Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ĐIỀU TRỊ sẹo lõm DO TRỨNG cá BẰNG PHƯƠNG PHÁP lăn KIM PHỐI hợp sản PHẨM từ CÔNG NGHỆ tế bào gốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp và kết thúc chương trình đào tạo bác sỹ nội trú bệnh viện
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Thị Hải Vân, Trường khoa Nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ tế bào gốc,Bệnh viện Da liễu Trung ương, người đã tận tình dạy dỗ,
cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
- PGS.TS. Trần Hậu Khang, Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu Trường Đại
học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, người thày đã tận tình
dạy dỗ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi
thực hiện đề tài.
- Các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội,
các bác sỹ cùng toàn thể nhân viên khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
tế bào gốc, các bác sỹ khoa Khám bệnh, khoa D1, D2, D3 Bệnh viện Da liễu
Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Bộ môn Da liễu Trường
Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu tại Trường và Bộ môn.


- Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, các cán bộ,
nhân viên trong Bệnh viện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
- Tất cả các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn bố, mẹ, chồng, con và những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ, ủng hộ nhiệt thành và giúp


đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành
cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013

BS. Đặng Bích Diệp


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội ngày 05 tháng 11 năm 2013
Tác giả

Đặng Bích Diệp


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG I - TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1.1. Sơ lƣợc bệnh trứng cá........................................................................... 3
1.1.1. Sinh bệnh học .................................................................................... 3
1.1.2. Các tổn thương cơ bản ...................................................................... 5
1.1.3. Biến chứng của bệnh trứng cá .......................................................... 6
1.2. Quá trình hình thành sẹo và phân loại sẹo do trứng cá .................... 7
1.2.1. Quá trình hình thành sẹo ................................................................... 7
1.2.2. Sự tổng hợp và thoái biến của collagen ......................................... 10
1.2.3. Phân loại sẹo do trứng cá ................................................................ 12

1.3. Các phƣơng pháp điều trị sẹo lõm..................................................... 13
1.3.1. Cắt bỏ sẹo ........................................................................................ 13
1.3.2. Cắt và nâng cao bề mặt sẹo ............................................................. 13
1.3.4. Tái tạo bề mặt da ............................................................................. 14
1.3.5. Lăn kim ........................................................................................... 15
1.3.6. Tế bào gốc và sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc .......................... 20
CHƢƠNG II - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 25
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 26
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 27


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 27
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 27
2.2.3. Cách thức nghiên cứu ..................................................................... 28
2.2.4. Các bước tiến hành ......................................................................... 28
2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................. 33
2.4. Hạn chế của đề tài ............................................................................... 33
CHƢƠNG III ................................................................................................. 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34
3.1. Tình hình, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng của sẹo lõm do
trứng cá ....................................................................................................... 34
3.1.1. Tình hình sẹo lõm do trứng cá ........................................................ 34
3.1.2. Một số yếu tố liên quan................................................................... 37
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 41
3.2. Đánh giá kết quả điều trị .................................................................... 46
CHƢƠNG IV - BÀN LUẬN ......................................................................... 53
4.1. Tình hình, đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan đến bệnh sẹo lõm

do trứng cá .................................................................................................. 53
4.1.1. Tình hình bệnh sẹo lõm do trứng cá ............................................... 53
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sẹo lõm do trứng cá .................. 55
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng sẹo lõm do trứng cá ......................................... 59
4.2. Kết quả điều trị ................................................................................... 62
4.2.1 Hiệu quả điều trị............................................................................... 62
4.2.2. Tính an toàn của phương pháp lăn kim .......................................... 68
4.2.3. Mức độ hài lòng của bệnh nhân ...................................................... 69


KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DHT

Dihydrotestosteron

HSD

Hydroxysteroid dehydrogenase

DHEAS

Dehydroepiandrosterone sulfate

P.acnes


Propionibacterium acnes

IL

Interleukin

TNF

Tumor Necrosis Factor

EGF

Epidermal Growth Factor

FGF

Fibroblast Growth Factor

TGF

Transforming growth factor

TIMP

Tissue Inhibitor of Metallo Proteinase

BFGF
TCA

basic fibroblast factor

acid trichloacetic

CIT

Collagen induction therapy

PDGF

Platelet-derived growth factor

EGF

Endothelial growth factor


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình liền sẹo .............................................................. 10
Hình 1.2: Các loại sẹo.................................................................................... 13
Hình 1.3: Cơ chế hoạt động của kim lăn .................................................... 19
Hình 1.4. Vị trí tế bào gốc ở da .................................................................... 22
Hình 2.1: Kim lăn và sản phẩm Juvigrow-S............................................... 27
Hình 2.2: Kỹ thuật lăn kim .......................................................................... 30
Hình 4.1: Sự tăng sinh collagen sau điều tri ............................................... 67
Hình 4.2: Bệnh nhân sau điều trị laser fractional CO2: ........................... 71
Hình 4.3: Bệnh nhân sau điều trị lăn kim ................................................... 72
Hình 4.4.So sánh phƣơng pháp laser và lăn kim ....................................... 73


