Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Mot so bien phap giup HS lớp 3 viet dung chinh ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.24 KB, 29 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “ phép viết đúng hoặc lối viết hợp với chuẩn”
cụ thể chính là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất theo các từ của một
ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên nước ngoài, nói cách khác
chính tả chính là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ. Mục đích của nó là
làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và
người đọc đều hiểu thống nhất nội dung văn bản. Chính tả trước hết là sự quy định
có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng một cách linh hoạt có tính chất
sang tạo cá nhân. Do vậy phân môn chính tả có tầm quan trong rất lớn góp phần
nâng cao hiệu quả giao tiếp. Hơn nữa việc dạy chính tả không chỉ liên quan đến
các kĩ năng giao tiếp mà ở một khía cạnh nào đó là vấn đề văn hóa. “Luyện nét
chữ - rèn nết người” là vì vậy.
Phân môn chính tả ở chương trình tiểu học dạy cho học sinh tri thức và kĩ
năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết trong hoạt
động giao tiếp. Nếu như phân môn Tập viết dạy cho học sinh biết viết chữ thì
chính tả dạy cho các em cách tổ hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm chất
liệu hiên thực hóa ngôn ngữ.
Nếu như trong chúng ta không biết chữ hoặc không viết đúng chuẩn, con
người sẽ tự hạn chế hoạt động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy. Vì
thế dạy chính tả cho học sinh tiểu học còn giúp các em hình thành được năng lực
tư duy. Qua đo có thể thấy rằng chính tả là môn học có tính công cụ, có vị trí vô
cùng quan trọng trong học tập và giao tiếp của học sinh. Chính tả cũng là môn học
đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển chung.
Phân môn chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành thói quen viết
đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa,


Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy phân môn chính tả không thể thiếu trong chương
trình môn tiếng việt nói riêng, các môn học trong nhà trường nói chung.
Ở bậc học tiểu học phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn
tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học


sinh. Không ngẫu nhiên mà ở tiểu học chính tả được bố trí thành một phân môn
độc lập thuộc môn tiếng việt và có tiết dạy riêng.Trong khi đó ở trung học cơ sở và
trung học phổ thông, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân
môn tập làm văn chứ không tồn tại là một phân môn đọc lap như ở tiểu học.
Giống như các phân môn khác trong tiếng việt, tính chất nổi bật của phan môn
chính tả là tính chất thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành kĩ năng kĩ xảo chính
tả cho học sinh thông qua việc thực hành luyên tập. Do đó trong phân môn này các
quy tắc chính tả, các đơn vị mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết
dạy riêng mà dạy lồng ghép vào hệ thông bài tập chính tả, nội dung cấu trúc của
các bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học (phần chính tả) thể hiện
rất rõ tính chất thực hành nói trên
Phân môn chính tả ngoài nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững cac qui tắc chính
tả và hình thành năng lực, thói quen chính tả còn rèn luyện cho học sinh một số
phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh long yêu quý
tiếng việt và chữ viết của tiếng việt.
Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà
có thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Ví dụ một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài
văn đó không đạt điểm cao. Nếu một em viết sai nhiều lỗi chính tả (từ 5 lỗi trở lên)
thì không thể học tốt các môn học khác.
Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh hiện nay đạt hiệu
quả chưa cao. Một trong số các nguyên nhân đó là giáo viên chưa chú ý đúng mức
và đầy đủ tới vai trò cũng như đặc trưng của phân môn Chính tả đối với việc hình
2


thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức
sao cho hiệu quả, cách thức, biện pháp hướng dẫn học sinh nắm được quy tắc
chính tả còn gặp nhiều khó khăn.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn và viết một số giải pháp hữu ích:

