Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đề tài: Phương thức kể chuyện trong truyện ngắn Tạ Duy Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.88 KB, 130 trang )

ƢỜ



Ƣ

-----o0o-----



ƢƠ
TRONG



Ứ KỂ






K

A

- 2014

A







ƢỜ



Ƣ

-----o0o-----



ƢƠ

Ị LONG

Ứ KỂ


TRONG





C u nn n

A


N nn

c

M s

K

n

n

o

:

A

.

- 2014

















Ơ

Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ từ phía các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Nguyễn
Thị Thu Thủy đã tận tâm hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Ngôn ngữ - khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã
luôn động viên, khích lệ, ủng hộ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Long

1


A






ĐN

: Điểm nhìn

ĐNBT

: Điểm nhìn bên trong

ĐNBN

: Điểm nhìn bên ngoài

NKC

: Người kể chuyện

PTKC

: Phương thức kể chuyện

2







MỞ ẦU

1.

í do chọn đề tài
1.1. Phương thức kể chuyện (PTKC) là phương diện cơ bản, là yếu tố quan

trọng tạo nên tác phẩm tự sự. Tuy nhiên, mãi đến giữa thế kỉ XX, khi ngành nghiên
cứu tự sự học phát triển mạnh thì vấn đề nghiên cứu phương thức kể chuyện mới
thực sự được chú ý. Việc ứng dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu phương thức kể
chuyện của một nhà văn sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa để khám phá những vẻ đẹp
độc đáo, những tầng sâu kín của tác phẩm, đồng thời là cơ sở để xác lập và khẳng
định phong cách tác giả.
1.2. Từ sau 1975, đặc biệt từ sau 1986, văn học Việt Nam bước vào một chặng
mới trong hành trình đổi mới. Sự thành công của Đại hội Đảng lần thứ VI, Nghị
quyết 05 của Bộ Chính trị và chủ trương “cởi trói” cho văn học nghệ thuật, không
khí cởi mở của đời sống xã hội, quan hệ giao lưu ngày càng rộng rãi với các nước
trong khu vực và thế giới… là bối cảnh thuận lợi thúc đẩy, tạo nên sự phát triển
mạnh mẽ và sâu sắc của văn học. Sự phát triển này không chỉ ở chỗ ngày càng xuất
hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn, ngày càng nhiều tác phẩm mới ra đời, mà cái
quan trọng hơn, sự phát triển của văn xuôi được ghi nhận trên việc đổi mới quan
niệm nghệ thuật, tư duy nghệ thuật, đổi mới thể tài và đặc biệt trong phương thức
thể hiện.
1.3. Sau những tên tuổi nổi bật của “thế hệ thứ nhất” như: Dương Thu Hương,
Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, … Tạ Duy Anh được xem
là một trong những cây bút xuất sắc trong lớp nhà văn thuộc “thế hệ thứ hai” của
dòng văn học sau đổi mới. Với khoảng gần hai mươi tập truyện, bốn tiểu thuyết,
một tập tản văn trong khoảng hai mươi năm cầm bút đã đủ nói lên sức lao động và
3



sự chuyên tâm với văn nghiệp của nhà văn. Nhưng, chỉ điều đó vẫn chưa phải là tất
cả để tạo thành một “hiện tượng Tạ Duy Anh” trong lòng bạn đọc và trong nền văn
học Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX. Điểm đặc biệt ở Tạ Duy Anh là sự nỗ
lực làm mới không ngừng. Ông không bao giờ cho phép bản thân đi lại lối mòn của
những thế hệ đi trước và lại càng không được phép lặp lại chính mình: “Điều duy
nhất khiến tôi quan tâm khi viết là chính mình có chán lối viết của mình hay
không?”. “Bất kì sự buông thả nào cũng phải trả giá, suốt nhiều năm tôi đã vất vả
tìm cách thoát khỏi chính mình”. Chính sự quyết tâm đó đã tạo nên một Tạ Duy
Anh mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật đến hình thức thể hiện và đưa ông trở
thành người mở đường cho “dòng văn học bước qua lời nguyền” (Hoàng Ngọc
Hiến).
Chọn nghiên cứu P ươn t ức kể c u ện tron tru ện n ắn Tạ Du An , luận
văn đã đáp ứng được niềm đam mê về một hiện tượng độc đáo của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Đồng thời, chúng tôi muốn độc giả thấy được sự nỗ lực trong
việc đổi mới nghệ thuật tự sự của tác giả trong tiến trình đổi mới của văn học Việt
Nam hiện đại và góp thêm một cứ liệu làm cơ sở nhận biết, đánh giá những nét mới
trong phương thức kể chuyện của truyện ngắn sau 1975.
2.
2.1.

ịch sử vấn đề
ịch sử nghiên cứu về phƣơng thức kể chuyện
Lí thuyết tự sự trong đó có vấn đề PTKC đã được nhiều nhà nghiên cứu trên

thế giới quan tâm. Trong công trình Dẫn luận n i n cứu văn

c (1960), Pospelov


đã đưa ra ý kiến sâu sắc về sự tác động của người kể chuyện đến PTKC.
N.Friedman với công trình Điểm n ìn tron tiểu t u ết (1976) đã đưa ra cách phân
loại các kiểu kể chuyện dựa trên tiêu chí là điểm nhìn. Tuy nhiên, cách phân loại
này khá phức tạp và chưa thật sự rõ vì còn có sự trùng lặp giữa các kiểu kể chuyện.
4


