Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của Charles Dickens

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.63 KB, 118 trang )

Lun vn: Ngh thut xõy dng ting ci hi hc trong Truyn Pickwick ca
Charles Dickens

Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Lê Nguyên Cẩn ng-ời
thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, h-ớng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong
Tổ Văn học N-ớc ngoài, Khoa Ngữ Văn Tr-ờng Đại học S- phạm Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè những ng-ời
đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể
hoàn thành tốt luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Mai


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................9


NỘI DUNG ..............................................................................................................10
CHƢƠNG I: ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT HÀI HƢỚC .................................................10
1. Khái niệm tiếng cười, đề tài, nhân vật hài hước ...................................................10
1.1. Tiếng cười hài hước ...........................................................................................10
1.2. Đề tài hài hước ...................................................................................................11
1.3. Nhân vật hài hước ..............................................................................................12
2. Các kiểu đề tài hài hước trong Truyện Pickwick ..................................................12
2.1. Những cuộc phiêu lưu kì thú ..............................................................................13
2.1.1. Thăm thú, du lịch ........................................................................................13
2.1.2. Những cuộc rượt đuổi, chạy trốn ................................................................15
2.2. Các kiểu đề tài về tình yêu và hôn nhân trong Truyện Pickwick ......................16
2.2.1. Những mối tình nực cười............................................................................16
2.2.2. Những cuộc hôn thú....................................................................................18
2.3. Kiểu đề tài về hội hè, vui chơi ...........................................................................18
2.3.1. Tiệc tùng, dạ hội..........................................................................................18
2.3.2. Săn bắn, trượt tuyết .....................................................................................20
2.3. 3. Ngày hội bầu cử .........................................................................................20
2.4. Kiện tụng và xử án .............................................................................................21
3. Các kiểu nhân vật hài hước trong Truyện Pickwick .............................................23
3.1. Nhân vật đeo mặt nạ ...........................................................................................23


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens

3.1.1. Kẻ đội lốt trá hình .......................................................................................23
3.1.2. Người mang vỏ bọc ....................................................................................26
3.2. Nhân vật đầy tớ hài hước ...................................................................................28
3.2.1. Sam Weller ..................................................................................................29
3.2.1.1. Sam Weller - người đầy tớ trung thành ..................................................29

3.2.1.2. … khôn ngoan ..........................................................................................31
3.2.1.3. … dí dỏm, hài hước .................................................................................32
3.2.2. Wardle Joe ...................................................................................................33
3.2.3. Job Trotter ...................................................................................................34
3.3. Nhân vật kẻ si tình không biết yêu .....................................................................35
3.4. Nhân vật của những chuyện ngược đời ..............................................................37
3.4.1. Ngược đời trong bản chất ...........................................................................37
3.4.2. Ngược đời trong những tình huống khách quan đem lại ...........................40
CHƢƠNG II: TÌNH HUỐNG, TÌNH TIẾT HÀI HƢỚC ...................................43
2.1. Tình huống hài hước ..........................................................................................43
2.2.1. Tình huống gây hiểu lầm ............................................................................44
2.1.2. Tình huống nghịch lí, éo le .........................................................................49
2.2.3. Tình huống lột mặt nạ .................................................................................56
2.2.4. Tình huống đảo ngược và những kết thúc bất ngờ .....................................61
2.2. Tình tiết hài hước ...............................................................................................63
2.2.1. Tình tiết đối phó .........................................................................................64
2.2.2 Tình tiết lầm tưởng ......................................................................................67
2.2.3. Tình tiết bị bắt quả tang ..............................................................................70
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NGÔN NGỮ GÂY CƢỜI ...............................74
3.1. Lời nói gây cười .................................................................................................74
3.1.1. Lời nói mâu thuẫn ......................................................................................74
3.1.2. Lối nói giễu nhại .......................................................................................77
3.2. Biện pháp tu từ gây cười ....................................................................................78
3.2.1. Tổ chức câu văn gây cười...........................................................................78


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens

3.2.1.1. Tổ chức hình ảnh gây cười ......................................................................79

3.2.1.2. Tổ chức từ ngữ gây cười .........................................................................80
3.2.2. Thủ pháp tương phản ..................................................................................83
3.2.3. Thủ pháp chơi chữ ......................................................................................86
3.3. Ngôn ngữ cử chỉ gây cười ..................................................................................89
3.3.1. Cử chỉ giễu võ, dương oai ...........................................................................89
3.3.2. Cử chỉ chữa thẹn .........................................................................................93
3.3.3. Cử chỉ làm duyên, làm dáng .......................................................................95
3.4. Cốt truyện gây cười ............................................................................................97
3.4.1. Cốt truyện ngẫu nhiên ................................................................................98
3.4.2. Cốt truyện kịch tính ..................................................................................100
3.4.3. Cốt truyện nghịch hướng ..........................................................................105
KẾT LUẬN ............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Charles Dickens (Charles John Huffam Dickens) là nhà văn hiện thực tiêu
biểu của nước Anh thế kỷ XIX bên cạnh các tên tuổi như: William Thackeray và
Charlotte Bronte. Ông sinh ngày 7/12/1812 tại Landport gần Portsea trong một gia
đình công chức bình thường. Bố của Dickens – ông John Dickens là một viên chức
nhỏ, không nuôi nổi gia đình gồm bà vợ và tám người con, ―bao giờ ông cũng chi
nhiều hơn thu, và bởi vậy ―ngày càng chìm sâu vào một đại dương nợ nần với một
thái độ pha trộn kì quặc vừa thản nhiên, vừa thất vọng, vừa nhẹ dạ‖ [27, 8]. Sống
trong gia đình của mình, tuổi thơ của Dickens đã phải trải qua đầy rẫy những nỗi bất
hạnh mà sau này còn in đậm trong các sáng tác của ông. Song cũng chính vì vậy mà
Dickens trở thành con người có đầy nghị lực và vốn sống. Những tri thức mà
Dickens có được phần lớn là do sự tự học và tích lũy. Nói về điều này chính ông bố

của Dickens cũng thừa nhận: ―…có thể nói…rằng nó đã tự đào tạo lấy nó‖ [Dẫn
theo 3, 9]. Theo đó, những tác phẩm của Dickens viết ra rất chân thực và những
nhân vật của Dickens ít nhiều đều được dựa trên những hình mẫu có thật. Đọc
Dickens người ta sẽ hình dung được toàn cảnh về xã hội Anh nửa đầu thế kỉ XIX
một cách hình tượng và sống động. Có thể nói, Dickens may mắn là một trong số
ít những nhà văn vĩ đại của nhân loại được người ta yêu thích và mến mộ ngay
lúc đương thời mà nhà văn còn sống. Trong cuốn sách Ba bậc thầy: Đôxtôiepxki
– Balzắc – Đickenx, Stefan Zweig đã không tiếc lời để ngợi ca Dickens và để nói
về sự mến mộ của độc giả dành cho ông. Tình yêu và sự mến mộ ấy đủ sức mạnh
để xóa nhòa mọi ranh giới của không gian và thời gian: ―Hệt như cái thành phố
nhỏ kia, mỗi làng, mỗi thị trấn, cả nước và còn xa hơn nữa, cái vũ trụ nói tiếng
Anh rải rác trên tất cả các phần của trái đất, lúc đó, đã yêu mến Sac Đickenx. Họ
yêu ông từ ngày họ biết ông cho đến giờ cuối cùng của cuộc đời ông…lúc
Đickenx mất, hầu như một sự trống rỗng tràn khắp nước Anh…Sac Đickenx là
người kể chuyện được yêu mến nhất, được ca ngợi nhất và được chúc tụng nhất
của đất nước ông‖ [37, 158-159].

