Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

YẾU tố dân GIAN TRONG bộ BA TIỂU THUYẾT “QUÁI THẾ kì đàm” của PHÙNG ký tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.96 KB, 112 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới TS. Trần Thị Thu Hương, người đã tận tình
giúp đỡ tôi suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Châu Á,
Khoa Ngữ văn, Phòng sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường
Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong việc học
tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận văn này, chắc chắn tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô và đồng nghiệp để
luận văn hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Phượng Uyên


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Trung Quốc là một trong những bộ phận quan trọng của nền
văn học thế giới. Đặc biệt từ những văn cuối thế kỉ XX đến nay, văn học
Trung Quốc ngày càng khẳng định được vị thế của mình với vô số những tác
phẩm ở nhiều thể loại khác nhau. Qua đó ta cũng thấy được lực lượng nhà văn
Trung Hoa hùng hậu trong thời kì đổi mới, khi nền văn học đã dần thoát khỏi
cái bóng khổng lồ của thời trung đại.
1.2 Phùng Ký Tài là một trong những tác giả đã khẳng định được tên tuổi


của mình trên văn đàn Trung Quốc. Ông từng để lại những ấn tượng mạnh mẽ
trong lòng độc giả nước mình và nước ngoài. Tác phẩm của ông đã được dịch
và giới thiệu tại Việt Nam vào khoảng những năm cuối thế kỉ XX và thu hút
được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Ông viết không nhiều nhưng các vấn đề
được đặt ra trong các đứa con tinh thần lại chứa đựng những ý nghĩa xã hội
và lịch sử sâu sắc. Điều đó đã khơi gợi, dẫn dắt sự khám phá của độc giả.
Việc tìm hiểu về tác giả Phùng Ký Tài cũng như những vấn đề lớn đặt ra
trong sáng tác của ông là một điều thiết thực đối với chúng tôi, đặc biệt với
những người quan tâm tới lịch sử và văn hóa Trung Hoa thời cận – hiện đại.
1.3 Văn học dân gian cùng những thành tựu của nó như dòng sữa ngọt
ngào, vô tận nuôi dưỡng tâm hồn của các dân tộc. Đó là chiếc nôi của văn học
viết nói chung và các tài năng văn học nói riêng. Ở tất cả các giai đoạn văn
học, sáng tác văn học viết luôn ít nhiều in đậm dấu ấn của văn học dân gian.
Đặc biệt, trong thời kì văn học hiện đại, việc lưu giữ, phát huy các yếu tố dân
gian được các tác giả văn học lưu giữ và sáng tạo đa dạng, toàn diện hơn. Đặc
biệt, trong xu hướng hiện đại và hậu hiện đại hiện nay, càng nhiều nhà văn
hướng về cội nguồn dân gian hơn, có chiều sâu hơn, khiến cho dòng chảy văn

3


chương cuộn trôi về tương lai mà vẫn lưu giữ màu sắc quá khứ của cội nguồn.
Bên cạnh đó, văn hóa Trung Quốc nói chung và văn hóa dân gian của đất
nước này nói riêng là một vấn đề độc đáo có bề dày hàng ngàn năm lịch sử,
được nhiều người quan tâm nghiên cứu và phản ánh, trong đó có Phùng Ký
Tài – một trong những nhà văn có không ít đóng góp cho nền văn học Trung
Hoa hiện đại. Nội dung này đã trở thành điểm mạnh trong sáng tác của ông và
được thể hiện rất sáng tạo.
1.4 Ở Trung Quốc, trong giai đoạn văn học hiện đại, có khá nhiều trào lưu
văn học khác nhau như : văn học vết thương, văn học tầm căn, văn học cải

cách, văn học phản tư. Phùng Ký Tài là một trong những đỉnh cao của trào
lưu văn học phản tư. Đây là một trào lưu văn học được nhiều nhà nghiên cứu
ở Trung Quốc quan tâm, lý thuyết về nó đã được xây dựng thành những cuốn
sách chuyên ngành, những bài báo có giá trị. Về nội dung, văn học phản tư
đưa ra cái nhìn mới để từ đó suy nghĩ và nhận thức lại mọi vấn đề về nhân
tình thế thái, văn hóa phong tục, quá khứ - hiện tại...nhằm đưa ra những suy
xét thấu đáo, thức tỉnh con người, góp phần hướng con người tới chân – thiện
– mỹ. Không chỉ riêng Phúng Ký Tài mà còn không ít nhà văn cũng trùng tư
tưởng với ông như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Vương Mông, Lý Nhuệ, Trương
Hiền Lượng...Về nghệ thuật, văn học phản tư vẫn hướng tới những đề tài cũ
song bằng quan niệm và cái nhìn khác lạ nên vẫn có khả năng mang lại những
nét mới mẻ, hấp dẫn với thị hiếu của độc giả đương đại. Các tác giả của dòng
văn học phản tư trước hết đã tìm kiếm những biểu tượng văn hóa như một thứ
mật mã chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc để phục vụ cho mục đích phản tư.
Bên cạnh đó, nghệ thuật tự sự cũng được thay đổi với những bước đột phá bởi
có sự tham gia của các yếu tố kì ảo làm cho hiện thực và mộng ảo đan xen li
kì để tiến hành suy ngẫm lại những vấn đề đã qua trong lịch sử. Và thường
gặp nhất là việc các tác giả sáng tạo hàng loạt những “kì nhân”, “kì sự” qua

4


hệ thống “kì văn” để tô đậm sự khác lạ, kì dị, thậm chí rùng rợn, khốc liệt
nhưng cũng có phần lãng mạn, huyền thoại cho tác phẩm. Với quan điểm nhìn
nhận lại những vấn đề trong quá khứ, lịch sử, văn học phản tư có một ý nghĩa
quan trọng đối với cuộc sống và cả nghệ thuật. Nó giúp chúng ta nhìn nhận lại
một cách sâu sắc, đa diện về cuộc sống, đánh giá đúng đắn về các giá trị văn
hóa, lịch sử, con người, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển tiến trình
lịch sử và tiến bộ của cuộc sống con người. Đồng thời với những sáng tạo
nghệ thuật độc đáo của hàng loạt những nhà văn xuất sắc, văn học phản tư

còn thể hiện những quan điểm nghệ thuật cùng phương pháp sáng tác mới mẻ,
tiến bộ. Phùng Ký Tài với bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” đã góp mặt vẻ
vang trong dòng chảy của văn học phản tư Trung Quốc thời hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Các nhận định chung về tác giả Phùng Ký Tài cùng với những
sáng tác văn chương và phong cách nghệ thuật của ông.
Sau năm 1977, văn học Trung Quốc bước vào một thời kì mới, thời kì
nhà văn dám viết sự thật về những mất mát sâu xa do “đại cách mạng văn
hóa” và những chính sách quá tả trước đó gây ra. Cả một thế hệ đông đảo các
nhà văn trẻ ra đời và lập tức trở nên nổi tiếng. Họ chẳng những là nhân chứng
mà còn là nhân vật chính trong những tấn bi kịch khủng khiếp rộng lớn khắp
Trung Hoa. Cơn lốc Hồng vệ binh đã cuốn họ vào các cuộc kiểm điểm, phê
bình, đấu tố, cải tạo tư tưởng bằng học tập “trước tác” hoặc bằng lao động
khổ sai. Chính trong thời gian mười năm đó (1966 – 1976) họ đã có dịp hòa
nhập vào thực tế, có dịp suy ngẫm lại về cuộc đời và về số phận con người, đã
thai nghén hoặc phác thảo xong những tác phẩm tâm huyết chỉ chờ dịp công
bố cùng bạn đọc.
Phùng Ký Tài là một nhà văn “ngẫu nhiên” và “tất nhiên” trong cả loạt
nhà văn nói trên. Ông sinh năm 1942 ở thành phố Thiên Tân. Năm 1960, sau

