Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Một số biện pháp để dạy tốt phân môn luyện từ và câu lớp 3a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.24 KB, 21 trang )

Một số biện pháp để dạy tốt phân môn luyện từ và câu Lớp 3A
MỤC LỤC
Contents

LỜI NÓI ĐẦU
Môn học này tưởng chừng như khô khan nhưng nếu những ai yêu thích dạy
môn học này thì đây lại là môn học khá hấp dẫn và mang lại nhiều ích lợi cho
học sinh. Sự yêu thích môn học được tạo bởi nhiều cách khác nhau và có một lý
do không thể phủ nhận đó là từ người giáo viên trực tiếp giảng dạy các em. Từ
những bài giảng hấp dẫn và sự tận tụy của người giáo viên,học sinh sẽ hứng thú
học tập tốt,tạo cho các em niềm say mê môn học. Từ sự say mê,hứng thú học tập
chất lượng học tập môn học sẽ được nâng cao. Từ đó các tiết học của các em sẽ
trở nên tự nhiên, sáng tạo, có hiệu quả. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi
mạnh dạn đưa ra “Một số biện phápđể dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp
3A Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”.
Mặc dù tôi đã cố gắng nhiều song chắc rằng đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi
kính mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện
hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn.


PHẦN MỞ ĐẦU :
1.1 Lý do chọn đề tài :
Ở bất kì một quốc gia nào cũng vậy, môn học về tiếng phổ thông là một môn
học quan trọng, nó chiếm một vị trí chủ yếu trong chương trình. Ở nước ta, trong
các tiết dạy môn Tiếng Việt, giáo viên cung cấp cho học sinh những tri thức
khoa học về ngôn ngữ, từ các loại câu và các dấu câu,phong cách học Tiếng
Việt.
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, luyện từ và câu được tách thành
một phân môn độc lập, nó có vị trí quan trọng như các phân môn khác như : Tập
đọc, Chính tả, Tập làm văn... Song ở lớp 3 tiết học dành cho phân môn này rất ít
(Chỉ có một tiết /tuần). Vì vậy giáo viên phải biết bổ sung vào một tiết buổi


chiều để tăng thời lượng cho phân môn này. Khi dạy luyện từ và câu ở tiểu học
chúng ta đều phải hướng tới ba mục tiêu chính đó là : Cung cấp thêm vốn từ cho
học sinh, giúp các em có thể sử dụng từ ngữ một cách chính xác, học sinh biết
sử dụng từ Tiếng việt để giao tiếp văn hóa. Ở lớp ba kiến thức truyền thụ cho
học sinh có nhiều kiến thức liên quan tới lớp hai nên giáo viên phải nắm chắc
kiến thức Luyện từ và câu lớp hai. Các bài tập thường là những bài tập trừu
tượng,giáo viên phải hướng dẫn mẫu một phần bài tập, học sinh phải biết tư duy
để làm được các phần bài tập còn lại . Trong các môn tự nhiên Toán được coi là
môn học khó thì trong các môn xã hội thì phân môn Luyện từ và câu lại được
coi là phân môn vừa khô vừa khó. Đây là phân môn cả người dạy và người học


cảm thấy khó khăn khi truyền đạt cũng như khi lĩnh hội. Giáo viên ngại dậy môn
học này bởi đây là phân môn có nhiều tình huống sư phạm nhất. Đôi khi tình
huống năm ngoài dự đoán của người dạy. Học sinh cũng thấy khi tìm từ và làm
các bài tập cũng khó vì lượng kiến thức của môn học rộng. Muốn làm được các
bài tập của phân môn này học sinh không chỉ học thuộc những kiến thức trong
sách giáo khoa mà còn phải hiểu biết rộng, phải nhớ được kiến thức cũ mà lớp
hai đã học thì mới làm tốt được các bài tập. Nhận thức rõ những lí do trên, tôi
mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu
Lớp 3A Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ
của quý thầy cô.
1.2 : Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài :
* Mục tiêu:
- Góp phần giúp học sinh lớp ba học tốt hơn nữa phân môn luyện từ và câu trong
môn Tiếng Việt.
- Giúp học sinh có hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu, từ đó giúp các
em học tốt các phân môn khác như phân môn Tập làm văn, Kể chuyện... Và biết
áp dụng vào thực tế cuộc sống.
* Nhiệm vụ :

- Đề xuất một số biện pháp và kinh nghiệm dạy học phân môn luyện từ và câu ở
lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
- Biết áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào quá trình giảnh dạy phân môn luyện
từ và câu.


