Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đồ án tìm hiểu máy sấy lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.32 KB, 27 trang )

ĐỒ ÁN SẤY LẠNH

LỜI NÓI ĐẦU
Ở nước ta nhịp độ phát triển của các ngành nông-lâm-hải sản ngày
càng tăng. Sấy là một khâu quan trọng trong dây chuyền chế biến và
bảo quản sản phẩm với mục đích tăng thời gian bảo quản sản phẩm,
sản phẩm sẽ được sấy khô với chất lượng tốt trong điều kiện tiêu tốn
năng lượng ít nhất.
Sấy không đơn thuần là tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu sấy mà còn
là một quá trình công nghệ phức tạp.Trong quá trình sấy người ta luôn chú
ý đến chất lượng sản phẩm và giảm chi phí năng lượng, do đó tùy theo loại
vật liệu sấy mà người ta chọn các phương pháp sấy và hệ thống sấy khác
nhau. Người ta chia ra hai phương pháp sấy: phương pháp sấy nóng và
phương pháp sấy lạnh. Để thực hiện quá trình sấy người ta sử dụng một hệ
thống các thiết bị gồm thiết bị sấy như buồng sấy, hầm sấy, tháp sấy…
Tùy thuộc vào loại vật liệu mà ta chọn các phương pháp sấy và thiết bị sấy
khác nhau. Trong bài này chúng ta tìm hiểu trong bốn chương


MỤC LỤC
Chương I : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SẤY ………………..
Chương II: CHỌN PHƯƠNG ÁN SẤY ĐỐI LƯU ……………….
Chương III : QUÁ TRÌNH SẤY NẤM ……………………………..
Chương IV : CHỌN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT BỊ SẤY …………..


CHƯƠNG I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ SẤY
I . ĐỊNH NGHĨA :
Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt. Dựa
vào phương thức cung cấp nhiệt cho vật liệu người ta phân chia thiết bị


sấy ra: sấy đối lưu, sấy tiếp xúc, sấy bức xạ, nhằm tránh hư hỏng trong
quá trình bảo quản , tăng độ bền cho sản phẩm , trong thời đại hiện nay
sấy được ứng dụng rộng rãi trong công , nông nghiệp .
Sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng rất nhiều trong thực tế, sản
xuất và đời sống. Trong công nghiệp như chế biến nông sản-hải sản, chế
biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng…kỹ thuật sấy đóng một vai trò quan
trọng trong dây chuyền sản xuất. Trong công nghiệp, sấy là một trong
những công đoạn quan trọng của công nghệ sau thu hoạch…Sản phẩm
sau quá trình sấy có độ ẩm thích hợp, thuận tiện cho việc bảo quản, vận
chuyển, chế biến, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
II. MỤC ĐÍCH :
• làm giảm trọng lượng của vật liệu
• Vận chuyển vật liệu dễ dàng hơn
• làm chậm bớt quá trình sinh học để bảo quản lâu hơn .
III. PHƯƠNG PHÁP SẤY
Tác nhân sấy :

Để duy trì động lực của quá trính sấy cần một môi chất mang ẩm
thoát từ bể mặt vật liệu sấy thải vào môi trường . Môi trường làm
nhiệm vụ nhận ẩm từ bề mặt vật liệu để thải vào môi trường gọi
chung là tác nhân sấy . Tác nhân sấy có thể khói lò , không khí
hoặc một số chất lỏng như dầu mỏ …….


IV.PHÂN LOẠI :
1. HỆ THỐNG SẤY LẠNH

• Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ t >0
• Hệ thống sấy thăng hoa
• Hệ thống sấy chân không

2. HỆ THỐNG SẤY NÓNG
• Hệ thống sấy tiêp xúc
• Hệ thống sấy đối lưu
V. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH SẤY
1. ƯU ĐIỂM :






Hàm lượng nước còn lại trong sản phẩm rât ít ( 2 - 4 % )
Không làm thay đổi các tố chất tự nhiên của sản phẩm
Bảo quản thực phẩm sấy khô lâu
ứng dụng rộng rãi rẻ tiền

