Tải bản đầy đủ (.docx) (190 trang)

SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN lý rác THẢI đảm bảo PHÁT TRIỂN bền VỮNG đô THỊ (NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp QUẬN HOÀN KIẾM và HUYỆN ỨNG hòa, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 190 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Vũ Cao Đàm và PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, dựa vào kết quả khảo sát thực tế. Các tài liệu tham khảo đều
có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Ký tên

Nguyễn Thị Kim Nhung


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Thảo luận nhóm

TLN

Phỏng vấn sâu

PVS


Vệ sinh mơi trường

VSMT

Quản lý rác thải

QLRT

Nhà xuất bản

Nxb

Phan Chu Trinh

PCT

Ủy ban nhân dân

UBND

2


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đơ thị hóa là quy luật tất yếu trong q trình phát triển đơ thị của mỗi quốc
gia. Dân số đơ thị ngày một tăng nhanh, ước tính chiếm tới 70% tổng số dân trên
toàn thế giới vào năm 2050 [Shen và cộng sự, 2011]. Q trình đơ thị hóa diễn ra
mạnh mẽ đã dẫn tới nhiều hệ quả kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và mơi trường
đối với khu vực đơ thị nói riêng và tình hình phát triển chung của mỗi quốc gia. Đơ
thị hóa một mặt đã đem tới sự phát triển và diện mạo mới cho cơ cấu kinh tế vùng,
các loại hình công việc và dịch vụ mới, thay đổi phương thức sản xuất;mặt khác,
cũng tạo ra nhiều vấn đề như thất nghiệp hay tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” trong
các khu đô thị hiện nay. Về phương diện xã hội, đô thị hóa đã tạo ra một số những
thay đổi liên quan đến các vấn đề như: cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tắc nghẽn giao
thông đô thị, thiếu việc làm cho người lao động, vấn đề nhà ở và các tiện nghi vệ

4


sinh, bất bình đẳng trong xã hội đơ thị, các tệ nạn xã hội, khoảng cách giữa nông
thôn-đô thị [Trịnh Duy Luân, 2005, tr. 81-82]. Đối với môi trường đô thị, q trình
đơ thị hóa đã dẫn tới ơ nhiễm khơng khí, đất, nước, tiếng ồn, hay nhiều nhà cao
tầng mọc lên thay cho công viên và cây xanh. Một trong những vấn đề của môi
trường đô thị dưới tác động của đơ thị hóa là q trình quản lý rác thải đơ thị cịn
chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững.
Hoạt động quản lý rác thải là một quá trình liên tục, từ phân loại rác thải tại
nguồn, thu gom, tập kết, vận chuyển đến quá trình xử lý, tái chế và tái sử dụng rác.
Hoạt động này có thể được xem xét ở các chiều cạnh như: (1) chiều cạnh các bên
liên quan, bao gồm: chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ, người sử dụng
dịch vụ, khu vực tư nhân phi chính thức, khu vực tư nhân chính thức và các tổ chức
qun góp, hỗ trợ; (2) chiều cạnh các nhân tố của hệ thống quản lý rác thải gồm: sự

phân loại, thu gom, chuyển giao vận chuyển, xử lý, hay giảm thiểu rác thải, tái sử
dụng và tái chế rác; (3) chiều cạnh các yếu tố kỹ thuật, tài chính/kinh tế, văn hóa/xã
hội, thể chế, chính trị/chính sách/luật pháp...[Hoffman&Muller, 2001]. Như vậy,
trong các chiều cạnh khi xem xét hoạt động quản lý rác thải đô thị hiện nay, vai trò
và sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động này là một vấn đề cần đưa vào
khung phân tích.
Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan là một trong những chiều
cạnh của quản lý rác thải. Không thể phủ nhận tính hiệu quả của q trình quản lý rác
thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tham gia của người dân đóng vai trị
quan trọng. Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong hoạt động quản lý rác thải
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố chủ quan của người tham gia và
các yếu tố khách quan thuộc về môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội. Vì thế, để
đảm bảo tính bền vững trong q trình quản lý rác thải, bên cạnh những vấn đề kinh tếtài chính, kỹ thuật, thể chế-chính sách, thì yếu tố “sự tham gia của người dân” cũng cần
được phân tích và đánh giá, từ đó có những giải pháp hiệu quả cho quá trình quản lý rác
thải nói chung. Phát huy sự tham gia của người dân cũng là đảm bảo cho mọi tầng lớp
nhân dân có quyền bình đẳng như nhau khi đưa ra các ý kiến và đánh giá về các vấn đề

5


có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ. Có như vậy, mục tiêu dân chủ và phát triển
bền vững xã hội trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia mới được đảm bảo.
Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của cả nước cũng mang
nhiều đặc điểm của các đô thị khác trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
Dân số Hà Nội tăng nhanh dẫn đến những vấn đề về lao động – việc làm, khoảng cách
giàu-nghèo và các vấn đề về mơi trường, trong đó phải kể đến sự gia tăng của lượng rác
thải và các loại hình rác thải. Mỗi ngày Hà Nội phát sinh 5.370 tấn chất thải rắn sinh
hoạt, trong đó ở khu vực các quận, thị xã là 3.200 tấn, trên địa bàn các huyện là trên
2.000 tấn mỗi ngày [Thụy Anh, 2014]. Tuy nhiên, hoạt động quản lý rác thải cịn
gặp nhiều khó khăn do các vấn đề về trang thiết bị, kỹ thuật xử lý, nguồn lực tài chính

và ý thức tham gia của cộng đồng [Nguyen Phuoc Dan&Nguyen Trung Viet, 2009],
[Nguyen Phuc Thanh cùng cộng sự, 2010]. Trước thực tế này, để giảm thiểu lượng rác
thải trên địa bàn thành phố, bên cạnh những giải pháp kỹ thuật, cơng nghệ xử lý, cần có
những giải pháp mang tính xã hội, trong đó nhấn mạnh đến vai trị của người dân và các
bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải. Bởi lẽ, thái độ và hành vi cũng như cách
ứng xử của người dân với môi trường sẽ có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng
mơi trường sống của chính họ và tính bền vững của môi trường tự nhiên. Những hành vi
và cách ứng xử của người dân đối với hoạt động quản lý rác thải chính là biểu hiện cho
sự tham gia từ phía cộng đồng. Vì thế, tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng chính là tìm
hiểu các hành vi và cách ứng xử của cộng đồng đối với các quá trình phân loại, thu gom
đến vận chuyển và xử lý rác thải. Các giải pháp tiếp cận từ dưới lên trên (bottom-up) sẽ
mang tính bền vững và lâu dài hơn, đồng thời cũng là nhằm thực hiện mục tiêu dân chủ
và phát triển bền vững, trong đó đề cao quyền lực công dân, đảm bảo cho các tầng lớp
dân cư trong xã hội có tiếng nói bình đẳng như nhau trong q trình xây dựng và thực
thi các quyết định có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ.
Với những lý do trên đây, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sự tham gia của người
dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị” (nghiên cứu
trường hợp quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa, Hà Nội) làm đề tài luận án tiến sĩ của
mình.

