Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

SO SÁNH NHÂN vật DAO TIÊN TRONG HOA TIÊN của NGUYỄN HUY tự với THÚY KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU của NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.56 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------

TRẦN THỊ THÙY LINH

SO SÁNH NHÂN VẬT DAO TIÊN
TRONG HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ
VỚI THÚY KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------

TRẦN THỊ THÙY LINH

SO SÁNH NHÂN VẬT DAO TIÊN
TRONG HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ
VỚI THÚY KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam trung đại
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Nương

HÀ NỘI - 2014


Lời cảm ơn
Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Nơng ngời đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Cho em đợc bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm cùng quý thầy giáo, cô giáo
khoa Ngữ văn, trờng Đại học S phạm Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, trang bị kiến thức,
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để luận văn của em đạt kết quả cao nhất.
Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những
ngời luôn động viên, cổ vũ tinh thần và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Với sự nỗ lực hết mình em đã hoàn thành luận văn nhng do những hạn chế nhất
định về sự hiểu biết của bản thân cũng nh các điều kiện khách quan nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận đợc sự chỉ bảo, góp ý chân thành của
quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Tác giả

Trần Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
SO SÁNH NHÂN VẬT DAO TIÊN .....................................................................................................1
TRONG HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ .....................................................................................1
VỚI THÚY KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU ...........................................................................................1

CỦA NGUYỄN DU...........................................................................................................................1
HÀ NỘI - 2014...................................................................................................................................1
SO SÁNH NHÂN VẬT DAO TIÊN .....................................................................................................2
TRONG HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ ......................................................................................2
VỚI THÚY KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU ...........................................................................................2
CỦA NGUYỄN DU...........................................................................................................................2
HÀ NỘI - 2014...................................................................................................................................2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XVIII – XIX được đánh giá là giai đoạn nền văn học Việt
Nam phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ việc sử dụng các
thể loại tiếp thu từ văn học Trung Hoa theo hướng dân tộc hóa, ông cha ta đã
từng bước sáng tạo nên những thể loại mang đặc trưng riêng. Và khi nền văn
học đã trưởng thành, các thể loại nội sinh xuất hiện đánh dấu một giai đoạn
mới cho sự phát triển của văn học dân tộc. Đặc biệt, đến thế kỉ XVIII – XIX
văn học Việt Nam trung đại xuất hiện hàng loạt các thể loại nội sinh mang
dấu ấn và tâm hồn Việt như: ngâm khúc, truyện thơ, hát nói… đánh dấu thời
kỳ phát triển đỉnh cao của văn học dân tộc. Trong đó, truyện Nôm là thể loại
đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất. Sự hình thành và phát triển của thể loại
truyện Nôm đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền văn học viết dân tộc.
1.2. Tiên và Truyện Kiều là hai tác phẩm có vị trí đặc biệt trong thể loại
truyện Nôm. Hoa Tiên là tác phẩm mở đầu, còn Truyện Kiều là tác phẩm đỉnh
cao của thể loại. Giá trị tư tưởng và thành tựu nghệ thuật của hai tác phẩm đã
tạo nên dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thể loại truyện Nôm. Và
giá trị tư tưởng cũng như thành tựu nghệ thuật của hai tác phẩm được thể hiện
tập trung ở hai nhân vật chính Dao Tiên và Thúy Kiều. Tìm hiểu về hai nhân
vật chúng ta có thể hiểu thêm về số phận, cuộc đời, phẩm cách và tâm hồn của
người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Đồng thời qua đó, các tác

giả cũng thể hiện quan niệm, tình cảm dành cho người phụ nữ. Mặt khác, tìm
hiểu hai nhân vật cũng giúp chúng ta có thể nắm được một số đặc điểm về
phong cách, tài năng nghệ thuật của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Du, nắm
được một số đóng góp của hai tác phẩm trong nền văn học dân tộc.
1.3. Không chỉ thế, Truyện Kiều là tác phẩm được giảng dạy, nghiên
cứu trong chương trình phổ thông, cao đẳng và đại học. Vì vậy nghiên cứu so
sánh hai nhân vật Dao Tiên và Thúy Kiều sẽ góp phần làm rõ hơn quá trình
1


phát triển của thể loại truyện Nôm cũng như tài năng và đóng góp của các tác
giả. Từ đó góp phần cung cấp thêm những kiến thức và kinh nghiệm trong
việc giảng dạy.
2. Lịch sử vấn đề
Do vị trí đặc biệt, Hoa Tiên và Truyện Kiều sớm thu hút sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Hoa Tiên là tác phẩm mở đầu cho thời kì nở rộ của
thể loại truyện Nôm, là tác phẩm truyện Nôm đầu tiên tiếp cận với xu hướng
tiểu thuyết hóa. Các nhà nghiên cứu khẳng định Hoa Tiên có vị trí quan trọng
trong nền văn học dân tộc, đồng thời đi sâu tìm hiểu giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật của tác phẩm. Năm 1997 trong hội thảo nhân kỉ niệm 200 năm
năm mất và 250 năm năm sinh của Nguyễn Huy Tự, nhiều bài viết đã được
các nhà nghiên cứu công bố.
Ra đời sau Hoa Tiên, Truyện Kiều được ví là tập đại thành của văn học
trung đại nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung. Thành công của
Truyện Kiều không chỉ được các nhà nghiên cứu Việt Nam khẳng định mà
còn được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận. Lịch sử nghiên cứu
Truyện Kiều đã có hơn 200 năm với nhiều thành tựu. Trong phạm vi luận văn
này chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu lịch sử nghiên cứu hai nhân vật Dao Tiên
và Thúy Kiều.
2.1. Lịch sử nghiên cứu nhân vật Dao Tiên