1.3. Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài được thực hiện khảo sát trên đối tượng học sinh lớp 3, Trường Tiểu học
Nguyễn Viết Xuân, Thị trấn EaPôk, huyện CưMgar, Đắc Lắc , năm học 20132014và năm học 2014-2015.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu :
- Học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
- Chương trình phân môn luyện từ và câu lớp hai và lớp ba.
1.5. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nói và viết là điều không xa lạ đối với bất cứ người nào, song nó lại hết sức
phức tạp, dùng từ và câu để nói, viết thế nào cho đúng, cho hay là một việc
không phải dễ. Chính vì điều này nên luyện từ và câu được đánh giá là phân
môn khó trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Khi học luyện từ và câu người
học phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức và kĩ năng đã có ở những lĩnh


vực, những phạm vi khác nhau vào thực hiện các nhiệm vụ học tập. Dạy luyện
từ và câu ở lớp ba, người giáo viên phải thực hiện được các nhiệm vụ như sau:
1. Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm trong Sách giáo khoa.Đây là vốn từ cần

thiết và thường dùng mỗi chủ điểm.
2. Ôn luyện để nắm chắc hơn một số kiến thức và kĩ năng đã học ở lớp 2:
- Về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm,
- Về cái loại câu Ai (con gì,cái gì) là gì? , Ai làm gì ?, Ai thế nào?,
- Về một số thành phần trong câu (trả lời câu hỏi Khi nào ? ở đâu? Như thế
nào ? Vì sao ? Để làm gì ? Bằng gì ?)
- Về các các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi...
3. Hình thành kiến thức sơ giản về biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa, về
các dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, đồng thời luyện tập để bước đầu có
các kĩ năng về :
- Phân tích và cảm nhận được tác dụng, hiệu quả của các biện pháp so sánh,
nhân hóa.
- Bước đầu biết dùng các biện pháp so sánh và nhân hóa.
- Biết dùng các dấu câu như dấu hỏi,dấu chấm than, dấu hai chấm.
4. Bồi dưỡng tình cảm quý trọng Tiếng Việt, thói quen dùng từ và câu đúng, có ý
thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp đạt được phẩm chất văn hóa.
II.2. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ
CÂU LỚP 3 :
a.Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:


+ Đối với giáo viên :
Cơ sở vật chất tốt, thiết bị dạy học đầy đủ, giáo viên tận tụy luôn tìm tòi những
phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh để giảng dạy.
+ Đối với học sinh :
- Đa số học sinh địa bàn gần trường, một nửa số học sinh là học sinh dân tộc
nhưng các em cũng đã thành thạo tiếng phổ thông, các em có ý thức học tập
tốt.Học sinh đều chăm ngoan, ham tìm hiểu và có thái độ chủ động tích cực
trong học tập.

- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình nên sách vở ,đồ dùng
học tập đầy đủ.
- Các em đã được làm quen với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 và có nhiều
kiến thức liên quan ở lớp 2 nên các em học tập có phần tự tin hơn.
* Khó khăn :
+ Đối với giáo viên :
-Hình thức để dạy một tiết luyện từ và câu còn đơn điệu, thiếu sáng tạo, chưa
thực sự sinh động cuốn hút học sinh.
- Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, lượng kiến thức của phân môn trong
một tiết dạy còn nhiều bài tập. Khiến người dạy đôi lúc không muốn sử dụng
nhiều phương pháp mới như vấn đáp, gợi mở... Vì mất nhiều thời gian,từ đó dẫn
đến việc giáo viên nói nhiều,làm việc nhiều dẫn đến hoạt động của cô,trò đôi lúc
chưa nhịp nhàng. Học sinh chưa chưa phát huy hết tính tích cực trong học tập.


