Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

NHÂN vật NAM TRONG TIỂU THUYẾT x đỏ của lý sọa sọa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.4 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ MAI HOA

NHÂN VẬT NAM TRONG TIỂU THUYẾT
X ĐỎ CỦA LÝ SỌA SỌA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ MAI HOA

NHÂN VẬT NAM TRONG TIỂU THUYẾT
X ĐỎ CỦA LÝ SỌA SỌA

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài (Văn học phương Đông)
Mã số: 60220245

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS. NguyÔn ThÞ Mai Chanh

HÀ NỘI - 2014



LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong
thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – PGS, TS
Nguyễn Thị Mai Chanh – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Do còn nhiều hạn chế, luận văn còn nhiều điểm thiếu sót, rất mong quý
thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Học viên

Vũ Thị Mai Hoa


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học đương đại Trung Quốc là một nền văn học đa sắc với sự
xuất hiện của nhiều gương mặt tiêu biểu. Trong đó không thể không kể đến
các nhà văn của trào lưu văn học Linglei. Xuất hiện vào khoảng cuối thập
niên 90 của thế kỉ XX, các nhà văn Linglei đã có những trải nghiệm mới mẻ
với những cách tân táo bạo cả về phương diện nội dung cũng như cách thức
thể hiện.
Chúng ta đều biết, ban đầu “Linglei” vốn được hiểu là “lưu manh”, “du
côn”, về sau, theo cuốn từ điển chính thức của Trung Quốc – Từ điển từ mới

Tân Hoa, nó đã được định nghĩa là “lối sống năng động”. Trào lưu văn học
này đã mang đến một loạt cây bút trẻ dám xông xáo viết về những vấn đề
mới, tương đối nhạy cảm của cuộc sống hiện đại, như lối sống bất cần, lầm
lạc, buông thả của một bộ phận thanh niên đương thời; những góc khuất tình
yêu; những khát khao tình dục; sự bất bình, phản kháng của giới trẻ trước
những quan niệm đã tỏ ra lỗi thời... Có nhiều ý kiến trái chiều về sáng tác của
các nhà văn Linglei. Bên cạnh những đánh giá khắt khe, những cái nhìn ác
cảm, phê phán những trang viết của Linglei chỉ là “thứ hàng chợ”, thậm chí là
“rác”; cũng đã có nhiều ý kiến bênh vực, ca ngợi, tán dương họ - đã dám liều
lĩnh xộc thẳng vào những vấn đề gai góc, phản ánh chân thực mặt trái của xã
hội và tái hiện được bộ mặt tinh thần của giới trẻ Trung Quốc trong xã hội hiện
đại. Dịch giả Nguyễn Lệ Chi, trong bài viết “Linglei xin chớ hiểu lầm” cho
rằng, các nhà văn Linglei chỉ phá cách, chứ không phải là thác loạn. Họ là
những người dám đến và khai thác những vùng đất mới còn ít người khám
phá.

1


1.2. Trong đội ngũ các nhà văn Linglei, tác giả nữ chiếm số lượng áp đảo
và giữ vai trò chủ đạo trên văn đàn. Trong các tác phẩm của họ, nhân vật nữ
chính cũng đặc biệt chiếm phần đông. Nhiều công trình nghiên cứu ở Việt
Nam đã đi sâu tìm hiểu các tác phẩm của các nhà văn nữ mà tên tuổi đã trở
nên quen thuộc như Vệ Tuệ, Miên Miên, Cửu Đan, Trương Duyệt Nhiên, An
Ni Bảo Bối... Chúng tôi với đề tài “Nhân vật nam trong tiểu thuyết X đỏ của
Lý Sọa Sọa”, muốn đi sâu tìm hiểu tác phẩm của một nhà văn nam, nhằm mục
đích khám phá cách phản ánh tâm lí của giới trẻ (đặc biệt là của nhân vật
nam), để phần nào thấy nét mới trong sáng tác của các nhà văn nam so với các
nhà văn nữ.
1.3. Lý Sọa Sọa tên thật là Bồ Lệ Tử, sinh năm 1981 tại một thôn trang

nhỏ tại Long Hồi - tỉnh Hồ Nam. Anh thi đỗ vào khoa Trung Văn, đại học
Tây Bắc năm 19 tuổi. Ngay từ năm thứ nhất đại học, anh đã bắt đầu sáng tác
và đưa những tác phẩm của mình lên mạng Internet. Tác giả trẻ nhận được sự
chú ý của bạn đọc trước tiên bởi các truyện ngắn và tản văn. Chỉ trong khoảng
thời gian ngắn, các tác phẩm tản văn của anh đã được lưu truyền trên vô số
các trang mạng. Nhiều tạp chí văn học nổi tiếng trong nước đã chú ý tới nhà
văn trẻ tuổi này. Tạp chí “Phù dung” từng đã cho đăng tải một tác phẩm tản
văn gần hai vạn chữ của nhà văn. Năm 2003 anh được chọn là một trong
mười cây bút lớn thế hệ 8X, được mệnh danh là Thẩm Tùng Văn trẻ tuổi.
Những năm gần đây, cái tên Lý Sọa Sọa đã lan truyền khắp các trang mạng
nhờ những tác phẩm xuất sắc như Người bị coi là qủy dữ, Vó ngựa năm 1993,
Thỏ trong tuyết. Những tác phẩm được đánh giá cao nhất của nhà văn, hiện tại
có tiểu thuyết X đỏ và tập tản văn Người bị coi là quỷ dữ. Các tác phẩm của
Lý Sọa Sọa lấy tư liệu chủ yếu từ cuộc sống đô thị và hồi ức thời niên thiếu
của bản thân tác giả. Đặc biệt, nhà văn thường đưa những kiến giải độc đáo về
sự sinh tồn của con người vào trong sáng tác của mình.

2


X đỏ, tác phẩm đầu tay của Lý Sọa Sọa, đã trở thành một hiện tượng của
văn học Trung Quốc đương đại và cũng là một trong những tác phẩm tiêu
biểu của dòng văn học Linglei. Tác phẩm có cái tên rất lạ này, ngay khi vừa
xuất hiện trên mạng Internet, đã lập tức đã nhận được sự chú ý đặc biệt của
đông đảo bạn đọc. Rất nhiều người trẻ tuổi, trong đó có cả một số nhân sĩ của
giới văn học, đã tham gia bàn luận về tác phẩm. Lý Sọa Sọa, với tài năng
thiên phú và thủ pháp viết văn xuất sắc đã dùng X đỏ để viết lại sự nông cạn
và ấu trĩ của văn học thế hệ 8X. Tác gia Mã Nguyên (Trung Quốc) đã đánh
giá cao tài năng sáng tác của nhà văn và cho rằng cách xử lý phần cao trào
trong câu chuyện của Lý Sọa Sọa “thể hiện sự tự tin của anh ấy”, “từ đó tôi