Đến năm 1972, trong Các p ươn t ức tu từ, G.Genette đã đưa ra cách phân loại
PTKC với một tiêu chí duy nhất là điểm nhìn. Todorov T i p áp cấu
trúc (1971), T i p áp văn xu i (1978) cũng đã đưa ra những ý kiến sâu sắc về
người kể chuyện, về vị trí đặc biệt quan trọng của người kể chuyện và sự chi phối
đến phương thức kể.
Những công trình trên đây đã đưa ra PTKC; về vai trò, vị trí của người kể
chuyện và điểm nhìn trong việc phân loại PTKC, tạo nền tảng lí luận khi tìm hiểu
phạm trù này.
Ở Việt Nam, vấn đề PTKC cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Đề cập đến
PTKC một cách gián tiếp có các công trình sau: Tác giả Trần Đình Sử trong giáo
trình Lí luận văn

c (1987) và Từ điển t uật n

văn

c (1992) đã đưa ra khái

niệm, chức năng, cách nhận diện người kể chuyện. Phùng Văn Tửu trong chuyên
luận Tiểu t u ết P áp iện đại, tìm tòi, đổi mới (1990) cũng đề cập đến tiêu chí
điểm nhìn để nhận diện các cách kể. Đặc biệt, cuốn Tự sự

c, một s vấn đề lí luận


v lịc sử do Trần Đình Sử chủ biên (2004) là tài liệu khái quát nhất về vấn đề
nghiên cứu tự sự trong nước. Trong đó, vấn đề cách kể chuyện, kiểu NKC, ĐN
được đề cập trong nhiều bài viết như: Vấn đề NKC tron t i p áp tự sự iện đại
(Đỗ Hải Phong); P ươn t ức tự sự c ủ ếu của sử t i Đam San của tác giả Đỗ
Hồng Kỳ; N

ệ t uật tự sự của N

Tất T trong tiểu t u ết Tắt đèn của tác giả

Trần Đăng Suyền; Tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh với bài viết Một p on các tự
sự của N u ễn Tuân; Vấn đề kể c u ện tron tru ện n ắn đươn đại (Bùi Việt
Thắng); Về k ái niệm “tru ện kể ở n i t ứ ba” v “n ười kể c u ện ở n i t ứ
ba” (Nguyễn Thị Thu Thủy)…
Một số luận án Tiến sĩ cũng đã đề cập đến vấn đề PTKC, ngôn ngữ, điểm nhìn
trong truyện ngắn từ sau 1975 như: N n n
5

kể c u ện tron tru ện n ắn Việt


Nam sau 1975 (Điểm n ìn v n
Thị Thu Thủy; N n n

nn

kể c u ện) (2003) của tác giả Nguyễn

trần t uật tron tru ện n ắn Việt Nam sau 1975 (Tr n tư


liệu tru ện n ắn của ba n

văn n ) (2012) của tác giả Hoàng Dĩ Đình.

Nhiều luận văn Thạc sĩ cũng nghiên cứu về PTKC ở những khía cạnh khác
nhau như: Đặc sắc của tự tru ện viết c o t iếu n i (2003) của Lý Kim Oanh; Điểm
n ìn tron tiểu t u ết của Hồ An T ái (2009) của Hoàng Thu Thủy; N ười kể
c u ện tron văn

c mới

- 2010 (2011) của Bùi Thị Hải Vân… Bên cạnh đó,

cũng có nhiều bài viết, báo cáo khoa học đề cập đến cách thức kể chuyện như N
n

n

trần t uật tron tru ện n ắn Việt Nam đươn đại (Thái Phan Vàng Anh),

N ười kể c u ện v m i quan ệ i a n ười kể c u ện v tác iả (Cao Thị Kim
Lan), N

n

ếu t tu ến tín

i n điệu của diễn n


óa đặc trưn n ân vật n ười kể, điểm n ìn, v

n tru ện kể (Nguyễn Thị Ngân Hoa)…

Những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện, điểm nhìn cũng như
cách thức kể từ góc độ ngôn ngữ và văn học ở trên chính là cơ sở định hướng
cho chúng tôi khi tìm hiểu về PTKC.
2.2.

ịch sử nghiên cứu truyện ngắn ạ uy Anh
Tên tuổi Tạ Duy Anh được độc giả biết đến sau khi hai chùm truyện ngắn

Bước qua lời n u ền và Lũ vịt trời đoạt giải trong cuộc thi viết về nông nghiệp,
nông thôn do tuần báo Văn n ệ, báo N n n iệp Việt Nam và Đ i tiến nói Việt
Nam phối hợp tổ chức năm 1989. Báo cáo tổng kết cuộc thi, nhà thơ Hoàng Minh
Châu nhận định về truyện ngắn Bước qua lời n u ền: “báo iệu một tấm lòn lớn,
một tầm n ìn xa v một t i năn viết về s p ận con n ười”.
Tác giả Hoàng Ngọc Hiến với bài bình luận đăng trên báo N n n

iệp, số

50, tháng 12/1989 đã đánh giá cao vai trò mở đường của truyện ngắn Tạ Duy Anh :

