Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

TRUYỆN THƠ vườn HOA núi cối của dân tộc MƯỜNG từ PHƯƠNG DIỆN THI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.99 KB, 103 trang )

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................103


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đất nước Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em được hình thành trong
quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Nền văn hóa Việt Nam do
đó là một nền văn hóa đa dân tộc. Trước xu thế hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ,
đang ảnh hưởng, tác động và làm biến đổi diện mạo văn hóa mỗi dân tộc, nhất
là các dân tộc thiểu số, thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ
truyền nhằm xây dựng một “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
(Nghị quyết Đại hội Đảng IX) đang là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho cả nước
trong giai đoạn hiện nay.
Trong những sắc thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên
đất nước ta, phải kể đến văn học dân gian các dân tộc thiểu số mà trong đó
truyện thơ là một thể loại tiêu biểu. Truyện thơ không chỉ là một thể loại văn
học mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ vừa cổ truyền vừa
hiện đại được nhân dân các dân tộc yêu thích.
1.2.

Khi nói đến thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số không thể

không nhắc đến truyện thơ Mường. Truyện thơ Mường không lớn về số lượng
nhưng lại hết sức phong phú về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật, phản ánh
nhiều mặt của xã hội, trong đó vấn đề tình yêu – hôn nhân chiếm một vị trí
quan trọng. Nó là minh chứng về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho
quyền sống của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong kho tàng văn học dân gian Mường có một số truyện thơ đến nay


đã công bố in thành sách như : Tráng Đồng, Nàng Nga – Hai Mối , Út Lót –
Hồ Liêu, Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, Vườn hoa núi Cối. Có nhiều nhà
nghiên cứu đã quan tâm đến truyện thơ Mường với những công trình chuyên
biệt, nhưng riêng truyện thơ Vườn hoa núi Cối chưa có công trình nào nghiên

1


cứu một cách thỏa đáng. Chọn Vườn hoa núi Cối làm đề tài nghiên cứu của
mình, chúng tôi muốn góp phần vào việc giới thiệu cùng bạn đọc về sự độc
đáo và tiêu biểu ở một góc độ khác so với những truyện thơ Mường cùng
đề tài.
1.3.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn ở trường trung học

phổ thông thuộc tỉnh Hòa Bình, địa phương đã từng là cái nôi sản sinh ra
nhiều truyện thơ Mường, trong đó có truyện thơ Vườn hoa núi Cối, sẽ giúp
chúng tôi đưa ra những kiến giải hợp lý cho những tín hiệu nghệ thuật của
truyện thơ Mường. Từ đó đánh giá đúng mức truyện thơ Vườn hoa núi Cối
trong nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Đồng thời qua tác phẩm này,
chúng tôi muốn được tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian từ góc độ thi
pháp văn học dân gian, nhằm góp phần vào việc không ngừng nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn và giáo dục nhân cách học sinh.
Mặt khác, tác giả luận văn là người dân tộc Mường nên do vậy, việc
nghiên cứu truyện thơ của dân tộc mình (trong đó có Vườn hoa núi Cối)
không những giúp chúng tôi hiểu rõ truyền thống lịch sử, văn hóa, văn học
của cha ông xưa mà còn để góp phần “xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.”
2. Lịch sử nghiên cứu

Cho đến nay, việc nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu các tác phẩm văn học
dân gian ở nước ta bước sang thời kỳ mới cả về chất và lượng so với trước
kia. Đặc biệt là từ sau năm 1954, các chính sách văn hóa, văn nghệ của Đảng
và nhà nước đối với các dân tộc ít người được cụ thể hóa bằng các công trình
nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu của các nhà nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật
trong cả nước. Chỉ riêng với dân tộc Mường đã có hàng loạt bài viết của các
tác giả trên các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian.

2


Nhiều năm qua, truyện thơ Mường đã được quan tâm nghiên cứu thỏa
đáng bằng những công trình chuyên biệt. Nhưng có một số truyện thơ, trong
đó có Vườn hoa núi Cố, việc nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở những đánh giá sơ
lược, khái quát chung chung. Nếu có cũng chỉ dừng lại ở một vài phương diện
của nội dung và hình thức mà thôi. Riêng việc tìm hiểu thi pháp truyện thơ
thông qua Vườn hoa núi Cối thì chưa nhà nghiên cứu nào quan tâm sâu sắc,
toàn diện. Tuy vậy để triển khai đề tài này, chúng tôi đã cố gắng tham khảo và
tiếp thu những ý kiến, nhận định của các nhà sưu tầm, biên soạn và nghiên
cứu có liên quan, coi đó là những tiền đề vững chắc, những gợi ý quý báu
trong quá trình triển khai đề tài.
+

Năm 1963 hai nhà sưu tầm Hoàng Anh Nhân và Minh Hiệu đã giới

thiệu tập “Truyện thơ Mường”, gồm bốn truyện: Út lót – Hồ Liêu, Nàng Nga
– Hai Mối, Nàng Ờm – Chàng Bồn Hương, Nàng con côi.
Năm 1986, tác giả lại cho xuất bản lại một lần nữa tuyển tập truyện thơ
Mường. Trong tuyển tập lần này ngoài bốn truyện thơ được chỉnh lí giới
thiệu, nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân còn xếp văn bản Đẻ Đất Đẻ Nước

vào vị trí đầu tiên của thể loại truyện thơ Mường. Nhưng thực ra Đẻ Đất Đẻ
Nước thuộc thể loại sử thi được dùng dưới hình thức văn vần của các Roóng
mo cúng người chết, ghi lại tiến trình lịch sử hình thành và phát triển cộng
đồng Mường.
Tác giả Hoàng Anh Nhân đã đưa ra nhận xét tổng quát về thể loại
truyện thơ như sau: “ Cũng giống như văn học các dân tộc anh em khác trên
đất nước ta, một truyện thơ dân gian Mường cũng thường là một bài ca về chủ
nghĩa nhân đạo với những dáng vẻ khác nhau. Đó là sự đòi hỏi về quan hệ
trong sáng giữa con người với con người, đòi hỏi được quyền yêu chính đáng,
không có sự ép uổng lẫn nhau. Đó cũng là sự quan tâm, che chở và giúp đỡ
cho người bất hạnh và lên án những cái tàn bạo, trái ngược với tình người.

