Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn cho thiếu nhi thời đổi mới _3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.17 KB, 5 trang )


Nhân vật trẻ em trong
truyện ngắn cho thiếu nhi
thời đổi mới





Với đặc trưng và ưu thế của mình, truyện ngắn đã trở thành thể loại chủ lực của
văn học cho thiếu nhi hơn hai mươi năm qua. Là một thành tố có tính lịch sử - xã hội,
mảng sáng tác này mang đậm dấu ấn của bước ngoặt chuyển mình với nỗ lực tái hiện
diện mạo đời sống của trẻ thơ thời đại mới. Dĩ nhiên, nhân vật - linh hồn của tác phẩm -
cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Lấy nhân vật trẻ em như một tiêu điểm để nhận
diện những cách tân của văn học thiếu nhi là con đường thuận chiều của người nghiên
cứu. Xét ở góc độ lí luận, nhân vật là xương sống trong kết cấu tự sự. Xét ở thực tiễn
sáng tạo văn học thiếu nhi sau 1986, nhân vật cũng là nơi các nhà văn thể hiện tập trung
nhất quan điểm nghệ thuật mới mẻ về con người, cuộc đời lẫn văn học. Trong khuôn
khổ bài viết, chúng tôi chỉ chú trọng xem xét sự chuyển biến về mặt thi pháp xây dựng
một số kiểu dạng nhân vật trẻ em – trung tâm của sáng tác cho thiếu nhi mọi thời đại.
1. Nhân vật với những mảnh vỡ tính cách
Văn học thiếu nhi sau 1986 không tiếp cận hiện thực dưới ánh sáng của tư duy sử
thi huyền thoại. Sự điều phối văn chương theo quy luật đời thường đã làm rạn nứt những
dạng thức nhân vật quen thuộc của văn học cách mạng. Giờ đây, nhân vật văn học
không giản đơn là những chỉnh thể nhất phiến, thuần nhất về tính cách. Nhiều con người
trong một con người, sự kết hợp giữa “rắn rết lẫn rồng phượng” trong một nhân cách là
hướng sáng tạo của văn học đương đại trong nỗ lực đưa đời vào văn. Nói cách khác, tính
không thuần khiết của văn học thiếu nhi hôm nay đã tạo nên dạng thức nhân vật đa diện
– nhân vật với sự dán ghép những mảnh vỡ tính cách.
Tí bụi trong tác phẩm cùng tên của Quế Hương là một nhân vật như thế. Tí bụi - “sư
tổ ăn cắp vặt”. Tí bụi - “sinh vật khốn cùng”. Ấn tượng về một thằng bé loắt choắt, bẩn


