì bổ ích, thì có lẽ trước hết là sự
hoài nghi. Rất có thể là mỗi một lần tìm ra một trật tự mới cho các chương thì
bạn lại có thêm những hoài nghi mới”.
Bài viết: Đi vào “cuộc chơi” của Thuận, tác giả Đoàn Minh Hằng
cũng cho rằng Thang máy Sài Gòn là một thể nghiệm mới về nghệ thuật của
Thuận. Giống như một số tác phẩm trước, Thang máy Sài Gòn cũng giống
một bản “tự thuật” của tác giả, lồng ghép các yếu tố đời tư vào tác phẩm, nhân
vật trăn trở với công việc viết văn như chính tác giả gửi gắm tâm sự của mình
vào đó: “Lúc đó, cô đã thử viết truyện ngắn, tối tối ngồi gõ máy tính, gõ mãi

gõ mãi vấn thấy văn chương là cõi mơ hồ.”
Bài viết cũng chỉ ra kiểu bi kịch của các nhân vật trong tiểu thuyết “là
những người thân chẳng hiểu biết gì về nhau, các mối quan hệ là bố mẹ, mẹ
con, anh em đều lỏng lẻo. Lỏng lẻo đến mức khi người này biến mất, người
kia chẳng có chút khái niệm đầy đủ nào về họ, ngoài những dấu vết hết sức
mỏng manh. “Những người ở cạnh mình là những người mình ít quan tâm
nhất. Anh có cảm giác anh cũng không biết gì mấy về cả bố lẫn mẹ”. Và ẩn
sau những tiếng cười giễu nhại, người đọc vẫn có thể tìm thấy cuộc sống và
nội tâm của mình, đang được gói ghém một cách kỹ càng đâu đó.
Trong bài trả lời phỏng vấn: Văn chương giúp ta nhận ra sự vô nghĩa
lặp lại hàng ngày, Thuận cho rằng tác phẩm của chị đầy rẫy những câu lặp
lại, những tình huống lặp lại “lặp lại là một cách để tạo nhịp cho câu văn. Tôi
thấy nó cũng hợp với văn của tôi, một thứ văn đề cao hài hước và ám ảnh” …
Thang máy Sài Gòn bao gồm rất nhiều giả thuyết và chưa lúc nào có nhã ý
tặng độc giả một dịp được rút khăn mùi xoa…. Thang máy Sài Gòn là tiểu
thuyết của các giả thiết, còn hoài nghi là cảm giác mà tôi muốn tác phẩm này
16


mang lại cho độc giả. Một trong những thông điệp của tôi là: Hãy bỏ lại các
niềm tin cũ kỹ, bước vào Thang máy Sài Gòn, bạn tưởng đến Sài Gòn nhưng
chưa chắc phải Sài Gòn, tưởng đến Hà Nội nhưng chưa chắc phải Hà Nội,
tưởng đến Paris nhưng chưa chắc phải Paris, tưởng là quá khứ có khi lại là
ngày hôm nay”
Trong bài viết Thang máy Sài Gòn hay là những cái cớ để sáng tạo,
tác giả Sơn Phước cho rằng “Câu chuyện của Thang máy Sài Gòn vẫn được
phát triển dựa trên cái “sườn” trinh thám tương tự T mất tích, nhưng mở rộng
hơn về không gian, đa dạng hơn về nhân vật và đào sâu hơn về chủ đề”.
Trong đó tác giả phân tích các chi tiết được cho là rùng rợn, li kì trong tác
phẩm “Thi thể của cụ nhà rơi từ tầng thượng xuống tầng trệt nát bấy, chỉ còn