thấy được tiềm lực vô cùng tận của nhà tiểu thuyết trẻ tuổi này”.
Đặt vấn đề đi sâu tìm hiểu một tác phẩm của văn học Linglei, cụ thể là
vấn đề “Nhân vật nam trong tiểu thuyết X đỏ của Lý Sọa Sọa”, chúng tôi
muốn góp phần khẳng định những giá trị văn chương của trào lưu này cũng
như những khám phá mới của nam nhà văn Lý Sọa Sọa khi chạm khắc hình
tượng nhân vật nam.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, số lượng tác phẩm của văn học đương đại
Trung Quốc được các dịch giả Việt Nam đặc biệt quan tâm và giới thiệu khá
nhiều, trong đó có các tác phẩm văn học Linglei, như: Những người đàn bà
tắm, Cửa hoa hồng – Thiết Ngưng; Búp bê Thượng Hải, Thiền của tôi, Điên
cuồng như Vệ Tuệ - Vệ Tuệ; Qụa đen – Cửu Đan; Thiếu nữ đánh cờ vây, Bốn
kiếp thùy liễu, Hoàng đế và giai nhân – Sơn Táp; Búp bê Bắc Kinh – Xuân
Thụ; Mèo đen không ngủ, Thủy Tiên đã cưỡi chép vàng đi, Anh đào xa tít tắp
– Trương Duyệt Nhiên; Xin lỗi em chỉ là con đĩ – Tào Đình; X đỏ - Lý Sọa
Sọa…Tuy nhiên, những sáng tác của trào lưu văn học này chưa được các nhà
nghiên cứu Việt Nam dành cho sự quan tâm thỏa đáng.

3


Hồ Sĩ Hiệp trong cuốn Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới
(11) đã đặt vấn đề nghiên cứu bao quát văn học Trung Quốc “thời kì mới”.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các nhà văn thế hệ
trước như: Tàn Tuyết, Hàn Tiểu Huệ, Như Chí Quyên…
Cuốn Cảm nhận mới về văn hóa và văn học Trung Quốc (27) của Lê Huy
Tiêu có nhiều tìm tòi trong nghiên cứu về văn học Trung Quốc thời kì sau cải
cách mở cửa. Và trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới (1976 –
2000) (28) xuất bản sau đó, nhà nghiên cứu đã đặc biệt chú ý đến những trào
lưu tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết “thế hệ mới sinh” xuất hiện vào

khoảng thập niên cuối của thế kỉ XX. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Tiểu
thuyết của thế hệ mới sinh phần nào đã phản ánh được một góc của cuộc sống
sôi động, nghiệt ngã ở thời kinh tế thị trường Trung Quốc. Có người cho
trường phái này vừa mang sắc thái của chủ nghĩa “hậu hiện đại” phương Tây,
vừa là biến thể của văn học “hậu tiền phong” của Trung Quốc” [28.106 –
107]. Trong công trình này, tác giả đề cập đến các nhà văn tiêu biểu như Vệ
Tuệ, Miên Miên…, tuy nhiên không thấy bàn về Lý Sọa Sọa.
Đáng chú ý là chuyên luận Văn xuôi nữ Trung Quốc cuối thế kỉ XX – đầu
thế kỉ XXI của Trần Lê Hoa Tranh (30). Sách có hai phần chính. Phần 1 –
Những vấn đề tổng quát. Phần 2 – Giới thiệu một số nhà văn nữ tiêu biểu.
Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và có hệ thống về bức tranh toàn
cảnh văn học nữ đương đại Trung Quốc, tác giả và các cộng sự đã giới thiệu
một số nhà văn nữ tiêu biểu, tuy nhiên các nhà văn nam không được đề cập
tới do phạm vi giới hạn của công trình.
Trong số các bài nghiên cứu về đặc điểm văn học Linglei, đáng chú ý có
bài Văn học Linglei – một hiện tượng mới trên văn đàn Trung Quốc của tác
giả Trần Thị Thu Hương. Tác giả đã cung cấp những nét cơ bản về diện mạo
và một số đặc điểm chung của văn học Linglei, đó là: phản ánh đúng tâm lí

4


thời đại của giới trẻ Trung Quốc, đề tài tình dục và tình yêu, cái tôi táo bạo,
liều lĩnh. Tác giả Thu Hương còn cho rằng, văn học Linglei đổi mới về mặt
nội dung nhiều hơn là về mặt thi pháp.
Tác giả Phạm Duy Mẫn trong bài nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm văn học
Linglei Trung Quốc cũng cung cấp những đặc điểm cơ bản của văn học
Linglei. Tác giả khẳng định “Văn học Linglei là dòng văn học khác biệt, thể
hiện ở cách đặt vấn đề và phong cách. Người viết dám đi sâu vào những vấn
đề gai góc, những mảng tối của cuộc sống. Họ dùng bút pháp quyết liệt, táo

bạo đầy hơi thở hiện đại… Các nhà văn đã nêu lên được tâm trạng bức bối
của lớp thanh niên trưởng thành trong thời đại mới nhưng vẫn phải chịu ràng
buộc bởi những lề thói của xã hội cũ”[ />Như vậy, tác giả Phạm Duy Mẫn có cùng ý kiến với dịch giả Nguyễn Lệ
Chi trong bài viết Linglei xin chớ hiểu lầm. Dịch giả Nguyễn Lệ Chi đã khẳng
định “Văn học Linglei là dòng văn học khác biệt và ngược dòng so với dòng
văn học chính thống trước đây. Cái khác biệt này được thể hiện rõ nét ở cách
đặt vấn đề cũng như phong cách viết và lối hành văn. Vấn đề được đề cập
trong dòng văn học này rất đa dạng, mới mẻ, hiện đại và nhạy cảm”. Theo
dịch giả các nhà văn Linglei là những người dám đến và khai thác những
vùng đất mới còn ít người khám phá, dám đi thẳng vào những vấn đề gai góc
của cuộc sống hiện đại.
Bên cạnh những bài nghiên cứu, các cuốn sách đã xuất bản, chúng tôi có
tìm được một số bài viết đăng trên các website như: nld.com.vn, tuoitre.vn,
evan.vnexpress.net và các trang phongdiep.net, vanhoahoc.edu.vn,
blogtrangha.multiply.com… Tuy nhiên các bài viết này chủ yếu giới thiệu
khái quát về dòng văn học Linglei, những tranh luận xoay quanh một số vấn
đề mà dòng văn học này đề cập tới, giới thiệu sơ lược về một số nhà văn như
Vệ Tuệ, Miên Miên, Cửu Đan, Trương Duyệt Nhiên, Bì Bì, Lý Sọa Sọa, An

5


Ni Bảo Bối... Các tác giả phần lớn cho rằng, về phương diện nội dung, văn
học Linglei đã ghi lại chân thực bộ mặt xã hội Trung Quốc thời kì mở cửa,
thấm đẫm không khí thời đại, từ đó đặt ra những vấn đề nhân bản, bức xúc về
hiện thực khiến người đọc phải suy ngẫm; về phương diện nghệ thuật, văn
học Linglei qua lối viết thẳng thắn, táo bạo đã đem đến cho văn học Trung
Quốc một luồng gió mới. Bên cạnh xu hướng khen ngợi, có không ít ý kiến
phê phán văn học Linglei mang đậm yếu tố tính dục, nổi loạn, đi ngược lại
quan niệm truyền thống.