6


1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trong luận án này, các kết quả nghiên cứu đã phản ánh và góp phần làm
sáng tỏ các chiều cạnh của lý thuyết, từ lý thuyết hành động xã hội nhằm nhận diện
các động cơ và yếu tố chi phối hành vi môi trường của cá nhân, đến lý thuyết cạnh
tranh chức năng môi trường và lý thuyết phát triển bền vững giúp phát hiện các rủi
ro, xung đột tiềm ẩn và thách thức trong quá trình huy động sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị. Đồng thời, luận án

cũng phân tích và minh chứng rõ thêm đối tượng nghiên cứu của bộ môn xã hội học
môi trường, bổ sung và làm phong phú bằng những chứng cứ thực nghiệm cho lý
thuyết xã hội học mơi trường.
Bên cạnh đó, luận án sẽ cung cấp cho các nhà quản lý và những người hoạch
định chính sách một bức tranh khái quát về hoạt động quản lý rác thải tại đô thị hiện
nay. Những dữ liệu thu thập được về sự tham gia của nhóm chủ thể thải rác cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhóm này sẽ là cơ sở để các nhà
quản lý có các giải pháp về mặt chính sách có hiệu quả hơn nhằm phát huy được
quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời cũng huy động được sự tham gia chủ động
và tích cực hơn từ phía cộng đồng trong các hoạt động của q trình quản lý rác thải
đơ thị.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận án sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý rác thải
hiện nay ở đô thị và sự tham gia của người dân trong hoạt động này, từ đó đề xuất
những giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân, hướng tới thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững đô thị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tình hình quản lý rác thải của Hà Nội, tại quận Hồn Kiếm và
huyện Ứng Hịa, tập trung vào ba hoạt động phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử
lý rác.

7


- Tìm hiểu các hoạt động người dân đang thực hiện trong q trình quản lý
rác thải tại quận Hồn Kiếm và huyện Ứng Hòa.
- Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân
trong hoạt động quản lý rác thải. Từ đó, đối chiếu phân tích các yếu tố này trong bối
cảnh đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đô thị hiện nay.

- Đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt
động phân loại, thu gom và xử lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát
triển bền vững đơ thị
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Người dân

- Nhóm chính quyền

- Nhóm tự quản cấp cơ sở

- Đồn thể xã hội

- Nhóm cơng ty, cơng nhân VSMT

- Người thu mua phế liệu

3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8/2008, Hà Nội hiện nay gồm
12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Việc tiến hành nghiên cứu toàn bộ các
quận và huyện ngoại thành Hà Nội là một việc làm không khả thi đối với một cá
nhân khi thực hiện một cơng trình nghiên cứu, do những hạn chế về nguồn lực, vật
lực và tài chính. Vì thế, tác giả lựa chọn nghiên cứu trường hợp. Hai địa bàn
nghiên cứu được tác giả lựa chọn là quận Hoàn Kiếm (đại diện cho khu vưc nội
thành) và huyện Ứng Hòa (đại diện cho khu vực ngoại thành). Quận Hoàn Kiếm là
quận trung tâm của khu vực nội thành, với những đặc trưng về lối sống, văn hóa của
những người dân gốc Hà thành trong các khu phố cổ, bên cạnh những đặc điểm

kinh tế tập trung dân cư buôn bán, kinh doanh với mật độ dân cư khá đơng. Trong
quận Hồn Kiếm, tác giả lựa chọn phường Hàng Mã và phường Phan Chu Trinh

8


làm điểm nghiên cứu. Trong đó, phường Hàng Mã đại diện cho khu phố cổ Hà Nội,
còn phường Phan Chu Trinh là một trong những phường nội thành được chọn điểm
thực hiện dự án phân loại rác thải 3R của thành phố.
Đối với huyện Ứng Hòa là địa phương ngoại thành đầu tiên được thành phố
chọn làm thí điểm cho hoạt động phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt. Trong địa
bàn huyện, tác giả lựa chọn xã Cao Thành (thơn Cao Lãm), một xã có trình độ dân
trí cao, người dân làm nông nghiệp không nhiều mà chuyển qua làm cơng ty, hoặc
các loại hình phi nơng nghiệp, hiệu quả thu gom rác thải và công tác vệ sinh môi
trường được đánh giá khá cao; và xã Liên Bạt (thơn Lưu Khê) có trình độ dân trí
thấp hơn, công việc chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt và nơng nghiệp, cơng tác vệ
sinh mơi trường ở thơn cịn nhiều hạn chế.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 5
năm, kể từ sau khi thành phố Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính (2009) đến
2014.
- Phạm vi nội dung
Hoạt động quản lý rác thải là một hoạt động tổng hợp nhiều quy trình, bao
gồm phân loại rác, thu gom rác, vận chuyển rác, xử lý và tái chế rác. Trong luận án
này, tác giả tìm hiểu sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải.
Nhận thấy, để tìm hiểu sự tham gia của người dân, cần lựa chọn các hoạt động và
q trình mà vai trị của người dân thể hiện rõ nhất. Vì thế, tác giả chỉ tập trung tìm
hiểu sự tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác
thải. Hoạt động quản lý rác thải huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan, như
chính quyền, các đoàn thể xã hội, tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ, nhóm cơng
ty mơi trường và nhóm hộ gia đình. Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích

sự tham gia của nhóm chủ thể thải rác – các hộ gia đình với đại diện là các cá nhân.
Vai trò và sự tham gia của các bên liên quan khác được xem như những yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của nhóm trực tiếp thải rác – người dân (hộ gia đình).
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu

9


Câu hỏi nghiên cứu 1: Hoạt động quản lý rác thải ở quận Hồn Kiếm và
huyện Ứng Hịa có những khác biệt gì?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý
rác thải đô thị được biểu hiện qua những hoạt động nào? Có sự khác biệt về mức độ
thực hiện giữa các nhóm xã hội khơng? Trong q trình ra các quyết định về quản
lý rác thải ở khu dân cư, người dân có tham gia hay khơng? Nếu có thì tham gia ở
mức độ nào?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ tham gia
của người dân trong hoạt động quản lý rác thải?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu 1: Hoạt động quản lý rác thải ở quận Hồn Kiếm và
huyện Ứng Hịa có sự khác biệt về đặc điểm xã hội của đội thu gom và cách thức
thu gom rác.
Giả thuyết nghiên cứu 2: Người dân đã có biểu hiện tham gia trong các hoạt
động trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác; và các hoạt động gián tiếp như đóng
phí vệ sinh, tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát và ra các quyết định về quản
lý rác thải tại khu dân cư.
- Những người có thành viên trong gia đình tham gia quản lý đồn thể xã hội
và nhóm tự quản cơ sở có mức độ tham gia cao hơn những người khơng có thành
viên nào trong gia đình tham gia các tổ chức và quản lý ở cộng đồng. Nữ giới hoạt
động tích cực hơn nam giới và mức độ tham gia của những người lớn tuổi cao hơn

nhóm người trẻ tuổi.
- Biểu hiện tham gia của người dân trong quá trình ra các quyết định về quản
lý rác thải là thảo luận, đưa ra ý kiến còn quyết định cuối cùng thuộc về nhóm tự
quản cấp cơ sở.
Giả thuyết nghiên cứu 3: Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý
rác thải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố giới tính, tuổi và mức độ tham gia của
nhóm tự quản cơ sở và nhóm cơng nhân vệ sinh môi trường.

10


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng trong luận án nhằm khai thác
những tư liệu sẵn có phù hợp với đề tài của luận án.
Trong quá trình xây dựng đề cương luận án và thực hiện phần tổng quan lịch
sử nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp những tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác
nhau. Những tài liệu này tập trung vào 3 chủ đề chính, đó là (i) hoạt động quản lý
rác thải đơ thị, (ii) sự tham gia của cộng đồng và (iii) mục tiêu phát triển bền vững
đô thị. Khoa Môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), Thư viện Quốc gia,
đặc biệt là bộ dữ liệu tìm kiếm tài liệu Proquest và thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội là các địa chỉ mà tác giả tìm kiếm và tổng hợp tài liệu. Bên cạnh đó, để phục vụ
đề tài, tác giả cịn khai thác thơng tin từ các báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã
hội của xã/phường, báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước (trong đó có cơng
tác vệ sinh mơi trường) của các phường, báo cáo xây dựng đề án Nông thôn mới
của UBND huyện Ứng Hòa, và số liệu thống kê mức sống trên địa bàn dân cư
huyện Ứng Hòa.
5.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân nhằm khai thác sâu các thông tin mà
không thể tiến hành thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp này

được thực hiện với 3 nhóm đối tượng: người dân, nhóm tự quản cấp cơ sở (tổ
trưởng tổ dân phố/trưởng thơn), cán bộ xã/phường, nhóm cơng nhân vệ sinh môi
trường/ đội thu gom. Kết quả là tác giả đã tiến hành được 24 phỏng vấn sâu cá
nhân, bao gồm: 12 người dân, 3 cán bộ tự quản cấp cơ sở, 5 cán bộ xã/phường, 3
công nhân VSMT/đội thu gom, 1 người thu mua phế liệu. Mỗi nhóm xã hội có nội
dung khai thác thơng tin khác nhau.
(i) Đối với nhóm người dân, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
phân loại, thu gom và xử lý rác thải của người dân và quá trình ra các quyết định
rác thải tại khu vực sinh sống của người dân.
(ii) Đối với nhóm cán bộ tự quản cấp cơ sở, bên cạnh việc tìm hiểu sự tham
gia của họ trong hoạt động quản lý rác với tư cách là một thành viên của cộng đồng,
11


tác giả cịn tìm hiểu q trình các thành viên trong tổ tự quản vận động người dân
tham gia phân loại, thu gom và xử lý rác thải người dân.
(iii) Đối với nhóm cán bộ xã/phường, tác giả tìm hiểu quá trình ban hành các
quyết định liên quan tới vấn đề rác thải, như thu phí vệ sinh mơi trường (đối với
trường hợp huyện Ứng Hòa), vận động người dân tham gia quét dọn vệ sinh hàng
tuần...
(iv) Đối với nhóm cơng nhân VSMT/đội thu gom, từ góc độ của người cung
cấp dịch vụ thu gom rác thải, tác giả tìm hiểu quá trình thực hiện thu gom rác và
đánh giá của nhóm này về mức độ thực hiện đầy đủ các quy định về thu gom rác
thải của người dân.
(v) Đối với người thu mua phế liệu, tìm hiểu vai trò của người thu mua phế
liệu trong hoạt động phân loại rác thải đô thị hiện nay,và nhận thức của nhóm người
này về thái độ của người dân đơ thị đối với nhóm nhập cư khi tham gia quản lý rác
thải đơ thị.
5.3. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung được sử dụng nhằm thu thập thêm

các thông tin từ nhiều quan điểm của người dân khác nhau tại cùng một thời điểm
tiến hành thảo luận. Trong q trình thu thập thơng tin, tác giả đã thực hiện được 3
cuộc thảo luận nhóm tập trung đối với nhóm người dân, tại phường Hàng Mã,
phường Phan Chu Trình (quận Hồn Kiếm) và xã Liên Bạt (huyện Ứng Hòa).
Đối với xã Liên Bạt, tác giả tiến hành thảo luận nhóm người dân tại điểm
nghiên cứu là thơn Lưu Khê. Thành phần tham gia thảo luận nhóm là những người
dân trong thơn, có đặc điểm nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng (thơn Lưu Khê là
thơn có tỷ lệ làm nông nghiệp nhiều hơn so với các thơn khác của xã Liên Bạt). Bên
cạnh đó, thành phần tham gia thảo luận nhóm ở thơn cũng đảm bảo sự khác biệt về
giới tính. Các nội dung được đưa ra trao đổi trong cuộc thảo luận nhóm gồm: (i)
những vấn đề môi trường trên địa bàn thôn, thực trạng phân loại, thu gom và xử lý
rác thải tại thôn, (ii) hoạt động của đội thu gom rác, quá trình thành lập đội thu gom
rác trong thôn, (iii) đánh giá của người dân về ý thức của cộng đồng trong công tác
bảo vệ môi trường, thực hiện thu gom rác thải đúng quy định, (iv) vai trò của ban
12