3


Cái thiện, cái đẹp dù nhiều lúc gặp khó khăn trắc trở, nhưng cuối cùng vẫn
vượt qua cái ác, thắng được các xấu xa” [30; 85-86]. Và mỗi tác phẩm “còn
thể hiện rất rõ ràng những khát vọng những ước mơ chân chính và cũng rất
đơn giản của con người: Được tự do yêu đương, xây dựng hạnh phúc”[18;
178].
+ Năm 1973, nhà sưu tầm Đinh Văn Ân đã giới thiệu tác phẩm truyện
thơ Đang Vần Va (Vườn hoa núi Cối). Đến năm 1985 tác phẩm này được in
lại lần thứ hai có bổ sung sửa chữa. Trong lời giới thiệu tác phẩm, nhà sưu
tầm Đinh Văn Ân đã giới thiệu “ Khói, Va và nàng Tiên trong Đang Vần Va
sống khôn, chết thiêng có sức biến thành cây hoa, cỏ may và con vượn, rồi lên
trời nhập vào ma Mỡi ” chính vì vậy “trong khi tổ chức Mỡi người ta thường
đang vần va, tức là “hát vườn hoa.”
+ Năm 1975, hai nhà sưu tầm biên dịch Mai Văn Trí, Bùi Thiện cho ra
đời cuốn Tráng Đồng. Trong đó có truyện thơ: Tráng Đồng, Út Lót – Hồ
Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, Vườn hoa núi Cối. Ở đây các nhà sưu tầm lồng

ghép hai tác phẩm Út Lót – Hồ Liêu và Nàng Nga - Hai Mối vào một truyện
Cun Đủ Lang Dà vì cho rằng hai truyện trên đều xảy ra trong một gia đình
lang đạo Cun Đủ Lang Dà. Ở phần giới thiệu tập truyện nhà sưu tầm Mai Văn
Trí, Bùi Thiện có giới thiệu “Truyện Vườn hoa núi Cối được sưu tầm ở vùng
mường Thàng, tức vùng Cao Phong huyện Kỳ Sơn (nay thuộc huyện Cao
Phong) tỉnh Hòa Bình và một vài vùng tiếp giáp gần đấy. Tên đất, tên mường,
các di tích phong cảnh giếng nước, cây đa, vườn hoa núi Cối... ngày nay vẫn
còn vết tích ở đây... ” [44;12].
+ Năm 1981 nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật công bố công trình “Văn
học các dân tộc thiểu số Việt Nam” (Nhà xuất bản văn hóa, Hà Nội 1981).
Theo tác giả, văn học các dân tộc thiểu số được chia làm 3 loại hình: Loại
hình văn học nói; loại hình văn học kể; loại hình văn học hát. Chính sự kết

4


hợp giữa truyện kể với dân ca đã cho ra đời thể loại truyện thơ. Phan Đăng
Nhật phân loại truyện thơ thành ba loại: Truyện thơ về sự nghèo khổ; Truyện
thơ về chính nghĩa; Truyện thơ về tình yêu . Sự đóng góp qua công trình
nghiên cứu trên của tác giả đã mở ra cho các công trình nghiên cứu về văn
học dân gian các dân tộc ít người nói chung và truyện thơ các dân tộc ít người
nói riêng sau này.
+ Năm 1983 công trình “Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt
Nam” (Nxb ĐH và THCN, 1983) của Võ Quang Nhơn được công bố. Tác giả
đã đưa ra và giải quyết một hệ thống các vấn đề về loại hình, về thể loại của
kho tàng văn học dân gian các dân tộc ít người. Công trình này giúp người
đọc, người nghiên cứu nhận thức rõ hơn về giá trị và tiềm năng văn học dân
gian của các dân tộc ít người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm 7 chương, trong đó
toàn bộ chương cuối tác giả đề cập đến thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu
số. Sự đóng góp của tác giả khi đi sâu phân tích nhân vật truyện thơ trong tình

yêu đôi lứa đã trở thành nguồn tư liệu đáng quý cho những người nghiên cứu
truyện thơ các dân tộc thiểu số.
+ Tuy nhiên, phải kể đến luận án phó tiến sĩ của Lê Trường Phát với đề
tài “Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số”. Có thể nói, đây là
công trình mang tính khoa học chuyên sâu đầu tiên về thể loại truyện thơ các
dân tộc thiểu số. Tác giả đặt vấn đề truyện thơ là một sản phẩm văn học đặc
trưng của nền văn học dân gian Đông Nam Á, trên cơ sở đó chỉ ra những đặc
điểm riêng của truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ở chương hai, tác
giả nghiên cứu cốt truyện và nhân vật. Chương ba, tác giả đi sâu vào thể loại
truyện thơ của từng dân tộc để rút ra đặc điểm chung của thể loại truyện thơ
các dân tộc ít người.

5


Các đặc điểm thi pháp truyện thơ của dân tộc Mường được tác giả trình
bày khá đầy đủ trong luận án. Đây là một cơ sở khoa học quan trọng giúp cho
người viết trong quá trình nghiên cứu thi pháp truyện thơ Vườn hoa núi Cối.
Qua nhìn nhận lại toàn bộ các công trình nghiên cứu của các tác giả
chuyên sâu về văn học dân gian các dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy: Về
truyện thơ Mường đã có những công trình nghiên cứu trong tổng quan chung
về truyện thơ các dân tộc thiểu số. Việc đi sâu cụ thể vào truyện thơ Vườn
hoa núi Cối chưa có công trình nào thực sự đứng trên quan điểm thi pháp văn
học dân gian để khảo sát lý giải một cách có hệ thống những đặc điểm truyện
thơ như: Kết cấu cốt truyện, nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật.v.v...
ở một tác phẩm cụ thể là Vườn hoa núi Cối. Vì vậy tìm hiểu thi pháp truyện
thơ qua tác phẩm Vườn hoa núi Cối là một việc làm cần thiết để giới thiệu với
độc giả , góp phần gìn giữ, phát triển di sản văn hóa, văn học Mường trong
đại gia đình văn hóa, văn học Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này đề cập đến thi pháp truyện thơ Vườn hoa núi Cối của dân
tộc Mường, chính vì vậy đối tượng nghiên cứu chính là truyện thơ Vườn hoa
núi Cối. Chúng tôi căn cứ vào hai văn bản sưu tầm, biên dịch, giới thiệu của
tác giả Đinh Văn Ân với tác phẩm Đang Vần Va (Vườn hoa núi Cối), đặc biệt
của Mai Văn Trí và Bùi Thiện với văn bản Vườn hoa núi Cối có 2255 câu thơ,
Nxb Hà Nội 1976. Tuy nhiên, chúng tôi không nghiên cứu đề tài này một
cách riêng biệt trong thể loại truyện thơ bởi truyện thơ hình thành trên cơ sở
tiếp thu và kết hợp những thành tựu của dân ca và truyện cổ. Chính vì vậy
trong quá trình viết luận văn có sử dụng một số câu chuyện cổ và một số bài
dân ca có liên quan đến đề tài.