Qua tìm hiểu những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy, các công
trình đều nghiên cứu một cách tổng quan về tình hình văn học đương đại
Trung Quốc và chủ yếu tập trung tìm hiểu tác phẩm của các nhà văn nữ. Hiện
nay, chưa có công trình chuyên biệt nào đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Lý Sọa
Sọa nói chung và tiểu thuyết X đỏ nói riêng. Sở dĩ như vậy là bởi Linglei là
một trào lưu, khi nghiên cứu, các tác giả trước hết sẽ đi vào nghiên cứu tiến
trình phát triển chung, những đặc điểm và điểm qua một số tác giả, tác phẩm
tiêu biểu, mà các nhà văn nữ lại chiếm số lượng áp đảo trên văn đàn.
Những bài nghiên cứu về sáng tác của Lý Sọa Sọa ở Trung Quốc chưa
nhiều, chủ yếu là những bài viết giới thiệu sách mỗi khi tác phẩm của nhà văn
được xuất bản. Ở Việt Nam, đầu sách của tác giả này được chuyển ngữ, xuất
bản còn rất ít. Đây cũng là một khó khăn đối với tác giả của luận văn khi
nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: tác phẩm X đỏ của Lý Sọa Sọa, do Phạm Thanh
Hương dịch, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2009.
- Phạm vi nghiên cứu: hình tượng nhân vật nam trong tác phẩm X đỏ của
Lý Sọa Sọa, với những đặc điểm về tính cách, bi kịch và nghệ thuật thể hiện
nhân vật của nhà văn.

6


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
5. Đóng góp của luận văn
Ở Việt Nam, những sáng tác của trào lưu Linglei tuy đã được đi sâu
nghiên cứu song nhiều vấn đề hãy còn bỡ ngỡ, nhiều nhà văn, đặc biệt các

nhà văn nam hầu như chưa được dành cho sự quan tâm đáng kể.
Luận văn của chúng tôi góp thêm công trình nghiên cứu chuyên sâu về
nhà văn Lý Sọa Sọa, và qua đó hiểu hơn về một trào lưu văn học đã từng gây
không ít tranh cãi.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai gồm 3
chương:
Chương 1: Nhân vật nam trong các mối quan hệ
Chương 2: Bi kịch của nhân vật nam
Chương 3: Nhân vật nam từ góc nhìn vô thức

7


CHƯƠNG 1. NHÂN VẬT NAM TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ
1.1. Trong mối quan hệ gia đình
Văn học là một bộ môn nghệ thuật luôn nhận thức, khám phá con người
trong mọi mối quan hệ phức tạp của đời sống, đặc biệt là thế giới tâm hồn con
người với chiều sâu không cùng và những góc khuất bí ẩn của nó. Mỗi nhà
văn có cách nhìn nhận riêng về con người và cuộc đời, xuất phát từ quan
niệm nghệ thuật riêng. A. Sekhov từng khẳng định, một nhà văn chân chính
phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, nghĩa là nhà văn phải biết đặt con
người ở trung tâm của mọi sự sáng tạo, và trên hết là phải vì con người. Nhà
văn trẻ Lý Sọa Sọa, thông qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm của mình
cũng đã thể hiện cái nhìn riêng về con người, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi của
xã hội hiện đại.
Đến với thế giới nhân vật trong X đỏ, chúng ta bắt gặp những con người
sống trong môi trường xã hội rộng lớn, từ một làng quê hẻo lánh ở nông thôn
đến cuộc sống ồn ào chốn đô thị Tây An. Các nhân vật trong tác phẩm phần
đông là nam. Họ thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Sự miêu tả của

nhà văn dành cho mỗi nhân vật không giống nhau, có những nhân vật chỉ được
phác họa vài nét, có những nhân vật được khắc chạm đậm nét, nhưng tất cả đều
hiện lên rất sinh động với những nét riêng biệt. Đó là Thẩm Điền Ngọc - một
người đàn ông sâu sắc và từng trải; Chu Phi Đằng - một thầy giáo sống phóng
đãng, thiếu mẫu mực; Thẩm Sinh Thiết - một thanh niên thông minh nhưng sống
buông thả, liều lĩnh, phá phách. Đó còn là các chàng trai tinh nghịch, đáng yêu
của căn phòng 309: Miêu Phú Qúy, Trần Vị Minh, Chu Vân Hải, Vương Vi,
Vương Khôi Vỹ, Hứa Thanh Dương và lớp trưởng Lý Tiểu Bằng…

8


Mỗi người có hoàn cảnh sống và mục đích sống khác nhau, song ở họ có
một điểm chung là sống hết mình với những khát vọng tình yêu và hạnh phúc
cháy bỏng. Những con người trẻ tuổi này đều muốn vượt lên chính mình để
thực hiện điều mình mong muốn. Tuy vậy, do trẻ tuổi vẫn còn nông nổi, họ
nhiều khi có sự lệch lạc trong suy nghĩ, dẫn tới những hành động sai lầm.
Các nhân vật nam được nhà văn Lý Sọa Sọa xây dựng trong nhiều mối
quan hệ với những người xung quanh và với chính bản thân họ. Sự “gặp gỡ”
giữa các nhân vật giúp nhà văn khắc họa tính cách của từng người, tạo nên độ
chân thật, sắc nét cho hình tượng nghệ thuật và làm nên sức hấp dẫn cho tác
phẩm. Đọc tác phẩm, chúng ta dường như quên đi sự hư cấu của nhà văn, mà
chăm chú theo dõi câu chuyện, sống với các nhân vật cụ thể như vốn có trong
cuộc đời thật. Cách kể chuyện của tác giả tạo nên sức hấp dẫn đối với người
đọc từ đầu tới trang cuối của cuốn sách. Gấp trang sách lại, người đọc vẫn
mãi suy tư về một kết thúc đầy bất ngờ, giàu tình người, như một ước nguyện
hay những điều gửi gắm của giới trẻ với thế hệ đi trước và với cuộc đời. Viết
về giới trẻ, tác giả khắc họa được những tâm tư, suy nghĩ, sự đấu tranh giằng
xé của họ qua hình tượng những con người tiêu biểu có số phận bất hạnh.
Cuốn sách để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thế hệ trẻ trước những biến