1


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
Charles Dickens sáng tác trên nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch, kí...nhưng
thành công nhất là thể loại tiểu thuyết. Ở thể loại này, ông đã để lại cho văn chương
thế giới những tác phẩm lớn như: Oliver Twist, David Coppefied, Ngôi nhà lạnh
(Bleak House), Thời buổi khó khăn (Hard time),…. Song trước khi viết ra những tác
phẩm này, sự nghiệp tiểu thuyết của Charles Dickens đã thành công ngay từ tác
phẩm đầu tay in năm 1936 với cái tên: Di cảo của câu lạc bộ Pickwick (The
Pickwick Papers). Cuốn tiểu thuyết dài kì được công chúng đón nhận nồng nhiệt,
người ta hồi hộp chờ đợi từng số của tác phẩm được in trên tạp chí hàng tháng. Có

thể thấy rất rõ ở cuốn tiểu thuyết này sự ảnh hưởng của Dickens từ nhà văn
Cervantes với tác phẩm Don Quijote mà nhà văn yêu thích và đọc từ năm lên mười.
Người ta thấy phần nào bóng dáng của thầy trò Don Quijote và Sancho Pansa trong
hai hình tượng là ông Pickwick và người đầy tớ Sam Weller. Song, điểm mới ở đây
là tính cách đa chiều trong con người Pickwick: ―Nhân vật Pickwick vừa khờ dại
một cách đáng yêu, vừa mềm yếu một cách đáng chê cười, nhưng cũng vừa tỉnh táo
vừa sáng suốt và dũng cảm.‖ [3, 13]. Với tác phẩm này, Charles Dickens đã phơi
bày cuộc sống của giới trưởng giả Anh đầu thế kỉ XIX thông qua tiếng cười hài
hước, uy – mua nhưng cũng không kém phần trào lộng, chua xót. Cũng từ đây, hài
hước trở thành một trong những khuynh hướng sáng tác nổi bật của Dickens. Thậm
chí, Dickens được Stefan Zweig đánh giá như một nhà nghệ sĩ của cái hài hước:
―Dickens cường điệu như mọi nhà nghệ sĩ lớn, không phải bằng cách tìm kiếm lớn
lao, mà đơn giản là tìm kiếm cái hài hước‖ [37, 176]. ―Sự hài hước của Đickenx
nâng tác phẩm của ông lên trên thời đại của ông – lên tầm của mọi thời đại‖ [37,
186]. Vì vậy, nghiên cứu về Charles Dickens không thể không nghiên cứu nghệ
thuật xây dựng cái hài hước trong sáng tác của ông. Bởi tiếng cười trong sáng tác
của Dickens mang hơi thở của nền văn hóa Anh, chất uy – mua của người Anh:
―…Nó là một thứ hài hước đặc Anh…luôn ngay ngắn và lạnh lùng. Đickenx, như
mọi người Anh, chỉ mỉm cười với cái miệng, chứ không với toàn thân‖ [37, 186].
Tuy nhiên, trong những công trình nghiên cứu về Dickens ở Việt Nam bàn
về nghệ thuật hài hước mới chỉ có khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hường

2


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
viết về ―Tiếng cười trong tiểu thuyết David Copperfield và Oliver Twist của
Charles Dickens‖ và hầu như chưa có một luận văn, luận án nào nghiên cứu về
Truyện Pickwick như một đề tài riêng. Chính vì vậy, nghiên cứu về ―Nghệ thuật

xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của Charles Dickens‖ là
một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, nó góp phần đưa Dickens – một đại
văn hào nước Anh và của toàn thế giới tiệm cận gần hơn với bạn đọc Việt Nam
khi mà tác phẩm của ông được dịch, được nghiên cứu và được giảng dạy ở Việt
Nam vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, với công trình này người viết muốn đóng góp một cách hiểu về
tác phẩm của Dickens từ góc độ thi pháp tiểu thuyết đặc trưng của tác giả - góc độ
nghệ thuật xây dựng cái hài hước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các ý kiến đánh giá về Charles Dickens
Charles Dickens là một tên tuổi tiêu biểu, là niềm tự hào của nền văn học Anh.
Đánh giá về Dickens, người ta luôn nhắc đến ông với đầy lòng tôn kính và nể phục.
Nhà cách mạng lỗi lạc F. Engel cũng đánh giá Dickens là ―một bậc thầy của chủ
nghĩa hiện thực‖.
Trong giới phê bình, Charles Dickens được nhìn nhận như một đại văn hào.
Nói như Cazamian ―…ít ai đọc ông mà không bực bội đôi khi, nhưng thường là bị
nể phục‖ [Dẫn theo 16, 242]. Còn John Drew trong chuyên luận ―Dickens, nhà báo‖
đã viết: ―Ông không chỉ là một nhà văn nổi tiếng thế giới, không chỉ là cây đại thụ
của thời đại Victoria như mọi người đã biết, mà qua những bài thơ này ta còn thấy
ông là một con người sáng tạo, không ngại giễu cợt chính bản thân mình, ông đã,
bằng các nguyên liệu là những trải nghiệm riêng tư hòa trộn với loại văn hóa đại
chúng, nhằm chuẩn bị sẵn sàng để đúc ra những thỏi vàng óng ánh‖ [Dẫn theo 3, 12 –
13]. Đó là đánh giá của John Drew về Dickens với loạt bài thơ quảng cáo ông viết khi
làm việc trong xưởng sản xuất xi đánh giày. Cũng chính từ những bài thơ này mà
Dickens được nhận vào làm trong chương trình ―Thời sự buổi sáng‖ để rồi có cơ hội
tập dượt và tiếp cận gần hơn với công việc sáng tác văn chương chuyên nghiệp.

3



Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
Tổng kết lại, sự nghiệp văn chương mà Dickens để lại đã trở thành niềm tự
hào của nước Anh và tên tuổi của ông vươn ra khỏi ranh giới quốc gia Anh để
trở thành một nhà văn vĩ đại trên toàn thế giới. Điều đó một lần nữa được khẳng
định trong lời đánh giá của Stefan Zweig về Dickens: Dickens trở thành ―vầng
hào quang bao quanh cuộc sống hàng ngày của người Anh, ông là vầng hào
quang của những vật hèn mọn và những con người bình dị, là thơ tình đồng nội
của nước Anh‖ [37, 169].
2.2. Đánh giá về tác phẩm “Truyện Pickwick”
Ngay từ khi tác phẩm Truyện Pickwick chưa ra đời thì người ta đã chờ đợi để
đón đọc nó khi thông tin về tác phẩm được đăng kèm với tin đám cưới của Dickens
với cô con gái của người bạn cùng làm việc trong tờ ―Thời sự buổi sáng‖. Cả nước
Anh chào đón tác phẩm này với một niềm say mê và sự hân hoan đặc biệt. Khi tác
phẩm được in, hàng tháng người ta hồi hộp chờ đợi đến ngày 30, 31 để được đọc số
mới nhất của Truyện Pickwick. Thậm chí, ―Một mục sư kể lại với nhà văn Carlyle
rằng một lần, đến rửa tội cho một người hấp hối, lúc ra về ông ta nghe thấy người
này lẩm bẩm: ―Đội ơn Chúa, ngày mai được xem số Pickwick tiếp theo, rồi muốn ra
sao thì ra!‖. [Dẫn theo 3, 13]. Bản thân Charles Dickens cũng coi tác phẩm của
mình như một món quà dành tặng đến toàn thể nhân dân Anh: ―Tôi xin tặng nhân
dân Anh loại sách in giá rẻ của tôi; nếu sách của tôi đúng, sự đánh giá của nhân dân
sẽ làm cho nó sống mãi; nếu sách của tôi sai nhân dân sẽ nhanh chóng quên ngay‖
(Charles Dickens, Lời tựa, 1847). Và cho đến hôm nay, tác phẩm của ông vẫn là
những trang tư liệu quý báu và sinh động cho những ai muốn khám phá và tìm hiểu
toàn cảnh xã hội nước Anh nửa đầu thế kỉ XIX. Cũng như vậy, những ước mơ mà
Dickens gửi gắm trong tác phẩm của mình sẽ mãi là điều vươn tới của mọi thời đại:
―Thế giới mà Dickens miêu tả không có xung đột gay gắt, trong những va chạm của
nhân vật với xung quanh, không có mâu thuẫn đối kháng, tại nước Anh của
Pickwick xét cho cùng, tất cả đều tuyệt vời, nếu có kẻ nào đối lập với không khí vui
tươi chung thì hoặc do lầm lẫn bản thân, hoặc do ngẫu nhiên không may mắn. Với

cái nhìn lạc quan yêu đời, Dickens thấy và phê phán một vài mặt xấu của cuộc sống