mỗi khuôn mặt là nguyên vẹn”, và coi đó như “phát súng mở đầu” để dẫn
người đọc bước vào câu chuyện. Có lẽ vì thế nhịp điệu tiểu thuyết của Thuận
bao giờ cũng là sự phiêu lưu, hồi hộp, mong chờ giải mã những bí ẩn của quá
khứ. Tác giả cũng cho rằng tình huống được đưa ra trong câu chuyện là cái cớ
để các nhân vật diễn: cái chết của người mẹ là cớ để cô con gái đến Sài Gòn
lần đầu tiên, là cái cớ để anh Mai trổ tài đạo diễn kiêm nhà sản xuất. Và cuối
cùng, vài diễn ấn tượng nhất trong đám tang: người mẹ diễn vai người chết.
Tác giả cũng nhận xét “ngòi bút của Thuận trong Thang máy Sài Gòn cũng
linh hoạt hơn hẳn. Vừa “ngắn gọn, chính xác và bình thản”, như Camus; lại
vừa “sắc sảo, hài hước và khiêu khích”, như Houellebecq (trích lời của Thuận
trong một cuộc phỏng vấn), và tất nhiên, là một chút lãng mạn theo kiểu
Duras”. Một điểm đáng lưu ý là Sài Gòn trước đây chỉ thấp thoáng trong các
tác phẩm của Thuận nay đã có hình dáng rõ ràng hơn: “đường Sài Gòn nói
chung là thẳng, ít cây xanh và vỉa hè nhỏ”; cho đến cụ thể: “đường Lê Lợi xe
chạy như mắc cửi”, “đường Huyền Trân Công Chúa la liệt quần áo thể thao”,
“đường Cách Mạng Tháng Tám dài gấp mấy lần phố Huế”,... Sài Gòn hóa ra
17


cũng trở thành một nhân vật trong số hàng chục nhân vật lần lượt xuất hiện
trong tác phẩm, là một mắt xích quan trọng trong suốt quá trình điều tra
“buồn ít hơn vui” nhưng rất thú vị và đầy sâu sắc này”.
Thang máy Sài Gòn tiếp tục dòng chảy từ Made in Vietnam,
Chinatown và Paris 11 tháng 8 song dường như đã “đẩy xa hơn, một bước
rất dài, ngưỡng cửa cửa bất an và hoang vắng của con người hiện đại, trong
các xã hội hiện đại”. Dù mang moptip quen thuộc song Thang máy Sài Gòn
ít nhiều cũng đã thành công trong việc thay đổi kết cấu, lối viết của nhà văn.
Càng có nhiều bài phân tích, phỏng vấn, bình luận về tác phẩm có nghĩa là
Thuận đã thành công trong việc đưa tác phẩm đến với người đọc.
2.1.2 Một số ý kiến về Linh Lê và tiểu thuyết Người tình Sài Gòn

Linh Lê tên thật là Nguyễn Huyền Linh, cô là một nhà văn trẻ thuộc thế
hệ 8X (sinh năm 1986), cô sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng trong một gia đình
có truyền thống về văn chương. Hiện tại cô đang làm việc tại thành phố Hồ
Chí Minh. Linh Lê từng đoạt các giải thưởng dành cho thơ ca và truyện ngắn
trong cuộc thi viết do Hội văn nghệ thiếu nhi thành phố tổ chức năm 1999.
Hai cuốn tiểu thuyết trước đây của Linh Lê là "Không khóc ở Kuala
Lumpur" và "Mùa mưa ở Singapore" đã tạo được ấn tượng sâu sắc tới độc
giả.. Linh Lê được kết nạp Hội nhà văn Hà Nội năm 2012, cho đến nay chị
vẫn là Hội viên trẻ nhất của Hội. Người tình Sài Gòn là tiểu thuyết mới nhất
của chị. Có lẽ vì còn quá trẻ, sáng tác của chị cũng chỉ được tiếp cận bởi một
số độc giả trẻ nên đến nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về sáng tác của
Linh Lê, tư liệu chủ yếu gồm các bài phỏng vấn, giới thiệu sách trên báo:
Bài viết giới thiệu của nhà văn Trần Nhã Thụy cho rằng Người tình
Sài Gòn là “một câu chuyện tình thuần túy” nhưng Linh Lê có cách “xử lí
18


chuyện tình mà không hề sến. Cách kể chuyện tưởng chừng nhẹ nhàng mà
gây ám ảnh hay cắt cứa… Đọc để thấy yêu, và đọc để yêu. Đọc để thấy mình
cũng là một người tình Sài Gòn. Và mình cũng đang đi tìm những người tình
sài Gòn khác”. Nhà văn cũng nhận xét tiểu thuyết của Linh Lê viết nhiều về
sex nhưng đúng hơn “đây là cuốn tiểu thuyết viết về nỗi cô đơn của con
người, trong đó có con người tuổi trẻ. Một phong vị Murakami như đâu đó
phảng phất, khi Linh Lê trích dẫn “ở trang 271, “Phía Nam biên giới, Phía
Tây mặt trời”, Murakami viết: “Có nhiều cách sống, và nhiều cách chết.
Nhưng có quan trọng gì đâu. Điều duy nhất còn lại là sa mạc.” Còn lại là sa
mạc. Là cát bụi. Là hoang vu. Là những gì không thể tưới tắm hay lấp đầy?
để trả lời được những câu hỏi này, có lẽ không gì hay hơn là cầm Người tình
Sài Gòn trên tay và say sưa với nó.”
Nhà báo Quang Minh nhận xét các nhân vật trong tác phẩm “Du, Đông,