đổi vô cùng phức tạp của đời sống hôm nay.
Khi thể hiện nhân vật trong các mối quan hệ, nhà văn vừa thể hiện cái
nhìn đối chiếu, so sánh giữa họ, vừa thể hiện cái nhìn tự nhận thức về mình
của chính bản thân nhân vật. Từ các mối quan hệ của nhân vật nam với các
nhân vật khác trong mối quan hệ với gia đình, thầy giáo, bạn bè và những
người ngoài xã hội, chúng tôi đi đến nhận xét ban đầu: các nhân vật nam
trong tác phẩm đều là những con người có cá tính, có tài năng, có tình yêu
mãnh liệt, muốn khát khao khẳng định mình, nhưng do nông nổi dẫn đến
những hành động sai lầm. Họ đều là những người gây ra tổn thương cho

9


những người phụ nữ họ yêu thương, nhưng đồng thời họ cũng lại là những
người phải chịu bi kịch. Các nhân vật nam và nhân vật nữ trong X đỏ đều
sống trong những sai lầm, lệch lạc để rồi gây ra những đau đớn, bi kịch tinh
thần cho nhau.
Trước hết, chúng tôi muốn nói tới các nhân vật trong mối quan hệ gia
đình. Chúng ta đều biết, mỗi con người khi sinh ra, nơi nương tựa vững chắc
nhất là gia đình, là tình yêu thương vô bờ của cha mẹ, người thân. Tình yêu
ấy sẽ là cầu nối để mỗi cá nhân bắt đầu mở rộng mối quan hệ với mọi người
trong xã hội. Với bất kì ai, gia đình cũng là tổ ấm thân thương nhất. Tuy
nhiên, mỗi người yêu quý gia đình của mình theo cách riêng. Thẩm Sinh
Thiết trong tác phẩm X đỏ của nhà văn Lý Sọa Sọa cũng vậy.
Ở vào những hoàn cảnh khó khăn nhất, bao giờ Thẩm Sinh Thiết cũng
nghĩ về bố mẹ. Trong kí ức của anh, bố là người đàn ông dũng cảm, oai
phong. Thời trẻ, ông là một chàng trai khỏe mạnh, gan dạ của vùng núi sâu
tỉnh Hồ Nam. Thích trồng trọt và săn bắn nên lúc nào ông cũng mang theo
một cây súng trên lưng “Báng súng vừa dài vừa thô, được lau sáng bóng,
trong nòng súng đầy những viên đạn sắt”. Như bao người cha khác, Thẩm

Điền Ngọc mong muốn con trai mình chăm chỉ học hành, trở thành người tài
giỏi, có thể giúp ông “nở mày nở mặt với đời”. Ông khát khao con trai được
sống trong môi trường tốt để có điều kiện học tập và phát triển. Đó là mong
muốn chính đáng, tốt đẹp của người cha mà trong sâu thẳm tâm hồn mình,
Thẩm Sinh Thiết luôn luôn kính trọng.
Tuy nhiên, giữa hai cha con họ tồn tại một khoảng cách không thể nào
rút ngắn lại được, đó là sự hoài nghi về quan hệ huyết thống: “Thẩm Điền
Ngọc nghi ngờ tôi không phải là con của ông, mà tôi cũng nghi ngờ ông ta
không phải là bố tôi”. Chính sự hoài nghi này cùng sự chế giễu của bạn bè
(gọi Thẩm Sinh Thiết là “đứa con hoang”), khiến cậu ngay từ khi còn bé đã có

10


nhiều suy nghĩ tiêu cực dẫn tới hành động chống đối lại người cha đáng kính
đã dày công dạy dỗ mình. Vì muốn tốt cho con, Thẩm Điền Ngọc bắt con trai
chăm chỉ học hành, làm mọi việc bằng tay phải, nhưng Thẩm Sinh Thiết đã
ngấm ngầm phản kháng. Những việc mà bố có thể nhìn thấy được, như tập
viết, ăn cơm, thì cậu bé ra chiều ngoan ngoãn vâng lời, dùng tay phải, còn
những việc ngoài tầm mắt giám sát của bố, như thái rau lợn, chặt củi, hái
rau… thì Thẩm Sinh Thiết dùng tay trái.
Do khoảng cách không thể nào rút gần lại được giữa hai cha con, cho nên
với Thẩm Sinh Thiết, bố không phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Vì
vậy, nhiều khi bị bắt nạt, cậu bé vẫn cố chịu đựng và tự nhủ, dù bị đánh đến
chết cũng không nói với bố.
Nếu như bố không thể mang đến cho Thẩm Sinh Thiết một chỗ dựa tinh
thần vững chắc, thì mẹ lại chính là người bù đắp cho cậu bé sự thiếu hụt về
tình cảm. Người mẹ rất mực yêu thương con, bà đã chăm chút cho cậu bé
từng miếng ăn và luôn luôn lo lắng cho tương lai của cậu. Bà là người dành
cho Thẩm Sinh Thiết một tình cảm yêu thương trọn vẹn. Mẹ luôn bao dung,

che chở cho cậu. Mỗi khi Thẩm Sinh Thiết bị bọn trẻ trong thôn bắt nạt, bị
chúng đánh… người duy nhất an ủi cậu chính là mẹ. Người mẹ từng chịu
nhiều đau khổ, thiệt thòi ấy bao giờ cũng nhẹ nhàng ôm con vào lòng, dành
cho con những lời âu yếm và khuyên con ‘‘Sau này đừng chơi với bọn chúng
nữa. Không chơi với chúng nó, thì làm gì có ai đánh con nữa đúng không?”.
Thẩm Sinh Thiết ngày bé rất gầy, chỉ có da bọc xương, mặt mũi xanh
xao “Mẹ tôi nói, hồi nhỏ tôi gầy lắm… có mỗi cái bụng là to, cứ như thể
mang bầu sáu tháng… Trên lưng có một cái bớt màu xanh. Cả người tôi giống
như một con ếch” . Xót xa, thương con, mong muốn con trai cao lớn, khỏe
mạnh, đủ sức chống chọi với bão táp cuộc đời, người mẹ ấy đã nghĩ ra đủ mọi
cách giúp Thẩm Sinh Thiết lớn lên, bồi bổ sức khỏe cho cậu, kể cả việc bắt