5


khi tốt nghiệp phổ thông trung học, ông tham gia đội bóng rồi chuyển sang
làm giáo viên dạy mỹ thuật. Trong thời gian cách mạng văn hóa, những lần bị
đấu tố và lao động cực nhọc ở nông thôn đã làm giàu cho ngòi bút sáng tác
của ông, những trang đời đã đi vào trang văn một cách tự nhiên. Từ năm 1978
ông bắt đầu sáng tác và liên tiếp có những truyện in từ bấy đến nay. Về truyện
dài có Nghĩa hòa quyền (viết chung với Lý Định Hưng), Đèn thần ; về truyện
vừa có Ngả đường rẽ nở đầy hoa, A ! ( giải truyện vừa ưu tú toàn quốc năm

1977 – 1980 ), Trên cả tình yêu, Dấn mình trong mưa gió, Roi thần (giải
truyện vừa ưu tú toàn quốc 1983 – 1984), Cảm tạ cuộc đời (giải ưu tú của tạp
chí Tuyển chọn truyện vừa), Gót sen ba tấc v.v...; về truyện ngắn có Chiếc
tẩu thuốc khắc hoa (giải Truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978-1984), Người đàn
bà cao lớn và anh chồng lùn, 10 năm của 100 người (Nhất bách cá nhân đích
thập niên), Văn học trong tim tôi (Ngã trung tâm đích văn học) v.v... Nhiều
tác phẩm của ông đã được dịch ra các tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga...
Một loạt tác phẩm trên đây cho thấy Phùng Ký Tài không chỉ sở trường
về đề tài hiện thực đương đại mà cả về đề tài phong tục, lịch sử. Ở đề tài thứ
hai, văn phong của ông thiên về tính chất dí dỏm, hài hước, tươi vui; còn ở đề
tài thứ nhất, ông viết nghiêm túc, sâu sắc, chân thực, cảm động, để lại ấn
tượng mạnh mẽ trong người đọc. Bởi vậy một số truyện tuy không được giải
thưởng song vẫn được giới lí luận chú ý nghiên cứu về nghệ thuật dẫn truyện
và hình tượng nhân vật của ông. Năm 1987, Trung tâm truyện ký Mĩ tặng ông
huy chương danh dự Danh nhân thế giới trong năm. Ông còn có tên trong
cuốn “Người trí thức nổi tiếng thế giới” của Anh và “Nhân vật kiệt xuất thế
giới” của Mĩ.
Trong Lời giới thiệu cho bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” của Phùng
Ký Tài, dịch giả Phạm Tú Châu có viết : “Ông chịu nhiều cực khổ như bao trí
thức khác, từng làm công nhân, nhân viên bán hàng, dạy học và nhiều công

6


việc khác nữa. Những nỗi cực nhọc cùng những công việc không hợp với sở
trường của mình không hề làm ông nhụt chí, mà lại làm giàu cuộc đời sáng
tác của ông. Bao cảm xúc, suy nghĩ dồn nén trong người khiến ông thấy bức
xúc phải viết ra và ông đã bí mật sáng tác trong những ngày tháng đen tối đó,
viết xong phải cuốn trong ống tre giấu kẽ tường, dưới nền gạch” [5,15]. PGS.
TS Lê Huy Tiêu có nhận xét về Phùng Ký Tài : “ bất kể truyện dài mấy chục

vạn chữ cho đến truyện ngắn mấy trăm chữ, mấy chục chữ của ông, đều là
tiểu thuyết với đầy đủ ý nghĩa nhất” [250,18].
Phùng Ký Tài tuy là một nhà văn khá quen thuộc của Trung Hoa trong
thời kì nửa cuối thế kỉ XX, nhưng chưa nhiều người nghiên cứu về ông. Ở
Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu về ông cũng rât ít. Qua khảo sát và
tìm kiếm, chúng tôi chỉ tìm thấy một số lượng nhỏ những tài liệu viết về tác
giả này. Đây cũng là một trong số những khó khăn chúng tôi gặp phải khi tìm
hiểu về nhà văn. Như vậy, ở nước ta nhìn chung khi khai thác về Phùng Ký
Tài, chưa có nhiều những bài nghiên cứu, những tác phẩm đi sâu vào tìm hiểu
cuộc đời con người tài hoa này. Việc nghiên cứu về văn nghiệp của ông còn
là một dấu hỏi lớn hứa hẹn sẽ có nhiều sự khám phá thú vị hơn nữa.
2.2 Lịch sử nghiên cứu về các yếu tố dân gian trong tác phẩm của
Phùng Ký Tài.
Chúng tôi có thể khẳng định rằng ở nước ta, đến thời điểm hiện tại chưa
có công trình nghiên cứu nào thực sự chuyên sâu về Phùng Ký Tài và các tác
phẩm của ông. Đặc biệt, bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” còn là một mảnh
đất mới mẻ, li kì mà chắc hẳn nhiều độc giả chưa biết đến. Không những thế,
yếu tố dân gian đậm nét, thú vị trong ba tiểu thuyết này càng là một vấn đề
mới hơn nữa. Trong dòng chảy của văn hiến Trung Quốc, yếu tố dân gian
trong văn hóa nói chung và văn học nói riêng là một vấn đề vô cùng quan
trọng, nó làm nên nền tảng và bản sắc của đất nước này. Phùng Ký Tài là một