6


“tru ện n ắn Tạ Du An l tín iệu của một dòn văn

c mới, dòn văn


c

“Bước qua lời n u ền””.
Trong công trình T ế iới n

ệ t uật Tạ Du An , ba tác giả Nguyễn Thị

Hồng Giang, Vũ Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà đã có những nhận xét hết sức
khái quát về giá trị nội dung trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. Các tác giả này
đánh giá: “Qua tru ện n ắn, Tạ Du An man đến c o độc iả n
trăn trở k n n u i trước ý n
n

n da dứt,

ĩa l m n ười Xu n qua một t ế iới đầ

n ám ản tăm t i, t n ác, vẫn lấp lán niềm tin, sự xót t ươn v câu ỏi

đầ lòn tự tr n của con n ười” [23, 243].
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh, trong
bài Tạ Du An

i a lằn ran t iện ác (báo Tuổi trẻ Online), tác giả Việt Hoài

cho rằng: “Tạ Du An lu n đặt n ân vật của mìn ở ran

iới t iện - ác N ân

vật n o cũn lu n bị đặt tron trạn t ái đấu tran với x


ội, với m i trườn ,

với kẻ t ù, với n ười t ân, với c ín bản t ân mìn …”
Ở phương diện quan niệm nghệ thuật, trong bài viết Tạ Du An v Gi
biệt bón t i đăng trên trang evan.vnpress.net, tác giả Trần Thiện Khanh nhận
xét “Bắt đầu từ thay đổi nghề, thay đổi cách sống, thay đổi trạng thái tồn tại, đến
thay đổi cách nghĩ, thay đổi lối viết, văn phong… Tạ Duy Anh đã thực hiện
nhiều cuộc đổi thay trong thế giới văn hóa, thế giới nghệ thuật xét về mặt bút
pháp và tư tưởng. Cứ sau một tác phẩm trình làng, Tạ Duy Anh lại nhân thêm hy
vọng mình làm thay đổi được điều gì đó. Anh nói nhiều về sự thay đổi, mô tả sự
thay đổi từ nhiều góc độ, chứ không định ra một khung quy chiếu nhất định
nào”.
Tác giả Phùng Gia Thế trong bài Dấu ấn ậu iện đại tron văn

c VN

sau 1986 đã chỉ ra sự cách tân nghệ thuật toàn diện trong tác phẩm của Tạ Duy
7


Anh: “Đ c Tạ Du An , có t ể n ận ra sự k ai t ác tin tế đến run rẩ các
điểm n ìn, sự c ồn xếp các lớp t ời ian, sự kiện, sự soi c iếu từ n iều óc
n ìn k ác n au các m típ, c ủ đề, n ân vật”.
Trong những năm gần đây, đã có một số khóa luận, luận văn Thạc sĩ nghiên
cứu về truyện ngắn Tạ Duy Anh như: Tạ Du An từ quan niệm n
n

ệ t uật đến


n đổi mới tron sán tác tru ện n ắn của Phạm Thị Hương, ĐHSPHN,

2005. Khoá luận này nghiên cứu quan niệm sáng tác cũng như nỗ lực đổi mới
trong tác phẩm truyện ngắn Tạ Duy Anh từ nhiều góc độ: hiện thực, con người,
đổi mới về quan niệm nghệ thuật, gia tăng yếu tố kì ảo và chất tiểu thuyết trong
truyện ngắn Tạ Duy Anh; N n t n tron sán tác của Tạ Du An

của

Nguyễn Thị Mai Loan, ĐHSPHN, 2004, nghiên cứu những đổi mới của Tạ Duy
Anh về mặt tư tưởng và nghệ thuật trong những sáng tác về đề tài nông thôn.
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm tru ện n ắn Tạ Du An của tác giả Nguyễn
Thị Phương Thảo, Đại học Vinh, 2010 đã chỉ ra đặc điểm nội dung trong các
truyện ngắn Tạ Duy Anh : tư tưởng sáng tạo mới mẻ, “bước qua lời nguyền”,
tinh thần hướng thiện, luận văn cũng chỉ ra quan niệm mới mẻ về con người, các
kiểu kết cấu thường gặp trong truyện ngắn của nhà văn.
Điểm qua lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều tác giả nghiên
cứu về truyện ngắn Tạ Duy Anh. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu
thiên về hướng lý luận, phê bình văn học. Hơn nữa, việc vận dụng lí thuyết tự sự
để nghiên cứu phương thức kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn ở góc độ
Ngôn ngữ học là hoàn toàn mới. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu truyện
ngắn của ông ở góc độ PTKC.
3.

ục đích nghiên cứu

- Chỉ ra đặc trưng của phương thức kể chuyện trong truyện ngắn Tạ Duy Anh.
8



- Xem xét sự chi phối của phương thức kể chuyện đối với đặc điểm sử dụng
ngôn ngữ trong các truyện ngắn của tác giả.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các truyện ngắn của Tạ Duy Anh với những đặc sắc
trong phương thức kể chuyện.
- Phạm vi nghiên cứu: Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều truyện ngắn đặc sắc,
tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi không có điều kiện để khảo sát toàn bộ các
truyện ngắn của ông mà chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu PTKC trong 27 tác
phẩm tiêu biểu được in trong tập: Tạ Du An - Tru ện n ắn c n l c (Nhà xuất
bản Hội Nhà văn - 2003).
5. hƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp phân tích ngữ dụng: luận văn sử dụng phương pháp này để nhận
diện điểm nhìn trong lời nói trong các tác phẩm (vì điểm nhìn thuộc cấu trúc
nghĩa hàm ẩn trong tiền giả định ngôn ngữ, tiền giả định lời nói, hàm ẩn ngôn
ngữ, hàm ẩn lời nói).
- Phương pháp phân tích tu từ học: được sử dụng để làm rõ hiệu quả nghệ thuật
mà PTKC đem lại.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Luận văn sử dụng thủ pháp này trong việc khảo
sát, tập hợp và phân loại các kiểu người kể chuyện, điểm nhìn, một số lớp từ
trong lời văn miêu tả, các cuộc đối thoại, độc thoại của nhân vật trong các truyện
ngắn Tạ Duy Anh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm mục đích phân tích các ngữ liệu. Từ
đó tổng hợp, khái quát theo các bình diện nghiên cứu.
9