Yama, Ní hay Hạ Liêu, những cái Tôi dị biệt đã trở thành những mảnh ghép
rời rạc cho một Sài Gòn hào nhoáng, nhưng cũng nhiều góc khuất, nơi ẩn náu
những nổi loạn ích kỉ đầy cảm xúc.” Các nhân vật nương níu, vướng lấy nhau,
hấp dẫn nhau, thậm chí đẩy nhau như hai cục nam châm cùng cực để rồi cuối
cùng lại quay trở về với cái Tôi cô đơn lạnh lẽo như những thế hệ của làng
Mancondo trong cuốn tiểu thuyết yêu thích của nhân vật chính - Trăm năm
cô đơn, họ “đi từ hết sai lầm này đến sai lầm khác để tìm ra quy luật, nhưng
rồi người ta chỉ tìm thấy sự cô đơn trong những hiểu biết của mình’. Để rồi:
“Những mối quan hệ như là sương khói, chẳng thể nào mò mẫm nhau trong
mịt mù để tồn tại”.
Phóng viên Na Sơn lại cho rằng Người tình Sài Gòn để lại cho người
đọc những ám ảnh: “những ám ảnh không phải từ tình tiết của những câu
chuyện tình rối rắm, đau đớn kia mà từ những cảm giác của những mối tình

19


ấy mang lại. Khi cuộc sống của chúng ta ngày càng quá nhanh, quá bận rộn và
có quá nhiều mối bận tâm thì dường như cảm giác yêu của chúng ta ngày
càng nhàn nhạt và giống nhau. Chúng ta yêu vì những cảm giác an toàn, quen
thuộc mà chúng ta có, mà nhiều khi sự an toàn đó là “sự an toàn trong bi bịch
của những điều chông chênh nguy hiểm”.
Trong bài phỏng vấn: Linh Lê: Tác phẩm như người tình đi qua đời
tôi, khi được hỏi: “Người tình Sài Gòn viết về đồng tính, ngoại tình và một
nghề nghiệp không mấy hiện thực (nghề nói chuyện của cô gái tên Du).
Nguyên nhân gì khiến chi chọn đề tài này ?” Linh Lê đã trả lời: “Những vấn
đề đó hiển hiện ngay trong cuộc sống xung quanh tôi, trong những mối quan
hệ thường ngày, đến nỗi tôi nhìn vào những điều đó như nhìn thấy bản thân
mình. Cuộc sống của tôi kỳ lạ và thú vị lắm, trong từng giai đoạn, lại xuất
hiện những diễn biến mới, những nhân vật mới, những mối quan hệ mới,

những tình cảm mới, những khúc mắc và quanh co mới... và tất cả chừng ấy
thứ đi vào tác phẩm của tôi. Tôi xem đó là sự tiếp nhận. Tinh thần của "Người
tình Sài Gòn" không phải là về đồng tính, không phải về ngoại tình hay cái
nghề nói chuyện với tất cả mọi người... tất thảy đều là những điều rất nhỏ
trong vạn điều của cuộc sống, đều là những lẽ thường tình như "đến" rồi "đi".
Sau tất cả, những gì còn lắng đọng lại là những điều tôi muốn nói đến”.
Trong bài phỏng vấn: Nhà văn trẻ Linh Lê: “Sài Gòn thật ra lại
chẳng hợp với ai”, Linh Lê đã nhận xét tác phẩm của: “không chỉ riêng
Người tình Sài Gòn, cả những tác phẩm khác của tôi Không khóc ở Kuala
Lumpur, Mùa mưa ở Singapore... tôi xin được tóm gọn lại trong một câu
thôi: Tất cả các tác phẩm văn chương của tôi đều là những tác phẩm của một
người đàn bà đích thực. Trong một bài phỏng vấn cách đây không lâu của tôi,
có một câu hỏi được đưa ra là: “Thế nào là người đàn bà đích thực?”, và tôi