6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu truyện thơ Vườn hoa núi Cối theo hướng thi pháp học, nghĩa
là luận văn nhằm phân tích các yếu tố thuộc hình thức và thủ pháp nghệ thuật
của một tác phẩm cụ thể như kết cấu cốt truyện, nhân vật, không gian, thời
gian nghệ thuật, nghệ thuật diễn đạt của truyện thơ. Đó là những đặc điểm thể
loại chủ yếu thuộc về hình thức nghệ thuật, hình thức mang tính quan niệm.
Mặt khác, suốt quá trình lý giải phải đặt truyện thơ trên vào môi trường
văn hóa dân tộc của nó. Đây cũng là nét khác biệt về bản chất giữa văn học
dân gian với văn học viết.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới ba mục đích:
1. Nhằm tìm hiểu mạch nguồn sinh ra truyện thơ (trong đó có Vườn hoa núi
Cối). Đó là môi trường địa lí, lịch sử, kinh tế xã hội và văn hóa tinh thần của
dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình. Có nghĩa là đặt truyện thơ trong môi trường
văn hóa của nó.

2. Vận dụng đặc điểm thi pháp văn học dân gian để nghiên cứu thể loại truyện
thơ thông qua một truyện thơ tiêu biểu Vườn hoa núi Cối của dân tộc Mường.
Từ đó khái quát được những đặc điểm thi pháp cơ bản và chính yếu của thi
pháp truyện thơ Vườn hoa núi Cối.
3. Rút ra bài học có tính chất phương pháp luận cho bản thân về hướng tiếp
cận văn học dân gian theo con đường thi pháp học.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu văn học kết hợp với việc
nghiên cứu một hiện tượng văn hóa nói chung (phong tục, tập quán).
- Sử dụng phương pháp loại hình.
- Phương pháp điền dã.
- Phương pháp thống kê, phân loại.

7


- Ngoài ra trong khi tiến hành nghiên cứu đề tài, luận văn còn sử dụng các
phương pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp...
5. Những đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu thi pháp truyện thơ thông qua một truyện thơ cụ thể là Vườn
hoa núi Cối, nếu những cố gắng của chúng tôi được xác nhận thì luận văn là
con đường nghiên cứu phù hợp để tiếp tục đi sâu vào các vấn đề bí ẩn, phức
tạp nhưng thú vị trong thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số.
- Văn học bắt nguồn từ đời sống hiện thực. Văn học Mường phản ánh đời
sống hiện thực, phong tục tạp quán, nếp cảm, nếp nghĩ, tâm linh... của người
Mường. Chính vì thế, khi nghiên cứu thi pháp truyện thơ Mường phải đặt tác
phẩm trong môi trường địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, văn hóa tinh thần của
người Mường để tìm ra các ý nghĩa thẩm mỹ đặc thù và các mã văn hóa.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ... trang ngoài phần đặt vấn đề tức phần mở đầu và phần kết

luận, nội dung bao gồm các chương sau:
Chương I. Hòa Bình – nơi sinh thành truyện thơ Vườn hoa núi Cối
Chương II.

Kết cấu cốt truyện và nhân vật truyện thơ Vườn hoa núi Cối

Chương III. Không gian, thời gian, nghệ thuật truyện thơ Vườn hoa núi
Cối

8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. HÒA BÌNH – NƠI SINH THÀNH TRUYỆN THƠ
VƯỜN HOA NÚI CỐI
1. Tổng quan về người Mường Hòa Bình
1.1. Vài nét về địa bàn cư trú
Người Mường cư trú trên một không gian rộng lớn từ tỉnh Sơn La, Phú
Thọ, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa đến Nghệ An. Trong đó sống tập trung
nhiều nhất ở tỉnh Hòa Bình.
Người Mường Hòa Bình cư trú chủ yếu trong các thung lũng hẹp, trên
các sườn núi thấp, xung quanh có núi non bao bọc. người Mường trước kia
chủ yếu ở nhà sàn, phía sau nhà dựa vào núi hoặc đồi, có rừng cây bao phủ,
địa thế chắc chắn, phía trước nhà hướng ra cánh đồng lúa hoặc các dòng suối
có không gian rộng, thoáng đãng. Nguồn sống chủ yếu của người Mường là
dựa vào ruộng và rừng, lấy nông nghiệp làm kinh tế chính, cây lương thực
chủ yếu là lúa, ngô khoai, sắn, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp. Với sự ưu ái
của núi rừng, đất đai, trải qua các thế hệ xây dựng làng mường, với sức lao
động sáng tạo, người Mường đã tạo ra một địa vực cư trú ổn định để làm ăn,
sinh sống.

Trong truyền thống, các làng, mường không phân bố theo các trục
đường chính mà thường thấp thoáng trong màu xanh bao la của núi rừng.
Cách gọi làng và mường tương đương nhau (trường hợp khác từ mường có ý
nghĩa chỉ vùng). Đơn vị cư trú dưới làng là xóm. Xóm có khi chỉ có năm, sáu
nóc nhà, mỗi nóc nhà là một gia đình gồm nhiều thế hệ, cho đến vài chục nóc
nhà với một hoặc vài dòng họ lớn. Nhiều xóm hợp thành mường. Lối vào
làng, mường thường khúc khuỷu, uốn lượn theo thế đất, thế rừng tự nhiên.