6. óng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận: Luận văn góp phần khẳng định tính hữu dụng của lí thuyết

tự sự vào nghiên cứu một tác phẩm, một hiện tượng văn học cụ thể.
6.2. Về t ực tiễn
- Luận văn chỉ ra được những đặc trưng trong phương thức kể chuyện của
truyện ngắn Tạ Duy Anh, từ đó thấy được nét riêng và sự cách tân trong nghệ
thuật truyện ngắn của nhà văn.
- Luận văn cũng góp thêm một tài liệu để học tập, nghiên cứu về phương thức
kể chuyện, về cách thức tiếp cận truyện ngắn Tạ Duy Anh.
7. ấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
-

hƣơng 1: ơ sở lí thuyết

-

hƣơng 2:

ặc trƣng phƣơng thức kể chuyện trong truyện ngắn ạ

uy

Anh
-

hƣơng 3: hƣơng thức kể chuyện và đặc điểm ngôn ngữ trong truyện

ngắn ạ uy Anh

10



hƣơng 1
Ơ Ở Í

ẾT

Nghiên cứu đề tài P ươn t ức kể c u ện tron tru ện n ắn Tạ Du Anh
đòi hỏi phải có một hệ thống lí thuyết vững chắc làm nền tảng. Vì vậy, trong
luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống lý thuyết về hành vi ngôn ngữ và hệ
thống lí thuyết tự sự làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu.
1.1.

ý thuyết hành vi ngôn ngữ

1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu : “K i c ún ta nói năn l c ún ta
c ún ta t ực iện một loại

n độn đặc biệt m p ươn tiện l n n n

n độn ,
.” [13,

88]. Như vậy, hành động (hành vi) ngôn ngữ chính là hành động được thực hiện
bằng phương tiện ngôn ngữ.
1.1.2. ác loại hành vi ngôn ngữ
Theo Austin – người đầu tiên xây dựng lí thuyết cho khái niệm “trò chơi ngôn
ngữ” (hành vi ngôn ngữ), có 3 loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời, hành vi
mượn lời và hành vi ở lời.
- H n vi tạo lời: là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các

kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Và
như vây, để thực hiện hành vi này đòi hỏi người phát phải nắm chắc các quy tắc về
từ vựng và ngữ pháp.
- H n vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, hay là
mượn các phát ngôn để gây ra hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người
nhận hoặc ở chính người nói.

11


Ví dụ: Khi nghe giáo viên nói học sinh : “Lấ c o c vi n p ấn”. Học sinh sẽ
đứng dậy đi lấy phấn. Hành động vật lí đứng dậy đi lấy phấn thuộc hành vi mượn
lời.
- H n vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu
quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, tức là nó gây ra một phản ứng ngôn ngữ
tương ứng với chúng ở người nhận. Chẳng hạn, khi chúng ta hỏi ai một vấn đề nào
đó thì người khác buộc phải trả lời dù là không biết.
Austin cũng dựa trên cách phân loại từ vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh để
phân loại hành vi ngôn ngữ thành năm loại nhỏ, đó là: phán xét, hành xử, cam kết,
trình bày, ứng xử. Tuy nhiên, Searle đã chỉ ra hạn chế trong cách phân loại của
Austin. Ông cho rằng muốn phân loại hành vi ngôn ngữ trước tiên phải phân loại
hành vi ở lời.
Searle đã phân chia hành vi ở lời dựa vào 12 tiêu chí trong đó tác giả dùng 4 tiêu
chí quan trọng là đích ở lời, hướng khớp khép lời – hiện thực, trạng thái tâm lí, nội
dung mệnh đề. Dựa vào các tiêu chí đó, Searle đã phân loại hành vi ở lời thành 5
nhóm:
- H n vi tái iện là hành vi người phát ngôn thông qua phát ngôn của mình để
xác nhận sự có mặt hoặc vắng mặt một sự việc nào đó hay miêu tả lại một sự tình
đang được nói đến (bao gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu: kể, miêu tả, xác
nhận, khẳng định, thông báo, báo cáo,…)

- H n vi điều k iển: là hành vi người phát thông qua phát ngôn của mình để
đặt người nhận vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai (gồm một số
hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, sai, mời, khuyên…)

12


- H n vi cam kết (hành động hứa hẹn) là hành động người phát thông qua phát
ngôn của mình để tự đặt mình vào trách nhiệm phải thực hiện một hành động trong
tương lai ( một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: hứa, đe dọa…)
- H n vi biểu cảm là hành vi mà người phát thông qua phát ngôn của mình để
bày tỏ trạng thái tâm lí (gồm một số hành động ngôn ngữ như: khen, chê, phê bình,
xin lỗi, cảm ơn…)
- H n vi tu n b là hành động người phát ngôn thông qua phát ngôn của mình
để làm cho nội dung mệnh đề trở nên có hiệu lực (trở thành hiện thực). Hành vi
biểu cảm gồm một số hành vi ngôn ngữ tiêu biểu như: tuyên bố, tuyên án, buộc
tội….
1.1.3. ác kiểu hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự
Tìm hiểu các kiểu hành vi ngôn ngữ của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự,
chúng tôi nhận thấy có 4 kiểu hành vi ngôn ngữ đặc trưng, phổ biến nhất:
- H n vi tái iện: nhằm tái hiện lại sự việc.
- H n vi mi u tả: giúp người đọc hình dung được các sự việc, chi tiết, nhân vật,
thời gian, không gian của câu chuyện.
- H n vi biểu cảm: bày tỏ trạng thái tâm lí của người kể, làm cho câu chuyện
giàu cảm xúc.
- H n vi bìn luận, đán

iá: giúp người đọc thấy rõ thái độ, cách nhìn nhận,

đánh giá của người kể với sự việc, nhân vật trong tác phẩm.