Các nhà nghiên cứu tìm thấy ở Hoa Tiên và trong cuộc đời nhân vật
Dao Tiên câu chuyện tình yêu tự do lãng mạn, phóng khoáng với hàm ý ca
ngợi. Trong câu chuyện tình yêu ấy các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy bài
học về luân lý đạo đức, đạo nghĩa. Khi bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong Hoa Tiên, các nhà nghiên cứu đã khẳng định tài năng nghệ thuật của tác
giả Nguyễn Huy Tự được thể hiện cụ thể qua nhân vật Dao Tiên…
Trong bài tựa viết cho Hoa Tiên năm 1843, Cao Bá Quát cho rằng nội
dung của Hoa Tiên tuy bắt đầu từ câu chuyện tình yêu nhưng cũng đã diễn đạt
2


được trung, hiếu, lễ, tiết : “Câu chuyện bắt đầu từ gặp gỡ lứa đôi, tây riêng
ân ái mà đạt đến đạo nghĩa cha con, nghĩa vua tôi, ý nhã thân thiết bạn bè,
tình thân yêu mến an hem, lớn thì việc triều đình, quân cơ, lễ khen trung
khuyên tiết, nhỏ thì nhân tình thế thái, những điều tinh vi về phong khí cỏ
cây”[55, 9].
Lại Ngọc Cang ở phần khảo luận trong cuốn Truyện Hoa Tiên (1961)
đã nhận thấy câu chuyện tình của nàng Dao Tiên “ca ngợi tình yêu phóng
khoáng của con người trong lòng chế độ phong kiến ngột ngạt những giáo
điều khe khắt”[72,34]. Trong xã hội phong kiến ấy, tình yêu tự do, phóng
khoáng của Dao Tiên và Phương Châu như đem đến một luồng gió mới. Cũng
trong bài viết này, Lại Ngọc Cang cho rằng thông qua cuộc đời và số phận
của nhân vật Dao Tiên, Hoa Tiên đã “nêu lên một bài học lớn của Khổng giáo
về ba mặt khác nhau: chữ trung, chữ hiếu, chữ trinh” [72,41]. Có thể nói, với
tình yêu tự do lãng mạn, phóng khoáng nhưng ẩn sau đó là những bài học về
luân lý đạo đức, Hoa Tiên đã “mở đầu cho một con đường không phải là
không có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của xã hội phong kiến nước ta
lúc đó”[53,213]. Về phương diện nghệ thuật của Hoa Tiên, Lại Ngọc Cang đã
chỉ ra thành công lớn nhất của Hoa Tiên là ở việc xây dựng nhân vật, đặc biệt
là nhân vật Dao Tiên: “mỗi nhân vật của Hoa Tiên có những cá tính riêng

biệt và một đời sống độc lập” [66,47].
Năm 1982 Hoài Thanh khi nghiên cứu Hoa Tiên cũng đã khẳng định
tình yêu của Dao Tiên và Phương Châu là “một câu chuyện yêu đương lãng
mạn”[66,73]. Hoài Thanh khi nghiên cứu Hoa Tiên cũng đã chỉ ra đặc sắc
nghệ thuật của Hoa Tiên chính là nhân vật được miêu tả “theo đúng tâm lí
của mình”[65,89].
Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX,
Nguyễn Lộc đã dành một chương đẻ viết về Hoa Tiên. Trong đó ông cũng
đưa ra những quan điểm, cách nhìn nhận của mình về nhân vật Dao Tiên.
3


Theo ông, nhân vật Dao Tiên được xây dựng với những mâu thuẫn được thể
hiện ngay trong chính nhân vật, đó là “sự đấu tranh giữa tình cảm và lí trí,
giữa cái khái vọng yêu đương tha thiết với những quan niệm chật hẹp của lễ
giáo, đạo đức phong kiến” [44,219]. Qua câu chuyện tình yêu của Dao Tiên,
Nguyễn Lộc cho rằng những điều tác giả Hoa Tiên muốn rút ra “lại là những
bài học về chữ trung, chữ hiếu, chữ trinh của Nho giáo” [44,219]. Nguyễn
Lộc đánh giá về nghệ thuật của Hoa Tiên: “Nhân vật xây dựng thành công
nhất trong truyện là Dao Tiên. Đặc điểm chủ yếu trong cấu tạo tâm lý của
Dao Tiên là mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm được tác giả chú trọng khai
thác và giải quyết từng bước hợp quy luật” [44,230].
Nhìn chung lịch sử nghiên cứu nhân vật Dao Tiên gắn bó chặt chẽ với
lịch sử nghiên cứu tác phẩm Hoa Tiên về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
2.2. Lịch sử nghiên cứu nhân vật Thúy Kiều
* Từ khi tác phẩm ra đời đến 1919: Giai đoạn này, các ý kiến định giá về
Thúy Kiều đặc trưng cho lối cảm thụ, phê bình văn học của các nhà Nho thời
xưa. Thiên về cảm hứng, thẩm bình chứ chưa phải là nghiên cứu, phê bình có
tính khoa học hiện đại.
Giai đoạn này có hai xu hướng chính khi nghiên cứu về nhân vật Thúy

Kiều. Nhóm thứ nhất: lấy luân lý đạo đức làm chuẩn mực để định giá nhân
vật Thúy Kiều. Tiêu biểu là Minh Mạng, Tự Đức, Nguyễn Văn Thắng,
Nguyễn Công Trứ…
Vua Minh Mạng trong bài Thánh Tổ Nhân Hoàng đế ngự chế tổng
thuyết được các quan ở viện Hàn lâm chép lại (1820) đã bình giá về Kiều:
“Bạch nhân can tâm, xử nữ thủ thân chi tiết, cẩm y hiệu thuận, trượng
phu vị quốc chi tâm.
Phàm thập ngũ niên chi hý diệp du phong, bất quan ý tướng, tức thiên
lý chi cuồng phong sậu vũ, vưu kiến bình sinh.”