lãnh đạo thơn/chính quyền xã đối với cơng tác mơi trường nói chung và hoạt động
thu gom rác thải nói riêng, và (v) những giải pháp từ phía cộng đồng nhằm nâng cao
ý thức và sự tham gia tích cực của người dân trong hoạt động thu gom rác thải, đảm
bảo giữ gìn vệ sinh mơi trường trong thơn.
Đối với phường Phan Chu Trinh, tác giả thực hiện thảo luận nhóm đối với
nhóm phụ nữ. Sở dĩ tác giả thực hiện thảo luận nhóm đối với nhóm phụ nữ bởi hai
lý do. Thứ nhất, trong quan niệm của nhiều người, phụ nữ thường có vai trị và sự
tham gia trong các hoạt động về quản lý rác thải nhiều hơn nam giới. Thứ hai, tại
phường Phan Chu Trinh, nơi được thành phố chọn làm phường thí điểm thực hiện
dự án 3R, Hội phụ nữ tham gia tích cực nhất so với các đồn thể xã hội khác. Vì
thế, tác giả tiến hành tổ chức thảo luận nhóm đối với nhóm phụ nữ. Nội dung được
đưa ra trong quá trình thảo luận gồm: (i) Quá trình thực hiện dự án 3R. Những
thuận lợi và khó khăn trong q trình huy động người dân tham gia thực hiện dự án.

Những nguyên nhân khiến cho tính bền vững của dự án khơng cao. Các giải pháp
nâng cao hiệu quả của dự án, nếu dự án tiếp tục được triển khai và nhân rộng, (ii) Ý
thức của người dân trong phường đối với hoạt động phân loại và thu gom rác thải.
Những yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong những hoạt động này,
và (iii) Vai trị của các đồn thể xã hội, đặc biệt là Hội phụ nữ trong việc tăng
cường, vận động sự tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại và thu
gom rác thải, giữ gìn vệ sinh mơi trường nói chung.
Đối với phường Hàng Mã, tác giả thực hiện thảo luận nhóm với nhóm người
dân, tập trung tìm hiểu các vấn đề giữ gìn vệ sinh mơi trường của người dân trong
khu dân cư, nhận thức của người về việc hình thành tổ thu gom rác của phường,
hoạt động của tổ thu gom rác của phường, ý thức của người dân trong khu dân cư
về hoạt động thu gom rác đúng quy định và q trình người dân tham gia quyết
định việc đóng phí vệ sinh để thuê người quét dọn khu tập thể.
5.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi được tác giả thực hiện trong khoảng
thời gian từ tháng 4/2013 đến tháng 8/2013. Kết quả của cuộc khảo sát là nguồn số
liệu được sử dụng chính thức trong luận án.

13


Những câu hỏi trong bảng hỏi đưa ra nhằm thu thập các số liệu định lượng
tìm hiểu thực trạng tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại, thu gom
và xử lý rác thải. Đây sẽ là bộ dữ liệu chính cho các kết quả tác giả trình bày trong
chương 2 của luận án. Nội dung chính được đưa ra trong bảng hỏi bao gồm:
(i) Mô tả thực trạng quản lý rác thải tại địa phương, thông qua các hoạt động
phân loại, thu gom, xử lý rác thải và đóng phí vệ sinh mơi trường của người dân
(ii) Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải, thông qua
mức độ tham gia trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải; mức độ tham
gia đóng góp ra các quyết định liên quan tới vấn đề quản lý rác thải

(iii) Những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của người dân trong hoạt
động quản lý rác thải.
Tổng số đơn vị trong mẫu khảo sát: 417, trong đó quận Hồn Kiếm: 204 đơn
vị, và huyện Ứng Hòa: 213 đơn vị.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu cụm
Tác giả lựa chọn xã Cao Thành và Liên Bạt làm điểm nghiên cứu trường hợp
cho huyện Ứng Hịa, trong đó chọn cụm thơn Cao Lãm (thuộc xã Cao Thành) và
cụm thôn Lưu Khê (thuộc xã Liên Bạt). Đối với quận Hoàn Kiếm, tác giả chọn
phường Hàng Mã và phường Phan Chu Trinh. Dựa trên thống kê số lượng các hộ
gia đình trên từng tuyến phố thuộc các tổ dân phố, tác giả tiến hành chọn mẫu cụm
điều tra trên các tuyến phố.
Sau đó, tác giả chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình trên tuyến phố để tiến hành
thu thập thơng tin. Tính điểm bắt đầu chọn là hộ gia đình ở vị trí đầu tiên của tuyến
phố/ xóm.
Người tham gia trả lời bảng hỏi đáp ứng tiêu chí: (i) Là thành viên đại diện
hộ gia đình, và (ii) Tuổi từ 18 trở lên.
Bảng 1 : Cơ cấu mẫu trong cuộc khảo sát
STT