1.2. í thuyết tự sự
1.2.1. gƣời kể chuyện
Người kể chuyện ( NKC) là một phạm trù quan trọng của trần thuật học, một
thuật ngữ công cụ của tự sự học. Trước đây, khái niệm NKC thường bị bỏ qua,
13


người đọc chỉ chú ý vào nhân vật, các sự kiện, biến cố… Đến giữa thế kỉ XX, cùng
với sự phát triển của Tự sự học, vấn đề NKC mới được quan tâm đúng mức. Người
ta không còn quá đề cao cách xây dựng nhân vật, tạo ra các kịch tính, biến cố lớn
mà quan tâm nhiều đến cách kể chuyện của tác phẩm, cách nhìn nhận và đánh giá
thế giới khách quan của nhà văn.
Thuật ngữ NKC, người đứng ra kể trong tác phẩm tự sự còn được gọi bằng
nhiều thuật ngữ khác như: người trần thuật, người thuật chuyện, kẻ mang thông
điệp, chủ thể trần thuật, chủ thể kể chuyện…Trong luận văn, chúng tôi thống nhất
chọn dùng tên gọi NKC.
1.2.1.1. Quan niệm về ngƣời kể chuyện ( gƣời trần thuật)
Theo các tác giả của Từ điển t uật n

văn

c: “người trần thuật là một

nhân vật hư cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh
ta tạo thành (…) nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc
hiện trong tác phẩm tự sự”. [16, 211-212]
Theo Lê Bá Hán: “NKC là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác
phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ
thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không
nên đồng nhất với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả

sáng tạo ra, có thể là một người biết câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có
một hoặc nhiều người kể chuyện” [16, 221].
Tác giả Lê Ngọc Trà viết: “Người kể chuyện là thuật ngữ chỉ nhân vật
đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn
học” [38, 153]. Trong bất kỳ tác phẩm nào cũng có người kể chuyện. Anh ta có
mặt khắp mọi nơi, ở mọi lúc để giới thiệu nhân vật, để kể lại các sự kiện và thể
hiện chiều sâu tâm lí nhân vật. Anh ta có thể quan sát nhân vật từ nhiều góc độ,
14


khi đứng bên ngoài (điểm nhìn hướng ngoại), khi thâm nhập vào nội tâm nhân
vật (điểm nhìn hướng nội), để sau đó rút ra ý nghĩa nhân sinh cho câu chuyện.
Tác giả Lại Nguyên Ân lại đưa ra một định nghĩa khá sâu sắc về người kể
chuyện trong trần thuật tự sự: “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi được
gọi là người trần thuật – một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả
(độc giả), loại người chứng kiến và giải thích về những gì đã xảy ra” [9,
360].Trong định nghĩa này, nhà lý luận một lần nữa khẳng định vai trò cầu nối
và dẫn dắt câu chuyện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, đồng thời
nhấn mạnh vai trò c ứn kiến và iải t íc của hình tượng này. Đây là những
dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện NKC trong các sáng tác tự sự từ xưa đến nay.
TZ. Todorov thì cho rằng “NKC là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế
giới tưởng tượng (...) không thể có trần thuật thiếu NKC. NKC không nói như
các nhân vật khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả
nhân vật và người kể, nhân vật nhân danh cuốn sách được kể có vị trí hoàn toàn
đặc biệt” [31, 116].
Như vậy, mỗi tác giả có những quan niệm riêng về NKC, nhưng nhìn
chung có thể khái quát lại những nét chính sau:
- NKC là chủ thể của hành vi kể chuyện, là người nói trong tác phẩm.
NKC chính là hình tượng do nhà văn sáng tạo nên, mang nhiệm vụ trần thuật và
chỉ im lặng khi nhân vật lên tiếng. NKC là người đại diện phát ngôn cho tác giả,

mang tư tưởng, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của người nghệ sĩ về thế giới
khách quan. Mặc dù vậy, chúng ta không thể đồng nhất và tác giả thực của tác
phẩm . Tác giả thực không bao giờ hiện diện trong truyện kể như một người kể,
người phát ngôn mà chỉ xuất hiện như một tác giả hàm ẩn, là người mang hệ