20


trả lời rằng: “Người đàn bà đích thực là người đàn bà luôn mong có cả thế
giới”. Và Sài Gòn đi vào tác phẩm như một cơ duyên đến với chị, đó là tổng
thể của một bức tranh thú vị và tự do “Sài Gòn hợp với tất cả mọi người, mà
thật ra lại chẳng hợp với bất cứ ai”, vì “Sài Gòn là bức tranh của nhiều mảnh
ghép xa lạ” và “ở Sài Gòn, ta cũng tìm kiếm một điều gì đó, và mãi chưa tìm
thấy … có lẽ, chẳng bao giờ thấy được”.
Bài phỏng vấn Nhà văn trẻ Linh Lê: "Tại sao phải né tránh tình dục
trong tác phẩm?" Linh Lê chia sẻ “ở Người tình Sài Gòn, tôi đã văng mình
vào những phần gai góc và nhạy cảm hơn của cuộc sống, mà rất nhiều người
khi nhắc đến sẽ né tránh, và tôi đã cố gắng làm sao để thể hiện những điều
này một cách tinh tế nhất, sâu lắng nhất trong tác phẩm của mình để những
phần gai góc và nhạy cảm ấy trở thành một cái đẹp trong cuộc sống”. Chị
cũng bày tỏ suy nghĩ: mọi người thường nhìn vào những yếu tố sex trong tác

phẩm, nhưng thực ra khi viết chịlại không suy nghĩ hay tính toán nhiều cho
vấn đề này, vì đó là một trong những điều tự nhiên và đẹp nhất của cuộc sống,
“vậy thì tại sao tôi lại né tránh nó trong tác phẩm của mình khi mà những
nhân vật của tôi cũng cần đến điều đó để nhìn thấy nhau?”.
Bài phỏng vấn Linh Lê và Người tình Sài Gòn, tác giả Mặc Lâm dẫn
nhận xét “tác phẩm này được đánh giá là có chiều sâu, khai thác bản năng
nhân vật một cách tỉnh táo, và đôi khi nghiêng về dục tính nhiều quá”. Mặc
Lâm quan tâm đến nào những thầm kín muôn đời của phụ nữ được tác giả thể
hiện phần nào qua nhân vật Du.
Linh Lê bộc bạch “khi viết thì nó giống như sự cân bằng, sự cân bằng
về tinh thần và cân bằng về cảm xúc”, “tất cả ba cuốn sách của Linh Lê đều đi
sâu vào bản năng, đi sâu vào những mong muốn của người đàn bà trong mọi
hoàn cảnh, mọi yếu tố của cuộc sống”. Trả lời về yếu tố sex trong tác phẩm,
21


tác giả cho rằng sex không phải là yếu tố để câu khách. Trong Mùa mưa ở
Singapore và Không khóc ở Kuala Lampur đều có yếu tố sex, nhưng “yếu tố
sex nó nằm rất tự nhiên trong tác phẩm”, sex là điều tự nhiên của con người
và người viết cũng như người đọc không cần phải né tránh nó trong tác phẩm.
Tiểu thuyết Người tình Sài Gòn của Linh Lê tuy vẫn có những ý kiến
trái chiều từ một số độc giả cho rằng Linh Lê lạm dụng sex và tác phẩm có
phần không phù hợp với thuần phong mỹ tục ở Việt Nam song không thể phủ
nhận cuốn tiểu thuyết này đã gây ấn tượng hơn hai tiểu thuyết trước đó,
không chỉ thu hút sự chú ý của độc giả trẻ mà còn thu hút sự chú ý của giới
phê bình. Một cách công bằng và khách quan hơn, xin trích dẫn lời nhà phê
bình Phạm Xuân Nguyên: “Người tình Sài Gòn theo tôi thì vẫn viết theo một
mạch văn của hai quyển trước là Không khóc ở Kuala Lumpur và Mùa mưa
ở Singapore, nhưng cuốn thứ ba này viết có khá hơn vì không phải đi vào tiểu
tiết câu chuyện mà trong tất cả nhân vật khác đều là sâu vào nhân vật chính là