“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc
viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do
yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy
ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng
chính tả” trong học sinh tiểu học còn nhiều khó khăn, tồn tại và học sinh lớp 3 lần
đầu được làm quen với kiểu bài chính tả nghe – viết lại càng khó khăn hơn nữa,
đòi hỏi mỗi giáo viên và học sinh cần phải nổ lực để khắc phục tồn tại trên.
Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông
qua năng lực viết đúng chính tả của các em. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cần phải
nhiệt tình trong công tác giảng dạy: rèn cho học sinh viết đúng chính tả ngay từ
đầu, dần dần các em ham thích trong mỗi giờ học chính tả như các môn học khác.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Quá trình giảng dạy lớp 3, trong quá trình luyện tập cũng như kiểm tra, tôi thấy
học sinh còn nhiều hạn chế như:
- Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa
nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ
nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả. Bản
thân các em và gia đình còn xem nhẹ bộ môn này.
Theo thống kê kiểm tra chất lượng đàu năm về phân môn chính tả lớp tôi đạt
kết quả như sau:
3


Phân môn chính tả
Thời điểm

Số


K.sát ĐN

lượng
26

Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL SL TL SL TL
SL
TL
4
15,4% 6 23,1% 7 26,8% 9
34,7%

Trước thực trạng học sinh đầu năm như vậy buộc tôi phải giải quyết. Để bắt tay
vào việc không hề đơn giản vì trong giao tiếp các em thường sử dụng theo tiếng
địa phương.
- Theo tìm hiểu ở lớp 3B, tôi thấy học sinh thường mắc các loại lỗi sau:
a) Về thanh điệu: Học sinh chưa phân biệt được hai thanh hỏi và thanh ngã.
* Ví dụ: nghĩ hè (từ đúng: nghỉ hè ); suy nghỉ (từ đúng: suy nghĩ ); sữa lỗi (từ
đúng: sửa lỗi ), …
b) Về âm đầu:
- Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g/ gh: đua ge, gi bài
+ ng/ ngh: ngỉ nghơi.
+ c/ k: céo cờ, cẹp tóc

+ s/ x : sẻ gỗ, chim xẻ, sáng xuốt
+ d/ gi: dữ gìn, da vị .
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em thương mắc các lỗi về s/x ; g/gh;
ng/ngh; d/gi là phổ biến hơn cả.
c) Về âm chính:
Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:
+ ai/ay/ây: máy bây (máy bay).
+ ao/au/âu: lâu bàn ghế (lau bàn ghế).
+ oe/eo: sức khẻo (sức khỏe).
+ iu/êu/ iêu: kì dịu (kì diệu).

4


+ ăm/âm: đỏ thấm (đỏ thắm); tối tâm (tối tăm).
+ăp/âp: gập gỡ (gặp gỡ).
+ ip/iêp: nhân diệp (nhân dịp).
+ ui/ uôi: cuối đầu (cúi đầu); cúi cùng (cuối cùng).
+ ưi/ ươi: trái bửi (trái bưởi); khung cưỡi (khung cửi).
+ ưu/ươu: mươu trí (mưu trí); con hưu (con hươu).
d) Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ at/ac: đất các (đất cát).
+ an/ang: cái bàng (cái bàn).
+ ăt/ăc: mặt quần áo (mặc quần áo).
+ ăn/ăng: khăng quàng (khăn quàng).
+ ân/âng: vân lời (vâng lời).
+ êt/êch: lệch bệt (lệt bệt)
+ ên/ênh: bện tật (bệnh tật).
+ iêt/iêc: thiếc tha (thiết tha).

+ uôn/uông: mong muống (mong muốn).
+ ươn/ương: vường rau (vườn rau).
e) Lỗi viết hoa:
Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài viết của các em.
Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
• Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh:
*Ví dụ: Dạy Chính tả (Nghe - viết): Chiếc áo len - Viết đoạn 4 (TV3-T1, tr.20).
- Câu: Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Học sinh viết:
“Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”.
• Viết hoa tùy tiện:
* Ví dụ: Nghe – viết: Người mẹ (TV3 - Tập 1), tr.30
5


