Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kinh nghiệm những biện pháp dạy học tốt phân môn luyện từ và câu lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.7 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TỐT
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
—²™

I / LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Bậc tiểu học là nền tảng do vậy nó có vai trò hết sức quan trọng tạo nên
những cơ sở ban đầu, bền vững tri thức, hình thành những đường nét trong quá
trình phát triển nhân cách của trẻ. Do vậy người giáo viên tiểu học không chỉ dạy
tốt ở một môn học mà còn phải dạy đủ các môn học theo qui đònh. Qua đó giáo
viên phải sắp xếp một cách có liên kết kiến thức, xây dựng theo hướng tích hợp,
không những thế giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế nhằm áp
dụng những kiến thức ở bài học vào thực tế đời thường.
Trong trường tiểu học nói riêng và trong nền giáo dục nói chung.Môn
tiếng việt là môn học chủ đạo.Bởi dạy tiếng việt là dạy tiếng mẹ đẻ.Dạy tiếng
việt là dạy kỉ năng nghe-nói-đọc-viết. Môn tiếng việt trong trường tiểu học được
giảng dạy thông qua các phân môn:Tập đọc, kể chuyện , tập viết, tập làm văn,
luyện từ và câu, học vần ( riêng ở lớp 1), chính tả.
Trong các phân môn thì phân môn luyện từ và câu là một phân môn khá
quan trọng.Bởi vì dạy luyện từ và câu là dạy cho các em những kỉ năng ban đầu
về cách dùng từ , đặt câu, diễn đạt nội dung cần chuyển tải trong giao tiếp, cũng
có nghóa là luyện cho học sinh kỉ năng nói, một trong những kỉ năng quan trọng
trong năm kỉ năng học sinh cần đật khi đi học: nghe-nói-đọc-viết-tính toán.
Môn luyện từ và câu góp phần hình thành cho học sinh tình yêu Tiếng
việt, gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, hình thành nhân cách con


người Việt Nam biết trân trọng giá trò văn hoá dân tộc .Thể hiện cụ thể qua việc
các em được học về các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ,….


Chính vì tầm quan trọng của phân môn luyện từ và câu trong trường tiểu
học và lớp 2 là lớp học đầu tiên bắt đầu giảng dạy phân môn luyện từ và câu,
cũng chính là lớp học nền tảng cho toàn bậc tiểu học. Khi học tốt môn tiếng việt
sẽ giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày.

II / CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 / NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình Tiếng Việt được xây dựng mang tính đồng tâm cho toàn bậc
tiểu học. Phân môn luyện từ và câu lớp 2 được xây dựng gần gũi với cuộc sống
hằng ngày của học sinh,các em có thể vận dụng vốn sống,hiểu biết của bản thân
để lỉnh hội kiến thức mới.
Chương trình phân môn luyện từ và câu được giảng dạy 1tiết/ tuần. Cả
năm học có 31 bài học mới và 4 bài ôn tập theo các tuần ôn tập kiểm tra của
môn tiếng việt.
Chương trình phân môn luyện từ và câu được xây dựng theo chủ đề, chủ
điểm của môn tiếng việt. Cụ thể như sau:
* Lớp 2: Gồm có các chủ điểm:
- Em là học sinh (tuần 1,2)

- Bốn mùa

(tuần 19,20)

- Bạn bè

(tuần 3,4)

- Chim chóc

(tuần 21,22)


- Trường học

(tuần 5,6)

- Muông thú

(tuần 23,24)

- Thầy cô

(tuần 7,8)

- Sông biển

(tuần 25,26)

- Cây cối

(tuần 28,29)

- Ôâng bà

(tuần 10,11)

- Cha mẹ

(tuần 12,13)

- Bác hồ


(tuần 30,31)

- Anh em

(tuần 14,15)

- Nhân dân

(tuần 32,33,34)

- Bạn trong nhà (tuần 16,17)


