Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

THẾ GIỚI NHÂN vật TRONG TRUYỆN NGẮN o HENRY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.73 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 O.Henry được coi là một trong những bậc thầy của thế giới về truyện ngắn. Tên
của ông được lấy làm tên gọi giải thưởng văn học lớn ở Mỹ. Tác phẩm của ông thể hiện
niềm tin vào con người và cuộc sống, niềm lạc quan trước những thăng trầm của những
con người nghèo khổ, bất hạnh.
1.2 Truyện ngắn O.Henry đã được giới nghiên cứu văn học quan tâm từ nhiều
phương diện khác nhau. Các bài viết, công trình nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn
O.Henry đều tập trung phân tích kết thúc truyện độc đáo bất ngờ, những tình huống ngẫu
nhiên pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm xót xa khi viết về
những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy xã hội giàu có xa hoa.
1.3 Chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn O.Henry” chúng tôi quan tâm
và mong muốn tìm hiểu hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của O.Henry để qua đó thấy
được sự đa dạng về hình thức và cách thức miêu tả - trần thuật, muốn góp thêm một tiếng
nói tìm hiểu truyện ngắn O.Henry cũng như từ đó có thêm cái nhìn về thể loại truyện ngắn
hiện đại được coi là mẫu mực.
1.4 O.Henry là tác giả tiêu biểu được đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn
trong nhà trường. Qua nhiều lần cải cách sách giáo khoa, tác giả và tác phẩm của O. Henry
vẫn được dành vị trí quan trọng. Trong thực tiễn giảng dạy, nhiều giáo viên e ngại dạy tác
phẩm văn học nước ngoài. Thực hiện đề tài này, tôi muốn đóng góp thêm một cách “đọc,
hiểu” mới tác phẩm của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1 Nghiên cứu về tác giả
Trong cuốn Kể chuyện tác gia văn học nước ngoài, tác giả Nguyên An đã khẳng
định: “Đương thời không có một nhà văn Mỹ nào viết và in được nhiều truyện ngắn như
O.Henry (1,50)
Trong cuốn Văn học Mỹ, tác giả Lê Huy Bắc lí giải về tư tưởng và bút pháp
O.Henry: “Uy chuyển những bất hạnh của đời mình lên trang sách nhưng không hề có
chút bi lụy” (3,222). Tác giả cũng phát hiện mâu thuẫn trong tư tưởng của O.Henry:
“Những cảm xúc trái ngược trong cuộc đời O.Henry đã tạo cho ông một lối sống đầy mâu
thuẫn”. “Người luôn muốn được êm ái hòa nhập vào thế giới thực tại, lãng quên đi mọi


quá khứ đau buồn của mình nhưng nào có được. Sự phân thân của nhà văn ở đây ít được
tập trung vào nhân vật trung tâm, nhân vật lí tưởng mà trải đều ra, tiềm ẩn trong mọi hình
tượng, chi tiết của câu chuyện” (3,229). Tác giả cũng đã có những trình bày công phu
toàn diện về nhà văn này: “Ở những trang viết thành công, O.Henry bộc lộ một chất thơ,
chất trữ tình say đắm trong cái nhìn hóm hỉnh của mình về cuộc đời” (3,231)
Tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn O.Henry – Chiếc lá cuối cùng, Nxb văn học và
Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây đã viết: “O.Henry là nhà văn rất sành cốt truyện.
Cốt truyện của ông biến hóa linh hoạt vô cùng”. Truyện của ông hấp dẫn mà nguyên do là
nhờ nghệ thuật sáng tạo tình huống, cốt truyện tài tình, kết hợp lối tự sự vừa tình cảm nhẹ
nhàng vừa hài hước giễu cợt châm biếm chua cay và đặc biệt là những cái kết bất ngờ”
(4,11). Tác giả đã nhận định: “Đọc truyện của O.Henry ta khó lường trước được kết cục.
Bởi mâu thuẫn lôi cuốn người đọc đôi lúc chỉ là mâu thuẫn vờ. O.Henry tỏ ra rất thiện
nghệ trong nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt tình huống truyện phát triển. Bút pháp tự sự
của ông giấu kĩ và bầy nhanh. Rất nhiều truyện của ông đến đoạn cuối độc giả mới nhận
được điều tác giả muốn nói”. (4,99)
1


Lê Huy Bắc trong Hợp tuyển văn học Mỹ tập 1, nhận định ở phần giới thiệu:
“O.Henry là một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới. Ông nổi tiếng ở kiểu kết đúp,
bất ngờ và đột biến hai lần. (5,677)
Lê Đình Cúc trong cuốn Văn học Mỹ mấy vấn đề và tác giả đã khẳng định: O.Henry
“có một vị trí đặc biệt trong văn học Mỹ bởi tính cổ điển nhưng lại rất Mỹ trong truyện
ngắn” (299). Ông đi vào tìm hiểu kĩ thuật viết truyện ngắn của O.Henry và kết luận:
O.Henry là một trong số những nhà văn sử dụng bút pháp và có kĩ thuật kể chuyện cổ điển
nhất. Bao giờ cũng đứng ngoài mà kể chuyện, giả vờ không tham gia vào cốt truyện”.
(19,303) O.Henry ít chú ý đến hành văn, câu văn” (19,304)
Còn trong cuốn O.Henry và chiếc lá cuối cùng, 2006, tác giả Lê Huy Bắc cũng viết:
“Khi mở bất kì một tuyển tập truyện ngắn thế giới có giá trị nào thì độc giả cũng đều thấy
có truyện của O.Henry”.

Tiếp tục trong cuốn sách Tác gia văn học Mỹ thế kỉ XVIII-XX, tác giả Lê Đình Cúc
nhận xét: “Và còn gì của O.Henry để lại cho thế hệ mai sau ngoài chất liệu hiện thực cuộc
sống, ngoài một chủ nghĩa nhân đạo bao la, ngoài một tấm lòng nhân hậu đối với thế giới
bình dân chính là ở ngòi bút châm biếm, hài hước của mình”. (18,438)
Nguyễn Đức Đàn trong cuốn Hành trình văn học Mỹ cũng đưa ra những nhận xét
tinh tế về kĩ thuật truyện ngắn của O.Henry: “Ông tìm kiếm không mệt mỏi những cái bất
ngờ và cái kỳ lạ. Cốt truyện không bao giờ diễn biến một cách logic và phần cuối bao giờ
cũng có một sự kiện đột ngột” (23,159)
Nguyễn Hồng Dũng trong bài Truyện ngắn O.Henry đăng trên Tạp chí Sông Hương
số 183 viết: “Ông hiểu rõ tâm lí của những người cùng thời, và đề tài trong truyện của ông
được lấy từ chính đời sống của họ. Ông đưa đến cho họ hai điều: tiếng cười và sự cảm
động. Những truyện ngắn của ông thường hóm hỉnh và cho người Mỹ có dịp để cười về
mình, cười rất độ lượng và ẩn cuối tiếng cười gợi lên sự vị tha, nhân ái”.
Trung tâm thông tin thư viện – Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ
Chí Minh () giới thiệu 50 tác phẩm văn học nên đọc ở mọi thời
đại, trong đó có tập truyện ngắn của tác giả O.Henry.
2.2 Nghiên cứu về tác phẩm
Trong cuốn sách O.Henry – Chiếc lá cuối cùng (2006) của Hội Nhà văn tác giả Lê
Huy Bắc viết: “Văn chương của O.Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo. Giọng
văn hài hước, dí dỏm, đôi khi giấu sau những nụ cười là một sự nghiệt ngã đến không ngờ
của cuộc sống. Rất nhiều tác phẩm của O.Henry có những kết thúc bất ngờ, gây sửng sốt
cho người đọc. Bạn có thể tìm thấy trong văn chương O.Henry những tội phạm, thế giới
của người vô gia cư, cuộc sống phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìm
vàng cho đến cuộc sống giàu sang của thành phố New York…” (6)
Trong báo cáo khoa học Nghệ thuật truyện ngắn O.Henry đăng trên Tạp chí văn học
(2001), tác giả Lê Huy Bắc tiếp tục đề cập đến đặc trưng truyện ngắn O.Henry: “Cho dù
người kể giấu mặt hay trực tiếp xuất hiện thì ta cũng đều phải công nhận rằng O.Henry có
một lối văn trần thuật trong sáng, ưa triết lí và giàu sức hóm hỉnh”. (9,86)
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay nhan đề Quan niệm nghệ
thuật và nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry, tác giả Lê Huy Bắc một lần nữa nhận xét:

“Hầu hết truyện ngắn của O.Henry đều dễ đọc. Người đọc bị lôi cuốn một cách say sưa
vào những tình huống gay cấn, vào những câu văn dung dị, đầy hình ảnh hay lối chơi chữ
dí dỏm góp phần đắc lực trong việc tạo nên tiếng cười”. (12,46)
Tác giả Lê Nguyên Cẩn có những đánh giá xác đáng về kĩ thuật truyện ngắn
O.Henry: “Truyện của ông thường có một cốt truyện, ở đó ông xếp đặt các tình tiết, đan
cài các sự kiện theo kiểu thắt nút dần tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn độc giả. Nghệ thuật kể
2


chuyện của ông thường để lại một ấn tượng duy nhất trên nền một câu chuyện với đột biến
hai lần”. (15,259)
Dịch giả Diệp Minh Tâm trong lời giới thiệu cuốn O.Henry Tuyển tập truyện ngắn
viết: “Điểm đặc sắc trong các truyện ngắn của O.Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có
lúc khắc nghiệt hay oái oăm hay mỉa mai, có lúc khôi hài hay dở khóc dở cười, để rồi kết
thúc bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không sướng thỏa, hoặc bâng khuâng
nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng trong tâm tư người
đọc khá lâu”. (6).
Viết lời giới thiệu tập truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” dịch giả Ngô Vĩnh Viễn
ngợi ca: “O.Henry không có cái thâm trầm sâu xa về mặt tư tưởng, không có tầm rộng lớn
về mặt khái quát, điển hình hoặc tính sắc bén trong phê phán xã hội đương thời như hai
văn hào Nga và Pháp (Sê khốp và Ghi đơ Môpatxăng) nhưng tên tuổi và tác phẩm của ông
vẫn tồn tại mãi trong sự ưa thích và mến chuộng của người đọc khắp nơi trên thế giới, vì
niềm tin của ông vào con người và cuộc sống, vì cái nhìn vui vẻ và yêu đời của ông trước
những thăng trầm của số phận con người”. (55,5)
Phạm Ngọc Hiền trong bài “Thi pháp chi tiết trong Chiếc lá cuối cùng của
O.Henry” in trên tạp chí văn nghệ Bình Dương năm 2010 cũng có nghiên cứu về vấn đề
này: “Cốt truyện tuy đơn giản nhưng chứa đựng nhiều tình huống bất ngờ. Đó là tình
huống đảo ngược.”
2.3 Nghiên cứu về nhân vật
Nhân vật trong tác phẩm của ông đều là những con người của đời thường. Những

câu chuyện của họ cũng giản dị như đời sống thành phố New York quê hương ông hồi đầu
thế kỷ 20. Chính những ngày lang thang kiếm sống với nhiều thứ nghề đã khiến O.Henry
có đủ lưng vốn để tái hiện một xã hội với muôn hình vạn trạng sắc màu.
Nhân vật trong truyện ngắn mới của O.Henry là các bạn tù của ông, còn cốt truyện
được rút ra từ cuộc đời của họ. Nhìn chung, nhân vật trong các truyện ngắn của nhà văn
này rất phong phú, đa dạng, thuộc mọi tầng lớp với mọi nghề nghiệp trong xã hội Mĩ lúc
bấy giờ. Tính cách nhân vật vừa được miêu tả trực tiếp, vừa được bộc lộ qua lời nói, hành
động, diễn biến tâm lý. Những nhân vật được O.Henry khắc họa thành công nhất là những
người thuộc tầng lớp tư sản và những phụ nữ lao động nghèo.
Thế giới nhân vật của O.Henry phong phú và đa dạng với đủ thành phần, lứa tuổi và
mọi hoàn cảnh sống. Tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn Văn học Mỹ tập trung vào hai kiểu
nhân vật tiêu biểu: Những kẻ lừa đảo lương thiện và nhân vật cứu nguy. (2,258) Tác giả
cũng cho rằng: Nhân vật trung tâm của O.Henry hiếm khi là nhân vật phản diện, tiêu cực
như ở Banzac mà thường là kiểu chính diện tích cực có phần lý tưởng hóa theo kiểu
Huygô (3,246)
Ở phần giảng bình “Chiếc lá cuối cùng và nghệ thuật truyện ngắn O.Henry trong
cuốn O.Henry - Chiếc lá cuối cùng, tác giả Lê Huy Bắc đã gọi tên kiểu nhân vật O.Henry
là con người cao thượng. Việc khai thác phẩm chất đạo đức này tạo cho truyện ngắn
O.Henry có sức cuốn hút lạ thường. Ông thường xây dựng những hoàn cảnh trớ trêu,
những nghịch cảnh, tình thế hiểm nghèo nhưng một khi được giải tỏa, lương tri con người
được tỏ rõ thì ý nghĩa cuộc sống của họ vì thế được trọn vẹn hơn”. (4,117)
Trong cuốn Kể chuyện tác gia văn học nước ngoài, tác giả Nguyên An nhận định:
“Hướng viết phê phán thực trạng đau khổ, bất công đối với lớp người thấp cổ bé họng
trong xã hội Mỹ” (1,150).
Phần tiểu sử O.Henry trong cuốn Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học nước
ngoài ở trường PTCS, tác giả Lê Nguyên Cẩn nhấn mạnh: “Hướng về thế giới nghèo khổ,
tới những mảnh đời bất hạnh trong xã hội”, nhân vật trong truyện ngắn O.Henry là “những
con người bình thường trong xã hội, đồng lương ít ỏi, mơ ước cũng mang tính đời thường”
(15,259)
3



