Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

án lệ và áp dụng án lệ trong lĩnh vực dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.23 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

A, ĐẶT VẤN ĐỀ
Một nhà nước pháp quyền là một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện,
nền tư pháp trong sạch vững mạnh. Nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, điều đó được quy định rõ tại điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Vì mục
tiêu đấy, nhà nước ta không ngừng xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật.
Song, có một sự thật rằng, các quy phạm pháp luật được đưa ra thường
không theo kịp được với sự biến đổi của các quan hệ xã hội. Đây là một lẽ tự nhiên,
hoàn toàn khách quan. Xã hội luôn luôn vận động theo chiều hướng đi lên, kéo theo
sự phát triển hết sức đa dạng của các quan hệ xã hội: phát sinh những quan hệ mới,
xóa bỏ những quan hệ cũ, thậm chí là biến đổi chính trong nội tại của chính quan
hệ xã hội đó để phù hợp với thực tế. Trong khi đó, để xây dựng một bộ luật cần
thời gian dài, thông qua nhiều bước, tuân thủ quy trình một cách khắt khe. Chính vì
lẽ đó mà khó có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, sự lạc hậu, thiếu sót các quy
phạm pháp luật để kịp thời điều chỉnh, giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Đây
là rào cản lớn trong việc thực thi, đảm bảo công lý, hướng tới xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nước ta.


Nhận thức được tình hình đó, ngay từ ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong
đó có nêu rõ: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử,
hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm,
tái thẩm.” Nhằm hiện thức hóa nghị quyết, luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014
ra đời, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao trong việc công nhận án lệ tại điểm c khoản 2 điều 22: “Lựa chọn quyết
định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết


phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong
xét xử”. Đến ngày 28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã
ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp
dụng án lệ. Cuối cùng, sau đó 161 ngày, tức ngày 06 tháng 4 năm 2016, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 220/ QĐ-CA quyết định về việc
công bố án lệ. Như vậy thông qua quyết định, đã có 06 án lệ được chính thức công
nhận, trong đó có 05 án dân sự và 01 bản án hình sự, kịp thời bổ sung những thiếu
sót, vướng mắc trong giải quyết các vụ án, đặc biệt là các vụ án dân sự.
Mặc dù đã có văn bản cũng như chỉ đạo từ các cấp, song việc áp dụng án lệ
vào giải quyết các vụ án vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều người còn nghi ngại về
hiệu quả của việc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án, với trình độ phát triển
của hệ thống pháp luật và đội ngũ công chức, liệu có phù hợp với việc áp dụng án
lệ không? Quy trình xây dựng án lệ ở Việt Nam có gì khác với nước khác? Triển
vọng và thực tiễn của việc áp dụng án lệ trong lĩnh vực dân sự?... Những trình bày
trong bài viết sau đây sẽ thể hiện những quan điểm của của cá nhân em về án lệ và
áp dụng án lệ trong lĩnh vực dân sự ở nước ta.


B,PHẦN NỘI DUNG

I.

Khái niệm án lệ
1. Nguồn gốc của án lệ
Án lệ (trong tiếng anh là precedent) từng xuất hiện rất sớm, ở nhà nước
La Mã cổ đại, vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Sự xuất hiện của
án lệ là do yêu cầu điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các quan hệ xã hội
thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự phát triển án lệ đến một cách hoàn chỉnh như
hiện tại lại gắn liền với nước Anh và hệ thống pháp luật thông luật (hay còn
gọi là Common Law, hệ thống pháp luật Anh- Mỹ,…)

Sau khi nước Anh được thống nhất bởi Vua William I, tòa Hoàng gia
được thành lập để giải quyết các vụ việc tranh chấp. Đến thời kỳ vua Henry
II, các thẩm phán lưu động được cử đi các địa phương nhằm xét xử các vụ
việc tại địa phương đó. Song các thẩm phán này giải quyết vụ việc theo tập
quán và luật pháp của từng vùng, mà Anh lại có nhiều vùng khác nhau, mỗi
vùng một kiểu luật nên xảy ra trường hợp cùng 1 vụ việc mà mỗi nơi xử mỗi
khác. Để giải quyết vấn đề này, thì cứ sau một thời gian nhất định thì họ lại
trở về Westminter để cùng thảo luận về các bản án và chọn những bản án
hợp lý nhất để tham khảo cho các vụ việc tương tự sau này.
Từ đây, nguyên tắc tôn trọng những trường hợp đã được giải quyết trước
đây trong xét xử các vụ việc pháp lý được các thẩm phán xây dựng và tuân
theo. Sau này, cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Vua đã công nhận nó
là một nguyên tắc xét xử chung trên toàn bộ nước Anh. Từ đó, các vụ việc ở
các vùng khác nhau cuối cùng cũng đã được xử lý theo một nguyên tắc
chung.
2. Định nghĩa