11


con uống nước đái lợn sề vừa khai vừa bẩn: “Bà nói, uống nước đái lợn xề có
thể thay đổi thể chất của trẻ con. Bà nói:
– Uống nước đái lợn xề sẽ không còn ai đánh được con nữa.
Bà bảo bố tôi làm một cái chuồng gỗ bên cạnh nhà, nuôi một con lợn sề. Hàng
ngày trước khi đi ngủ, đặt một cái bát vào góc chuồng. Hôm sau khi trời còn
tờ mờ sáng, bà đã tỉnh dậy, cầm cái cốc bằng sứ đi hứng nước đái lợn buổi
sáng. Trong chốc lát bà chui từ chuồng lợn ra, đưa cho tôi cái cốc nước có
màu vàng khai khai, nói:
– Nhân lúc còn nóng uống đi, uống rồi sẽ khỏe như voi cho mà xem”. Cứ
thế, một ngày ba lần, mỗi lần hai thìa, bà bắt con trai mình uống nước tiểu pha
đường, rồi súc miệng nước muối. Sự chăm sóc, lo lắng của mẹ có ý nghĩa vô
cùng lớn lao đối với Thẩm Sinh Thiết. Bà trở thành chốn nương náu duy nhất
mỗi khi cậu cần một điểm tựa tinh thần. Bởi vậy, sau này hễ gặp chuyện không
hay, như những lần bị thương do đánh nhau với bạn trong trường học, Thẩm
Sinh Thiết lại nghĩ về mẹ và kỉ niệm tuổi thơ ấy: “Nếu như để mẹ tôi biết tôi bị

thương, không chừng bà lại nói với tôi rằng nước tiểu có thể tiêu độc. Mà tôi có
lẽ sẽ vì lo bà đau lòng mà dùng nước tiểu thay cho thuốc sát trùng”.
Thế nhưng, Thẩm Sinh Thiết đã phụ lòng người mẹ thương yêu ấy. Cậu
lừa dối cha mẹ hết lần này đến lần khác, không xứng đáng với tình yêu và sự
chăm lo của họ dành cho mình. Không quản làm ăn buôn bán vất vả, bố mẹ
Thẩm Sinh Thiết đã cố gắng chắt chiu dành dụm hết lòng vì con những mong
con sẽ chăm chỉ học hành, thi đỗ đại học và có một tương lai tốt đẹp. Trái với
kì vọng ấy, Thẩm Sinh Thiết không thiết tha với việc học, luôn vi phạm nội
quy của trường, lớp dẫn tới việc thường xuyên bị xử phạt và bị đuổi học. Khi
chủ nhiệm phòng giáo dục chính trị yêu cầu Thẩm Sinh Thiết gọi bố mẹ lên kí
vào quyết định buộc thôi học của nhà trường, cậu đã giấu mẹ và cả gan lừa
dối nhà trường nhờ người khác tới kí thay. Cậu nghĩ một cách đơn giản: “bao

12


giờ được nghỉ đông thì về cũng được. Trước lúc đó, tôi gọi điện nói với họ
tiền vẫn đủ dùng, để họ khỏi phải tìm tới trường. Hơn nữa, tôi quyết định học
kì sau cũng làm như thế, xin tiền đi học, tiền sinh hoạt, nhưng không đi học,
lấy tiền để kinh doanh cái gì đó, có lẽ nghỉ hè thì về, cũng có thể sẽ không bao
giờ về nữa”[18.121].
Sống tự do, buông thả, Thẩm Sinh Thiết đã lợi dụng tình yêu của mẹ,
lấy tiền ‘‘học phí’’ để trang trải cho những tháng ngày sống ẩn náu trong nhà
trọ Thành Tín, cho những buổi đi trượt băng, cho những lần đi ăn uống, vui
chơi cùng với Lý Tiểu Lam… Khi gia đình biết chuyện, ông bố Thẩm Điền
Ngọc tìm tới tận nơi yêu cầu con trai phải về nhà:
“ – Còn làm cái gì, làm cái gì, Đ.m mày, lập tức theo tao về nhà.
Đương nhiên là ông Đ.m tôi rồi, nếu không thì làm sao tôi có da có thịt để đến
đây theo dõi một thằng đần”.
Thẩm Sinh Thiết tỏ ra ngỗ ngược cự lại:

“ - Bố về thì về đi, liên quan gì tới con.
… Tôi nói với ông:
- Giờ con không có thời gian cãi nhau với bố”.
Điều đó đã khiến cho người bố vô cùng giận dữ:
“- Con mẹ mày, sao tao lại có thằng con trai như mày chứ.
Ông giận tới mức run rẩy cả người, cúi đầu nhìn xung quanh, có lẽ là
xem có hòn gạch nào không” [18.421].
Thẩm Sinh Thiết bướng bỉnh không nghe theo lời khuyên của bố, người
mà trong thâm tâm luôn mong muốn điều tốt đẹp sẽ đến với tương lai của con
trai mình, dù vẫn nghi ngờ, luôn miệng mắng là “đồ con hoang” mỗi khi ông
tức giận. Chính vì mất đi niềm tin vào người bố, sau này mất cả niềm tin ở
người thầy giáo Chu Phi Đằng, Thẩm Sinh Thiết đã dần dần xa rời con đường
đúng đắn. Đắm chìm trong thù hận, Thẩm Sinh Thiết không còn đủ tỉnh táo

13


để nhận thức được hậu quả của những việc mình làm, cậu tiếp tục đuổi theo
kẻ đã gây tổn thương cho mình và người yêu để thực hiện hành vi trả thù và
trở thành người mang án: giết người.
Bức tranh cuộc sống của gia đình thầy Chu Phi Đằng cũng chẳng hề êm
ấm. Đó là một gia đình không trọn vẹn. Sống bên người vợ có nhan sắc, tính
tình hiền hậu, tấm lòng bao dung và một cô con gái xinh xắn, đáng yêu, thông
minh - Dương Hiểu, lẽ ra Chu Phi Đằng phải biết nâng niu, trân trọng, giữ
gìn. Nhưng người đàn ông ấy đã để hạnh phúc tuột khỏi tầm tay, để lại ba
mảnh ghép rời rạc, thiếu hụt. Kẻ gây ra sóng gió trong cái gia đình ấy, không
ai khác chính là người chồng, người cha thiếu trách nhiệm có lối sống phóng
đãng, đi ngược lại tiêu chuẩn đạo đức của người thầy.
Cuộc sống hôn nhân của Chu Phi Đằng và dì Dương là những chuỗi ngày
ảm đạm, nặng nề. Người vợ khao khát được yêu thương, chia sẻ, song người

chồng lại hờ hững, lạnh nhạt. Ông đối xử với vợ không khác một người dưng,
bởi thói quen sống thờ ơ, ích kỉ của mình. Ông không dành tình yêu cho vợ,
mặc dù đó là người phụ nữ xinh đẹp, nết na. Vết rạn nứt trong tình cảm ngày
càng lớn dần lên. Hai người không có sự đồng điệu về tâm hồn, sống cùng
một mái nhà song hai con tim không hòa chung một nhịp đập, họ sống với
nhau chỉ vì nghĩa vụ mà thôi.
Bởi không yêu thương vợ nên Chu Phi Đăng đã lừa dối Dương Phồn. Bi
kịch xảy ra khi mâu thuẫn gia đình không thể dung hòa. Thường xuyên có
mối quan hệ bất chính với những người phụ nữ cùng cơ quan, người đàn ông
bội bạc ấy còn tự đánh mất tư cách của mình khi ngang nhiên đưa các học
sinh nữ về nhà vui vẻ, dưới danh nghĩa dạy kèm môn toán. Người vợ với
mong muốn níu giữ hạnh phúc gia đình đã có lời khuyên can chồng từ bỏ lối
sống buông thả. Tuy nhiên, ông không hề có sự ăn năn, hối hận trước thói

