Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.22 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG TIỂU HỌC ….
________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

Lĩnh vực: Quản lý
Tên tác giả: …….
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học …..


Năm học 2016

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình thực tiễn của nhà trường
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
2. Nhiệm vụ
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
V. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN, KHOA HỌC.
1. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC.



II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC:
1. Thực trạng việc dạy học của giáo viên:
2. Thực trạng học tập của học sinh:
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY.
1.1. Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu.
1.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy.
1.3. Giảng dạy.
1.4. Thăm lớp – dự giờ.
1.5. Sinh hoạt tổ chuyên môn.
1.6. Sử dụng Đồ dùng dạy học.
1.7. Công tác đổi mới CNTT, nghiên cứu khoa học, viết SKKN.
1.8. Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác.
2. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2.1. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập của học sinh:
2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông
qua các hoạt động khác:
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Giáo viên:
3.2. Học sinh:
C. KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA
II. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

-2-

Trang 3

Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 9
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 13
Trang 14
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 18
Trang 18

Trang 19
Trang 21
Trang 22
Trang 22
Trang 23


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
một dân tộc, cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến mọi vấn đề
của xã hội, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một đất
nước. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến
công tác giáo dục, coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” để xây dựng và phát
triển đất nước.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, với quyết tâm công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi
hỏi mỗi chúng ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri
thức cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tập
của mỗi con người chính là mái Trường Tiểu học. Muốn vậy đòi hỏi nhà
trường phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Chất lượng giáo dục
trong nhà trường được quyết định bởi đội ngũ giáo viên.Từ trước đến nay, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng có vị trí chiến lược lâu dài. Ngày
nay, trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, những người làm công
tác quản lý trường học chúng tôi hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm quan
trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự tồn tại phát
triển của trường mình nói riêng. Vì vậy, việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ

quan trọng nhất của các cán bộ quản lý trường học. Vậy việc bồi dưỡng giáo
viên như thế nào? Bằng cách nào đó là điều tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm
cách chỉ đạo, quản lý hoạt động này sao cho có chiều sâu, tránh hình thức.
Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng
cao chất lượng dạy và học” nhằm đưa ra những ý kiến, những biện pháp
mình đã thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực đưa chất lượng nhà trường ngày

-3-


một đi lên.
2. Tình hình thực tiễn của nhà trường.
* Thuận lợi:
Trường có khung cảnh Sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp, 100% học
sinh học 2 buổi/ngày. Luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo:
UBND Quận, các ban ngành đoàn thể trong phường; Ban đại diện cha mẹ học
sinh và đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ luôn quan tâm,
chỉ đạo sát sao và tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển. Trường Đạt
chuẩn quốc gia; Đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp Thành phố;
Được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Sở GD &ĐT cấp chứng
nhận “Trường học thân thiện -Học sinh tích cực” là một trong hai trường
Tiểu học trên toàn Thành phố Hà Nội đạt chuẩn “Chất lượng giáo dục” ở
mức độ cao nhÊt.
Về chất lượng đội ngũ:
- 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuần trong đó trên chuẩn
95%. Tập thể nhà trường là một khối đoàn kết nhất trí cao.
- Ban giám hiệu nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực
chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, có uy tín với đồng nghiệp, có
kinh nghiệm trong công tác quản lý, có kế hoạch làm việc khoa học, hiệu quả
biết phát huy sức mạnh của tập thể.

* Khó khăn .
- Một số giáo viên còn trẻ mới ra trường nên còn hạn chế về phương
pháp dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu một số phòng chức năng.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn còn hạn hẹp.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
- Xác định thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi

-4-


dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục cơ sở;
2. Nhiệm vụ:
- Tìm ra cơ sở lý luận của việc: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng
cao chất lượng dạy và học.
- Tìm hiểu thực trạng ban đầu.
- Đưa ra các giải pháp.
- Khảo sát.
- Đề xuất, kiến nghị.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung của
đề tài.
- Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp lãnh đạo về công tác đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

- Phương pháp điều tra – khảo sát.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp kiểm tra – đánh giá.
- Phương pháp tổng kết – kết luận
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Xuân La.
V. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Đề tài được nghiên cứu và tổ chức thực hiện tại trường Tiểu học Xuân
La năm học 2011-2012.

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN, KHOA HỌC.
1. CƠ SỞ THỰC TIỄN.

Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học là làm cho học
sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có những kỹ
-5-


năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống của trẻ.
Trong những kỹ năng cần được rèn luyện cho học sinh thì quan trọng nhất là
làm cho học sinh có được kỹ năng học tập.
Phát triển trí tuệ học tập của học sinh trong quá trình nắm tri thức, trước
hết là phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và
hoạt động của học sinh. Ở học sinh tiểu học, trí tưởng tượng rất phong phú
nhưng hoạt động tư duy trong học tập chưa phát triển cao cho nên dạy học
chẳng những phát triển trí tưởng tượng của các em mà còn rèn luyện các thao
tác tư duy để phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động khoa học, sáng
tạo.
Dạy kiến thức văn hóa phải đi đôi với sự hình thành ở học sinh thế giới

quan khoa học, lòng yêu Tổ quốc và Chủ nghĩa Xã hội… Những phẩm chất
này phải trở thành động cơ, mục đích học tập của học sinh trong nhà trường và
định hướng hoạt động của học sinh trong cuộc đời.
Để thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục thì không ai khác ngoài vai trò của
người thầy giáo, đó là lực lượng chủ chốt của ngành: Thầy giỏi sẽ có trò giỏi.
Ở bậc tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là tiếp cận nhanh phương pháp giảng dạy mới.
Người giáo viên phải là người biết tổ chức giờ dạy, kiểm soát được tất cả đối
tượng học sinh, xếp loại học sinh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC.

Quản lí nhà truờng là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch làm
cho nhà trường vận hành theo đường lối quan điểm của Đảng góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học là những cách làm,
cách giải quyết cụ thể trong công tác chỉ đạo chuyên môn phù hợp với tình
hình điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ tiên quyết của những người làm
công tác quản lí và dạy học trong các nhà trường. Tương lai của đất nước ta

-6-


đang trông chờ vào những mầm non mà hàng ngày các thầy cô giáo đang dày
công chăm chút vun đắp.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC:
1. Thực trạng việc dạy học của giáo viên:
Năm học 2011-2012 trường Tiểu học Xuân La có 54 cán bộ, giáo viên,
nhân viên.

+ Tổng số giáo viên:47 (Đại học: 28; Cao đẳng: 17; Trung cấp: 02)
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 27
+ Giáo viên dạy giỏi cấp Quận: 03
+ Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố: 01
- Phần lớn đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức,
có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Thực hiện tốt nhiệm vụ của người
giáo viên theo Điều lệ trường Tiểu học. Có ý thức vươn lên để nâng cao trình
độ chuyên môn, có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, tác phong làm việc khoa
học, hiệu quả.
- 100% các tiết Hội giảng, chuyên đề đều được áp dụng Công nghệ thông
tin và đạt hiệu quả cao. Hàng năm nhà trường có giáo viên đạt giải cao trong
các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận và cấp Thành phố.
- Các tiết dự giờ giáo viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của Ban
giám hiệu ( đột xuất, báo trước…) đều được xếp loại khá và tốt.
* Tổng hợp kết quả Thanh tra Hoạt động Sư phạm nhà giáo
của Phòng Giáo dục và Đào tạo năm học 2011-2012

TT

Họ tên giáo viên

Người dự

1

Nghiêm T. Thu Hằng Vũ

2

Vũ Tuyết Mai


3

Trần T. Thanh Bình

4

Tống Thị Ngọc Bé

Thị

Bích

CV Tiếng Việt
Toán
PGD&ĐT
Phi Thanh Hương – TH Đông Tiếng Việt
Toán
Thái
Quách T. Ngọc Anh – TH An Chính tả
Toán
Dương
Nguyễn Thanh Bình–TH Phú Tiếng Việt
Tập Viết
Thượng
-7-

Liên

Môn



Xếp
loại
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt


5

Lê Thị Ánh Sáng

Nguyễn Thu Hương – TH Tứ

6

Đoàn Thị Hương

Nguyễn

7

Vũ Hà Anh


PGD&ĐT
Đinh Vân Anh – CV PGD&ĐT

Minh

Loan



LT&C
Toán
Toán
LT&C
Unit 15

CV

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

* Bảng tổng hợp kết quả dự giờ của ban giám hiệu năm học: 2011-2012
Xếp loại
Người dự
Hiệu trưởng
Hiệu phó 1
Hiệu phó 2


Giỏi

Khá

17
26
24
67

15
27
21
63

Cộng

Trung bình

Yếu

Cộng
32
53
45
130

2. Thực trạng học tập của học sinh:
+ Tổng số học sinh toàn trường: 1237 học sinh, chia thành 29 lớp
+ 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.
- Nhìn chung các em đều chăm học, ngoan ngoãn song do các em còn

nhỏ, nhận thức không đồng đều, điều kiện gia đình cũng có những khác nhau
rõ rệt: có gia đình rất quan tâm đến việc học của các em; có gia đình chưa quan
tâm đúng mức.
- Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả hai môn Toán và Tiếng việt
như sau:
BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học 2011-2012
Khối