- Câu: Thần không hiểu rằng: vì con người mẹ có thể làm được tất cả. Học sinh lại
viết: “Thần không hiểu rằng: Vì con, Người Mẹ có thể làm được tất cả”.
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như: Trình
bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét (ví dụ: “mềm” lại viết là “mền”;
“miền Nam” lại viết “miềm Nam”).
Qua khảo sát thống kê tôi thấy hầu hết các loại lỗi chính tả các em đều mắc
(kể cả học sinh khá, giỏi) số lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi viết hoa, lỗi phụ
âm đầu và lỗi âm chính. So với yêu cầu về kĩ năng viết chính tả (không quá 5 lỗi
trong một bài) thì kĩ năng viết chính tả của học sinh còn quá yếu.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng
viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 trong : “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp
3 viết đúng chính tả”
3. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu để tích cực luyện phát
âm đúng.
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải đọc tốt, phát âm

chuẩn, không những thế giáo viên còn phải kết hợp giọng đọc với sự thể hiện trên
gương mặt. Tôi luôn dành nhiều thời gian để kiểm tra phần phát âm của từng đối
tượng học sinh, nghe và ghi vào sổ:
Ví dụ: Em Lượng, Tuấn, Kỳ ( tr,ch ?/~)
Em Trang, Tâm, Mai ( s/x, iêu/iu)
Em Hùng, Ngọc, Phương ( d/gi/r, g/ gh)
............................................
Em Mừng (đọc không dấu thanh, t/c) là em chuyển từ dân tộc Thái đến.

6


Từ đó, rèn cho học sinh phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì
chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu
giáo viên phát âm chưa chuẩn, các em sẽ có thói quen phát âm sai và dẫn đến hiện
tượng viết sai chính tả.
Trong các giờ tập đọc, tôi thường xuyên gọi các em đọc và sửa sai những từ
mà các em thường phát âm không đúng. Những tháng đầu năm học, mỗi ngày tôi
và các em vào lớp sớm 15 phút rèn phát âm cho các em thật chuẩn, kèm cặp, uốn
nắn những em phát âm sai. Cô giáo, học sinh phối hợp, các em đọc, cô nghe. Cô
đọc các em viết.
Ví dụ:
- Học sinh đọc rung rinh - cô giáo đọc ngọn gió, các em viết bảng con ngọn gió.
Nếu học sinh đọc sai cô giáo gọi các em phát âm lại và tự sửa. Ngoài ra, tôi
còn chọn một số đoạn văn có những âm, vần các em hay sai nằm trong các bài tập
đọc đã học chừa chỗ trống, nhứng âm vần hay sai để các em điền trên bảng lớp
duwois hình thức thi đua.
Ví dụ: Trong bài “ Chú Ở bên Bác Hồ” TV3- T2 – trang 16
“ Chú ở đâu? ở đâu?
...ường....ơn dài ...ằng ...ặc?

...ường ...a đảo ...ổi ...ìm?
Hay ...on ...um, …ăk ... ăk”
Tôi luôn theo dõi và động viên các em dù tiến bộ rất ít. Nếu em nào nghe
đúng, đọc đúng, điền đúng tôi đều tuyên dương và khen ngợi. Từ đó, các em tỏ ra
thích môn học chính tả hơn và có những bước tiến bộ theo từng ngày về cách phát

7


âm. Không những các em được rèn luyện ở lớp, tôi còn trao đổi, phối hợp với phụ
huynh học sinh để cùng rèn phát âm cho các em.
Không những trong giờ Tập đọc học sinh được luyện phát âm mà các em còn
được rèn luyện trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm
văn, hay các môn học khác như Toán hay Tự nhiên và xã hội…
Biện pháp 2: Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh:
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, tôi cũng chú trọng khâu phân
tích so sánh tiếng, từ cho học sinh trong giờ học chính tả: với những tiếng khó,
giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ
lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác giữa các từ để học sinh ghi
nhớ. Bên cạnh đó, tôi còn cho các em quan sát các hình ảnh trực quan bàng máy
chiếu, vật thật. Từ đó, các em nắm và ghi nhớ từ.
* Ví dụ 1: Nghe – viết: Ông ngoại - (TV3 - Tập 1, tr.34)
Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …trong
đời đi học của tôi sau này”.
Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- Lặng = L + ăng + thanh nặng
- Lặn = L + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng “lặn” có
âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.