Trong cuốn Truyện kể về các nhà văn thế giới, tập 1 do Nguyệt Minh chủ biên có
viết: “Truyện ngắn O.Henry thường khai thác đề tài từ những cảnh đời trớ trêu với những
nhân vật thuộc tầng lớp lao động sống giữa một thành phố rộng lớn... Tâm lí nhân vật
được ông diễn tả hết sức tinh tế, sắc bén với những tình tiết cảm động và thường có những
kết thúc bất ngờ” (40,157)
Tác giả Lê Huy Bắc nhận định: “Văn phong của ông dẫu có đả kích, châm biếm
nhưng luôn thấm đẫm tình người và hướng về những lớp người dưới” (5,677).
Tác giả Dương Thị Ánh Tuyết phát hiện con người nhỏ bé trong truyện O.Henry là
con người cao thượng trong bài viết: “Nhân vật trong truyện ngắn Maupassant, Tchekhov,
O.Henry dưới góc nhìn so sánh” (Tạp chí Khoa học và công nghệ số 2.2013 - Đại học
Quảng Bình). Truyện O.Henry thiên về thể hiện con người nhỏ bé về địa vị xã hội song là
những con người cao thượng. Bởi vậy, O.Henry là bậc thầy trong nghệ thuật dò tìm ánh
sáng trong cuộc đời của “những kẻ lừa đảo lương thiện”.
Đỗ Thị Hằng trong luận văn Kĩ thuật truyện ngắn O.Henry và Jack London (2005)
phát hiện và khai thác kiểu nhân vật anh hùng cứu mỹ nhân trong truyện ngắn O.Henry:
Nhân vật anh hùng trong truyện ngắn O.Henry không có sự phân biệt lứa tuổi, nghề
nghiệp. Xây dựng kiểu nhân vật này, O.Henry thường hay sử dụng yếu tố ngẫu nhiên đối
với nam nhân vật tuổi đời còn trẻ. Biến cố ngẫu nhiên được tạo bởi tình huống ngẫu nhiên,
nhân vật được đặt trong đó và chấp nhận nó.
Trần Hùng Thắng trong luận văn Tính hài hước trong truyện ngắn O.Henry (2010)
tập trung vào hai kiểu nhân vật gây hài độc đáo là: những kẻ si tình không biết yêu và
nhân vật của những chuyện ngược đời.
Các công trình nghiên cứu về O.Henry và tác phẩm của ông đã khái quát được
những nét cơ bản về cuộc đời, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn này. Đây
chính là những dữ liệu quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân
vật trong truyện ngắn O.Henry”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng:

Đề tài tập trung nghiên cứu những giá trị nội dung, nghệ thuật của hệ thống nhân vật
trong truyện ngắn O.Henry (đã được dịch) đặt trong tiến trình phát triển của thể loại truyện
ngắn thuộc nền văn học Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung tìm hiểu hệ thống nhân vật (đặc điểm, cách xây dựng nhân vật, thể hiện
tính cách...) trong truyện ngắn O.Henry dựa trên các tư liệu:
- “O.Henry – Chiếc lá cuối cùng”, 2012, Nxb Văn học (Ngô Vĩnh Viễn dịch).
- O.Henry – Chiếc lá cuối cùng, 2000, Nxb Văn học (Lê Huy Bắc biên soạn và dịch),
- Tuyển tập truyện ngắn O.Henry, 2002, Nxb Hội nhà văn (Diệp Minh Tâm dịch).
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp loại hình học tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp so sánh văn học.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Đóng góp của luận văn:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu, khám phá những đặc
điểm, giá trị nhân vật trong truyện ngắn O.Henry. Từ đó, khẳng định những nét mới, sáng
tạo trong sáng tác của nhà văn dưới góc độ mới. Luận văn tiếp tục khẳng định vị trí, tài
năng của nhà văn O.Henry và vận dụng để giảng dạy tác phẩm của tác giả trong chương
trình phổ thông.
6. Cấu trúc luận văn:
4


Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn O.Henry
Chương II: Nhân vật của O.Henry nhìn từ góc độ đề tài và kết cấu
Chương III: Các biện pháp nghệ thuật truyện ngắn O.Henry
PHẦN NỘI DUNG

Chương I: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY

1. Khái niệm nhân vật văn học và kiểu nhân vật
Thuật ngữ “nhân vật” trong lý luận phương Tây bắt nguồn từ chữ dùng “Persona”
trong tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa là “cái mặt nạ” mà diễn viên đeo vào khi biểu diễn. Cùng
với thời gian, nó dùng để chỉ nhân vật văn học. Nhân vật văn học đúng như chiếc mặt nạ
có tính kì diệu, có tính chất biểu tượng song đó là kí hiệu đặc biệt không đơn giản bởi nó
là một con người sống, một cá thể có cuộc sống riêng, nhiều khi phức tạp, bí ẩn.
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thì “Nhân vật là đối tượng (thường
là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật” (46,711)
Theo Lí luận văn học (Phương Lựu) thì “Nhân vật văn học là một hiện tượng có
tính ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra” (42,278).
Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác nhà
văn, một khuynh hướng, một trào lưu, trường phái hay phong cách. Những nét chung về
nhân vật văn học cho phép nêu lên những hiện tượng văn học: văn học về con người nhỏ
bé”, “con người thừa”, (Văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về thế hệ mất mát (Văn học
Việt Nam thế kỉ XX). Những nhân vật văn học trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi
chính là những hình tượng vĩnh cửu của văn học thế giới.
Nhân vật văn học được tạo nên bởi nhiều thành tố gồm hạt nhân tinh thần của cá
nhân như ý chí, khát vọng, lí tưởng, các biểu hiện của thế giới cảm xúc, các lợi ích đời
sống, các hình thái ý thức, các hành động trong quá trình sống. Vì vậy, nhân vật còn là
phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng.
Nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”. Tức là nhân vật phải chịu nhiều trải
nghiệm trong cuộc đời với bao thăng trầm, biến đổi, những đau khổ dằn vặt, nghĩ suy. Bởi
lẽ nhân vật của tiểu thuyết luôn luôn chịu tác động của hoàn cảnh. Vì vậy tâm lí nhân vật
luôn là trung tâm nhấn mạnh của tiểu thuyết. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn
cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh một cách giả tạo, không cô lập nó cũng như không
cường điệu sức mạnh của nó.
Nhân vật trong truyện ngắn được miêu tả ở những khía cạnh nổi bật nhất, đặc biệt
trong những tình huống buộc nhân vật phải tự bộc lộ, phải hành động. Truyện ngắn thường

nhằm tới xây dựng tính cách thường là một nét bản chất trong trạng thái nhân sinh, một
quan hệ ý nghĩa, một ý thức xã hội.
Thế giới nhân vật là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng, sáng tạo của
nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học. Tạo nên thế giới nhân vật trong tác phẩm
là nhân vật và hệ thống nhân vật. Thế giới nhân vật được cấu thành bởi nhiều kiểu loại
nhân vật với những đặc điểm tính cách, số phận khác nhau. Từ sự phong phú của thế giới
nhân vật, người ta có thể phân loại nhân vật dựa trên những tiêu chí khác nhau. Dù là kiểu
nhân vật nào thì khi xuất hiện trong tác phẩm nhân vật cũng đều là kết quả của sự lựa chọn
của tác giả nhằm đạt đến hiệu quả thẩm mĩ cao nhất.
Tóm lại, nhân vật là hình thức để văn học phản ánh hiện thực cuộc sống đa dạng
phong phú. Các loại nhân vật xuất hiện ở trên đều xuất hiện không đồng đều trong lịch sử
văn học lại có thể tồn tại trong cùng một nền văn học hay một tác phẩm văn học cụ thể.
5


Khi đánh giá, nghiên cứu nên kết hợp các tiêu chí, các tiểu loại nhân vật tùy theo các sáng
tác mà có cái nhìn linh hoạt, khách quan.
2. Phân loại nhân vật trong truyện ngắn O.Henry
Nhân vật là sự thể hiện những suy nghĩ đánh giá của nhà văn về con người, cuộc
sống, xã hội. Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn O.Henry là tìm hiểu, khám phá
những suy tư của tác giả về con người, xã hội Mỹ thế kỉ XIX, những con người mà ông đã
gặp hàng ngày, đã cùng ông trải nghiệm những năm tháng gian khổ và bất hạnh.
2.1 Nhân vật người nghèo
Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc có lí khi cho rằng: “Thế giới của O.Henry cơ bản là thế
giới của những người nghèo. Nghèo đến tận cùng xã hội...” (3,263) Nhân vật của O.Henry
thường xuyên đếm tiền, đếm đi đếm lại những đồng xu, đồng đô la ít ỏi của mình, phải cân
nhắc trong chi tiêu, mặc cả để trả tiền ít nhất cho nơi chốn trú ngụ của mình và luôn bị đói,
thậm chí kiệt sức vì đói.
Có khi nhân vật phải mặc cả và đề nghị căn buồng ở tầng cao hơn vì như thế giá
thuê sẽ rẻ hơn. Do điều kiện, hoàn cảnh nên nhân vật trong truyện ngắn của O.Henry phần

lớn sống trong không gian chật hẹp tù túng, ngột ngạt. Đó là không gian căn hộ khép kín
hoặc có sẵn đồ cho thuê nơi tầng trệt ẩm ướt hoặc tầng thượng cheo leo, những nhà trọ tồi
tàn... Tuy nhiên, không gian tối tăm chật hẹp, tù hãm không ngăn nổi ước mơ cháy bỏng
của họ.
Không gian sống của những người nghèo, bất hạnh trong truyện ngắn O.Henry dù
có được mở rộng hơn nơi công viên rộng rãi, khoáng đạt song cũng chỉ là nơi trú ngụ tạm
bợ của những kẻ lang thang, vô gia cư như Soap trong truyện Tên cớm và bản thánh ca,
Moli (Người đánh giá sự thành công), Plăm mơ (Đêm Ả Rập ở quảng trường Madison.
O.Henry tập trung nhiều trang văn hướng về những nghệ sĩ nghèo, dù cuộc sống
cơm áo ghì sát đất song ở họ khát vọng và những ước mơ đẹp cho nghệ thuật không hề vơi
cạn. Cùng với những tác phẩm khác, Chiếc lá cuối cùng đã cho chúng ta thấy một thế giới
với những người nghèo nhưng đầy tình thương mình vì người khác. Chiếc lá cuối cùng có
thể coi là bức tranh bằng thơ ca ngợi tình yêu thương giữa con người cùng khổ với nhau.
Vì nghèo khổ nên ước mơ của họ cũng bị bóp nghẹt, khó có thể thực hiện được. Thế nên,
vịnh Naples vẫn mãi chỉ là khát vọng của một cô họa sĩ trẻ nghèo lại mắc bệnh nan y.
Nhân vật người nghèo trong tác phẩm của O.Henry cũng đồng thời là những kẻ lang
thang, trộm cắp, lừa đảo... Đó là Soapy, một kẻ vô gia cư coi công viên là chốn nghỉ tạm.
Khi mùa đông đến, để tránh cái rét của tiết trời khắc nghiệt Soapy phải lập kế hoạch để
được đi tù. Vào tù tránh được giá rét, lại có cơm ăn, có chỗ nằm với giường gối và an toàn.
Có thể nói, cái đói, miếng ăn và sự tha hóa con người là điểm gặp nhau giữa các nhà
văn hiện thực như Maupassant, Tchékhov và O.Henry. Cái đói nghèo trĩu nặng cuộc đời
các nhân vật. Ta bắt gặp trong truyện ngắn Maupassant những kẻ ăn mày, lang thang, cô
gái điếm…bị vật hóa theo bản năng. Cuộc sống đói nghèo đã khiến con người đánh mất
nhân phẩm và hành động như thú vật. Tchékhov tái hiện thân phận côi cút của những đứa
trẻ Nga từ nhỏ phải đi ở, làm con sen, ăn không đủ no, ngủ không đủ giấc, luôn hứng chịu
đòn roi của ông bà chủ. Tuy nhiên, bước vào thế giới nhân vật của Maupassant và
Tchékhov là bước vào một thế giới u ám, đầy nước mắt còn thế giới nhân vật của O.Henry
lại hồn hậu, thủy chung và tràn đầy lạc quan.
2.2 Nhân vật nam “lưỡng diện”
Lưỡng diện là thuật ngữ để chỉ biện pháp phân đôi một nhân vật thành hai con

người, hai tính cách vừa có nét tương phản vừa tương đồng bổ trợ cho nhau. Một con
người là một cá thể hữu hạn nhưng cũng là cái vô hạn, vô cùng tức là quan niệm con
người cá nhân lưỡng diện, đa chiều, luôn tồn tại cả hai mặt tốt và xấu; con người không
trùng khít chính nó.
6