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh sẹo lõm (n=171808) .................................................... 34

Bảng 3.2: Tỷ lệ sẹo lõm / tổng số bệnh trứng cá (n = 12331)..................... 35
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới (n=194)................. 35
Bảng 3.4: Phân bố bệnh theo tiền sử mắc trứng cá (n=280) ..................... 38
Bảng 3.5: Sự cải thiện màu sắc sẹo (n=32) .................................................. 47
Bảng 3.6: Mức độ cải thiện sẹo theo phân loại Goodman (n=32) ............. 48
Bảng 3.7: Tiến triển của sẹo theo thang điểm của Lipper và Perez ......... 49
Bảng 3.8: Các tác dụng không mong muốn (n=32).................................... 51
Bảng 3.9: Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau điều trị (n=32) ................. 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới (n=194) .................................... 36
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp(n=194) ................................ 37
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh theo địa dƣ (n=194) ......................................... 38
Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh theo tiền sử mắc trứng cá (n=280) ................. 39
Biểu đồ 3.6: Phân bố bệnh theo thời gian bị trứng cá(n=194) .................. 40
Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh theo thói quen nặn mụn .................................. 41
Biểu đồ 3.8: Thời gian bị sẹo lõm (n=32) .................................................... 42
Biểu đồ 3.9: Phân bố bệnh theo vị trí tổn thƣơng(n=32) ........................... 43
Biểu đồ 3.10: Phân bố bệnh theo hình thái sẹo lõm ................................... 44
Biểu đồ 3.11: Phân bố bệnh theo màu sắc sẹo ............................................ 45
Biểu đồ 3.12: Ảnh hƣởng của sẹo đến chất lƣợng cuộc sống(n=32) ......... 46
Biểu đồ 3.13:Tiến triển của sẹo theo phân loại mức độ sẹo của Goodman
(n=32) .............................................................................................................. 47
Biểu đồ 3.14: Tiến triển của sẹo theo thang điểm của Lipper và
Perez(n=32) .................................................................................................... 49
Biểu đồ 3.15: Mức độ cải thiện sẹo theo đánh giá của bệnh nhân(n=32) 50


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá là một trong những bệnh ngoài da hay gặp, có thể xuất hiện ở
mọi lứa tuổi. Bệnh thường kéo dài nhiều năm với tổn thương viêm là các mụn
mủ, sẩn, nang trứng cá… Sẹo do mụn trứng cá là một biến chứng của bệnh,
xảy ra trong và xung quanh những nang lông tuyến bã bị viêm. Sau quá trình
viêm, mụn thường để lại hậu quả là những sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì
đại, các lỗ dò. Sẹo thường gặp ở 95% bệnh nhân bị trứng cá, trong đó sẹo lõm
chiếm một tỷ lệ khoảng 1-11% [1], [2]. Bệnh tuy không gây biến chứng nguy
hiểm, song do vị trí tổn thương ở mặt gây trở ngại lớn về mặt thẩm mỹ, tâm
lý, kém tự tin trong giao tiếp, làm ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng cuộc sống
và năng suất lao động.
Do đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ của người
dân ngày càng tăng, việc điều trị sẹo lõm do trứng cá trở thành nhu cầu cấp
thiết không chỉ với người bệnh mà cả với các bác sỹ Da liễu. Hiện nay, trên
thế giới đã có nhiều phương pháp để điều trị sẹo lõm như laser, cắt bỏ sẹo, lột
da bằng hoá chất… Tuy nhiên, các phương pháp này thường đòi hỏi phẫu
thuật viên có trình độ kỹ thuật cao, sự hợp tác chặt chẽ của người bệnh, chi
phí tốn kém song hiệu quả đạt được nhiều khi vẫn không được như mong
muốn.
Hiện nay, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương đã sử dụng một số biện
pháp để khắc phục sẹo lõm do trứng cá như: phương pháp laser, chấm acid
trichloacetic, lăn kim phối hợp với sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc. Lăn
kim phối hợp với sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc là phương pháp đã được
áp dụng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương hơn 3 năm nay. Tuy nhiên, hiệu
quả của phương pháp này chưa được tổng kết, đánh giá.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị sẹo lõm do trứng cá, góp phần đáp


2


ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng, đặc biệt là các phương pháp điều trị
không phẫu thuật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều trị sẹo lõm do
trứng cá bằng phương pháp lăn kim phối hợp sản phẩm từ công nghệ tế
bào gốc” với mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng của sẹo lõm do trứng cá tại Bệnh
viện Da liễu Trung ương từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013.
2. Bước đầu đánh giá kết quả điều trị sẹo lõm do trứng cá bằng phương
pháp lăn kim phối hợp với sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc
(Juvigrow-S) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 3/2013 đến
tháng 9/2013.