* Ví dụ 2 : Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh – TV3 -Tập 1, tr.4
Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ
lẫn lộn như:
+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén còn sắt là thanh sắt (vật kim loại).
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.
8


Qua phần bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?
- đ .`… hoàng.
- đ .`… ông.
- s...…loáng.
Học sinh thảo luận nhóm đôi, các nhóm báo cáo, sau đó giáo viên sửa bài và cho
học sinh phân tích từ:
- đàng hoàng ≠ đàn (tiếng đàn)
- đàn ông ≠ đàng (đường)
- sáng loáng ≠ sán (sán: giun, lãi) nghĩa khác là tiến đến gần.
Sau đó, tôi cho các em viết vào bảng con, đổi chéo kiểm tra rồi mới viết vào vở.
Biện pháp 3: Phân biệt bằng giải nghĩa từ:
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Vì
vậy, để cung cấp nghĩa của từ cho học sinh thì vốn hiểu biết của giáo viên về từ
ngữ cần phải phong phú. Tôi thường xuyên tìm hiểu thêm từ điển tiếng Việt để
trang bị cho mình thêm những vốn hiểu biết về từ. Qua các bài chính tả, tôi chọn
những từ ngữ thích hợp cho từng đối tượng học sinh hay nhầm lẫn và viết sai trên
lớp để hướng dẫn các em hiểu nghĩa của từ và viết đúng chính tả, bằng cách hình
thức khác nhau.
*Ví dụ 1: Dạy Chính tả (Tập chép): Chị em - (TV3 – Tập1, tr.27)
Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.
Học sinh đọc “buôn màn” nhưng viết “buông màn”, do đó học sinh cần hiểu

“buông” có nghĩa là thả màn xuống, còn “buôn” là buôn bán vì vậy phải viết là
“buông màn”.
* Ví dụ 2: Dạy Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ (TV3 – Tập 1, tr.30)

9


Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn,
hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.
Học sinh đọc “dành” nhưng viết “giành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa:
giành là tranh giành, giành phần hơn về mình còn dành là để dành (dành dụm, dỗ
dành).
* Ví dụ 3: Dạy Chính tả (Nghe – viết) : Ông ngoại (đoạn 3) - TV3, Tập 1, tr. 35
Nội dung viết: Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ
của chiếc trống trường.
Một số học sinh viết sai lỗi “da” viết là “gia”, cũng có em viết là “ra”. Tôi phân
biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩa có liên
quan tới “da thịt”, trong “da diết”; còn gia viết là gi trong các trường hợp còn lại,
với các nghĩa là “nhà” (ví dụ: gia đình), chỉ người có học vấn, chuyên môn (ví dụ:
chuyên gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,…)
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu,
Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi mà học
sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có
nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ở phân môn
Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa
từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng đồ dùng dạy học
như: vật thật, tranh ảnh, giáo cụ trực quan… để giải nghĩa từ cho học sinh.
Biện pháp 4: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:
Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như các
âm đầu : k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với : a, ă, â, o, ô,

ơ, u, ư. Để giúp các em ghi nhớ mẹo luật chính tả, các em tự chuẩn bị cho mình
một cuốn sổ tay chính tả để ghi lại nhưng luật chính tả này và thường xuyên kiểm
tra nhau trong các giờ sinh hoạt 15 phút và giờ hoạt động ngoại khóa.Giáo viên
còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau:
10


a) Phân biệt âm đầu s/x :
Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s (sắn, sung, sầu
riêng, sứ, sả, sim, sậy, …; sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói, sư tử,…).
b) Phân biệt âm đầu tr/ch :
Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch (chổi,
chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó, chuột, châu chấu, chuồn chuồn,
chào mào, chiền chiện,…).
c) Luật trầm – bổng (luật hỏi – ngã trong từ láy) :
Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau:
Chị Huyền mang Nặng Ngã đau
Anh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào.
Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.
Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.
* Ví dụ: Âm trầm
+ Huyền – Ngã: vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng,…
+ Nặng – Ngã: đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã,…
+ Ngã – Ngã: dễ dãi,, nhõng nhẽo, lỗ lã, nghễnh ngãng,…
* Ví dụ: Âm bổng
+ Huyền – Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo,…
+ Sắc – Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả,…
+ Hỏi – Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,…
Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau:
Từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên Nhớ Viết