Trong truyện ngắn O.Henry, những tên cướp, kẻ lừa đảo, tên trộm cắp chuyên nghiệp...
bên cạnh cái gọi là kẻ thù của loài người nói chung thì còn là những tên bất lương tốt
bụng, tên trộm nhân từ, kẻ lừa đảo lương thiện... Đó là Jame, một tên đạo chích chuyên
nghiệp được bọc vỏ ngoài là một bác sĩ. Ban ngày là bác sĩ, ban đêm xuống hắn là kẻ
trộm. Bác sĩ Jame ngẫu nhiên được mời tới chữa bệnh cho một bệnh nhân trong cơn nguy
cấp. Với cặp mắt lành nghề, đôi mắt bác sĩ Jame không cần đảo qua lại cũng nhận ra vẻ
lịch sự và chất lượng đồ đạc trong phòng”. Đấy là con mắt của kẻ ăn trộm nhà nghề song
đôi mắt ấy lại nhìn thấy “vẻ u uất hơn là chuyện buồn lo bất ngờ” (53,94) của vợ bệnh
nhân, ánh mắt tên trộm nhìn người phụ nữ với vẻ đồng cảm, thương xót bởi vì chị là nạn
nhân của những trận đòn mà người chồng chuyên cá cược gây ra. Tên bác sĩ kiêm trộm
cắp chuyên nghiệp đã giết người bệnh để lấy tiền nhưng không lấy được đồng nào lại bỏ
tiền ra cho người vợ để trang trải những món nợ của nạn nhân mà bảo đó là tiền của anh
chồng gửi lại trong “Con người hai mặt”.
Thiên lương mỗi con người, dù hoàn cảnh sống đưa đẩy, vẫn còn đâu đây trong góc
“khuất lấp” ở mỗi con người đang sống ngoài vòng luật pháp. Bản thân tác giả O.Henry đã
từng sống trong tù tội nên có lẽ vì thế ông có cái nhìn nhân hậu, cảm thông, sẻ chia và
muốn xóa bỏ định kiến không mấy tốt đẹp về những người vi phạm luật pháp phải chịu án
phạt tù.
Trong các truyện về những kiểu nhân vật này, tác giả đã rất thành công khi sử dụng
cái chốc lát (moment) – cái “khoảnh khắc bừng ngộ” để nhân vật làm một cuộc lột xác
trong tâm hồn, trở về với cái nguyên sơ lương thiện của con người.
2.3 Nhân vật phụ nữ nghèo tiền bạc, giàu khát vọng
Miêu tả nhân vật nữ của gắn liền với không gian chật chội, tù túng là một dụng ý

nghệ thuật của O.Henry vì không gian ấy là thế giới của những cô gái nghèo, họ làm đủ
mọi nghề: nghệ sĩ, thợ giặt là, bán hàng tạp hóa, phục vụ bàn và thậm chí thất nghiệp... Họ
làm việc quần quật nhưng tiền công rẻ mạt, nơi nghỉ trọ rẻ tiền, ẩm thấp. Nhân vật nữ
trong truyện ngắn O.Henry thường xuyên đếm đi đếm lại số tiền, rụt rè trước giá thuê
phòng, mặc cả để thuê căn phòng càng rẻ càng tốt là thói quen sống trong cảnh nghèo đeo
đẳng. Trong truyện ngắn O.Henry, nhân vật nữ xuất hiện với tần suất lớn. Họ là những
người phụ nữ trẻ, nghèo, nhân hậu và cũng giàu đức hi sinh. Họ luôn mong muốn những
người thân, những người xung quanh sống đẹp hơn lên. Vì thế, họ sẵn sàng hi sinh để đổi
lấy hạnh phúc cho người mà họ yêu thương. Sức mạnh của tình yêu, sự thương yêu đã
giúp họ vượt qua trở ngại để hi sinh vì nhau. Câu chuyện về sự hi sinh của một người phụ
nữ, một người vợ khiến tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương, chân thành, xúc động. Tình
yêu thương trong sáng, sự hi sinh cao đẹp của những người phụ nữ nhân hậu là những câu
chuyện cảm động, gieo vào lòng người đọc những thanh âm trong trẻo, ngọt ngào.
O.Henry có cái nhìn trân trọng đối với nhân vật nữ. Tình cảm này thực chất xuất
phát từ tình cảm O.Henry dành cho người yêu, cho vợ, cho con gái yêu của mình. Thêm
nữa, việc người vợ mất sớm khiến ông rơi vào cảnh cô đơn, dễ khao khát hạnh phúc gia
đình, bàn tay ấm áp yêu thương của người phụ nữ.
Nhân vật nữ trong truyện ngắn O.Henry, có lẽ vì cuộc sống nghèo đói, thất nghiệp
thậm chí mang tật bệnh; quanh năm suốt tháng họ lo lắng cho công việc nhưng không vì
thế mà ước mơ trong họ lụi tàn, cũng không vì thế mà họ xo xúi, ngược lại vẫn ngời sáng
nơi họ những khát vọng đẹp, luôn mơ ước tới cuộc sống khác không tầm thường như cuộc
đời họ đang sống; có khi là hoang tưởng và trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc họ biết tự
tạo niềm vui hoặc chấp nhận hi sinh... để đánh đổi những phút giây hạnh phúc.
Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của O.Henry luôn khát khao và tìm kiếm hạnh
phúc. Hạnh phúc của họ là được sống như nữ hoàng dù chỉ ít ngày và mục tiêu của họ là
thừa hưởng thành quả mình tích cóp, dè xẻn trong nhiều ngày mới có.
7


Hạnh phúc của cô bé Geogria là được giúp đỡ những trẻ em khốn khổ, suy nghĩ của

em đã vượt qua tầm suy nghĩ của những đứa trẻ bình thường, em như một thiên thần hộ
mệnh cho những số phận bất hạnh, ước nguyện của em được người cha thực hiện và ước
nguyện đó đã cứu giúp bao gia đình của những đứa trẻ nghèo thoát khỏi cảnh màn trời
chiếu đất.
Khát vọng của nhân vật nữ trong truyện ngắn O.Henry thật bình dị, nhỏ nhoi. Đó là
mong ước được sống vì người mình yêu thương, được chia sẻ vui buồn của cuộc sống
thường ngày, được giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Để làm được điều đó, họ
chấp nhận hi sinh, cố quên thực tại đau buồn, cô đơn, tìm nguồn vui trong tưởng tượng hoặc
có khi tạo cuộc sống vương giả ngắn ngủi để rồi lại đối mặt với cuộc sống thực tại đầy lo
toan hoặc trốn chạy thực tại bằng những ước mơ cao đẹp. Tất cả khát khao, ước vọng của họ
đều bắt nguồn từ trái tim đôn hậu, tấm lòng vị tha.
Chương II: NHÂN VẬT CỦA O.HENRY
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỀ TÀI VÀ KẾT CẤU
`1. Từ góc độ đề tài:
Do nhân vật có thể tiêu biểu cho một hiện tượng đời sống – một tầng lớp xã hội,
một loại tính cách hoạt động trong một lĩnh vực đời sống cụ thể nên nhân vật có thể gắn
liền với một đề tài tác phẩm.
Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung, là đối tượng đã được nhận thức,
lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của
nhà văn (27,112)
Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện thực miêu tả. Có bao nhiêu loại
hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách
quan và cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn. Bản thân đề tài không mang
tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn đề tài trong tính hệ thống của quá trình sáng tác đã
mang tính tư tưởng. Bởi vì việc lựa chọn đề tài này chứ không phải đề tài khác để thể hiện
cho thấy, nhà văn coi chính đề tài ấy là quan trọng hơn cả, đáng quan tâm hơn cả trong
thời điểm sáng tác đó. Như vậy, qua sự lựa chọn ấy, nhà văn đã thể hiện rõ tính khuynh
hướng trong lập trường tư tưởng của mình.
1.1 Đề tài tình bạn:
Ngày Bôp đến gặp người bạn Ô-en sau hai mươi năm xa cách là ngày người bạn của

anh đưa anh vào tù (Hai mươi năm sau). Cuộc hội ngộ đớn đau của Bôp với Ô-en có thể là
một sự hư cấu, nếu không phải là tình huống không thể tin được trong cuộc sống. Cả hai
cùng đến điểm hẹn đúng ngày giờ nhưng trớ trêu Bôp đến tìm bạn, còn bạn đến tìm mình
với tư cách một nhà hành pháp đi bắt tội phạm. Chuyện nhà chức trách Ô-en bắt tên tội
phạm miền Tây không phải vấn đề, vấn đề là cách nhà chức trách này hành động. Trong
trái tim Bôp, Ô-en luôn là một người bạn tuyệt vời: “Thằng bạn thân nhất của tôi, một tay
tốt bụng nhất trên đời. Nó với tôi cùng lớn lên ở Niu Yoc này như hai anh em… Trung hậu
và thành thật nhất đời, nhất định nó sẽ không quên”. Anh rất trân trọng tình bạn giữa hai
người: “Tôi đã đi một nghìn dặm đến đứng ở cái cửa này đêm nay, nhưng nếu thằng bạn
cũ của tôi mà đến đây thì cũng thật bõ công”. Sự tin tưởng vào tình cảm ấy đã làm anh rơi
vào bẫy. Trái lại, trong mắt Ô-en, Bôp chỉ còn là một tên tội phạm gã từng hẹn gặp cách
đây hai mươi năm. Gã đã khai thác sự chân thành của Bôp để tóm cổ anh. Nếu Ô-en đến
điểm hẹn rồi trực tiếp bắt anh, anh sẽ không đau đớn bằng việc O-en giẫm đạp lên tình
cảm của anh. Tình huống truyện làm bạn đọc không khỏi xót xa về sự phũ phàng với tình
bạn của những người máu lạnh.
8


Hai mươi năm sau, chặng đường đủ để biến đôi bạn thành hai lớp người khác nhau.
Kẻ nhờ vào làm ăn phi pháp và kẻ không giàu đi cuộc đời chính đạo: Jimmy làm cảnh sát,
Bop sống ngoài vòng pháp luật. Cuộc hội ngộ của hai người bạn thân hẹn gặp nhau sau hai
mươi năm ngỡ hạnh phúc bổng trở thành bi đát. Cả hai cùng đến điểm hẹn đúng ngày giờ
nhưng trớ trêu Bôp đến tìm bạn, còn bạn đến tìm mình với tư cách một nhà hành pháp đi bắt
tội phạm. Jimmy đành kìm nén tình cảm riêng tư nhờ người khác bắt Bop. Ngày Bôp đến
gặp người bạn Ô-en sau hai mươi năm xa cách là ngày người bạn của anh đưa anh vào tù. Bi
kịch của đôi bạn suy cho cùng là bi kịch của khát vọng làm giàu. Nhưng một khi kẻ làm
giàu bất chính thì khó lòng tồn tại.
Câu chuyện Những con đường chúng ta đã chọn gồm 2 phần: Phần đầu, trước hành
động tàn bạo và lạnh lùng của Dodson, người đọc hơi bất ngờ. Vì không ngờ hắn lại ra tay
lạnh lùng như thế với chiến hữu. Nhưng phần sau, độc giả không còn bất ngờ nữa. Tất cả,

đơn giản chỉ một điều: Dodson làm bất cứ điều gì miễn là có lợi cho mình. Một bạn hàng
lâu năm đồng thời là bạn cũ thì có khác gì đồng bọn cướp giật năm xưa. Tưởng khi còn là
tên cướp, Dodson dễ hành xử theo kiểu ân oán giang hồ thì khi là nhà chứng khoán hắn sẽ
thay đổi. Nhưng với triết lí “Con Boliva không thể mang được hai người” nên bản chất
lạnh lùng tàn bạo và lòng tham vô đáy của Dodson không thay đổi.
Đề tài tình bạn trong truyện ngắn O.Henry cũng có những gam mầu tươi sáng và ấm
áp. Đó là tình bạn của những nghệ sĩ nghèo trong khu căn phòng trọ như Sue và Johnsy.
Sue đã khóc hàng giờ trước bệnh tình của Johnsy bởi thương cho người bạn bé nhỏ của
mình. Cô luôn tận tình chăm sóc bạn và trở thành điểm tựa tinh thần lớn nhất cho Johnsy.
Khi nghe tin Johnsy ốm Sue đã khóc đến “ướt đẫm cả một khăn trải bàn Nhật Bản”. Nghe
bác sĩ nói: “Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hi vọng được một thôi…
Và muốn có được một phần đó thì cô ấy phải có ý muốn sống kia”. Nhưng để thuyết phục
bạn, Sue đã nói ngược lại rằng : “ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng bình phục
thôi... khả năng khỏi là mười phần chắc chín...” để động viên bạn chống chọi lại với bệnh
tật. Sue thương em vô cùng, cô lo âu, chăm sóc tận tình cho Johnsy cũng như tìm kiếm sự
đồng cảm sẻ chia nơi bác Behrman để Johnsy có thêm được sự quan tâm, tình yêu thương.
1.2 Đề tài tình yêu – tình vợ chồng
Đa số truyện ngắn O.Henry đều đề cập đến tình yêu, hoặc ông trực tiếp miêu tả nó
hoặc sử dụng nó làm tác nhân cải tạo con người. Ở O.Henry chúng ta ít thấy sự tráo trở
của tình yêu như ở nhiều cây bút truyện ngắn khác. Bằng tình yêu, cả nam lẫn nữ nhân vật
của ông mới có thể vượt qua những cảnh ngộ trớ trêu của cuộc đời để gặp nhau trong hạnh
phúc (Xuân trên thực đơn)
Tình yêu trong tác phẩm O.Henry bao giờ phát triển theo hướng: yêu nhau – trắc trở
- đoàn tụ. Đây là cách giải quyết mang tính truyền thống. Nó thể hiện cái nhìn theo chiều
hướng có hậu của O.Henry. Vậy nên tình yêu của O.Henry luôn đẹp. Cái đó càng được tôn
cao hơn bởi giai đoạn trắc trở của các cuộc tình duyên ấy thì không phải do bản thân của
người trong cuộc gây ra, chẳng hạn như cô gái hay chàng trai thay lòng đổi dạ…, mà luôn
do ngoại cảnh tác động vào. Thông thường, môi trường sống của các nhân vật của
O.Henry là rất cơ cực. Vì miếng cơm manh áo mà đôi phen chuyện tình của họ lao đao.
Song kết cục là hạnh phúc.