Từ điển Black’s Law giải thích từ ngữ án lệ (Precedent) như sau:
“1. Là việc làm luật bởi tòa án trong công nhận và áp dụng những luật
mới khi thực thi công lý.
2. Một vụ việc đã có quyết định được viện dẫn làm nền tảng để xác định
các vụ việc có vấn đề hoặc tình tiết tương tự sau này1”.
Như vậy, trong cách hiểu của hệ thống thông luật, án lệ vừa là việc xây dựng
những điều luật mới dựa trên những quyết định của tòa án, vừa là việc xét xử dựa
trên những vụ việc đã được quyết định có tình huống tương tự. Ở Việt Nam, khái
niệm án lệ (Tiền lệ pháp) được hiểu là “một hình thức pháp luật tồn tại dưới dạng
các phán quyết của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể
được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu cho việc giải quyết các vụ việc tương tự
về sau.”

Ngày 20/10/2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP “về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án
lệ”. Khái niệm về án lệ đã được định nghĩa tại điều 1 và điều 2 của Nghị quyết này.
Cụ thể, điều 1 quy định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng
Thầm phán Tòa án Nhân dân Tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án Nhân
dân Tối cao công bố là án lệ để các Tòa nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Điều 2
đã bổ sung những tiêu chí của án lệ để góp phần làm rõ hơn về án lệ:
“1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu
khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc,
đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể;
1 Nguyên văn là: “1. The making of law by a court in recognizing and applying new rules while administering
justince. 2.A decided case that furnishes a basis for determining later cases involving similar facts or issues” – Bryan
A. Garner, Black’s Law Dictionary 9th Edition (2009), West Publishing Co., Mỹ, tr. 1295.


2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm
những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như
nhau.”
Như vậy, thông qua khái niệm và đặc điểm được nêu trên, về bản chất, khái
niệm án lệ ở nước ta không khác là mấy so với các nước phương Tây.
3. Đặc điểm
Án lệ có những đặc điểm như sau:
Án lệ có mối quan hệ mật thiết với thẩm phán vì án lệ do thẩm phán đặt ra và
nhằm giải quyết các vụ việc. Tuy nhiên để một bản án trở thành án lệ thì cần có
những điều kiện nhất định. Không phải tòa án ở bất kỳ cấp nào cũng có quyền đặt
ra án lệ. Mặc dù án lệ luôn gắn với những bản án cụ thể ong nó cũng yêu cầu tình
khái quát nhằm giải quyết các vụ việc tương tự.
Án lệ có tính nhắc lại. Một bản án được công nhận là án lệ thì sẽ được đem

ra làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự. Không có giới hạn thời gian
cho các bản án lệ, có những án lệ có từ hàng trăm năm trước vẫn được áp dụng nếu
tính chất và giá trị của bản án vẫn còn phù hợp.
Án lệ có tính bắt buộc. Một bản án chỉ được xem là án lệ khi nó là khuôn
mẫu buộc các thẩm phản phải áp dụng tương tự với các vụ án có đặc điêm tương
tự.
II. Án lệ ở Anh, Pháp
1. Án lệ ở Anh
Anh là quốc gia nơi hình thành nên hệ thống thông luật cùng với án lệ, cho
nên việc nghiên cứu án lệ ở Anh sẽ cho thấy những đặc trung cơ bản nhất của án lệ.
Án lệ có vai trò hết sức quan trọng trong pháp luật của Anh, cụ thể, cơ quan
tư pháp, tức là tòa án, trên cơ sở áp dụng và phát triển các án lệ hay tiền lệ pháp để
tạo ra các điều luật thực định. “Những lĩnh vực pháp luật như là luật hợp đồng, bồi
thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cũng như một số hành vi phạm tội
nghiêm trọng như giết người và hành hung tập thể (Common Assault) đều là sản


phẩm của cơ quan tư pháp chứ không phải của cơ quan lập pháp2”. Đây là điểm
khác biệt cơ bản giữa hệ thống pháp luật của Anh với hệ thống pháp luật lục địa
châu Âu.
Cũng trong quá trình phát triển của mình, hệ thống luật pháp Anh đã cho ra
đời một nguyên tắc có tên La tinh là “stare decisis”. Trong từ điển Black’s Law,
stare decisis được hiểu là “ một học thuyết của án lệ, theo đó tòa án cần tuân theo
những quyết định pháp lý trước đó khi có điểm tương tự xuất hiện trong vụ tranh
chấp3”. Theo nguyên tắc này, các quyết định trong phiên tòa của tòa án cấp dưới
chịu ánh hưởng của các quyết định pháp lý mà các tòa án cấp trên tạo tra trong quá
trình xét xử các vụ việc trước đó. Tất nhiên, chỉ có những bản án được công nhận là
án lệ mới được các tòa cấp dưới tuân theo. Về hiệu lực, án lệ có hiệu lực theo thẩm
quyền của tòa án tạo ra nó, trong đó án lệ của Tòa án tối cao Vương Quốc Anh có
hiệu lực cao nhất. Bên cạnh đó, kể từ năm 1966, Thượng Nghị viện Anh cũng