4


(Dùng dao nhọn sát thân, lòng trinh nữ giữ mình tiết lớn, khuyên áo
gấm qui thuận, bậc trượng phu vì nước lòng ngay.
Mười lăm năm bướm lại ong qua, không từng để ý, nghìn muôn dặm
mưa dồn gió dập, vẫn giữ lòng trung.) [45;83,84]
Nguyễn Công Trứ lại có cái nhìn khác về nhân vật Thúy Kiều. Ông cho
rằng Thúy Kiều chẳng có hiếu hạnh, tiết nghĩa gì cả. Nàng chỉ là một ả lẳng
lơ:
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm [ 61,331].
Nhóm thứ hai: lấy sự đồng cảm, vẻ đẹp của tình người và văn chương
trong tác phẩm làm chuẩn mực để định giá. Tiêu biểu: Phạm Quý Thích,
Mông Liên Đường chủ nhân, Chu Mạnh Trinh…
Mộng Liên Đường chủ nhân đã lý giải nỗi đoạn trường đầy xót xa oán
hận của nàng Kiều: “Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê,
đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy” [12,20].
Chu Mạnh Trinh cũng lý giải nỗi đau khổ của Kiều, nhưng theo ông
nguyên nhân là do những bất công xã hội: “Ôi! Giả sử ngay khi trước, Liêu

Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng dở việc ma chay. Quan lại công
bằng, án viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng. Thì đâu đến nỗi, son phấn mười
mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười. Mà chắc rằng biên thùy
một cõi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp” [71,143]. Bất công xã
hội không chỉ là nguyên nhân gây nên đau khổ cho cuộc đời Kiều mà còn dẫn
đến cái chết của anh hùng Từ Hải.
* Từ 1919 – 1954: Trong giai đoạn này, các ý kiến bình luận không chỉ tồn
tại dưới dạng đề tựa, đề từ… mà đã xuất hiện trên báo, thậm chí dưới những
bài phê bình, khảo cứu ít nhiều có tính khoa học.
Phạm Quỳnh dưới bút danh Thượng Chi trong bài Truyện Kiều đã khen
Thúy Kiều “phong tình mà tiết nghĩa…nên ai đọc truyện cũng phải kính, phải
5


thương, phải yêu, phải trọng” [59,498]. Trần Trọng Kim lại đánh giá cao chữ
“tình” của nhân vật Thúy Kiều : “Cô Kiều chỉ vị có tình, cho nên biết thương
cha, biết thương chồng, trong khi lưu lạc giang hồ cũng nhiều lúc sung sướng
mà không lúc nào trong lòng được hả hê” [32,108].
Trái lại, có những ý kiến chê Thúy Kiều hết lời. Mai Khê thấy Kiều
thực ra chỉ là tuồng đong đưa:
Dù có văn nhân tô điểm lại
Má hồng khôn rửa mặt thanh lâu [31,226]
Cao Hữu Tạo đánh giá về những việc Kiều làm: “Suốt đời này được
hai việc hay, là việc bán mình chuộc cha cùng việc không đành thân chịu
nhục (tự tử khi bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh), còn thì nàng đều làm dở
cả” [63,472].
Đặc biệt trong giai đoạn này xuất hiện các bài phê bình khảo cứu có
tính khoa học của Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa, Hoài Thanh…
Khảo luận về Kim Vân Kiều của Đào Duy Anh là công trình thiên về
hướng khảo cứu khoa học. Trước những ý kiến đánh giá khen, chê về nhân

vật Thúy Kiều, Đào Duy Anh đã nêu lên ý kiến của mình: “Ở giữa hai cực
đoan ấy, ta hãy khoan khen chê mà cứ bình tâm xét tâm lý Thúy Kiều như
Nguyễn Du miêu tả” [1,68]. Đánh giá về Thúy Kiều, ông cho rằng qua ngòi
bút của Nguyễn Du “Thúy Kiều đã biến thành một người con gái sắc, tài ,
đức hoàn toàn” [1,68]. Và theo Đào Duy Anh, nàng Kiều của Nguyễn Du là
người đa tình, đa cảm đồng thời cũng là “người con gái thông minh, xử sự
bao giờ cũng sáng suốt và hợp lẽ” [1,70]…
Nguyễn Bách Khoa thời kỳ này có hai công trình nghiên cứu về Truyện
Kiều là Nguyễn Du và Truyện Kiều; Văn chương Truyện Kiều. Trong các
công trình nghiên cứu này ông đi theo xu hướng xã hội học dung tục. Ông cho
rằng Thúy Kiều có “một tâm hồn ốm yếu bi sầu, một bộ phận thần kinh hoảng
hốt” [30,151], và lí giải nguyên nhân của căn bệnh: “Thúy Kiều là một con
6


bệnh ưu uất. Bệnh này nguyên nhân một phần ở phủ tạng suy nhược của nàng
không đủ sức chịu đựng sự nảy nở mãnh liệt của cơ quan sinh dục, một phần
cũng ở cái đè nén của luân lý Nho giáo đối với sức phát tiết tính dâm đãng
của nàng. Nếu nàng chỉ theo tiếng gọi của cơ quan sinh dục mà hành động
thì có lẽ bệnh ưu uất kia cũng nhẹ đi nhiều. Đằng này nàng lại là con nhà gia
giáo” [30,157].
Trong công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Hoài Thanh đã đi theo hướng phê bình khoa học macxit. Ông
đánh giá sức sống của Kiều “đã làm rạn nứt cái khuôn chật hẹp của phong
kiến”, thân thế trầm luân của Kiều “là một lời tố cáo những gì nhơ nhớp, độc
ác trong trật tự phong kiến”. Cuộc đời Kiều đã bị dày vò đến tột bực. Và nàng
“là hiện thân cho sự đau khổ vô biên của không biết bao nhiêu con người
trong xã hội phong kiến xưa” [66,16]. Hoài Thanh lí giải nguyên nhân cuộc
đời bất hạnh của Kiều là do xã hội phong kiến gây ra.
Giai đoạn từ 1919 – 1954 việc nghiên cứu về nhân vật Thúy Kiều cũng