2 / MỤC TIÊU DẠY – HỌC MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
*/ Phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 có nhiệm vụ :
- Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm trong chương trình.
- Cung cấp những hiểu biết sơ giản về từ loại và về kiểu cấu tạo các từ
thông qua các tư øcác em đã học hoặc các từ các em mới học . ( từ đơn, từ ghép,
từ trái nghóa…)
- Rèn kỷ năng dùng từ đặt câu theo một số mẫu câu phổ biến: Ai là gì ? Ai
làm gì ? Ai thế nào ?
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, có ý thức sử dụng Tiếng
Việt trong giao tiếp có văn hoá và các em thích học Tiếng Việt.
3 / CÁC BIỆN PHÁP DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
a / Cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản vể từ,câu và dấu câu.
+ Về vốn từ: Từ trong các bài tập đọc, thành ngữ, tục ngữ, ca dao,hệ thống từ
ngữ theo chủ điểm.
+ Về từ loại: Nhận biết cà sử dụng các từ chỉ người, con vật, đồ vật, hoạt
động, trạng thái, đặt điểm, để đặt câu. Bước đầu có ý thức viết hoa danh từ riêng.

+ Về dấu câu: Có ý thức và biết đặt dấu câu vào câu văn sao cho đúng
chỗ,đúng nghóa vâu văn.
b / Hướng dẫn học sinh giải bài tập luyện từ và câu.
*/ Giúp học sinh hiểu yêu cầu bài tập.
- Học sinh đọc và xác đònh yêu cầu bài tập .
- Giáo viên giảng giải thêm.
*/ Tổ chức cho học sinh thực hành bài tập.
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm.
- Học sinh trao đổi, nhận xét, rút ra kết luận về kiến thức.
- HS đọc lại các bài tập đã hoàn chỉnh.


- GV chốt lại kiến thức từng bài tập.
*/ Ghi bảng:
- GV ghi lại kiến thức các bài tập. ( Ngắn gọn , chính xác,đảm bảo đầy đủ nội
dung cơ bản cần ghi nhớ.)
4 / CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp luyện tập thực hành……
5 / QUY TRÌNH DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1/ Kiểm tra bài củ:
- GV tổ chức kiểm tra kiến thức tiết học trước,kiến thức có liên quan đến
bài học mới.(Hình thức kiểm tra: cá nhân, lớp - thực hiện trên bảng lớp, bảng
con.)
- Sữa bài tập ở nhà.
- Nhận xét đánh giá sự chuẩn bò của học sinh.Chấm điểm (nếu cần).

2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài trên bảng lớp.( dùng tranh minh hoạ - giới
thiệu trực tiếp - gián tiếp).
b/ Hướng dẫn luyện tập:
*/ GV hướng dẫn HS thực hiện từng bài tập theo các bước:
+ HS đọc và xác đònh yêu cầu bài tập.( quan sát tranh minh hoạ-nếu là bài
tập quan sát tranh ,trả lời câu hỏi).


+ GV giải một phần bài làm mẫu(nếu bài khó).
+ Tổ chức cho HS thực hiện lần lượt (cá nhân, cặp , nhóm ).
- HS nêu ý kiến về những ý tưởng đã suy nghó được, những nội dung bài đã
làm được theo yêu cầu.
*/ GV ghi bảng những nội dung cần thiết, quan trọng cần ghi nhớ.
- HS ghi bài vào vở những nội dung chính của bài tập.
3/ Củng cố – dặn dò
- HS đọc lại nội dung bài tập.( nội dung cần ghi nhớ trong bài).
- GV chốt lại nội dung chính trong tiết học.
- Nhận xét tinh thần học sinh tham gia tiết học.
- Dặn dò học ở nhà.( bài tập,nội dung cần ghi nhớ thuộc lòng ).