9


Cây tre, cây cau là dấu hiệu phổ biến để nhận diện các làng của người
Mường. Học giả Jean Cuisinier trong cuốn Người Mường – Địa lý nhân văn
và xã hội đã mô tả làng của người Mường một cách rất sinh động: “Từ một
rừng nhỏ nhô lên một bụi cau, trong một kẽ lá một mái nhà hiện lên như một
khối màu nâu, một chút khói bốc lên không thành từng cột, như những bức
màn... nhìn kỹ, ta thấy đó đây độ dày một mái nhà, góc của hai bức vách, bậc
của một chiếc thang; ngừng lại để lắng nghe một lúc, ta nghe thấy chiếc chày
giã lúa: một làng Mường náu mình ở đó” [6; 127].
Mỗi làng của người Mường có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai
canh tác, đất rừng, khúc sông khe suối riêng thuộc quyền quản lý, sử dụng.
Quy mô diện tích to, nhỏ thường phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý của mỗi
làng, quy mô dân số, số nóc nhà trong làng.
Làng của người Mường sinh sống một cách yên bình, gần gũi với thiên
nhiên. Thiên nhiên tạo nên chất trữ tình của làng quê Mường, đồng thời tạo
nên chất trữ tình, thơ mộng trong những bài dân ca, những truyện cổ Mường
và ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm sống của đồng bào Mường từ trước
đến nay.
Từ xa xưa cuộc sống của người Mường đã Sớm thích nghi và hòa đồng
với thiên nhiên, thiên nhiên và con người luôn gần gũi và nương tựa vào

nhau. Trong địa vực cư trú, người Mường luôn biết làm cho thiên nhiên giàu
có và tươi đẹp hơn, ngược lại thiên nhiên luôn ban tặng cho người Mường
những sản phẩm thiết yếu để phục vụ đời sống thường ngày.
1.2. Đời sống vật chất
Người Mường ở Hòa Bình trước kia sống theo phương thức tự cung tự
cấp. Cuộc sống chủ yếu dựa vào ruộng và rừng, lấy nông nghiệp làm kinh tế
chính. Qua nhiều thế hệ, người Mường đã kiến tạo nên những công trình thủy
lợi thích hợp với địa thế ruộng đất, tạo ra những mương, bai và sử dụng một

10


cách phổ biến và tài tình chiếc guồng quay để dẫn nước vào ruộng bậc thang.
Người Mường cũng có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác sản
xuất. Ngoài ra họ còn sống bằng nghề nương rẫy với một số cây, củ, quả dùng
làm thức ăn và cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu về
quần, áo, chăn, màn, đệm... các nghề chăn nuôi, thủ công của người Mường
được coi là nghề phụ gia đình. Vì thế, ngoài làm ruộng, người phụ nữ Mường
còn là những tay thợ dệt chăm chỉ và khéo léo. Họ tự tạo ra những sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình như: váy, áo, khăn... đặc biệt tài
khéo léo thêu thùa, may váy áo đã trở thành những điều kiện không thể thiếu
trong tục lệ hôn nhân khi con gái về nhà chồng.
Đời sống vật chất của người Mường đã ảnh hưởng lớn đến đời sống văn
hóa, tinh thần và liên quan chặt chẽ đến quan niệm sống của họ trong mọi thời đại.
1.3. Đời sống tinh thần
1.3.1. Tôn giáo tín ngưỡng
Đối với người Mường cư trú tại Hòa Bình, tín ngưỡng giữ vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần. Theo quan niệm truyền thống Mường, vũ trụ
chia ba tầng bốn thế giới và vũ trụ hai bên.
Người Mường Hòa Bình ngoài tục thờ thổ công, thổ địa và thành hoàng

làng... còn có tín ngưỡng đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh. Trong quan
niệm xưa của họ, thần linh có thể là bất cứ thứ gì xung quanh cuộc sống hàng
ngày như: mưa, gió, sấm, chớp, sông, suối, cây rừng, đá núi... điều này cho
thấy đời sống tâm linh của người Mường gắn bó chặt chẽ với môi trường địa
lý tự nhiên và đời sống xã hội mà họ sinh sống.
Tín ngưỡng thờ đá: Người Mường thường thờ những hòn đá có hình thù
kỳ lạ, họ hình dung đó là các vị thần, thánh đã giúp con người chinh phục
thiên nhiên.

11


Tín ngưỡng thờ quả: các loại quả có vị trí quan trọng khi con người còn
tồn tại trong hình thái kinh tế săn bắn, hái lượm. Vị trí đó đã in dấu sâu đậm
vào thế giới tâm linh, tín ngưỡng của người Mường, do đó họ có tục thờ quả.
Họ đã chọn bầu bí làm những linh vật để thờ cúng.
Tín ngưỡng thờ cây: Cho rằng có những loại cây linh thiêng, là nơi trú
ngụ của các lực lượng siêu nhiên, người Mường coi việc thờ cây có ý nghĩa
quan trọng. Các loại cây được tôn làm vật thiêng và cúng là Si, Đa, Gạo.
Tín ngưỡng thờ động vật: người Mường cho rằng thú rừng như: hổ, báo,
hươu, nai, trâu, bò, lợn, gà đều là những con vật linh thiêng, nó chứa đựng
những sức mạnh siêu hình, nếu con người thờ cúng chúng thì sẽ tránh được
thú dữ khi đi rừng và được tiếp thêm sức mạnh.
Tín ngưỡng thờ nhân thần và Thành Hoàng: Thành Hoàng được coi là
vị thần bảo trợ chung cho cả bản mường, là những nhân vật được thần thánh
hóa, hoặc những người có công khai sinh lập đất, xây dựng bản mường.
Thành hoàng được thờ tại quán hay miếu, đình.
Tín ngưỡng thờ tổ tiên: Người Mường cũng thờ tổ tiên, tuy nhiên nghi
lễ cúng không thường xuyên như người Kinh. Họ chủ yếu thờ cúng vào các
dịp tết nguyên đán, mừng cơm mới, ngày làm vía, ngày cầu mát.

Với ước vọng sinh tồn gắn kết với tâm linh, trong cuộc sống gia đình
truyền thống người Mường từ xa xưa đã hình thành một số nghi lễ sau:
Lễ nạ mụ: Người Mường quan niệm mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một bà
mụ đỡ đầu. Khi đứa trẻ sinh ra, họ làm lễ nạ mụ. Ý nghĩa của lễ nạ mụ là làm
nơi ăn chốn ở cho bà mụ để bà chăm lo cho con cháu hay ăn chóng lớn.
Lễ cầu mát: Dùng cho việc cầu phúc lộc, bình an cho gia đình, cầu cho
con cái học hành, công tác tiến bộ. Thầy cúng làm lễ mời anh em Chàng Vàng
về hưởng lễ và phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, con cháu khỏe mạnh.