Tiêu chí

Quận

Huyện

Hồn Kiếm
Số
Tỷ lệ
lượng
1


Giới tính

14

%

Ứng Hịa
Số
Tỷ lệ %
lượng


2

3

4

- Nam

97

47,5

87

40,8

- Nữ

Trình độ học vấn

107

52,5

126

59,2

- Khơng biết chữ

0

0,5

1

0,5

- Tiểu học

5

2,5

25

11,8


- THCS

16

8,0

89

42

- THPT

49

24,4

66

31,1

- Trung cấp

19

9,5

12

5,7


- Cao đẳng/Đại học

99

49,3

19

9,0

- Trên CĐ/ĐH
Độ tuổi

12

6,0

0

0,0

- Dưới 30 tuổi

40

20,2

12

5,7


- Từ 30 – 45 tuổi

44

22,2

48

22,7

- Từ 46 – 61 tuổi

69

34,8

99

46,9

- Trên 61 tuổi
Đặc điểm nghề nghiệp chính

45

22,7

52


24,6

- Làm theo giờ hành chính

61

29,9

20

9,5

- Làm theo ca

10

4,9

4

1,9

- Làm bán thời gian

5

2,5

0


0

-Không cố định thời gian làm việc

57

27,9

131

62,1

- Không tạo thu nhập

9

4,4

22

10,4

- Nghỉ hưu

62

30,4

34


16,1

Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu định lượng sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
6. Khung phân tích
Dưới tác động của đơ thị hóa, lượng rác thải ngày càng tăng về số lượng và
thành phần trong khi các công cụ, kỹ thuật chưa đáp ứng được công tác thu gom và
xử lý dẫn đến những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý rác thải đảm bảo phát
triển bền vững đô thị. Sự tham gia của người dân là một trong những chiều cạnh của
15


hoạt động quản lý rác thải. Sự tham gia của người dân được phân tích dưới hai
chiều cạnh. Một là những hành vi phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân.
Hai là những hoạt động gián tiếp như đóng phí vệ sinh mơi trường, tun truyền,
kiểm tra – giám sát hoạt động và quá trình người dân thảo luận bàn bạc khi ra các
quyết định môi trường tại khu dân cư. Mức độ tham gia của người dân chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Q trình đơ thị hóa

Hoạt động quản lý rác thải tại
các khu đô thị

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI
DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ RÁC THẢI

Nhận thức,
tâm lý, nhu

cầu/giá trị, và
đặc điểm xã
hội

Nhóm yếu tố
chủ quan

1. Phân loại, thu gom và xử lý
rác
2. Đóng phí vệ sinh mơi trường
3. Tun truyền, vận động
4. Kiểm tra, giám sát
5. Thảo luận ra quyết định
quản lý rác thải

CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG
16

Chính sách,
văn hóa, thói
quen, truyền
thơng

Các bên liên
quan trong
hoạt động
QLRT

Nhóm yếu tố

khách quan


8. Đóng góp của luận án
Kết quả của luận án là cơ sở dữ liệu mô tả sự tham gia của người dân trong
hoạt động quản lý rác thải đô thị. Những đóng góp mới của luận án được thể hiện ở
những điểm sau:
Thứ nhất, so với các cơng trình nghiên cứu trước đó, luận án khơng chỉ mơ tả
thực trạng người dân thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác, mà cịn bổ sung các
khía cạnh khác của hành động tham gia, đó là các hoạt động gián tiếp đóng phí vệ
sinh, kiểm tra/giám sát, tun truyền, vận động và đóng góp ý kiến trong q trình
ra quyết đinh,
Thứ hai, nhận diện các yếu tố tác động đến mức độ tham gia của người dân,
gồm các yếu tố thuộc về chủ quan người dân và các yếu tố khách quan. Phân tích
vai trị của các yếu tố trong quá trình thúc đẩy và hạn chế sự tham gia của người
dân, và mối quan hệ giữa các yếu tố này.
Thứ ba, những mô tả về thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng được
đặt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Các kết quả về
sự tham gia của người dân được thảo luận trong các chiều cạnh phát triển bền vững
kinh tế - xã hội và môi trường đô thị.
Thứ tư, các kết quả của luận án sẽ phản ánh và làm sáng tỏ đối tượng nghiên
cứu của xã hội học mơi trường, ở hai bình diện, gồm mối quan hệ con người và môi
trường tự nhiên, và mối quan hệ con người và con người trước các vấn đề mơi
trường.
9. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, luận án gồm 3 chương
nội dung và 9 tiết. Cụ thể, các chương trong luận án trình bày những nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý rác thải đơ thị.
Chương này sẽ trình bày các khái niệm công cụ và lý thuyết vận dụng trong nghiên
cứu quản lý rác thải đơ thị. Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế - xã hội, đặc biệt tác động


17


của đơ thị hóa đến vấn đề quản lý rác thải đô thị cũng được đề cập trong chương
một.
Chương 2: Thực trạng tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác
thải đơ thị. Chương 2 có hai nội dung chính, gồm (i) giới thiệu khái quát hoạt động
quản lý rác thải đơ thị tại quận Hồn Kiếm và huyện Ứng Hịa, và (ii)mơ tả các hoạt
động tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải
Chương 3: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị. Chương này sẽ nhận
diện các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân, phân tích,
đánh giá các yếu tố và mối quan hệ của các yếu tố; và lồng ghép các phân tích trong
ba chiều cạnh của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong phần viết này, tác giả sẽ trình bày những kết quả được ghi nhận trong
các cơng trình nghiên cứu trước đó. Những nghiên cứu này được chia thành 3 chủ
đề, gồm: những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải nói chung, nhóm nghiên
cứu về sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải và nhóm nghiên
cứu về phát triển bền vững đơ thị.
2.1.Những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải
Xét từ góc độ lý luận, nhiều cơng trình nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra các
phương diện của khái niệm “quản lý rác thải” và “quản lý rác thải bền vững”.
Những nghiên cứu này đều chỉ ra sự cần thiết của một tiếp cận tổng hợp và có tính
hệ thống đối với hoạt động quản lý rác thải [Hoffman&Muller, 2001], [Seadon,
2010]. Vận dụng các tiếp cận này khi đưa vào phân tích tình hình thực tiễn, nhiều
cơng trình nghiên cứu đã tập trung mô tả thực trạng phân loại, thu gom, tập kết, vận
chuyển, xử lý rác thải; đồng thời chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý từ các

bên liên quan [Pathak cùng cộng sự, 2012], [Balasubramanian & Birundha, 2011],
[Bai cùng cộng sự, 2011],[Menikpura cùng cộng sự, 2012]). Các nghiên cứu đã
phân tích thực trạng quản lý rác thải chưa hiệu quả tại các nước đang phát triển, như
sự xuất hiện của nhiều bãi rác lộ thiên, lượng rác thải ngày càng tăng do đô thị hóa
và gia tăng dân số nhưng q trình thực hiện chưa hiệu quả nên không thu gom
18


được hết số rác thải. Bên cạnh đó, cơng tác xử lý rác thải còn chưa khoa học, gây
ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và cộng đồng dân cư. Nhìn chung, các nghiên cứu
đều khẳng định các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn so
với các nước phát triển do những vấn đề về thể chế, xây dựng và thực hiện chính
sách, sự tham gia của người dân, mối quan hệ giữa các bên liên quan trong việc
thực hiện quản lý rác thải, và những vấn đề về trang thiết bị công nghệ lạc hậu hay
vấn đề thiếu tài chính ngân sách để triển khai các hoạt động quản lý rác thải hiệu
quả

[Desmond,

2006],

[Ezeah&Roberts,

2012],

[Ianos,

2012],

[Karani&Jewasikiewitz, 2007].