14


trăng hoa của mình, mà còn nổi giận, gây sự cãi vã và đòi li hôn. Cuối cùng,
sự đổ vỡ là hệ quả tất yếu của cái gia đình ấy.
Người đàn ông họ Lý (ông nội của Lý Tiểu Lam) cũng là nguyên nhân
gây nên tấn bi kịch của gia đình cô, khiến cho mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình thiếu đi sự gắn kết, yêu thương, trái lại luôn căng thẳng.
Là người lớn tuổi nhất lẽ ra phải là trụ cột, là người giữ gìn gia đạo, khuôn
phép lễ giáo của gia đình nhưng chính ông Lý lại là người phá bỏ các luân
thường đạo lí. Qua lời của Lý Tiểu Lam, ông nội có ý thích rất kì quặc: thích
vào phòng tắm khi có con dâu, thích “ngủ cùng” vợ của con trai mình. Những
dục vọng tầm thường của ông đã đẩy cuộc hôn nhân của bố mẹ Lý Tiểu Lam
rơi vào bi kịch khiến cuộc sống vợ chồng họ trở nên ngột ngạt, tù túng. Người
chồng thường xuyên chửi gằn hắt, xúc phạm vợ: “đàn bà nhà các người đều
rất tệ, đều có trái tim của một con rắn, không ai là tốt cả. Đàn bà nhà các

người có truyền thống đuổi đàn ông ra khỏi nhà. Mẹ cô đuổi bố cô (bà ngoại
em chê ông ngoại suốt ngày cờ bạc nên không cho ông ngủ cả ngày, đây là sự
thực), cô đuổi bố tôi, sau này con Tiểu Lam đuổi bố của nó”. Ông nguyền rủa
vợ với những lời lẽ độc địa “những người như vậy chắc chắn sẽ yểu mệnh”.
Không khí gia đình luôn ảm đạm, nặng nề. Trước những ứng xử của hai cha
con người đàn ông trong gia đình, mẹ của Lý Tiểu Lam không tài nào chịu
đựng nổi. Việc ông nội bỏ về quê như giọt nước làm tràn ly, người chồng
nhân cơ hội đổ hết mọi tội lỗi lên đầu người vợ. Mối quan hệ giữa họ không
thể dung hòa được, họ ly hôn. Qúa khứ tuy đã lùi vào dĩ vãng nhưng nó vẫn
còn âm ỉ cháy, ám ảnh, nhức nhối các thành viên trong gia đình.
Như vậy có thể nói, trong mối quan hệ gia đình, các nhân vật nam tuy có
lúc đã sống chân thành, biết yêu thương, lo lắng, quan tâm tới những người
thân, nhưng nhiều khi họ sống vì bản năng, thiếu trách nhiệm, chưa xứng
đáng với vai trò là người trụ cột. Xét mặt nào đó, họ chính là nguyên nhân

15


gây nên nỗi đau khổ cho những người thân yêu, và đôi khi tạo nên bi kịch của
chính cuộc đời mình.
1.2. Trong mối quan hệ tình yêu
Tình yêu là món quà kì diệu mà tạo hóa ban cho nhân loại. Từ xưa đến
nay, tình yêu luôn là đề tài hấp dẫn và là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà
văn, nhà thơ. Cũng viết về tình yêu nhưng nhà văn Lý Sọa Sọa có cách tiếp
cận riêng. Tình yêu là nơi cây bút trẻ kí thác những khám phá của mình về bi
kịch của nhân vật nam.
Các nhân vật nam trong X đỏ đều là những người giàu tình cảm, khao
khát yêu thương, sống hết mình với tình yêu. Tuy nhiên, vì có những bước đi
sai lầm nên họ đã đánh mất mình. Sự đổ vỡ niềm tin vào con người càng làm
cho họ lún sâu vào những rắc rối, đau khổ do chính họ gây ra.

Thời trẻ, Thẩm Điền Ngọc từng có một tình yêu đẹp xuất phát từ sự chân
thành, sâu sắc. Là một thanh niên khỏe mạnh sống trong vùng núi sâu ở phía
tây tỉnh Hồ Nam, ngày ngày, anh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Hằng
đêm, Thẩm Điền Ngọc lại vào rừng hẹn hò với một người con gái. Hai người
yêu nhau say đắm. Giống như những đôi tình nhân khác, họ đã có nhiều kỉ
niệm đẹp với những ước vọng ngọt ngào về hạnh phúc lứa đôi.
Nhưng mối tình ấy đã không đơm hoa kết trái như chàng trai mong đợi.
Thẩm Điền Ngọc đã sớm nếm trái đắng của tình yêu. Một ngày kia, anh nghe
nói, cô gái - người mà anh yêu thương nhất “đồng thời thân mật với người trai
trẻ khác”. Trong nỗi thất vọng, đau đớn tột cùng vì bị lừa dối, phản bội,
không kìm được cơn ghen tuông, Thẩm Điền Ngọc “dao dắt thắt lưng, súng
khoác trên vai” tìm tới căn nhà trúc của gã thanh niên nọ “đạp cửa, xông
thẳng vào trong nhà, bóp cò”, rồi “một nhát chặt đứt đầu người ta”.
Từ một người thanh niên trẻ sống tự do, vì say đắm với tình yêu, do một
phút nông nổi không kiểm soát được hành động của mình nên đã mắc sai lầm,

16


Thẩm Điền Ngọc trở thành kẻ phạm tội giết người. Hậu quả thật đau đớn: anh
phải thay tên đổi họ tới mỏ than Chu Nguyên cách quê hương hàng trăm dặm
với ý nghĩ trốn được lúc này, sự việc sau đó sẽ đơn giản hơn nhiều, cũng sẽ
phai nhạt và êm xuôi đi rất nhiều. Tại đây, Thẩm Điền Ngọc xuống giếng đào
than sống qua ngày, thi thoảng đi bán thêm dưa hấu. Ông tưởng rằng khi tất
cả mọi việc đã trôi qua sẽ lại sóng êm bể lặng Nhưng sự lẩn trốn đó cũng có
ngày bị phát hiện. Vào một ngày của bốn năm sau, một gã lái xe kéo tới mỏ
than Chu Nguyên lấy than, nhìn thấy ông. Gã lái xe liền thông báo cho người
thân của người chết, lĩnh về một trăm tệ. Sau khi nhận được tin, thân nhân
người bị hại đã triệu tập người ngựa đi bắt ông về quy án hoặc ssawnx sàng
bắn chết. Vì vậy, Thẩm Điền Ngọc phải một lần nữa trốn chạy khỏi sự truy