tuyên bố khi các án lệ đã lạc hâu, không còn phù hợp hay sai luật thì có thể bị loại
bỏ. Điều này minh chứng cho tính mềm dẻo trong việc xây dựng án lệ ở Anh.
2. Án lệ ở Pháp
Mặc dù xuất phát từ hệ thống thông luật nhưng án lệ vẫn có một vị trí đặc
biệt cho riêng mình trong hệ thống pháp luật châu âu lục địa. Quá trình pháp điển
hóa từ sớm đã tạo điều kiện cho hoàn thiện sớm hệ thống pháp luật ở Pháp. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của những quan điểm thuộc trường phái pháp luật khai sáng,
mà được thể hiện rõ ở hai tác phẩm là Khế ước xã hội và Tinh thần pháp luật,người
Pháp không coi trọng án lệ và xem nó như là một nguồn luật không bắt buộc4.

2 Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội (2009), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Việt Nam, tr. 259
3 Nguyên văn là: “The doctrine of precedent, under which a court must follow earlier juditical decissions when the
same points arise again in litigation” - Black’s Law Dictionary 9th Edition (2009), Bryan A. Garner, West Publising
Co., Mỹ, tr.1565
4 Cụ thể ở đây là nguyên tắc tam quyền phân lập, tòa án là cơ quan tư pháp thì không có quyền lập pháp, tức là đặt ra
án lệ.


“Điều 5 Bộ luật dân sự Napoleon quy định: “Cấm các thẩm phán đặt ra quy định
chung và có tính lập quy để tuyên án với những vụ việc được giao xét xử”5.
Mặc dù chưa được công nhận như là một nguồn luật chính thống nhưng án lệ
vẫn giữ một vai trò nhất định mà không thể thay thế trong hệ thống pháp luật của
nước Pháp. Mặc dù về nguyên tắc, các tòa cấp dưới không buộc phải tuân theo án
lệ của các tòa cấp trên, song, nhằm tránh việc kháng cáo lên các tòa cấp cao, các
thẩm phán ở tòa cấp dưới thường tuân theo án lệ. Tất nhiên là họ không viện dẫn
trực tiếp bán ản đó ra trong phán quyết của mình vì điều này là không được phép.
Như vậy, áp dụng án lệ ở đây mang tính tinh thần hơn là bắt buôc. Bên cạnh đó,
một điểm khá đặc biệt là ngành luật Hành chính của Pháp không được pháp điển
hóa, cho nên, án lệ trở thành một nguồn luật quan trọng trong ngành luật này.
III. Những ưu, khuyết điểm của án lệ

1. Ưu điểm
Án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật, giải quyết các quan
hệ xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời. Bởi bản thân đời sống xã hội luôn vận
động và phát triển không ngừng làm nảy sinh ngày càng nhiều quan hệ xã hội mới,
gây nên hệ quả là các quy phạm pháp luật không thể kịp thời điều chỉnh chúng.
Nhằm mục đích hạn chế kẽ hở khách quan giữa đời sống và pháp luật này, các án lệ
mới sẽ được thẩm phán đặt ra, đảm bảo tính công bằng, công lý trong hoạt động xét
xử. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp mà các nhà làm luật đưa ra những quy phạm
pháp luật vô lý, không khả thi, hay quy định không rõ ràng, lúc này, án lệ là một sự
bổ sung cần thiết để có thể bổ khuyết những yếu điểm này.
Án lệ mang tính thực tiễn cao. Bản thân án lệ xuất phát từ thực tiễn nên sẽ dễ
dàng vận dụng hơn so với nguồn luật thành văn vốn nặng về lý thuyết. Nó là những
tình huống đã xảy ra trong thực tế chứ không phải là những giả thuyết mang tính lý
luận, những giả định về sự việc xảy ra trong tương lại.
Án lệ tạo điều kiện phát huy tính linh hoạt trong các quyết định của thẩm
phán. Các thẩm phán là người áp dụng pháp luật nên cần tôn trọng ý chí của pháp
5 Xem Giáo trình Luật so sánh, Trường đại học Luật (2009), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Việt Nam, tr.140


luật trong từng phán quyết. Tuy nhiên, có những khi quy phạm pháp luật do đã
không còn phù hợp nữa đã đặt thẩm phán vào vị trí phải chọn lựa việc đảm bảo
công bằng và tuân thủ pháp luật. Đây là vấn đề tồn tại ở hệ thống pháp luật thành
văn mà không tồn tại ở án lệ, bởi bản thân các quy tắc trong bản án không được đặt
ra một cách rõ ràng như quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật. Do vậy,
các thẩm phán có thể linh hoạt nhằm chọn lựa các án lệ phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội.
Án lệ đặt ra yêu cầu buộc phải nâng cao về trình độ của thẩm phán, luật sư,
công tố viên…Việc áp dụng án lệ buộc các bên tham gia phiên tòa phải có một cái
nhìn, sự phân tích hết sức tỉ mỉ các tình huống của vụ việc, từ đó viện dẫn các án lệ
làm cơ sở cho mình. Bên cạnh đó, áp dụng án lệ sẽ nâng cao tầm quan trọng của