4


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
nhưng tin rằng có thể sửa chữa được: theo ông, cái ác là ngẫu nhiên trong thực tế
đương thời và cái thiện nhất định thắng‖ [Dẫn theo 16, 210]. Tức là tiếng cười mà
Dickens đem lại cho độc giả là tiếng cười có ý nghĩa tái sinh, thanh lọc, nó hướng
con người biết vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.3. Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật hài hước, tiếng cười trong tiểu thuyết
của Charles Dickens
Theo như tổng hợp trong cuốn ―Lịch sử văn học Anh quốc‖, tập II của Đỗ
Khánh Hoan thì sự nghiệp sáng tác của Dickens đi vào ba khuynh hướng chính: hài
hước, xã hội và tình cảm. Đặc biệt tiếng cười xuất hiện hầu hết trong các sáng tác từ
1836 – 1850. Trong đó, Truyện Pickwick là tác phẩm nằm trong giai đoạn này.
Ngoài ra, có rất nhiều nhận xét khác khẳng định về tài năng nghệ thuật xây
dựng cái hài hước trong tác phẩm của Charles Dickens. Như Nguyễn Thành Thống
trong cuốn ―Văn học Anh trích yếu‖ đánh giá: ―Dickens tỏ ra khá xuất sắc trong
việc biếm họa những nhân vật của mình một cách phức tạp, tỉ mỉ‖ [40, 332]. Còn
Stefan Zweig đã đề cao Dickens như sau: ―Dickens cường điệu như mọi nhà nghệ sĩ
lớn, không phải bằng cách tìm kiếm lớn lao, mà đơn giản là tìm kiếm cái hài hước.
Hiệu quả toàn diện, vui vẻ một cách đặc biệt đến như thế, do cách trình bày các
nhân vật gây nên, xét cho kĩ, không phải là kết quả của trạng thái tâm lí của ông,
cũng không phải là kết quả của sự vui tính của ông, mà phần lớn, là do năng lực kì
lạ của con mắt ông, nó làm nổi bật mạnh mẽ vẻ ngoài các đồ vật để mà cường điệu
đến sự kì quái và biếm họa.‖ [37, 176 – 177]. Hay trong cuốn ―Văn học lãng mạn và
hiện thực phương Tây thế kỉ XIX‖ của hai tác giả Đặng Thị Hạnh và Lê Hồng Sâm
khi nhắc đến tiểu thuyết của Charles Dickens đã cho rằng: ―Tiểu thuyết Dickens

đem lại cho ta sự giải trí lành mạnh, một tiếng cười thành thực, một nguồn cảm xúc
mênh mông và một số nhân vật thú vị.‖
2.4. Tình hình nghiên cứu về Charles Dickens
2.4.1. Trên thế giới
Ở châu Âu, Dickens là tác giả được chú trọng nghiên cứu rất sớm từ những
năm 30 của thế kỉ trước và trở thành một bộ môn nghiên cứu riêng – bộ môn

5


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
Dickens học. Ở Anh, những nhà nghiên cứu Dickens nổi tiếng là Ralph Fox, Jack
Lindsay, Arnold Kettle, Malcolm Andrews…và Jame R. Kincaid với những bài
viết, những tiểu luận sắc sảo viết về Charles Dickens như: Laughter and Dickens
(James R. Kincaid, 1968), Dickensian laughter (Malcolm Andrew)…Năm 1902,
Hội những người hâm mộ Dickens (The Dickens Fellowship) được thành lập ở
London, xuất bản đều đặn tạp chí Dickens (The Dickensian) 3 tháng một lần.
Ở Mỹ, Pháp và Liên Xô, Dickens cũng được chú ý nghiên cứu từ những thập
niên 50, 60 của thế kỉ XX. Có thể nói, J. A. Jackson là người đi tiên phong trong
việc nghiên cứu Dickens ở Mỹ. Còn ở Pháp, nhà Dickens học có uy tín là giáo sư
Sylvere Monod (Paris). Ở Liên Xô có nhiều công trình nghiên cứu rất đồ sộ về
Dickens, trong số đó đáng chú ý là: Toàn tập Dickens gồm 30 cuốn được in bằng
tiếng Nga năm 1963, Thư mục Charles Dickens do Iu, V. Fridlender và I, M.
Kafarskij biên soạn năm 1962…và các luận án, chuyên luận về Dickens.
Vào lễ kỉ niệm 100 năm ngày mất của Charles Dickens (9/6/1970), các nhà
nghiên cứu gần như nhất trí cho rằng Dickens là nhà tiểu thuyết lớn nhất của Anh và
là nhà văn Anh thứ hai sau Shakespeare.
Đến năm 2012, toàn thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh Dickens, một chuỗi
các hoạt động được tổ chức như các triển lãm xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp

văn học của nhà văn diễn ra tại nhiều thành phố lớn trên thế giới. Trong bài phát
biểu của mình, thái tử Charles (Anh) cho rằng: Dickens là ―một trong những nhà
văn viết bằng tiếng Anh vĩ đại nhất, người đã dùng sức sáng tạo thiên tài của mình
để đấu tranh mạnh mẽ cho sự công bằng trong xã hội‖. Và năm 2012 được gọi là
―năm Dickens‖.
2.4.2. Ở Việt Nam
Là một nhà văn nổi tiếng thế giới nhưng tác phẩm của Dickens được dịch và
được nghiên cứu ở Việt Nam chưa nhiều. Dưới thời thuộc Pháp, tác phẩm của
Dickens đã được du nhập vào Việt Nam nhưng chỉ có giới trí thức mới có thể tiếp
cận được. Bản dịch tiếng Pháp cũ nhất còn lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
là bản dịch Pickwick của Lorrain, Hachette, Paris, 1869. Riêng về tiểu thuyết, trong

6


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
khối lượng tác phẩm đồ sộ của Dickens thì có 7 tiểu thuyết được dịch ra tiếng Việt
như sau: David Copperfied (bản dịch của Nguyễn Văn Lữ, Sài Gòn, 1950 dưới cái
tên: Đa – úy Cô – phi), Truyện Pickwick (bản dịch của Đỗ Từ Nghĩa: Truyện
phiêu lưu của Pickwick, 1993; bản dịch của Phạm Đăng Phụng: Chuyện vặt ông
Pickwick, 1997), Oliver Twist (bản dịch của Phan Ngọc, 1983), Thời gian khổ
(Nguyễn Văn Lữ dịch, 1960), Triển vọng lớn lao, Câu chuyện hai thành phố và
Cô gái Dorrit (Bản trích dịch của NXB Kim Đồng, 2001). Còn các sách, các
nghiên cứu về Charles Dickens thì còn rất hạn chế. Mới chỉ có một cuốn sách kể
chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Charles Dickens là cuốn Đích – ken của tác
giả Lê Hồng Mai, được xuất bản bởi NXB Kim Đồng, năm 1974 và một cuốn sách
duy nhất hoàn thiện nghiên cứu về Dickens là cuốn Tác gia, tác phẩm văn học
nước ngoài trong nhà trường: Charles Dickens do PGS. TS Lê Nguyên Cẩn chủ
biên, xuất bản năm 2006, NXB Đại học Sư phạm. Nghiên cứu về Charles Dickens