2 . NHƯỢC ĐIỂM :
• Yêu cầu chế tạo máy khắt khe . kỹ thuật cao
• Đóng gói sản phẩm ở nhiệt độ có độ ẩm thấp < 30 % hoặc < 20%
VI. NGUYÊN TẮC SẤY
Đa số máy sấy trực tiếp hoặc đối lưu , không khí nóng đều sử dụng để
cung cấp nhiệt cho sự bốc hơi và mang đi hơi ẩm bốc ra từ sản phẩm .
VII .GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP SẤY BUỒNG
Phương pháp sấy buồng được dùng để sấy các sản phẩm nông nghiệp
mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng và màu sắc của sản phẩm . Bộ phận
chính của phương pháp sấy buồng là buồng sấy (tủ sấy). Tủ sấy phù hợp
cho nhiều loại nguyên liệu dạng định hình, dạng hạt, dạng cục…


Tủ sấy là một khối hình chữ nhật hoặc hình vng tương ứng với từng

thể tích sản phẩm.
Ngun lý làm việc:

tác nhân là khơng khí ẩm được làm lạnh từ trạng thái ban đầu 3 đến
trạng thái 1, q trình làm lạnh này có < ứng với trạng thái 3 của
khơng khí ẩm, phần lớn lượng nước trong khơng khí ẩm được tách ra
trong giai đoạn này. Ở trạng thái 1 khơng khí có độ ẩm =100% và nhiệt
độ thấp nhất. Do đó ta phải gia nhiệt cho khơng khí bằng điện trở hay
dàn nóng của máy lạnh đến nhiệt độ (ứng với độ ẩm tương đối nhỏ
đến giá trị cần thiết). Sau đó khơng khí ở trạng thái 2 được đưa vào
buồng sấy. Do ở trạng thái 2 khơng khí có độ ẩm tương đối rất nhỏ
nên nó sẽ hấp thụ nước từ vật sấy đưa ra khỏi buồng sấy ở trạng thái 3.

Tái tuần hoàn toàn bộ tác nhân sấy
Dàn lạnh

T.B gia nhiệt
Buồng sấy

Nước ngưng tụ
thải ra ngoài
Máy nén
lạnh


I
2

3


=100%

1

d1

d3

d


CHƯƠNG II
CHỌN PHƯƠNG ÁN SẤY
SẤY ĐỐI LƯU :
I .ĐỊNH NGHĨA:Sấy đối lưu là dùng không khí nóng hoặc khói lò làm tác
nhân sấy có nhiệt độ , độ ẩm, tốc độ phù hợp , chuyển động chảy chùm
lên vật sấy làm cho ẩm (nước)trong vật sấy bay hơi rồi theo TNS, sau
thời gian sấy ta được sản phẩm sấy có độ ẩm theo yêu cầu.
II . ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm:
Đơn giản , dễ chế tạo ,dễ vận hành, việc nạp nguyên liệu và lấy sản
phẩm theo mẻ ,vật sấy được phân bố đều và đặt tĩnh trong không gian
buồng sấy dễ dàng ,có thể sấy vật liệu khác giá thành hạ
Nhược điểm:
Năng suất thấp ,tốn nhiều năng lượng , mức độ cơ giới hóa và tự động
hóa thấp ,quá trình sấy không đồng đều .
Dựa vào hai phương pháp tạo ra động lực quá trình sấy người ta chia ra
hai phương pháp sấy: Phương pháp sấy nóng và phương pháp sấy lạnh.
Một số đặc tính chủ yếu của các thiết bị sấy đối lưu thông dụng.
III. CÁC KIỂU THIẾT BỊ SẤY

Kiểu thiết bị
sấy

Cách làm
việc

Sản phẩm
sấy

Chế độ sấy và tiêu hao nhiệt
riêng

Buồng sấy
với tuần
hoàn tự
nhiên hay
cưỡng bức

Theo chu kỳ

Các mảng Nhiệt độ môi chất sấy
gỗ nhỏ, rau 60÷250oC. Tiêu hao nhiệt riêng
quả,nấm,
q=6000÷10.000 kJ/kg ẩm.
gạch, chất
cách


nhiệt…
Hầm sấy


Liên tục

Nhiều loại
sản phẩm
như kiểu
buồng sấy

Nhiệt độ môi chất sấy
50÷130oC.
Tiêu hao nhiệt riêng
q=5000÷8000 kJ/kg ẩm

Hầm sấy
Liên tục
dùng băng tải
(môi chất sấy
đa số là dùng
không khí)

Tre, len,
dạ, rau,
quả,
diêm…

Nhiệt độ môi chất sấy
60÷170oC.

Hầm sấy
dùng băng

truyền

Liên tục, vật
liệu sấy nằm
trên băng
hoặc treo

Các chi tiết
kim loại
sơn, các
hộp
đựng…

Nhiệt độ môi chất sấy
120÷300oC.