như Truyện Kiều có nhiều biến chuyển cả về số lượng, chất lượng và ít nhiều
đã có tính khoa học.
* Từ 1954 – 1975: Thời kỳ này vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều ở hai miền
Nam Bắc có nhiều điểm khác nhau.
Ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ giá trị nội dung xã hội
thông qua cuộc đời nhân vật Thúy Kiều. Hoài Thanh trong cuốn Sơ khảo lịch
sử văn học Việt Nam đã nhận định về cuộc đời Kiều “là một tấm gương oan
khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mạng con người trong xã hội cũ”
[64,224]. Trong cuốn Văn học Việt nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế
kỉ XIX, Hoàng Hữu Yên cho rằng mối tình Kim – Kiều được Nguyễn Du nâng
niu chăm chút, là “một bản tình ca réo rắt diễm lệ” [76,264]. Và cuộc đời
Kiều “tượng trưng cho đau khổ, cho oan khiên” [76,264] có nguyên nhân từ
xã hội của những tên quan sẵn sàng dày xéo lên số phận của những con người
7


lương thiện, của những nhà chứa mọc lên khắp nơi và của cả cái thế lực đồng
tiền “hắc ám, tác oai tác quái ghê gớm” [76,264]. Lê Trí Viễn trong chương
Nguyễn Du viết cho cuốn Lịch sử văn học Việt Nam cho rằng Nguyễn Du “đã
đem lại một ước mơ đẹp đẽ: ước mơ hạnh phúc, ước mơ yêu đương và ước
mơ tháo cũi sổ lồng” [75,168].
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu phân tích nội dung xã hội nhưng
vận dụng quan điểm giai cấp một cách cực đoan như Trương Tửu, Trần Đức
Thảo, Minh Tranh…Trương Tửu cho rằng cuộc đời Kiều long đong chìm nổi,
trải qua hết nạn nọ đến nạn kia đó là quá trình phá sản của tầng lớp thị dân
tiểu tử hữu. Đối lập với quan điểm trên, các nhà nghiên cứu: Nguyễn Văn
Hoàn, Nguyễn Lộc… phê phán sâu sắc sự sai lệch của việc vận dụng quan
điểm giai cấp một cách cực đoan của nhóm người trên.
Ở miền Nam giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu về Truyện Kiều. Đặc biệt là những cuốn sách nghiên cứu về

Truyện Kiều và Nguyễn Du như: Đọc lại Truyện Kiều của Vũ Hạnh; Khảo
luận về Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Khoa, Doãn Quốc Sĩ, Việt Tử;
Chân dung Nguyễn Du, khảo luận của nhiều tác giả…Trong các cuốn sách
này, các nhà nghiên cứu chịu ảnh hưởng của một vài triết thuyết phương Tây
và áp dụng vào nghiên cứu. Do vậy, họ nhìn Truyện Kiều với cái nhìn khác lạ,
sai lạc đi. Nổi bật nhất là sự ảnh hưởng quan niệm triết học và văn học hiện
sinh trong việc nghiên cứu Truyện Kiều nói chung. Trần Bích Lan trong bài
Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do cho rằng xưa nay mọi người đều
đồng ý với nhau về một điểm thuyết định mệnh là triết lý nền tảng của Truyện
Kiều. Nhưng theo ông “có một hoàn cảnh trớ trêu nhưng cũng có một Thúy
Kiều tự do lựa chọn con đường đi của mình trước hoàn cảnh đó…Nếu ta gọi
hoàn cảnh đó là định mệnh thì chính Kiều đã chọn định mệnh. Nàng đã đem
lại cho định mệnh giá trị của định mệnh bởi vì nếu Kiều không tự ý bán mình
chuộc cha thì làm gì có định mệnh cho đời này…Tự do của Kiều đã đẻ ra
8


định mệnh” [35,107]. Nguyễn Khoa trong Khảo luận Đoạn trường tân thanh
nhận xét Kiều “chỉ là nạn nhân của chế độ chính trị phong kiến…bấy nhiêu
nỗi đoạn trường nhục nhã suốt mười lăm năm chẳng qua là bởi xã hội bất
công” [28,211].
* Từ 1975 – nay: Giai đoạn này, một số lí thuyết nước ngoài như lí thuyết về
thông tin, cấu trúc, kí hiệu học, loại hình học, thi pháp, tiếp nhận văn học…
được các nhà nghiên cứu tiếp thu, vận dụng và đạt dược nhiều thành tựu.
Nguyễn Trung Hiếu trong bài viết Truyện Kiều trong yêu cầu đổi mới
của khoa nghiên cứu văn học hiện nay cho rằng bi kịch của Kiều là bi kịch
của sắc tài. Kiều có “Sự linh nhạy của một ý thức đối với số phận, khả năng
và vị trí làm người” [14,131]. Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nhận xét Thúy Kiều là con người tượng
trưng cho tinh hoa, cho cái đẹp, luôn tự ý thức và vươn lên đỉnh cao của giá

trị làm người nhưng cuộc đời này lại là “một câu chuyện thê thảm” về vận
mệnh con người trong xã hội cũ. [42,82]
Trong giai đoạn này, các hướng tiếp cận Truyện Kiều đã đạt được
những thành tựu rực rỡ. Tiêu biểu như hướng nghiên cứu thể loại tác phẩm
với công trình Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê;
hướng nghiên cứu phong cách tác giả với công trình Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều; hướng nghiên cứu thi pháp với công trình Thi
pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử; hướng nghiên cứu văn học so sánh…
2.3. Lịch sử nghiên cứu so sánh hai nhân vật
Dao Tiên và Thúy Kiều là hai nhân vật chính của Hoa Tiên và Truyện
Kiều. Vì vậy nghệ thuật xây dựng hai nhân vật trung tâm được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học hay bài
viết nào trực tiếp đi sâu nghiên cứu so sánh hai nhân vật, mà mới chỉ có
những liên hệ so sánh giữa hai nhân vật trong các vấn đề khác.

