BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾTP. HỒCHÍ MINH
TRẦN THỊTHU PHƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN KHẢNĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC
HỘGIA ĐÌNH NÔNG THÔN ỞTHÀNH PHỐCẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨKINH TẾ
TP. HỒCHÍ MINH–NĂM 2016
BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTP.
HỒCHÍ MINH
TRẦN THỊTHU PHƯƠNG
MSHV: 7701230019
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN KHẢNĂNG TIẾP CẬN TÍN
DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘGIA ĐÌNH NÔNG THÔN
ỞTHÀNH PHỐCẦN THƠCHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG
MÃ SỐ: 603.40402
LUẬN VĂN THẠC SĨKINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCTS. NGUYỄN HOÀNG BẢO
TP. HỒCHÍ MINH–NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
TP Cần Thơ, ngày19 tháng04 năm 2016Tácgiả
Trần Thị Thu Phương
MỤC LỤCCHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU...................................................................................2
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
1.6 Kết cấu đề tài................................................................................................5
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................6
2.1 Lý thuyết về vốn xã hội...............................................................................6
2.1.1 Các quan điểm về định nghĩa vốn xã hội (social capital).....................6
2.1.2Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu..................................................8
2.2 Tín dụng chính thứcvà khả năng tiếp cận tín dụng...................................11
2.2.1Phân biệt tổ chức tín dụng chính thức.................................................11
2.2.2 Khả năng tiếp cận tín dụng..................................................................12
2.3 Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng.................................................12
2.3.1 Cách thức vốn xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng......................12
2.3.2 Các nghiên cứu về vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng.............14
2.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng...................15
2.4.1 Đặc điểm các khoản vay......................................................................15
2.4.2 Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình........................................................16
2.5 Đánh giá các tài liệu nghiên cứu có liên quan...........................................18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................21
3.1 Khung phân tích của nghiên cứu...............................................................21
3.3 Phương pháp chọn mẫu..............................................................................23
3.4 Mô hình nghiên cứu...................................................................................24
3.4.1 Các biến trong mô hình.......................................................................25
3.4.2 Mô hình nghiên cứu.............................................................................25
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............................28
4.1 Vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam.............................................................28
4.2 Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam..................................................30
4.3 Tổng quan về địa bàn TP Cần Thơ................................................................31
4.4 Thị trường tín dụng trên địa bàn TP Cần
Thơ...........................................31Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN................................34
5.1.Thống kê mô tả......................................................................................34
5.1.1.Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức....................34
5.1.2.Đặc điểm các khoản vay.................................................................36
5.1.3.Đặc điểm cá nhân người đi vay......................................................37
5.1.4. Đặc điểm hộ gia đình.........................................................................39
5.2 Kiểm định về mối quan hệ giữa vốn xã hội, đặc điểm vốn vay, đặc điểm cá
nhân và hộ gia đình với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức......................41
5.3 Kết quả hồi quy mô hình binary logistic giữa khả năng tiếp cận tín dụng với
các biến độc lập trong mô hình..................................................................47
5.4 Kết quả hồi quy mô hình hồi quy giữa giá trị khoản vay với các biến độc lập
trong mô hình.............................................................................................52
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................56
6.1 Kết luận......................................................................................................56
6.2 Kiến nghị....................................................................................................57
6.3. Hướng nghiên cứutiếp theo.....................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................59
Phụ lục 1 : Kết quả Stata thống kê mô tả............................................................69
Phụ lục 2 : Kiểm định Ttest.................................................................................84
Phụ lục 3 : Hàm hồi quy.....................................................................................88
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng...........17
Bảng 2.2. Tóm tắt cách thức đo lường vốn xã hội..............................................19
Bảng 3.1. Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn và số mẫu tương ứng.................23
Bảng 3.2. Tóm tắt và mô tả các biến...................................................................25
Bảng 5.1. khả năng tiếp cận tín dụng chính thức................................................34