Truyện ngắn O.Henry khai thác nhiều về đề tài tình yêu. Trong truyện ngắn Ái tình
theo khẩu phần, Jeff Peters là một người bán dạo vui tinh song ăn lắm. Anh triết lý mở đầu
câu chuyện của mình “Đàn bà muốn cái mà các cậu không có. Cái gì càng có ít, đàn bà
càng muốn nhiều Họ thích lưu trữ các loại xuvơnia về những sự kiện thực ra chẳng có
trong đời họ. Cái nhìn một phía đối với sự vật không đội trời chung với bản tính đàn bà”.
9


Kết luận này bắt nguồn từ câu chuyện tình của anh. Jeff và Ed Nhưng cuối cùng anh cũng
không chịu nổi cái đói phải bỏ cuộc mà thốt lên: “Cả tình yêu cả sự nghiệp, cả gia đình, cả
tôn giáo, cả nghệ thuật, cả tinh thần yêu nước đều chỉ là những lời nói suông trống rỗng,
khi con người ta đói”.
Chuyện tình yêu thường có và được thể hiện ở tuổi trẻ. Nhưng O.Henry khai thác cả
chuyện yêu đương ở lứa tuổi trung niên. Đó là câu chuyện về cô Martha Meacham trong
Những ổ bánh mỳ phù thủy.
O.Henry gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Có lẽ vì chịu nhiều thiệt thòi
về mái ấm gia đình như thế nên những truyện về tình cảm gia đình, tình chồng vợ của
O.Henry luôn xúc động và thành công.
Sự nghèo khó làm tiền đề để Della và Jim kẻ bán tóc, người bán kỉ vật để mua quà
giáng sinh tặng nhau. Joe và Delia cũng đã thầm lặng hi sinh cho nhau như thế. Thực sự
họ đã nuôi nhau, nương tựa nhau bằng những đồng tiền mặn đắng vị mồ hôi. Họ sống
được nhờ nghệ thuật cho đến khi mọi sự được “phơi bày” bởi sự cố Đêlia bị bỏng bàn là
tại xưởng giặt. Joe biết điều ấy bởi chính anh là người gửi mảnh băng tẩm dầu lên tầng cho
cô gái nào đó bị bỏng cần quấn băng. Nói dối, bản thân nó ít có ý nghĩa tích cực nhưng
“vở kịch” của hai diễn viên này là những lời nói dối đáng yêu. Delia nói dối chồng vì
không muốn ảnh hưởng đến việc học của chồng, không muốn Joe bận lòng còn Joe nói dối
vợ vì không muốn vợ vất vả đi gia sư trong khi mình lại không giúp đỡ được gì. Đó là nói
dối vì người khác, biểu hiện của sự hi sinh.
1. 3 Đề tài đồng tiền
Đồng tiền có thể được sùng bái một cách triệt để trong tính cách mụ Maghi Brao

trong truyện Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu, yêu thích cô Aida Beet chỉ vì gương mặt
cô trông giống người đàn bà in trên đồng đôla bạc. Mụ có số tiền khổng lồ là 40 triệu đôla
nhưng lại sống rất hà tiện. Tính keo kiệt, hám lợi khiến mụ trở nên cô độc, khắc khổ, xa
lánh chồng con vì không muốn chia sẻ tiền bạc với họ. Nhà tư bản Đôtxơn trong Những
con đường chúng ta chọn là một kẻ tham lam và tàn nhẫn. Khi còn là môt tên cướp, hắn
giết đồng bọn để một mình chiếm trọn tàn sản cướp được. Đến khi điều hành một văn
phòng giao dịch chứng khoán, hắn khăng khăng chỉ thanh toán cổ phiếu với giá mới, mặc
cho người bạn cũ phải phá sản. Triết lý sống của Đôtxơn là “Con Bôliva không thể mang
được hai người” – con ngựa Booliva tượng trưng cho con đường làm giàu của hắn mà trên
đó hắn không muốn chia sẻ lợi lộc với bất kỳ ai. Nhưng nếu tiền bạc trong mối quan hệ
với những kẻ tham lam và tàn nhẫn khiến người đọc cảm thấy bất bình trước một thực tại
đầy tính chất thực dụng, thì ở tác phẩm khác, nhà văn lại khắc họa một khía cạnh nữa của
bản chất đồng tiền.
Ông vua xà phòng Anthony Rockwall trong truyện Tiền tài và thần ái tình cứ mở
miệng là ca tụng đồng tiền, cho rằng đồng tiền có quyền lực vạn năng. Ông bày tỏ: “Tất
nhiên là con không thể dùng tiền mua thêm thời gian cho mình hoặc ra lệnh cho thời gian
ngừng trôi nhưng bố thì đã nhiều lần bố trông thấy Thần Thời gian vấp té dập cả chân khi
bước qua mấy cải mỏ vàng đấy!” Anthony tỏ ra phật ý khi Rechard cho rằng: “Cũng có
thứ mà tiền không làm được đâu”. Để chứng minh cho quan điểm của mình, Anthony đã
bỏ ra nhiều tiền thuê người để sắp đặt nên vụ tắc nghẽn giao thông để “ngẫu nhiên” làm
cho chiếc xe chở cậu con trai và cô bạn gái bị kẹt hai tiếng đồng hồ - khoảng thời gian ấy
đủ cho hai người bày tỏ tính yêu và đính hôn với nhau. Rechard đã không bỏ qua cơ hội
cầu hôn. Nhờ bàn tay của bố, sự trợ giúp đắc lực của tiền bạc, Rechard đã toại nguyện
trong tình yêu...
Rechard là kẻ si tình nhưng lại không biết dùng lợi thế tiền bạc của gia đình để tình
yêu được thăng hoa. Đơn giản vì cậu ta chưa làm ra tiền. Câu chuyện gây cho người đọc
bất ngờ bởi thói quen đánh giá một kết cục lý tưởng cho lời thuyết minh về đạo đức, rằng
tiền tài không thể làm nên tình yêu. Qua nhân vật ông bố Anthony, O.Henry muốn thể hiện
10



một quan niệm về sức mạnh của tiền bạc. Đồng tiền vốn vô tri nhưng có thể làm tay sai
cho bất kì ai có nó. Và những con người sử dụng đồng tiền thực hiệm mọi ước vọng phải
chăng cũng phải hiểu quy luật của nó? Ở đây đồng tiền không làm nên tình yêu nhưng sẽ
giúp cho tình yêu có cơ sở để cất cánh. O.Henry đã dung hòa giữa cái hiện thực của đồng
tiển với cái lãng mạn của tình yêu trong một câu chuyện.
Trong truyện ngắn O.Henry, có nhiều câu triết lí hóm hỉnh về vai trò, giá trị tiền
bạc: Món quà của các đạo sĩ, Một sự giúp đỡ của tình yêu… Tiền bạc gây nên những nỗi
buồn cho cho kẻ nghèo như Della. Khi cô gục xuống giường mà khóc, người kể chuyện
triết lí “Tình cảnh này khiến người ta phải triết lí rằng cuộc đời chỉ toàn là tiếng nức nở,
những tiếng khóc thét và những nụ cười, trong đó những tiếng thét chiếm nhiều hơn cả”
(Món quà của các đạo sĩ). Cô khóc vì dành dụm mãi mà vẫn không đủ tiền mua cho chồng
một món quà Giáng sinh. Nếu cuộc sống lúc nào cũng phải lo toan, căng thẳng về tiền bạc
thì cuộc đời “chỉ toàn là tiếng nức nở” mỗi khi người ta cần đến tiền.
1.4 Đề tài cô đơn
Cô đơn là niềm cảm hứng lớn trong sáng tác nghệ thuật, cũng là một trạng thái bi
kịch, là nỗi đau tinh thần lớn nhất của con người.
O.Henry tập trung khai thác đề tài nỗi cô đơn của những con người nhỏ bé trong xã
hội, những người lao động nghèo, những người nghệ sĩ không tìm thấy chỗ đứng của mình
trong xã hội. Nhân vật của O.Henry dù là người nghệ sĩ hay kẻ vô gia cư, dù nam hay nữ
thì đều mang trong mình nỗi buồn sầu cô đơn. Họ cô đơn trên hành trình tìm kiếm cái đẹp,
cô đơn khi đi tìm hạnh phúc, thậm chí cô đơn ngay trong căn phòng mình ở. Những người
nghệ sĩ không chỉ cô đơn trong bi kịch cuộc đời mà còn cô đơn trong tình duyên, những
mối tình, cuộc hẹn dang dở hay yêu đơn phương thầm lặng...
Cuộc đời của các nhân vật nữ trôi nổi theo dòng xoáy cuộc đời, tương lai của họ mù
mịt, cuộc đời là chuỗi ngày dài những ngày lo âu, cò kè, mặc cả. Nhưng với họ, nỗi cô đơn
còn đáng sợ hơn. Nhân vật nữ của O.Henry thường cô đơn, hiếm khi họ có được sự chăm
sóc khi ốm đau như Sue với Johnsy trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Họ thường một
mình bươn chải mưu sinh. Họ có thể có chồng như Della trong Món quà của các thầy
pháp, Đêlya trong Một sự giúp đỡ của tình yêu hoặc Katy trong Quả lắc nhưng lại không

có con. Cuộc sống của họ gắn liền với những chuỗi ngày lo toan cơm áo gạo tiền. Vì thế
căn buồng thì chật hẹp mà vẫn trống vắng, buồn tẻ. Có lẽ sự thiếu vắng ấy còn đáng sợ
hơn là thiếu tiền. Vậy nên, nhân vật nữ của O.Henry hiện lên thật bé bỏng, tội nghiệp.
Cô đơn, giá rét là nỗi ám ảnh thường trực đối với Soapy, một kẻ vô gia cư trong Tên
cớm và bản thánh ca mỗi khi mùa đông về. Ước mơ tha thiết Soapy chỉ là được “trú đông”
trong một nhà tù giữa hòn đảo Blackwell. Nơi ấy có cái ăn, có chỗ ngủ, có cả bạn bè đồng
cảnh ngộ, giúp Soapy trốn tránh được mùa đông lạnh lẽo, cô độc của một kẻ lang thang.
Và rồi, Soapy cố gắng bằng mọi cách để được … rơi vào tay của cảnh sát. Tuy nhiên, số
phận tai quái vẫn để anh thoát khỏi bàn tay cảnh sát một cách ngẫu nhiên đầy kỳ lạ. Nhà tù
trên hòn đảo Blackwell vẫn xa vời vợi trước khao khát của Soapy. Đến khi Soapy thật sự
chán nản với ước mơ được vào tù thì anh lại được nghe một bản thánh ca vang lên trong
ngôi nhà thờ cổ. Bản thánh ca tuyệt vời đưa anh trở lại với những tháng ngày trong sáng,
đầy ước mơ hoài bão, đồng thời khiến anh kinh tởm cuộc sống nhục nhã hiện tại. Vào
đúng lúc Soapy khao khát và tràn đầy hy vọng được trở về với cuộc sống lương thiện,
được làm lại cuộc đời, thì một bàn tay nặng nề đặt lên vai anh. Đó là bàn tay của gã cảnh
sát. Hôm sau anh bị kết án 3 tháng ngồi tù ngoài đảo.
Cô đơn đồng hành với bác Behrman suốt bốn mươi năm làm nghệ sĩ. Vì tình yêu
thương đối với cô họa sĩ trẻ yếu đuối, đang tuyệt vọng vì căn bệnh viêm phổi sống trong
khu nhà trọ tồi tàn mà bác Behrman đã bất chấp giá rét, nguy hiểm để vẽ nên tác phẩm
chiếc lá với mục đích cao cả: thay đổi ý nghĩ dại dột, tuyệt vọng của cô gái trẻ vẫn chưa
thực hiện được khát vọng của mình, giúp cô có thêm nghị lực sống. Trong cái đêm mưa
11


gió khủng khiếp, “gió phũ phàng kéo dài suốt đêm”, dưới ánh sáng run rẩy của ngọn đèn
bão, trên chiếc thang chênh vênh, người nghệ sĩ già cô độc Behrman đã âm thầm sáng tạo
nên tác phẩm cuối cùng và cũng là kiệt tác của đời mình: đó là giữ cho chiếc lá cuối cùng
không rơi bằng hai gam màu xanh sẫm và vàng úa. Một chiếc lá nhỏ nhoi nhưng thật sống
động đã chuyển hóa được nỗi vô vọng của con người và Johnsy được cứu sống. Chiếc lá là
minh chứng của tấm lòng thương yêu cao cả đến độ quên mình của một họa sĩ già. Nó

thắp sáng lại niềm tin sự sống, giúp một cô gái trẻ hồi sinh và trở lại với khát vọng sáng
tạo.
2. Từ góc độ kết cấu
Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ sự
liên kết những sự kiện, hành động, biến cố...trong tác phẩm tự sự và kịch thì kết cấu là một
khái niệm rộng hơn nhiều. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu
còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội
dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục.
Kết cấu góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Tư tưởng, chủ đề là
mục tiêu nhằm hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng kết cấu. Kết
cấu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề - tư
tưởng tác phẩm. Nó phải tổ chức sự phát triển của từng tính cách một cách nhất quán dưới
ánh sáng của chủ đề - tư tưởng. Trong quá trình đó, nhà văn phải đặt tính cách vào những
tình huống nhất định – đó là những sự kiện có ý nghĩa thử thách đối với số phận, đối với
những đặc điểm bản chất của tính cách, ở đó tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày
diễn biến tâm lí của nó, phải bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm của nó với các tính cách
khác.
O.Henry sử dụng nhiều dạng kết cấu truyền thống và hiện đại. Mỗi truyện ngắn có
một kiểu kết cấu phù hợp để làm nổi bật các mối quan hệ trong truyện, qua đó thể hiện ý
đồ, tư tưởng của tác giả. Đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu của truyện ngắn O.Henry là luôn
tạo nên những kết thúc truyện gây bất ngờ bằng các thủ pháp như: Gây sự hiểu lầm, lầm
lẫn trong hành động, sự việc đến cuối truyện mới mở bung ra cho độc giả, tạo một sự
chuyển biến đột ngột trong diễn biến tâm lý nhân vật, dẫn tới những hành động bất ngờ
ngoài dự kiến, tạo nên sự tương phản, trớ trêu giữa thực trạng xã hội với ước mơ mong
muốn của nhân vật… Trong tác phẩm thường có hai tình huống song sóng bị “đảo ngược
tình thế” tạo nên những dư vị hết sức thú vị cho thông điệp của nhà văn. Kết thúc bất ngờ
làm cho các truyện ngắn của O.Henry luôn có sự hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt bởi nó nằm
ngoài suy đoán logic thông thường của mọi người.
Truyện ngắn O.Henry thường sử dụng kết cấu truyền thống gồm có ba phần. Phần
mở đầu chỉ ra các trạng thái, các quan hệ để bắt đầu vào truyện, đó có thể là một cuộc gặp