9


Đào Duy Anh trong bài viết Văn tả người tả cảnh trong Đoạn trường
tân thanh đã khẳng định tài năng của Nguyễn Du trong việc xây dựng nhân
vật Thúy Kiều so với các nhân vật trong một số truyện Nôm khác cùng thời,
trong đó có nhân vật Dao Tiên của tác phẩm Hoa Tiên: “Trong các tác phẩm
khác đồng thời thì các nhân vật như Hạnh Nguyên (Nhị độ mai), Dao Tiên
(Hoa tiên), Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên) đều là hoàn toàn hình thức, mà ở Kim
Vân Kiều thì thiên tài của Nguyễn Du dã khiến cho các nhân vật vượt cao đến
chất điển hình”[41, 1271].
Hoài Thanh trong Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du đã thấy được điểm chung giữa Thúy Kiều và Dao Tiên đó là nỗi
đau khổ và cuối cùng cũng được đền bồi xứng đáng: “Trong đời Kiều cũng
không phải chỉ có cảnh đày đọa đó, còn bao nhiêu điều khổ nhục khác nữa.

Con người ấy đã bị giày vò đến tột bực. Đó là hiện thân của sự đau khổ vô
biên của không biết bao nhiêu con người trong xã hội phong kiến xưa. Trong
những câu truyện khác như Lục Vân Tiên, như Hoa Tiên, cũng có những con
người không đáng bị đày đọa mà bị đày đọa. Nhưng rốt cuộc bao giờ cũng có
sự đền bồi lại và đền bồi một cách xứng đáng”[66,457].
Trần Nho Thìn trong Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh văn hóa xã
hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã nhận định nhân vật phụ nữ
trong văn học có một quá trình vận động, và ông cũng khẳng định cảm hứng
hồng nhan bạc mệnh và tài mệnh tương đố trong Hoa Tiên và một số tác
phẩm khác quy tụ và thể hiện đậm nét trong Truyện Kiều: “ Có thể nói, nhân
vật phụ nữ trong văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII sang thế kỉ XIX đã
qua một quá trình vận động từ những phụ nữ quý tộc thuộc lớp trên của xã
hội như chinh phụ, cung nữ, những người phụ nữ trong các tiểu thuyết tài tử giai nhân như Dao Tiên ( truyện Hoa Tiên), Quỳnh Thư (Sơ kính tân trang),
Trần Kiều Liên (Phan Trần) sang các phụ nữ ả đào. Cảm hứng hồng nhan
bạc mệnh, tài mệnh tương đố lúc đầu lúc đầu thể hiện một cách không thật
10


đậm nét qua người chinh phụ, cung nữ cuối cùng đã chụm vào nhân vật kỹ
nữ, ả đào. Từ Thúy Kiều, một người phụ nữ tài hoa đã bị biến thành một kỹ
nữ - đến các cô ả đào trong hát nói của Dương Khuê ở mãi cuối thế kỉ XIX có
hẳn một mối liên hệ”[41, 606]. Theo Trần Nho Thìn nhân vật phụ nữ từ Dao
Tiên đến Thúy Kiều là quá trình vận động của quan niệm, thể loại và nghệ
thuật xây dựng nhân vật, điều này đồng nghĩa với việc tác giả khẳng định
bước tiến của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều so với Nguyễn
Huy Tự xây dựng nhân vật Dao Tiên.
Hầu hết các tác giả khi bàn đến hai tác phẩm đều có ý cho rằng từ nhân
vật Dao Tiên đến nhân vật Thúy Kiều là một sự vận động trong việc xây dựng
hình tượng người phụ nữ của văn học Việt Nam. Tuy nhiên chưa có công
trình đi sâu nghiên cứu, so sánh hai nhân vật một cách riêng biệt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là hai tác phẩm:
Truyện Kiều, Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính, chú giải – NXB
Văn học, Hà Nội, 2006
Truyện Hoa Tiên, Đào Duy Anh khảo đính, chú thích, giới thiệu –
NXB Văn học, Hà Nội, 1978
Trong điều kiện cho phép, chúng tôi có thể mở rộng so sánh với một số
tác phẩm truyện Nôm cùng đề tài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hai nhân vật Dao Tiên và Thúy Kiều
trong hai tác phẩm Hoa Tiên và Truyện Kiều, tìm ra sự giống và khác nhau
trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở đó, luận văn làm
rõ hơn sự gặp gỡ, kế thừa và đóng góp riêng của từng tác giả đối với quá trình
vận động và phát triển của thể loại truyện Nôm nói riêng và văn học Việt
Nam nói chung.
11


4. Mục đích nghiên cứu, đóng góp của đề tài
4.1. Mục đích nghiên cứu
So sánh hai nhân vật Dao Tiên và Thúy Kiều trên các phương diện: đặc
điểm tính cách, số phận và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Bước đầu tìm hiểu sự gặp gỡ, kế thừa và đóng góp riêng của Nguyễn
Huy Tự và Nguyễn Du đối với quá trình vận động và phát triển của thể loại
truyện Nôm nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung.
4.2. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi
trước luận văn có những đóng góp cơ bản sau:
- Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật Dao Tiên

và Thúy Kiều ở một số phương diện cơ bản của hình tượng văn học.
- Lí giải, khái quát về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác
giả Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Du khi xây dựng hai nhân vật.
- Góp phần làm rõ quá trình vận động từ quan niệm, thể loại đến nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: chúng tôi áp dụng phương pháp này để khảo sát và
thống kê ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật, thành ngữ trong ngôn
ngữ đối thoại….
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: áp dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp để đưa ra cái nhìn khái quát trong việc so sánh hai nhân vật Dao tiên
và Thúy Kiều.
- Phương pháp so sánh: vận dụng phương pháp này chúng tôi tìm ra những
nét tương đồng cũng như những điểm khác biệt giữa hai nhân vật Dao Tiên và
Thúy Kiều trong hai tác phẩm truyện Nôm tài tử giai nhân.

12


Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp hệ thống, phương pháp liên ngành….Các phương pháp này được chúng
tôi sử dụng kết hợp đan xen trong quá trình nghiên cứu.