việc tranh tụng trong xét xử, phát huy khả năng lập luận, chứng minh.
Án lệ đảm bảo tính công bằng trong pháp luật. Nhiều người cho rằng án lệ
do các thẩm phán đặt ra nên sẽ thiếu đi tinh chất khách quan khi cơ quan tư pháp
lại đảm nhận vai trò lập pháp. Tuy nhiên, điều kiện để một bản án trở thành án lệ đã
hạn chế được mặt chủ quan trong các án lệ. Việc áp dụng án lệ cũng hạn chế những
hiện tượng tiêu cực trong ngành tư pháp. Bởi với những vụ án tương tự thì phải có
quyết định tương tự, thẩm phán không thể vì lợi ích của bất kỳ bên nào xử phần
thắng về bên đó cả.
2. Nhược điểm
Án lệ không mang tính hệ thống. Một án lệ được hình thành thì sẽ tồn tại
những quy tắc trong bản án đấy. Song, để áp dụng được quy tắc ấy trong một vụ
việc thì không phải là một điều dễ dàng. Để tránh việc áp dụng một cách tùy tiện,
so sánh một cách không logic giữa vụ án đang xét xử và án lệ thì thẩm phán buộc
phải có kiến thức sâu, tầm hiểu biết rộng. Thêm vào đó, việc hệ thống hóa án lệ chỉ
đơn thuần là việc sắp xếp chúng vào các chế định pháp luật, ngành luật nên tạo sự
khó khăn trong cách nhìn nhận hệ thống pháp luật một cách tổng thể.
Số lượng án lệ tăng dần theo thời gian. Các bản án lệ tăng dần theo thời gian
là một hiện tượng hết sức khách quan do các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng đa


dạng. Sự phức tạp của các bản án lệ cũng là nguyên nhân gây nên sự khó khăn
trong việc xác định, tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng.
Hệ thống án lệ không ổn định. Không có một vụ án nào hoàn toàn giống
nhau, sự tương tự giữa án lệ và vụ án được xét xử cũng khó xác định. Do đó, việc
thêm, che dấu bớt đi một tình tiết cũng làm thay đổi đi kết quả của vụ án gây ra sự
mất công bằng.
IV. Án lệ ở Việt Nam
1. Án lệ trong pháp luật Việt Nam
Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam hình thức của án lệ đã manh nha xuất
hiên từ thời phong kiến. Tuy nhiên, “án lệ” thời bấy giờ chưa có hệ thống và mang

những đặc điểm như án lệ của phương tây. Cụ thể, trong bộ Quốc triều Hình luật
(Bộ luật Hồng Đức) có điều 396 có quy định về một trường hợp án lệ: “Người ông
là Phạm Giáp sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ Phạm
Giáp có ruộng đất hương hỏa 2 mẫu đã giao cho con trưởng Phạm Ất giữ. Phạm
Ất đã đem 2 mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn
5 sào cho con trai Phạm Ất giữ làm hương hỏa. Con trai Phạm Ất lại sinh toàn con
gái, mà con thứ Phạm Bính có con trai lại có cháu trai, thì số 5 sào huong hỏa
hiện tại, phải giao lại cho con trai hay cháu trai Phạm Bính coi giữ. Nhưng không
được đòi lấy cho đủ hai mẫu hương hỏa của tổ tiên trước mà sinh ra tranh giành.”
Cần nhận thấy rằng, đây chỉ là một trường hợp đặc biệt, bởi không có tài liệu minh
chứng rằng trường hợp được quy đinh tại điều 396 trên đã xảy ra và được xét xử
hay đây chỉ là một trường hợp mà các nhà làm luật nghĩ ra, nên đây chỉ xem là một
trường hợp có nét tương đồng với án lệ. Đặc biệt, cũng trong bộ Quốc triều Hình
luật có điều 685 quy định: “Những chế sắc (của vua) luận tội gì, chỉ là xét xử nhất
thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn, thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà
xử đoán việc sau. Nếu ai viện ra xét xử không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai
luật.” Căn cứ vào điều luật, ta có thể thấy rõ, ngay cả những sắc lệnh do vua ban
nhằm giải quyết các vụ việc cũng chỉ có tác dụng một lần mà không được xem là
án lệ để áp dụng cho các vụ việc sau này. Đến thời nhà Nguyễn, bộ Hoàng Việt luật


lệ chủ yếu là vay mượn bộ luật của triều đình Mãn Thanh nên những đặc sắc như
trường hợp vừa nêu trên cũng dần biến mất.
Người Pháp sang xâm lược Việt Nam mang theo cả pháp luật của họ. Trong
khoảng thời gian từ năm 1858 đến năm 1945, ở Việt Nam tồn tại hai hệ thống pháp
luật, một của người Pháp và một của triều đình nhà Nguyễn. Sự phức tạp của pháp
luật thời bấy giờ không chỉ nằm ở hai hệ thống luật mà còn nằm ở số lượng bộ luật:
Có 3 bộ luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thời bấy giờ, gồm Bộ luật dân sự Nam
Kỳ giản yếu 1883, Bộ luật Bắc kỳ 1