thỉu, ranh ma theo người đọc một chặng đường khá dài, nhưng chỉ đến khi chạm phải túp
lều rách nát, “mùa hè mát nhưng mùa đông lạnh lùng” để tận mắt nhìn thấy Tí bụi chăm sóc
bà mẹ điên và bầy chó mất mẹ mới ngỡ ngàng nhận ra, sau lớp bụi đời cáu bẩn ấy, tâm hồn
Tí bụi vẫn lóng lánh những sắc màu qúy. Cái hôm trời bất ngờ trở lạnh làm cho túp lều rách
nát cuồng loạn trong vũ khúc gió đã mở ra một bí mật cho đời: “Lù lù trong túp lều trống
hoác là ổ chó chưa mở mắt. Chúng đang đói lạnh vì thiếu mẹ. Tôi cầm đĩa sữa đến đó và
thấy lũ chó châu đầu rúc vào một đống đen đen. Nhìn kĩ thì là Tí bụi. Nó trùm bao tời,
khoanh người ủ ấm cho lũ chó con!”.
Kiểu nhân vật như thế quả là xa lạ đối với văn học thiếu nhi trước 1986, đặc biệt
là đối với văn học cách mạng. Không cần trang điểm cầu kì, nhân vật đã từ cuộc sống
bước thẳng vào trang viết với những khiếm khuyết rất đời. Đứa trẻ và người đàn ông
mặt ốm (Phong Điệp) đã gắn kết những mảnh vỡ đối lập làm nên một nhân vật trẻ thơ
đáng nhớ. Thằng bé vô danh - một thằng ranh con tinh quái, nhỏ thó, hôi hám như một
con chuột đồng đã điêu toa, đặt điều cho người đàn ông khốn khổ - người mà ít nhiều nó
phải ghi ơn. Nhưng khi tác giả lia ống kính sang một góc quay khác thì chân ảnh của
nhân vật mới hiện ra: Nó - một thằng bé lang thang, kiếm sống bằng nghề bán bánh mì,
một đứa trẻ tình nghĩa đến không ngờ, yêu thương cả người đã chết. Chính nó chứ
không ai khác đã không thể làm ngơ trước một ước vọng rất giản đơn của người bạn xấu
số, tìm mọi cách đưa bạn vào bệnh viện và viếng thăm bạn ngay khi bạn vào nhà xác để
thành người cõi khác.
Những mảnh vỡ tính cách từ sự va chạm với những trạng thái tinh thần thời đại cứ
thế đi vào Cha và con và tàu bay(Nguyễn Ngọc Thuần), Ngày xưa (Trần Thiên
Hương), Người làm chứng (Ngô Thị Thúy Ngọc), Người làm thuê (Vũ Thị Hồng
Điệp), Đâu phải thứ gì cũng mua được (Đoàn Thạch Biền), Nhà thiện xạ lớp 6B (Nguyễn
Trí Công), Mẹ của mình(Ngô Văn Phú), Trẻ may (Quách Liêu), Tiếng chim (Vũ Trọng
Thanh), Con sói mẹ (Nguyễn Quỳnh), Mũi tên độc (Đào Hữu Phương), Điều thằng Lượng
không nói thật (Nguyễn Văn Đệ), Kịch câm, Chị em họ (Phan Thị Vàng Anh), Kẻ thù,
Thằng tò he Xuân La, Chiếc vé vào cổng thiên đường xanh (Quế Hương), Bức tranh của
em gái tôi (Tạ Duy Anh) Hiện tượng dán ghép tính cách ấy không loại trừ người lớn.
Ngày xưa làm nên sự phân cực thế giới. Có thế giới ân tình, giản dị, trong sáng của người

thầy – người lính năm xưa và cô học trò nhỏ, những người được bao bọc trong triết lí:
“Cuộc sống vất vả đôi khi làm ta quên đi ơn nghĩa nhưng hoá ra nó vẫn còn đó, sâu xa
lắm”. Ở phía đối lập là một thế giới khác, lẩn khuất, nhưng đủ sức làm nên tình điệu buồn
của cuộc sống được kiến tạo từ hình tượng người mẹ - người đàn bà xinh đẹp, mặn mà,
sang trọng với cái tuổi 40 không ngờ lại sở hữu gương mặt nguội ngắt, lạnh lùng, vô cảm.
Nỗi xúc động sâu xa của Hoài khi nhận ra thầy giáo chủ nhiệm mới của mình là người
yêu của mẹ ngày trước, những linh cảm của em về tâm trạng của mẹ khi biết sự thật ấy là
không gian ấm áp của thiên truyện Dạng thức nhân vật lưỡng diện như thế cũng tồn tại
trong Cha và con và tàu bay. Tôi - người cha, người đàn ông trải đời, thấu đời. Tôi - rất
trẻ con, chính xác hơn là muốn làm trẻ con vì “muốn thử một lần cho biết”, “một lần làm
cái việc ấy trên không trung lạ lùng này, giữa bầu trời đêm”. Cái việc ấy không gì khác
chính là đi tiểu ở phòng vệ sinh trên máy bay. Trong con người ấy, ta dễ dàng nhận ra
cốt cách của người nông dân – những người bỗ bã, chân chất, xem cánh đồng là ngôi nhà
của mình, xem “lịch sự là thứ buồn cười”. Nhưng đã có lúc trên chuyến bay đầu đời,
người đàn ông đó đã có biểu hiện “khước từ” gốc gác. Sự vênh lệch đột ngột ấy được
nhận diện từ điểm nhìn của đứa con trai: “Sao lúc nãy bố bảo đi tiểu? Bình thường bố bảo
đi đái cơ mà!”. Câu hỏi ấy đã đặt nhân vật vào quá trình tự vấn, tự đối thoại với chính
mình: “Phải rồi, tại sao tôi phải nói trại cái từ mà tôi vẫn từng nói. Nó là tiếng nói của nơi
tôi ở, nó tồn tại trước cả khi tôi được sinh ra Vậy thì tôi xấu hổ vì điều gì”. Sự hiện diện
của những dòng văn như thế thể hiện rõ sự đổi mới thi pháp của truyện ngắn thiếu nhi
đương đại. Con người bên trong con người đã xuất hiện như một dấu hiệu quan trọng làm
nên tính hướng nội cho thể loại. Khả năng chiếm lĩnh con người ở chiều sâu theo đó được
nới rộng đáng kể.
2. Nhân vật với những xúc cảm mới mẻ
Sự vận động của lịch sử từ chiến tranh đến thời bình, từ cơ chế bao cấp đến cơ chế
thị trường đã tạo ra bối cảnh phức tạp cho sự vận động của văn học. Nói như Nguyên
Ngọc thì “hoá ra đời sống trong hoà bình phức tạp hơn chiến tranh rất nhiều”. Cùng với
sự công khai đường lối văn hoá dân chủ của Đảng là hành trình văn học khơi mở những
vấn đề về con người, đặt con người vào những thức nhận mới của thời đại. Như lẽ tất
yếu, xúc cảm của con người trước vận mệnh dân tộc, những biến cố lớn của lịch sử sẽ