Bảng 5.2. Vốnxã hội của các hộ gia đình...........................................................35
Bảng 5.3. Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng.........................................36
Bảng 5.4. Đặc điểm các khoản vay.....................................................................37
Bảng 5.5. Đặc điểm cá nhân người đi vay..........................................................38
Bảng 5.6. Đặc điểm người đi vay và khả năng tiếp cận tín dụng.......................38
Bảng 5.7. Đặc điểm hộ gia đình..........................................................................40
Bảng 5.8. Đặc điểm hộ gia đình và khả năng tiếp cận tín dụng..........................40
Bảng 5.9. Kiểm định Ttest giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc về tiếp cận tín
dụng chính thức..............................................................................................41
Bảng 5.10. Kiểm định chi-test giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc về tiếp cận
tín dụng chính thức.......................................................................................44
Bảng 5.11. Kết quả mô hình hồi quy Logistic....................................................47
Bảng 5.12. Kết quả mô hình hồi quy tác động của các nhân tố đến độ lớn khoảng
vay.......................................................................................................................53
TÓM TẮT
Mục tiêu tổng quát của đềlà phân tích tác độngcủa vốn xã hội đến khả năng tiếp
cận tín dụngchính thức củacác hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ. Với mục tiêu
tổng quát trên, bài viết đặt ra hai mục tiêu cụ thể là: (1) phân tích tác động của vốn
xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn
trên địa bàn TP Cần Thơ và (2) đánhgiá ảnh hưởng của vốn xã hội đến giá trị
khoản vốn vay được từ nguồn tín dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ gia đình
có vay vốn và không có vay vốn tại TP Cần Thơ.Để trả lời cho hai mục tiêu nghiên
cứu, bài viết sử dụng mô hình hồi quy binary logit và mô hình hồi quy bội theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất.Với mục tiêu thứ nhất tác giả sử dụng mô hình
hồi quy logit với biến phụ thuộc là xác suất tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ
gia đình. Sau khi ước lượng mô hình logit, nghiên cứu nhậnthấy rằng vốn xã hội cụ
thể là mạng lưới xã hội chính thức, niềm tin và người bảo lãnh có ảnh hưởng tích
cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ.Từ kết quả của mục
tiêu thứ nhất tác giả tiếp tục nghiên cứu giải quyết mục tiêu thứ hai. Bài viết sử
dụng mô hình hồi quy bội theo phương pháp bình phương nhỏ nhất để đánh giá
ảnh hưởng của vốn xã hội đến giátrị khoản vốn vay.Kết quả hồi quy cho thấy,các
yếu tố của vốn xã hội là mạng lưới xã hội chính thức, niềm tin và sự hợp tác có
quan hệ cùng chiều với lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức.Ngoài ra, bài
viết còn chứng minh rằng ngoài vốn xã hội còn có các yếu tố kháctác động đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức và giá trị khoản vốn vay là lãi suất vàtài sản thế
chấp. Kết quả của bài nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu của Oken
(2004) Heikkilaa (2009), Lawal (2009) cho rằng vốn xã hội tăng làm tăng khả
năng tiếp cận tín dụng chính thứccủa các hộ gia đình.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đềXu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh
hưởng đến các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển
mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai
thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí
thấp. Qua 15 năm đổi mới khu vực nông thôn nước ta đã có nhiều thay
đổi, các phương thức tập thể hóa nông nghiệp đã được xóa bỏ thay vào đó là các
hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh
vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được
áp dụng: ưu đãi thuế nôngnghiệp, các chính sách tín dụng ưu đãi, từng bước ứng
dụng những tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng
giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Do vậy, việc cải
thiện khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín dụng được
coi như là một công cụ chiến lược để hỗ trợ vốn cho đại đa số hộ nghèo ở nông
thôn.Theo Tổng Cục Thống Kê (2010), Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ
(chiếm gần 80% dân số)trong đó có hơn một nữa thuộc diện có thu nhập thấp, 40%
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất.
Bên cạnh đó, ở nông thôn, nhu cầu về vốn để tiêu dùng, xây dựng nhà ở đặc biệt là
sản xuất trong nông nghiệp ở các hộ gia đình là rất lớn. Tuy nhiên, để tiếp cận
đượccác nguồn vốn vay ở khu vực chính thức, các hộ gia đình cũng gặp không ít
khó khăntrở ngại. Ở Việt Nam, Phạm và Izumida (2002) chỉ ra rằng hơn 30% hộ
nông dân không thể vay từ người cho vay chính thức. Trong việc cung cấp tín dụng
chính thức cho các hộ gia đình, một số tổ chức tín dụng chính thức duy trì các thủ
tục rườm rà và tốn thời gian cũng góp phần giới hạn các hộ gia đình nông thôn, đặc
biệt là hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp. Bên cạnh đó hộ gia đình phải đối mặt với
hai vấn đề chính trong việc vaymượn từ các ngân hàng thương mại: tài sản thế
chấp và không thể vay dựa trên mức thu nhập của họ. Do
3đó, khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức bị hạn chế đã làm cho các hộ
gia đình phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tín dụng phi chính thức. Để tiếp cận
được các nguồn tín dụng chính thức, ngoài các loại tài sản dùng thế chấp như đất
đai, nhà cửa, máy móc còn có một loại tài sản khác đó là lòng tin, mạng lưới xã
hội, sự hợp tác và gắn bó của hộ gia đình với cộng đồng mà gọi chung là vốn xã
hội. Ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho rằng vốn xã hội có thể giúp
các hộ gia đình hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn khắc phục được
sự thiếu hụt các loại vốn khác (Annen, 2001; Fafchamps và Minten, 2002 ).