Là Dấu Ngã).
*Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn,…
N: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới,…
Nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo,…
11


V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ,…
L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, …
D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ,…
Ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ ngàng, ngã (té),..
Ngoài 7 âm đầu trên, các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi:
* Ví dụ: ảm đạm, ẩm thực, ủy ban, quỷ quyệt, xả thân, kỉ niệm, tỉ mỉ,..
Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật,…
Biện pháp 5: Giúp học sinh viết đúng chính tả bằng trò chơi học tập
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích đầu tiên và chủ
yếu là vui chơi, giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng
qua trò chơi , người chơi có thể rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với
mọi người cùng hợp tác với mọi người, cùng hợp tác với đồng đội trong nhóm,
tổ.
Ở bậc tiểu học cũng như các bậc học khác, sử dụng trò chơi trong quá trình
học tập làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, củng cố tri thức bớt đi
sự khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn. Từ đó hiệu quả học tập của học sinh
tăng lên.
Trong giờ chính tả, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành bài
tập. Nếu giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp cho cả tiết học thì hiệu quả giờ
học không cao, học sinh thụ động, lười suy nghĩ. Sử dụng trò chơi học tập là
phương pháp dạy học tích cực. Từ đó làm thay đổi không khí trong lớp học, tạo
ra sự thi đua sôi nổi, hào hứng của các đội chơi và sự cổ vũ nhiệt tình của các
bạn trong lớp. Nhờ có trò chơi học tập, học sinh hứng thú hơn với việc học từ

ngữ trong các bài tập mở rộng vốn từ, làm giảm bớt đi sự khô khan của bài học,
học sinh tiếp thu ghi nhớ từ nhanh, sử dụng từ một cách chính xác.
Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp 3 trong HKI là các dạng bài: Bài
tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng; Bài
12


tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt câu (Bài tập
phân biệt hai từ trong từng cặp từ).
Trong quá trình giảng dạy, tôi thường sử dụng các trò chơi như sau:
Tên trò chơi: THI TIẾP SỨC
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng sử
nhanh.
+ Chuẩn bị:
-

Bảng phụ hoặc kẻ bảng chính của lớp, trong bảng đó ghi đề bài.

Đối với những bài tập:
a) Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điền
đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm:
* Ví dụ 1: Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr. 22
Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
- Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ
* Bài tập 3a) –TV3, Tập 1, tr.48
Điền vào chỗ trống s hay

x?

Giàu đôi con mắt, đôi tay

Tay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.
* Ví dụ 2: - TV3, Tập 1, tr. 35
* Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
- …a vào; …a dẻ;…a đình.
- …a rả; …a thịt, tham …a.
* Ví dụ 3: Điền vào chỗ trống en hay eng ? (BT 2b – TV 3, tập 1, tr. 41)
-

Tháp Mười đẹp nhất bông s…

13


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
-

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây ch…đá lá ch…hoa .

* Điền vào chỗ trông iên hay iêng ?