931 và Bộ luật Trung Kỳ năm 1936. Nam

Kỳ lúc này chịu sự quản thúc của người Pháp nên bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu
chịu ảnh hưởng lớn từ bộ luật Dân sự Napoleon. Cụ thể tại điều 4 Bộ luật Nam Kỳ
giản yếu có quy định: “Thẩm phán nào từ chối việc phán xét vì lý do luật không
quy định vấn đề hay luật tối nghĩa hoặc bất túc sễ bị truy tố về tội bất khẳng thụ
lý.”
Cách mạng tháng 8 thành công chấm dứt sự tồn tại của hai hệ thống pháp
luật ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc này ký sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm
thời sử dụng một số bộ luật hiện hành ở Bắc, Trung, Nam cho đến khi ban hành
những bộ luật thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên không lâu sau đó, thực dân
Pháp quay lại xâm lược, Bắc – Nam chia cắt nên việc ban hành những bộ luật
thống nhất là điều không thể. Năm 1954, thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc, chính
quyền được lập lại, Tòa án Nhân dân Tối cao được thành lập vào 5/1959, Luật sư
Phạm Văn Bạch làm Chánh án. Về nguyên tắc, lúc này, án ệ không được công nhận
là nguồn của pháp luật, nhưng trong thực tiễn xét sư, Tòa án Nhân dân Tối cao có
tổng kết những bản án điển hình thành những chuyên đề báo cáo để hưỡng dẫn các
tòa án cấp dưới áp dụng pháp luật thống nhất.
Ở miền Nam, đế quốc Mỹ thiết lập “chế độ Ngụy quyền Sài Gòn”, kèm theo
đó là xây dựng một hệ thống luật mang hơi hướng Mỹ. Án lệ được sử dụng rộng rãi
bên cạnh luật thành văn. Các bản án lệ được đăng trên các tập san pháp lý và báo
pháp luật do Bộ Tư pháp xuất bản. Đặc biệt năm 1969, nhà

xuất bản Khai Trí,


Sài Gòn đã xuất bản tác phẩm Án lệ vựng tập (Recuali de jurisprudence) của thẩm
phán Trần Đại Khâm trong đó tổng hợp, tóm tắt, xếp loại các án lệ từ năm 1948
đến năm 1967 trên các lĩnh vực: dân sự, điền địa (đất đai), lao động, nhà phố,
thương mại, quân sự, hành chánh (hành chính)…Bên cạnh đó, giáo sư Vũ Văn Mẫu

còn đưa án lệ vào giảng dạy tại trường Đại học Luật Sài Gòn.
Sau năm 1975, Bắc Nam hai miền thống nhất, Việt Nam tiến lên con đường
xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật được định hướng xây dựng dựa trên cơ sở lý
luận của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật thành văn được xem như là
nguồn luật chủ yếu.
Thời gian gần đây, đã có sự thay đổi mang hơi hướng cải cách trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam. Vị trí và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử, nhất là
xét xử các vụ việc dân sự dần được chứng minh và công nhận. Từ năm 2004, Tòa
án Nhân dân Tối cao nước ta đã thường xuyên chọn lọc và công bố các Quyết định
giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Trong các năm
2005, 2006, 2009, Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp tục công bố những Quyết định
giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán về các lĩnh vực: Kinh doanh, Lao động,
Dân sự, Thương mại và Hình sự. Bên cạnh đó, Nghị quyết 49/NQ-TW về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính Trị ngày 02/06/2005 đã chỉ rõ
“Tòa án Nhân dân Tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hưỡng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái
thẩm”.Cuối cùng, đến ngày 06/04/2016, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban
hành quyết định số 220/QĐ-CA quyết định về việc công bố án lệ. Trong số các bản
án lệ được công bố có 05 án lệ về lĩnh vực dân sự và 01 án lệ về lĩnh vực hình sự.
Các án lệ đều được công khai trên Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Tối cao
để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận. Tính đến thời điểm hiện tại, Tòa án Nhân dân
Tối cao đã công bố tất cả 10 án lệ6, trong đó có 8 án lệ dân sự, 1 án lệ hình sự và 1
án lệ hành chính.
6 Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp tục công bố thêm 4 án lệ thông qua quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016.


2.