7


trong những tác giả đã đưa những yếu tố thuộc văn hóa dân gian của nước nhà
vào tác phẩm một cách độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn, khơi gợi được sự khám
phá của người đọc về lịch sử, phong tục, tập quán...
Trong bài viết “Giải mã biểu tượng gót sen trong tác phẩm Gót sen ba
tấc của Phùng Ký Tài”, nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo cho rằng : “Như nhiều

thanh niên, trí thức khác, ông đã “lên núi cao, vào rừng sâu”, trải nghiệm
nhiều về cuộc đời và con người và đặc biệt là suy ngẫm về truyền thống văn
hóa Trung Quốc. Phùng Ký Tài không chỉ sở trường về đề tài hiện thực
đương đại mà cả về đề tài phong tục, lịch sử. Ông được coi là nhà văn “tầm
căn” luôn tìm về những giá trị văn hóa thần bí và đầy chất nhân bản Trung
Hoa” [29,4]. Đó chính là những yếu tố dân gian quen thuộc nhưng vô cùng li
kì, hấp dẫn được nhà văn chọn lọc, gọt giũa để lồng ghép vào những trang
văn dưới ngòi bút tài hoa của mình.
Trong Lời giới thiệu cho bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm”, dịch giả
Phạm Tú Châu có viết : “ ...số phận cùng phương thức sinh sống của nhân
vật có liên quan chặt chẽ với những hiện tượng văn hóa, thậm chí nhân vật
còn hóa thân vào một loại văn hóa nào đó. Khi miêu tả những di tích văn
hóa, tác giả tỏ ý muốn “đi theo con đường phê bình tính xấu của dân tộc như
Lỗ Tấn từng làm, đồng thời cố tránh thái độ giản đơn, thô thiển khi xử lý
quan niệm văn hóa thể hiện trong những phong tục của người Thiên Tân”
[6,15].
Ở Trung Quốc, trước Phùng Ký Tài, đã có không ít văn nghệ sĩ lấy yếu
tố dân gian làm cảm hứng sáng tác cho mình và họ đã thu được không ít thành
công. Ta tưởng như đó là một mảnh đất đã được nhiều người thâm canh, cày
xới, nhưng đến Phùng Ký Tài, ông vẫn đem lại một mùa bội thu. Yếu tố dân
gian quen thuộc mà kì lạ trong văn hóa Trung Hoa đã trở thành điểm sáng
trong nhưng đứa con tinh thần của ông. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam,

8


chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Đó cũng là một khó khăn
và thuận lợi cho chúng tôi. Khó khăn bởi đây là một vấn đề còn chưa có bề
dày tìm hiểu, nhưng thuận lợi ở chỗ chúng tôi có thể mạnh dạn bày tỏ những
suy nghĩ, quan điểm của mình trong đề tài này.

Đa số còn lại là tản mát các bài viết liên quan đến Phùng Ký Tài ở các
trang web trên mạng của những người nghiên cứu, những bạn đọc Việt Nam
có lòng mến mộ và dành tình cảm cho ông. Nội dung các bài viết thường xoay
quanh cuộc đời nhiều thăng trầm và nhận xét sơ lược về những sáng tác của
nhà văn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn cố gắng khái quát những biểu hiện cơ bản về yếu tố dân gian trong
tác phẩm của Phùng Ký Tài mong góp thêm tiếng nói vào công trình nghiên
cứu về yếu tố dân gian của văn học Trung Quốc.
- Chỉ ra những điểm sáng tạo đặc sắc ở việc xây dựng yếu tố dân gian trong
tác phẩm của Phùng Ký Tài, đưa ông đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung tìm hiểu những yếu tố văn hóa dân gian trong bộ ba
tác phẩm “quái thế kì đàm” của Phùng Ký Tài đặt trong dòng chảy của lịch sử
và văn hóa Trung Hoa cuối đời Thanh – đầu thời Dân quốc.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung
- Tuy Phùng Ký Tài viết khá nhiều tác phẩm mang phong vị dân gian nhưng
luận văn của chúng tôi giới hạn khảo sát yếu tố dân gian trong bộ ba tiểu
thuyết “quái thế kì đàm” ( tạm dịch là : chuyện kì lạ ở đời quái lạ - theo dịch
giả Phạm Tú Châu ), gồm ba tác phẩm : Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương
bát quái.

9


- Ngoài ra, để tìm hiểu vấn đề được sâu hơn, chúng tôi có đưa ra một vài tác
giả để so sánh, qua đó góp phần làm rõ sự khác biệt của Phùng Ký Tài.
b. Phạm vi tư liệu

- Cuốn bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” gồm : Roi thần, Gót sen ba tấc,
Âm dương bát quái của Phùng Ký Tài, dịch giả Phạm Tú Châu – NXB Phụ
nữ, HN, 2006.
- Một số cuốn sách khác có nội dung về văn hóa, lịch sử Trung Quốc.
- Một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài từ các nguồn khác nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng chủ yếu một số phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng họp
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
6. Đóng góp của luận văn
- Đề tài này cho đến nay chưa được giới học thuật tìm hiểu và quan tâm
nhiều. Ở đây, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những biểu hiện của yếu tố văn hóa
dân gian được thể hiện trong bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” gồm 3 tác
phẩm : Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái của Phùng Ký Tài và
những thành công nghệ thuật khi xây dựng những yếu tố này trong tác phẩm.
Từ đó chúng tôi muốn khẳng định những nét mới mẻ, sáng tạo, góp phần nhìn
nhận về giá trị văn chương của ông dưới góc độ văn hóa, lịch sử trong dòng
chảy của nghệ thuật văn chương.
- Qua những kết quả có được, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp được một phần
nhỏ trong việc chỉ ra sự phát triển của văn hóa tư tưởng Trung Quốc được thể

10


hiện qua văn học, đặc biệt giúp độc giả có thể thấy được phong cách văn
chương và cá tính sáng tạo của nhả văn.
- Luận văn cũng góp phần giới thiệu đến độc giả tên tuổi một cây bút văn

chương của Trung Quốc thời hiện đại giàu nhiệt huyết và tài năng.
7. Cấu trúc luận văn
A. Phần mở đầu
B. Nội dung
Chương I : Yếu tố dân gian trong bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” nhìn từ
phong vị Thiên Tân.
Chương II : Yếu tố dân gian trong bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” nhìn
từ phương thức tự sự truyền kì.
Chương III : Yếu tố dân gian trong bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm” nhìn
từ nghệ thuật ngôn ngữ.
C. Kết luận

11


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT
“QUÁI THẾ KÌ ĐÀM” NHÌN TỪ PHONG VỊ THIÊN TÂN
Thiên Tân là thành phố cảng vào loại lớn nhất Trung Quốc. Nơi đây
từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, đồng thời cũng là nơi tiếp xúc với
văn hóa phương Tây sớm nhất. Vùng đất này có những sắc thái văn hóa bản
địa hết sức phong phú, tạo thành “phong vị Thiên Tân”. Phong vị của địa
phương này thể hiện ở nhiều mặt như : địa lý, ngôn ngữ, phong cách sống,
con người…Nhìn về lịch sử, Thiên Tân là một vùng đất được hình thành từ
lâu đời ở Trung Quốc, khoảng năm 340 trước Công Nguyên, theo thời gian
trở thành một thành thị mở cửa ven biển lớn nhất phía bắc Trung Quốc. Đây
là một vùng sông nước, người dân chủ yếu sinh sống bằng buôn bán, cuộc
sống trên bến dưới thuyền cũng tạo cho con người nơi đây những đặc điểm
riêng khác với người dân những vùng đất khác, đồng thời họ đã tạo ra một

nền văn hóa dân gian vừa mang bản sắc dân tộc, vừa đậm đà “phong vị Thiên
Tân”. Cho đến nay, vùng đất này tuy đã rất phát triển nhưng cái “vị” riêng
vẫn được bảo tồn, phát huy. Những thế hệ nhà văn hiện đại như Phùng Ký Tài
– con đẻ của Thiên Tân đã góp phần bồi đắp thêm, làm giàu thêm cho văn hóa
quê hương mình.
1. Giới thuyết về “phong vị Thiên Tân”
Thiên Tân có một bề dày lịch sử lâu đời, nó nằm trên vùng đồng bằng
phù sa do Hoàng Hà bồi đắp vào thời cổ đại, trước khi sông chuyển dòng về
phía Nam như ngày nay. Vào thời cổ, Hoàng Hà từng ba lần đổi dòng để đổ ra
biển tại phụ cận Thiên Tân : đổ ra biển phụ cận Ninh Hà vào ba nghìn năm
trước, đổ ra biển tại phụ cận Hoàng Hoa vào thời Tây Hán và đổ ra biển Thiên