gỡ bất ngờ, ngoài ý muốn. Diễn biến truyện chính là phần thắt nút, còn gọi là “khai đoan”
chỉ ra sự gặp gỡ, xung đột tạo thành một quan hệ có khả năng phát triển tiếp, phần phát
triển chỉ ra mọi bước thăng trầm của nhân vật và quan hệ của chúng theo nguyên tắc nhân
quả, liên tục; phần cao trào chỉ ra bước phát triển cao nhất tạo bước ngoặt hoặc sự đột phá
còn phần mở nút có nhiệm vụ giải quyết xung đột, thực hiện bước ngoặt (kết cấu đột biến
hai lần, nằm ngoài mong đợi)
Truyện ngắn Căn buồng có sẵn đồ cho thuê của O.Henry sử dụng cốt truyện truyền
thống. Phần mở đầu trình bày các trạng thái, quan hệ của truyện, ở đây là việc các nghệ sĩ
nghèo đều không có một chỗ ở cố định và một anh thanh niên với cái túi xách lép kẹp đến
thuê nhà ở khu Oet Xaiđơ. Tiếp theo phần trình bày là phần khai đoan, còn gọi là thắt nút,
đó là việc anh thanh niên cảm thấy hình như nàng đã từng ở căn phòng này, một dấu hiệu
12


khiến anh nhận ra đấy là “mùi hăng hắc ngát hoa mộc tuế”. Phần phát triển của truyện là
việc anh thanh niên chạy đi hỏi bà chủ nhà về người mình cần tìm và phần đỉnh điểm của
truyện là lúc anh than niên quyết định không sống vì quá tuyệt vọng. Phần kết của truyện
chính là cảnh hai bà chủ nhà trọ nói chuyện với nhau về cô gái đã từng thuê phòng anh
thanh niên đang thuê, cô đã tự tử bằng khí ga vào tuần trước.
Quà tặng của những nhà thông thái là một câu chuyện tình yêu đẹp về cặp vợ
chồng trẻ Della và Jim. Phải sống trong cảnh túng thiếu nhưng vì tình yêu họ sẵn sàng hi
sinh những gì quý giá nhất của mình đề đổi lại món quà giáng sinh ý nghĩa khiến người
mình yêu được hạnh phúc. Đó là chiếc đồng hồ vàng - vật gia truyền của gia đình Jim. Đó
là suối tóc tuyệt đẹp tuyệt vời của Della. Tuy nhiên, khi chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất,
họ đã hành động vì tình yêu, bán những vật sở hữu giá trị nhằm mang lại niềm vui cho
người kia. Vào cuối câu chuyện, những món quà cao thượng đó đã trở nên vô dụng khi
Jim bán đi chiếc đồng hồ vàng của mình để mua chiếc lược quý giá mà Della mong ước và
Della đã mua dây đeo đồng hồ của Jim từ số tiền bán tóc. Tất cả sự trớ trêu đó đều chứng
tỏ tình yêu và sự hi sinh vô hạn mà họ dành cho nhau.
2.1 Kết cấu thể hiện trong tổ chức không gian:

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật (47,88). Không
có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một
nền cảnh xuất hiện. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu
hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Trong không gian của mình
nhân vật có thể tự do hoạt động và dịch chuyển. Hành vi nhân vật trong không gian ấy
thường là tự biểu hiện.
Không gian là thế giới mà con người tồn tại, con người cảm thấy vị trí và số phận
của mình ở trong đó. Không gian trong truyện ngắn O.Henry được sử dụng làm nổi bật
cảm giác của con người trong một thế giới, thế giới đã được xử lý, nhằm thể nghiệm chính
nó với tư cách là con người tự ý thức về tồn tại và hiện sinh. Nghệ thuật xử lý không gian
trong các tác phẩm truyện ngắn O.Henry có khi là mở rộng hoặc thu hẹp, có khi dồn nén,
chồng xếp… Và, trong mỗi kiểu không gian, nhân vật lại bộc lộ những trạng thái tâm lý
khác nhau.
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Nhân vật trong truyện ngắn O.Henry hầu
hết không có nhà để ở. Họ thường phải ở trọ trong những căn phòng đi thuê chật hẹp. Vì
vậy, trong truyện của O.Henry, không gian chật hẹp thường nói đến là những căn phòng
cho thuê. Nó “vừa hẹp, vừa ngột ngạt lại vừa căng thẳng bởi tính chất tạm bợ, bởi cảm
giác bị đè nén của những người thuê nghèo nàn” hay bởi những ông chủ kinh doanh luôn
sợ phá sản (6). Tính chất tạm bợ càng khiến cho những căn buồng cho thuê ấy ảm đạm.
Miêu tả nhân vật gắn liền với không gian ngôi nhà chật chội, tù túng là một dụng ý nghệ
thuật của O.Henry vì không gian ấy là thế giới của những cô gái nghèo, họ làm đủ mọi
nghề: nghệ sĩ, thợ giặt là, bàn hàng tập hóa, phục vụ bàn... Có thể nói họ phải làm việc cật
lực nhưng đồng lương rẻ mạt nên chỉ dám ở trọ trong những căn buồng tầng thượng,
những phòng áp mái. Không gian khép kín, tù túng chính là phương tiện để O.Henry thể
hiện cuộc đời quẩn quanh, bế tắc của những cô gái nghèo. Trong không gian ấy, họ luôn
thấp thỏm, hốt hoảng với tương lai vì sợ thất nghiệp, luôn đắn đo, trăn trở với số tiền ít ỏi
mình có, lúc nào cũng phải suy nghĩ đến tiền, đến cái ăn, cái mặc và những mối lo toan
nào đó.
Nơi trú ngụ của dân ngụ cư là khu phố Grin Uýt được những nghệ sĩ nghèo chọn vì
“tiền thuê rẻ”. Khi hướng về quảng trường thì vẫn là những quảng trường “chằng chịt”

khiến cho phạm vi không gian càng bị thu hẹp lại. Sự “chật hẹp” hiện ra như “mọc rêu”
13


khiến cho khu nhà càng trở nên hoang tàn. Cuộc sống của những con người nơi đây cũng
bần hàn như không gian họ sinh sống. Không gian sống của những con người khốn khổ ấy
lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo. Sống trong một không gian chật
hẹp, tù túng như thế con người dù đang ở độ tuổi thanh xuân như Johnsy cũng khó có thể
lạc quan. Chính điều này làm cho bệnh tình của cô càng ngày càng trầm trọng và nỗi tuyệt
vọng dâng cao. Để vượt thoát khỏi môi trường sống quẩn quanh, tù đọng như vậy, con
người buộc phải có ước mơ, khát vọng.
Căn buồng có sẵn đồ cho thuê đón nhận người khách với lòng mến khách giả tạo.
Sự tiện nghi hiện đại hiện lên trong ánh sáng hắt từ bộ đồ đạc mọt ruỗng, bộ lót ghế đã sờn
rách, chung quanh thảm trải sàn bụi bám đầy ùn lên như “mặt biển gợn sóng”. Dường như
những người sống trong căn buồng đã phát khùng – có lẽ vì không chịu nổi sự lạnh lẽo thù
địch của căn buồng. Trong căn phòng ấy, một chàng trai đi tìm người yêu của mình mà
không thấy. Tuyệt vọng anh chặn kín cửa, mở hơi đốt tự vẫn như cách mà người anh yêu
đã làm. Căn phòng u ám, bế tắc như số phận của hai người. Căn buồng cũng trở thành nấm
mồ chôn của đôi trai gái và tình yêu của họ.
Để có chỗ trú ngụ rẻ tiền, cô gái trẻ, nghèo và thất nghiệp Leeson đã mặc cả để rồi
chọn căn buồng với giá hai đôla, và đây là căn Buồng tầng thượng trong truyện ngắn cùng
tên: “Bốn bề tường trơ trụi như ép lấy bạn chẳng khác gì những tấm ván quan tài, và khi
ngước mắt nhìn lên, cảm giác mình như đang ở đáy giếng”. Cầu thang thì “tối như địa
ngục”, một căn hầm có chút ánh sáng lờ mờ, “tối như ngục âm ti”. Nó chật chội tối tăm,
hôi hám và khi chui vào phòng thì có cảm giác chui vào quan tài hay thùng phuy. Vì thế
nên đêm đêm, sau những ngày dài đi tìm việc và bị từ chối một cách lạnh lùng Leeson
phải hướng về ô cửa sổ nóc buồng để ngắm những ngôi sao màu xanh lơ mà cô đã đã tặt
tên cho chúng một cách “kì khôi”.
Một câu chuyện dở dang diễn ra trong không gian của phòng trọ rẻ tiền, tầng gác
bốn, nơi Đanxi trả hai đôla một tuần. Căn phòng ở phía sau trong một tòa nhà mặt trước lát

đá nâu ở khu Oét Xai, khu phố nghèo của Niu Yooc. Trong căn phòng trọ rẻ tiền ấy, để tồn
tại, Đan xi nấu những bữa điểm tâm mười xu, bữa tối một đôla năm xu trong tổng số sáu
đôla kiếm được mỗi tuần từ cái bếp hơi, cái bếp được đậy kín bằng vữa lỏng mà để cậy
miệng bếp ngón tay cô gái đã phải đỏ lên và bị toét ra... Sự chật hẹp trong căn phòng của
vợ chồng Joe và Delia được ví von theo con mắt âm nhạc của Delia: “Đó là một không
gian riêng biệt, trông na ná như một nốt lá giáng chúc cái đuôi xuống phím dương cầm”
(Một sự giúp đỡ của tình yêu)
Những căn buồng chật hẹp tù túng ngoài giá trị biểu thị cuộc sống nghèo khổ của
các nhân vật thì nó còn được dùng như tác nhân để khai thác những giá trị nhân đạo trong
tâm hồn con người. Môi trường sống tù hãm khổ cực là thế song không hề làm biến dạng
tâm hồn, biến đổi bản chất tốt đẹp của con người. Dù gần chết, cận kề với cái chết, hay uất
ức mà tự vẫn chết họ vẫn luôn giữ vững giá trị, nhân cách, giữ vững tình yêu lứa đôi, tình
cảm vợ chồng và tình bằng hữu.
Trong truyện ngắn O.Henry xuất hiện nhiều không gian công viên, trong đó có công
viên Madison. Công viên là không gian công cộng, là nơi thể hiện tự nhiên tính chất muôn
màu muôn vẻ của cuộc sống. Đó là nơi trú ngụ của những kẻ vô gia cư như Soap (Tên
cớm và bản thánh ca), Môli (Người đánh giá sự thành công), Plămmơ (Đêm Ả Rập ở
quảng trường Madison)
2.2 Kết cấu xét từ góc độ thời gian:
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể “thể nghiệm được trong tác phẩm
nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm. Thời gian nghệ thuật là hình
tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật, thể hiện
thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ”. (47,62)
14


Thời gian thường gặp trong truyện ngắn O.Henry là mùa đông. Mùa đông gắn liền
với căn bệnh viêm phổi. O.Henry đã kiến tạo nên các đường nét riêng biệt của bức tranh
mùa đông, mùa đông tuy lạnh giá, khắc nghiệt song vẫn ấm áp tình người.
Với Soapy, một kẻ vô gia cư trong truyện Tên cớm và bản thánh ca thì đêm công

viên là nỗi lo sợ, ám ảnh mỗi khi mùa đông về. Bởi mùa đông gắn liền với cái rét, cái đói,
sự cô độc. Mùa đông đến gần, Soap nghĩ cách để chống chọi với cái rét. “Tất cả sự khao
khát của lòng anh chỉ là được sống ba tháng ở Khám Đảo. Ba tháng chắc chắn là có cơm
ăn, có giường ngủ và có bạn đồng cảnh thoát khỏi gió bấc”. Bởi vì đã bao năm nay Khám
Đảo luôn là chỗ trú ngụ yên ổn, an toàn, đủ đầy để qua được mùa đông của Soapy.
Trong truyện ngắn Buồng tầng thượng, nhịp sống của Leeson càng đơn điệu, buồn
tẻ, nhạt nhẽo với cái cảnh tối mang giấy về đánh máy hay sáng sáng ra đi, đi hết công sở
này đến công sở khác để “trái tim cô tan ra vì những lời từ chối lạnh lùng”. Đối với
Leeson, thời gian ấy kéo dài mãi. Cô chỉ còn biết làm bạn với đêm tối vì “ngoài đêm tối ra
chẳng còn gì khác mà nhìn”, vì đêm tối ngôi sao xanh lơ mang tên Bili Giắc xơn mới rọi
ánh sáng “long lanh và chung thủy”... Cô nhanh chóng rơi vào cảnh thất nghiệp, không có
tiền ăn, suy nhược, kiệt sức vì đói, nằm đợi chết trên giường.
Thời gian đối với người họa sĩ già cô độc như bác Berman là nỗi mong chờ đến mòn
mỏi “đã bốn mươi năm múa bút mà chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình”
nhưng vẫn nuôi hi vọng về bức kiệt tác. Cụ Berman luôn khao khát vẽ một kiệt tác trên
tấm vải căng sẵn trong phòng mình đã hai mươi năm nay. Vì tình yêu thương đối với một
cô gái trẻ yếu đuối, bệnh tật cụ đã vẽ nên chiếc lá trong một "đêm khủng khiếp", "trận mưa
vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm". Suốt bốn mươi năm lao động
người họa sĩ già chưa bao giờ chạm tới tà áo của nàng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối
cùng, vì muốn giành lại sự sống cho một con người cụ đã hoàn thành bức kiệt tác của
mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông mưa gió, tuyết rơi, một mình, dưới ánh
sáng run rẩy của ngọn đèn bão, trên một chiếc thang chênh vênh. Với cụ Berman, thời gian
đêm đồng hành với sự cô độc, đồng hành với sự sáng tạo.
Thời gian trong Quả lắc là chuỗi ngày sống đơn điệu, tẻ nhạt trong suy nghĩ của
một người đàn ông trong hai mươi năm làm chồng. Muốn thay đổi thói quen của John, để
sự tẻ nhạt sẽ không còn có khi cần đến vai trò của người vợ và sự thay đổi hẳn nhịp tuần
hoàn “quả lắc” gia đình...
Thời gian với Đan xi trong Một câu chuyện dở dang là nhịp đếm của chuỗi ngày
buồn tẻ, đơn điệu, nhạt nhẽo gắn liền với nhịp đếm những đồng tiền ít ỏi. Hôm ấy là ngày
thứ sáu và tiền lương tuần trước của cô chỉ có năm mươi xu. Thế mà với số tiền ít ỏi ấy cô