cũng mới chỉ dừng lại ở một đề tài luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ Văn của
Nguyễn Thế Hùng về ―Hình tượng nhân vật bình dân trong tiểu thuyết Dickens từ
Pickwick đến Hard Times‖ (1984), ba luận văn thạc sĩ, một là của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Hải nghiên cứu về ―Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Charles Dickens
trong tiểu thuyết David Copperfield‖ (2001) hai là ―Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết
“David Copperfield” của Charles Dickens‖ (2003) của tác giả Nguyễn Thị Minh
Hải và ba là của tác giả Vũ Thị Thu Trang bàn về ―Tính chất Melodrama trong
tiểu thuyết “Oliver Twist” của Charles Dickens‖ (2004). Gần đây nhất là khóa
luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hường viết về ―Tiếng cười trong tiểu thuyết
“David Copperfield” và “Oliver Twist” của Charles Dickens‖ (2007).
Như vậy, có thể khẳng định chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu
riêng về Truyện Pickwick và đặc biệt là nghệ thuật hài hước trong tiểu thuyết
này. Vì thế, nghiên cứu về ―Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong
truyện Pickwick của Charles Dickens‖ là một đề tài hoàn toàn mới và là một
hướng nghiên cứu khám phá, không chồng chéo lên các đề tài nghiên cứu trước
đó về Dickens.

7


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
Trên đây là những thông tin người viết thu thập được về Charles Dickens cũng
như về tiểu thuyết Truyện Pickwick. Các tài liệu đó sẽ là cơ sở để người viết nghiên
cứu về tiểu thuyết Truyện Pickwick và định hướng cho quá trình hoàn thành luận
văn này.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn phạm vi vấn đề nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu làm rõ tiểu thuyết Truyện
Pickwick được viết nên bởi nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước độc đáo của

Charles Dickens. Tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick được thể hiện ở nhiều
khía cạnh: Từ cấp độ đề tài, nhân vật đến cấp độ tình huống, tình tiết và đặc biệt
không thể không nói đến cấp độ ngôn ngữ. Như vậy, tập trung đi sâu khai thác tiếng
cười hài hước trong các cấp độ trên là mục đích và là đối tượng hướng tới nghiên
cứu của luận văn. Thông qua việc nghiên cứu sự hài hước thể hiện trong Truyện
Pickwick, luận văn còn muốn hướng tới một cách tiếp cận mới mẻ với hệ thống tác
phẩm của Charles Dickens nói chung dựa trên đặc điểm nghệ thuật này.
3.2. Giới hạn phạm vi tác phẩm nghiên cứu
Để phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu đề tài ―Nghệ thuật xây dựng tiếng
cười hài hước trong Truyện Pickwick của Charles Dickens‖ và trong phạm vi luận
văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu trong giới hạn tác phẩm Truyện Pickwick
thông qua bản dịch tiếng Việt của Đỗ Từ Nghĩa, xuất bản tại NXB Thuận Hóa –
Huế, năm 1994 với tên gọi: Truyện phiêu lưu của Pickwick. Tuy vậy, trong quá
trình thực hiện người viết cũng có tham khảo một bản dịch khác của dịch giả Phạm
Đăng Phụng có nhan đề: Chuyện vặt ông Pickwick (NXB Văn nghệ TP HCM,
1997), song nhận thấy đây là bản dịch có nhiều phương ngữ miền Nam nên người
viết chọn bản dịch của Đỗ Từ Nghĩa làm tư liệu chính để nghiên cứu. Bên cạnh đó,
người viết có sử dụng bản tiếng Anh của truyện (có tên gọi The Pickwick papers với
file bản mềm của Feedbooks trên internet: ) để có căn cứ
so sánh, đối chiếu tìm ra những đặc sắc nghệ thuật về ngôn ngữ trong chương thứ
ba của luận văn.

8


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng và phối hợp nhiều
phương pháp khác nhau như :

- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn sử dụng các yếu tố
ngoài văn bản như tiểu sử tác giả, bối cảnh văn hóa, xã hội phương Tây nửa đầu thế
kỷ XIX… nhằm tiếp cận một cách sâu sắc tác phẩm của Charles Dickens dưới góc
nhìn của cái hài hước.
5. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn tiếp cận tiểu
thuyết Truyện Pickwick dưới một góc độ mới : tiếng cười hài hước. Tiếng cười
hài hước biểu hiện ở các cấp độ khác nhau trong Truyện Pickwick, từ đề tài,
nhân vật, tình huống, tình tiết cho đến các yếu tố ngôn ngữ. Để từ đó khẳng
định Hài hước chính là một đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Truyện
Pickwick. Hi vọng luận văn sẽ cung cấp thêm một hướng tiếp cận mới với tác
phẩm của đại văn hào Anh có tài năng viết truyện đầy sự dí dỏm, hài hước.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn có bố cục gồm ba chương:
Chương 1: Đề tài, nhân vật hài hước
Chương 2: Tình huống, tình tiết hài hước
Chương 3: Các biện pháp ngôn ngữ gây cười

9


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
NỘI DUNG
CHƢƠNG I: ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT HÀI HƢỚC
1. Khái niệm tiếng cƣời, đề tài, nhân vật hài hƣớc

1.1. Tiếng cười hài hước
Theo cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, Tập I, GS. G. N. Pospelov, từ ―hài
hước‖ (tiếng Anh, humour – là chất nước, chất lỏng), ban đầu mang ý nghĩa chỉ chất
dịch lỏng trong cơ thể người, nhưng về sau nó chuyển nghĩa, chỉ tư chất con người,
và sau nữa, chỉ khí sắc tinh thần con người, và cuối cùng mới chỉ thiên hướng thích
đùa cợt, chế nhạo [11, 200].
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình sử, Nguyễn Khắc Phi
(Đồng chủ biên), NXB Giáo dục, 2009, lại định nghĩa về khái niệm Hài hước
như sau: ―Hài hước (humour) là một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ
nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối
giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lí tưởng và thực
tế,...‖ [15, 136].
Còn trong cuốn Từ điển A Glossary of Term for Literary Analysis khái niệm
Hài hước được hiểu: ―Hài hước là đặc tính nhằm để gây cười giải trí. Nhà văn tạo ra
sự hài hước thông qua cường điệu, mỉa mai, miêu tả gây cười, châm biếm và đối
thoại dí dỏm.‖
Từ đó có thể hiểu một cách tổng quát về khái niệm Hài hước như sau: Hài
hước là một dạng của cái hài, nó được tạo ra từ những mâu thuẫn giữa nội dung và
hình thức, lí tưởng và thực tế. Sự hài hước thường được biểu hiện trên các bình diện
từ đề tài, cốt truyện, nhân vật đến giọng điệu, ngôn từ... thông qua các thủ pháp
nghệ thuật như cường điệu, mỉa mai, châm biếm và đối thoại dí dỏm.
Tuy nhiên, ―Hài hước khác với cái nghịch dị ở tính chất kín đáo, thâm trầm,
không lộ liễu, khác với cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Hài
hước là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và là biểu hiện của
tinh thần lạc quan.‖ [15, 136]