(Bài tập 2b – TV3, Tập 1, tr. 56)

Trên trời có g….. nước trong.
Con k….. chẳng lọt, con ong chẳng vào.
* Điền vào chỗ trống en hay oen ? (Bài tập 2 – TV3, Tập 1, tr. 60)
- nhanh nh..., nh….. miệng cười, sắt h….gỉ, h.... nhát.
b) Bài tập tìm từ:

Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ
cùng nghĩa, trái nghĩa:
* Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 52
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc

x

có nghĩa như sau:

- Cùng nghĩa với chăm chỉ : …..
- Trái nghĩa với gần : …..
- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …..
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1 tr. 31
Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:
- Cơ thể của người: …..
- Cùng nghĩa với nghe lời: …..
- Dụng cụ đo trọng lượng (sức nặng) : …..
c) Bài tập tìm tiếng :
* Bài tập 2b) - TV3,Tập 1, tr. 18
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- gắn, gắng

14


- nặn, nặng
- khăn, khăng
Giúp học sinh ghép đúng:
- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,…
- gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,…

- nặn: nặn tượng, nặn óc nghĩ, nhào nặn,….
- nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân,…
- khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,…
- khăng: khăng khăng, khăng khít,…
d) Bài tập giải câu đố:
* Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr. 22
Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng
(Là cái gì?)
Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái
sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học
sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra những
trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học
sinh đi đến cái đúng.
e) Bài tập lựa chọn:
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr. 132
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- (bão, bảo) : Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …..
- (vẽ, vẻ) : Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.
- (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống ….. rồi …..soạn đi làm.
+ Cách tiến hành:
15


- Trò chơi chia làm hai đội Nam- Nữ, mỗi đội 3,4 học sinh ( tùy thuộc vào
bài tập cần điền từ).
- Khi giáo viên có hiệu lệnh “ Bắt đầu” lần lượt mỗi em của hai đội chạy lên
dán âm, vần vào đúng vị trí. Khi dán xong, học sinh chạy xuống chạm tay vào
học sinh thứ hai thí học sinh thứ hai mới được chạy lên dán từ vào bảng, cứ tiếp

tục như vậy cho đến khi hai đội dán xong các từ, trò chơi kết thúc. Đội nào đúng
và nhanh đội đó giành chiến thắng.
Ưu điểm của trò chơi đối với loại bài tập này là kết quả làm việc của học
sinh sẽ tạo ra biểu tượng cụ thể( trên bảng lớp) cho học sinh so sánh và ghi nhớ.
g) Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt):
Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt câu để
phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.
Đối với dạng bài tập này, tôi sử dụng trò chơi “AI ĐÚNG, AI NHANH”
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi vào cuối tiết học
- Một số học sinh đứng tại vị trí của mình, lần lượt nêu các cần điền trong
bài. Giáo viên và các học sinh khác sẽ là trọng tài, khi học sinh nêu đúng một từ,
cả lớp đồng thanh nói “ đúng” và học sinh được nêu tiếp từ. Nếu học sinh nói sai,
cả lớp nói “ sai” và học sinh không được chơi nữa, nhường quyền chơi lại cho
các bạn khác trong lớp. Học sinh nào nêu đúng câu và nhanh sẽ thắng cuộc…
Sau trò chơi, giáo viên và học sinh sẽ tuyên dương những học sinh nêu đúng từ.
Ưu điểm của loại trò chơi này là tạo điều kiện cho học sinh được nói từ. Nói
cách khác, giúp học sinh được hoạt động với nhiều từ hơn để ghi nhớ từ hiệu quả
hơn.
Những trò chơi này theo dạng rất đơn giản, giáo viên không phải chuẩn bị,
dể tổ chức và không gây ồn ào nhưng lại có tác động tích cực đến việc ghi nhớ từ
ngữ của học sinh.Nếu giáo viên tổ chức tốt 2 trò chơi thì ngoài tác dụng củng cố
16


kiến thức của bài học, trò chơi còn có tác dụng trở lại với bài học mới để ghi nhớ
kiến thức của bài học. Học sinh phải cố gắng để khi chơi được nhiều từ nhất. Từ
đó, hiệu quả của giờ học được nâng cao, số lượng từ và chất lượng từ sau mỗi bài
học sẽ được chuyển biến rõ rệt.
Trò chơi học tập rất hấp dẫn đối với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không