đã phải cân nhắc mua cái cổ đăng ten giả ở một cửa hàng bán đồ rẻ tiền để rồi lại ân hận
bởi vì số tiền ấy đáng lẽ dùng cho việc ăn trưa mười xu, ăn tối mười lăm xu, ăn điểm tâm
mười xu, để dành một hào...
TIỂU KẾT
Qua việc tìm hiểu điểm nhìn, chúng tôi nhận thấy, O.Henry viết truyện theo điểm
nhìn toàn tri. Ở điểm nhìn này, người kể chuyện có khả năng bộc lộ sự hiểu biết của mình
trong quá trình khám phá thế giới nội tâm và hành động nhân vật.
Truyện ngắn của O.Henry sử dụng hình ảnh người kể chuyện ở ngôi thứ 3 và ngôi
thứ nhất. Nghệ thuật kể chuyện ở ngôi thứ 3 là sự tiếp nối của lối kể chuyện truyền thống
– tác giả không tham dự trực tiếp vào diễn biến của câu chuyện nhưng lai quen biết tất cả
các nhân vật trong câu chuyện đó. Tác giả là người toàn năng, biết rõ ràng, tỉ mỉ mọi sự
việc, mọi diễn biến tâm lý của nhân vật. Người kể chuyện “toàn tri” ấy cỉa thể thuật lại
toàn bộ câu chuyện một cách đầy đủ, thông thuộc mọi suy nghĩ của nhân vật. Câu chuyện
vì thế diễn biến khá rõ ràng và thường theo kết cấu biên niên. Nhân vật người kể chuyện
15


xưng “tôi” có thể diễn một vai trong câu chuyện, nhưng cũng có thể chỉ đóng vai trò kể lại
câu chuyện ấy, dẫn dắt người đọc đến những mối liên hệ khác nhau trong tác phẩm. Lối kể
chuyện này khách quan, chân thực hơn, và giúp cho nhà văn có những sáng tạo mới trong
nghệ thuật kết cấu cốt truyện. Bên cạnh đó, kể toàn tri nhưng O.Henry lại sử dụng lời bình
ẩn dưới lời nói nhân vật.
Về kết cấu truyện, O.Henry thường viết theo phong cách cổ điển, cốt truyện thường
có đủ năm phần nhưng trong quá trình lao động, nhà văn đã thể hiện ý đồ sáng tạo trong
việc xây dựng cốt truyện, sử dụng cốt truyện lồng ghép, cốt truyện không khép kín.
Chương III: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY

1. Truyện ngắn O.Henry qua các điểm nhìn:
Điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Điểm nhìn là vị trí,
chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Trong tác

phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của
người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng.
Trần Đình Sử trong cuốn “Giáo trình dẫn luận thi pháp học” (NXB Giáo dục
-1998) cho rằng “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù
hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính
ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Do vậy
điểm nhìn là một trong những yếu tố hàng đầu, quan trọng của sáng tạo nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Khoảng cách, góc độ của lời kể đối với cốt
truyện tạo thành cái nhìn” (28,247). Tựu trung lại có thể hiểu điểm nhìn là phương thức
phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của nhà văn.
Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá. Điểm nhìn là một trong những tiêu
chí để nhận diện người kể chuyện.
Việc phối hợp di chuyển giữa điểm nhìn bên trong và bên ngoài giúp cho nhà văn
trổ nhiều ô cửa sổ để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó nhà văn
có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động
những đường quành tâm trạng đầy tinh vi của nhân vật.
1.1 Điểm nhìn bên trong
Truyện kể theo điểm nhìn bên trong thường sử dụng hai dạng người kể chuyện. Thứ
nhất là người kể chuyện tường minh xưng “tôi” tự quan sát hoặc tự kể chuyện mình. Ở đây
người kể chuyện là một nhân vật trong truyện tự bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Thứ hai
là người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của một nhân vật hoặc nhiều nhân vật. Ở
hình thức này người kể chuyện hạn chế điểm nhìn tự sự của mình vào điểm nhìn nhân vật,
nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật. Do đó, người kể chuyện thường là người trong
cuộc hoặc gần như thế. Người kể chuyện có thể biết sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật,
tham gia vào hành động của truyện, nói những điều nhân vật biết.
Ở truyện ngắn Ái tình theo khẩu phần, người kể chuyện kể theo điểm nhìn của nhân vật
xưng “tớ”, người luôn giãi bày tâm sự của mình: “Ở đâu tớ cũng thích tìm chỗ đánh chén
ngon lành nhất” và sau này chính nhân vật thú nhận những cảm xúc của mình khi bị thần
ái tình bắn mũi tên vàng vào tim: “Tớ không ưa khai quật tận lòng sâu các cảm xúc cá
nhân... vì thế xin các cậu thứ lỗi nếu tớ không liệt kê ra đây danh sách đầy đủ những tình

cảm của tớ đối với Maymi”. Người kể chuyện ở đây đang giãi bày tâm sự với nhân vật
“các cậu” nhưng nhân vật nghe kể chuyện không thấy xuất hiện, không có tên gọi, hình
hài. Như vậy người kể chuyện đang đối thoại tưởng tượng với người đọc những điều sâu
thẳm ttong cõi lòng. Vì thế, độc giả trở thành đối tượng giao tiếp với người kể chuyện. Cứ
thế nhân vật xưng “tớ” bộc lộ những trăn trở, buồn rầu khi có người thứ ba xen vào. Độc
giả thấy nhân vật này như một con người thực ngoài đời cũng xao xuyến trước tình yêu,
16


cũng ghen tuông, gây gổ với tình địch, dằn vặt đau khổ khi bị chối từ và người đọc luôn có
cảm giác nhân vật đang trò chuyện cùng mình những tâm sự của người đang yêu.
1.2 Điểm nhìn bên ngoài
Người kể chuyện ở điểm nhìn bên ngoài của O.Henry có cái nhìn hạn chế, chỉ nhìn
thấy những gì đang diễn ra ở bên ngoài như lời nói, diện mạo, hành động của nhân vật mà
không đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, không dừng lại để cảm nhận, phân tích, lý
giải những sự kiện mình quan sát được. Ở loại truyện này, người kể chuyện không bày tỏ
sắc thái tình cảm của mình, truyện tái hiện thế giới hiện thực như nó vốn có và hoàn toàn
mang màu sắc khách quan. Ở Câu chuyện tỉnh lẻ, sử dụng người kể chuyện là nhân vật
“tôi” nhưng không kể chuyện mình mà kể chuyện người khác. Truyện ngắn này có nhiều
nhân vật, nhiều sự kiện xảy ra dồn dập đan xen nhau. Người kể chuyện xưng “tôi” vừa đến
thị trấn Nashvillle thì bị một người đàn ông tự giới thiệu là Caswell kéo vào phòng lớn của
một khách sạn rồi thao thao bất tuyệt kể về gia đình, vợ và gia đình vợ. Sáng hôm sau trên
đường thi hành công vụ thì gặp bác đánh xe da đen có chiếc áo kỳ lạ. Nhân vật tôi gặp bà
chủ nhà Asilea được nghe ba kể về hoàn cảnh xuất thân của mình rồi vô cùng ngạc nhiên
về hành trình chu du của hai đồng tiền một đô la và hành trình chiếc cúc...
Trong truyện này, người kể chuyện không phải là người biết tuốt mọi việc, anh ta được
tiếp xúc với một phụ nữ xuất thân từ tầng lớp cao quý được giáo dục đàng hoàng, có tài
năng văn chương và có một số phận bất hạnh, tất cả những điều này anh được nghe nhân
vật kể ra hoặc người khác kể cho nghe chứ không phải tự anh ta biết mà kể lại. Người kể
chuyện hết sức khách quan, không bộc lộ tình cảm của mình với đối tượng mình kể.

Truyện hoàn toàn chỉ có sự kiện và con người, vai trò mách bảo, định hướng cho người
đọc hết sức lu mờ. Khi miêu tả nhân vật, người kể chuyện cũng không so sánh liên tưởng
mà miêu tả như nó vốn có, không bình luận về sự kiện hay nhân vật.
Nhân vật trong truyện ngắn O.Henry vô cùng phong phú và đủ mọi loại hình được
nhà văn thể hiện qua sự trần thuật và miêu tả. Nhân vật sở dĩ hấp dẫn và tác động mạnh
vào tâm trí người đọc là vì nhà văn đã sử dụng tất cả các thủ pháp nghệ thuật để khắc hoạ
nhân vật từ những điểm nhìn sau:
2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
2.1 Miêu tả ngoại hình:
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong,
diện mạo... Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.
Xây dựng ngoại hình nhân vật, cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân
vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người
cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại...
Truyện Những ổ bánh mì phù thủy miêu tả một người đàn ông trung niên thường đến
hiệu bánh mua những chiếc bánh mì cũ rẻ tiền: “Quần áo của ông mặc đã sờn, mạng vá vài
chỗ này, nhăn nheo và lụng thụng vài chỗ khác”. Điều này toát lên sự nghèo của ông họa
sĩ, nếu có sự giúp đỡ thì thật tốt. Nhưng trông “ông có vẻ ngăn nắp, tư cách lại rất tề chỉnh.
Trước một đối tác đầy đủ các yếu tố “khớp” với nhu cầu và khả năng của cô Martha, một
người phụ nữ trung niên bốn mươi tuổi chưa có gia đình lại là chủ tiệm bánh mì nên con
tim khát khao và “giàu lòng cảm thông” của cô mở lòng và thổn thức.
Với các thủ pháp nghệ thuật, nhà văn làm hiển hiện lên trước mắt người đọc hình
dáng, diện mạo, tuổi tác của nhân vật. Ở phương diện này nhà văn thường chọn lấy và mô
tả những chi tiết độc đáo để gây ấn tượng với người đọc. Thủ pháp thường gặp trong
truyện ngắn O.Henry là so sánh.
Để ca ngợi mái tóc của Della tác giả đã so sánh: “Bộ tóc xõa xuống, gợn sóng và
óng ả như một thác nước màu đen” (4,25). Mái tóc ấy là vật sở hữu quí giá mà cô vô cùng
tự hào. Vì mái tóc ấy, Jim, chồng cô đã không hề do dự khi hi sinh vật phẩm giá trị là
17



chiếc đồng hồ vàng để mua tặng vợ bộ lược tuyệt đẹp, đắt tiền vì anh cho rằng chỉ bộ lược
ấy mới thích hợp với bộ tóc đẹp của Della. Và hơn cả, đó là món quà tình yêu, mong ước
được mang lại những gì hạnh phúc nhất cho người mình yêu.
So sánh cũng làm nổi bật sự đối lập gay gắt hình ảnh Della trước và sau khi bán tóc.
O.Henry đã miêu tả Della sau khi bán tóc: “Bốn mươi phút sau, đầu cô đã như đầy những
món tóc loăn xoăn vào nhau, khiến cô trông giống hệt một cậu học trò lười hay trốn học”.
Vì tình yêu, dù cho cuộc sống có thiếu thốn, dù phải sống tằn tiện mỗi ngày, vì muốn
người chồng hạnh phúc Đêla đã chấp nhận hi sinh mái tóc để mua quà Giáng sinh tặng
chồng. Bởi vì đối với họ, tình yêu quý giá hơn bất cứ điều gì khác trên thế giới này.
So sánh khiến nhân vật được miêu tả hiện lên sinh động. Cụ Berhman trong truyện
ngắn Chiếc lá cuối cùng được O.Henry miêu tả: “có một bộ râu như Môi dơ của Miken
Angiêlô loăn xoăn trừ cái đầu như thần Xatia lòa xòa xuống cái thân hình như thân hình
một tiểu yêu” (4,18). Ẩn sau cái hình hài nghệ sĩ có vẻ lập dị gớm ghiếc ấy là một trái tim
nhân hậu, cao thượng.
Với thủ pháp so sánh, những nhân vật nữ của O.Henry hiện lên nhỏ bé, tội nghiệp,
đáng thương do cuộc sống nghèo hèn, thất nghiệp, bệnh tật, cái đói đeo đẳng đến kiệt sức.
Nhân vật chính trong truyện ngắn Buồng tầng thượng là Lixơn, một cô gái trẻ, nghèo, thất
nghiệp được miêu tả chân thực: thân hình mảnh dẻ của cô hầu như không còn làm cho
những chiếc lò xo đã rão lún xuống được nữa, ngón tay gầy guộc, cánh tay mềm oặt...”
(55,29)
Johnsy trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng thì “yếu đuối và mảnh mai như một
chiếc lá”. So sánh với chiếc lá cũng hết sức gần gũi và thực tế bởi cô gái trẻ đang phải
chống chọi với bệnh tật, phải đối mặt với tử thần. Chiếc lá gắn với quan sát yếu ớt mỗi khi
thức dậy hàng ngày, chiếc lá gắn với nhịp đếm ngược chậm rãi, mệt mỏi, hơn cả chiếc lá
ấy là niềm hi vọng cũng như tuyệt vọng cuối cùng của Johnsy. So sánh cũng làm nổi bật
nét ngoại hình của cô gái trẻ Đanxi trong Một câu chuyện dở dang mắt sáng long lanh, má
ửng hồng phơn phớt của buổi bình minh đang tới của cuộc đời – cuộc đời thật sự. Đó là hi
vọng nhỏ nhoi về cuộc sống sẽ có những thay đổi.
So sánh ở cấp độ hình ảnh, hình tượng nhân vật: Đó là so sánh kép được dùng tròn