- Giáo viên chưa có sách tham khảo thêm cho phân môn Luyện từ và câu.Phân
môn luyện từ và câu là một phân môn khó, kiến thức,khái niệm trừu tượng là
một phân môn có ít đồ dùng trực quan nhất vì thế càng làm cho giáo viên gặp
trở ngại trong giảng dạy nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.
+ Đối với học sinh :
-Khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn yếu.
- Các từ cần giải nghĩa đa số là từ Hán Việt nên học sinh khó hiểu, khó giải
nghĩa.
- Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống
nhau, khiến cho học sinh khó phân biệt nghĩa của chúng.
- Ranh giới giữa các từ hoặc từ trong tiếng việt không mang tính xác định,
không dễ nhận biết nên các em còn thiếu tự tin khi học phân môn này.
b. Thành công – hạn chế:
Sau một thời gian áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào các tiết dạy
luyện từ và câu. Tôi đã nhận thấy hiệu quả các tiết dạy có chuyển biến tốt. Các

em đã có hứng thú học phân môn luyện từ và câu hơn,giờ học diễn ra tự
nhiên,nhẹ nhàng, không khí học tập sôi nổi. Việc sử dụng từ ngữ trong văn nói
và viết của học sinh đã có nhiều tiến bộ. Các em tự tin trong giao tiếp,học sinh
dám bộc lộ những suy nghĩ của bản thân về những điều mình đang thắc mắc
trong các tiết học. Đó là những thành công ban đầu của đề tài. Vì thời gian có
hạn, đề tài chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu các giải pháp áp dụng đối với đối
tượng là học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động :
- Như các phần trên tôi đã phân tích phân môn Luyện từ và câu được coi là phân
môn khô và rất khó. Đối với học sinh tiểu học, các em ở lứa tuổi chưa có được
vốn từ ngữ dồi dào trong khi đó các bài tập trong sách giáo khoa lại khá phong
phú, đa dạng nên so với đối tượng học sinh là khó. Mặt khác giáo viên cũng có
nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh nắm vững được các kiến thức cơ bản
của từng bài để từ đó các em có thể phát triển theo hướng làm thêm được các bài
tập nâng cao.
- Học sinh chưa có hứng thú học tập phân môn này. Đa số các em đều cho rằng
Luyện từ và câu là môn học khó. Một số kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu,
không gần gũi với học sinh. Phần lý thuyết cũng không có học sinh chỉ được
hiểu qua những bài tập làm mẫu của giáo viên rồi cảm nhận và làm các bài tập
còn lại vì thế học sinh thường ngại học phân môn này.
II.3. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC TIẾT
DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
a.Mục tiêu của giải pháp,biện pháp:
- Nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp nhất để áp dụng vào đối tượng học sinh
của lớp mình giảng dạy. Cố gắng từng bước nâng cao chất lượng các tiết dạy
Luyện từ và câu.
- Luôn tìm tòi những phương pháp dạy học tốt nhất để học sinh hứng thú học
tập.

b.Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp :


- Từ thực tế trên, tôi nhận thấy để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm
cho giờ học Luyện từ và câu trở nên “nhẹ nhàng hơn , tự nhiên hơn , chất
lượng hơn” theo hướng dẫn nhiệm vụ dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện
từ và câu và nâng cao chất lượng học của học sinh, người giáo viên cần phải
thực hiện tốt những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm vững những nội dung cần dạy học cho học
sinh trong từng tiết học cũng như nội dung của bộ môn xuyên suốt năm
học:
Các dạng bài tập về từ : Học sinh tìm được từ và hiểu nghĩa của từ, các bài tập
về từ có mục đích mở rộng vốn từ, và cách dùng từ, rèn cách sử dụng từ trong
giao tiếp.
Ví dụ: Bài tập 2 trang 89 tập 1. Bài “ Mở rộng vốn từ quê hương” muốn làm
được bài tập này học sinh phải biết rõ nghĩa và cách dùng từ quê hương và các
từ khác đã cho.
Các dạng bài tập về các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Học sinh phải
nhận diện tìm câu theo từng kiểu câu trong đoạn văn.
Ví dụ : Bài tập 3 bài “ Mở rông vốn từ quê hương” trang 90 tập 1.Yêu cầu học
sinh tìm những câu trong đoạn văn được viết theo mẫu Ai làm gì? Giáo viên
hướng dẫn học sinh cần tìm được câu như : “Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để
quét nhà,quét sân”.