3

CHƢƠNG I - TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc bệnh trứng cá
Trứng cá là bệnh của nang lông tuyến bã, gặp chủ yếu ở thanh thiếu
niên. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất với tỷ lệ lưu hành trên
80% ở độ tuổi dậy thì và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành [3], [4], [5], [6].
Gần đây,tỷ lệ mụn trứng cá có gia tăng ở lứa tuổi trưởng thành, nhất là ở phụ
nữ trẻ. Bệnh thường kéo dài nhiều năm với tổn thương là các nhân trứng cá,
mụn mủ, sẩn, cục, nang trứng cá…Ở nhiều trường hợp bệnh diễn biến dai
dẳng và phát triển thành từng đợt. Hiện nay, trứng cá được xem là một bệnh
mạn tính, loại bỏ quan điểm không đúng coi đây là một bệnh cảnh đơn giản,
tự giới hạn ở độ tuổi dậy thì. Ở những trường hợp bệnh kéo dài, bệnh có thể
để lại những di chứng sẹo đỏ, sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại gây tổn
thương tâm lý, thậm chí gây ảnh hưởng đến năng suất lao động và khả năng
nghề nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh .
1.1.1. Sinh bệnh học

Sinh bệnh học của bệnh trứng cá có nhiều yếu tố, nhưng có 4 nhân tố
chính đã được xác định: Tăng sinh thượng bì nang lông, sản xuất quá nhiều
chất bã, viêm nhiễm, sự hiện diện và tác động của vi khuẩn P.acnes
1.1.1.1. Tăng sinh thượng bì nang lông
Dẫn đến hình thành tổn thương tiên phát của mụn trứng cá là các cồi nhỏ
(microcomedo ). Biểu mô của phần trên nang lông tăng sừng cùng với tăng sự
kết dính các tế bào sừng tạo thành một nút trong lỗ chân lông. Nút này tạo
điều kiện cho khối chất sừng. chất bã, vi khuẩn đến tích tụ, làm giãn lỗ chân
lông, hình thành các cồi mụn nhỏ.


4

Cơ chế gây kích thích tăng sinh tế bào sừng và gia tăng sự kết dính còn
chưa rõ. Các yếu tố làm tăng sinh tế bào sừng bao gồm:
- Sự kích thích của androgen: dihydrotestosteron (DHT) là thành phần
androgen có vai trò thúc đẩy hình thành mụn trứng cá. Trong bệnh trứng cá có
sự gia tăng 17β-HSD và 5α-reductase tại các tế bào sừng ở nang lông dẫn đến
tăng DHT, từ đó kích thích tăng sinh tế bào sừng ở nang lông.
- Giảm linoleic acid: linoleic acid là một acid béo thiết yếu của da. Mức
độ thấp của linoleic acid có thể gây tăng sinh tế bào sừng ở nang lông và sản
xuất các cytokine tiền viêm.
- Tăng hoạt tính của interleukin-1a làm tăng sinh các tế bào sừng ở nang
lông và hình thành cồi mụn nhỏ.
1.1.1.2. Sản xuất quá nhiều chất bã
Ở bệnh nhân trứng cá có hiện tượng sản xuất chất bã nhiều hơn người
bình thường. Triglycerides là một trong những thành phần của chất bã.
Triglycerides bị phá huỷ thành các acid béo tự do, các acid béo tự do này tạo
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acne phát triển, gây nên hiện tượng viêm
và tạo thành mụn.

Các hormone androgen, đặc biệt là hormone sinh dục nam Testosteron
cũng ảnh hưởng tới sự sản xuất chất bã do tác động lên hoạt tính của các tế
bào tuyến bã (sebocyte)[7], [8].
1.1.1.3. Hiện tượng viêm
Các nhân mụn liên tục giãn do sự tập trung dày đặc chất sừng, chất bã, vi
khuẩn. Sự thoát ra của chất sừng, chất bã, vi khuẩn vào trung bì gây nên đáp
ứng viêm. Các tế bào ưu thế trong 24 giờ đầu là lympho bào ( lympho bào
CD4+ ở quanh nang lông, lympho CD8+ ở quanh mạch máu). Sau khi nhân
mụn bị vỡ, các bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế và nằm quanh các cồi mụn nhỏ
bị vỡ.