12


Tân vào thời Bắc Tống. Đến thời nhà Kim, Hoàng Hà đổi dòng về phía Nam,
bờ biển Thiên Tân ổn định. Vào thời Chiến Quốc, ở khu vực Thiên Tân đã có
các cư dân lao động và sinh sống đầu tiên. Thời Tây Hán, Hán Vũ Đế đã thiết
lập Diêm Quan tại Vũ Thanh. Thời nhà Tùy, Đại Vận Hà khai thông, khiến
cho nơi giao nhau giữa Bắc Vận Hà, Nam Vận Hà, Tam Xóa Hà Khẩu trở
thành nơi phát triển sớm nhất Thiên Tân. Thời nhà Đường, Thiên Tân đã mở
ruộng muối tại Lô Hoài, lập kho muối tại Bảo Trì. Từ sau đời Đường, Thiên
Tân đã trở thành bến tiếp nhận các vật tư như lương thực và tơ lụa từ phương
Nam vận chuyển lên phương Bắc. Thời Tống – Liêu, Hải Hà từng là sông
ranh giới, phía bắc sông là đất Liêu, phía nam sông là đất Tống. Thời Tống,
phía Nam Hải Hà, triều Tống cho thiết lập rất nhiều cứ điểm quân sự như
Nam Hà, Sa Qua để đề phòng quân Liêu tiến xuống phía nam. Thời nhà Kim,
triều đình đã cho thiết lập trọng trấn “Trực Cô trại” tại Tam Xóa Khẩu, đương
thời khu vực cận Thiên hậu cung đã hình thành đường phố. Như vậy, hình ảnh
đầu tiên của đô thị Thiên Tân đã xuất hiện từ đây. Thời nhà Nguyên, vận

chuyển đường biển ở Thiên Tân được khai thông, Trực Cô trở thành trung
tâm vận chuyển đường thủy, Thiên hậu cung cũng được xây dựng. Năm Diên
Hựu thứ ba (1316), tại Trực Cô đã thiết lập “Hải Tân trấn”, là trọng trấn quân
sự và là trung tâm vận chuyển đường thủy đương thời. Thời nhà Minh, khi
Yên vương Chu Lệ tranh đoạt ngôi vị với cháu là Minh Huệ Đế, đã vượt sông
tại khu vực Thiên Tân về phía nam. Năm Vĩnh Lạc thứ hai (1404), Minh
Thành Tổ Chu Lệ đã ban tên gọi “Thiên Tân”, có ý nghĩa là “Thiên tử vượt
bến sông”, sau này người ta còn nói rằng “Thiên Tân” có nghĩa là “bến vua”.
Sau đó ông xây thành thiết lập Thiên Tân vệ. Vùng đất Thiên Tân chính thức
được hình thành từ đây. Cùng với việc nhập khẩu gia tăng và thương nghiệp
phát triển, triều đình nhà Minh liên tiếp thiết lập quan nha, xây trường học,
đưa các vùng đất bên ngoài vào phạm vi thuộc thẩm quyền của Thiên Tân.

13


Thời nhà Thanh, Thiên Tân được đổi từ vệ thành châu, rồi được thăng châu
thành phủ. Cuối đời Thanh, Thiên Tân là trú địa của Trực Lệ tổng đốc, trở
thành căn cứ của Lý Hồng Chương và Viên Thế Khải trong việc thiết lập
Dương Vụ vận động và phát triển thế lực Bắc Dương.
Qua đôi nét về lịch sử thời cổ đại ở Thiên Tân, ta thấy vùng đất này đã
hình thành từ rất sớm và đặc biệt là một trong những nơi có nền kinh tế phát
triển sớm nhất Trung Quốc. Có được điều này vì Thiên Tân sở hữu một điều
kiện địa lý thuận lợi. So với các vùng đất khác của quốc gia thì Thiên Tân có
diện tích không lớn nhưng đường bờ biển lại khá dài, khoảng hơn 150 cây số.
Nơi đây có địa thế chủ yếu là đồng bằng và đất trũng. Lịch sử địa chất Thiên
Tân đã có trên ba tỉ năm, phát triển từ niên đại Thái cổ đến kỷ Đệ tứ thì hình
thành diện mạo như ngày nay. Thiên Tân nằm trên bình nguyên Hoa Bắc, nơi
các chi lưu lớn của Hải Hà hợp lưu với nhau như : Nam Vận Hà, Bắc Vận Hà,
Tử Nha Hà…tổng cộng là chín nhánh sông gặp nhau rồi đổ ra biển. Dòng

chính của Hải Hà chảy qua trung bộ Thiên Tân và con sông này được xem là
“sông mẹ” của Thiên Tân. Điều này đã tạo nên sự hình thành cục diện “tam
giáo cửu lưu”, tam giáo gồm Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, cửu lưu là chín
nhánh sông chảy qua Thiên Tân, từ đó dẫn đến văn hóa Thiên Tân cũng có
những nét khác biệt. Chính nhờ có điều kiện thuận lợi này mà ngay từ thời cổ
đại, nơi đây đã trở nên hưng thịnh nhờ vào vận tải đường thủy. Ngày 23 tháng
12 năm 1404, Thiên Tân được chính thức xây dựng, là thành thị duy nhất có
thời gian xây thành chính xác vào thời cổ đại Trung Quốc.
Kể từ năm 1860, sau khi Thiên Tân trở thành một cảng thông thương
với ngoại quốc, nhiều nước phương Tây đã lập tô giới tại Thiên Tân do triều
đình nhà Thanh đã kí kết điều ước Bắc Kinh. Tô giới chính là nơi ở của
những người nước ngoài tại Thiên Tân. Các cường quốc như Anh, Mỹ, Pháp,
Đức, Nhật, Nga, Ý, Áo, Bỉ sau khi thiết lập tô giới đã tiến hành cải tạo, cải