Sĩ số
Giỏi

2
3
4
5
Tổng

292
255
225
185
957

SL

%

183
150

77
58
468

62.7
58.8
34.2
31.4
48.9

Môn Tiếng việt
Khá
TB
SL
%
SL
%

Yếu
SL
%

89
91
111
103
394

2
1

8
3
14

-8-

30.5
35.7
49.3
55.7
41.2

18
13
29
21
81

6.2
5.1
12.9
11.4
8.5

0.7
0.4
3.6
1.6
1.5



Khối

Sĩ số

Giỏi
SL
%

2
3
4
5
Tổng

292
255
223
185
955

271
200
139
107
717

92.8
78.4
62.3

57.8
75.1

Môn Toán
Khá
TB
SL
%
SL
%
13
44
68
59
184

4.5
17.3
30.5
31.9
19.3

8
11
14
16
49

2.7
4.3

6.3
8.6
5.1

Yếu
SL
%

2
3
5

0.0
0.0
0.9
1.6
0.5

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY.
1.1. Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu.
- Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học : là pháp lệnh của
Nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện
nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Là
Hiệu trưởng đứng đầu nhà trường, trước hết phải nắm vững chương trình và
điều khiển hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò theo những yêu cầu,
nội dung của chương trình dạy học. Sự nắm vững chương trình dạy học của
người quản lý là đảm bảo đầu tiên để quản lý giáo viên thực hiện tốt chương
trình dạy học.
- Ngay từ đầu năm học, Tôi chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên thực hiện các

văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở
GD&ĐT; Phòng GD&ĐT Quận; công văn số 5842/BGD&ĐT về việc Hướng
dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học; Nghiêm túc triển khai Kế hoạch
số: 2985 / KH-SGD&ĐT về việc Triển khai dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh” cho học sinh Hà Nội; Thực hiện KH số 270
/KH-PGD&ĐT về việc Giáo dục pháp luật, đạo đức, nếp sống cho học sinh
Tiểu học và THCS quận Tây Hồ.
- Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, xây dựng kế hoạch và thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của giáo viên thông qua
các loại hồ sơ: Lịch báo giảng, lịch kiểm tra ( tuần, tháng, học kì)…,

-9-


-Theo dõi dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ
chương trình theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo
viên trong giờ lên lớp đồng thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy
học, thí nghiệm. Đó là công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên. Để
chất lượng bài soạn của giáo viên đạt hiệu quả tôi đã tiến hành một số công
việc sau:
+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học căn cứ vào phân phối
chương trình và những yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
Bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn, đủ nội dung, đủ thông tin theo đúng hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy
học các môn học ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
+ Thống nhất về nội dung và hình thức bài soạn, có quy định rõ đối với
từng giáo viên như: giáo viên dạy 3 năm/khối lớp được sử dụng giáo án cũ có
bổ sung. Bài soạn phải xác định được trọng tâm kiến thức, kỹ năng, hình thức

tổ chức các hoạt động sao cho nội dung phù hợp với từng bài, với từng đối
tượng học sinh. Giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi, chú ý chất lượng đại
trà, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Quan tâm
chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập.
+ Có kế hoạch và phân công cụ thể cho các đồng chí trong BGH, tổ
trưởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá việc soạn bài của giáo viên.
Từ các việc làm trên, Tôi thấy các đồng chí giáo viên đã thực hiện rất
nghiêm túc việc soạn bài, chất lượng bài soạn được nâng cao và ảnh hưởng tốt
đến hiệu quả của giờ dạy. Qua đợt kiểm tra của Phòng GD&ĐT trường được
đánh giá xếp loại tốt về hồ sơ sổ sách.
1.3. Giảng dạy.
Hoạt động dạy và học trong nhà trường được thực hiện chủ yếu bằng
hình thức dạy và học trên lớp. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng
dạy học. Mỗi thầy cô giáo phải biết tổ chức cho học sinh một môi trường hoạt

- 10 -


động, phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hóa các hoạt động
dạy học. Phải chủ động, sáng tạo, dạy học lấy học sinh làm trung tâm tạo mọi
điều kiện để phát triển năng lực học tập của học sinh, giúp học sinh tự tin, chủ
động, sáng tạo trong học tập. Vậy quản lý thế nào để các giờ lên lớp của giáo
viên có kết quả tốt là việc làm của lãnh đạo nhà trường.
* Yêu cầu của một giờ lên lớp:
+ Giáo viên đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác.
+ Phương pháp phù hợp với bài dạy.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả tốt nhất.
+ Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh
ở cả bốn đối tượng: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu.
+ Tùy bài mà học sinh được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kỹ