đuổi của thân nhân người bị hại, sự truy tìm và trừng phạt của pháp luật, tới
một nơi xa xôi cùng một người đàn bà đang mang bầu, từ đó sống cuộc sống
tha hương suốt đời.
Cũng như người cha, Thẩm Sinh Thiết - con trai của Thẩm Điền Ngọc,
cũng có một mối tình rất đẹp với con gái của thầy giáo chủ nhiệm Chu Phi
Đằng. Trong mối quan hệ tình yêu với Dương Hiểu, Thẩm Sinh Thiết là
chàng trai chân thành, biết yêu thương hết mình.
Có thể khẳng định, tình yêu của Thẩm Sinh Thiết và Dương Hiểu xuất
phát từ tình cảm chân thành. Ngay lần gặp gỡ đầu tiên, chàng trai đã có ấn
tượng đặc biệt với cô gái khoảng 15 tuổi ấy: “Cô ta nằm trên ghế sô pha, để lộ
cái đầu gối cùng những sợi lông tơ mềm mượt trên bắp chân đôi chân trắng
nõn, đưa qua đưa lại. Cô ta vừa nhét đồ ăn vặt vào miệng, vừa giở một cuốn
sách có nhiều hình vẽ sặc sỡ” [18.52]. Vì vậy ngay sau đó, sáu tệ rưỡi còn
thừa khi mua rượu, chàng trai lập tức mang đi mua hai bông hoa hồng bằng
thủy tinh và đặt ngay trước cửa nhà cô. Muốn theo đuổi Dương Hiểu, Thẩm
Sinh Thiết tìm mọi cách để tiếp cận và gặp gỡ. Cơ hội đến thật bất ngờ, khi

17


biết Thẩm Sinh Thiết theo đuổi con gái mình, thầy Chu Phi Đằng ngày nào
cũng tìm cậu nói chuyện, muốn dạy thêm môn toán cho cậu, muốn truyền lại
cho cậu những kiến thức mà ông đã được học. Chàng trai đã tận dụng cơ hội
quý giá đó: “Điều may mắn trong bất hạnh là, tôi đã tận dụng được khoảng
thời gian quý giá ấy, tôi thân thiết với Dương Hiểu hơn”. Tình cảm chân
thành của Thẩm Sinh Thiết đã khiến trái tim Dương Hiểu rung động. Tình yêu
của họ lung linh sắc màu của yêu thương, nhớ nhung, giận hờn, ghen tuông…
như bao mối tình của tuổi thơ ngây khác.
Đôi trai gái đã có những ngày tháng bên nhau, cùng học tập, rèn luyện
dưới một mái trường. Họ cảm thông và chia sẻ với nhau những vui buồn của

tuổi học trò. Hai người đã có biết bao kỉ niệm ngọt ngào: cùng nhau ngắm bầu
trời đêm, cùng xem phim, cùng vẽ tranh, cùng tranh luận về cuộc sống…Với
Thẩm Sinh Thiết, Dương Hiểu là hiện thân của những gì đẹp nhất trên thế
gian “Tôi thích nhìn dáng vẻ Hiểu chau mày suy nghĩ, đó chính là Dương
Hiểu đẹp nhất mà tôi từng được gặp”. Chàng trai nhớ từng thói quen, sở thích
của người yêu. Đó là sở thích được tặng đầu đạn mới tinh, không sứt sẹo,
hoàn mĩ; là sở thích vẽ tranh ở mặt phải, viết chữ ở mặt trái; là thói quen viết
chữ vừa dày vừa nhỏ nhưng tròn, bay bổng và rất đẹp; là thói quen viết nháp
rất lộn xộn, hầu như mỗi công thức cần dùng một tờ giấy. Đó còn là thói quen
khi ngủ phải yên tĩnh như một nấm mộ, nhưng một khi ngủ rồi, cô sẽ lặng lẽ
như Quan thế âm Bồ tát… Tất cả những điều đó cho thấy, Thẩm Sinh Thiết
yêu Dương Hiểu tha thiết đến nhường nào. Không chỉ yêu, anh còn rất trân
trọng người mình yêu. Trong kí ức của anh, Dương Hiểu là học sinh hết sức
xuất sắc, và còn là một cô gái “chân thực, đẹp đẽ, lương thiện”.
Tình yêu của hai người gắn với những cảm xúc nhớ thương da diết khi
xa cách. Sau này bị đuổi học, Thẩm Sinh Thiết không được gặp gỡ Dương
Hiểu thường xuyên. Trong thời gian ấy, nỗi nhớ của anh được tác giả miêu tả

18


trở đi trở lại trên những trang viết của tác phẩm “Tôi không biết rằng Hiểu
còn vẫn nhớ tôi. Hiểu biết không? Anh cũng đang nhớ em. Mỗi lần Lý Tiểu
Lam nhắc tới lời của Hiểu, tôi đều lắng nghe thật kĩ, sợ rằng mình nghe sót dù
chỉ một từ” [18. 209]. Hình ảnh Dương Hiểu thường trực trong trái tim chàng
thanh niên trẻ khiến anh không nguôi nhớ cô ngay cả khi viết nhật kí, khi vẽ
tranh. Nỗi nhớ mà Thẩm Sinh Thiết dành cho người con gái ấy khiến cho
chính anh cũng cảm thấy ngạc nhiên.
Những ngày tháng sống lang thang trong những nhà trọ tại thôn Biên
Gia, dù bên cạnh có Lý Tiểu Lam hết lòng yêu thương, chăm sóc, nhưng lòng

Thẩm Sinh Thiết vẫn luôn nhớ về người yêu cũ. Ngay cả khi âu yếm với Lý
Tiểu Lam, cậu thanh niên ấy vẫn không thể quên được Dương Hiểu. Thẩm
Sinh Thiết cũng tự thú nhận: “Lúc nào tôi cũng nhớ tới Dương Hiểu, nhớ tới
tất cả những gì liên quan tới cô”. Xa cách chính là thước đo tốt nhất để kiểm
chứng tình yêu. Điều đó rất đúng với tình yêu của họ. Thế nên sau một thời
gian dài xa cách, khi gặp lại Dương Hiểu, Thẩm Sinh Thiết quá vui mừng.
“Tôi như người vừa tỉnh khỏi giấc mộng, chạy về hướng khúc giữa của đoàn
tàu. Dương Hiểu đứng ở cửa khoang số 9. Hiểu cười với tôi, trên đầu đội một
chiếc mũ màu xanh đậm. Khăn quàng màu trắng, đôi môi đỏ hồng. Tôi nhẹ
nhàng nhìn Hiểu. Hiểu không chút thay đổi, không xinh lên, cũng chẳng xấu
đi. Hiểu vẫn giống y như người mà tôi hằng thương nhớ”. Cuộc gặp gỡ mang
lại nhiều cảm xúc cho đôi trai gái. Họ bên nhau, tay trong tay thật hạnh phúc.
Họ cùng dì Dương đã có buổi đi chơi vui vẻ. Thẩm Sinh Thiết, như nhận xét
của Dương Hiểu, hôm đó, giống như một “gã điên”, khác hoàn toàn với mọi
ngày, bề ngoài có vẻ như rất bình thản, nhưng trong lòng thì đang phát điên.
Trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu với những ghen tuông,
giận hờn, ích kỉ, Thẩm Sinh Thiết từng vô cùng đau khổ, tức giận bởi ám ảnh
về người đàn ông gầy như que củi, mặt đen sì, lưng gù - người đàn ông mà