5

Cơ chế khác gây ra hiện tượng viêm là sự điều chỉnh quá mức b-defensin
1 và 2 ở người.
Hiện nay, có bằng chứng cho rằng hiên tượng viêm có thể xảy ra trước
khi nhân mụn được hình thành.
1.1.1.4. Vai trò của Propionibacterium acnes
P.acnes là trực khuẩn Gram (+), yếm khí và hiếu khí nhẹ.
Thành tế bào của P.acnes chứa kháng nguyên carbohydrate, kháng
nguyên này kích thích sự hình thành kháng thể. Các kháng thể kháng P.acnes
làm gia tăng đáp ứng viêm do tác động của bổ thể.
P.acnes cũng gây viêm do trì hoãn đáp ứng tăng nhạy cảm và sản xuất
lipase, protease, hyaluronidase, các yếu tố hoá ứng động.
P.acnes cũng kích thích điều chỉnh quá mức các cytokine do kết hợp với
Toll-like receptor 2 trên các tế bào đơn nhân và đa nhân ở quanh nang lông
tuyến bã. Sau khi gắn với Toll-like receptor 2, các tế bào này sẽ giải phóng
các cytokine tiền viêm như IL-1, IL-8, IL-12, TNF-α [3], [9].
1.1.2. Các tổn thương cơ bản

Trên lâm sàng, tổn thương cơ bản của bệnh trứng cá được chia làm 2
loại:
1.1.2.1. Tổn thương không viêm
- Nhân mở (mụn đầu đen): Là những kén bã vít vào nang lông bị giãn
rộng, hơi gồ cao khỏi mặt da. Thành phần là chất sừng kết hợp với chất Lipid,
xung quanh là lá sừng. Nhân có miệng giãn rộng, các chất có thể thoát ra
được. Bề mặt có đầu đen do hiện tượng oxy hóa chất keratin. Loại tổn thương
này thường dễ giải quyết, ít gây tổn thương trầm trọng. Khi nặn sẽ lấy được
nhân có dạng sợi màu trắng ngà [3], [7], [10].
- Nhân kín (mụn đầu trắng): Tổn thương thường nhỏ hơn, màu trắng
hoặc hồng nhạt, hơi gờ cao và không có lỗ mở trên mặt da. Tổn thương này


6

có thể tự biến mất hoặc chuyển thành mụn đầu đen, nhưng loại trứng cá này
thường gây ra viêm tấy ở nhiều mức độ khác nhau[3], [7], [8],[10], [11].
1.1.2.2. Tổn thương viêm
Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm sàng biểu hiện nhiều hình
thái tổn thương khác nhau: sẩn viêm, mụn mủ, cục, nang ...[5], [12], [13],
[14].
- Sẩn viêm đỏ: các nang lông bị giãn rộng và vít chặt lại, vùng kế cận
tuyến bã xuất hiện phản ứng viêm nhẹ. Bệnh xuất hiện những đợt sẩn đỏ hình
nón, gồ lên mặt da, mềm, hơi đau gọi là trứng cá sẩn.
- Mụn mủ: sau khi tạo sẩn, một số sẩn có mụn mủ ở trên tạo thành trứng
cá sẩn mụn mủ, mụn mủ sẽ khô lại hoặc vỡ ra, sẩn cũng xẹp xuống và biến
mất. Đó là trứng cá mụn mủ nông.
- Cục: hiện tượng viêm nhiễm có thể xuống sâu hơn, tới trung bì tạo
thành các cục hay nang viêm khu trú dưới trung bì có đường kính < 1cm.
- Nang: là các cục đứng thành 2-3 cái, do quá trình viêm đã hoá mủ hình

thành khối chứa chất kem sềt sệt màu vàng lẫn máu, kích thước khoảng 1 cm.
Ngoài các tổn thương trên, ở những bệnh nhân trứng cá thông thường
còn thấy có tình trạng da mỡ với biểu hiện da mặt nhờn, bóng mỡ, lỗ chân
lông giãn rộng, rụng tóc da dầu.
1.1.3. Biến chứng của bệnh trứng cá
Trứng cá là bệnh thường gặp, tiến triển thành từng đợt. Nếu không được
điều trị kịp thời, phù hợp bệnh có thể để lại các biến chứng như sẹo đỏ, sẹo
thâm, sẹo lõm, sẹo lồi hay sẹo quá phát. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến
thẩm mỹ, làm người bệnh mất tự tin, mặc cảm, lo lắng, ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống của người bệnh.
Các biến chứng thường gặp của bệnh trứng cá:
- Sẹo phẳng: Là những dát đỏ, ranh giới không rõ, sẽ nhạt màu dần và