năng thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức…
+ Lời đánh giá, nhận xét học sinh thể hiện tôn trọng nhân cách, cho
điểm chính xác, khuyến khích tư duy.
+ Trình bày bảng khoa học, rõ ràng. Chữ viết chuẩn mực.
1.4. Thăm lớp – dự giờ.
Thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp, giúp người quản lý đánh giá được
năng lực chuyên môn của giáo viên và nắm bắt được khả năng tiếp thu của học
sinh. Từ đó có những nhận xét, góp ý kịp thời để giáo viên điều chỉnh và thay
đổi các hình thức dạy học cho phù hợp để tiết dạy đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó phải nắm bắt đối tượng học sinh yếu để có kế hoạch kiểm tra, đánh giá
riêng. Nhà trường luôn coi trọng việc dự giờ thăm lớp có góp ý cụ thể sau từng
tiết dạy cho giáo viên là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy và
học trong nhà trường. Sau khi dự giờ Tôi đã tổ chức thống kê danh sách học
sinh yếu của từng khối lớp, phân công đồng chí hiệu phó chuyên môn là người
trực tiếp khảo sát chất lượng số học sinh này, để nhìn nhận lại sự đánh giá của
giáo viên một cách khách quan hơn. Từ đó tư vấn và phối hợp cùng với giáo
viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh có những nhận định chính xác về hạn chế
của từng em. Trên cơ sở đó phát huy mặt mạnh ở các em và giúp đỡ những mặt

- 11 -


còn hạn chế. Nhờ sự quan tâm kịp thời này đã giúp số lượng học sinh yếu có
được động lực phấn đấu trong học tập.
Chính vì vậy, việc dự giờ được tiến hành thường xuyên có kế hoạch nên
tôi đã phát hiện ra những giáo viên có năng lực chuyên môn là mũi nhọn của
nhà trường. Đồng thời kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn
non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn nhất là ứng dụng CNTT trong
công tác giảng dạy.
1.5. Sinh hoạt tổ chuyên môn.

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một công việc không thể thiếu được trong
nhà trường. Trong đó đặc biệt quan trọng là đồng chí khối trưởng. Cần phải lựa
chọn những người có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có năng lực tập hợp
và có kinh nghiệm điều hành, chỉ đạo tổ khối sinh hoạt chuyên môn đúng lịch,
đảm bảo chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần 1 lần và có nội dung sinh hoạt cụ thể.
Để nâng cao chất lượng chuyên môn đồng đều giữa các khối nhà trường đã
triển khai tổ chức chuyên đề cấp trường ở tất cả các bộ môn rải đều ra từng
tháng. Các chuyên đề được tổ chức một cách khoa học, có chất lượng, nhà
trường đã sắp xếp thời gian để giáo viên trong tổ, khối đi dự sau đó tổ chức
thảo luận để rút kinh nghiệm đi đến thống nhất về hướng lựa chọn phương
pháp giảng dạy, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học….
Cử cán bộ, giáo viên tham dự đầy đủ các chuyên đề của Phòng GD&ĐT
sau đó triển khai tới tất cả các đồng chí giáo viên.
Làm tốt công việc này là một biện pháp để củng cố và nâng cao khả
năng chuyên môn cho giáo viên đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
1.6. Sử dụng Đồ dùng dạy học.
Quá trình nhận thức là từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, nhất là
đối với học sinh tiểu học, yếu tố trực quan lại càng cần thiết. Việc sử dụng
ĐDDH trong các tiết dạy giúp các em hứng thú học tập, chủ động tìm hiểu nội
dung bài, nắm vững kiến thức, không khí lớp học sôi nổi, giờ học đạt hiệu quả.

- 12 -


Chình vì vậy, Tôi đã yêu cầu tổ chuyên môn như sau:
+Thống nhất 100% các tiết dạy đều phải sử dụng ĐDDH.
+ Lập kế hoạch sử dụng ĐDDH theo từng tuần.
+ Hàng năm, nhà trường bổ sung các đồ dùng còn thiếu, thanh lý đồ