19


Dương Hiểu “dâng hiến cơ thể mình” lần đầu tiên. Chàng trai trẻ ghen tuông,
càng muốn quên lại càng tò mò, “càng nghĩ càng kích động, càng nghĩ càng
đau khổ”, nhưng “vẫn muốn tưởng tượng ra cảnh người đàn bà mà mình chỉ
chạm vào một chút đã cảm thấy có tội lại lên giường với khúc than thì như thế
nào”. Còn Dương Hiểu, khi biết Thẩm Sinh Thiết có quan hệ với Lý Tiểu
Lam, cô cũng đã hết sức tức giận và cảm thấy đau lòng nên liên hồi chất vấn:
“Thế anh và Lý Tiểu Lam? Anh tưởng em không biết gì sao?”.
Dương Hiểu là người mà Thẩm Sinh Thiết yêu thương, trân trọng nhất,

nhưng anh cũng không ít lần lừa dối người con gái đáng yêu đó. Khi còn là
học sinh trường dành cho con em cán bộ nhân viên xưởng chế tạo máy bay,
Thẩm Sinh Thiết đã quen biết Lý Tiểu Lam, người bạn thân thiết của Dương
Hiểu. Nhưng vào thời điểm ấy, Lý Tiểu Lam chỉ đơn thuần là người liên lạc
giữa Thẩm Sinh Thiết và Dương Hiểu. Sau khi bị đuổi học, phải sống lang
thang trong các nhà nghỉ, cậu thanh niên cảm thấy cô đơn và đã gọi điện cho
Lam để giãi bày tâm sự. Qua nhiều lần gặp gỡ, mối quan hệ giữa hai người đã
thay đổi. Mặc dù không yêu Lý Tiểu Lam nhưng Thẩm Sinh Thiết đã lợi dụng
sự chân thành, lòng nhiệt tình của cô gái này. Quan hệ của họ đã vượt qua
giới hạn, Lý Tiểu Lam mang thai. Cũng chính lúc này, Thẩm Sinh Thiết đã
bộc lộ thái độ vô trách nhiệm của một người đàn ông trưởng thành. Chàng trai
kiên quyết không muốn giữ lại đứa con ruột thịt mặc cho Lý Tiểu Lam tìm đủ
cách thuyết phục, níu giữ.
Từ chối vai trò làm chồng, làm cha, tìm mọi cách bắt Lý Tiểu Lam đi
phá thai, bỏ đi một sinh linh vô tội, một lần nữa, chàng thanh niên trẻ lại phụ
tấm lòng của một người con gái hết lòng yêu thương, chăm sóc mình. Ngay
hôm đưa Lý Tiểu Lam tới bệnh viện, trong khi bác sĩ đang truyền nước cho
cô để sớm lọc sạch cái thai ra ngoài, Thẩm Sinh Thiết đã nhẫn tâm để cô ở
bệnh viện và đi tới trường tìm gặp Dương Hiểu. Thẩm Sinh Thiết mặc nhiên

20


coi như không có người thứ ba xen vào câu chuyện tình yêu của họ. Như vậy,
anh ta đã không chỉ đơn thuần lừa dối Dương Hiểu hay Lý Tiểu Lam, mà
cùng lúc đã phụ tấm lòng, tình cảm chân thành của cả hai người con gái “Đột
nhiên trong lòng tôi dậy lên nỗi sợ hãi khi hai người ở cùng với nhau. Đầu
tiên là với Lý Tiểu Lam, tôi chỉ cảm thấy hơi chán. Nhưng khi đó tôi nhìn
sang người con gái bên phải tôi, người đã từng khiến tôi nhung nhớ vô hạn lại
chợt cảm thấy muốn chạy trốn, muốn cách xa. Mặt khác, tôi biết mình không

thể nào từ bỏ mong muốn được gần gũi, thân mật với Hiểu. Đối với cô, tôi
vừa yêu vừa hận, vừa yêu vừa sợ…”. Đồng thời, Thẩm Sinh Thiết còn tự
mình chối bỏ trách nhiệm với giọt máu của mình.
Không phải ngẫu nhiên, nhà văn Lý Sọa Sọa lại chọn Thẩm Sinh Thiết là
người trần thuật trong tác phẩm. Tác giả hướng tới mục đích để nhân vật nam
tự phơi bày chính bản thân mình. Qua con mắt của người trong cuộc, hiện
thực được phơi bày chân thực, sống động hơn. Tình yêu của Thẩm Sinh Thiết
với Dương Hiểu tuy sâu đậm, song cũng không có kết quả vẹn tròn. Trong lần
gặp gỡ trước khi Dương Hiểu đi Đức, hai người đã tới công viên Hộ Thành
Hà. Vì đi chơi quá xa, quá khuya nên trên đường trở về, họ đã gặp một nhóm
kẻ xấu gây sự. Hậu quả là Thẩm Sinh Thiết bị cướp di động, bị lấy mất xe
đạp, bị móc sạch tiền, và còn bị đánh một trận nhừ tử, còn Dương Hiểu thì bị
nhóm thanh niên kia cưỡng bức. Sự việc này cũng là nguyên nhân trực tiếp
dẫn tới hành động tội lỗi về sau của Thẩm Sinh Thiết. Để trả thù cho người
yêu, Thẩm Sinh Thiết tìm mua một con dao nhọn “Cho dù là dao gì, chỉ cần
có thể giết người là tôi mua”. Anh quyết tâm tìm bằng được kẻ gây tội, bắt
hắn phải trả giá cho hành động của mình: “Thế là tôi lao lên đâm hắn…Khi
tôi lao lên trong đầu lướt qua lời nói của viên cảnh sát trực ban: Bắt được hắn
thì gọi cho 110. Nhưng cho tới khi tôi lao lên trước mặt hắn đã không còn
thời gian gọi điện thoại nữa. Di động của tôi lại bị hắn cướp rồi. Tôi chỉ đành

21


×