Du. Cô ấy làm cái nghề là nghe người khác kể chuyện. Bản thân nhân vật
chính cũng có những câu chuyện của mình, những khúc mắc của mình mà
không ai gỡ rối cho mình được. So với hai quyển trước thì Người tình Sài
Gòn có khá hơn, tức là muốn tìm tòi chiều sâu hơn. Ngay trong buổi giới
thiệu ra mắt sách tôi đã có nói là nếu cuốn tiểu thuyết thứ tư tới Linh Lê tiếp
tục viết kiểu này thì có thể sẽ gặp thất bại và nên tìm một cách viết khác.”
3.
3.1

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:

- Thang máy Sài Gòn, nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2013
- Người tình Sài Gòn, nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2013

22


3.2

Phạm vi: Nghiên cứu nhân vật trong hệ thống các tiểu thuyết khác của

Thuận và Linh Lê, so sánh với một số tiểu thuyết khác cùng đề tài.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này nhằm giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
-

Xác định tiền đề xuất hiện kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết

đương đại, đặc biệt trong sáng tác của Thuận và Linh Lê

-

Chỉ ra hành trình kiếm tìm của nhân vật trong hai tiểu thuyết Thang

máy Sài Gòn và Người tình Sài Gòn
-

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật kiếm tìm trong hai tiểu thuyết

Thang máy Sài Gòn và Người tình Sài Gòn.
5. Phương pháp
-

Phân tích tác phẩm văn học

-

Khảo sát

- Thống kê: Để khái quát những cách tân của Thuận, chúng tôi sử dụng
phương pháp khảo sát thống kê nhằm làm cơ sở cho những khái quát khoa
học của mình. Trong luận văn, phương pháp này được vận dụng chủ yếu khi:
thống kê tần số xuất hiện của các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết
của Thuận, khảo sát thống kê tỉ lệ sử dụng câu (độ dài ngắn khác nhau), các
phép lặp …
- So sánh: trong luận văn phương pháp này dùng để so sánh điểm giống và
khác giữa các tác phẩm nhằm tìm ra sự ảnh hưởng từ những cuốn tiểu thuyết
và phong cách viết của các nhà văn khác; những cách tân đổi mới trong hai
cuốn tiểu thuyết.
23



-

Phân tích tổng hợp: nhằm cụ thể hóa các phương diện nội dung và

nghệ thuật trong hai tiểu thuyết.
-

Phương pháp hệ thống:
6. Bố cục

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn triển khai thành 3
chương:
-

Chương 1: Những tiền đề xuất hiện kiểu nhân vật kiếm tìm

-

Chương 2: Hành trình kiếm tìm của nhân vật trong hai tiểu thuyết

Thang máy Sài Gòn của Thuận và Người tình Sài Gòn của Linh Lê
-

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thang máy Sài Gòn

của Thuận và Người tình Sài Gòn của Linh Lê

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN KIỂU NHÂN VẬT KIẾM TÌM
1.1 Khái quát về nhân vật và kiểu nhân vật kiếm tìm

24


Văn hào Đức W. Goethe từng phát biểu rằng “Con người là điều thú vị
nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người”. Con
người hóa thân vào tác phẩm trở thành những nhân vật văn học. Nhân vật
trong tác phẩm văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con
người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo thể
hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nghiên cứu nhân vật,
chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế
nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Bởi lẽ, “nhà văn sáng tạo
nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại
người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người
dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch
sử nhất định”. Như vậy, nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc đến với
những thế giới riêng, trong những thời điểm lịch sử riêng và những mối quan
hệ trong tác phẩm sẽ thể hiện thái độ hòa nhập hay không hòa nhập của nhà
văn đối với đời sống.
Nhân vật văn học khác với các nhân vật ‘đứng yên” trong hội họa, điêu
khắc… nó được bộc lộ trong hành trình (hiểu theo nghĩa rộng, ngoài hành vi,
hoạt động còn bao gồm cả cử chỉ, suy nghĩ, ngôn ngữ) và quá trình sống.
Hành động của nhân vật rất quan trọng, gắn với động cơ, tâm lí, phẩm chất
nên có khả năng “nói” rất nhiều về con người. Đồng thời mỗi hành động luôn
hứa hẹn những điều sẽ xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp.
Nhân vật văn học “mang tính chất hồi cố, bởi vì mỗi bước phát triển của nó
đều làm nhớ lại công thức nhận biết ban đầu hay liên hệ với các hành động

mà nhân vật đã làm”. Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện của nó,
chỉ đến khi tác phẩm kết thúc người đọc mới có ý niệm về nhân vật.

25


×