dùng dạy học đã cũ, hỏng, hiệu quả kém.
+ Tổ chức thi ĐDDH tự làm cấp trường, đây là dịp để giáo viên thể hiện
rõ tài năng, sáng tạo của mình trong việc tạo ra các sản phẩm ĐDDH có hiệu
quả. Từ đó, chọn những sản phẩm có chất lượng tham gia triển lãm ĐDDH các
cấp
1.7. Công tác đổi mới CNTT, nghiên cứu khoa học, viết SKKN.
- 100% CBGV có trình độ tin học cơ bản trở lên. Hàng năm nhà trường
mở các lớp bồi dưỡng CNTT cho CBGV vào dịp hè. Có nhiều giáo án điện tử
có chất lượng được ứng dụng vào giảng dạy.
Trong năm học mỗi giáo viên đầu tư soạn 4 giáo án điện tử có chất lượng
cao thực hiện giảng dạy tại trường, các tổ nhóm chuyên môn dự giờ, đánh giá
và rút kinh nghiệm để nhân rộng toàn trường.
- Phong trào thi đua viết SKKN được nhà trường triển khai có hiệu quả
tới 100% CBGV. Nhiều SKKN có chất lượng được áp dụng và phổ biến rộng
rãi, góp phần nâng cao chất lượng quản lý và công tác giảng dạy của giáo viên,
chất lượng học tập của học sinh.
1.8. Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác.
Lãnh đạo rất coi trọng việc xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí,
thương yêu, giúp đỡ nhau trong công tác và đời sống. Tập thể nhà trường luôn
giữ được bầu không khí vui vẻ, thông cảm với nhau. Công đoàn là một tổ ấm
gia đình, trong đó mọi thành viên đều chân tình, cởi mở. Giáo viên luôn tìm
thấy nguồn động viên, khuyến khích của tập thể, yên tâm phấn đấu trong giảng
dạy để vươn lên.
Sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Tổng
phụ trách Đội để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm và công tác Đội đặc biệt là
học sinh khối lớp 4+5. Mỗi đồng chí giáo viên chủ nhiệm là một phụ trách chi

- 13 -



tài năng.
Với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của Ban giám hiệu, phong trào thi
đua dạy tốt của nhà trường diễn ra sôi nổi, năng lực chuyên môn của giáo viên
được nâng lên rõ rệt và nhiều giáo viên luôn có ý thức học hỏi, giúp đỡ lẫn
nhau. Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận “ Cơ sở
Giáo dục đạt chuẩn” một trong hai trường Tiểu học trên toàn Thành phố Hà
Nội đạt chuẩn ở mức độ cao nhÊt. Điều đó có tác dụng rất lớn đến việc nâng
cao chất lượng của học sinh trong hoạt động học.
2. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động dạy của thầy sẽ hoàn thành trọn vẹn khi hoạt động của trò
được tổ chức hướng dẫn tốt từ trong lớp học – giờ lên lớp – đến ngoài trường
và ở nhà. Đây là nhiệm vụ của hoạt động dạy học, là trách nhiệm của người
thầy đối với học sinh của mình.
Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh như quan tâm đến
hoạt động dạy của giáo viên. Thông qua giáo viên Hiệu trưởng quản lý hoạt
động của học sinh làm sao để học sinh thấy được “ Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui!”.
+ Không gian hoạt động của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp, ngoài
trường cho đến ở nhà. Thời gian hoạt động học tập bao gồm giờ học trên lớp,
giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hoạt động khác.
+ Trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh, người lãnh đạo cần
bao quát được khoảng không gian, thời gian và các hình thức hoạt động học
tập để điều hòa, cân đối chúng, điều khiển chúng hoạt động phù hợp với tính
chất và quy luật của hoạt động dạy học. Vấn đề quản lý hoạt động học tập của
học sinh đặt ra đối với lãnh đạo không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo
dục mà còn là đòi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của một nhà giáo đối
với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Để hoạt động học tập của học sinh tiến triển
tốt, lãnh đạo cần thực hiện quản lý những vấn đề sau:
2.1. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập của học sinh:
Theo dõi chuyên cần của học sinh từ đó có biện pháp nhắc nhở giáo dục


- 14 -


kịp thời những học sinh hay nghỉ học.
Để xây dựng cho các em có ý thức động cơ học tập đúng đắn, Ban giám
hiệu luôn chú ý lồng mục đích giáo dục này trong nội dung các buổi sinh hoạt
tập thể: Khai giảng, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Đội, các kỳ sơ kết, tổng kết,
các ngày lễ hội… Với nhiều hình thức như: Nêu các gương điển hình, gương
vượt khó; Số hoa điểm tốt; Rung chuông vàng,…Để các em thấy được “ Tại
sao phải học tốt” “ Muốn học tốt phải làm như thế nào”…
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, học sinh phải có nề nếp học tập
tốt, kỷ luật tốt, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ, giữ gìn cẩn thẩn. Ban giám
hiệu cần đề ra những quy định thống nhất về hoạt động của học sinh để làm
căn cứ xây dựng nề nếp, tác phong học tập của học sinh, ngăn ngừa những
hành vi sai trái. Có kế hoạch phối hợp với Đội TNTPHCM tổ chức kiểm tra
cho điểm theo từng mục ở tất cả các lớp theo định kỳ và đột xuất, từ đó để
đánh giá, xếp loại thi đua theo từng đợt. Nề nếp học tập tốt sẽ duy trì mọi hoạt
động học tập tốt, đem lại bầu không khí thuận lợi cho sự giáo dục của nhà
trường.
Ban giám hiệu khi dự giờ, thăm lớp còn chú ý nhận xét học sinh qua các
hoạt động học tập, ý thức tập trung vào bài học, xây dựng bài, việc chuẩn bị
bài, sự cố gắng ở khâu luyện tập, ý thức liên hệ thực tế… Để phát hiện nhân
lên những điển hình tốt và kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở học sinh chưa đạt yêu
cầu. Nêu gương người tốt việc tốt cũng là nội dung giáo dục: Những tiết giảng
dạy thành công của giáo viên, những học sinh đoạt giải trong các cuộc thi đều
được tuyên dương khen thưởng kịp thời.
Đối với học sinh tiểu học cần coi trọng việc động viên, khen thưởng để
kích thích tinh thần học tập của các em, cần đặt ra tiêu chuẩn khen thưởng với
nhiều mức độ và nhiều hình thức khác nhau tiến hành thường xuyên và định kỳ