Tháp sấy

Liên tục, vật Muối
Nhiệt độ môi chất sấy
liệu rơi trên quặng, ngũ 60÷180oC.
tháp
cốc.
Tiêu hao nhiệt riêng
q=5000÷6500 kJ/kg ẩm

Thiết bị sấy
thùng quay

Liên tục hay

chu kỳ,
thùng quay

Vật liệu
dạng hạt,
than,

Tiêu hao nhiệt riêng
q=5000÷7500 kJ/kg ẩm

Tiêu hao nhiệt riêng
q=5000÷8500 kJ/kg ẩm

Nhiệt độ môi chất sấy: khi sấy
than quặng 60÷250oC, khi sấy
ngũ cốc 60÷120oC. tiêu hao


với vòng
quay
n =0,5÷8
v/ph

quặng, cát nhiệt riêng q=3500÷5000 kJ/kg
công nghệ, ẩm. Năng suất bốc hơi hơi ẩm
ngũ cốc.
A=50÷150 kg ẩm/m3h

Sấy khí động Liên tục


Vật liệu
Tốc độ khí 10÷40 m/s
dạng hạt
Tiêu hao nhiệt riêng
(ẩm tự do),
q=4200÷6700 kJ/kg ẩm
than, cám,
các chất
kết tinh,..

Sấy phun

Sữa, trứng, Khi t = 130÷150oC A = 2÷4 kg
và các loại ẩm/m3h
dung dịch
Khi t = 300÷400oC A = 8÷12
khác
kg ẩm/m3h

Liên tục

Khi t = 500÷700oC
A = 15÷25 kg ẩm/m3h

Sấy tầng sôi

Liên tục hay
chu kỳ

Vật liệu có

độ ẩm cao:
bột nhão,
hạt kết
tinh, các
loại hạt
khác

Cường độ bay hơi ẩm
A = 100÷300 kg ẩm/m3h
Tiêu hao nhiệt riêng
q=6000÷10.000 kJ/kg ẩm



CHƯƠNG III
QUÁ TRÌNH SẤY NẤM
I .NGÀNH NẤM NƯỚC TA HIỆN NAY
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ
hàng trăm năm. Hiện nay có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó
có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo
(UNESSCO-2004).
II. PHÂN LOẠI NẤM Ở VIỆT NAM
Nấm có nhiều loại , chúng ta chỉ tìm hiểu một số loại thông dụng
• Nấm rơm
• Nấm hương
• Nấm kim châm ………………
1 . Tính chất vật lý của nấm
Khối lượng riêng : 771 (kg/m3)
Nhiệt dung riêng : 3,84 (kj/kgk)
Hệ số dẫn nhiệt : 0,23 (w/mk)

Độ ẩm vật liệu sấy
_ độ ẩm của vật liệu trước khi đưa vào : w =80%
_ độ ẩm của vật liệu sau khi sấy

:20-30%

Nhiệt độ cho phép : 40 – 50

2. Thành phần hóa học cơ bản của nấm rơm


Nấm rơm là loại phổ biến, nhất là các làng quê vì có nhiều rơm, nấm
thường được sử dụng làm thực phẩm. Là loại nấm giàu dinh dưỡng, cứ
100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21 - 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm
chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không
tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo 2,1 - 4,6g,
bột đường chiếm 9,9g, chất xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và
các vitamine A, B1, B2, C, D, PP...
3. Cấu tạo
Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm
trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm,
bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc.
Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc
càng đen.
Cuống nấm : Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi
còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.
Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa
mép.
Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa
mép.

4. Chu kì sống
Quá trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn:
Đầu đinh ghim (nụ nấm)
Hình nút nhỏ
Hình nút
Hình trứng


Hình chuông (kéo dài).
Trưởng thành (nở xòe).
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng (10-12
ngày). Những ngày đầu nấm nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn
đinh ghim), 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng
(giai đoạn hình trứng), lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông
giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh.
III . NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẤY
Trong quá trinh sấy sảy ra một loạt biến đổi sinh lý , hóa , cơ học , và
các quá trình biến đổi khác làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