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Trường tiểu học Trương Văn An là một đơn vò thuộc vùng sâu. Đa số học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em chưa có điều kiện trang bò thêm vốn kiến
thức bản thân .
- Những năm qua, do tình trạng chạy theo thành tích dẫn đến việc HS ngồi
nhằm lớp còn tồn tại hậu quả cho đến bây giờ. Những HS này chính là những HS
yếu mà hiện nay các em không thể học lại lớp một, do mất kiến thức cơ bản về
âm vần dẫn đến việc các em học yếu môn Tiếng việt. Từ việc đọc yếu dẫn đến

kỷ năng vận dụng vốn từ của các em hạn chế, gặp khó khăn khi các em dùng từ
đặt câu theo mẫu, tìm từ theo mẫu.
- Thực tế hiện nay phần lớn học sinh viết chữ cẩu thả, không đúng mẩu ,

không đẹp và viết chậm. Điều đó ảnh hương trực tiêp đến chất lượng môn Tiếng
việt, và các môn học khác.
- Theo thực tế trong mỗi lớp vẫn còn HS học yếu môn Tiếng việt, việc đọc
còn chậm, phát âm lẫn lộn chiếm tỷ lệ cao hơn so với HS đọc đúng, rõ ràng phát


âm chuẩn. Do một phần đọc của HS khi đọc luôn tuồn không ngắt nghỉ hơi đúng
chỗ, chưa nhấn giọng và chưa đọc theo lời từng nhân vật. Từ đó kỷ năng viết
thành câu của HS lũng cũng, các em chưa biết cách sử dụng dấu câu sao cho
đúng cú pháp.
- Quan trọng nhất là việc phát âm chưa chuẩn dẫn đến HS viết sai nhiều
lỗi chính tả. Viết sai câu văn theo mẫu hay viết sai một đoạn văn ( tập làm văn )
- Phần lớn phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình
Chỉ nhờ vào sự giảng dạy ở trường của thầy cô, chính vì thế những bài tập các
em làm ở nhà chưa có chất lượng cao. Nhất là HS yếu thường không làm bài tập
ở nhà.
Từ thực trạng trên GV cần phải chú trọng hơn nữa việc dạy học môn tiếng
việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng cho HS. Nhất là dạy cho
HS yếu học được môn Tiếng việt, cũng là xây dựng nền tảng vững chắc trong
quá trình học tập cho mỗi HS trong hiện tại và cả cuộc đời.

IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 2
Dạy tiếng việt cho HS yếu là cả một quá trình cố gắng của cả thầy và
trò,bởi HS yếu thì rất ngán ngại đọc bài. Bản thân tôi thấy rằng: Muốn dạy cho
HS yếu học được môn tiếng việt cần có những biện pháp cụ thể dạy trong mỗi

phân môn.Riêng phân môn luyện từ và câu cần có những biện pháp cụ thể như
sau
1. Giáo viên cần chú trọng mục tiêu, yêu cầu môn học.Có tinh thần
tâm huyết thật sự, chuẩn bò bài tốt trước khi lên lớp.
+ Đối với dạng bài mở rộng vốn từ theo chủ đề, chủ điểm và từ loại:
- GV cần trang bò cho bản thân mình vốn kiến thức thật phong phú ( tìm
hiểu qua sách báo, từ điển…)