nhạt dần đi, thay vào đó là hành trình quay trở về với cái tôi cá nhân, về với vòng đời đa
đoan, tục lụy. Các nhà văn đã thăm dò đến những cái vặt vãnh nhất, nhỏ nhặt nhất, đi
vào tận tâm linh, tiềm thức con người. Cuối hành trình ấy, họ đã gặp gỡ với những nhân
vật trong những dạng thái xúc cảm phong phú. Cảm xúc ấy là nét tâm lí vĩnh cửu,
thường nhật của muôn thế hệ nhưng lại là trạng thái tinh thần mới mẻ của văn học thiếu
nhi Việt Nam nếu quan sát từ điểm nhìn lịch đại. Đó là tiền đề cho sự xuất hiện của một
dạng thức nhân vật mới trong văn học thiếu nhi - nhân vật cô đơn.
Có thể gọi Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn của cảm thức cô đơn, lạc loài nếu xét
riêng ở địa hạt văn chương dành cho người lớn. Rất nhiều lần, ông để cho nhân vật của
mình cô đơn, trần trụi giữa cuộc đời, mặc cho những đứa con tinh thần của ông phải thốt
lên: “Sao tôi cứ như lạc loài”. Những hành động như thế của người lớn dẫu sao cũng dễ
cắt nghĩa. Phần vì do khoảng cách giữa hai thế hệ quá lớn nên những con người cũ khó
nhập cuộc. Phần vì những vết rạn của đời sống tinh thần mà cuộc sống hiện đại đưa
đến Nhưng mặc cảm cô đơn không chừa trẻ thơ. Truyện ngắn Tâm hồn mẹ xuất hiện
một nhân vật đặc biệt - đứa trẻ cô đơn. Đăng cô đơn từ lúc hai tuổi - một sự cô đơn gần
như tiền định vì những “chấn thương tinh thần lớn”: mẹ chết đột ngột, bố đi lấy vợ khác.
Hoàn cảnh sống tạo cho Đăng sự nhạy cảm quá mức. Đăng không thiết lập được sợi dây
liên lạc với những người thân. “Đến bảy tuổi, Đăng chỉ quanh quẩn trong nhà, Nó ở với
toàn người lớn. Người lớn không hiểu nó”. Từ đây, nhân vật xuất hiện trạng thái tâm lí
mới: hay tủi thân.

×