Hướng dẫn học sinh tìm từng bộ phận của câu thuộc các kiểu câu trên, yêu cầu
học sinh chỉ ra mỗi bộ phân câu trả lời câu hỏi : Ai? hoặc làm gì? Học sinh cần
tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai? (là cha), và bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì ? là

(làm cho tôi chiếc chổi quét nhà,quét sân). Từ đó học sinh tìm được các câu Ai
làm gì? còn lại trong đoạn văn.
Các dạng bài tập về các bộ phận trong câu.
Ví dụ: Bài tập 2 trang 16 tập 1.Bài : Mở rông vốn từ thiếu nhi- Ôn tập câu Ai
làm gì? Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu. Cây tre là
hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. Cần đối chiếu với mẫu câu Ai, cái
gì, Con gì,là gì? Để đặt câu hỏi là: Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê
Việt Nam?
Các dạng bài tập về dấu câu: Giáo viên phải cho học sinh biết tác dụng của từng
loại dấu câu từ đó học sinh có thể làm được dạng bài tập phát hiện dấu câu dùng
không đúng và sửa chữa.
Ví dụ : Bài tập 3,trang 36,tập 2.Học sinh đã phát hiện ra và chữa các lỗi dùng sai
khi bạn Hoa làm bài tập điền dấu câu vào ô trống. Ví dụ : Người ta làm ra điện
để làm gì. Câu này không dùng dấu chấm mà phải dùng dấu ‘?’
Các dạng bài tập về biện pháp so sánh:
- Học sinh phải nhận diện được những sự vật được so sánh,những hình ảnh so
sánh những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu.
- Cảm nhận và nêu được tác dụng của so sánh.
- Tập đặt câu dùng hình ảnh so sánh (dựa vào các bức tranh để đặt câu)


Ví dụ: Bài tập 3 trang 126 tập 1. Dựa vào bức tranh mặt trăng và quả bóng , học
sinh đặt được câu : Ông trăng tròn như quả bóng. Từ đó gợi ý học sinh đặt được
các câu khác có hình ảnh so sánh.
-Các dạng bài tập về nhân hóa:
Nhận diện biện pháp nhân hóa, cái gì được nhân hóa, nhân hóa bằng cách nào.
Ví dụ: Bài tập 1 trang 8-9 tập 2. Yêu cầu học sinh cho biết con Đom Đóm được
gọi bằng gì? Và tính nết hoạt động của nó được tả bằng những từ ngữ nào?Học
sinh cần thấy ở bài thơ Anh Đon Đóm, con Đom Đóm được gọi bằng từ (anh) và
được tả bằng những từ ngữ vốn chỉ người như: chuyên cần, lên đèn đI gác,đi rất

êm,lo cho người ngủ đó chính là những từ ngữ nhân hóa đom đóm,từ đó học
sinh có thể viết được các câu văn có hình ảnh nhân hóa cho các con vật,sự vật
khác.
-Học sinh nêu được tác dụng của nhân hóa: làm cho câu văn sinh động hơn từ đó
để vận dụng khi nói và viết văn.
-Tập đặt câu có dùng nhân hóa:
Ví dụ: Bài tập 2 trang 127 tập 2. Yêu cầu học sinh viết đoạn văn miêu tả bầu trời
sáng sớm hoặc vườn cây, trong đó dùng nhân hóa.
Ví dụ: Trong đoạn văn tả vườn cây có học sinh đã viết : ( Những bác nhãn cao
tuổi,da đã nhăn nheo. )
Như vậy học sinh đã biết viết những câu có hình ảnh nhân hóa trong đoạn
văn.Khi học sinh làm xong các bài tập cần cho học sinh tự đọc lại lời giải, tự
nhận xét kết quả để nắm chắc kiến thức và kĩ năng,rút kinh nghiệm cho các bài


tập khác.Các bài tập về cùng một vấn đề thường được lặp lại trong quá trình học
và cả dạng bài tập cũng thường được lặp lại. Cho nên nếu làm tốt và nắm chắc
kiến thức,kĩ năng,cách làm ở một,hai lần đầu thì có điều kiện thuận lợi để có thể
làm được các bài tập cùng dạng hoặc về cùng vấn đề ở những lần sau.Muốn đạt
được những điều trên giáo viên phải nắm chắc kiến thức không chỉ kiến thức ở
lớp ba mà còn nắm chắc kiến thức ở lớp hai học sinh đã được cung cấp.Từ đó
chất lượng học tập phân môn luyện từ và câu sẽ được nâng cao.
Biện pháp 2: Thường xuyên tạo ra những tình huống có vấn đề trong tiết
học,từ đó gây cho học sinh những bất ngờ thú vị khi học phân môn này.
Ví dụ 1: Khi dạy bài so sánh trang 42,tập 1 tôi đố học sinh câu hỏi Cái dấu hỏi
giống như cái gì? (Học sinh trả lời: Cái dấu hỏi như vành tai nhỏ). Từ đó tôi giới
thiệu cho học sinh biết đây là câu có hình ảnh so sánh bài học hôm nay các em
sẽ được học bài “So sánh”.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Luyện từ và câu: Bài So sánh - dấu chấm trang 24 tập
1.Trước khi vào bài tập 3: Đặt dấu chấm thích hợp trong đoạn văn và viết hoa