- GV cần đònh hướng trước sẽ cho HS nào tìm từ ngữ nào ( HS yếu, HS khá
giỏi)
+ Đối với dạng bài về đặt dấu câu và đặt câu theo mẫu:
- GV cần chủ động chuẩn bò các mẫu câu để sữa chữa, bổ sung cho HS .
- GV phải hiểu tâm lý HS , nhất là HS yếu các em muốn nói những gì ? và
có thể nói được những giø? Không yêu cầøu các em phải nói thành câu văn hay,
đúng cú pháp mà chỉ cần các em có thể thể hiện được điều các em nghó, dần dần
uốn nắn, bổ sung sữa chữa tạo cho các em sự tự tin ở bản thân mình khi học.
2. Tận dụng tối đa điều kiện csvc hiện có phục vụ cho tiết học.
- Điều kiện lớp học còn thô sơ.Vì vậy khi dạy phân môn này GV chủ động
chuẩn bò về CSVC, chẳng hạn: Khi dạy bài từ ngữ về thời tiết, sông biển, cây
cối, con vật…GV liên hệ bằng thực tiễn cuộc sống hàng ngày và cho HS quan sát
trực tiếp tại lớp học, sân trường, không thể cho HS xem qua băng hình, phương
tiện thông tin như: ti vi, báo, nghe đài…
3. Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho nội dung bài học.
Trong toàn bộ chương trình môn Tiếng việt ở lớp 2 hiện tại, trường chưa có
một đồ dùng nào cho phân môn luyện từ và câu. Cho nên tự bản thân GV phải
sưu tầm, photo tranh ảnh , tự chuẩn bò những vật dụng có thể phục vụ cho việc
dạy – học. ( Chẳng hạn: Khi dạy các bài về mở rộng vốn từ ở các chủ đề, chủ
điểm: Sông biển, cây cối, loài vật, thời tiết….GV tự chuẩn bò tranh ảnh, vật thật ).
Những bài học không thể chuẩn bò bằng tranh ảnh, vật thật, giáo viên phải có sẵn

hệ thống nội dung liên hệ từ thực tiễn giúp HS chiếm lónh kiến thức một cách
nhẹ nhàng, chính xác.
4. Xây dựng nề nếp lớp học phù hợp với đặc trưng môn học.
- Phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 không có lý thuyết mà chủ yếu thông
qua các bài tập hình thành kiến thức mới. Vì vậy đặc trưng môn học mang tính


thực hành: Mỗi HS đều phải làm việc. HS làm việc theo tổ, nhóm đôi, cá nhân.
HS nhỏ rất hay bỏ quên trách nhiệm ( làm chưa xong đã chơi ) nên GV xây dựng
cho các em nề nếp: Khi làm việc với bạn thì làm những gì? Khi làm việc cá nhân
thì làm những gì?Khi nào báo cáo kết quả? khi nào kết thúc công việc?
5. Tổ chức các hoạt động học tập tích cực, phù hợp mục tiêu bài học.
Tạo cho học sinh tâm lý thoải mái,thích thú khi học phân môn luyện từ và
câu.
- Khi dạy phân môn luyện từ và câu giáo viên xác đònh : Sẽ dạy cho các
em những gì? HS học được những gì qua bài học? HS có muốn học hay không?
Các em học với tâm trạng như thế nào?Khi xác đònh đúng mục tiêu, yêu cầu tiết
học, giáo viên sẽ rất dễ dàng hướng HS tham gia vào tiết học và mọi hoạt động
sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao.
6. Xây dựng cho học sinh kỉ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực
tiển cuộc sống, tạo thành thói quen ứng dụng thực tiển, khắc sâu kiến thức,
hình thành kỷ năng sống tích cực.
- Chương trình phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 được xây dựng rất gần gũi
với đời sống thường ngày của HS, đó cũng là một thuận lợi cho việc học tập của
các em, chính vì thế GV phải biết tận dụng vốn kiến thức bản thân HS để chuyển
tải kiến thức một cách linh hoạt. Chẳng hạn :Khi dạy bài “ Từ ngữ về đồ dùng và
công việc gia đình” HS sẽ rất dễ khi kể về công việc những người thân đã làm :
quét nhà, rửa chén, nấu cơm, làm cỏ vườn…Nhưng đôi khi sẽ lúng túng khi kể về
công việc mà bản thân làm được. Một phần vì tuổi các em còn nhỏ chưa tham gia
nhiều vào việc nhà, một phần vì có em là con cưng trong gia đình nên không phải

làm việc nhà…Khi gặp trường hợp như thế giáo viên cần động viên nhắc nhở các
em cố gắng tham gia vào việc nhà, làm những gì mình có thể, ví dụ: cho gà ăn,
phụ mẹ dọn cơm, gấp quần áo…Đó cũng chính là liên hệ thực tiễn vào bài học và