10


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của

Charles Dickens
Hài hước còn là ―tiếng cười trước những mâu thuẫn buồn cười vô hại, kết hợp
với sự thương hại cho những con người biểu lộ chất hài ấy‖ [11, 201]. Trong
chương VII của Những linh hồn chết, Gogol đã đưa ra định nghĩa tiếng cười rất
thích hợp với hài hước. Ông viết rằng tiếng cười ―được xác định từ lâu...là sự nhìn
lại toàn bộ cuộc sống đồ sộ nặng nề...qua tiếng cười hữu hình của thế giới, và qua
những giọt nước mắt vô hình của nó‖ [Dẫn theo 11, 201].
Vì vậy, tiếng cười hài hước luôn là tiếng cười khỏe khoắn, tái sinh, nhằm cải
tạo thế giới theo chiều hướng tích cực.
Nhìn chung, tiếng cười được thể hiện trong tiểu thuyết Truyện Pickwick của
Charles Dickens là tiếng cười hài hước ở cấp độ châm biếm nhẹ nhàng được tạo ra
bởi tài năng gây cười đậm chất dí dỏm của tác giả. Chúng tôi sẽ khai thác tiếng cười
đó từ các góc độ: Đề tài, nhân vật hài hước; Tình huống, tình tiết hài hước và Các
biện pháp ngôn ngữ gây cười.
1.2. Đề tài hài hước
Đề tài (tiếng Pháp: thème) được hiểu là ―Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời
sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện
khách quan của nội dung tác phẩm.‖ [15, 110]
Còn trong một định nghĩa khác của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, khái
niệm ―đề tài‖ được hiểu như sau: ―đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự
kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. Khái quát hơn, đề
tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật.‖ Phạm vi miêu tả
đó có thể là chuyện con người, cũng có thể là chuyện loài vật hay chuyện quá
khứ, viễn tưởng,...từ đó nó nhằm khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống
nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn.
Nói cách khác, những đề tài gây cười được đề cập đến trong Truyện
Pickwick chính là một phần hiện thực xã hội nước Anh đương thời, qua ngòi bút
của Charles Dickens nó trở thành những thông điệp nhằm cải tạo xã hội mà
chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở mục sau.


11


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
1.3. Nhân vật hài hước
Nhân vật là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Trong Từ
điển văn học của NXB Khoa học Xã hội, tập II, 1984 có viết: ―nhân vật là tiêu điểm
để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề....Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư
tưởng – nghệ thuật của tác phẩm văn học.‖ [33, 109]
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là ―con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học....Nhân vật luôn luôn gắn với cốt truyện‖ [15,
235]. Vì vậy, trong một tác phẩm hài hước, nhân vật hài hước sẽ là hạt nhân, là mấu
chốt tạo nên tiếng cười. Tất cả những tình huống hài hước, cốt truyện hài hước hay
lời văn hài hước đều nằm trong mối quan hệ mật thiết với nhân vật.
Theo GS. Trần Đình Sử, nhân vật văn học có thể chia thành nhiều kiểu loại
dựa trên các tiêu chí khác nhau:
- Dựa vào vị trí, vai trò trong tác phẩm: nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Dựa vào đặc điểm tính cách, việc truyền đạt ý tưởng của nhà văn: nhân vật
chính diện và nhân vật phản diện.
- Dựa vào thể loại văn học: nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật kịch.
- Dựa vào cấu trúc hình tượng: nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại
hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Song, bên cạnh đó, xét từ bản chất thẩm mĩ có thể chia nhân vật thành: nhân
vật bi kịch, nhân vật chính kịch và nhân vật hài hước. Sự phân chia theo tiêu chí này
chỉ mang tính chất tương đối, song nó sẽ đem đến một góc nhìn tiệm cận hơn với
kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Truyện Pickwick cũng như phục vụ vào việc
nghiên cứu đề tài này.
2. Các kiểu đề tài hài hƣớc trong Truyện Pickwick
Tiểu thuyết Truyện Pickwick là một tiểu thuyết dài kì, được đăng báo theo số

ra từng tháng. Mỗi chương truyện đều là một câu chuyện riêng tương đối độc lập
nằm trong sự liên kết với mạch truyện chung của tác phẩm. Và đề tài để xâu chuỗi
tất cả những câu chuyện độc lập của cuốn tiểu thuyết chính là ―đề tài những cuộc

12


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
phiêu lưu‖. Trong đó, mỗi cuộc phiêu lưu lại đem đến một đề tài nhỏ hơn và tất cả
những đề tài đó đều góp phần gợi nên tiếng cười hài hước cho tác phẩm.
2.1. Những cuộc phiêu lưu kì thú
Tác phẩm được viết dựa trên phông nền là bối cảnh xã hội nước Anh nửa đầu
thế kỷ XIX khi nước Anh đã thực sự trở thành ―công xưởng của thế giới‖, giai cấp tư
sản lên ngôi và bộc lộ nhiều mặt trái của nó. Vì thế, những thói hư, tật xấu trong giới
thượng lưu, trưởng giả Anh trở thành đề tài để các nhà văn hướng ngòi bút của mình
vào châm biếm, đả kích. Trong tiểu thuyết Truyện Pickwick, đối tượng châm biếm
của Chales Dickens chính là ―những câu lạc bộ - một cái mốt của những ngài trưởng
giả Anh lúc bấy giờ‖. Câu lạc bộ Pickwick được thành lập có bổn phận là ―đi du lịch
vòng quanh nước; ghi lại tất cả những điều hay ho thú vị mà họ đã thấy và làm; và
báo cáo đều đặn những cuộc phiêu lưu này về cho Hội‖ [4, 5-6]. Chính vì thế, tiếng
cười hài hước trong tác phẩm được nảy sinh trước hết từ những cuộc phiêu lưu này.
2.1.1. Thăm thú, du lịch
Ở tiểu thuyết Truyện Pickwick ta thấy rất rõ sự ảnh hưởng của tiểu thuyết
picaresque (tiểu thuyết bợm nghịch) trong lối viết của Dickens. Loại tiểu thuyết mà
Dickens yêu thích và say mê đọc từ khi mới lên mười. Don Quijote của Cervantes
chính là một trong số đó. Vì vậy, khi đọc Truyện Pickwick người ta rất dễ liên tưởng
đến tác phẩm ―vĩ đại của mọi thời‖ của nhà văn Tây Ban Nha. Tuy không đạt tới
―tầm cỡ nghệ thuật và triết lí có ý nghĩa toàn nhân loại‖ như Don Quijote, nhưng
Truyện Pickwick đã thành công trong việc mang tới tiếng cười cho độc giả trong

từng hành trình, từng chuyến đi của nhân vật.
Chuyến đi đầu tiên của Hội là đến vùng Roschester. Điều hay ho đầu tiên họ
có được là việc ông Winkle bất đắc dĩ phải đấu súng với bác sĩ Slammer sau khi
ông Tupman lén lút lấy bộ đồ của ông này mặc cho Jingle để tham gia buổi khiêu
vũ. Vì thế, ông Winkle vô tình trở thành người xúc phạm đến danh dự của bác sĩ
Slammer. Ở nơi này, họ còn được chứng kiến một điều hết sức thú vị là cuộc tập
trận hoành tráng của quân đội và các hội viên hội Pickwick bị rơi vào tình thế ―tiến
thoái lưỡng nan‖ khi bị kẹt giữa hai đoàn quân.