những chữ đầu câu, tôi nói: Trong bài cuộc họp của chữ viết bạn Hoàng không
biết dùng dấu chấm câu có đoạn bạn viết thế này : Tôi gắn bảng phụ đoạn văn
bạn Hoàng viết trên bảng và cho học sinh đọc “Chú lính bướcvào đầu chú.đội
chiếc mũ sắt dưới chân.Đi đôi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.” Cho học
sinh nhận xét đoạn văn bạn Hoàng viết, bạn dùng dấu chấm đúng hay sai? (Học
sinh trả lời ‘Sai’) Giáo viên nói vậybây giờ chúng ta sẽ giúp bạn Hoàng sửa lại
dấu chấm câu cho đúng .


Tôi cho học sinh sửa dấu chấm câu cho đúng, học sinh sẽ sửa được và cho học
sinh đọc đoạn văn vừa sửa rồi so sánh với đoạn văn chưa sửa .
Khi học sinh đã sửa xong giáo viên hỏi : Nếu dùng dấu chấm không thích hợp
thì nghĩa của câu văn thế nào? (Nghĩa của câu văn sẽ khác đi làm cho người đọc
cảm thấy buồn cười). Từ đó học sinh sẽ thận trọng đặt dấu câu,dấu chấm câu
cho đúng ở các bài tập cùng dạng và vân dụng khi viết văn.Những tiết học như
thế sẽ sinh động hơn, học sinh cảm thấy hứng thú học tập hơn.Như vậy tôi đã
dùng phương pháp dạy học nêu vấn đề và đòi hỏi học sinh phải giải quyết vấn
đề cho những tình huống đặt ra.Tình huống có vấn đề đóng vai trò quan trọng
trong dạy học nêu vấn đề.Việc giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể, học
sinh nắm tri thức và phát triển tư duy sáng tạo.Phương pháp này nhằm phát huy
tính độc lập suy nghĩ và tính sáng tạo của học sinh.
Biện pháp 3: Tạo thói quen sử dụng Từ điển Tiếng Việt cho các em trong
một số tiết Luyện từ và câu:
Đây là một tài liệu không thể thiếu trong tiết luyện từ và câu, từ việc tra từ điển
các em sẽ có thêm vốn từ tiếng việt phong phú hơn, nó giảm bớt khó khăn cho
các em khi học phân môn này, các em sẽ tự tin hơn và không còn tâm lí ngại tìm
từ.
Biện pháp 4: Thay đổi hình thức tổ chức dạy học thường xuyên:
Nếu giáo viên và học sinh chuẩn bị bài rất kĩ mà không có sự thay đổi hình thức
tổ chức dạy học thì các tiết học sẽ trở nên nhàm chán và hiệu quả tiết dạy không



cao.Vì thế tôi thường thay đổi các hình thức tổ chức học tập.Khi thì hoạt động
nhóm đôi, nhóm 4, khi hoạt động cá nhân. Khi tổ chức trò chơi học tập.
Ví dụ: thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào tìm được nhiều từ đúng và
nhanh.Khi hoạt động nhóm 4 các nhóm thường được thay đổi vị trí.Ví dụ: 2 em
bàn trước và 2 em bàn sau quay mặt về nhau, khi thì phát ra những bông hoa có
4 màu (Xanh,đỏ,tím,vàng) giáo viên yêu cầu những em có cùng màu hoa với
nhau vào cùng một nhóm và học sinh sẽ rất hứng thú thi đua học tập khi được
ghép nhóm theo hình thức này.
Hoạt động nhóm đôi : Khi thì cho 2 em ngồi cùng bàn, khi thì cho em bàn trên
ngồi quay mặt với em bàn dưới, khi thì đánh số theo em số 1 và số 2 theo tường
tổ và những em số 1 ở tổ này ghép với em số 1 ở tổ kia, làm tương tự với các em
số 2.3...
Biện pháp 5: Thường xuyên sử dụng phương pháp trò chơi học tập:
-Học tập thông qua trò chơi là phương pháp có hiệu quả cao trong dạy học phân
môn Luyện từ và câu.Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn
góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng học tập cho học sinh
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh, nó
tạo cho các em ghi nhớ sâu hơn kiến thức vừa được học.
- Trò chơi học tập là hình thức tổng hợp trí tuệ giữa các đội chơi, đã tổ chức chơi
thì đội nào cũng muốn giành chiến thắng nên các em đều cố gắng hết mình vì
vậy kết quả học tập sẽ được nâng cao.