nên lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi gây nhàn chán đối
với học sinh. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo , chặt chẽ về điều kiện vật chất và
cách thức thể lệ chơi. Trong lúc chơi, giáo viên cần hướng dẫn, động viên hoàn
thành tốt bài tập, tạo sự hưng phấn, thích thú trong tiết học. Tổ chức trò chơi
trong giờ chính tả chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: thời gian ngắn, nội dung
kiến thức thay đổi theo từng bài học… Vì vậy, tổ chức trò chơi phải linh hoạt,
khéo léo, không làm ảnh hưởng đến thời gian và đảm bảo chất lượng dạy học.
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23).
Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:
+ trút – trúc; lụt – lục
* Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.
+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.
+ lụt: Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.
+ lục: Bé lục tung đồ đạt trong nhà.
h) Một số bài tập ngoài giờ học chính khóa :
Ngoài các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi viết
đúng chính tả với các dạng bài tập ngoài bài vào các tiết luyện buổi chiều. Nội
dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm
gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau:
● Bài tập trắc nghiệm :
Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:
a - suy nghỉ

b - nghĩ hè

c - nghỉ phép
17


d - im lặn


e - lặn lội

g - vắng lặn

h - muối cam

i - hạt múi

k - sương muối

Đáp án: khoanh vào c, e, k
● Bài tập nối tiếng :
Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính
tả:
A

B

a. mong

tròn

(1)

b. rau

khổ

(2)


c. cuộn

muốn (3)

d. khuôn

cau

e. buồng

muống (5)

(4)

Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4
● Bài tập phát hiện:
Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
- Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
- Một ngôi xao chẳng sáng đêm.
- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm.
- Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.
- Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về.
Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân tích so
sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngoài nhiệm vụ trên
giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tập
tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể.
Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ.
Biện pháp 6: Giúp học sinh viết dúng chính tả qua các môn học khác:


18


Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà chúng
ta còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập làm văn,
Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, Thủ công,… Đối với các
môn học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường xuyên theo
dõi và cho học sinh kiểm tra bài của nhau hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa
chữa kịp thời.
* Ví dụ: + Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình
Học sinh lại viết: Tự làm lấy việt của mình
+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nông nghiệp
Có học sinh viết: Hoạt động nông ngiệp
+ Dạy Thủ công: Gấp, cắt, dán bông hoa
Học sinh lại viết: Gấp, cắt, dáng bông hoa
+ Dạy Toán : Khi giải bài toán học sinh thường viết sai tên đơn vị như:
“tuổi” lại viết “tủi”, “mét” lại viết “mết". Giáo viên cần sửa chữa kịp thời để các
em không mắc lại lần nữa
Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là phân
môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm, vần,
thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ không hoàn hảo và người đọc sẽ không
hiểu ý bài văn viết gì.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh không sai lỗi trong vở học sẽ được khen
thưởng bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, viên phấn,…Với
những em vở được xếp loại A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước lớp để
cả lớp nêu gương.
Như vậy, trong quá trình dạy học chính tả trên lớp, tôi đã áp dụng 6 biện
pháp để giúp học sinh viết đúng chính tả. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Trong quá trình học, giáo viên luôn phải nhắc nhở học sinh ý thức
tự học và hướng dẫn học sinh phương pháp tự ghi nhớ kiến thức.

19


4. Kiểm nghiệm:
- Nhờ áp dụng nhiều biện pháp nên kĩ năng viết đúng chính tả của học
sinh ngày càng phong phú và bền vững, học sinh có thể điền đúng và nhanh các
từ khi giáo viên yêu cầu hoặc khi làm bài kiểm tra.
- Học sinh thích làm bài tập hơn, hào hứng với trò chơi học tập, thảo luận
nhóm sôi nổi, tự mình khám phá ra từ mới, nắm nghĩa từ, sử dụng từ. Vận dụng
các biện pháp giúp học sinh kĩ năng viết đúng chính tả đã đề xuất làm cho lớp
học sôi nổi hơn nhiều.
Kết quả thi cuối HKI của lớp 3B (sử dụng biện pháp giúp học sinh viết
đúng chính tả ) và lớp 3A( không sử sụng biện pháp giúp học sinh viết đúng
chính tả):
Tổng số
3A
3B