12


Lễ làm mụ kéo si: Khi trong nhà có người già, sức khỏe yếu, gia đình sẽ
chọn ngày tốt để làm lễ để cho người già có sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ.
Lễ thờ thổ công, thổ địa: Người Mường Hòa Bình hầu như nhà nào cũng
phải có nhà thờ ông công, ông táo. Nhà ông công chỉ đặt ở cổng, mục đích là
để canh cổng, giữ nhà, không cho ma quỷ vào nhà.
Về nhân vật thực hành tín ngưỡng của người Mường, có hai loại phổ biến
nhất là ông Tlượng và bà Mỡi. Ông Tlượng là người chữa các bệnh do ma dữ
ám hại. Bà Mỡi là người thực hành các nghi lễ cúng chữa bệnh co vía của con
người.
Tín ngưỡng dân gian đã tác động vào mọi mặt đời sống của người
Mường, hình thành một hệ thống nghi lễ, phong tục tập quán bền vững trong
sản xuất, trong đời sống xã hội và tâm thức của người Mường. Tín ngưỡng đã
đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người và cộng đồng dân tộc.
Sinh hoạt lễ hội diễn ra thường xuyên đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần
trở nên phong phú, góp phần quan trọng xây dựng kho tàng văn hóa, văn học
dân gian đặc sắc của người Mường.
1.3.2. Văn học dân gian
Kho tàng văn học dân gian người Mường Hòa Bình bao gồm nhiều thể

loại: Sử thi, truyện cổ, tục ngữ, dân ca, truyện thơ... thể hiện tư duy và nhận
thức của người Mường về tự nhiên, con người và xã hội.
3.2.1.1.Sử thi
Người Mường có sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, kể về gốc tích và công
cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan
niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Mô tả bước
đi lên trong lịch sử của một cộng đồng người, qua các chặng dài lịch sử đến
khi trở thành một cộng đồng hùng mạnh. Do đó, buộc sử thi phải quan tâm tới
sự hình thành vũ trụ.

13


Đây là bộ sử thi đồ sộ, bản dài nhất gồm 16 nghìn câu. Tác phẩm này
được bảo tồn và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, tập trung đầy đủ
nhất dưới dạng Mo, thường được các thầy Mo hát cúng trong tang lễ để đưa
người chết về thế giới bên kia.
Sử thi đẻ đất đẻ nước có trị nhiều mặt. Nó đánh dấu những bước phát
triển về tư duy của con người, đó là chứng tích đầu tiên về một tinh thần triết
học. Nó thể hiện rõ tư duy huyền thoại, tư duy nghệ thuật của cư dân Mường.
1.3.2.2. Truyện cổ tích
“Dân tộc Mường sống ở nhiều tỉnh trên đất nước Việt Nam, mỗi nơi có
một điều kiện lao động, đấu tranh sinh hoạt khác nhau. Họ cũng có mặt từ rất
sớm, đã góp phần dựng nước, giữ nước cùng các dân tộc anh em trong lịch sử.
Truyện dân gian Mường cũng phản ánh tinh thần, tư tưởng ấy”[43; 11].
Đến nay các nhà sưu tầm đã giới thiệu khoảng 100 truyện, thể hiện làm 3
đề tài lớn và chủ yếu sau:
- Lao động sản xuất và đấu tranh
-


Quan hệ giữa con người với thiên nhiên và muôn loài

- Tình yêu và hôn nhân
Nói về lao động sản xuất, truyện thơ phản ánh công cuộc làm nương
rẫy, làm ruộng, làm thủy lợi của người Mường xưa. Về đấu tranh, nhân dân
lao động lên án vua quan phong kiến nhược, ca ngợi những người anh hùng
đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước tổ quốc.
Về thiên nhiên và muôn loài, ngoài bộ phận miêu tả các con vật, mảng
truyện này còn phản ánh mối quan hệ giữa con người với mường trời. Xuất
hiện những yếu tố thần kỳ như bụt, tiên... dạy bảo con người những điều tốt
đẹp, giúp đỡ người nghèo khổ, cơ cực. Đó là ước mơ của người lao động.
Đề tài tình yêu nam nữ được truyện cổ Mường phản ánh đa dạng. Nét
nổi bật trong đề tài này là lòng chung thủy của cô gái với người mình yêu. Dù

14


phải sống khổ cực, hay bị các thế lực thống trị cưỡng bức, chia cắt, thậm chí
phải chết thì họ cùng chết bên nhau (Đố bay ghét chúng tao, Xông Lền và
Mái Lúa...) và như thế họ cho rằng đã sống trọn vẹn với nhau cả cuộc đời, đó
cũng là hạnh phúc theo quan niệm của người trong truyện. Là sự phản ứng
chế độ bất công và phong tục xấu đã cản trở, phá tan hạnh phúc của con người
(Chàng Pặng Mo và nàng Niểng, Nàng Vỏ Trứng...), họ đã dàn thành trận
tuyến bằng mọi cách và ở mọi nơi để luôn luôn tấn công vào những thế lực
hắc ám – lúc thì bằng trí khôn mưu mẹo, khi thì tưởng tượng ra một lực lượng
siêu nhiên đánh thẳng vào kẻ thù để bảo vệ hạnh phúc.
Không ít các truyện tập trung miêu tả những cuộc tình duyên ngang trái,
dở dang và kết thúc một cách bi thảm. Nếu không chết chóc đau thương thì
cũng tan rã chia lìa, và rồi họ lại hy vọng xây dựng lâu đài tình yêu ở một thế
giới khác. Truyện kết thúc bằng cái chết bi thảm của nhân vật chính diện, có

lẽ để làm nổi bật lòng chung thủy bất diệt của tình yêu cho nên sau cái chết đó
bao giờ cũng xuất hiện một lực lượng siêu nhiên để giúp đỡ cho họ biến
thành đôi cây xanh tốt, thành hai quả núi lớn ngang nhiên đứng với đất trời
(Leo và Ly), hay thành đôi chim vẫy vùng giữa bầu trời cao rộng ( Đố bay
ghét chúng tao).
Nói chung, truyện cổ Mường toát lên nội dung ca ngợi sự cần cù nhẫn
nại trong lao động, đấu tranh, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của con người với con
người, con người với xã hội và thiên nhiên, đất nước, phê phán những thói hư
tật xấu của giai cáp thống trị, nói lên khát vọng một cuộc sống ấm no hạnh
phúc của nhân dân lao động.
1.3.2.3.

Dân ca

Dân ca Mường rất đa dạng về mặt hình thức, bao gồm hát sắc bùa, hát
thường rang, hát bọ mẹng, hát ví... Là những bài hát mang nội dung trữ tình,
nhằm biểu lộ tình cảm của nhân dân Mường trong đời sống hàng ngày.