Dựa trên việc xác định các nguyên nhân, khó khăn và thách thức đối với hoạt
động quản lý rác thải, nhiều tác giả đã đề xuất các giải pháp từ nhiều chiều cạnh
khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thể chế và xã hội [Skinner, 1993],
[Price&Joseph, 2000], [Kaosol, 2009], [Ozkan, 2010], [Jalil, 2010], [Ibrahim cùng
cộng sự, 2012]. Các nhóm giải pháp được đưa ra chủ yếu là (1) nhóm giải pháp về
kỹ thuật như tái sử dụng, tái chế rác thải; đồng thời có thể tạo ra năng lượng từ các
hoạt động này hướng tới phát triển bền vững cho vùng đơ thị; (2) nhóm giải pháp
kinh tế như giảm thiểu các nhu cầu tiêu thụ của người dân, (3) nhóm giải pháp thể
chế nhằm phát huy vai trị của các cấp chính quyền trong việc thu gom, tập hợp rác,
tạo dựng một trung tâm xử lý rác thải với cơng nghệ hợp lý và giảm chi phí xử lý
dựa trên lượng rác thải phát ra; (4) nhóm giải pháp từ phía cộng đồng cần giáo dục
nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chứa đựng và xử lý rác thải. Có những tác
giả nhấn mạnh hơn đến các giải pháp từ cộng đồng và đề cao vai trò của các hộ gia
đình với tư cách là các chủ thể thải rác [Memon, 2010], [Nahman&Godfrey, 2010],
trong đó vai trị của người dân là chủ động tham gia chứ không phải bị động thực
hiện do chịu sự quản lý của luật pháp [Ozkan, 2010].
Quản lý rác thải ở Việt Nam cũng là một vấn đề quan tâm của người nghiên
cứu và các nhà quản lý và hoạch định chính sách mơi trường. Một mặt, các nghiên
cứu đã mô tả thực trạng quản lý rác thải ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các vấn
đề cơ sở hạ tầng hay kỹ thuật và công nghệ xử lý. Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ

19


ra những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý rác thải, do cơng nghiệp hóa tăng
nhanh và đơ thị hóa khơng có kiểm sốt như: rác thải rắn không được phân loại tại
nguồn phát rác, bãi rác như lượng mùi thải ra, ô nhiễm đất và nước quanh khu bãi
rác [Nguyen Phuoc Dan&Nguyen Trung Viet, 2009], [Nguyễn Đức Khiển, 2009],
[Nguyen Phuc Thanh cùng cộng sự, 2010). Dựa trên những vấn đề nảy sinh hiện
nay trong quản lý rác thải tại đô thị, một số tác giả cũng đã đề ra các giải pháp khắc

phục như phân loại rác tại nguồn (chương trình 3R), nâng cao ý thức cộng đồng, cải
thiện các chính sách, thể chế xử phạt đối với các hành vi không thân thiện với môi
trường (Ngo Kim Chi&Pham Quoc Long, 2011], [Nguyễn Đức Khiển và cộng sự,
2010]; [Nguyễn Đức Khiển, 2009], [Ranjith&Chowdhury, 2007]. Những nghiên
cứu này cũng chỉ ra vai trò quan trọng của cộng đồng trong giảm thiểu lượng rác
thải phát sinh hàng ngày, trong đó nhấn mạnh vai trị của các tổ chức cộng đồng và
nhóm dân cư có trình độ nhận thức và kỹ năng tập huấn sẽ thực hiện tuyên truyền
cho các nhóm dân cư khác. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ
và tư nhân trong việc phối kết hợp với nhà nước cũng là một giải pháp cho quá trình
quản lý rác thải hiệu quả ở Việt Nam.
Có thể thấy những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải trên thế giới và
ở Việt Nam đã làm sáng tỏ (1) thực trạng của hoạt động quản lý rác thải; (2) vai trị
của nhóm chủ thể thải rác và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình quản
lý rác thải; và (3) các giải pháp cho quản lý rác thải bền vững.
2.2. Những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực môi
trường và quản lý rác thải
Về lý luận, các nghiên cứu từ thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đã tập trung
phân tích sự tham gia của cộng đồng trong các kế hoạch phát triển của chính cộng
đồng đó. Sự tham gia của cộng đồng được xem là quyền lực công dân, thể hiện mức
độ dân chủ của xã hội [Arnstein, 1969]. Arnstein [1969] đã chia sự tham gia thành 8
bậc thang tương ứng với 3 cấp độ, từ không tham gia đến cấp độ cao nhất của sự
tham gia là công dân được trao quyền. Dựa trên mơ hình bậc thang của Arnstein
[1969], Wilcox [1996] cũng đưa ra bậc thang tham gia từ cực thấp nhất là không

20


tham gia tới cực cao nhất là cộng đồng có quyền quản lý, nhưng thay vì 8 cấp độ
của Arnstein thì Wilcox chỉ đưa ra 6 cấp độ. Tuy nhiên, Choguil [1996] cho rằng
thang đo của Arnstein chỉ sử dụng hiệu quả ở những nước phát triển và ít phù hợp