7

mất sau 4 đến 6 tháng. Nhưng cũng có thể trở thành sẹo thâm, tổn thương
không ngứa, không đau.
- Sẹo lõm: Trong quá trình viêm ở da do bệnh trứng cá gây nên, cấu trúc
collagen nằm dưới lớp hạ bì bị phá vỡ. Sự thiếu hụt collagen và fibrin ở các
mô làm cho tổn thương viêm bị lõm xuống tạo thành sẹo lõm.
- Sẹo quá phát: Là sự tăng sinh collagen lành tính, đôi khi có đau hoặc
ngứa, thường là do sự đáp ứng quá thừa của mô với tổn thương.
1.2. Quá trình hình thành sẹo và phân loại sẹo do trứng cá
1.2.1. Quá trình hình thành sẹo
Là một quá trình phức tạp, xảy ra từ khi bắt đầu có tác nhân gây bệnh.
Gồm ba giai đoạn xen kẽ với nhau: Giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh, giai
đoạn chín và tạo sẹo [15].
1.2.1.1. Giai đoạn viêm
Sau các tổn thương của mụn tại chỗ sẽ xuất hiện tức thì hai loại phản

ứng: phản ứng mạch máu và phản ứng viêm.
- Phản ứng mạch máu: hệ thống đông máu khởi động kéo theo sự ngưng
kết tiểu cầu tạo nút máu đông. Tiểu cầu giải phóng một loạt các hoạt chất sinh
học (prostaglandin, serotonin, histamin) ảnh hưởng tới mạch máu, ngoài ra
còn giải phóng các hóa hướng động và yếu tố tăng sinh. Do tác động của các
chất histamin, serotonin và kinin, tính thấm thành mạch tăng cao trong 48 72h đầu.
- Phản ứng viêm: Vài giờ sau khi bị thương có sự thâm nhập các bạch
cầu đa nhân, các đại thực bào. Chúng tiết ra các men phân hủy các tế bào bị
thương tổn thành các phân tử lớn rồi tiêu hoá chúng. Các đại thực bào bài tiết
chất lactat và các yếu tố điều chỉnh sự tăng sinh và khả năng tổng hợp của các
nguyên bào sợi. Các tế bào này tiết ra các yếu tố tăng trưởng như: yếu tố tăng


8

trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), yếu tố tăng
trưởng biến đổi (TGF), yếu tố tăng trưởng tế bào keratin (KGF) [16]. Đặc biệt
là các bạch cầu đa nhân, ngoài vài trò thực bào, các tế bào này còn tiết ra các
chất hóa hướng động và yếu tố tăng trưởng để tăng sinh tế bào nội mạch [17]
và tế bào sợi non.
1.2.1.2. Giai đoạn tăng sinh
- Tái tạo biểu mô: Khi da bị tổn thương các tế bào sừng sản xuất ra các
cytokine và chemokine. Các yếu tố này kích thích các tế bào gốc (stem cells)
ở da tăng sinh, phát triển và biệt hoá thành các tế bào biểu mô mới để phủ tổn
thương. Các tế bào gốc có mặt ở các nang nông và ở lớp tế bào đáy giữa các
nang lông. Vì vậy trong quá trình liền sẹo, các tế bào biểu mô thường phát
triển từ xung quanh mép vết thương vào hoặc từ các thành phần khác trong
lớp sâu (nang lông, tuyến bã…).
- Tổ chức hạt: Tổ chức hạt bao gồm các tế bào viêm, tân mạch và tế bào
sợi non trên nền của các chất collagen, fibrin, glycoprotein và

glucosaminoglycan. Các tế bào sợi non xuất hiện tại các vết thương từ ngày
thứ 2 hoặc 3 và tạo ra collagen, elastin, fibronectin, glucosaminoglycan.
- Collagen: Các sợi collagen được tổng hợp mạnh vào ngày thứ 4 của
quá trình lành vết thương và tập hợp thành các bó sợi. Các nguyên bào sợi có
chức năng tổng hợp các phần tử tạo keo protocollagen và tiết chúng vào chất
căn bản của mô liên kết. Các tơ collagen được tạo thành do quá trình trùng
hợp các phân tử protocollagen, lúc đầu được phân bố thành một lưới hỗn độn
giữa các quai mạch và các tế bào. Sau đó được định hướng thành 2 lớp:
+ Lớp nông: xếp dọc thẳng đứng so với nền vết thương.
+ Lớp sâu: xếp song song với nền vết thương.
Khi đã định hướng xong vị trí, các tơ collagen phát triển và hợp với nhau
thành các sợi collagen nhờ các mucopolysaccarit của chất căn bản trở thành