15


Hát sắc bùa, là loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè
hay cưới xin đặc biệt là vào dịp đầu năm, phường sắc bùa đi chúc tết khắp mọi
nhà để cầu chúc một năm mới may mắn, thành đạt và khỏe mạnh cho gia chủ.
Hát thường rang hay rằng thường (hoặc xường) là hình thức hát dân ca
trong các dịp vui mừng mùa, mừng đám cưới hay mừng nhà. Thường diễn ra
quanh vò rượu cần, bên mâm bánh cạnh cô dâu, chú rể... Còn rang hay đang
cũng được sử dụng vào các dịp có việc vui nào đó, do vậy người ta hay gọi
kèm là thường rang.
Hát bọ mẹng, đây là một loại hình dân ca mang tính chất giao duyên nam

nữ. Loại hình này khá phổ biến và tự do, có thể hát ở nhiều nơi như trong bữa
tiệc, trong đám hội, bên bếp lửa, bên gốc cây, bến nước, hay giữa làng này với
làng kia. Lời hát cứ tiến dần tới mức độ yêu thương tha thiết. Các chàng trai
thường thổ lộ hết tài năng của mình để bày tỏ tình cảm với cô gái.
Hát ví, cũng là một hình thức hát đối đáp nam nữ, nhưng dùng những lời
lẽ ví von, mượn cảnh, mượn lời để thể hiện tình cảm. Lời ca chủ yếu dùng thể
thơ lục bát để ví, do vậy khi đọc lên ta thấy rất gần gũi với ca dao của người
Việt. Ngoài những loại hình dân ca trên, người Mường Hòa Bình còn có một
số loại hình dân ca khác như hát ru, hát mỡi, hát khu.
Có thể thấy kho tàng dân ca của người Mường hết sức phong phú. Mỗi thể
loại dân ca có ý nghĩa và tác dụng riêng, song đều nhằm phục vụ đời sống
tinh thần của người Mường trong quá khứ cũng như hiện tại.
Tình yêu và hôn nhân là đề tài cơ bản trong dân ca Mường. Bên cạnh
những bài dân ca có những lời thơ tươi mát, trong sáng, diễn tả những cảm
xúc tinh tế và niềm hạnh phúc của con người đang bước vào thế giới tình yêu,
còn rất nhiều bài dân ca nói về nỗi đau khổ của con người trong tình yêu bị
dang dở, hạnh phúc nát tan. Những bài dân ca về đề tài tình yêu và hôn nhân
có ý nghĩa rất sâu sắc. Là ước vọng về tình yêu và hôn nhân tự do, ẩn đằng

16


sau đó là lời tố cáo xã hội với bao hủ tục lạc hậu đã giết chết con người. Đề
tài này cũng là nguồn cảm hứng dạt dào để các nghệ sĩ dân gian sáng tác
truyện thơ về đề tài tình yêu.
1.3.2.4. Quan hệ gia đình và hôn nhân
Quan hệ gia đình và hôn nhân của người Mường có nhiều nét khác biệt
so với các dân tộc khác. Trước kia, tồn tại chế độ đại gia đình, có nhiều thế hệ
ông bà, cha mẹ, con cháu sống chung trong một nhà sàn lớn. Người đứng đầu
gia đình lãnh trách nhiệm điều khiển mọi công việc trong gia đình. Các thành

viên thường sống hòa thuận, con cháu thương yêu kính trọng ông bà cha mẹ.
Sau này, chế độ tiểu gia đình được thay thế với tính chất phụ quyền. Người
đàn ông quyết định và điều khiển mọi công việc chính trong gia đình. Người
phụ nữ Mường ở địa vị thấp kém hơn nam giới. Họ không được tham gia vào
các công tác xã hội, không được tự do quyết định những công việc trong gia
đình. Công việc chính của họ là làm ruộng và sinh con đẻ cái. Sau ngày giải
phóng, quan hệ gia đình Mường có nhiều thay đổi nhưng tư tưởng phong kiến
vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Dưới chế độ phong kiến việc dựng vợ gả chồng đều do cha mẹ quyết
định, trai gái không có quyền lựa chọn. Nếu trai gái tự lự chọn mà không hợp
ý cha mẹ thì bị ngăn cản. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng phải xứng đáng với
đẳng cấp của gia đình, dòng họ. Vì vậy, trong hôn nhân có sự ngăn cách giữa
giàu với nghèo, giữa đẳng cấp quí tộc với nông dân. Thời kỳ này trong xã hội
Mường tồn tại hai chế độ hôn nhân: Hôn nhân tầng lớp dưới và hôn nhân tầng
lớp trên. Hôn nhân của tầng lớp trên thường là môn đăng hộ đối, vì luật tục
của người Mường quy định: Nếu con gái nhà Lang (gọi là nàng) lấy con trai
dân thường thì không còn là nàng và các quyền lợi kinh tế của cô ta được
hưởng khi về nhà chồng cũng không còn nữa. Nếu con trai nhà Lang (gọi là
đạo) lấy con gái dân thường thì không còn gọi là đạo nữa. Hôn nhân của tầng

17


lớp dưới thì ngược lại với tầng lớp trên, họ tự do yêu đương tìm hiểu, nhưng
họ không thể lấy nhau mà không có sự thỏa thuận của cha mẹ, cha mẹ có
quyền từ chối và có thể buộc họ theo sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên, rất
hiếm khi cha mẹ sử dụng quyền đó với con cái. Vấn đề quan hệ gia đình, hôn
nhân của người Mường đã được phản ánh rõ trong truyện cổ tích và truyện
thơ về đề tài tình yêu trong đó có Vườn hoa núi Cối.
2. Truyện thơ Vườn hoa núi Cối trong đời sống văn hóa người Mường

Hòa Bình
2.1.