14


thiện vùng đất này. Với vị thế là nơi tiên phong, Thiên Tân vào thời cận đại
đã có nền công nghiệp, thương nghiệp, tài chính phát triển nhanh chóng. Khi
đó Thiên Tân là nơi tiến hành “hiện đại hóa” quân sự và là một trong những
nơi đầu tiên ở Trung Quốc có đường sắt, điện báo, điện thoại, bưu chính, khai
mỏ, giáo dục và tư pháp cận đại. Đây chính là giai đoạn cuối đời Thanh – đầu
thời Dân quốc. Cũng như nhiều địa phương khác ở Trung Quốc, Thiên Tân
trở thành một phần của “chiếc bánh ngọt” mà các nước phương Tây muốn
chiếm nên nơi đây cũng xuất hiện sự va chạm, xung đột giữa tô giới và người
bản địa, nhưng đồng thời cũng có sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, có sự
chuyển giao giữa cũ – mới, lạc hậu – văn minh, cổ đại – cận đại – hiện đại.
Thiên Tân là một vùng đất đặc biệt cả về lịch sử và địa lý, cho nên văn
hóa nơi đây cũng có những nét riêng biệt. Con người Thiên Tân xuất phát từ
xa xưa với nghề buôn bán, lại thuộc khu vực sông nước nên phong thái của họ

cũng khác. Ngay từ xưa, khi việc buôn bán thông thương mới phát triển, nơi
đây đã hình thành những thương hội lớn nhỏ với các loại hình khác nhau cùng
các mặt hàng đa dạng phong phú như : muối, hải sản, thuốc đông y, vải, giấy,
đồ cổ…Theo tài liệu chúng tôi tìm hiểu được thì những người dân Thiên Tân
buôn bán giỏi một phần nhờ tài ăn nói và khá nhiều “kĩ xảo” doanh thương.
Cũng xuất phát từ điều kiện xã hội mà Thiên Tân như một Trung Quốc thu
nhỏ với đủ các kiểu người khác nhau, đặc biệt ở giai đoạn giao thời cuối đời
Thanh, đầu Dân quốc, với những nhà buôn, hảo hán giang hồ, người làm thuê,
người ăn kẻ ở, ông bà chủ…cho đến những bọn côn đồ, lừa đảo, lưu manh, tội
phạm…Những con người sinh ra ở đây ngay từ nhỏ đã mang đậm chất của
vùng cảng biển, từ giọng nói đến tác phong cử chỉ, từ lối sinh hoạt đến cách
giao tiếp. “Người dân Thiên Tân thân thiện, cởi mở và có phần lãng mạn”. Họ
thường ăn to nói lớn, tình tình phóng khoáng, không ưa kiểu cách cầu kì
nhưng rất chú trọng đến thể diện. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng “người

15


Thiên Tân sớm mang những đặc điểm của người Trung Quốc hiện đại, có cá
tính mạnh mẽ, độc lập; thường biểu hiện ở sự dũng cảm, dám mạo hiểm, dám
cạnh tranh và dám chịu thua thiệt” [74,18].
Bên cạnh đó, do xuất phát từ vùng biển nên dân Thiên Tân rất coi trọng
tín ngưỡng sông nước, điều này chúng tôi sẽ triển khai rõ hơn ở phần sau của
chương. Theo một bài báo chúng tôi tìm hiểu được về Thiên Tân thì ở đây
còn là nơi ngoại ngữ trở thành “vô dụng”. Vốn dĩ người Trung Quốc đã coi
trọng ngôn ngữ dân tộc nhưng riêng người Thiên Tân còn rất giữ gìn lời ăn
tiếng nói của địa phương. Xưa kia, tô giới vào lập đất ở Thiên Tân từ sớm
nhưng người dân ở đây không bị ngoại ngữ làm ảnh hưởng, ngược lại họ vẫn
rất yêu quý tiếng mẹ đẻ và càng có thái độ giữ gìn, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc.
Do vậy, người ngoại quốc nhiều lúc muốn giao dịch ở Thiên Tân cũng khó và

đã có những trường hợp chính họ phải học tiếng Trung Quốc. Đặc biệt ở
Thiên Tân, người ta dùng những từ ngữ địa phương chỉ họ mới hiểu, ai đến
đây nếu không hiểu văn hóa và ngôn ngữ Thiên Tân thì khó mà giao tiếp
được. Mặc dù người phương Tây trước đến lập tô giới ở Thiên Tân cũng có
xây dựng những dinh thự, nhà cửa, trụ sở, trường học, nhà hàng…mang
phong cách châu Âu nhưng cũng không thể làm mờ đi “phong vị” riêng ở
vùng đất này. Thiên Tân vẫn mang một vẻ đẹp riêng của vùng hải cảng với
những nét đặc trưng.
Do sớm tiếp cận với nền văn hóa phương Tây nên Thiên Tân cũng là một
trong số ít những nơi ở Trung Quốc sớm có chuyển biến về mặt nhận thức.
Văn hóa, phong tục cổ xưa ở nơi đây đã sớm bị Âu hóa bởi người nước ngoài.
Thiên Tân cũng là nơi buôn bán, trao đổi hàng ngoại vào hàng sớm nhất
Trung Quốc. Hơn nữa, về mặt chính trị, họ cũng có những nhận thức nhanh
nhậy hơn những vùng đất khác nên sớm giác ngộ cách mạng, sớm ý thức
được việc cần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu để tiến đến một nền văn hóa hiện

16


đại. Nhiều người nông dân, thợ thủ công, ngư dân đã giác ngộ tư tưởng, đi từ
đấu tranh tự phát đến tự giác. Thiên Tân trải qua một thời kì dài của sự va
chạm giữa bản địa và tô giới, đây cũng là một trong những nguyên nhân thay
đổi tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của hải cảng này. Các tô giới được lập
ở đây xuất phát từ mục đích xâm chiếm nhưng cũng phần nào đem lại văn
minh cho Thiên Tân. Từ năm 1911, cũng như tất cả các nơi trên đất nước
Trung Hoa, Thiên Tân cũng bắt đầu bước vào thời kì Dân quốc và phát triển
cho đến ngày nay.
Nếu tìm hiểu sâu hơn thì vùng đất Thiên Tân có rất nhiều điều thú vị để
khám phá. Tuy nhiên, ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh một số
những điểm chính về “phong vị Thiên Tân”, đó là những nét đặc biệt phân

biệt nơi đây với những địa phương khác. Như chúng ta đều biết, Trung Hoa
vốn là một quốc gia rộng lớn với nhiều địa phương lớn nhỏ khác nhau, Thiên
Tân tuy không phải là một thành phố lớn thuộc trung ương nhưng lại có
những nét riêng biệt; người Thiên Tân tuy không hào hoa, nho nhã như người
Bắc Kinh, Thượng Hải nhưng lại dễ mến, thân thiện. Đặc biệt, văn hóa dân
gian nơi đây đã để lại nhiều ấn tượng cho mọi người và trở thành nguồn cảm
hứng sáng tác cho không ít tác giả. Đó là điều tất yếu ảnh hưởng đến sáng tác
của Phùng Ký Tài và bộ ba tác phẩm cũng được ông xây dựng đậm chất
Thiên Tân.
2. Phùng Ký Tài và tiểu thuyết “phong vị Thiên Tân”
Phùng Ký Tài là một trong những nhà văn thành công và đạt nhiều giải
thưởng của nền văn học Trung Quốc thời kì mới. Từ những năm 80 của thế kỉ
XX, cùng với nhiều nhà văn khác như Cao Hiểu Thanh, Mạc Ngôn, Thiết
Ngưng, Trương Khiết… ông trở thành một trong những cây bút có nhiều
đóng góp đáng kể cho văn đàn. Phùng Ký Tài bắt tay cầm bút đúng lúc dòng