khắc sâu kiến thức bài học hình thành cho HS kỷ năng sống tích cực hơn, biết
chia sẽ công việc với người thân, biết quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ.
7. Giáo viên tạo điều cho học sinh phát huy tối đa vốn hiểu biết cá nhân
trong từng lónh vực kiến thức.
- Thường trong một lớp có HS khá, giỏi,trung bình, yếu. Những HS yếu sẽ
rất ngại khi nói, bởi đôi khi các em nói không đúng yêu cầu. Nên khi hướng dẫn
thực hành bài tập giáo viên sẽ dành cho HS yếu được nói trước những gì các em
nghó được, tránh để HS khá giỏi nói trước, HS yếu sẽ mất tự tin, sợ giống ý kiến
của bạn, sợ sai. Không phải HS yếu bao giờ cũng nói không đúng, vì vậy khi dạy
phân môn luyện từ và câu không khó khăn lắm khi GV cho HS yếu được tham
gia hoạt động.Giáo viên sẽ ít tốn thời gian hơn trong việc giũ trật tự lớp học (bởi
HS không làm việc sẽ nói chuyện riêng).

V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:
Qua quá trình dạy học ở lớp 2, bản thân tôi đã vận dụng các biện pháp nêu
trên và đạt được những kết quả cụ thể:
- Bản thân người giáo viên lớp tự tin, nắm vững kiến thức, nội dung bài.
Hướng dẩn, chủ đạo các hoạt động cho học sinh được rỏ ràng, năng động.
- Thầy trò cùng thực hiện thành công tiết học, mặc dù điều kiện csvc còn
thiếu thốn rất nhiều.
- Học sinh học tập tích cực ,biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiển
cuộc sống. Dưới sự kiểm tra ,động viên thường xuyên của thầy-trò tạo được thói
quen sống tích cực hơn.
- Số lượng HS yếu giảm dần theo từng thời điểm kiểm tra. Chất lượng HS
trong lớp ngày càng được nâng cao.


VI. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Qua trình bày trên tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm về bản thân như
sau:
- Để dạy học tốt phân môn luyện từ và câu, hiệu quả trước hết phải có những
giáo viên vững về kiến thức, kó năng thực hành Tiếng Việt.
- Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc .
- Thường xuyên học hỏi trao dồi kiến thức.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách khoa học.
- Giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
- Tạo sự giao tiếp cỡi mở, thân thiện với học sinh.
- Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học
Tiếng Việt, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học
tập.

VII / NHỮNG KIẾN NGHỊ – ĐỀ XUẤT:
- Để thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy học phân môn luyện từ
và câu đạt chất lượng tốt hơn .Nhà trường cần trang bò những tranh ảnh minh
hoạ, phục vụ cho việc học của học sinh được tốt hơn, tạo cho các em lòng say
mê, tính tự tin thích quan sát , tìm hiểu những điều mới lạ trong quá trình học
tập.
- Bản thân người GV phải tích cực tìm tòi, bổ sung kiến thức cá nhân về
vốn từ ngữ , tạo cho mình sự tự tin khi bước lên lớp, tránh những bỡ ngỡ, lúng
túng khi giảng nghóa từ , làm mất lòng tin trong học sinh.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về những biện pháp dạy – học tốt
phân môn luyện từ và câu ở lớp 2. Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp, quý lãnh đạo bổ sung cho kinh nghiệm bản thân tôi trong quá trình
dạy học được tốt hơn. Xin chân thành cãm ơn.



Ninh Qùi A, ngày 10 / 02 / 2010
người thực hiện

QUÁCH NGỌC CHI


MỤC LỤC
I . Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở lý luận
1. Nội dung chương trình
2. Mục tiêu dạy học phân môn luyện từ và câu
3. Các phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu
4. Các biện pháp dạy học chủ yếu
5. Quy trình dạy học phân môn luyện từ và câu
III. Cơ sở thực tiễn
IV. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn luyện
từ và câu ở lớp 2
V. Kết quả đạt được
VI. Những bài học kinh nghiệm
VII. Kiến nghò đề xuất


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



×