Nội dung câu chuyện
Truyện thơ Vườn hoa núi Cối của dân tộc Mường ra đời đã lâu, có thể vào

thế kỷ XVIII. Nhưng các dân tộc anh em mới biết đến tác phẩm này từ những
năm 70 của thế kỷ XX. Người có công sưu tầm và biên dịch tác phẩm là Mai
Văn Trí, Bùi Thiện. Truyện được in trong tập truyện thơ dân gian dân tộc
Mường có tên Tráng đồng, Nxb văn hóa Hà Nội 1976. Đinh Văn Ân cũng có
công sưu tầm và biên dịch, tác phẩm được in trong cuốn Đang Vần Va (hát ở
vườn hoa), Nxb Văn hóa Hà Nội 1986. Với lòng yêu mến và tôn trọng vốn
văn hóa của dân tộc Mường các nhà sưu tầm, biên dịch đã có nhiều cố gắng
và đã khôi phục được cốt truyện. Song bên cạnh những nội dung tương đồng
còn có những tiểu dị đó là điều có thể hiểu được ở tác phẩm văn học dân gian,
tức là nó không chịu “bất động” trong sự “khô cứng”, nó luôn tiếp biến, phát
triển với nhiều dị bản, nhưng cơ bản cốt truyện này như sau:
Vườn hoa núi Cối kể truyện anh Khói, anh Va là hai lang đạo nhỏ đã có
vợ ở một mường bị lễ giáo ràng buộc ít được tiếp xúc với bên ngoài. Nhân
một ngày hội chùa Quèl Ang ở một mường lớn – mường của lang cun
Chưởng Lý Vì Thàng, hai chàng đã được đến dự hội chùa. Đến đây họ thấy
nhiều cảnh đẹp, đặc biệt được gặp hai chị em nàng Thờm, nàng Tiên xinh
đẹp. Hai bên gặp nhau làm quen, yên nhau thề nguyền cùng nhau nên vợ nên

18


chồng. Chia tay nàng Thờm, nàng Tiên, anh Khói, anh Va về nhà bỏ vợ (do
bố mẹ cưới cho). Vợ các anh cũng là những cô gái con nhà lang. Bố mẹ hai
bên biết chuyện ra sức ngăn cản. Hai nàng Thờm, Tiên chờ đợi mất một năm

nhưng không thấy người yêu quay trở lại. Bố mẹ buộc họ lấy hai anh em đạo
Trần, đạo Trà giàu có. Khi anh Khói, anh Va tìm được cách trốn cha mẹ đi
thăm lại người tình thì đã muộn. Hai nàng Thờm và Tiên đã có chồng ở rể. Họ
đã gặp lại nhau, nhưng bởi thế lực yếu hơn nên không có cách nào lấy được
nhau, cuối cùng bốn người anh Khói, anh Va, nàng Thờm, nàng Tiên đã rủ
nhau cùng đi uống rượu lá ngón tự tử. Khi hai chàng rể là đạo Trần, đạo Trà
biết được tin cũng lấy dây thắt cổ tự tử chết cùng một chỗ. Tất cả sáu người
cùng chết. Biết được tin này lang cun chúa đất Chưởng Lý Vì Thàng đã bắt
tội bắt vạ và tịch thu toàn bộ gia sản của bố mẹ nàng Thờm, nàng Tiên.
2.2.

Truyện thơ Vườn hoa núi Cối trong đời sống tình cảm của người

Mường Hòa Bình
Vườn hoa núi Cối đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Hòa
Bình, Không đơn thuần là một truyện thơ, với chùa Vó Piếng, Đền Bụt và đặc
biệt là lễ hội chùa Quèl Ang đã trở thành một trong những ngày hội cầu mùa
lớn nhất Mường Thàng (nay thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, nơi sinh
thành truyện thơ Vườn hoa núi Cối ). Người dân nơi đây đã gửi gắm vào đó
những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên nơi bản mường.
Tưởng nhớ đến công lao mở mang cõi chợ của cun Chưởng Lý Vì Thàng
và cảm động trước chuyện tình đẹp của anh Khói, anh Va và hai nàng Thờm,
Tiên, cứ vào ngày mồng 8 mồng 9 tháng giêng âm lịch người dân Mường
Thàng nói riêng, người dân tỉnh Hòa Bình nói chung đã tổ chức lễ hội Vườn
hoa núi Cối để mong một mùa màng no ấm, một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Vườn hoa núi Cối, chùa Quèl Ang, Vó Piếng, đền bụt... đó là những địa
danh, cảnh vật có trong truyện thơ Vườn hoa núi Cối, giờ đây dấu tích vẫn

19



còn đó, chuông đồng đặt trong chùa Quèl Ang đã được gìn giữ tại trụ sở
UBND xã Tân Phong, hòn đá bên bờ Vó Piếng vẫn còn, nơi chùa Quèl Ang
còn hai cây đại trăm tuổi trước cửa, bát hương nhũ đá vẫn còn lại trên nền
chùa bụt. Núi Cối vẫn như một cối đá khổng lồ trơ trơ cùng tuế nguyệt. Mộ bà
chúa Nguyệt ở gò Ma Lươn đã bị khai quật từ lâu. Bên cạnh mộ có một tấm
đá ong trộn mật trông như một tấm phản, khi khai quật mộ bà người ta có thu
được một chiếc mũ dát vàng, một trống đồng, một con nghê và một thanh
kiếm vàng.
thơ Truyện Vườn hoa núi Cối với những ngày hội xuân tưng bừng, rộn rã
vẫn được người dân Cao Phong lưu truyền và gìn giữ. Cụ Bùi Thị Nhận, cụ
Bùi Thị Mến nhà dưới chân núi Cối năm nay đã hơn 80 tuổi nhưng thiên tình
sử bi tráng về Vườn hoa núi Cối vẫn được cụ kể lại rành mạch. Trước năm
1945, lễ hội Quèl Ang vẫn được xếp vào một trong những lễ hội lớn nhất của
Mường Thàng. Khi năm hết tết đến, xuân về, ngay từ trong năm, người dân đã
dành gạo thơm, trâu tốt để chuẩn bị cho lễ hội. Đến ngày mồng 8 tháng giêng
âm lịch khi mưa xuân bắt đầu lất phất, người dân khắp các vùng Mường
Thàng lại nô nức kéo về Quèl Ang để dự lễ rước nước vào chùa cầu mưa
thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ rước nước bắt đầu từ sáng sớm, kiệu
rước nước do đôi nam thanh nữ tú đưa ra Vó Piếng. Ở đây một cụ cao niên
nhất trong mường lấy nước từ Vó Piếng rồi rước vào chùa làm lễ tế. Bát nước
được để trong chùa một năm với mong ước một năm mát mẻ với nhiều điều
tốt lành, cầu chúc cho một năm mới nhiều may mắn, người dân trong vùng no
đủ. Trong ngày lễ hội diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt mọi người
háo hức nghe các nghệ nhân hát, kể truyện thơ Vườn hoa núi Cối.