trong bối cảnh của những nước nghèo và kém phát triển. Vì thế, ơng đã đề xuất một
thang đo riêng cho nhóm những nước này. Sự khác biệt trong mơ hình của Choguill
là đã bổ sung thêm cấp độ thấp nhất trong bậc thang, đó là sự “tự quản lý” của
chính cộng đồng với sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ bất chấp những phản
đối của chính quyền. Dựa trên các thang bậc nghiên cứu sự tham gia, nhiều cơng
trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau đã phân tích mức độ tham gia của
cộng đồng trong các kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển của cộng đồng.
Trong lĩnh vực môi trường, yếu tố sự tham gia của cộng đồng cũng đuợc coi trọng.
Phần lớn các nghiên cứu về sự tham gia trong lĩnh vực môi trường đã đề cập đến sự
tham gia của cộng đồng trong việc ra các quyết định môi trường hay triển khai và
thi hành chính sách về mơi trường. Trong quá trình thực hiện các dự án phát triển,
rất nhiều các công cụ đo lường, đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường và
tác động đến sức khỏe của người dân đã được thực hiện, như đánh giá tác động môi
trường (environmental impact assessment – EIA) và đánh giá chiến lược môi trường
(strategic environmental assessment – SEA) [O’Faircheallaigh, 2010], [Ran, 2012],
[Spengler, 2009].
Riêng đối với hoạt động quản lý rác thải, sự tham gia của cộng đồng được
chia ra nhiều nhóm, dựa trên việc xác định các bên liên quan trong q trình này.
Đó là mối quan hệ của nhà nước và tư nhân trong quá trình quản lý rác thải tại các
đơ thị, trong đó nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các tổ chức tư nhân, đơn lẻ
trong quá trình quản lý rác thải, đặc biệt trong bối cảnh khu vực nhà nước không đủ
khả năng đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ quản lý rác thải [Ahmed&Ali, 2006],
[Chakrabarti cùng cộng sự, 2009], [Kruljac, 2012]. Hoặc các nghiên cứu về chủ thể
thải rác là các hộ gia đình. Các hộ gia đình, dù với tư cách cá nhân từng thành viên
hay là sức mạnh của tập thể cộng đồng thì cũng đều có vai trò quan trọng trong việc
thải rác, phân loại, thu gom và tái chế rác thải. Tuy nhiên, sự tham gia mạnh hay

21



yếu của nhóm hộ gia đình cũng phụ thuộc vào mức độ tham gia tích cực của các tổ
chức dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trị của cấp chính quyền địa phương
cũng quan trọng trong việc thi hành các chính sách, tổ chức các chiến dịch giáo dục
tại cộng đồng hay hỗ trợ và ủng hộ sự tham gia hoạt động của các tổ chức đoàn thể
xã hội hay cộng đồng dân cư [Joseph, 2006]. Nhìn chung, các nghiên cứu này đều
chỉ ra rằng người dân đã tham gia vào hoạt động rác thải ở những mức độ khác
nhau. Mức độ tham gia này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể chế, chính sách,
tính minh bạch cơng khai của khu vực quốc doanh và sự sẵn sàng chi trả các dịch
vụ của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội [Ahmed&Ali, 2006];
những tác động tiêu cực từ cộng đồng khu phố, sự phức tạp của hoạt động phân loại
rác, sự vận chuyển và xử lý rác lẫn lộn [Vicente, 2008]; các yếu tố về thể chế và
chính sách [Bull và các cộng sự, 2010]; hay các yếu tố thuộc về nhận thức, thái độ
của người dân [Feo&Gisi, 2010], [Zhang cùng cộng sự, 2012].
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh CNH-HĐH, nghiên cứu về sự tham
gia của cộng đồng xuất hiện từ những năm 1990 đã khẳng định vai trò của cộng
đồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội [Mai Quỳnh Nam, 2006], [Trịnh
Duy Luân, 2006], [Ngô Thị Kim Yến&Phạm Văn Lương, 2008], [Trần Hùng, 2010]
. Đối với lĩnh vực môi trường và cụ thể trong các hoạt động quản lý rác thải, nghiên
cứu về sự tham gia của cộng đồng tập hợp các vấn đề khác nhau, từ những nghiên
cứu mô tả hành vi tham gia và cách ứng xử của người dân trước vấn đề rác thải đô
thị [Vũ Thị Kiều Dung, 1995], [Viện Xã hội học, 1995] cho đến những nghiên cứu
tìm hiểu các rào cản đối với sự tham gia của người dân, trong đó nhấn mạnh đến
các yếu tố về nhận thức và thói quen của cộng đồng [Vũ Cao Đàm, 2002], [Tô Duy
Hợp & Đặng Đình Long, 2006], [Tran Hang cùng cộng sự, 2012]. Các tác giả cho
rằng thay đổi hành vi của người dân là một việc cần đầu tư về thời gian, cơng sức
cũng như tài chính. Vì thế, cần quan tâm những gì người dân thích và khơng thích,
nghiên cứu vấn đề của người dân là gì, cái gì quan trọng với họ, tìm hiểu xem họ sẽ
ứng xử như thế nào trong đời sống hàng ngày, so sánh hình thức tham gia giữa
những nhóm dân cư khác nhau theo các chuẩn mực văn hóa khác nhau, tổng kết các


22


yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng xử của họ và đem lại lợi ích mà họ mong muốn trong
khn khổ phù hợp với chuẩn mực văn hóa mơi trường. Hostovsky cùng cộng sự
[2010] cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường ở
Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai, khơng có dấu hiệu của việc tham gia ở thời
kỳ đầu của lập kế hoạch và ra quyết định. Tác giả nhấn mạnh đến những đặc điểm
văn hóa ở Việt Nam mà khi triển khai đánh giá tác động môi trường cần quan tâm
tới như: việc sợ "mất mặt" của người Việt Nam khi trình bày hay phát biểu ý kiến
hoặc một lỗi sai nào bị bắt được, hoặc thói quen đi đến họp dân đều được cho tiền.
Nhìn chung, các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt
động mơi trường nói chung và hoạt động quản lý rác thải nói riêng đã chỉ ra được
khá đầy đủ những chiều cạnh khác nhau của vấn đề. Các nhóm nghiên cứu chủ yếu
gồm : (1) Mô tả thực trạng phân loại và thu gom rác thải của người dân, nhận diện
các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện và đề xuất các giải pháp; (2) Phân tích
sự tham gia và mức độ tham gia của cộng đồng trong việc ra các quyết định môi
trường; xem xét sự tham gia như mục tiêu hay công cụ, như một giải pháp hay vấn
đề mới nảy sinh.
2.3. Những nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững
Trên thế giới, những nghiên cứu về phát triển bền vững đô thị cũng được
chia ra nhiều nhóm chủ đề khác nhau. Các nghiên cứu về phát triển bền vững đô thị
từ tiếp cận hệ thống đã chỉ ra những thành phần của bền vững đô thị, bao gồm các
yếu tố kinh tế, xã hội, và mơi trường. Bên cạnh đó, một số tác giả cịn bổ sung thêm
các nhân tố như văn hóa [Basiago, 1999], đạo đức và chính trị [Smith, 2011] hay tài
nguyên thiên nhiên [Alpopi cùng cộng sự, 2011]. Bên cạnh đó, một chủ đề cũng
nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả nghiên cứu là phân tích các yếu tố
thúc đẩy và cản trở sự bền vững đô thị, bao gồm những yếu tố thuộc về đời sống đô
thị, từ kinh tế, thể chế, chính trị, quy mơ dân số, cơ sở hạ tầng đô thị… [Banister,
1998], [Bai cùng cộng sự, 2010], [Nour, 2011], [Fitzgerald, 2012]. Từ đó, một số