Sự cần thiết của việc áp dụng Án lệ ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng


của hệ thống pháp luật này là xem văn bản quy phạm pháp luật là nguồn luật chủ
yếu. Các văn bản quy phạm pháp luật là kết quả của quá trình xây dựng pháp luật
bởi các cơ quan theo trình tự nhất định với thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc, tòa án là cơ quan tư pháp thì không nên có quyền lập pháp (tạo ra
án lệ). Tuy nhiên, nhu cầu tạo ra án lệ ngày càng trở nên cấp thiết khi mà hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật không đáp ứng được nhu cầu pháp lý: nhiều trường
hợp chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh hay là luật quy định còn tối nghĩa, gây
cản trở cho hoạt động xét xử. Nhận thấy được vấn đề đó, Tòa án Nhân dân Tối cao
đã tiến hành xây dựng án lệ để kịp thời bổ sung những thiếu sót đó. Điều này là
hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc phân chia quyền lực được quy định trong
Hiến pháp 20137 .
Bên cạnh đó, sử dụng án lệ sẽ đáp ứng được những nhu cầu trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Thứ nhất, trong quan hệ giao dịch hợp tác quốc
tế, càng mở rộng thị trường tới nhiều quốc gia, chúng ta càng có khả năng cao đối
mặt với những vụ kiện thương mại, đặc biệt là từ sau khi chúng ta trở thành thành
viên của Tổ chức Kinh tế thế giới WTO. Việc hiểu biết, nắm rõ cách vận dụng án lệ
sẽ là một lợi thế lớn trong hoạt động tranh tụng, trong khi mà các quy phạm pháp
luật vẫn chưa thay thế được hết các án lệ quốc tế. Đơn cử như người Mỹ kiện
chúng ta bán phá giá cá ba sa, để không muốn bị thất bại ngay từ trước khi lên tòa,
chúng ta cần nghiên cứu rõ hệ thống pháp luật và án lệ của người Mỹ để làm căn cứ
giúp chúng ta tranh tụng trước tòa. Thứ hai, quá trình hội nhập kinh tế ra toàn thế
giới là một quá trình hai mặt, thị trường Việt Nam được mở rộng cũng đồng nghĩa
với việc Việt Nam là nơi đầu tư của nhiều quốc gia khác. Khi có tranh chấp cần tòa
7 Nguyên tắc đó được quy định tại khoản 3 điều 2 Hiến pháp 2013: “Quyền lực nhà nước là tập trung và thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.”


án giải quyết, việc tìm hiểu hệ thống luật pháp của quốc gia đó sẽ là điều tất yếu.

Như vậy, việc vận dụng sớm án lệ ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc
tiếp cận hệ thống án lệ ở các quốc gia khác. Cuối cùng, vai trò của án lệ đã được
chứng minh, có một vị trí nhất định, ngay cả ở các quốc gia vốn có truyền thống
tôn trọng pháp luật thành văn như Đức.., vậy, không có lý gì mà Việt Nam không
xem xét đưa án lệ vào hệ thống pháp luật của mình.
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà vẫn còn xuất hiện nhiều tình trạng oan sai,
nhiều vụ việc tranh chấp còn bỏ ngỏ thì việc bổ sung án lệ sẽ là một phương pháp
hiệu quả. Ngoài chức năng khắc phục sự khiếm khuyết của pháo luật, sử dụng án lệ
sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch, đảm bảo sử dụng pháp luật một cách thống
nhất, tạo tính ổn định trong các phán quyết của tòa. Thông qua đó, người dân có thể
tìm hiểu , tiên liệu, ý thức được hành vi của mình, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý
xã hội.
V.

Áp dụng án lệ trong lĩnh vực dân sự tại Việt Nam
1. Thực trạng
Từng có một lần, trong kỳ họp đại biểu của Quốc hội, nguyên chánh án Trịnh

Hồng Dương có một câu nói như thể này: “Ở nước ta, đôi khi án dân sự xử sao
cũng được”. Câu nói này sau đó trở thành một truyền kỳ trong giới làm luật Việt
Nam, bởi nó chỉ rõ đúng cái thực tế trong giải quyết các vụ án dân sự ở nước ta lúc
này. Nhiều người cho rằng, câu nói này thể hiện một thực tế đáng buồn ở Việt Nam
đó là sự mất niềm tin vào công lý. Nhưng để phân tích cho gọn ghẽ, nguyên nhân
sâu xa của câu nói này đến từ hệ thống pháp luật của ta. Vào thời điểm đó, giữa các
ngành luật, các văn bản luật đôi khi có những quy định khác nhau, thậm chí là mâu
thuẫn lẫn nhau khi cũng điều chỉnh một quan hệ. Điều này dẫn đến việc khi xảy ra
trường hợp tranh chấp giữa hai bên trên tòa, nếu áp dụng Luật này thì bên kia
thắng, nếu áp dụng luật kia thì bên nọ thắng. Người thẩm phán muốn bên nào thắng
thì cứ áp dụng Luật có lợi cho bên ấy.