20


Tiểu kết chương I:

Khi tìm hiểu truyện thơ Vườn hoa núi Cối cần phải xem xét trên bình
diện chung về địa lí tự nhiên, lịch sử tộc người, điều kiện kinh tế - xã hội và
đời sống văn hóa tinh thần. Đó là môi trường văn hóa truyền thống mang tính
khu vực Hòa Bình, đó cũng là cái nôi nguồn mạch sinh ra truyện thơ về đề tài
tình yêu trong đó có truyện thơ Vườn hoa núi Cối. Nắm được những vấn đề
trên kết hợp với phương pháp nghiên cứu văn học dân gian dưới góc độ thi
pháp học có thể làm sáng tỏ nhiều khía cạnh trong thế giới nghệ thuật tác
phẩm, đồng thời mở ra phương pháp nghiên cứu khoa học về văn học dân
gian theo một con đường mới có nhiều triển vọng.

21


Chương II. KẾT CẤU CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRUYỆN THƠ
VƯỜN HOA NÚI CỐI
1. Cốt truyện truyện thơ Vườn hoa núi Cối
1.1. Sự hình thành cốt truyện
“Cốt truyện là yếu tố của tác phẩm tự sự ”, “đó là tất cả các hành
động, biến cố được phát triển trong tiến trình kể truyện” [39; 99]. Tức là khi
thuật lại một truyện ta có thể kể lại các biến cố ấy theo một trình tự lôgic có
thể hiểu được. Nếu kết cấu là toàn bộ tổ chức sinh động của tác phẩm thì cốt
truyện là một trong những yếu tố thuộc tổ chức nghệ thuật sinh động đó.
Truyện thơ được hình thành trên cơ sở tiếp thu và kết hợp thành tựu
của dân ca và truyện cổ. Tùy từng trường hợp cụ thể, trong đó nổi lên hàng
đầu vai trò của dân ca hay truyện cổ trong sự tạo thành tác phẩm mà tạo nên
hai kiểu truyện thơ mang phong cách khác nhau:
- Kiểu truyện thơ trữ tình - tự sự.
- Kiểu truyện thơ tự sự - trữ tình.
Kiểu truyện thơ trữ tình - tự sự là sự “tích tụ và phát triển dân ca về đề
tài nỗi khổ của người lao động, người phụ nữ, dân ca giao duyên thành một

thể tài mới có tính chất tự sự và có một tầm rộng lớn về phạm vi thời gian
không gian, cả về độ dài tác phẩm nữa” [35;85].
Kiểu truyện thơ tự sự - trữ tình là sự “chuyển hóa từ truyện cổ tích
kiểu người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí, tận
dụng nghệ thuật trữ tình của dân ca tạo thành một loại văn học tự sự - trữ
tình”[35;85].
Trước hết truyện thơ Vườn hoa núi Cối được hình thành trên cơ sở tiếp
thu và kết hợp thành tựu của dân ca. Qua khảo sát quyển Hợp tuyển tập thơ
văn các dân tộc thiểu số; Dân ca Mường, chúng tôi nhận thấy cốt truyện
truyện thơ Vườn hoa núi Cối có sự “lắp ráp” nội dung của các bài dân ca
Mường như : thường rang, bọ mẹng, ví, đúm. Một cuộc hát thường của người
Mường thường diễn ra từng bậc như sau:

22


- Đôi trai gái gặp nhau khen ngợi về bản mường, mời đến thăm nhà.
- Họ yêu nhau, mong ước được xây cửa dựng nhà.
- Họ bị cha mẹ ngăn cấm, đánh đập không cho đến với nhau.
- Đôi tình nhân bất chấp tất cả để được sống gần nhau, cho dù phải chết.
Bảng so sánh sự gần gũi giữa lời thơ trong truyện thơ Vườn hoa núi
Cối và lời dân ca Mường:
Truyện thơ Vườn hoa núi Cối
- Đất mường nên cơm tốt lúa,
Vó nước nào cũng lắm cá trê
Một khóm cây kê cắt về đầy giỏ
Một bó lúa nếp được ba đấu gạo,
Có cơm bỏ thừa, có áo bỏ rơi...

Các bài dân ca Mường

Cành hoa cúc chơi lẫn cành
hoa Lan Hương
Anh biết mường em trồng lúa
nhiều,
Anh đi thăm suối, thăm khe
Suối khe nào cũng lắm cá
Anh biết nơi làng em nhiều trai

-Bắc thuyền đò ngang sông bến

xinh, gái đẹp...

râm,
đánh được con cá trắm bằng mái - Chọn tháng tốt ngày lành
chèo,

Ra rào, ra sông đi bắt cá

được cá khộc bằng mo nang,
được cá chép, cá mương ráng,
được cá bào, cá trôi...

Đánh được con cá rầm bằng cái
ván nốc
Đánh được con cá nốc bằng cái

-Công em chờ từ năm xưa, năm

ván chèo...


ngoái
Chờ cho tới năm nay
Đợi anh lòng chay dạ suông,
-No lòng dạ chờ mong em ở cột
Mặt trời xế bóng ngày nào cũng
nhà ván
mong...
Ngồi cùng em ở chàn giã gió dầm
Lòng em ngậm ngùi,
Như cây rau mùi héo ngọn,
sương,
Chờ anh đã trọn một năm,
Hết năm chẳng được tiếng cười
Đến ngày rằm mười lăm tháng
Cuối năm chẳng được tiếng nói...
sáu...

23


-Bố mẹ chẳng nói chẳng rằng,
Đưa con lại đằng lại đầu hè,
Giật đòn gánh đánh đè hai bên
xương sống,
Sống chết ở quyền mẹ cha,
Lột xống áo hoa cà,
Giữ con trong nhà không cho nhảy
vóng,
Cửa đóng then cài,
Người bên ngoài không cho nói ...


-Năm gian bố khóa chặt, cửa chín
vóng mẹ cài then,
Chín chục roi lảy trảy bố bó làm
bảy,
Bảy mươi roi lèn en mẹ buộc nên
ba,
Giữ em ở trong nhà, bố mẹ ra tay
đánh đập,
Đánh em như sấm trên trời,
Đánh em máu chảy khắp người,
Áo em rách tả tơi,
Chân tay em rã rời
Trông không nên người, không
nên con gái.

Khi tiếp thu lời dân ca, truyện thơ Vườn hoa núi Cối phải chuyển hóa
ít nhiều lời dân ca cho phù hợp với nội dung truyện thơ. Nếu ở dân ca chỉ là
những cảm nghĩ khái quát của nhân vật trữ tình thì khi vào truyện thơ những
cảm nghĩ đó phải được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong hệ thống sự việc, hành
động diễn ra và chuyển hóa trong một không gian và thời gian nhất định.
Nghĩa là từ tâm trạng chuyển hóa, phải bộc lộ thành sự kiện, tình tiết nối đuôi
nhau hình thành.

24


×