IV. NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ HỌC
Vật liệu sau khi sấy bị biến dạng như : cong queo , biến đổi độ xôp
…………
V .BIẾN ĐỔI VỀ MÀU SẮC
Trong quá trình làm khô màu sắc và mùi vị của sản phẩm bị biến
đổi. Nguyên nhân là do nguyên liệu bị mất nước thể tích co rút, bị ôxy
hoá hay các sắc tố bị khử .
VI.TÍNH CHẤT CỦA NẤM
Đặc điểm cấu tạo của cây nấm
Cơ quan sinh sản có cấu tạo đặc biệt gọi là tai nấm. Tai nấm chủ
yếu gồm mũ và cuống. Mũ thường có dạng nón hay phễu, với cuống

dính ở giữa hay bên. Mặt dưới mũ của nhóm này cấu tạo bởi các
phiến mỏng xếp sát vào nhau như hình nan quạt. Ở một số trường
hợp, phiến còn kéo dài từ mũ xuống cuống như nấm sò. Bào tử tập


chung ở phía dưới cấu trúc đặc biệt gọi là mũ nấm hay tai nấm. Mũ
nấm thường có cuống nâng lên cao để có thể nhờ gió đưa bào tử bay
xa. Bào tử nảy mầm lại cho hệ sợi mới. Người ta chia đời sống của
nấm trồng ra 2 giai đoạn là: giai đoạn tăng trưởng (hay sinh dưỡng) là
tản dinh dưỡng, và giai đoạn quả thể (hay cơ quan sinh bào tử hữu
tính của nấm, giai đoạn sinh thực) là tản nấm sinh sản. Đa số nấm
trồng đều sinh sản bằng bào tử.

VII . QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN NẤM
Hái nấm tươi: Nấm phải hái đúng độ tuổi, không để nấm phát tán
bào tử, nấm mới thu hái, không hái nấm sau khi vừa tưới nước xong.
Thời gian ngừng tưới đến khi hái ít nhất phải đảm bảo trên 4 giờ để nấm


không bị dập nát. Các dụng cụ hái nấm phải sạch sẽ kể cả dao, kéo cắt
nấm bằng inox. Trường hợp nấm bị bẩn do rơi, vãi, dính đất, cát thì phải
rửa sạch, để ráo nước. Từ lúc thu hái đến lúc chế biến không quá 24 giờ.
Lựa chọn, phân loại: Nấm hái xong cần phải cắt bỏ sạch phần gốc, tách
các cây nấm khỏi cụm (nếu là cây nấm mọc thành cụm).Tùy thuộc vào
từng đối tượng cụ thể có thể rửa hoặc không rửa khi hái xong.Nấm sò
không cần rửa, mộc nhĩ nếu rửa sạch thì càng tốt, nấm rơm chỉ rửa
những cây nấm bị bẩn; linh chi bắt buộc phải rửa sạch.Khi hái xong cần
loại bỏ những nấm sâu, nở. Tùy theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản
phẩm mà nấm có thể được cắt to hay nhỏ hoặc để nguyên cây nấm.
Thông thường nấm sò có thể xé thành 2-3 mảnh đối với những cánh nấm

lớn (đường kính 4cm trở lên); linh chi có thể thái lát mỏng hoặc để
nguyên, mộc nhĩ để nguyên cây.
Sấy khô nấm : Nhiệt độ sấy nấm khoảng 2-3h đầu từ 40-45oC, 2-3h sau
ở nhiệt độ 45-50oC, thời gian tiếp theo ở nhiệt độ 50-55oC đến khi nấm
đã gần khô tăng nhiệt độ tối đa lên 55-60oC. Thời gian từ lúc hái tươi
đến khi phơi, sấy khô đảm bảo tối đa 24h (trừ mộc nhĩ, linh chi tối đa
72h).
Hiện nay công nghệ được áp dụng trong sản xuất và bảo quản nấm ở
Việt Nam còn hạn chế. Một trong những phương pháp hiệu quả sẽ được
ứng dụng rộng rãi không chỉ trong sản xuất nấm và bảo quản các nông
sản đắt tiền khác là phương pháp sấy lạnh.
*Hình ảnh về nấm rơm.


IX . QUY TRÌNH SẤY NẤM
Yêu cầu với nấm :Nấm phát triển đầy đủ, tươi tốt, nguyên vẹn, sạch sẽ.
Nấm nguyên liệu (thu hoạch)

lựa chọn

rửa sạch

làm sạch góc

ráo nước

xếp vĩ

sấy


đối lưu không khí


thành phẩm

đóng gói

bảo quản


CHƯƠNG IV
CHỌN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT BỊ SẤY
I . THIẾT BỊ SẤY
Ta đã biết để sấy khô một vật cần 2 tác động cơ bản : một là gia nhiệt
cho vật làm cho ẩm trong vật hóa hơi, hai là làm cho ẩm thoát ra khỏi
vật và thải vào môi trường .
Để làm cho ẩm thoát ra khỏi vật thì ta phải chọn phương pháp sấy phù
hợp. Chế độ sấy tốt tùy thuộc vào từng loại sản phẩm sấy cụ thể mà
chọn phương pháp sấy phù hợp nhất.
Chọn thiết bị sấy.