13


6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, nội dung của luận
văn bao gồm ba chương:
Chương I: Mối quan hệ giữa Hoa Tiên và Truyện Kiều

Chương II: Nhân vật Dao Tiên và Thúy Kiều – những điểm tương đồng
Chương III: Nhân vật Dao Tiên và Thúy Kiều – những nét khác biệt

14


NỘI DUNG
Chương 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA HOA TIÊN VÀ TRUYỆN KIỀU
1.1. Vài nét chung về truyện Nôm “tài tử giai nhân”
1.1.1. Tìm hiểu khái niệm
Truyện Nôm là thể loại tiêu biểu trong văn học thời kì trung đại nói
riêng và văn học Việt Nam nói chung. Có rất nhiều định nghĩa về thể loại
truyện Nôm đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Trong sách Vũ Trung tùy bút,
Phạm Đình Hổ gọi truyện Nôm là tiểu thuyết quốc ngữ. Dương Quảng Hàm
trong Việt Nam văn học sử yếu định nghĩa “truyện Nôm là tiểu thuyết viết
bằng văn vần” [13,137]. Trong công trình Truyện Kiều và thể loại truyện
Nôm, Đặng Thanh Lê khẳng định truyện Nôm là thể loại tiểu thuyết cổ điển
của Việt Nam. Trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện
Kiều, Phan Ngọc chứng minh Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý.
Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn học Việt Nam trung đại cũng đưa ra định
nghĩa về truyện Nôm: “Truyện Nôm là loại hình tự sự bằng thơ dùng văn tự
Nôm, có tác phẩm được viết bằng thể thơ Đường luật được gọi là truyện Nôm
Đường luật. Nhưng phổ biến tác phẩm được viết bằng thơ lục bát được gọi là
truyện Nôm…Truyện Nôm là loại hình tác phẩm tự sự, phản ánh cuộc sống
xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tính
cách nhân vật bằng một cốt truyện với hệ thống biến cố sự kiện” [48,112].
Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều định nghĩa về truyện Nôm “là loại
truyện vừa trung đại, có xu hướng tiểu thuyết hóa…, một tiểu thuyết bằng
thơ” [61,104]…Từ những định nghĩa trên, Nguyễn Thị Nhàn đã khái quát

những đặc điểm nổi bật của thể loại truyện Nôm “là có cốt truyện, là tính tự
sự và tính có vần”[51, 28].
Các nhà nghiên cứu đã nêu lên nhiều tiêu chí phân loại truyện Nôm.
Trong cuốn Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, Nguyễn Thị
Nhàn phân loại truyện Nôm thành các nhóm dựa theo tiêu chí đề tài cảm
15


hứng. Theo đó, truyện Nôm được chia thành năm nhóm: loại truyện có tính
chất lễ nghi tôn giáo, loại truyện tài tử giai nhân, loại truyện thế sự, loại
truyện lịch sử, loại truyện luân lí đạo đức.
Chủ đề của truyện Nôm tài tử giai nhân lấy số phận người phụ nữ làm
cảm hứng chính. Qua đó, các tác giả cảm thông với khát vọng yêu đương tự
do, quyền được hưởng hạnh phúc, nhu cầu giải phóng tình cảm, giải phóng cá
nhân. Đồng thời truyện Nôm tài tử giai nhân cũng có giá trị khuyên răn con
người phải sống có đạo lí, có nghĩa có tình …
Như vậy truyện Nôm tài tử giai nhân là một tiểu loại của thể loại truyện
Nôm được phân loại dựa trên tiêu chí đề tài, cảm hứng. Đề tài của truyện
Nôm tài tử giai nhân là tình yêu nam nữ giữa tài tử và giai nhân.
1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển
1.1.2.1. Cơ sở lịch sử xã hội
Từ thế kỉ XVI – XVIII chế độ phong kiến ở nước ta bước vào giai đoạn
khủng hoảng, những cuộc chiến liên tiếp xảy ra. “Mạc đoạt quyền Lê, Lê –
Mạc phân tranh, Nguyễn cát cứ Thuận Hóa, Trịnh đoạt quyền Lê, Nguyễn –
Trịnh phân tranh”[41,478]. Thêm vào đó là những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ
của nông dân trong hai thế kỉ XVII và XVIII, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn. Tình hình chính trị nhiều biến động khiến cho các tệ nạn xã hội nảy sinh
ở khắp nơi, đồng tiền trở thành thế lực chi phối không nhỏ đến đời sống xã
hội. Nền tảng đạo đức cũ bị phá vỡ, quan lại suy đồi. Tình trạng mua quan
bán tước ngày càng trở nên phổ biến…

Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn được thành lập và ra sức củng cố quyền
thống trị, phục hồi kinh tế, chấn chỉnh văn hóa. Tuy nhiên mâu thuẫn xã hội dưới
thời Nguyễn ngày càng gay gắt dẫn đến sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông
dân khiến cho tình hình xã hội ngày càng bất ổn. Thêm vào đó, hạn hán, mất
mùa, nạn đói làm cho cuộc sống của nhân dân càng thêm khổ cực. Trong hoàn
cảnh lịch sử xã hội đầy biến động ấy, thực tế của cuộc sống ngày càng thâm
nhập sâu vào nội dung văn học, các nhà văn tái hiện trong tác phẩm của mình
“những điều trông thấy”, và “nội dung mới đòi hỏi nghệ thuật mới”[20, 41].
16


Giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII, kinh tế nước ta có nhiều biến đổi. Từ
khoảng thế kỉ XVI, giao lưu buôn bán được mở rộng. Đặc biệt, các thuyền
buôn phương Tây kéo theo vào Việt Nam những luồng tư tưởng mới, đồng
thời kinh tế thương mại phát triển một cách nhanh chóng. Hệ quả của sự phát
triển kinh tế thương mại đó là văn hóa đô thị phát triển kéo theo sự ra đời
ngày càng đông đúc của tầng lớp thị dân. Đời sống vật chất thay đổi dẫn đến
mối quan hệ giữa con người với con người cũng thay đổi theo. Tiếp xúc với
văn hóa phương Tây khiến cho vấn đề về yếu tố cá nhân, quyền dân chủ của
con người ngày càng phát triển.
1.1.2.2. Cơ sở văn hóa, tư tưởng
Lịch sử, xã hội có nhiều biến động dẫn đến văn hóa, tư tưởng cũng biến
đổi theo. Về khuynh hướng tư tưởng, có sự phân hóa tư tưởng trong tầng lớp
phong kiến và các nhà văn. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng
hoảng còn văn học vẫn giữ được mạch phát triển của nó. Các hệ tư tưởng
cũng thay đổi theo mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII,
Phật giáo giữ vai trò là quốc giáo. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, Nho giáo giữ
địa vị độc tôn, tuy nhiên Phật giáo và Đạo giáo vẫn tồn tại trong đời sống tâm
linh dân tộc. Điều đó đồng nghĩa với ba tôn giáo cùng hòa hợp trong đời sống,
người ta thường gọi là Tam giáo đồng nguyên. Từ thế kỉ XVI – XVIII, hoàn