tác giả đã đưa ra các giải pháp về thể chế, chính sách, các chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội – mơi trường đảm bảo hài hịa trong khung thể chế và văn hóa vùng

23


miền. Trong đó, một số cơng trình nghiên cứu bên cạnh việc đưa ra các giải pháp từ
phía chính quyền, nhà quản lý, hoạch định đơ thị, cịn đề xuất giải pháp tiếp cận từ
phía cộng đồng và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng
đảm bảo phát triển đô thị bền vững [Teelucksingh, 2007], [Wang cùng cộng sự,
2010], [Maiello cùng cộng sự, 2013].
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về phát triển bền vững cũng bắt đầu xuất
hiện cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới. Phạm Khôi Nguyên [2004]
đã giới thiệu khái quát quá trình thực hiện các cam kết phát triển bền vững của Việt
Nam, từ việc ban hành các chính sách, quy định đến việc lập kế hoạch triển khai các
chương trình quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển hài hịa giữa kinh tế - xã hội và
mơi trường. Đoàn Minh Huấn và Vũ Văn Hậu [2010] trong “Phát triển bền vững
thủ đô Hà Nội” đã đề cập đến khái niệm phát triển bền vững, cách hiểu về khái
niệm này và đặt trong bối cảnh phát triển của Hà Nội hiện nay. Các tác giả khẳng
định việc tiếp cận về phát triển bền vững đô thị là vấn đề lớn, có tính chất liên
ngành và chỉ ra 5 nội dung đặc trưng của phát triển bền vững đô thị, đó là bền vững
mơi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa và thể chế. Trong chiều cạnh mơi trường, nhóm
tác giả cũng đề cập đến giải pháp tổ chức phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý
100% phế thải đô thị, phế thải công nghiệp, y tế; xây dựng một số nhà máy xử lý,
tái chế tập trung. Cũng đề cập đến các chiều cạnh khác nhau của phát triển bền
vững đô thị, David&Chris [1997] đã chỉ ra các chiều cạnh gồm kinh tế, xã hội, môi
trường, dân số, và chính trị. Tác giả đồng thời chỉ ra những khó khăn của q trình
thực hiện phát triển bền vững, như nghèo đói đơ thị, những nhu cầu cơ bản của đô
thị và môi trường đô thị. Số dân nhập cư vào Hà Nội và thành phố HCM vẫn tăng
cao, lượng thất nghiệp vẫn nhiều tại các khu vực đơ thị, trong khi đó những vấn đề

mơi trường đơ thị vẫn chưa được giải quyết triệt để như vấn đề rác thải đô thị, thu
gom và xử lý rác, hệ thống thốt nước gây úng ngập ở đơ thị vẫn tiếp diễn. Lê Hồng
Kế [2009] lại chỉ ra những khó khăn về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị cịn
chưa đạt u cầu: tỷ lệ đất dành cho giao thông nhỏ bé, tỷ lệ thu gom chất thải rắn
tại các đô thị lớn nhỏ chưa cao, từ đó, nảy sinh ra nhiều thách thức cho cơng tác quy

24


hoạch phát triển đô thị như các vấn đề về đất đai, cấp nước, rác thải, giao thông
đường bộ, công ăn việc làm cho người dân, và tính cơng bằng xã hội giữa các nhóm
dân cư...Ngồi ra, có một số cơng trình khác đã tập trung phân tích từng khía cạnh
của sự phát triền bền vững , như bền vững về mặt xã hội [Trịnh Duy Luân, 2006],
[Giang Thanh Long, 2012], hay bền vững môi trường [Vincoli, 1996], [Nguyen Thi
Binh

Minh

cùng

cộng

sự,

2001],[Huge

cùng

cộng


sự,

2010],

[Nguyen&Coowwanitwong, 2011].
Tóm lại, các nghiên cứu và tài liệu về chủ đề “yếu tố tham gia của người dân
trong các hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đơ thị” có thể rút
ra nhận xét sau đây:
Chủ đề này đã được các nhà nghiên cứu môi trường và hoạch định chính
sách ở nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu đã tập
trung tìm hiểu thực trạng tham gia của người dân biểu hiện thơng qua q trình thực
hiện phân loại và thu gom rác thải. Đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý rác thải, gồm những yếu tố thể
chế, chính sách, kinh tế, chính trị, văn hóa...Từ đó, những nghiên cứu này đều
khẳng định “Sự tham gia của cộng đồng” là một trong những chiều cạnh quan trọng
của hoạt động quản lý rác thải bền vững. Đây cũng được xem là một trong những
tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững đơ thị, trong đó có sự bền vững về kinh tế xã hội và sự bền vững về môi trường.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, nghiên cứu sự tham gia của người dân
trong hoạt động quản lý rác thải chưa được thực hiện nhiều. Những nghiên cứu
được tác giả tổng hợp ở trên phần lớn dừng lại việc mô tả thực trạng người dân
phân loại và thu gom rác thải. Đây chỉ là một bình diện khi nói đến sự tham gia của
người dân trong hoạt động quản lý rác thải. Hơn thế nữa, đặt trong bối cảnh hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững đô thị thì yếu tố tham gia của cộng đồng trong
việc xây dựng các chính sách và quy định có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người dân càng trở nên cần thiết hơn. Những nghiên cứu đánh giá sự tham gia của
người dân trong xây dựng các chính sách hoặc các dự án phát triển được thực hiện

25



×