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của nấm cũng như đảm bảo các thông số chế
độ sấy yêu cầu các chỉ tiêu kinh tế ,kỹ thuật cao tiêu tốn ít nhiên liệu
,năng lượng điện ,giá thành hạ ,lắp đặt vận hành dễ dàng ,sữa chữa
dễ,tuổi thọ cao ,có thể sấy được nhiều vật liệu khác nhau có kích thước
và tính chất gần nhau nên ta chọn thiết bị sấy buồng .
Buồng sấy là buồng hình lăng trụ tiết diện hình chữ nhật ,vật liệu sấy
trên các khay ,chất trên xe goòng ,môi chất sấy là không khí chuyển
động trong buồng sấy bằng đối lưu cưỡng bức nhờ quạt gió.
Ta chọn sấy buồng bởi lẽ sấy buồng làm việc theo chu kỳ vật liệu đưa

vào buồng sấy từng mẻ một ,độ ẩm ,nhiệt độ thay đổi theo thời gian
sấy ,chế độ nhiệt độ không ổn định.
Ta chọn thiết bị sấy buồng dùng quạt ly tâm có gia nhiệt trung gian và
hồi lưu ,môi chất sấy đi vào từng phần của xe vật liệu gia nhiệt bổ sung
do đo chế độ nhiệt độ được điều hòa hơn theo chiều cao của vật liệu ,
khi cần hồi lưu có thể điều chỉnh cửa gió.
II. Chọn tác nhân sấy :
Ta biết sấy là quá trình bốc hơi ẩm từ VLS được đốt nóng .Như vậy quá
trình sấy gồm 2 quá trình:
-Quá trình đốt nóng vật ẩm
-Quá trình thải ẩm vào môi trường


Đối với TBS đối lưu ta chọn TNS là khí nóng ,nguồn năng lượng để gia
nhiệt cho TNS là hơi nước , thiết bị đốt nóng là calorife khí hơi.
Ưu điểm :

Sạch sẽ,dễ điều chỉnh chế độ sấy và tiết kiệm điện ,kinh tế hơn calorife
in .
Nhược điểm:

Nằm trong khu công nghiệp có lò hơi riêng.
Nếu dùng TNS là khó lò thì thường chỉ thích hợp dạng VLS là dạng
hạt ,đồng thời TNS khói lò có chứa lượng nhỏ khí CO 2 nên dễ cháy
nổ ,mặt khác trong khói lò co chứa khí SO2 nên dễ gây ăn mòn thiết bị .
Nhiệm vụ của tác nhân sấy là :
- Gia nhiệt cho vật sấy.
- Tải ẩm : mang ẩm từ bề mặt vật vào môi trường.
- Bảo vệ vật sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt.


III. Giới thiệu về phương pháp sấy lạnh:
Phương pháp sấy lạnh được thực hiện bằng cách giảm độ ẩm tương đối
trong không khí để tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa hơi nước trong
không khí và hơi nước trong nông sản, thực phẩm. Bằng cách này độ ẩm
sẽ tách ra khỏi nông sản, thực phẩm, và đi vào không khí. Khi làm lạnh
không khí trong thiết bị trao đổi nhiệt xuống thấp hơn nhiệt độ đọng
sương, không khí bão hoà ẩm sẽ ngưng đọng và tách ra khỏi không khí.
Không khí sau đó đi qua dàn nóng sẽ sấy khô nông sản, thực phẩm
1. Ưu điểm của phương pháp sấy lạnh.
Ưu điểm của công nghệ này sấy lạnh là có thể xây dựng được từng
quy trình công nghệ sấy hợp lý đối với từng loại rau, củ, quả. Sau khi


sấy, nông sản, thực phẩm giữ được nguyên màu sắc, mùi vị, thành phần
dinh dưỡng thất thoát không đáng kể (khoảng 5%).
2. Nhược điểm
Giá thành cao, thời gian sấy dài, số lượng sấy/ mẻ bị hạn chế.
III . THỜI GIAN SẤY
1.Định nghĩa :Thời gian sấy là đại lượng đặc trưng tổng hợp của quá
trình sấy ,nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong qua trình thiết kế và
vận hành thiết bị sấy .
Thời gian sấy phụ thuộc vào các đặc trưng VLS chủng loại hình dáng
kích thước ,độ ẩm ban đầu và độ ẩm sản phẩm sau khi sấy ,các đặc
trưng thiết bị ,phương pháp sấy , chế độ sấy ,cách bố trí vật liệu.
2.Phương pháp xác định thời gian sấy:
Đối với sấy nấm để xác định thời gian sấy ta lấy theo kinh nghiệm,ta
chia ra 3 giai đoạn mỗi giai đoạn thời gian sấy là 8h
IV . TÍNH TOÁN THIẾT BỊ SẤY
Thiết kế buồng sấy nấm với các thông số sau
Khối lượng vật liệu sấy với G1= 30kg