cảnh lịch sử cho thấy ý thức hệ tư tưởng chính thống đã suy yếu dần dẫn đến
nhân dân vùng dậy. Trào lưu tư tưởng dân chủ trong xã hội ngày càng lớn
mạnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng nhân đạo, từ đó tạo ra môi
trường phi chính thống. Trong hoàn cảnh ấy, tầng lớp nhà nho tài tử ra đời.
Họ viết về những vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo chính thống, những
điều mắt thấy tai nghe.
Cùng với những biến đổi về khuynh hướng tư tưởng là những biến đổi
về văn hóa. Tiền đề văn hóa đầu tiên góp phần hình thành nên truyện Nôm đó
chính là nền văn hóa dân tộc. Theo Nguyễn Thị Nhàn trong cuốn Thi pháp
17


cốt truyện, truyện thơ Nôm và Truyện Kiều nhận định: “Đời sống tinh thần
dân tộc trong những thế kỉ XVII – nửa đầu XIX có những biến chuyển. Con
người có xu hướng tìm về văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian giữ vai trò
dân chủ hóa văn hóa bác học”[51,35]. Thời trung đại, những khát vọng trần
thế của con người thường bị hạn chế, cấm kị bởi lễ giáo. Vì vậy tìm về với
môi trường sinh hoạt văn hóa dân gian giúp con người có thể trở về với cuộc
sống tự nhiên và dân chủ hơn. Bởi lẽ “dân gian dùng tiếng cười để giải
thiêng, phàm tục hóa và suồng sã hóa những chuẩn mực chính thống. Quy
luật này diễn ra dường như có tính phổ quát trên thế giới”[51,36]. Không khí
dân chủ trong những sinh hoạt văn hóa dân gian đã khích lệ yếu tố cá nhân
lên tiếng, khẳng định quyền được hưởng những niềm vui trần thế mà bấy lâu
nay vẫn bị lễ giáo phong kiến ngăn cấm.
Sự giao lưu văn hóa bên ngoài cũng là một tiền đề thúc đẩy sự ra đời
của thể loại truyện Nôm. Nước ta có sự giao lưu văn hóa với Trung Hoa, Ấn
Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á từ rất sớm qua những con đường
khác nhau, đặc biệt là với văn hóa Trung Hoa. Nền văn học Trung Hoa đã trở
thành “trung tâm kiến tạo văn hóa vùng” và trở thành nguồn tư liệu dồi dào
cho các nền văn học ra đời muộn hơn. Từ thế kỉ XVII đến XX, tiểu thuyết cổ

điển Trung Hoa có sức lan tỏa rộng rãi đến đời sống văn học các nước châu
Á, trong đó có Việt Nam.
1.1.2.3. Cơ sở văn học
Văn học cũng chuẩn bị những cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho truyện
Nôm ra đời, bao gồm yếu tố văn tự Nôm và thể thơ lục bát. Về yếu tố văn tự,
văn học trung đại được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán được
sử dụng trong sáng tác từ rất sớm, còn sáng tác bằng chữ Nôm xuất hiện phổ
biến hơn từ sau sự kiện Hàn Thuyên dùng chữ Nôm viết bài văn đuổi cá sấu ở
thế kỉ XIII. Sau đó các vị Tổ phái Trúc Lâm cũng dùng chữ Nôm trong các
sáng tác của mình: Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
18


của Trần Nhân Tông, Vịnh Hoa Yên tự của Huyền Quang... Đến thế kỉ XV
– XVII chữ Nôm đã khẳng định vị trí và thành tựu của mình trên văn đàn
bằng những tác phẩm lớn như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng
Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc
ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm…Ở một số thời kỳ, chữ Nôm còn được sử
dụng trong thi cử.
Về thể thơ, thể lục bát là thể thơ chính của truyện Nôm. Cho đến nay
vẫn chưa thể khẳng định thơ lục bát chính thức ra đời từ thời điểm nào. Các
nhà nghiên cứu cho rằng, thơ lục bát xuất hiện trong văn học viết vào khoảng
thế kỉ XVI – XVII và gắn liền với sự ra đời của thể song thất lục bát.
Người ta tìm thấy sự xuất hiện của kiểu thơ lục bát trong Nghĩ hộ tám giáp
giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao, Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ
Khải, Tư Dung vãn, Ngọa Long cương vãn của Đào Duy Từ. Đặc biệt,
Thiên Nam ngữ lục với 8163 dòng lục bát, Thiên Nam minh giám với hơn
900 dòng thơ song thất lục bát…
Sự kết hợp hoàn chỉnh giữa văn học chữ Nôm với thể thơ lục bát có thể
diễn đạt từ những vấn đề trọng đại của dân tộc đến phản ánh đời sống tinh

thần và tình cảm riêng tư của cá nhân con người. Như vậy, những tiền đề lịch
sử – xã hội, văn hóa – tư tưởng cũng như các cơ sơ văn học đã chuẩn bị đầy
đủ điều kiện cho loại hình truyện Nôm ra đời.
1.1.3. Đặc điểm cơ bản của truyện Nôm tài tử giai nhân
1.1.3.1. Đặc điểm nội dung
Chủ đề của truyện Nôm tài tử giai nhân xoay quanh cảm hứng ngợi ca
tình yêu tự do. Đề tài là tình yêu nam nữ giữa tài tử và giai nhân. Truyện Nôm
tài tử giai nhân hay còn gọi là loại truyện lãng mạn, bởi đó là tình cảm lãng
mạn của cá nhân con người qua câu chuyện tình ái. Đề tài truyện Nôm tài tử
giai nhân xoay quanh câu chuyện tình yêu nam nữ trong xã hội trung đại đã
vượt ra ngoài những ràng buộc của lễ giáo, quan niệm của đạo đức xã hội.
19


