Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi chủ thể pháp luật kinh doanh tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.69 KB, 3 trang )

ĐỀ THI PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH.
1. CTCP X đang có dự định bán một tài sản của CT cho ông A là cổ đông sang lập của CTY và muốn
bạn tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan theo quy định của LDN 2014.

Những thông tin bạn được cung cấp như sau:

1- CT có 100.000 cổ phần, trong đó ông A sở hữu 12% cổ phần.
2- CT ko có cổ phần ưu đãi.
3- Điều lệ cty ko quy định khác LDS 2014 .

Đáp án:

Căn cứ vào điểm A khoản 1 điều 162 LDN 2014 thì giao dịch giữa cty với ông A ( cổ đông sở hữu trên
10% tổng số cỏ phần phổ thông) phải dc đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị chấp thuận. Tùy
thuộc vào giá trị tài sản mà CTCP X dự định bán cho A mà thẩm quyền quyết định giao dịch thuộc về Hội
đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.

Nếu tài sản định bán có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chánh
gần nhất: Thẩm quyền thuộc về hội đồng quản trị ( khoản 2 điều 162)

Nếu tài sản định bán có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chánh
gần nhất: Thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông ( khoản 3 điều 162)

2. Nhận định
1- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú
tại VIệt Nam.
Đáp án:
Nhận định đúng.
Khoản 3 điều 13 LDN có quy định :”(…) Trường hợp doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật
thì người đó phải cư trú tại Việt Nam”
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 điều 13 LDN.




2- Chủ tịch HDQT của CTCP phải là cổ đông của công ty đó
Đáp án:
Nhận định sai.
-

Chủ tịch HDQT của CTCP không nhất thiết phải là cổ đông của công ty đó
Khoản 1 điều 152 LDN 2014 quy định :” Hội đồng quản trị bầu 1 thành viên của hội đồng quản trị
làm chủ tịch”. Như vậy, chủ HDQT phải là thành viên của HDQT, ta xem xét lại thành viên của
HDQT có bắt buộc làm cổ đông của cty hay không?

-

Theo điểm B khoản 1 điều 152 LDN 2014 thì thành viên của HDQT phải có tiêu chuẩn và điều
kiện sau:” Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý cty và ko nhất thiết phải là cổ
đông”

-

Luật không bắt buộc thành viên HDQT phải là cổ đông của công ty đó do đó chủ tịch HDQT được
bầu trong số những thành viên này  Chủ tịch HDQT có thể là hoặc không là cổ đông của công
ty đó.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 152 LDN 2014.
3- CTCP A sở hữu 55% cổ phần CT TNHH B thì CT TNHH B ko dc mua cổ phần CTCP A.
Đáp án:
Nhận định đúng.
-


“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc trong một số trường hợp sau
đây”:
• Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.

CT CP A sở hữu trên 50% vốn điều lệ của CT TNHH B (55%), như vậy có thể kết luận rằng CT A là CT mẹ
của B. Khoản 2 điều 189 LDN 2014 quy định :” CT con không được góp vốn, mua cổ phần từ công ty mẹ.”
 CT B là CT con  Không được mua cổ phần từ công ty mẹ.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 điều 189 LDN 2014.
4- Thành viên CT hợp danh phải là cá nhân
Nhận định sai.
Trong công ty hợp danh có 2 loại thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Điểm B khoản 1 điều 172
LDN 2014 chỉ bắt buộc thành viên hợp danh phải là cá nhân.” Luật không hề đề cập thành viên góp vốn
phải là cá nhân hoặc tổ chức ko thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 18.
Cơ sở pháp lý: Điểm B khoản 1 điều 172 LDN 2014
3. CT TNHH Hải Phong đầu tư 1 tỷ đồng thành lập CT Hải Minh và cử 3 người ông Nam, ông
Thành, và bà Hương làm đại diện quản lý vôn ở CT Hải Minh.


Vào tháng 10/2014, ông Nam bán cho CT Hải Minh 1 chiếc ô tô giá 200 triệu đồng. CT Hải Minh
đã vay 200 triệu đồng CT Hải Phong 200 triệu đồng từ CT Hải Phong để trả cho ông Nam. Mặc
dù thời hạn trả nợ theo hợp đồng vay là 1 năm kể từ ngày 1/10/2014 tuy nhiên đến tháng
3/2015 CT Hải Minh đã trả hết số nợ cho CT Hải Phong.
Tháng 10/2015, CT TNHH Hải Minh bị tòa án có thẩm quyền mở thủ tục phá sản theo yêu cầu
của 1 chủ nợ.
Anh/ chị hãy cho biết:
1- Nếu áp dụng theo LDN 2014 thì hợp đồng mua ô tô giữa CT Hải Phong và ông Nam có phải
là hợp đồng giữa CT với người liên quan không? Vì sao?
Đáp án:
CT TNHH Hải Minh có vốn 100% vốn điều lệ do CT TNHH Hải Phong đầu tư. Vì vậy CT TNHH Hải
Minh là CT TNHH 1 thành viên do CT TNHH Hải Phong làm chủ sở hữu.

Phải
2- Việc cty Hải Minh trả nợ cho cty Hải Phong có bị vô hiệu không? Vì sao
Đáp án:
Theo điểm a khoản 1 điều 189 LDN 2014, CT Hải Phong cũng là CT mẹ của CT Hải Minh vì sở hữu
100% vốn điều lệ của CT Hải Minh.
Khoản 2 điều 59 LPS 2014 có quy định :” Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán quy định tại khoản 1 điều này được thực hiện với những người liên quan trong thời
gian 18 tháng trước ngày tòa án Nhân nhân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô
hiệu.”
Khoản b điều 59 LPS 2014 quy định về những người liên quan là CT con với CT mẹ.”
Thời hạn trả hết số nợ cho CT Hải Phong, tức là trả nợ chưa tới hạn. Đối chiếu với khoản 1 điều
59 thì đây là trường hợp được quy định tại điểm C :” Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho chủ nợ
đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn.”
Vì vậy đã có đủ căn cứ áp dụng khoản 2 điều 59 LPS 2014 để giải quyết tình huống nêu trên.



×