- Việc sử dụng trò chơi học tập làm cho tiết học giảm bớt phần khô khăn tăng
thêm phần sinh động,hấp dẫn. Những bài tập tổ chức chơi trò chơi thường là các
bài tập cuối tiết hoặc các bài tập dưới dạng củng cố mở rộng kiến thức nó
thưởng diễn ra khoảng 5 đến 6 phút.
Ví dụ : Tiết luyện từ và câu bài so sánh trang 42,tập 1.Chia 3 đội chơi mỗi đội 3

em đại diện cho tổ chơi trò chơi tiếp sức học tập, 3 em trong đội phải nối tiếp
nhau mỗi em viết một câu có hình ảnh so sánh.Kết quả tôi thấy các em viết được
các câu có hình ảnh so sánh rất nhanh và rất hay. Như vậy chỉ trong khoảng 5
phút các em đã viết được 9 câu câu văn có hình ảnh so sánh mà còn tạo cho các
em không khí thoải mái trong tiết học mà khắc sâu được kiến thức mới học đồng
thời giúp học sinh biết cách sử dụng từ để viết câu có hình ảnh so sánh thành
thạo. Tôi tin rằng những tiết học như thế các em sẽ nhớ lâu hơn và mong muốn
được tham gia các trò chơi ở các tiết tiếp theo.
Biện pháp 6:Tạo tâm thế thoải mái cho các em trong học tập:
Tiết học được coi là thành công nếu tiết học đó học sinh có thể lĩnh hội không
chỉ nội dung chính trong sách giáo khoa mà còn mở rộng được kiến thức mở
rộng.Khi dạy tiết Luyện từ và câu tôi thường lấy thêm các bài tập nâng cao
ngoài sách giáo khoa cho học sinh làm với hình thưc khuyến khích học sinh chứ
không áp đặt nên các em rất thoải mái tiếp nhận những bài tập làm thêm và làm
có hiệu quả. Tôi luôn gần gũi giúp đỡ các em làm tốt các bài tập từ đó học sinh
đã hứng thú học phân môn này. Việc giao tiếp với thầy cô,bạn bè của các em có
phần tự tin rất nhiều.Các em áp dụng vào viết văn cũng tốt hơn.


c. Điều kiện thực hiện biện pháp, giải pháp
- Lớp 3A đa số là học sinh người kinh, địa bàn các em đều ở gần trưởng nên việc
thông tin liên lạc với phụ huynh được thực hiện thường xuyên. Phụ huynh đa số
đã quan tâm đến việc học tập của con em mình nên việc kết hợp giữa nhà trường
và gia đình khá thuận lợi.
- Lớp 3Ađược học hai buổi trên ngày nên đã có thêm một tiết Luyện luyện từ và
câu để các em có điều kiện làm các bài tập mở rộng và nâng cao.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Các biện pháp tôi nêu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,hỗ trợ nhau,
tạo cho các em tâm thế học tập tốt nhất. Học sinh được lĩnh hội kiến thức một
cách tự nhiên không gây áp lực học tập với học sinh. Đặc biệt khi học phân môn

Luyện từ và câu tiết học thành công một phần do giáo viên sử dụng kết hợp
nhiều giải pháp khác nhau từ đó phát huy được lợi thế của từng giải pháp để
hiệu quả tiết dạy tốt. Nhiều tiết dạy thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng
phân môn Luyện từ và câu cũng như các phân môn khác.
e. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu:
Với những biện pháp trên, qua gần 2 năm thực hiện ở lớp 3A, trường Tiểu học
Nguyễn Viết Xuân, tôi nhận thấy :
-Tiết học Luyện từ và câu trở nên tự nhiên, hiệu quả hơn.
- Chất lượng các tiết dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh chủ động,sáng tạo trong
việc lĩnh hội kiến thức mới.