Truyện Nôm tài tử giai nhân xuất hiện khi tư tưởng chính thống của xã hội
phong kiến bước vào giai đoạn sụp đổ, tư tưởng dân chủ ngày càng phát triển
mạnh mẽ khiến cho con người cá nhân ngày càng được đề cao. Thông qua số
phận nhân vật trong tác phẩm của mình, các tác giả muốn ngợi ca tình yêu tự
do và đòi lại quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho con người, đặc
biệt là người phụ nữ.
Những truyện Nôm tài tử giai nhân thường có chung cốt truyện, đó là
câu chuyện tình yêu giữa một đôi nam nữ thanh niên, trai tài gái sắc. Trong
cuốn Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử đã đưa ra mô hình hóa cốt truyện
của loại truyện tài tử giai nhân. Trước tiên là miêu tả về chàng trai và cuộc
gặp gỡ của đôi tài tử giai nhân: “Một công tử tuổi trẻ tài cao, bảy bước nên
thơ, chọn bạn tình khắt khe nên hai mươi tuổi mà chưa có vợ. Một hôm đi
chơi bỗng gặp một cô nương sau khóm hoa ở một vườn nọ, đẹp như người
trời. Bắt chuyện với nàng, nàng bẽn lẽn không dám ngẩng mặt, chỉ lặng lẽ
đắm đuối nhìn theo. Làm thơ gửi tặng nàng thì nàng không từ chối, hai người
bèn cùng nhau đính ước trăm năm”[61,40]. Chàng trai phong lưu tuấn tú, tuổi

trẻ tài cao, cô gái cũng là bậc giai nhân, vừa có nhan sắc hơn người lại vừa có
tài, “Nàng là con gái nhà quan, tuổi vừa đôi tám, xinh đẹp thông minh, giỏi
làm thi từ, chỉ mong gặp người tài tử. Nay thấy chàng phong lưu tuấn dật, tự
mừng như gặp được vàng”[61,40].
Sau buổi đầu gặp gỡ, họ cùng nhau thề nguyền đính ước, hẹn thề trăm
năm gắn bó, nhưng luôn có những biến cố xảy ra, thử thách đôi tình nhân
trong cảnh chia ly, đau khổ: “ Bỗng một gian thần nghe tiếng người đẹp, trăm
phương nghìn kế ép gả cho con trai mình, bày dặt nhiều cách hãm hại. Đôi
tình nhân đau khổ chia ly, lưu lạc”[61,40]. Trần Đình Sử cũng đưa ra mô hình
khái quát về cái kết có hậu cho mối tình tài tử giai nhân. Họ phải chịu nhiều
thử thách, sóng gió nhưng cuối cùng cũng được đoàn tụ và sống cuộc sống
hạnh phúc viên mãn “Sau nhờ chàng công tử đỗ trạng nguyên, gian thần bị
20


trị, được vua ra thánh chỉ cho phép kết hôn cùng ý trung nhân. Chàng có ba
con, huệ lan sực nức, vợ chồng cùng thọ đến tuổi 90, không bệnh mà chết.
Thật là một mối tình duyên lý tưởng!”[61,41]
Truyện Nôm tài tử giai nhân được xây dựng theo khuynh hướng ca
ngợi tình yêu tự do của đôi trai tài gái sắc với cảm hứng lãng mạn. Ở những
tác phẩm lớn như Truyện Kiều, khuynh hướng hiện thực cũng được sử dụng
để làm nổi bật số phận con người trong xã hội cũ.
1.1.3.2. Đặc điểm nghệ thuật
Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện Nôm tài tử giai nhân đó là kết
cấu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Cả hai yếu tố đó đều nhằm đi
sâu vào tìm hiểu thế giới bên trong của con người, tâm lí nhân vật. Truyện
Nôm tài tử giai nhân có kết cấu đơn tuyến và theo trình tự trước sau rõ ràng.
Ở Việt Nam chúng ta thường khái quát công thức truyện Nôm là: gặp gỡ - tai
biến - đoàn tụ. Đây cũng là kết cấu thường thấy trong tiểu thuyết tài tử giai
nhân ở các nước khác. Mạch truyện được trình bày theo một trục thẳng của

thời gian diễn tiến từ đầu đến cuối theo thứ trước sau phân minh.
Trong lần gặp gỡ đầu tiên, đôi tài tử giai nhân thường gặp nhau trong
một khung cảnh trữ tình, thiên nhiên tươi đẹp. Cũng có khi đôi tài tử giai nhân
gặp nhau nơi khung cảnh vắng vẻ, chỉ có hai người, nhưng phổ biến nhất là
gặp nhau khi có sự hiện diện của những người khác. Gặp gỡ nhau lần đầu, họ
lập tức có tình cảm với nhau. Sau đó họ trao cho nhau những kỷ vật ước hẹn,
làm lễ thề nguyền gắn bó. Đó là cảnh thề thốt dưới ánh trăng của Kim Trọng
và Thúy Kiều, là cảnh hẹn ước dưới trăng của Phương Châu và Dao Tiên. Cốt
truyện sau đó được tiếp tục phát triển theo hướng tai biến bất ngờ ập đến, chia
rẽ đôi trai tài gái sắc. Trải qua nhiều sóng gió, những thăng trầm, cuối cùng
đôi lứa cũng vượt qua những khó khăn và được đoàn viên bên nhau. Người
con trai thành đạt trên con đường công danh, thường là thi đậu, làm quan to,
được cử đi đánh giặc, thắng trận hiển vinh trở về. Người con gái vẫn thủy
21


×