-Độ ẩm vls vào

= 80% ,vls ra

14%

-Thời gian sấy =10h
-Nhiệt độ vào dàn lạnh (nhiệt độ môi trường) t0= 37oC ,độ ẩm
-Nhiệt độ ra khỏi dàn lạnh t1=100C, độ ẩm
-Nhiệt độ sấy t2=500C
- Nhiệt độ ra khỏi buồng sấy t3= 250C

= 99%

70%



BÀI LÀM
-

Kl vật liệu sấy được là:
G2 = G1.= 6,98 KG/h
Lượng ẩm cần bốc hơi trong quá trình sấy:
W = G1 –G2 = 30- 6,98 = 23,02 kG/h
Áp suất bão hòa với t0 =37oC

- Po = exp.(12-

) exp.(12- )= 0,062 bar


- Lượng ẩm chứa do
do = 0,621.= 0,621
- Enthalpy:
- Io = to +do(2500 + 2to)

= 0.029 kg ẩm/ kg kkk

= 37 + 0.029*(2500 + 2*37) = 111.646 kJ/kgkkk
Áp suất bão hòa với t1 = 10oC, φ1 =99%
P1 = exp.(12-

) = exp= 0.0122 bar

d1 =0.621 = 0,621

= 7.74*10-3 kg ẩm/kgkk

I1 = t1 + d1(2500 + 2t1) = 10 + 7.71*10-3(2500 +2*10) = 29.5
kJ/kgkkk
Áp suất bão hòa với t2 =50oC, d1 = d2 = 7.74*10-3 kg ẩm/ kg kk khô
P2 = exp.(12-

) = exp.(12-

) = 0.122 bar

I2 = t2 +d2(2500 + 2t2)
= 50 + 7.74*10-3(2500 + 2*50) = 70.124 kJ/kgkkk
φ 2 = = 0.098



áp suất bão hòa với t3 = 25oC, I3 =I2 = 70.124 kJ/kgkkk
p3 =exp.(12-

) = exp.(12-

) = 0.031 bar

d3 = = 0.0177 kg ẩm/ kgkkk
φ3 = = 0.87
lượng không khí khô trong quá trình sấy 10h:
L==

= 2485,97 kg/h

lượng ẩm cần bốc hơi trong 1h:
l==

kg/h

Nhiệt lượng cần gia cho dàn nóng:
Q = l*(I2 – I1) = 248,97*(70.124 – 29.5) = 10114,2 kJ/h = 2.8kW
Xác định kính thước của buồng sấy :
Khối lượng thể tích của nấm là 771 kg/m3
Thể tích vật liệu sấy chiếm chỗ là :
V=

=0,039 m3 .


Vì thể tích thực của buồng gấp 4 lần thể tích lớp vật liệu sấy
Vt = 0,039 . 4 =0,156 m3.
Chọn chiều cao của buồng sấy là h= 0,7m
Diên tích sàn buồng sấy


F= =

= 0,22 m2.

Vậy chiều rộng = 0,4 m , chiều dài = 0,56 m.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

• Tai lieu.vn
• Kỹ thuật sấy ( GS.TSKH . Trần Văn Phú )

Chương V. Kết Luận.
Ở nước ta hiện nay nhịp độ phát triển của các ngành Nông – lâm –
ngư nghiệp ngày càng tăng. Nên nhu cầu bảo quản, sấy khô vật liệu
ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu không thuận
lợi như nước ta thì việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch gặp nhiều khó
khăn. Với mô hình sấy lạnh của nhóm sấy thì phù hợp với nhu cầu, tài
chính của nhiều hộ dân ở Việt Nam. Trong một thời gian không xa thì
mô hình này sẽ được nâng lên( khối lượng sản phẩm/mẻ) và được sử
dụng phổ biến trong việc chế biến và bảo quản sản phẩm sau khi thu
hoạch.




×