- Các em đã bộc lộ được trí tuệ, tài năng của mình trong khi làm các bài tập,
dạng trò chơi, câu đố…
- Vốn từ ngữ của học sinh trở nên phong phú hơn. Khả năng diễn đạt khi nói và
viết văn tốt hơn.
- Khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ đã tương đối thành thạo, các em rất tự nhiên
trong giao tiếp đó là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA
HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy
những biện pháp được áp dụng đã cho kết quả khả quan. Trước khi thực hiện
sáng kiến và sau mỗi kì học, tôi lại ra đề khảo sát để kiển tra kết quả và thu được
như sau :
NĂM HỌC 2013- 2014
SĨ SỐ : 26

TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHẤT LƯỢNG KSĐN NHƯSAU
Xếp loại Giỏi


Khá

Trung bình

Số

7/26

10/26

9/26

26,9%

38,5%

34,6%

lượng
Tỉ lệ %


SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 20132014 NHƯ SAU
Cuối học kỳ I
Xếp

Cuối năm học

Giỏi


Khá

TB

Giỏi

Khá

TB

9/26

11/26

6/26

10/26

13/26

3/26

34,6%

42,3%

32,1%

38,5%


50%

11,5%

loại
Số
lượng
Tỉ lệ %

NĂM HỌC 2014 -2015
SĨ SỐ : 19
Khảo sát đầu năm
Xếp

Cuối kỳ I

Giỏi

Khá

TB

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

7/19

10/19


2/19

19/19

0/19

36,8%

52,6%

10,6%

100%

0%

loại
Số
lượng
Tỉ lệ %

Kết quả trên đã chứng minh các biện pháp tôi áp dụng là có hiệu quả. Hiện nay
tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục
những mặt còn tồn đọng để chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ngày
một tốt hơn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.


III.1. Kết luận :

Qua gần 2 năm nghiên cứu thử nghiệm tôi tự thấy để dạy tốt phân môn luyện từ
và câu, hạn chế được những khó khăn của học sinh khi học phân môn này và
kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học, người giáo viên cần thực
hiện tốt những biện pháp sau.
- Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy theo chuẩn kiến thức kĩ
năng, kết hợp cùng tài liệu tham khảo để hướng dẫn học sinh làm bài tập một
cách tốt nhất.
- Thường xuyên tạo ra những tình huống có vấn đề trong tiết học từ đó gây sự
bất ngờ, thú vị khi học phân môn này.
- Trong các tiết dạy, giáo viên cần phân loại các dạng bài tập để lựa chọn
phương pháp phù hợp với từng bài để kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Tạo tâm thế thoải mái trong học tập cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức phương pháp trò chơi học tập.
Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy ở khối 3, tôi cũng đã có một số biện pháp
để tích góp chuyên môn cho bản thân trong quá trình giảng dạy phân môn Luyện
từ và câu xong tôi tự thấy mình cần phải cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa. Vì thời
gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài của tôi chắc còn nhiều thiếu sót.
Rất mong hội đồng khoa học nhà trường, phòng Giáo dục và các bạn đồng
nghiệp đọc và góp ý cho đề tài được hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cảm ơn.


III.2. Kiến nghị:
-Trường Nguyễn Viết Xuân nói chung và khối Ba nói riêng cần tổ chức làm
chuyên đề và dự giờ nhiều hơn nữa ở phân môn luyện từ và câu ở lớpBa để giáo
viên được học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn.
- Khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, rung chuông vàng, nên xen nhiều hơn
những câu hỏi có liên quan đến phân môn Luyện từ và câu để học sinh có thêm
vốn kiến thức về cách dùng từ và đặt câu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


STT Tên tài liệu

Tên tác giả hoặc nhà xuất bản

1

Sách Tiếng Việt lớp 3

NXB Giáo dục

2

Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3

NXB Giáo dục

3

Sách nâng cao Tiếng Việt 3

NXB Giáo dục

4

Luyện từ và câu Tiếng Việt 3

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

5


Dạy học từ ngữ ở tiểu học

NXB Giáo dục




×