17


tiểu thuyết phong vị đô thị đang nở rộ. Ông đã trở thành một nhánh quan
trọng trong dòng chảy chung của trào lưu tiểu thuyết này.
2.1 Phùng Ký Tài trong dòng chảy của trào lưu tiểu thuyết phong
vị đô thị
Đô thị là một trong những đặc trưng của thời đại văn minh. Nhưng ở
Trung Quốc trước đây, người ta quan niệm thành thị là nơi ô nhiễm, hỗn tạp,
có đời sống thiếu lành mạnh. Vì thực tế người dân xưa chỉ nhìn thấy những
mặt tiêu cực của thành thị như “giai cấp tư sản”, “lũ ăn bám đường phố”,
“tiểu thị dân dung tục”…Vì vậy, họ ra sức hô cao khẩu hiệu “cải tạo thành
thị”. Đó là nguyên nhân các nhà văn cũng ngại ngùng khi viết về đề tài này vì
ít nhiều họ cũng động chạm phải những vấn đề nhạy cảm liên quan tới quan

điểm chính trị. Cũng có một vài nhà văn mạnh dạn lên tiếng nhưng tác phẩm
của họ không được chú ý nhiều nên nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Tuy
nhiên, nếu nhìn vào mặt tích cực, chúng ta nhận thấy rằng sự phồn vinh của
thành thị cùng với sự phát triển của tầng lớp thị dân là một yếu tố vô cùng
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn học. Không chỉ ở Trung Quốc mà ở
Việt Nam cũng vậy, cuối thế kì XIX, đầu thế kỉ XX, nước ta bắt đầu hình
thành những đô thị, điều đó đã trở thành động lực cho văn học phát triển trên
mọi phương diện như : lực lượng sáng tác, thể loại, xuất bản, lý luận phê
bình…Trong lịch sử văn học Trung Quốc, tiểu thuyết thoại bản đời Tống
Nguyên, tạp kịch đời Nguyên, tiểu thuyết Minh Thanh đều có liên quan đến
sự xuất hiện, phát triển của thành thị và thị dân. Xưa kia thành phố của Trung
Quốc chỉ là trung tâm chính trị và trung tâm tiêu thụ, thì giờ đây thành phố đã
trở thành trung tâm chính trị, trung tâm kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ như
ở phương Tây. Mặc dù thị dân còn chiếm tỉ lệ thấp nhưng tâm thức, sinh thái,
phong tục của họ rất phong phú, phức tạp. Hơn nữa, những quan niệm coi
thường dân thành thị đã bớt dần, văn hóa của họ ngày càng được đánh giá tích

18


cực và được coi trọng. Có thể nói mối quan hệ giữa thị dân và văn học trong
thời kì này đã được xác định đúng đắn, đời sống thị dân Trung Quốc đã có
một vị trí xứng đáng trong quan niệm thẩm mỹ của văn học đương đại. Vì vậy
thời kì này cho ra đời khá nhiều tác phẩm mang phong vị đô thị có chất lượng
như : “Chung cổ lâu”, “Thanh cao”, “Cái giếng”, “Nhân sinh phiền não”,
“Không nói chuyện tình yêu”, “Phong cảnh”, “Hang tối”, “Lông gà đầy
đất”…
Phùng Ký Tài cũng là một cây bút góp vào dòng chảy của tiểu thuyết
phong vị đô thị, làm cho nó lớn mạnh hơn, đa dạng hơn. Nhìn lại trào lưu tiểu
thuyết đô thị thời kì cải cách mở cửa của Trung Quốc, ta nhận thấy không ít

tác giả đã góp tiếng nói riêng của mình làm cho nó trở nên phong phú. Cao
Hiểu Thanh lấy vùng quê Giang Tô của mình để phản ánh “liệt căn quốc dân
tính”, Lục Dao và Giả Bình Ao thì viết về vùng Thiểm Tây, Vương Mông lấy
Bắc Kinh làm phông nền cho sáng tác, Mạc Ngôn hướng ngòi bút về vùng
Cao Mật, Uông Tăng Kỳ cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy – đưa hình ảnh
vùng đất Vân Nam vào trong những sáng tác của mình…Họ đều viết về chính
quê mình, nơi họ đã sinh ra, lớn lên, những vùng đất ấy đã nuôi nấng các tài
năng văn chương, ươm mầm cho các cây bút đơm hoa kết trái để sau này
những người con ấy lại viết về nơi chôn rau cắt rốn.
Tiểu thuyết đô thị thời cải cách chia thành hai loại : loại viết về đô thị
thời quá khứ và loại viết về đô thị thời hiện đại. Phùng Ký Tài viết về loại thứ
nhất. Ông hướng ngòi bút vào đô thị Trung Hoa giai đoạn giao thời, cuối đời
Thanh – đầu thời Dân quốc. Ở bài viết “Văn học trong lòng tôi”, ông đã từng
tâm sự rất thành thực : “Tôi lớn lên trong mười năm đại động loạn của đất
nước, cuộc sống rất khắc nghiệt, nó không đùa với tôi. Bởi vì không có con
đường gập ghềnh của cuộc sống, không có hoạn nạn mài giũa, không có hi
sinh thì cũng sẽ không có văn học với sức sáng tạo chân chính, có phát hiện,

19


có giá trị” [33]. Như vậy, hiện thực cuộc sống đã đưa đẩy Phùng Ký Tài đến
với trào lưu tiểu thuyết đô thị. Từ thời của mình mà ông liên hệ tới quá khứ
của dân tộc để có được những trang viết giàu giá trị nghệ thuật. Những cuộc
biến chuyển về hình thái chính trị khiến cho xã hội từ hình phẳng trở thành
hình lập thể, từ đơn giản đến phức tạp, do đó mà hàng loạt thành thị lớn nhỏ ở
Trung Quốc mới hình thành. Và trong các cuộc vận động từ cũ sang mới, từ
lạc hậu đến hiện đại nó mới lộ ra tất cả những gì ẩn chứa bên trong mình. Cho
nên Phùng Ký Tài khi viết về tiểu thuyết đô thị cũng thầm tâm niệm “nói ra
những sự thật mắt thấy tai nghe từ những cái thu hoạch được, đó là trách

nhiệm xã hội nghiêm túc, cần phải đem tất cả những gì quan trọng trong
quản bút dốc ra trang giấy” [33]. Ông cho rằng “cuộc sống biến đổi từng
giây từng phút không ngừng, văn học cũng lần theo dấu vết của nó”[33]. Ông
sinh ra vào thời kì đất nước có nhiều thay đổi lớn nên ngẫu nhiên cây bút
cũng đi theo bước chân của ông. Như nhiều nhà văn khác, khi phản ánh hình
ảnh đô thị trong tác phẩm của mình, Phùng Ký Tài cũng nhìn nhận nó ở hai
mặt : tích cực và tiêu cực. Thành thị xuất hiện ở Trung Hoa thời kì đổi mới
mang một diện mạo khác hẳn so với thành thị xưa kia : dân chúng đông đúc
hơn, đời sống nâng cao hơn, cùng vốn văn hóa phong phú, mua bán thông
thương tấp nập…Bên cạnh đó còn có y tế, giáo dục , khoa học kỹ thuật rất
phát triển. Với đôi mắt của một nhà văn hiện đại, Phùng Ký Tài nhìn đời sống
thành thị như một nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tác của mình, đó là nơi
ông có thể khai thác được nhiều phương diện của cuộc đời, từ đó phản ánh lại
trong tác phẩm của mình một cách sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm của thành thị, nhà văn cũng rất thành thực nhìn thẳng vào các nhược
điểm của nó, đặc biệt là hình ảnh thành thị Trung Quốc buổi giao thời như
những tác phẩm của ông đã phản ánh. Đó chính là sự có mặt của những người
dân nghèo bần cùng, những người đầy tớ, những ông bà chủ lọc lõi, những