13


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
Chuyến đi tiếp theo là chuyến đi đến Dingley Dell theo lời mời của người bạn
mới quen của họ - ông Wardle. Trên đường đi, họ gặp rắc rối với chiếc xe ngựa mà
ông Pickwick cầm cương và con ngựa mà ông Winkle đã cưỡi. Cuối cùng những
―chàng hiệp sĩ tư sản nửa mùa‖ ấy đành bất lực trước những con ngựa khi họ không
thể điều khiển chúng. Kết quả là họ đến Dingley Dell trong bộ dạng thảm hại với
―áo quần rách nát, mặt sây sát, giày lấm bùn...‖ [4, 74]. Có thể thấy, thực chất
những hội viên của một câu lạc bộ ưa phiêu lưu nhưng lại không hề có một chút
kinh nghiệm nào trên những chặng đường phiêu lưu hay những hiểu biết cơ bản về
một chuyến đi.
Tiếp theo là chuyến đi đến Eatanswill. Tại đây các thành viên của Hội được
chứng kiến cuộc bầu cử quyết liệt và sôi động giữa hai đảng Xanh Da Trời và đảng
Nâu. Đó là hàng loạt những ―thủ đoạn‖ để tranh phiếu bầu cử và hạ thấp danh dự
của đối phương. Trong chương truyện này, Chales Dickens đã khắc họa được những
mặt trái của những cuộc bầu cử và bỏ phiếu. Qua cái nhìn của Chales Dickens, nó
chỉ còn là một trò nực cười và vô nghĩa lí. Bên cạnh đó, trong chuyến đi này, bản
thân ông Pickwick lại có riêng một chuyến phiêu lưu nhỏ cho mình khi quyết trèo

vào trường nữ sinh để phục kích Jingle trong đêm. Nhưng ông không ngờ đã mắc
vào bẫy mà Jingle và kẻ đầy tớ sắp đặt từ trước. Cuối cùng, ông rơi vào cảnh ngộ éo
le là mắc kẹt lại trong trường nữ sinh và còn bị nghi ngờ là kẻ trộm hay bị điên.
Cũng như vậy, trong chuyến đi cùng Hội đến Ipswich, ông Pickwick lại vô
tình có một chuyến phiêu lưu khó quên trong đêm khi mò mẫm đi tìm chiếc đồng hồ
bỏ quên của mình. Thế rồi, trong đêm tối, sự tình cờ đã đem ông đi nhầm vào phòng
một phụ nữ. Đó cũng chính là nguyên nhân của sự việc rắc rối khiến ông phải đi
gặp ông Thẩm phán của tòa hòa giải – một con người cầm cân nảy mực của công lý
nhưng lại không hề biết đến luật pháp.
Và chuyến phiêu lưu sau cùng trong 22 chương truyện đầu tiên là chuyến
phiêu lưu của Hội đến thành phố Bath – nơi mà tên gọi đã nói lên đặc điểm của nó.
Tại đây, ông Winkle đã bị nhốt ở ngoài bậc cầu thang của tòa nhà nơi hội đang lưu
trú trong bộ đồ ngủ và bị hiểu nhầm là trốn đi cùng phu nhân của ông Dowler. Vì

14


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
quá sợ hãi, ông Winkle đã phải bỏ trốn một mình đến Crasoent và tiếp đó đi Bristol.
Và sự việc được chính ông Dowler hòa giải khi sợ phải có một cuộc đấu súng
không đáng có với ông Winkle. Thực chất thì đây là sự thỏa hiệp giữa hai con người
hèn nhát.
2.1.2. Những cuộc rượt đuổi, chạy trốn
Những lần chạy trốn, những cuộc rượt đuổi trong tiểu thuyết Truyện Pickwick
không làm cho người đọc bồn chồn, lo âu mà ngược lại còn tạo ra tiếng cười trong
từng cuộc phiêu lưu ấy.
Điển hình là cuộc chạy trốn của Jingle và bà cô già Rachel. Tên Jingle đã tạo
ra nhiều thử thách cho ông Pickwick và ông Wardle trong suốt hành trình rượt đuổi.
Với những những ―trò‖ mà hắn tạo ra, Jingle đã biến tất cả những kẻ chạy theo hắn

thành một lũ ngốc và vô cùng thảm hại. Ban đầu, hắn mua chuộc một người đàn
ông gác cổng mà hắn biết trước chắc chắn ―những kẻ đuổi theo‖ sẽ phải thông qua
ông già để dò hỏi thông tin. Và đúng như dự kiến, khi ông Wardle đến hỏi người
đàn ông gác cổng thì lão ta ―bị ngái ngủ‖ một cách bất thường khiến ông Wardle
―chẳng khai thác được gì‖.
Nhưng thử thách chưa dừng ở đó, tiếp theo tại trạm đổi ngựa, họ lại gặp những
cậu bé giữ ngựa ―ngái ngủ một cách bí mật‖ và chúng còn cố tình ―buộc lộn những
sợi dây đai‖ ngựa để làm chậm lại tiến trình của ông Wardle và ông Pickwick. Và
rồi chính Jingle đã ra mặt để lấn lướt và chế giễu những người đàn ông đã theo hắn
một cách đáng thương. Thảm hại nhất là cuối cùng họ phải cuốc bộ khoảng sáu dặm
để đến quán trọ gần nhất. Sau cùng, tại quán Hươu Trắng khi đã gặp kẻ xảo trá
Jingle, họ vẫn bị hắn ―dắt mũi‖ khi phải mất với hắn số tiền là 120 bảng Anh để
chuộc bà cô già về nhà. Vậy là, hắn đã có cả một cuộc hành trình tiêu khiển được
―đài thọ‖ toàn bộ và hơn thế khi ra về còn nhận được tiền từ phía đối phương.
Lấy đề tài là những cuộc phiêu lưu, Chales Dickens đã có cơ hội để khắc họa
và phản ánh lại hiện thực rộng lớn của xã hội nước Anh nửa đầu thế kỷ XIX. Đó là
giai đoạn mà xã hội bị chi phối mạnh mẽ bởi đồng tiền, đồng tiền có thể ngã giá cho
tất cả, cho cả giá trị và danh dự một con người. Từ đó mà Jingle mới có cơ hội lộng
15


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
hành bằng những thủ đoạn của hắn để tống tiền ông Wardle chuộc lại cô em gái của
mình. Đó còn là một xã hội mà xuất hiện nhiều những tên trưởng giả với những
hành động chạy theo, đua đòi theo xu thế của thời đại. Vì thế, nhiều câu lạc bộ được
mở ra, nhiều cuộc tham quan, du lịch được tiến hành nhưng đó chỉ là những cuộc du
hí phần nhiều là nhảm nhí. Đáng nói hơn là xã hội đó còn cho thấy sự xuống dốc
của đạo đức con người khi người ta bằng mọi giá phải có được quyền lực và địa vị
xã hội. Những cuộc bầu cử trở thành những cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt.

Tất cả những vấn đề nhức nhối của nước Anh đương thời được Dickens thể hiện
một cách độc đáo bằng lời văn đậm chất hài.
2.2. Các kiểu đề tài về tình yêu và hôn nhân trong Truyện Pickwick
2.2.1. Những mối tình nực cười
Tình yêu đôi lứa thường là một thứ tình cảm thiêng liêng và nghiêm túc,
nhưng trong tiểu thuyết Truyện Pickwick nó lại bị đưa ra làm trò đùa, làm trò để
người ta tiêu khiển hoặc để trục lợi. Chính sự ngược đời này đã đem đến tiếng cười
cho độc giả.
Mặc dù ngay từ chương truyện đầu tiên, ông Tupman đã được giới thiệu ấn
tượng rằng ―mối quan tâm duy nhất của đời ông là tình yêu‖ [4, 6], song những
cuộc tình đến với ông thật éo le. Ở Rochester, ngay trong đêm đầu tiên khiêu vũ với
người góa phụ thì ông đã vô tình chạm phải lòng ghen tuông dữ dội của bác sĩ
Slammer. Cuối cùng cuộc tình chóng vánh của ông Tupman cũng chỉ qua nhanh
như một điệu khiêu vũ, còn danh dự của hội Pickwick bị ảnh hưởng và ông
Pickwick thì vô cùng giận dữ.
Sau đó, ở Dingley Dell ông Tupman lại rung động trước bà cô Rachel. Nhưng
cũng không lâu sau khi bị phát hiện ôm hôn cô Rachel trong vườn thì ông Tupman
vì quá sợ hãi nên đã mắc mưu Jingle và để cho hắn ta có cơ hội cướp bà cô già đi
mất. Mối tình với bà cô cũng từ đó mà tan theo ―hành trình cuộc chạy trốn‖ với
Jingle. Và hơn thế nữa, nhờ thứ tình yêu ―nửa vời‖ của ông Tupman mà Jingle còn
kiếm được một khoản tiền lớn của ông Wardle khi muốn chuộc cô Rachel trở về.
Rõ ràng thứ tình cảm chân thật của ông Tupman dành cho bà cô già đã bị Jingle