15


thống quan niệm và giá trị trong tác phẩm còn NKC là kẻ được sáng tạo ra để
mang lời kể.
- Trong một tự sự thông thường, NKC thường mang năm chức năng cơ
bản là chức năng kể chuyện; đóng vai một yếu tố của tổ chức tự sự; chức năng
chỉ dẫn; chức năng bình luận; chức năng nhân vật hóa. Thật vậy, anh ta có thể
đóng vai người quan sát đứng ngoài tường thuật lại những hành động của các
nhân vật, hoặc “nhảy vào” tham gia vào mạch truyện với tư cách một nhân vật –
NKC. Có khi anh ta xuất đầu lộ diện, có khi lại ẩn mình đằng sau các nhân vật.
Với nhiều thủ pháp khác nhau, NKC sẽ giúp các nhân vật của mình bộc lộ tính
cách dưới những góc độ đa dạng, biến hóa. Qua đó, ý nghĩa của thế giới hình
tượng nghệ thuật được bộc lộ. NKC cũng có nhiệm vụ tổ chức hệ thống sự kiện,
liên kết chúng lại để tạo thành truyện. Chức năng tổ chức tác phẩm của NKC
còn được thể hiện ở việc kết cấu văn bản nghệ thuật: có thể ở việc sắp xếp bố
cục của trần thuật, có thể là việc lựa chọn, kết hợp các thành phần trần thuật,
hoặc là việc tổ chức điểm nhìn trần thuật…
- NKC giữ vai trò ở giữa tác giả, tác phẩm và người đọc. Trong một tác
phẩm, người đọc có thể dễ dàng thâm nhập sâu vào trong đời sống của các nhân
vật nhờ những dấu hiệu, chỉ dẫn mà NKC cung cấp.
1.2.1.2. hân loại ngƣời kể chuyện
Có khá nhiều nhà lí luận tập trung vào việc nghiên cứu về phạm trù NKC
trong tác phẩm tự sự như R. Scholes và R. Kellogy, Bathkhin, W. Booth,.. Họ
đưa ra nhiều quan điểm cũng như cách phân loại NKC.

Theo G.Genette - người chủ trương nghiên cứu văn bản cấu trúc nội tại tác
phẩm tự sự, vấn đề NKC được đặt trong mối tương quan với các yếu tố nội cấu

16


trúc như tiêu cự (focus), tiêu điểm (focalization), thức (mood), giọng điệu
(voice) và tần suất.
- Xuất phát từ giọng, G.Genette đưa ra bốn kiểu kể chuyện tương ứng với
bốn kiểu NKC khác nhau. Nếu dựa vào việc xác định nơi truyện kể bắt đầu thì
có hai kiểu NKC là: NKC bên trong (intradiegetic narrator) và NKC bên ngoài
(extradiegetic narrator).
- Dựa vào mức độ liên quan vào cốt truyện có thể chia thành: NKC đồng sự
(homodiegetic narrator) và NKC dị sự (heterodiegetic narrator).
Đồng thời, ông nhận thấy rằng NKC bên trong tương đối rõ ràng, là một
nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện do anh ta trực tiếp tham gia hay được
chứng kiến. Còn kiểu người kể chuyện bên ngoài khá nhập nhằng, phức tạp. Bởi
vậy cần phải gắn NKC với các tiêu cự, tiêu điểm, điểm nhìn và trả lời được các
câu hỏi Ai kể? Đứng ở đâu để kể? Từ đó, Genette đã phân biệt NKC thành ba
kiểu cơ bản là NKC toàn tri – NKC đứng bên ngoài nhưng có vai trò như thượng
đế, biết hết mọi chuyện nhân sinh, vũ trụ, tương lai; NKC bên trong – NKC vốn
là một nhân vật trong câu chuyện; và NKC bên ngoài tức NKC nằm ngoài câu
chuyện, chỉ kể lại các tình tiết truyện một cách khách quan chứ không đi sâu vào
tâm lí nhân vật.
Khác với G.Genette, hai nhà nghiên cứu R. Scholes và R. Kellogy cho rằng
phải đặt NKC trong mối quan hệ với thế giới được kể, quan hệ với các sự kiện
và nhân vật được kể. Từ đó hai ông phân loại NKC làm bốn kiểu: NKC truyền
thống (traditional narator) , sử quan (histor), NKC chứng nhân ( eye – witness)
và NKC toàn tri (omniscience). Cách phân loại này cho thấy họ đã đặt NKC
trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học từ cổ đại đến hiện đại và đặc biệt

chú ý đến cấp độ giao tiếp.
17


Trong khi đó, W. Booth lại nghiên cứu NKC trong giới hạn của tác phẩm
hư cấu. Trên cơ sở nghiên cứu về sự im lặng của tác giả, ông đã phân tách thành
hai kiểu NKC hàm ẩn và NKC tường minh, đồng thời cho chúng ta những hiểu
biết về từng kiểu NKC.
- NKC tường minh: còn gọi là NKC ở ngôi thứ nhất, vì anh ta thường xuất
hiện trực tiếp bằng các hình thức của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: “tôi” hoặc
“chúng tôi”. Trường hợp này, NKC là một nhân vật trong truyện, tham gia vào
hành động trong truyện. Dù xưng “tôi” nhưng NKC không nhất thiết chỉ kể
chuyện của mình mà cũng có khi kể chuyện người khác. Chẳng hạn truyện ngắn
Tội tổ t n của Tạ Duy Anh. Truyện được kể bởi một người kể chuyện xưng
“tôi”, cũng đồng thời là một nhân vật trong truyện. Nhưng anh ta không kể lại
chuyện của mình mà chỉ là người lắng nghe, chứng kiến và kể lại những chuyện
về lão Đình.
- NKC hàm ẩn: là NKC không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, không
được biểu thị bằng hình thức của đại từ ngôi thứ nhất. Anh ta không phải là một
nhân vật tham gia vào các biến cố của truyện mà cách xa, ở trên, ở ngoài quan
sát và kể lại câu chuyện của các nhân vật.
+ NKC hàm ẩn có thể chỉ như một người quan sát, miêu tả được những
hành động bên ngoài của nhân vật mà không biết gì về thế giới nội tâm của nhân
vật, cũng có thể không biết được cả kết cục của câu chuyện. Chẳng hạn, NKC
trong những truyện kể theo thức kịch tính hoặc ống kính máy quay phim. Như
đoạn miêu tả đám tang ông Mịch trong Vòn trầm luân trần ian: “ Sáng hôm
sau anh em thằng Tế phát tang bố. Đám tang ông Mịch có điếu văn kể công đức,
có con hát điệu lâm khốc. Ai cũng khen ông Mịch quy tiên thanh thoát, con cháu
đầy đàn. Nửa đêm, khi hàng xóm đã về hết, thằng So đến hạch anh cả chia vàng:
18