Hai quân tử ngày Lễ tạ ơn. Ở cấp độ so sánh từ vựng, hình ảnh Pete sau bữa ăn đầu hiện
ra: “Hai mắt anh như hai quả dâu tây, chìm ngập vững chắc trong một khối sưng to và vấy
nước sốt. Hơi thở của anh trở thành những tiếng rít ngắn; vòng mô mỡ khiến chiếc cổ áo
không còn có vẻ thời trang nữa. Người đọc hình dung bộ dạng của Pete vừa buồn cười,
vừa tội nghiệp. Sau khi chén thêm bữa thứ hai thì dạ dày của Pete không thể chịu nổi.
Hình ảnh Pete trở nên thảm hại. Những hình ảnh so sánh chuyển từ bộ phận (mắt, chiếc
cúc) sang tổng thể (người); từ đối tượng so sánh là đồ vật (quả dâu tây, bắp rang, ống vố)
sang đối tượng là con vật (chim cú, con ngựa). Mức độ so sánh tăng dần, chuyển từ âm
thanh nhỏ, hình ảnh nhỏ đến toàn bộ cơ thể có thể cảm nhận được. Hình ảnh Pete ngày
càng sống động như diễn ra ngay trước mắt, tưởng như có thể ngửi thấy mùi thức ăn ngậy
ngụa đang tỏa mùi trên người anh ta.
Sử dụng tương phản làm nổi bật đối tượng miêu tả. Miêu tả sự mất cân đối của một
cô gái ông viết: “Leeson là một cô gái nhỏ nhắn nhưng sau khi cô thôi không lớn nữa thì
đôi mắt và bộ tóc của cô vẫn cứ to lên và dãi mãi ra trông lúc nào cũng có vẻ chúng nói
lên rằng: - Trời đất ơi! Sao cô chẳng chịu lớn lên cùng với chúng tôi?” (Buồng tầng
thượng) Với vóc dáng nhỏ bé của Leeson tương phản với các bộ phận cơ thể của cô: đôi
mắt “cứ to lên” và mái tóc cứ “dài ra”. Hình ảnh của cô gái gầy gò thiếu ăn hiện lên vừa
hài hước vừa đáng thương.
Sử dụng tương phản làm bộc lộ bản chất nhân vật một cách rõ nét. Vẻ bề ngoài của
ba kẻ lừa đảo trong Một cơn gió dịu rất chải chuốt, lịch lãm làm cho nạn nhân dễ có cảm
giác tin cậy. Buck, “thư kí kiêm thủ quỹ của công ty ăn mặc nuột nà như những bông hoa
18


huệ trong vườn kính, chiếc mũ cao bọc lụa để sát bên cạnh tay” còn “ông chủ tịch kiêm
tổng giám đốc của công ty, ông Attơbơrri, với cái đầu bóng lộn vô giá đang bận rộn trong
phòng làm việc chính, đọc thư cho một cô nữ tốc kí, ăn mặc như một bà hầu tước vẻ sang
trọng và kiểu Poompađua của cô ta là một bảo đảm đối với những người gửi tiền vào công
ty”. Sự lịch lãm bề ngoài và dáng vẻ tận tụy giả tạo trong công việc của hai nhân vật trên
tương phản hoàn toàn với dáng vẻ thô lỗ, bẩn thỉu Pick, phó chủ tịch công ty, người đang

sắm vai một thiếu tá miền Tây, “bần tiện, giàu có và thô lỗ”. Nhưng dù họ lịch lãm hay thô
lỗ thì cũng đều đang phối hợp với nhau để diễn màn kịch lừa tiền của khách hàng.
Trong mỗi tác phẩm có một giọng điệu chủ đạo riêng. Giọng điệu người kể chuyện
trong tác phẩm của O.Henry được thể hiện rất linh hoạt qua các ngôi kể. Có khi tưng hửng
khách quan nhưng ẩn chứa bên trong là sự cảm thông chia sẻ đối với những thân phận
người; có khi nghiêm túc mà chan chứa tình cảm; có khi mỉa mai, phê phán hay triết lý...
Khi miêu tả nhân vật, O.Henry có một chút hài hước châm biếm trong giọng điệu. Đây là
hình ảnh Đan xi, một cô gái trẻ vui vẻ, giàu tưởng tượng với những ý nghĩ kì khôi dịu
dàng khi trước cuộc hẹn hò: “áo màu xanh thẫm vừa khít không một nếp nhăn, mũ cài
chiếc lông chim màu đen ngộ nghĩnh, đôi tất tay chỉ hơi bẩn một chút...”. Thế nhưng cuộc
hẹn hò vẫn không thành, trở thành Một câu chuyện dở dang như tên gọi của câu chuyện.
Đanxi, nhân vật nữ chính trong truyện cũng giống như những người phụ nữ khác trong
truyện ngắn O.Henry, dù khát khao, kiếm tìm hạnh phúc nhưng cuộc sống vẫn trớ trêu,
không với tay được đến hạnh phúc.
O.Henry cũng chú trọng miêu tả đồ vật. Bởi lẽ tín hiệu đồ vật sẽ hé lộ ít hay nhiều
về số phận nhân vật được miêu tả trong tác phẩm. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ đẹp vô giá
của chiếc đồng hồ của Jim trong Món quà của các thầy pháp, miêu tả căn Buồng tầng
thượng với đồ đạc trong phòng gồm giường, chậu, ghế, bàn và một cô gái. Chính thế giới
đồ vật và đặc trưng của căn phòng đã cho biết chủ nhân của nó là một cô gái trẻ, nghèo,
thất nghiệp.
2.2 Miêu tả nội tâm – tính cách:
Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống
nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên
trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo.
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của
nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của nhân vật
trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.
Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân
vật. Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt
được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Nhân vật của truyện ngắn
thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại
của con người.
Nội tâm của nhân vật là toàn bộ tư tưởng tình cảm của con người đối với cuộc sống.
Việc mô tả nội tâm nhân vật cũng là sự thể hiện vốn sống và tài năng nghệ thuật của nhà
văn. Ở phương diện này nhà văn chú ý tới các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các
trạng thái cảm xúc, các quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật. Vì thế người đọc hiểu
được tính cách, tư tưởng và tình cảm của nhân vật.
O.Henry nói chung ít miêu tả sự kiện mà chủ yếu đi sâu vào đời sống nội tâm nhân
vật. Từng chuyển biến của tâm lý nhân vật được thể hiện một cách khéo léo qua suy nghĩ,
hành đồng, qua cảnh vật, qua những mối quan hệ. O.Henry thường bắt lấy những góc tâm
hồn, những mảnh đời, những câu chuyện nhỏ mà có sức lay động. Con người trong tác
19


phẩm của ông có tình yêu, có lòng cao cả, có những đam mê, và có cả những nhỏ nhen, vị
kỷ, hám lợi, tha hóa. Và tất cả nằm trong một hiện thực rất Mĩ, những tính cách rất Mĩ.
Trong truyện Tên cớm và bản thánh ca, bên cạnh việc am hiểu hành động, cử chỉ,
lời nói của nhân vật, O.Henry còn thong tỏ mọi suy nghĩ, niềm khát khao, sự thức tỉnh của
nhân vật, nghĩa là thế giới nội tâm của nhân vật không có gì bí ẩn đối với nhà văn: “Soapy
trằn trọc trên chiếc ghế ở công viên…” (248) Chiều sâu thầm kín trong tâm hồn Soapy
được O.Henry khắc họa đậm nét, nhà văn thể hiện thế giới tâm hồn ấy bằng những suy
nghĩ như được chính nhân vật nói ra, nhân vật tự bộc bạch, giãi bày.
Nhà văn miêu tả hành động bên ngoài và thế giới nội tâm chủ yếu bộc lộ những
nhận xét, đánh giá của nhà văn về những sự kiện, hoặc nhằm định hướng cho bạn đọc.
Trong truyện ngắn Căn phòng đủ tiện nghi, người thanh niên trong hành trình đi tìm người
yêu đã quá mỏi mệt khi dấu hiệu về nàng cứ mờ dần. Anh biết chắc người yêu mình ở
thành phố này nhưng cũng nhận ra đó không phải là chốn dung thân của những nghệ sĩ
muốn khẳng định mình bằng lao động chân chính. Đặt niềm hi vọng rồi lại mất hi vọng
trong sự nhộn nhạo của thành phố này, cuộc sống của con người thật hữu hạn, mong manh

mà khát vọng thì to lớn.
Tính cách nhân vật vừa được miêu tả trực tiếp, vừa được bộc lộ qua lời nói, hành động,
diễn biến tâm lý. Những nhân vật được O.Henry khắc họa thành công nhất là những người
thuộc
tầng
lớp

sản

những
phụ
nữ
lao
động
nghèo.
Cuộc sống của xã hội tư sản với muôn mặt phức tạp của tính cách con người biểu lộ
trong hoàn cảnh ấy được nhà văn khắc họa một cách tinh tế, nhiều bất ngờ và để lại nhiều
triết lý thú vị. Đồng tiền có thể được sùng bái một cách triệt để trong tính cách mụ Maghi
Brao trong truyện Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu, yêu thích cô Aida Beet chỉ vì gương
mặt cô trông giống người đàn bà in trên đồng đôla bạc. Mụ có số tiền khổng lồ là 40 triệu
đôla nhưng lại sống rất hà tiện. Tính cách ấy khiến mụ trở nên cô độc, khắc khổ, xa lánh
chồng con vì không muốn chia sẻ tiền bạc với họ. Nhà tư bản Đôtxơn trong Những con
đường chúng ta chọn là một kẻ tham lam và tàn nhẫn. Khi còn là môt tên cướp, hắn giết
đồng bọn để một mình chiếm trọn tàn sản cướp được. Đến khi điều hành một văn phòng
giao dịch chứng khoán, hắn khăng khăng chỉ thanh toán cổ phiếu với giá mới, mặc cho
người bạn cũ phải phá sản.
Ông vua xà phòng Anthony trong truyện Tiền tài và thần ái tình cứ mở miệng là ca
tụng đồng tiền, cho rằng đồng tiền có quyền lực vạn năng. Để giúp con trai có thời gian tỏ
tình với cô bạn, lão Anthony đã bỏ ra tiền thuê người tạo nên vụ tắc nghẽn giao thông tạo
cơ hội cho tỏ tình yêu và đính hôn với nhau. Câu chuyện gây cho người đọc bất ngờ bởi

thói quen đánh giá một kết cục lý tưởng cho lời thuyết minh về đạo đức, rằng tiền tài
không thể làm nên tình yêu. Ở đây đồng tiền không làm nên tình yêu nhưng sẽ giúp cho
tình yêu có cơ sở để cất cánh.
Những người phụ nữ lao động, nghèo khổ nhưng có tình yêu sâu sắc, nhiều mơ
mộng và yêu thương. Della trong truyện Món quà của các thầy pháp và Delia trong Một
sự giúp đỡ của tình yêu đều rất yêu và sẵn sàng hy sinh cho chồng. Delia bán mái tóc đẹp
để mua chiếc dây đeo đồng hồ tặng chồng trong dịp lễ Noel, còn Delia đi kiếm tiền bằng
công việc nặng nhọc nhưng lại dối chồng là đi dạy nhạc để chồng yên tâm theo đuổi việc
học vẽ khiến tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương. Tình yêu thương trong sáng, sự hy sinh
cao đẹp của những người phụ nữ nhân hậu khiến câu chuyện tràn đầy cảm động.
Người phụ nữ trong tác phẩm O.Henry cũng nhiều mơ tưởng, sống tách rời hiện
thực nên dễ dao động trước những biến cố của cuộc đời. (Lixơn trong truyện Buồng tầng
thượng, Đanxi trong Một câu chuyện dở dang và Mâymi trong Ái tình theo khẩu phần”…)
Tính cách có vai trò quan trọng đối với nội dung và hình thức tác phẩm văn học.
Tính cách là nhân tố chủ yếu tạo nên diễn biến của các sự kiện trong quá trình phát triển
của cốt truyện. Tính cách mang bản sắc riêng, độc đáo của một con người cá biệt, cụ thể.
20