9

bền dai và không hoà tan.
Quá trình tổng hợp collagen từ dạng nguyên sinh đầu tiên đến dạng hoàn
chỉnh cuối cùng ở ngày thứ 40 - 50.
- Quá trình hình thành tân mạch được kích thích bởi yếu tố tăng sinh
mạch (VEGF-A,B,C). Các mạch máu tân tạo phát triển, xâm nhập vào vết
thương, thúc đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
1.2.1.3. Giai đoạn tạo sẹo
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình liền thương tổn, sẹo trở nên rõ
ràng và chắc hơn, sẹo giảm dần màu đỏ và nhạt màu dần. Quá trình này gắn
liền với hiện tượng sửa chữa và tổ chức lại các thành phần của sợi collagen
được sắp xếp lại. Collagen nhóm III chiếm đa số và có sự điều chỉnh lại cấu
trúc của sợi collagen. Lúc đầu các bó sợi collagen sắp xếp lộn xộn, dần dần
được sắp xếp lại theo cấu trúc lớp song song, do vậy làm tăng sức căng của
sẹo. Sự hình thành tân mạch giảm dần cho đến lúc hình thành sẹo vô mạch.

Giai đoạn này kéo dài từ 12-18 tháng.
Quá trình hình thành sẹo trên thực tế không diễn biến hết từ giai đoạn
này sang đến giai đoạn tiếp theo mà diễn biến đan xen nhau, đôi khi khó có
thể xác định rõ ràng từng giai đoạn cụ thể của quá trình hình thành sẹo.


10

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình liền sẹo [15]
1.2.2. Sự tổng hợp và thoái biến của collagen
1.2.2.1. Cấu trúc và sự phân bố của collagen
Collagen là nền tảng cơ bản trong cấu trúc của mọi tổ chức. Collagen
chiếm 1/3 lượng protein có trong cơ thể. Trên 90% collagen nằm trong tổ
chức xương và da [18], [19].
Dựa vào trọng lượng phân tử, số lượng các loại acid amin và cách sắp
xếp của chúng, người ta phân ra các loại collagen khác nhau: có 29 type
collagen khác nhau đã được xác định. Tham gia vào cấu trúc của da chủ yếu
là những sợi collagen type I, II, III, IV,V, IX, XI .
Trong quá trình hàn gắn vết thương, collagen type I và III xuất hiện rất
sớm. Sau phẫu thuật 24 giờ, người ta thấy procollagen và collagen type III đã
xuất hiện tại vết mổ. Collagen I bắt đầu xuất hiện từ giờ thứ 72 trở đi và gắn


11

liền với sự xuất hiện của các nguyên bào sợi trong vết thương [19], [20].
1.2.2.2. Sự tổng hợp của collagen
Quá trình tổng hợp collagen gồm hai giai đoạn: giai đoạn trong và ngoài
tế bào. Giai đoạn trong tế bào thông qua mRNA, các preproα-polypeptide và
các proα- polypeptide được tổng hợp tại hệ thống lưới nội mô. Kết thúc giai

đoạn nội bào, các chuỗi polypeptide hình thành và tạo liên kết xoắn ba, các
procollagen hình thành và được đưa ra ngoài qua hệ thống ống lưới nội mô.
Các procollagen ban đầu ở dạng hòa tan, ra ngoại bào nhờ tác động của các
chất căn bản, tạo thành các tơ collagen và nhiều tơ collagen tập hợp thành các
sợi collagen.
Trong quá trình tổng hợp collagen, acid ascorbic và ion sắt (Fe++) có vai
trò rất quan trọng, cùng với các enzyme hydroxylase, xúc tác cho phản ứng
thủy phân của proline và glycin, tạo ra hydroxyproline và hydroxylysine – hai
amino acide có vai trò làm ổn định trạng thái sinh lý của cấu trúc xoắn ba, tạo
chất nền cho việc hình thành các mối liên kết chéo và đóng vai trò quyết định
tạo sức căng của các sợi fibrin. Do vậy, nếu thiếu ion Fe++ và acid ascorbic,
quá trình tổng hợp collagen sẽ bị ức chế. Tương tự, ion đồng (Cu++) xúc tác
phản ứng ngậm oxy của lysine tạo thành allsine và hydroxyallysine. Do vậy,
trong trường hợp thiếu ion Cu++ hoặc yếu tố này bị khử sẽ cản trở quá trình
tổng hợp collagen, cản trở quá trình lành sẹo [19], [20], [21].
1.2.2.3. Sự thoái biến của collagen
Trong cơ thể, hai quá trình tổng hợp và phân hủy collagen luôn ở trạng
thái cân bằng động. Sự cân bằng này chịu ảnh hưởng của men collagenase.
Hoạt động phân hủy collagen của collagenase trong cơ thể được Gross và
Lapiere phát hiện lần đầu tiên vào năm 1962. Những thay đổi hoạt động của
collagenase có thể làm mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và giáng hóa
collagen gây nên các tình trạng bệnh lý của quá trình lành sẹo.