qua các đợt phát động thi đua kỷ niệm các ngày lễ lớn như” 20-11; 22-12; 8-3;
26-3...
Đặc biệt nhà trường đổi mới giờ chào cờ hàng tuần tất cả các khối lớp
đều được tham gia, các em thể hiện mình, các em được giao lưu, học hỏi. Từ

- 15 -


đó phát hiện những học sinh có năng khiếu như: dẫn chương trình, hát, múa,
đóng kịch… Công tác phát động đọc và làm theo báo Đội, giáo dục học sinh ý
thức " Uống nước nhớ nguồn ", tình nghĩa tương thân tương ái, giữ gìn môi
trường Sư phạm trong sạch lành mạnh, giữ gìn an ninh trật tự phòng chống các
tệ nạn xã hội được duy trì thường xuyên và đạt hiệu quả tốt.
2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua các
hoạt động khác:
a. Tổ chức kiểm tra, đánh giá.
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả chất lượng
học tập của học sinh qua các hình thức:
+ Các đợt kiểm tra định kỳ: Chỉ đạo coi, chấm thi nghiêm túc, đổi giáo
viên coi và chấm chéo ở tất cả các khối lớp để việc đánh giá khách quan công
bằng.
+ Khảo sát chất lượng học tập của học sinh sau tiết dự giờ, thăm lớp để
biết học sinh nắm bài ở mức độ nào từ đó có những biện pháp giúp giáo viên
điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho giờ học đạt hiệu quả. Những lời nhận
xét, đánh giá phải khách quan, công bằng nhằm động viên, khuyến khích sự
tiến bộ của học sinh.
+ Thống kê số lượng học sinh giỏi, học sinh yếu ở các lớp. Ban giám
hiệu, tổ chuyên môn và GVCN có kế hoạch quan tâm, bồi dưỡng học sinh giỏi,
giúp đỡ học sinh yếu nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Khảo sát chất lượng đầu năm học môn Toán và Tiếng việt khối 2, 3, 4,

5 để phân loại học sinh, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng
đối tượng. Coi trọng việc phân hoá đối tượng học sinh để có biện pháp giúp đỡ
học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi - học sinh tài năng. Kiểm tra định kì
và xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học cho học sinh lớp 5 thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Thành lập CLB các môn năng khiếu nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện.
b. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ

- 16 -


TDTT:
Ngoài việc học tập ra, Ban giám hiệu đã tổ chức các hoạt động tập thể,
vui chơi giải trí một cách hợp lý, phù hợp với tâm lý, sức khỏe của học sinh
như: múa hát, tập thể dục, chơi các trò chơi dân gian giữa giờ, các đợt thi văn
nghệ, TDTT, tổ chức các buổi tham quan học tập, các hoạt động ngoại khóa
ngoài giờ lên lớp…
- Nhà trường luôn quan tâm giáo dục toàn nâng cao chất lượng dạy và
học, đẩy mạnh các phong trào thi đua như: xây dựng: "Nhà trường văn hoá Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch". “ Trường học thân thiện – Học sinh
tích cực”; Đặc biệt là phong trào: “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” luôn được nhà
trường quan tâm, đầu tư ngay từ đầu năm học. Khảo sát chữ viết của học sinh
từ khối 1 đến khối 5 để phân loại, từ đó có kế hoạch rèn chữ cho các em. Hàng
tháng tổ chức thi viết chữ đẹp cấp trường, có đánh giá, xếp loại và động viên
khen thưởng kịp thời, chọn ra những học sinh có năng khiếu viết chữ đẹp để
bồi dưỡng cho các em tham gia dự thi viết chữ đẹp cấp Quận, cấp Thành phố.
- Tổ chức thi học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5. Tham gia giao lưu các kì
thi học sinh giỏi, Olimpic Tiếng anh, thi giải Toán, Tiếng anh qua internet các
cấp…
c. Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