Đơn cử là trường hợp giữa Luật Đất


đai 2003 và Luật Nhà ở 2005. Theo BLDS 2005, Điều 168 quy định thời điểm
chuyển quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký quyền sở hữu, trừ khi pháp luật có quy định khác. Khoản 2 Điều 127 Luật
Đất đai quy định:
“Trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ,
gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
Trường hợp các bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ
tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các
bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ
tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.”. Tuy nhiên, Khoản 5 Điều 93 Luật
Nhà ở 2005 lại có quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà là thời điểm hợp
đồng được công chứng:
“Bên mua, bên nhận tặng cho, bên đổi, bên được thừa kế nhà ở có trách
nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự
quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có
chức năng kinh doanh nhà ở hoặc các bên có thỏa thuận khác. Quyền sở hữu nhà ở
được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở
kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân



với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao
dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa
kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở.”
Quy định không thống nhất về thời điểm chuyển quyền sở hữu đã làm phát
sinh nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Mà cụ thể ở đây là việc
xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm nào khi thời điểm chuyển
quyền sử dụng đất và thời điểm chuyển quyền sử dụng nhà là khác nhau. Điều này
dẫn đến hàng loạt hệ lụy liên quan đến việc xác định chủ sở hữu nhà trong thi hành
án,....Tuy nhiên, nếu có sự áp dụng án lệ thì tình trạng trên sẽ được giảm bớt. Cụ
thể, án lệ sẽ đưa ra những quy tắc để thẩm phán có thể tham khảo, từ đó đưa ra
phán quyết phù hợp cho từng tường hợp cụ thể.
2. Thứ tự và nguyên tắc áp dụng án lệ
Trong số các bản án được đưa ra, án lệ về lĩnh vực dân sự chiếm phần nhiều
là do đặc trưng trong lĩnh vực dân sự. Nếu như ở Hình sự, nếu không không có
văn bản quy định thành tội thì không thể xét xử một người là có tội; còn trong lĩnh
vực dân sự, nếu không có luật quy định, tòa án vẫn phải giải quyết theo quy định tại
Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân
sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng;…”
Cũng trong BLDS 2015, tại Điều 6 có quy định trường hợp áp dụng án lệ:
“Điều 6. Áp dụng pháp luật tương tự
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật
dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có
tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân
sự tương tự.


2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản
1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại
Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.”
Như vậy, trong giải quyết một vụ việc dân sự, thẩm phán sẽ đưa ra phán

quyết của mình dựa trên thứ tự áp dụng như sau: Quy định của pháp luật; Tập
quán; Quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự; Các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật dân sự; Án lệ; Lẽ công bằng.
Bên cạnh đó, nguyên tắc của việc áp dụng án lệ trong lĩnh vực dân sự được
quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP:
“Điều 8. Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử
1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công
bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân
tối cao.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải
quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý
giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản
án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự
được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề
pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định
của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý
do trong bản án, quyết định của Toà án.
3. Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp
lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án
lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ.


4. Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp thì
Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý
khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị
quyết này.”
Việc quy định rõ ràng trình tự và nguyên tắc áp dụng án lệ trong lĩnh vực dân
sự sẽ làm tăng tính minh bạch, rõ ràng. Thứ nhất, đó là căn cứ để xác định án lệ có
cần thiết cho một vụ việc dân sự không, tránh tình trạng xác định tình tiết tương tự

một cách mập mờ để áp dụng hoặc không áp dụng án lệ. Thứ hai, với các đương sự,
họ có thể xác định, hình dung được vụ việc của mình sẽ đi đến đâu khi đem ra tòa,
từ đó quyết định có nên mời luật sư hay không. Thứ ba, áp dụng án lệ sẽ tiết kiệm
thời gian, tiền bạc cho cả tòa án lẫn các đương sự. Thứ tư, án lệ thể hiện rõ ưu điểm
của nó khi đảm bảo được tính công bằng trong các phán quyết của Tòa án. Với
những vụ án tương tự như nhau thì đều có chung phán quyết, các đương sự sẽ
không ấm ức mà kháng cáo gây mất thời gian, nhất là trong vụ các vụ việc dân sự
bởi chúng luôn có những tính tiết phức tạp. Cuối cùng, sử dụng án lệ sẽ tạo hiệu
quả tốt cho toàn xã hội. Người dân sẽ ngày càng tin tưởng vào công lý, vào phán
quyết của tòa án, không còn tình trạng chạy án nữa vì có chạy hay không thì vẫn
nhận được cùng một phán quyết từ thẩm phán.
VI.