12

Ở da, nếu như tăng phân hủy collagen sẽ dẫn đến hình thành sẹo lõm thì
ngược lại khi hoạt tính của men collagenase giảm sẽ làm tăng sự xơ hóa, tăng
lắng đọng collagen quá mức hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại. Do vậy, nếu chủ
động can thiệp vào quá trình trên chúng ta có thể đạt được mục đích điều

trị: tăng nhanh quá trình liền sẹo trong các tổn thương chậm liền sẹo như
sẹo lõm [22], [23], [24].
1.2.3. Phân loại sẹo do trứng cá
Sẹo là hậu quả do mụn trứng cá khỏi để lại. Phụ thuộc vào tình trạng
thiếu hay thừa collagen tại tổn thương, người ta chia ra hai loại sẹo chính: Sẹo
lõm và sẹo lồi (atrophic and hypertrophic scar). Trong đó, có đến 80-90%
bệnh nhân bị sẹo do trứng cá là sẹo lõm
1.2.3.1. Sẹo lõm
Sẹo lõm do trứng cá thường gặp hơn sẹo lồi và sẹo phì đại với tỷ lệ 3 : 1.
Gồm 3 loại:
- Sẹo hình phễu (Icepick scars) hay sẹo hình chữ V:
Đường kính sẹo dưới 2 mm, hình phễu, đáy nằm sâu ở lớp trung bì hoặc mô
dưới da [25], [26].
- Sẹo đáy hình lòng chảo (Rolling scars) hay sẹo chữ M :
Đường kính 4 – 5 mm. Nguyên nhân do các sợi xơ từ lớp trung bì dính với
lớp thượng bì gây co kéo tạo nên sẹo có đáy lòng chảo, bề mặt sẹo tương đối
bình thường.
-Sẹo đáy phẳng (Boxcar scars) hay sẹo hình chữ U: Thường có hình tròn
hay hình oval, bờ sẹo thẳng đứng, đường kính sẹo từ 1,5 đến 4 mm. Sẹo đáy
phẳng phân làm 2 nhóm:
+ Sẹo nông: đáy sâu từ 0,5 - 1mm.
+ Sẹo sâu: đáy sâu ≥ 5mm.
Trong đó, sẹo hình phễu chiếm 60% - 70%, sẹo lòng chảo chiếm 15% -


13

25%, sẹo đáy phẳng chiếm 20%- 30%. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy cả 3
loại sẹo này trên cùng một bệnh nhân và cũng rất khó để phân biệt chúng.
1.2.3.2. Sẹo lồi (Keloids)

Là do sự tăng sinh collagen ở da, lành tính, thường do sự đáp ứng quá
thừa của mô với thương tổn da.

Sẹo hình phễu

Sẹo lòng chảo

Sẹo đáy phẳng

Sẹo lồi

Hình 1.2: Các loại sẹo
1.3. Các phƣơng pháp điều trị sẹo lõm
Có nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm. Tuỳ theo mỗi loại sẹo mà có
những chỉ định điều trị thích hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp trên cùng
một bệnh nhân.
1.3.1. Cắt bỏ sẹo
Cắt bỏ toàn bộ sẹo cả chiều sâu và chiều rộng đến lớp mỡ. Sau đó khâu
kín vùng cắt bằng chỉ không tiêu 6/ 0. Khoảng cách cắt bỏ giữa 2 sẹo tối thiểu
cách nhau từ 4 - 5 mm, nhằm tránh sức căng bề mặt của của các vết khâu. Vì
vậy không thể cắt bỏ tất cả sẹo cùng một lúc. Khoảng thời gian giữa 2 lần cắt
sẹo khoảng 4 tuần, dụng cụ dùng để cắt bỏ sẹo có thể dùng Punch Biopsy hoặc
laser CO2.
1.3.2. Cắt và nâng cao bề mặt sẹo
Dùng Punch Biopsy hoặc laser CO2 cắt bỏ toàn bộ chu vi sẹo từ bề mặt
đến lớp mỡ, nâng nhẹ toàn bộ khối sẹo lên trên, cao hơn bề mặt da một chút,