20


tên lưu manh hay ăn hiếp kẻ yếu, những tay lừa bịp…cho đến những phong
tục lạc hậu, cổ hủ vẫn còn tồn tại từ xa xưa, cùng lối sống kém văn minh và
những quan niệm lỗi thời ấu trĩ…Tất cả còn tồn tại nhiều trong thành thị
Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Không như những nhà tiểu
thuyết đương đại khác thuộc thế hệ sau phản ánh bộ mặt thành thị hiện đại,
Phùng Ký Tài đi vào khai thác hình ảnh thành thị của đất nước trong thời kì
giao thoa, biến chuyển của lịch sử với đầy những sự rối ren, phức tạp cả về
con người, kinh tế, chính trị, văn hóa. Từ đó mà nhà văn đã giúp độc giả trong

và ngoài nước của thế hệ sau hiểu thêm phần nào về đời sống của người
Trung Hoa trước đây. Bằng tài năng sắp đặt ngôn từ một cách nghệ thuật,
Phùng Ký Tài đã dựng lên những hình ảnh của thành thị rất sinh động, cho
người đọc tưởng tượng, hình dung được một thời đã qua ở đất nước ngay bên
cạnh chúng ta, mà những điều ấy, qua phim ảnh ta mới chỉ hiểu được phần
nào. Ông đã dám nhìn thẳng vào sự thật để phản ánh chân thực từ chân dung
từng loại người cho đến phông nền xã hội rộng lớn. Tất cả tạo nên một quần
thể sự việc, con người mang đậm chất thị thành và in đậm dấu ấn Phùng Ký
Tài.
2.2 Tiểu thuyết “phong vị Thiên Tân” của Phùng Ký Tài
Quê hương bản quán là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự
nghiệp sáng tác của các nghệ sĩ, đặc biệt với những cây bút văn chương, quê
hương có khi còn là nguồn cảm hứng bất tận, đó không chỉ là cái nôi nuôi
dưỡng tâm hồn họ mà còn là nơi gửi gắm những ước mơ, khát vọng của các
nhà văn. Phùng Ký Tài cũng như bao tác giả khác, ông dành một tình cảm đặc
biệt cho nơi mình sinh ra, đồng thời ông cũng không ngại ngần khi nhìn thẳng
vào những tồn tại ở nơi đây với mong muốn quê hương mình sẽ phát triển
theo hướng tích cực hơn.

21


Phùng Ký Tài tuy có gốc gác ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang
nhưng ông lại sinh ra và lớn lên ở Thiên Tân. Sự nghiệp văn chương của ông
bắt nguồn và phát triển ở đây. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian nổi tiếng, đặc biệt ông rất quan tâm tới văn hóa dân gian của
địa phương mình. Thiên Tân đã là nơi giúp cho Phùng Ký Tài có cơ hội tích
lũy được nhiều kinh nghiệm sống, đây là một trong những yếu tố quan trọng
hình thành nên phong cách riêng của nhà văn. Hơn nữa, thời thanh niên của
ông trải qua nhiều gian khổ, cực nhọc với vô vàn vất vả gian truân đã góp

phần tôi luyện thêm bản lĩnh cho cây bút văn chương thêm giàu nghị lực.
Những khó khăn trong cuộc sống không hề làm ông nhụt chí vì ông là con
người yêu tha thiết cuộc sống, quý trọng thời gian và sinh mạng của chính
mình. Nhà văn đã từng tâm sự : “Cứ mỗi khi đến mấy ngày cuối cùng của
năm, tôi đều không muốn xé hết lịch, tôi thường giữ lại mấy tờ cuối cùng.
Điều này có thể xuất phát từ bản năng của mạng sống. Tôi không muốn tiêu
xài sạch sành sanh thời gian” [33]. Những ngày tháng phải chịu nhiều khó
khăn trên đất Thiên Tân đã bồi đắp thêm cho nền tảng văn chương của ông.
Nhờ những trải nghiệm quý báu của cuộc sống mà Phùng Ký Tài đã dồn nén
trong lòng biết bao cảm xúc, suy nghĩ và chúng đã thôi thúc ông phải cầm bút.
Sở trường của ông là chuyên vẽ theo lối cổ, nhưng cây bút hội họa đã chuyển
hướng thành ngòi bút văn chương để phản ánh hiện thực trên tinh thần thâm
nhập vào thế giới văn hóa của người Thiên Tân. Đồng thời ông coi quê hương
Thiên Tân như một chỗ dựa vững chắc để tiếp tục vươn lên. Do đó, hình ảnh
của vùng đất này luôn in đậm dấu ấn trong sáng tác của ông. Trong những
năm tháng cuộc đời phải trải qua những động loạn, nhà văn vẫn bí mật sáng
tác và cất giấu đứa con tinh thần ấy một cách kín đáo. Sau năm 1984, cũng
lấy nguồn cảm hứng từ mảnh đất Thiên Tân nhưng đề tài sáng tác của ông lại
chuyển sang một hướng khác, từ đề tài hiện thực đương đại sang đề tài phong

22


tục lịch sử. Trước đây, ở mảng hiện thực đương đại, Phùng Ký Tài đã đi sâu
khai thác cuộc sống đương thời của người Thiên Tân trong công cuộc cách
mạng, với những biến chuyển về mặt nhận thức và hành động của họ. Tiêu
biểu là những tác phẩm như : “A!”, “Chiếc tẩu thuốc khắc hoa”, “Cảm tạ cuộc
đời”…Những truyện này thường để lại tình cảm đôn hậu giữa người và người,
niềm an ủi cho những đau khổ gặp phải trong mười năm kiếp nạn. Người
Thiên Tân trong những tác phẩm hiện thực này của ông hiện lên mạnh mẽ,