HS
26
26

Hoàn thành tốt
SL
TL
10
38,5%
18
69,35%


Hoàn thành khá
SL
TL
9
34,7%
7
26,8%

Hoàn thành
SL
TL
7
26,8%
1
3,85%

Thông qua bảng thống kê, ta thấy chất lượng học sinh giữa hai lớp có sự
khác biệt rõ rệt. Điều đó chứng tỏ tính đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp
rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh mà tôi đã và đang áp dụng.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 3, tôi cũng đã áp dụng một số
biện pháp này vào các giờ học chính tả cụ thể như: năm học 2010 – 2011, chất
lượng học phân môn Chính tả đạt kết quả cao (qua đợt khảo sát CSTĐ của Phòng
giáo dục) lớp tôi đạt 20/25 học sinh có 0 - 1 lỗi, 3/25 học sinh có 2 - 3 lỗi, 2/25
học sinh mắc 4 lỗi không có học sinh yếu về chính tả.
Chính nhờ viết chính tả đúng và đẹp nên lớp tôi 4 năm liền có học sinh đạt giải
“Hội thi vở sạch – chữ đẹp” cấp Thành phố.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. KẾT LUẬN

20



- Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các
biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiêng
Việt.
- Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu làm quen
với Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắc chính tả,
qui tắc kết hợp từ, qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em một số
mẹo luật chính tả,…
- Để dạy tốt, người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tham khảo ở sách,
báo và kinh nghiệm của anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao
trình độ tay nghề, cần phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa
học, tra “từ điển” các từ có liên quan đến chính tả. -Nắm vững phương pháp đặc
trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao
cho sát hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình.
- Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp
thời. Hạn chế không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc
cảm và bạn bè có ấn tượng không tốt về các em. Bên cạnh đó giáo viên còn phải
khích lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả
tốt.
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ:
- Học sinh tự chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay chính tả (dùng viết những từ khó
có trong bài Tập đọc và bài Chính tả), chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học chính tả như:
bút chì (chấm bài cho bạn), bảng con, phấn, giẻ lau bảng (viết từ khó trước khi viết
chính tả).
- Giáo viên nhắc nhở các em tự học ở nhà, đọc trước các bài Tập đọc và luyện viết
các từ khó có trong bài Tập đọc hoặc trong bài Chính tả.
- Rèn cho các em thói quen nói từ đúng, câu hay khi giao tiếp trong gia đình, nhà
trường.
21



- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo đầu tư mua sắm đầy đủ sách tham khảo, tài
liệu, từ điển (Chính tả) Tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong giảng dạy
môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng.
- Các cấp lãnh đạo mở chuyên đề dạy phân môn Chính tả để Phó hiệu trưởng và
Tổ trưởng chuyên môn phổ biến rộng rãi đến giáo viên giảng dạy được tốt hơn.
Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày

tháng

năm 2015

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung
của người khác

MẠC THỊ THANH

22


23


X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 – Tập 1 và 2.
2. Một số phương pháp dạy Tiếng Việt - trong tập (Đổi mới phương pháp dạy học
ở Tiểu học) – Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên.
3. Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên (NXB Giáo dục, HN 1988).
4. Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục).
5. Mẹo luật chính tả (Lê Trung Hoa) - Sở Văn hóa-Thông tin Long An, XB:1984
6.Chữa lỗi chính tả cho học sinh của: Phan Ngọc (NXB Giáo dục Hà Nội, 1982).

24


XI. MỤC LỤC:
TT

Nội dung các mục

Trang

I
II

TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ

1
1

1

Tầm quan trọng của phân môn chính tả


1

2
III
IV

Lý do chọn đề tài
CƠ SỞ LÝ LUẬN
CƠ SỞ THỰC TIỄN

1
1
2

1

Thuận lợi

2

2

Khó khăn

2

3

Khảo sát thực trạng


2

4

Nhận định nguyên nhân

3

25


×