14


sau đó khâu cố định với mô da xung quanh bằng chỉ 6/ 0.
1.3.3. Cắt mô sợi co kéo
Sử dụng kim Nokor hoặc dao mổ số 11, đặc điểm kim Nokor: Đầu mũi
kim thực chất là dao mổ hình tam giác. Sát mũi dao có một lỗ thông. Khi gắn
vào xi-lanh chứa nước muối sinh lý hoặc thuốc tê. Đâm kim vào vùng chu vi
sẹo luồn song song đáy sẹo sau đó dịch chuyển kim để cắt các sợi co kéo, tiếp
theo là bơm dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc tê để giải phóng đáy sẹo
ra khỏi các sợi co kéo.
1.3.4. Tái tạo bề mặt da
Sau khi tiến hành các phương pháp đã nêu từ 4 - 6 tuần vết thương sẽ
lành, lúc này các phương pháp tái tạo bề mặt da có thể được đặt ra.
Có nhiều phương pháp để tái tạo lại bề mặt da tuỳ theo kinh nghiệm của
thầy thuốc và nhu cầu của người bệnh lựa chọn phương pháp nhằm đạt hiệu
quả tối ưu cho người bệnh.
-Lột da bằng hoá chất: Tuỳ theo loại hoá chất và nồng độ, độ xuyên thấu
mô mỡ cho những kết quả khác nhau (AHA, Tretinoin, TCA, Glycolid acid,
Phenol).
-Bào da bằng trục quay cơ học: vận tốc vòng xoay lớn từ 15.000- 60.000
vòng/phút có thể tái tạo bề mặt da. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều
hạn chế.
- Chấm TCA (Acid Trichoracetic): phương pháp này sử dụng TCA nhằm
tạo ra tổn thương mới ở đáy của các vết sẹo, có tác dụng kích thích tái tạo bề
mặt da tại chỗ dựa trên cơ chế làm lành vết thương cấp tính để làm đầy sẹo.
-Bào da và tái tạo bề mặt da bằng laser, có các loại laser thường dùng:
+ Laser ERBIUM YAG bước sóng 2940 nm đỉnh hấp thụ nước lớn gấp
16 lần laser CO2 do có độ xuyên thấu qua da rất mỏng, tạo ra hiệu ứng bóc
lớp rất chính xác với tổn thương nhiệt rất ít.


15


+ Laser CO2 bước sóng 10.600 nm, là loại laser năng lượng cao, rất
thông dụng, chế độ phát tia: xung, siêu xung và liên tục. Hiện nay chức năng
sử dụng độ chính xác đã phát triển kèm theo với các thiết bị cắt lớp được xử
lý trên máy tính, chùm tia laser có thể bóc lớp bề mặt sẹo một cách chính xác.
+ Laser CO2 thế hệ mới đã có hệ thống dẫn tia bằng sợi pha lê nhằm thay
thế hệ thống trục khuỷu dẫn tia bằng hệ lăng kính phản xạ toàn phần, kèm
theo là hệ thống cắt lớp vi xử lý 3 chiều.
+ Laser Fractional CO2: laser vi phân, là sự kết hợp của công nghệ laser
CO2 truyền thống và công nghệ vi phân. Laser Fractional CO2 phát ra tia
laser có bước sóng 1060nm xuyên qua da, kích thích sự tái tạo da, thúc đẩy
tăng sinh collagen.
+ Tuy nhiên các thiết bị laser thế hệ mới hiện giá thành rất đắt, chưa thể
ứng dụng rộng rãi.
1.3.5. Lăn kim
1.3.5.1. Khái niệm
Liệu pháp lăn kim hay còn gọi là liệu pháp tăng sinh collagen (collagen
induction therapy CIT). Đây là phương pháp sử dụng kim lăn với những mũi
kim siêu nhỏ, sắc nhọn, lăn trên bề mặt da nhằm tạo nên những kênh siêu nhỏ
sâu tới trung bì, kích thích cơ thể tăng tổng hợp collagen mới.
Lăn kim là phương pháp mới và hiệu quả để điều trị sẹo lõm do trứng cá,
được sử dụng thay thế các phương pháp trước đây như laser, lột da bằng hoá
chất, bào da … với đặc điểm:
- Kích thích tăng tổng hợp và lắng đọng collagen mới nhờ hoạt hoá đáp
ứng viêm tại chỗ.
- Da không bị tổn thương, thượng bì và đặc biệt là lớp sừng vẫn nguyên
vẹn.
- Không gây tăng sắc tố.



×