- Để giáo dục học sinh nhà trường luôn phối hợp với các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường để quản lý hoạt động học tập của học sinh.
Trong đó, gia đình và Đội TNTPHCM có tác dụng quan trọng đối với việc học
tập của các em. Thông qua các hoạt động này đã phát huy được vai trò làm chủ
tập thể hình thành cho các em tính tự giác, tự quản và tích cực trong các hoạt
động học tập.
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phối hợp với Hội CMHS toàn
trường để làm cho các phụ huynh thấy hết được trách nhiệm của mình trong
việc chăm lo đến điều kiện học tập của học sinh như góc học tập, đồ dùng dạy
học, thời gian học ở nhà, tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. Kết quả
là nhà trường và Hội CMHS đã phối hợp nhịp nhàng để giáo dục học sinh ngày

- 17 -


càng tốt hơn về mọi mặt học tập cũng như đạo đức.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với những biện pháp nêu trên, nhà trường đã từng bước đưa chất lượng
giảng dạy của giáo viên và học tập của hoc sinh ngày một nâng cao và vượt chỉ
tiêu kế hoạch đã đề ra được thể hiện ở kết quả sau:
3.1. Giáo viên:
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo và lòng say mê giảng dạy của các
giáo viên trong trường.
- Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình một cách có hệ thống; thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả ĐDDH do Sở, Phòng
trang bị và ĐDDH tự làm để tổ chức hoạt động dạy – học đạt hiệu quả cao
nhất; kỹ năng Sư phạm ngày càng được hoàn thiện.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống trong các tiết học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho phù hợp với
thực tế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó, chất

lượng tay nghề của giáo viên cũng được nâng cao, các đồng chí giáo viên đã
biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn, hình thức
giảng dạy phong phú nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh.
- 100% giáo viên tích cực tham gia học bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ để
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trong Hội thi giáo viên giỏi CNTT cấp Quận có 01 đạt giải.
* Bảng thống kê kết quả Hội giảng năm học 2011-2012
Tổng

Loại

số

Tốt
SL
25

39

Loại Khá
%
64.1

SL
14

%
35.9

Loại TB

SL
0

%

Loại Yếu
SL
0

%

- Trong đợt thanh tra hoạt động Sư phạm nhà giáo của Phòng Giáo dục và
Đào tạo quận Tây Hồ kết quả:
+ Tổng số giờ dự: 14

Xếp loại: Tốt: 14
- 18 -

Khá: 0


- Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu, sự cố gắng của các đồng chí
giáo viên năm học 2011-2012 đã đạt được một số thành tích sau:
* Thi Giáo viên dạy giỏi cấp Quận:
+ Giải Nhất: 01
+ Giải Nhì: 01
+ Giải Ba: 01
* Thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố đạt 01 giải Nhì.
* Thi triển lãm ĐDDH tự làm đạt : 01 giải Nhất cấp Quận.
* Thi Liên hoan văn nghệ cấp Quận đạt giải Nhất.

3.2. Học sinh:
- Học sinh ham thích đến trường, thi đua học tập sôi nổi, nhiệt tình tham
gia các phong trào của nhà trường.
* Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra giữa học kì II
Năm học 2011-2012
Khối

1
2
3
4
5
Tổng

Khối
1
2
3
4
5
Tổng

Giỏi
SL
%
235
84.2
225
77.3
183

72.3
129
57.6
115
62.5
652
53.0

Môn Tiếng việt
Khá
TB
SL
%
SL
41
14.7
3
56
19.2
10
60
23.7
10
84
37.5
15
62
33.7
7
262

21.3
42

Giỏi
SL
%
246
88.2
260
89.3
196
77.5
103
46.0
105
57.1
664
53.9

Môn Toán
Khá
TB
SL
%
SL
%
26
9.3
5
1.8

29
10.0
2
0.7
49
19.4
8
3.2
93
41.5
29
12.9
63
34.2
16
8.7
234
19.0
55
4.5

Sĩ số

279
291
253
224
184
1231


Sĩ số
279
291
253
224
184
1231

- 19 -

%
1.1
3.4
4.0
6.7
3.8
3.4

Yếu
SL %

Yếu
SL %


* Một số thành tích đã đạt được:
- Cấp Quận:
+ Thi Olympic Tiếng Anh đạt:



02 giải Nhất



03 giải Nhì



01 giải Ba



03 giải KK.

+ Thi Olymipc Toán đạt:


08 giải Nhất.



07 giải Nhì.



11 giải Ba



05 giải KK.