đẹp đẽ nhưng cũng thật đáng thương. Với đề tài phong tục lịch sử, “con
đường rẽ trải đầy hoa” của ông được đánh dấu bằng một tác phẩm rất giàu giá
trị là “Roi thần”. Sở dĩ có bước ngoặt quan trọng ấy trong sáng tác vì nhà văn
là một người con hết sức trân trọng, gắn bó sâu đậm với nghệ thuật dân gian
và phong tục địa phương. Cất tiếng khóc chào đời ở Thiên Tân, tâm hồn, tình
cảm và trí tuệ của ông được nuôi dưỡng bởi nơi này, từng tấc đất, từng kiểu
người đã thấm sâu vào tâm thức của nhà văn, để sau này ông cho ra đời
những áng văn đậm “phong vị Thiên Tân”. Nhiều nhà văn khác ở đây cũng
viết về quê hương mình, nhưng Phùng Ký Tài “muốn tìm ra một con đường
khác, đó là viết về những di tích văn hóa thể hiện ở “người nhàn, việc tạp,
chuyện lạ” tại Thiên Tân cuối đời Thanh, đầu đời Dân quốc, đồng thời phải
viết cho ra “cái vị Thiên Tân chính cống” [6,15]. Cốt lõi của việc chuyển
đường đi cho ngòi bút là nhà văn muốn hướng tới quê hương mình, làm nổi
bật phong vị riêng của mảnh đất này, làm cho nó không lẫn với bất kì một địa
phương nào khác. Vị Thiên Tân không giống vị của sơn nguyên Tây Tạng,
không giống vị của Bắc Kinh phồn hoa, nó mang một phong vị bình dân
nhưng lại vô cùng ấn tượng, điều đó đã khiến người con Thiên Tân muốn
dành một tình cảm đặc biệt để đưa hình ảnh quê hương vào những trang viết
đầy tâm huyết của mình. Tự đặt cho mình sứ mệnh thiêng liêng ấy, Phùng Ký
Tài đã có cảm hứng, động lực viết nên những tác phẩm đặc sắc như : “Gót sen

23


ba tấc”, “Âm dương bát quái”, “Pháo nổ đôi” và hàng loạt những truyện ngắn
về “nhân vật phố phường”. Những trang văn này đã dẫn người đọc vào một
thế giới kì thú, hấp dẫn của văn hóa, lịch sử đất nước Trung Hoa nói chung và
của mảnh đất Thiên Tân nói riêng. Đồng thời nhà văn cũng muốn chính con
người quê hương ông suy ngẫm về các giá trị này. Bởi “trong truyện, số phận
cùng phương thức sinh sống của nhân vật có liên quan chặt chẽ với những

hiện tượng văn hóa ấy, thậm chí là hóa thân của một loại văn hóa nào đó”
[6,15]. Trong quan niệm của Phùng Ký Tài giá trị văn hóa của đất nước nói
chung và của địa phương Thiên Tân nói riêng cần được trân trọng và bảo tồn,
tuy nhiên cũng có những nét văn hóa cần thay đổi cho phù hợp với thời thế để
không bị lạc hậu. Hơn nữa, theo ông, người dân Thiên Tân đến lúc cần thiết
còn phải thay đổi về mặt nhận thức, vì chính họ quyết định vận mệnh của
mình. Tiểu thuyết thuộc đề tài này được tác giả viết với giọng điệu dí dỏm,
hài hước nhưng cũng không kém phần thâm trầm, bí hiểm và trăn trở, day
dứt. Vài chục năm sau, những thế hệ trẻ đọc lại tác phẩm của Phùng Ký Tài
cũng không khỏi suy ngẫm về những thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong
đó. PGS. TS Lê Huy Tiêu đã khẳng định: “Trong những truyện đa dạng về
nội dung và hình thức, thể hiện được cá tính nghệ thuật của tác giả là những
tác phẩm lột tả thế giới tinh thần của con người và thể hiện phong vị Thiên
Tân, tức tiểu thuyết phong tục kẻ chợ” [251,18].
Trong bộ ba tiểu thuyết “quái thế kì đàm”, phong vị văn hóa, lịch sử
Thiên Tân được in dấu rất rõ. “Roi thần”, “Gót sen ba tấc” và “Âm dương bát
quái” đã phản ánh lại lối sống, suy nghĩ, văn hóa của nơi đây một cách giản dị
nhưng chân thực và sâu sắc. Những con người trong bộ ba tiểu thuyết này
hiện lên đúng bản chất của người Thiên Tân, từ lời ăn tiếng nói, cách ứng xử
giao tiếp cho đến suy nghĩ tâm tư. Phùng Ký Tài còn thể hiện được phong vị
Thiên Tân trong ba câu chuyện kì quái này bằng việc khắc họa lại một giai

24


đoạn lịch sử của đất nước với sự giao thoa giữa cũ và mới, cổ hủ và hiện đại.
Đó là sự giằng co giữa những quan niệm xưa và nay qua các tục lệ như : tết
bím tóc, bó chân và những tư tưởng dân gian về phong thủy, tướng số. Ba tác
phẩm “quái thế kì đàm” này đều phản ánh những phong tục kì dị của nền văn
hóa Trung Quốc cổ xưa nhưng lại mang nét riêng của Thiên Tân. Vốn dĩ, theo

truyền thống của đất nước thì tục tết bím tóc, bó chân và tục phong thủy, khí
công, tướng thuật không chỉ tồn tại ở riêng địa phương nào, nhưng Phùng Ký
Tài lại nhìn nhận các hiện tượng văn hóa ấy qua đôi mắt của người Thiên Tân
viết về chính Thiên Tân, điều này tạo sự đặc biệt cho bộ ba tiểu thuyết.
Ở “Roi thần”, nhà văn xây dựng lại hình ảnh của một thanh niên tên Hai
Ngố có bím tóc đuôi sam rất dài, nó đã trở thành một công cụ đắc lực giúp
anh thắng nhiều đối thủ có máu mặt trong giang hồ. Tại Trung Quốc bấy giờ
tất cả nam giới đều để tóc đuôi sam theo quy định của triều Thanh. Tuy nhiên,
nhân vật Hai Ngố lại mang chất Thiên Tân, từ cái tên được đặt theo kiểu thế
tục hóa cho đến việc anh đã chủ động cắt tóc, chuyển từ “roi thần” thành
“súng thần”. Sở dĩ có sự việc như vậy là vì theo lịch sử, Thiên Tân là nơi hải
cảng lớn, buôn bán thông thương với phương Tây vào hàng sớm nhất Trung
Quốc nên việc chịu ảnh hưởng của văn hóa ngoại lại cũng sớm hơn các vùng
khác. Hai Ngố cũng là một người dân ở đây, anh sớm nhận thức được nền văn
minh hiện đại. Anh chính là đại diện cho những thanh niên ở Thiên Tân sớm
nhận thấy sự thay đổi của hiện thực, từ đó mà chuyển biến về mặt tư tưởng.
Người Thiên Tân buổi giao thời cũng trải qua một quá trình đấu tranh để đi
đến những nhận thức mới mẻ, tiến bộ. Họ trân trọng văn hóa dân gian nhưng
đồng thời cũng thích ứng nhanh với thời đại. Họ đã “nhận thức được sự vật
mới và tiếp thu sự vật mới, nhận thức được bản thân và hiểu được người
khác, đó cũng chính là quá trình nhận thức đúng đắn những cái của cha ông
để lại và sự lựa chọn, tiếp thu những cái của nước ngoài để biến nó trở thành

25


×