16


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
đem ra làm phương tiện cho mục đích kiếm tiền và trục lợi của hắn.
Còn với ông Pickwick thì tình yêu đến với ông như một sự bất đắc dĩ mà chính

người trong cuộc lại không hề muốn đón nhận. Trong chương IX, xuất hiện một tình
tiết khi ông Pickwick dò hỏi bà Bardell và xin ý kiến của bà khi ông muốn tìm một
người đầy tớ cho mình nhưng những câu nói lập lờ của ông đã bị bà hiểu nhầm thành
những lời tỏ tình. Và ngay lập tức, dù muốn, dù không thì ông Pickwick cũng đã bị
lôi kéo vào cuộc tình với bà Bardell. Bởi bà Bardell đã quyết định gắn bó với ông mãi
mãi: ―Em sẽ không bao giờ rời xa anh, không bao giờ‖ [4, 21]. Khi ý thức được vấn
đề thì ông Pickwick cũng không còn cơ hội để giải thích vì bà Bardell đã khéo
léo―ngất lịm‖ trong vòng tay ông già trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Rồi từ
đó, ông Pickwick trở thành kẻ bội tình trong mối quan hệ với bà Bardell. Ông Chủ
tịch câu lạc bộ đã thực sự trải qua một cuộc tình ―không tình yêu‖ và hậu quả của nó
thì còn rất dai dẳng.
Có lẽ, mối tình hồn nhiên và đẹp nhất trong tiểu thuyết này lại là cuộc tình của
Sam với cô hầu Mary. Tiếng cười được tạo ra ở đây rất nhẹ nhàng và ý tứ, bởi
người đọc được cười vui nhờ một anh Sam hóm hỉnh với những lời tán tỉnh rất có
duyên. Sam gặp Mary và trao ngay cho cô ―ánh nhìn đầy ái mộ‖ cùng những lời
đường mật nhưng cũng không kém phần chân thành: ―Nếu tôi là chủ ngôi nhà này.
Tôi vẫn cứ muốn dùng bữa trong nhà bếp chừng nào có Mary ở đây‖ [4, 220]. Và
hơn thế nữa, khi Sam kể những câu chuyện ngộ nghĩnh khiến Mary cười ngả
nghiêng thì Sam đã không ngần ngại choàng tay đỡ Mary để cô ta khỏi ngã. Có thể
nói những hành động thể hiện tình yêu của anh đầy tớ Sam Weller rất sáng tạo và
lãng mạn, trái ngược hẳn với ông chủ thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng lại vụng về
của anh. Khi mời Mary uống rượu, Sam nói: ―Hãy uống với tôi, cô bé thân yêu ạ.
Hãy đặt môi cô vào cái ly này, nơi đã có môi tôi, và đó là nụ hôn đầu của chúng ta!‖
[4, 221]. Khi trao cho Mary những nụ hôn nồng nhiệt lúc chia tay thì mặt Sam đã
―đỏ ửng‖, anh ―thở hổn hển‖ đúng như biểu hiện của một con người đang thổn thức
vì tình yêu. Và chính tác giả đã nhận định: ―Sam Weller đã ngã một cách nghiêm
trọng vào trong tình yêu‖ [4, 225].

17



Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
2.2.2. Những cuộc hôn thú
Hôn nhân thường là kết quả tất yếu đến từ tình yêu, song không phải lúc nào
cũng như vậy và không phải tình yêu nào cũng dễ dàng tiến đến hôn nhân. Tiểu
thuyết Truyện Pickwick sẽ cho thấy những diện mạo mới của các cuộc hôn nhân.
Trước hết, đó là cuộc hôn thú của Jingle và bà cô Rachel. Đó là cuộc hôn thú
mà Jingle sắp đặt ra cũng chỉ vì món tiền thừa kế mà chắc chắn bà cô già sẽ được
hưởng, chứ thực tế hắn chẳng yêu đương gì bà cô đã ―ngoại ngũ tuần‖ ấy. Chính vì
thế, khi được ngã giá cuộc hôn nhân ấy với một món tiền thì hắn sẵn sàng đánh đổi
ngay. Và bà cô già Rachel bỗng trở thành một món hàng trao đổi rất được giá cho
chính vị hôn phu của bà. Qua đây, Charles Dickens đã đem đến cho người đọc một
tiếng cười mỉa mai, chua chát, bởi trên thực tế không thiếu những hiện tượng hôn
nhân như Jingle với Rachel, những cuộc hôn nhân mà người ta không đến với nhau
bằng tình yêu mà bằng những toan tính, vụ lợi.
Tiếp theo là cuộc hôn thú bất thành mà bà Bardell muốn áp đặt lên ông
Pickwick. Nhưng rất tiếc, trước người đàn ông mà ―đôi khi rất dũng cảm‖ –
Pickwick thì bà Bardell đã chẳng có vị phu quân nào hết, cũng chẳng có được đồng
tiền bồi thường nào cho ―cuộc tình tưởng tượng‖ của bà. Bởi ông Pickwick đã chấp
nhận vào tù thay vì phải kết hôn với bà Bardell hay phải bồi thường cho bà ta.
Nhưng không vì thế mà Charles Dickens làm người đọc hết niềm tin vào tình
yêu và hôn nhân. Ở cuối truyện, tác giả đã đem đến ánh sáng của những niềm
hạnh phúc ngập tràn khi để cho ông Winkle cưới Arabella, sau đó để cho ông
Snodgrass ―đủ can đảm để hỏi Emile làm vợ‖ và người đầy tớ Sam Weller thì có
cuộc sống hạnh phúc viên mãn với cô hầu Mary. Đó cũng là đặc trưng nghệ thuật
viết tiểu thuyết của Charles Dickens với kiểu kết thúc ―happy end‖.
2.3. Kiểu đề tài về hội hè, vui chơi
Đây là ảnh hưởng của văn hóa Cacnavan trong sáng tác của Dickens.
2.3.1. Tiệc tùng, dạ hội

Đến với những buổi tiệc tùng, dạ hội, con người như được sống một ―thế giới
thứ hai‖, một ―cuộc đời thứ hai‖ – đó là nơi người ta được phép lột bỏ tấm áo nghiêm