Đánh giá và đề xuất phát triển án lệ trong thời gian tới
Chúng ta đã có 10 bản án lệ được công bố bởi Chánh án Tòa án Nhân dân

Tối cao. Chừng ấy vẫn án lệ vẫn còn là ít và chưa thể khắc phục hết những lỗ hổng
pháp lý tồn tại trong luật. Tuy nhiên, không thể vì chóng vội muốn có nhiều án lệ
mà chọn lựa một cách tràn lan. Hiện nay, việc ban hành án lệ chủ yếu dựa trên việc
lựa chọn một số quyết định giám đốc thẩm để xây dựng thành án lệ. Nhưng tính
chính xác của các quyết định giám đốc thẩm vẫn chưa thật sự cao khiến cho chúng
ta phải xây dựng án lệ từ một xuất phát điểm thấp. Trong tương lai, cần chú trọng


khâu xây dựng và phát triển án lệ hơn nữa; Tòa án Nhân dân Tối cao cũng cần tập
trung nghiên cứu, đưa ra những quyết định chuẩn mực, để án lệ ngày càng trở nên
khái quát hơn. Tòa án Nhân dân Tối cao cũng nên tổ chức tốt công tác phổ biến
pháp luật để đông đảo nhân dân có thể tiếp cận tìm hiểu án lệ. Trước mắt, việc xây
dựng Cổng thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Tối cao đã đạt được những bước tiến
đáng ghi nhận. Việc công bố các bản án lệ trên trang thông tin điện tử này đã cung

cấp cho người dân một kênh thông tin đáng tin cậy để tham khảo nghiên cứu án lệ.
Tuy nhiên, trang thông tin này còn chưa thực sự phổ biến trong nhân dân, cần có sự
kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, tiến tới xây dựng một kênh truyền
hình riêng cho tòa án để phổ cập pháp luật tương tự như kênh truyền hình kiểm sát
của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Ngoài bản án, yếu tố còn người là nhân tố chính quyết định sự thành công
của việc ứng dụng án lệ. Việc nâng cao trình độ của đội ngũ thẩm phán, nhân viên
tư pháp là một điều tất yếu, không chỉ nhằm mục đích áp dụng án lệ mà còn giúp
họ tự tin đưa ra những phán quyết công bằng, sáng suốt hơn. Bên cạnh trình độ
chuyên môn là xây dựng phẩm chất đạo đức. Cần xây dựng quy trình tuyển chọn
thẩm phán khoa học và nghiêm túc hơn nữa để thực sự chọn lựa được những người
có đức có tài để làm người cầm cán cân nảy mực. Hiện nay, thời gian bổ nhiệm
thẩm phán là 5 năm, còn tương đối khá là ngắn, do đó, có nhiều trường hợp các
thẩm phán còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến tình trạng oan sai, thiếu công bằng.
Chúng ta có thể học tập các hình thức tuyển chọn thẩm phán ở các quốc gia có nền
pháp luật phát triển như Anh, khi mà họ lựa chọn thẩm phán từ luật sư. Ngoài ra,
cần đảm bảo đời sống cho đội ngũ thẩm phán để họ có thể đưa ra những quyết định
đựa trên sự công bằng và khách quan.
Mặc dù số lượng án lệ được công bố là chưa nhiều, song cần sớm hệ thống
và đưa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, đặc biệt là các trường đại học. Bởi
vì muốn trở thành thẩm phán, luật sư hay kiểm sát viên thì cũng phải là cử nhân


luật. Việc tiếp cận và tìm hiểu sớm về án lệ sẽ tạo cơ sở, tiền đề phục vụ cho công
việc sau này.

C, PHẦN KẾT LUẬN

Việc chính thức áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử là một bước tiến bộ vượt
bậc trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra thách

thức không nhỏ cho cả cơ quan xét xử lẫn người tham gia hoạt động xét xử. Nó
buộc họ thay đổi thói quen vốn đã tồn tại từ lâu: Trước đây chỉ cần nghiên cứu văn
bản quy phạm pháp luật thì nay phải kết hợp nghiên cứu cả án lệ để xét xử. Do vậy,
để thích ứng trong nay mai là một điều không thể. Mục đích của bài tiểu luận là
thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu án lệ ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế
giới để cung cấp một góc nhìn về việc công nhận án lệ ở Việt Nam. Từ đó, tìm ra
những điểm đặc trưng, khác biệt của việc xây dựng án lệ Việt Nam, đồng thời đề ra
một số biện pháp nhằm đưa nó ngày càng trở nên hiệu quả và phố biến hơn.
Trong phạm vi một bài tiểu luận, bài viết không thể trình bày một cách đầy
đủ chi tiết về đề tài án lệ, thậm chí có thể còn nhiều thiếu sót và khúc mắc. Do đó,
bản thân em rất mong muốn nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cô. Hy vọng bài
viết sẽ phần nào đó làm rõ hơn về tình hình nghiên cứu và sử dụng án lệ tại Việt
Nam.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2014.Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009.Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, Việt Nam.


3. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009.Giáo trình Luật so sánh, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, Việt Nam.
4. Bryan A. Garner , 2009. Black’s Law Dictionary 9th Edition , West
Publising Co., Mỹ
5. Dương Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thúy , 2009. Vấn đề áp dụng án lệ ở
Việt Nam, Tạp chí Luật học số 5/2009. tr 37 - tr44.
6. Nguyễn Văn Nam, Luận án: Lý luận thực tiễn về án lệ trong hệ thống

pháp luật Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam. Luận văn
Tiến sỹ. Đại học Luật Hà Nội.
7. Đỗ Thanh Trung, Án lệ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
(Ngày truy cập
24/9/2016)



×