- Tôi nhớ bố có chiếc nhẫn ba đồng cân, lẽ nào bác đoạt tất.
Thằng Tế chối. Thằng Phở chờ chia phần. Thằng So điên tiết xông vào đập tan
chiếc bàn thờ, không một khe nhỏ nào không bị nó moi móc”. [71, 96]
+ Một trường hợp khác của NKC hàm ẩn, trường hợp NKC toàn tri: NKC
đứng ngoài, đứng trên thế giới được trình bày để quan sát, kể và bình luận, lý
giải sự kiện, am tường mọi chuyện. Chẳng hạn, NKC trong Án sán n n , G
v n n ,G t t
+ NKC có thể tựa vào ĐN của một nhân vật hay hóa thân vào nhân vật để
kể lại câu chuyện. Lúc này, NKC sẽ nhìn thấu cả thế giới nội tâm với những suy
nghĩ thầm kín nhất của nhân vật như NKC trong truyện Lũ vịt trời Tác giả đã
tựa vào ĐN của lão Khổ để kể lại những cảm xúc của người nông dân khi bị mất
mùa, bị chèn ép.
Ở một bình diện khác, Booth đưa ra khái niệm NKC tin cậy và NKC
không đáng tin cậy.
Theo ông, NKC là đáng tin cậy khi anh ta nói và hành động hoà hợp với
những chuẩn mực của tác phẩm. Còn NKC không đáng tin cậy không phải là
người nói dối mà là anh ta có “khả năng đánh lừa”, anh ta được trình bày như là
lời nói của anh ta bao giờ cũng hoà hợp với chuẩn mực của cuốn sách, nhưng
thực tế lại không phải là như thế . Ví dụ, NKC trong các truyện V n lửa, P ẩm
tiết

của Nguyễn Huy Thiệp là NKC không đáng tin cậy, anh ta “đánh lừa” độc

giả bằng cách đưa ra những lời kể, những nhận định phi thực tế của các nhân
vật...[dẫn theo 36, 30]
Những người kể không đáng tin cậy cũng rất khác nhau. Một số thì cách
xa độc giả và tác giả, một số lại rất gần với quan điểm lý tưởng của tác giả. Vì


19


vậy, với người kể không đáng tin cậy này đòi hỏi sự sáng suốt của độc giả nhiều
hơn so với trường hợp người kể đáng tin cậy.
1.2.2. iểm nhìn
1.2.2.1. Quan niệm về điểm nhìn
Trong Ngôn ngữ học, Nghiên cứu văn học và Thi pháp học có rất nhiều
quan niệm khác nhau về điểm nhìn (ĐN). Các tác giả Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu
Châu, Frederick Crews, M.Bakhtin, V.E.Khalizep, George Yule…trong các
công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về ĐN.
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất dùng khái niệm ĐN của tác giả
Nguyễn Thị Thu Thủy: “ĐN l vị trí, xuất p át điểm m từ đó iện t ực được
quan sát v được kể lại” [36, 12]
Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, vị trí, xuất phát điểm của ĐN bao gồm:
- Ví trí xuất phát điểm về không gian, thời gian: Đó là vị trí gốc về không,
thời gian của chủ thể để định vị hiện thực. Vị trí này được thể hiện ở khoảng
cách và hướng nhìn trong không gian, chiều và khoảng cách thời gian. [36, 12].
Khoảng cách không gian có thể xa hay gần; hướng nhìn có thể từ trong ra ngoài,
từ ngoài vào trong, hướng nhìn vật lí hoặc tâm lí. Chiều thời gian sẽ được xác
định bằng tọa độ là thời điểm hiện tại. Và từ đó, ta có thể quay về quá khứ hoặc
hướng tới tương lai. Khoảng cách thời gian có thể dài hay ngắn; nhanh hay
chậm.
Trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, chiều thời gian thường là chiều quay về
quá khứ, các nhân vật thường ở thời điểm hiện tại để hồi tưởng lại những gì đã
qua.
- Vị trí và khoảng cách về quyền uy và thân hữu