18


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
túc để khoác lên mình một thứ mặt nạ phù hợp với vai diễn mà người ta sẽ sắm trong
lễ hội. Lễ hội, tiệc tùng chính là cơ hội để con người giải phóng những ẩn ức, những
khát khao mà mình chưa thực hiện được ngoài đời thực. Trong tiểu thuyết Truyện
Pickwick, những buổi tiệc tùng, dạ hội cũng chính là nơi tạo cơ hội để các nhân vật
sắm vai cho thế giới thứ hai của mình.
Trong cuộc phiêu lưu đến vùng Roschester, ông Tupman đã cùng Jingle tham
gia buổi dạ vũ tại lữ quán Bò Đực. Ở đó, ông Tupman đã được thỏa ước nguyện về
mối quan tâm lớn nhất của đời ông khi được khiêu vũ cùng ―một người góa phụ‖.
Còn Jingle thì được khoác lên mình bộ trang phục cải trang thành một người đàn
ông lịch thiệp, sang trọng trong bộ quần áo của ông Winkle. Rõ ràng hắn đã khoác
lên cho mình một cái mặt nạ hệt như trong lễ hội hóa trang vậy. Từ đó mà hắn thoải
mái có cơ hội sắm vai diễn xuất trong con người khác của mình. Đúng như sở
trường của hắn – một kép hát lưu động, Jingle đã diễn rất đạt và chiếm được ngay
được cảm tình từ đối tượng mà hắn nhắm đến.
Ở đêm hội Giáng Sinh tại nhà ông Wardle, mọi người như được sống trong
một thế giới khác, được thoải mái thể hiện mình. Trong khoảnh khắc thiêng liêng
của đêm Giáng Sinh, những tình cảm được bộc lộ hết sức tự nhiên và nồng nhiệt.
Tác giả viết ―Thực ra người nào cũng bận rộn hôn một người nào đó, chỉ trừ cậu bé
mập, mồm cậu đang đầy bánh ngọt‖ [4, 223]. Cụ thể là ông Wardle hôn bà mẹ, ông
Winkle hôn Arabella, ông Snodgrass hôn Emile còn Sam lần lượt hôn tất cả các tớ
gái,...Sau đó, trong đêm Giáng Sinh họ còn chơi trò ―Người mù‖, trong đó một
người bị bịt mắt để bắt những người còn lại. Những trò chơi trong đêm hội luôn đưa

người ta trở về gần nhất với bản năng. Và ở đây trò chơi đã làm sảng khoái tất cả
mọi người – đặc biệt là ông Pickwick.
Cuối cùng là bữa tiệc tại nhà của Bob Sawer. Dù kinh phí eo hẹp, song Bob
Sawer vẫn làm được một bữa tiệc với đầy đủ các nghi thức của nó. Đầu tiên là uống
rượu, sau đó là chơi bài và cuối cùng là ăn khuya với thịt chín ―một nửa‖, bia và
pho mát. Dù phải uống rượu punch lạnh nhưng tất cả mọi người đều vui vì không
thể phủ nhận dù sao ―đó vẫn là một bữa tiệc‖.

19


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
2.3.2. Săn bắn, trượt tuyết
Các hoạt động thể thao luôn là một phần quan trọng của các cuộc vui chơi và
phần nào nó thể hiện đẳng cấp của người chơi. Nói về những con người thuộc tầng
lớp thượng lưu, Chales Dickens đã đưa nhân vật của mình vào những cuộc chơi
cũng xứng tầm với địa vị xã hội. Đó là những môn thể thao như săn bắn và trượt
tuyết,...Và tiếng cười hài hước bật ra khi chính những trò chơi thể hiện đẳng cấp của
người chơi lại vô tình bóc mẽ sự thật bi đát trong họ.
Nổi bật nhất trong các cuộc chơi mà hội Pickwick tham gia là lần đi săn cùng
ông Wardle. Ngay từ đầu ông Winkle và ông Tupman đã tỏ ra là những người
―chẳng biết gì về săn bắn‖. Bởi họ đã bất cẩn ngay trong cách cầm súng. Chưa dừng
lại ở đó, ông Winkle lại tiếp tục ―đập cái nòng súng lên đầu Sam Weller‖ [4, 181]
mà cái súng đã được nạp sẵn đạn thì có thể nã đạn bất cứ lúc nào. Trong khi đó,
ngay từ đầu ông Winkle đã được giới thiệu là một nhà thể thao. Tiếp đó, nhà thể
thao Winkle lại hai lần liên tiếp làm mục tiêu của cuộc săn bắn (những con chim)
bay đi khi mọi người còn chưa kịp định hình vị trí của chúng. Còn ông Tupman thì
quyết định cứ chĩa súng lên trời mà bắn để ―không gây nguy hiểm cho chính ông và
những người xung quanh‖ [4, 186]. Nhưng điều nực cười là chính ông Tupman lại

bắn rơi một con chim ở tầm bay rất cao trong sự ngỡ ngàng của chính ông. Vì thế
ông được phong là ―một tay bắn cừ khôi‖, ―một thể thao gia xuất chúng‖ [4, 186].
Rõ ràng, người luôn được mệnh danh là một nhà thể thao thì lại bị hạ bệ thảm hại
ngay trong một trò thể thao phổ biến, còn người chỉ mặn mà với đám đàn bà thì lại
vô tình chứng tỏ mình là một nhà thể thao thiện nghệ. Sự ngược đời này chính là
yếu tố mang lại tiếng cười cho độc giả.
2.3. 3. Ngày hội bầu cử
Cuộc bầu cử xuất hiện trong 2 chương X và XI của cuốn tiểu thuyết cũng diễn
ra như những ngày hội. Và thực sự ―chính trường‖ giờ đây đã trở thành ―đấu
trường‖ để hai đảng Xanh Da Trời và đảng Nâu đấu với nhau. Ở đó mọi trò, mọi thủ
đoạn đều được áp dụng để hòng giành phần thắng về mình. Nếu bên này làm thì bên

20


Luận văn: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười hài hước trong Truyện Pickwick của
Charles Dickens
kia phá rối, phản đối và ngược lại. Thậm chí họ còn có cơ quan phát ngôn riêng của
hai đảng mà chủ yếu là để ―bút chiến với đảng đối lập‖. Khi đại diện của bên này
phát biểu thì bên kia đánh trống, la hét ầm ĩ để chẳng ai nghe tiếng gì. Họ còn bắt
cóc cử tri, đánh thuốc mê cử tri của nhau,...rồi giở hàng loạt chiêu trò để lôi kéo cử
tri như trò tặng ô, hôn các cháu bé,... Tổng kết lại những ngày bầu cử, tác giả viết:
―Trong suốt cuộc tuyển cử, thành phố ở trong một trạng thái chộn rộn, náo động.
Rượu vang và rượu cồn được bán rẻ một cách đáng ngạc nhiên trong những quán
rượu và những xe bò đi rảo quanh các đường phố để nhặt bất cứ cử tri nào sắp ngất
đi‖ [4, 159]. Những cử tri là người đang lựa chọn cho mình một ứng cử viên sáng
suốt nhưng lại ở trong một trạng thái không hề minh mẫn trong suốt cuộc tuyển cử.
Vì thế, có thể nói cuộc bầu cử diễn ra ở đây chỉ là một trò chơi tranh giành quyền
lực đầy thủ đoạn và sự lố bịch.
Qua đó, Charles Dickens đã chỉ ra về một hiện thực xã hội không đáng tin, khi

quyền lực chỉ nằm trong tay những kẻ giả dối và thủ đoạn còn nhân dân thì mù
quáng một cách đáng thương.
2.4. Kiện tụng và xử án
Các vụ án, các cuộc tranh tụng diễn ra luôn được mong đợi là công lí cuối
cùng sẽ thuộc về những người trong sạch, kẻ có tội sẽ bị trừng phạt, người oan
khuất sẽ được minh oan. Muốn có được điều đó thì những người nắm giữ và điều
hành luật pháp phải là những người sáng suốt, hiểu biết và công bằng. Song dường
như trong Truyện Pickwick những kẻ đại diện cho luật pháp lại là những tên dốt nát,
hợm hĩnh và chẳng hề đếm xỉa đến công lý. Chính vì vậy, trong những phiên xét xử,
họ đã tạo ra những tình huống ―dở khóc, dở cười‖ cho người đọc.
Trước hết là vụ xử án giữa ông Pickwick và ông Magnus. Với vụ án này, ông
thẩm phán Nupkins là người xử kiện. Đó là một kẻ dường như không biết tí gì về
luật pháp. Mọi hành động của ông này đều có sự cố vấn của người thư ký Jinks, còn
những phản ứng bột phát của ông Nupkins hoàn toàn đều xuất phát từ cảm tính. Và
khi được ông Jinks tham mưu thì ông này mới kịp thời nắn lại cách cư cử của mình.

21


×