Để làm nổi bật tính cách nhân vật O.Henry tiếp tục sử dụng so sánh bằng cách đặt
song song hai đối tượng. “Hai người đối mặt nhau như thế – một tên là con hổ, tên kia là
chó sói; mỗi tên đều miệt thị sự độc ác của tên kia; và từ cặn bã bùn lầy mỗi tên đều cố tỏ
ra mình đạt tiêu chuẩn cao quý – tiêu chuẩn theo cung cách hành động nếu không phải
theo danh dự con người” (Con ngươì hai mặt). Sự đểu giả của James được so sánh với sự
vũ phu của Chandler là một so sánh độc đáo. Một kẻ có thể giết người để trộm cắp thì
cũng không “cao quý” hơn một kẻ nát rượu, ham mê cờ bạc, vũ phu và ngược lại. Nhà văn
mong muốn thay đổi cuộc sống của những con người nhỏ bé.
Tình yêu thương cao cả, sự hi sinh của một họa sĩ chân chính sẵn sàng chấp nhận
cái chết để gieo sự sống cho một cô gái trẻ, sự cao thượng trong tâm hồn của những kẻ
tưởng như bỏ đi trong xã hội vì luôn hành động đi ngược lại với luật pháp… Tự thức tỉnh

lương tâm trước tình yêu, trước cái đẹp, Jimmy là mẫu tội phạm cao thượng. Đó cũng là
sự thức tỉnh của nhân vật Haytinh Môli khi nhìn thấy cô bạn học ngây thơ, trong trắng thời
phổ thông để rồi kẻ lừa đảo trắng trợn như Môli cũng phải thốt lên: “Trời ơi, tôi chỉ muốn
chết thôi”.
Hoàng tử đồng xanh cũng có một cái kết có hậu như cái kết của một câu chuyện cổ
tích. Trong truyện, cô bé Lena gầy còm thiếu ăn, sống như một nô lệ, ngày làm việc nặng
nhọc, bị bỏ đói, tính mạng đang gặp nguy; cuốn truyện Grimm bị lấy mất. Cô bé viết thư
về cho mẹ và tỏ ý muốn tự vẫn. Người đưa thư trên đường về đã gặp bọn cướp. Lá thư của
Lena làm bọn cướp để ý, chúng bắt người đưa thư dịch cho chúng nghe. Bọn cướp quay
lại khách sạn Quarrymen đưa cô bé vào xe thư để người đưa thư đưa cô về nhà. Lena đã
được cứu thoát bởi những người nghĩa hiệp đồng thời là những tên kẻ cướp.
3. Giọng điệu
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người kể
chuyện phải có khẩu khí, giọng điệu. Giọng điệu trong tác phẩm mang nội dung khái quát
nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện, thường đa dạng, nhiều sắc thái trên cơ sở một
giọng điệu cơ bản chủ đạo.
Giọng điệu cũng là một trong những hình thức bộc lộ chủ quan của nhà văn trong
tác phẩm nghệ thuật. Trong truyện ngắn O.Henry, có lọa giọng điệu hài hước, mỉa mai,
triết lí.... Thể hiện giọng điệu đó nhà văn sử dụng ngôn từ xen lẫn các đoạn trữ tình triết lí.
Trong truyện ngắn O.Henry, một quan niệm đơn giản nhưng lại được thể hiện bằng
một khái niệm to tát hay những chân lí bị tầm thường hóa bởi ngôn từ, những điều trái
khoáy trong chính bản thân điều được triết lí. Nó được thể hiện qua giọng điệu nhân vật,
đôi khi là những câu nói của nhân vật, cũng có khi nằm ngay trong chủ đề tác phẩm.
Anh chàng Jeff Peters sau “nhiều năm nghiên cứu đàn bà” đã kết luận: “Đàn bà
muốn cái mà các cậu không có. Cái gì càng có ít, đàn bà càng muốn nhiều. Họ thích lưu
trữ các loại xuvơnia về những sự kiện thực ra chẳng có trong đời họ. Cái nhìn một phía đối
với sự vật không đội trời chung với bản tính đàn bà” (Ái tình theo khẩu phần).
4. Tình huống:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “tình huống là sự diễn biến của tình hình về mặt cần phải
đối phó” (46,1542)

Tình huống là cách xử lí cốt truyện, xây dựng kết cấu sao cho lôi cuốn người đọc,
đặc biệt làm cho “cái mở đầu và kết luận” được “tô đậm” khi gây ấn tượng mạnh. Thông
qua tình huống, nhân vật bộc lộ mình, từ đó làm rõ chủ đề, tư tưởng truyện. Cho nên, con
người tạo ra hoàn cảnh và hoàn cảnh cũng tạo nên con người mà điều mỗi tình huống
trong tác phẩm thường hướng tới thể hiện.
Tình huống là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác
phẩm theo lối “lạ hoá”. Tình huống có khi mang tính ngẫu nhiên nhưng vẫn có thể giải
thích được. Khi đó nhân vật được đặt vào tính “có vấn đề” đòi hỏi phải động não để giải
21


quyết nếu như không muốn gánh chịu hậu quả. Qua tình huống, văn chương cũng mang
đến cho người đọc thông điệp về sự biến đổi vô thường của cuộc đời.
O.Henry nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, những tình huống ngẫu
nhiên, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa khi viết về
những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy của một xã hội xa
hoa, giàu có. “Để thỏa mãn và tạo sức lôi cuốn cho tác phẩm, O.Henry tỏ ra rất thiện nghệ
trong nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt tình huống phát triển. Bút pháp tự sự của ông là giấu
kĩ và bầy nhanh” (7,136).
4.1 Tình huống hành động:
Nhận được lệnh tha bổng nhưng Jimmy Valentine trong truyện Một sự cải tạo được
cứu vãn không hề mang tâm trạng của một người tù trở về với cuộc sống hoàn lương. Sau
khi Jimmy ra tù, một loạt các vụ trộm két nhà băng lại gây xôn xao. Sự lộng hành của
Jimmy gây chấn động đến nỗi chánh thanh tra Ben Price phải vào cuộc, truy đuổi anh đến
cùng. Tuy nhiên số phận Jimmy rẽ ngoặt khi anh trúng phải tiếng sét ái tình từ cô con gái
cưng của chủ nhà băng Elmore. Từ một tên trộm nổi tiếng, anh xếp lại đồ nghề để trở
thành một chủ tiệm giày lương thiện, thành đạt. Không phải vì án tù, hay vì sự truy đuổi
của pháp luật, mà chỉ đơn giản là vì lòng tin của người con gái anh yêu, Jimmy Valentine
quyết tâm dứt bỏ quá khứ tội lỗi.
Thử thách cuối cùng được đặt ra khi cháu gái nhỏ của người anh yêu bị nhốt trong

chiếc két lớn. Mọi người cầu cứu sự giúp đỡ của anh. Trong khi đó, viên chánh thanh tra
đang dõi theo từng cử động của anh. Jimmy phải lựa chọn. Một là lặng im, đóng tròn vai
lương thiện mà anh đã tạo dựng lâu nay, hai là mở bộ đồ nghề bí mật để cứu cô cháu gái,
đồng nghĩa rằng chứng minh mình là tên tội phạm khét tiếng lâu nay. Jimmy đã cứu được
cô cháu gái bằng những thủ thuật đạo chích của mình. Khi anh sẵn sàng ra đi cùng viên
cảnh sát, anh nhận được phán quyết cuối cùng đầy bất ngờ…
4.2 Tình huống tâm trạng:
Món quà của những thầy pháp là một câu chuyện về Giáng sinh cảm động. Jim và
Della là đôi vợ chồng nghèo, sống yêu thương nhau. Sắp đến ngày Giáng sinh nên cả hai
đều muốn tặng nhau những món quà để thể hiện tình cảm với nhau. Vì muốn mua tặng
chồng chiếc dây đồng hồ nhưng số tiền dành dụm được quá ít, Della quyết định bán đi mái
tóc của mình. Cũng như để mua những chiếc lược cài đầu thật đẹp tặng vợ, Jim đã bán
chiếc đồng hồ quý giá. Jim và Della rơi vào tình huống dở khóc dở cười. Chiếc dây đồng
hồ của Della trở nên lạc lõng vì giờ đây Jim không còn sở hữu chiếc đồng hồ nữa. Còn bộ
lược cài đầu của Jim thì tạm thời trở nên vô ích trước mái tóc cụt ngủn của vợ. Chỉ vì
không có tiền mà lại hết mực thương yêu nhau nên họ đã bán đi những vật quý giá nhất để
mua những thứ vô duyên nhất. Tuy vậy họ lại thể hiện được một thứ quý giá nhất mà
không phải lúc nào cũng dễ dàng thể hiện hay bán mua được, đó là tình cảm.
4.3 Tình huống nhận thức:
Tình huống nhận thức tạo ra cách thức nhận thức cho nhân vật, giúp nhân vật hiểu
được chân lí đời sống, ý nghĩa đời sống.
Tên cớm và bản thánh ca xây dựng nhân vật trong tình huống bất ngờ đến oái oăm.
Soap, một kẻ vô gia cư lấy ghế đá làm giường và công viên làm nơi trú ngụ. Mùa đông
đến, cái rét làm Soap nghĩ đến chuyện muốn được đi tù. Vì vào nhà tù Khám Đảo “có cơm
ăn, có giường ngủ” và thoát khỏi giá rét. Để được đi tù, Soap lập ra các màn kịch phạm
luật để được/bị bắt. Màn kịch đi tù của Soap càng cay đắng về thân phận người khi không
có cảnh sát nào bắt anh. Chưa thực hiện được ước muốn đi ở tù, Soap quay về công viên.
Đang đi, chợt nghe tiếng thánh ca vọng ra từ một nhà thờ. Âm thanh của bản thánh ca
cùng khung cảnh thơ mộng của đêm yên bình đã dán Soap vào hàng rào sắt. Bỗng một
viên cảnh sát đến vỗ vai, tóm anh và sáng hôm sau người ta tuyên Soap bị phạt ba tháng tù

22


ở Khám Đảo. Tình huống bất ngờ, oái ăm trong truyện đã thể hiện sâu sắc bi kịch cuộc
đời của những con người nhỏ bé.
Tình huống bất ngờ được O.Henry xây dựng trong truyện ngắn Quả lắc. John chán
ngán về những ngày tẻ nhạt, đơn điệu suốt hai mươi năm làm chồng. Chỉ đến khi có sự
đảo lộn lớn trong nhà, Katy vắng nhà Giôn cảm thấy trống trải cô đơn và ăn năn, hối hận
về những lần bỏ vợ ở nhà một mình đi bù khú với bạn bè. Khi Katy trở về sớm thì anh
chàng thay vì những hành động thể hiện sám hối, đáp đền, bù đắp cho vợ lại thản nhiên
ngựa quen đường cũ.
Hai mươi năm sau, chặng đường đủ để biến đôi bạn thành hai lớp người khác nhau.
Kẻ nhờ vào làm ăn phi pháp và kẻ không giàu đi cuộc đời chính đạo: Jimmy làm cảnh sát,
Bop sống ngoài vòng pháp luật. Cuộc hội ngộ của hai người bạn thân hẹn gặp nhau sau hai
mươi năm ngỡ hạnh phúc bổng trở thành bi đát. Cả hai cùng đến điểm hẹn đúng ngày giờ
nhưng trớ trêu Bôp đến tìm bạn, còn bạn đến tìm mình với tư cách một nhà hành pháp đi
bắt tội phạm. Ngày Bôp đến gặp người bạn Ô-en sau hai mươi năm xa cách là ngày người
bạn của anh đưa anh vào tù.
Xây dựng các tình huống ngẫu nhiên, O.Henry đã chọn lọc những tình tiết thú vị có
lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để
rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích. Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối
cùng, O.Henry đã kết hợp nhuần nhuyễn các tình tiết bất ngờ, ngẫu nhiên. Tình tiết ngẫu
nhiên giống như là tiền đề tạo nên các yếu tố bất ngờ và tình tiết bất ngờ chính là kết quả
của những yếu tố ngẫu nhiên đó. Ngẫu nhiên Sue bị ốm và nhánh cây trường xuân đang
vào mùa thay lá dẫn đến bất ngờ chợt đến trong đầu Johnsy. Ngẫu nhiên Sue, Johnsy và cụ
Behrman gặp nhau và cùng sống chung dưới một mái nhà, ngẫu nhiên cụ Beman được
nghe câu chuyện về căn bệnh và ý nghĩ ngớ ngẩn của Johnsy đã dẫn đến hành động xả
thân quên mình của cụ Behrman.
Những tình huống truyện trong truyện của O.Henry đem đến cho bạn đọc những suy
nghĩ thú vị về sức mạnh của tình yêu chân chính, của tình người, kể cả những dối trá, phản

bội, mưu tính hèn hạ.

23


KẾT LUẬN
Nhân vật là một phương diện nghệ thuật quan trọng được các nhà văn tập trung bút lực
thể hiện nhằm chuyển tải nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đọc tác phẩm, độc giả
tiếp xúc với thế giới hình tượng nhân vật và thông qua đó nắm bắt được những vấn đề nhà
văn đặt ra, giải quyết. Thế giới nhân vật được cấu thành bởi nhiều kiểu nhân vật với những
đặc điểm tính cách, số phận khác nhau. Chúng bổ sung, hỗ trợ nhau tạo thành một hệ
thống thực hiện nhiệm vụ thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trong khuôn khổ luận
văn này, chúng tôi đã thống kê, tìm hiểu hệ thống nhân vật trong truyện ngắn O.Henry.
Chúng tôi nhận thấy những nhân vật người nghèo, những con người đau khổ, thất thế, bất
hạnh trở đi trở lại trong các trang viết của ông. Hình ảnh những người phụ nữ bé nhỏ, cô
độc giàu lòng vị tha, nhân hậu, hi sinh và luôn khát khao hạnh phúc cũng in dấu trong các
tập truyện ngắn của O.Henry. Những kẻ bất lương, lừa đảo, sát nhân tưởng chừng bị coi là
bỏ đi, sống ngoài vòng pháp luật hay đang chịu án phạt tù... được O.Henry phát hiện phần
“người” còn ẩn giấu qua việc tự thú, sám hối hay hoàn lương. Người đọc nhận ra thấp
thoáng bóng dáng, số phận riêng của nhà văn cũng như những người phụ nữ thân yêu
trong gia đình ông qua những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả, ấm áp trái
tim yêu thương của O.Henry.
Khi tìm hiểu tác phẩm, tác giả có nhiều cách, nhiều con đường để tiếp cận và khai thác.
Trong khoảng thời gian ngắn, trong khuôn khổ luận văn chắc chắn còn nhiều điều chưa
giải quyết một cách thấu đáo, triệt để. Còn nhiều gợi ý mà chúng tôi chưa thực hiện được.
Đó là trăn trở và cũng là hi vọng mà chúng tôi ấp ủ có thể giải quyết khi mở rộng đề tài. Vì
vậy, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các đồng nghiệp.

24




×