20



Tác giả Thu Thủy cho rằng “Khi người nói thực hiện hành vi nói năng thì
đồng thời phải bộc lộ cái vị trí quyền lực và thân hữu của mình trong quan hệ
với người nghe hoặc người được nói đến, dù người nói có mục đích bộc lộ cái vị
trí này hay không”. [36, 12]
Quan hệ thân hữu thường có ba mức độ: Tính thân hữu cao khi hai người có
nhiều đặc tính xã hội chung như sự quan tâm, thói quen, tình cảm như các thành
viên trong cùng một gia đình; Tính thân hữu bình thường khi hai người có đặc
tính xã hội chung như cùng tôn giáo, địa phương, nguồn gốc nhưng không
chung sự quan tâm, tình cảm; còn tính thân hữu thấp khi hai người có rất ít
những đặc tính xã hội giống nhau.
Quan hệ quyền uy thường dựa trên sự tương xứng về tiền bạc, địa vị, tuổi
tác. Có ba mức độ quan hệ quyền uy: quyền lực cao thường là người có địa vị xã
hội, tuổi tác cao, nhiều tài sản... ; quyền lực ngang bằng là người có nghề
nghiệp, tuổi tác, vị trí xã hội…tương ứng với các vị trí nói trên ở người hội thoại
với mình; quyền lực thấp): là người kém hơn về vị trí xã hội, nghề nghiệp, tuổi
tác, nhận thức. Tuy nhiên, sự phản ánh này chỉ là trong thực tế. Trong tác phẩm
văn học quyền lực và thân hữu của người nói, người nghe, người được nói đến
không phải lúc nào cũng phản ánh đúng vị trí thực sự của anh ta mà nhiều khi bị
khúc xạ theo chủ quan của người nói.
- Xuất phát điểm về tâm lí: là trạng thái tâm lí của người nói, người nhìn
khi thực hiện quan sát hoặc phát ngôn. Đó có thể là trạng thái vui, buồn, giận,
ghét…
Ví dụ : “ L o K ổ uất sặc máu, ầm l n Bởi vì tao k n ăn cướp được
n iều n ư c ún m ”.[40, 21]

21


Trong ví dụ trên trạng thái khi Lão Khổ phát ngôn là căm phẫn những kẻ

cường hào, những kẻ lãnh đạo chỉ biết lợi dụng chức vụ để vơ vét, quấy nhiễu
nhân dân.
- Xuất phát về cảm xúc: đó là cảm xúc chủ quan hay khách quan.
- Xuất phát về nhận thức: là mức độ hiểu biết của người nói về cái được
nói tới. Tùy vào mức độ hiểu biết đó mà người nói có thể tái hiện rộng hay hẹp,
nhiều hay ít về cái được tái hiện.
- Xuất phát điểm về văn hóa, đạo đức, ý thức hệ cũng chi phối tới cách
nhìn, cách nói của người nói, người quan sát.
Như vậy, ĐN có thể có nhiều xuất phát điểm khác nhau nhưng đều mang
đặc trưng là tính vị trí, điểm xuất phát, tính khoảng cách và hướng nhìn.
1.2.2.2. ác nhân tố của
Cũng theo tác giả Thu Thủy, ĐN bao gồm bảy nhân tố, đó là: Người tiêu
điểm hóa (NTĐH), nhân tố được tiêu điểm hóa (NĐTĐH), người phát ngôn,
người nhận (độc giả), tiêu điểm, tiêu cự, hình thức ngôn ngữ.
a) N ười ti u điểm oá
Người tiêu điểm hoá (NTĐH) hay chủ thể của ĐN là nhân vật mà nhận
thức của anh ta sẽ định hướng cho sự phát triển của truyện [36, 14]. Như vậy,
NTĐH chính là người quan sát, cảm nhận, đánh giá, là xuất phát điểm để định vị
giá trị của thế giới hiện thực trong tác phẩm. [36, 14]. Ví dụ, “Tôi” trong Luân
ồi là NTĐH. Anh ta là người quan sát, cảm nhận, kể lại câu chuyện về mình và
những người xung quanh như bà nội, cha, mẹ, lão Mị. Và các mối quan hệ thân
hữu trong truyện được xác lập từ “tôi”.
Trong phần lớn truyện ngắn Tạ Duy Anh, tác giả đã sử dụng triệt để
phương thức kể theo ĐN bên trong , do vậy trường hợp NTĐH đồng thời là
22


NKC, là một nhân vật trong truyện chiếm một số lượng lớn. Ngoài ra, cũng có
trường hợp NTĐH không phải là NKC nhưng là nhân vật trong truyện như
truyện Lũ vịt trời, Bí mật vĩn cửu, Tội tổ t n

b) N ân t được ti u điểm oá
Nhân tố được tiêu điểm hoá (N.ĐTĐH) là nhân vật thuộc về thế giới của
truyện, là đối tượng được NTĐH quan sát, nhận thức hoặc kể lại. Trong truyện
ngắn Một câu c u ện cười, mọi hành động, việc làm của người cha đều được
nhìn, cảm nhận, đánh giá qua con mắt của người con, là nhân vật xưng “tôi”
trong truyện. Và như vậy, người cha chính là N.ĐTĐH.
Khảo sát tập truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy có
nhiều trường hợp đặc biệt khi N.ĐTĐH là NTĐH, cũng đồng thời là NKC như
truyện Bước qua lời n u ền, Luân

ồi, N ười k ác. Mặt khác, phần lớn

N.ĐTĐH trong truyện cũng được kể theo ĐN bên trong. Đó là những nhân vật
có thế giới nội tâm phong phú, tâm trạng, tình cảm phức tạp. Chẳng hạn, lão
Khổ với sự đau đớn trước cảnh thiên tai, mất mùa không thể thực hiện giấc mơ
xây cho vợ năm gian nhà to nhất làng trong Lũ vịt trời; đó còn là sự dằn vặt,
khốn khổ khi cứ phải “đeo c iếc mặt nạ son p ấn” mà không được sống với
chính mình của nhân vật “tôi” trong N ười k ác…
c) N ười p át n n: Là người sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để thể
hiện ĐN trong tác phẩm.
d) N ười n ận: Đây là nhân tố không thể thiếu trong cấu trúc của một
ĐN, vì ĐN là để gửi đến một người nhận nào đó. Đối với tác phẩm văn học, độc
giả chính là người tiếp nhận ĐN và làm cho ĐN có ý nghĩa trong việc hiểu, đánh
giá tác phẩm một cách thấu đáo.
e) Ti u điểm
23


×