+ Thi Viết chữ đẹp đạt kết quả cao: 17 em được chọn trong đội tuyển
tham gia thi cấp Thành phố.
- Đạt giải Nhì toàn đoàn cuộc thi “ Học sinh văn minh – Thanh lịch”
- Cấp Thành phố:
- Tham gia dự thi Cuộc Thi tìm hiểu kiến thức phòng chống HIV/AIDS
Dành cho học sinh Tiểu học đạt giải Nhì.
- Đội Bóng rổ nữ của nhà trường tham gia thi đấu giải Cúp MILLO học
sinh Tiểu học cấp Thành phố đạt Huy chương Đồng.
- Học sinh tham gia dự thi “ Luyện thi viết chữ đẹp cùng bút Vạn hoa”
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam do Công ty Cổ phần Vạn hoa tổ chức, kết
quả: 01 giải Nhất, 03 giải KK
- Công ty sữa Vinamilk tổ chức cuộc thi ”vẽ tranh cùng sữa Vinamilk”
đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải Ba và 02 giải KK
C. KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA
Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng sinh
hoạt tổ khối chuyên môn: Trao đổi bài khó trong tuần, phân công giáo viên có

- 20 -


khả năng môn nào phụ trách môn đó, bàn về đổi mới phương pháp dạy học.
Đồ dùng học tập là một phương tiện không thể thiếu được để giúp giáo viên
dạy tốt, học sinh học tốt. Chính vì vậy, Ban giám hiệu tiếp tục phát động giáo
viên phong trào tự làm đồ dùng dạy học hoặc sưu tầm qua các đợt thi giáo viên
dạy giỏi các cấp.
Hoạt động giáo dục ở Tiểu học là một quá trình tổ chức hoạt động phúc tạp.
Nó bao gồm tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Sự hình
thành nhân cách của học sinh không thể tách rời sự tham gia các hoạt động

ngoại khóa, các hoạt động xã hội. Tuy vậy, nổi bật lên tất cả vẫn là hai hoạt
động chính của nhà trường: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Người quản lý trong nhà trường phải chuyên tâm, say sưa trong công việc
quản lý các hoạt động này để đạt hiệu quả cao nhất, Muốn vậy đòi hỏi người
quản lý phải không ngừng học hỏi và rèn luyện.
Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong trường là một công việc rất
quan trọng, phải được soi sáng bằng lý luận của khoa học giáo dục, phải được
lãnh đạo vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế trường mình thì
mới đạt kết quả tốt. Chất lượng dạy và học chính thức là thước đo giá trị của
một nhà trường, uy tín đối với cha mẹ học sinh và đồng nghiệp.
II. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để có được hiệu quả về chất lượng giáo dục và giảng dạy trong nhà trường,
ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu phải tìm hiểu và nắm vững tình hình đạo
đức, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội trên địa bàn
phường. Đó vừa là điều kiện, vừa là biện pháp không thể thiếu để dạy học có
hiệu quả. Từ đó, Ban giám hiệu đánh giá kết quả giáo dục, điều chình các tác
động Sư phạm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đây là
một việc làm cần thiết, thường xuyên của người giáo viên và lãnh đạo nhà
trường.
Ban Giám hiệu phối hợp với các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn phân tích

- 21 -


tổng hợp tình hình toàn diện và nhận định, đánh giá của cả nhà trường. Việc
phân tích một cách sâu sắc, khách quan tình hình học tập và rèn luyện của học
sinh là cơ sở để rút ra những kết luận trong việc lựa chọn những phương pháp,
hình thức tiến hành các biện pháp giáo dục sao cho đạt hiệu quả.

Sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý là vấn đề rất quan trọng
mà người lãnh đạo phải quan tâm. Nó quyết định đến kết quả thực hiện các
hoạt động giáo dục của nhà trường.
Phải xây dựng mạng lưới cốt cán từ Chủ tịch công đoàn đến Tổ trưởng
chuyên môn.
Giáo viên ngoài công tác chuyên môn cần tham gia một số công tác khác
phù hợp với khả năng của mình để gắn bó với tập thể Sư phạm và tiếp xúc
rộng rãi với học sinh.
Ban giám hiệu phân công sử dụng đúng người, đúng việc phù hợp với năng
lực, sở trường của từng CBGV sẽ mang lại hiệu quả cao.
2. KHUYẾN NGHỊ:
Đề nghị các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn, giao
lưu học tập kinh nghiệm cho cán bộ chuyên môn từ tổ trưởng trở lên để chỉ đạo
tốt công tác chuyên môn.
Tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy và
học, xây dựng thêm các phòng chức năng giúp học sinh được phát triển toàn
diện.
Trên đây là “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng
dạy và học” của trường Tiểu học Xuân La mà tôi đã tiến hành trong năm học
vừa qua. Đây cũng chỉ là những kinh nghiệm của bản thân đúc kết trong những
năm làm công tác quản lý bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Rất mong
Hội đồng khoa học cấp trên và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để công
tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng
hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kì đổi mới hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn!

- 22 -



Xuân La, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Người viết

- 23 -



×