Vậy, thực tế vốn xã hội có tác động như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn? Để trả lời câu hỏi này, tôi
thực hiện đề tài “Tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của các hộ gia đình nông thôn ở TP Cần Thơ”dựa trên số liệu sơ cấp được
phỏng vấn từ các hộ gia đình có vay vốn và không có vay vốn.Mục tiêu nghiên cứu
này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của các hộ gia đình ở nông thôn TP Cần Thơ dựa trên những cơsở và
bằng chứng thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải
thiện đời sống của các hộ gia đình nông thôn.
1.2Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của vốn
xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụngchính thứccủa các hộ gia đình nông thôn tại
TP Cần Thơ. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể
như sau:(1) Phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ.(2) Đánh giá ảnh hưởng của
vốn xã hội, đặc điểm khoản vay và đặc điểm nông hộ đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ.
4(3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượngvốn của các hộ gia đình nông thôn
khi có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn TP Cần
Thơ(4) Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho
các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn TP Cần Thơ.
1.3 Câu hỏi nghiên cứuĐề tài được thực hiện để trả lời những câu hỏi sau:(1) Vốn
xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ tại
TP Cần Thơ không? (2) Vốn xã hội, đặc điểm khoản vay và đặc điểm nông hộ tác
động như thế nào đến khả năng vay vốn của các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần
Thơ? (3) Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến lượng vốn mà hộ gia đình vay ở các
tổ chức tín dụng chính thức?(4) Các giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức cho các hộ gia đình nông thôn tại TP Cần Thơ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu-Không gian:Đề tài nghiên cứuđược thực
hiện trong phạm vi địa bàn TP Cần Thơ.-Thời gian:Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp
được phỏng vấn từ các hộ gia đình có vay vốn và không có vay vốn tại TP Cần
Thơ. Thông tin được thu thập phục vụcho phân tích là số liệu các năm 2010
-2014.-Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có nhu cầu
vay vốn và họ có có thể vay được vốn hoặc không vay được vốn tại các tổ chức tín
dụng chính thức trên địa bàn TPCT.
1.5 Phương pháp nghiên cứuĐề tài nghiên cứu đã thực hiện thu thập và phân tích
các bộ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp khác nhau.
5Dữ liệu thứ cấp là các tài liệu, các thông tin báo cáo của ngân hàng nhà nước,
tổng cục thống kê, các bài viết đăng trên các tạp chí, các website trong và ngoài
nước, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.Dữ liệu sơ cấp
được thu thập và xử lý trên phần mềm Stata. Để có thông tin phục vụ cho nghiên
cứu này chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có nhu cầu vay
vốn và đã vay vốn ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ thông qua trả lời bảng câu
hỏi được thiết kế sẵn.
1.6 Kết cấu đề tàiĐề tài bao gồm sáuchương. Cụ thể như sau: chương một giới
thiệu chung về đề tài.Chương hai sẽ trình bàycơ sở lý thuyết về vốn xã hội,thị
trường tín dụng chính thức, lược khảo các lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã
hội và khả năng tiếp cận tín dụng. Chương ba đề cập đến phương pháp nghiên cứu
bao gồm trình bày về cơ sở dữ liệu, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng khung phân
tích, phát triển mô hình kinh tế lượng và xây dụng các biến trong mô hình. Chương
bốn khái quát về vốn xã hội, thị trường tín dụng nông thôn của Việt Nam và tổng
quan về địa bàn nghiên cứu. Chương năm trình bày thống kê mô tả và kết quả phân
tích.Chương sáu rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách về cải
thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn.
HƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Lý thuyết về vốn xã hội2.1.1 Các quan điểm
về định nghĩa vốn xã hội (social capital)Vốn xã hội được quan niệm là một loại
vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế vốn văn hóa, vốn con người. Một
trong những người đầu tiên tiên phong trong việc nghiên cứu vốn xã hội là Lyda
Judson Hanifan (1916), cho đến nay khái niệm vốn xã hội (VXH) đã được phát
triển với nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau. Theo Hanifan (1916), dùng
khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như sự
tương tác giữa các cá nhân hay gia đình –những người tạo nên một đơn vị xã hội.
Khái niệm này đã được Pierre Bourdieu mở rộng vào năm 1986: vốn xã hội là toàn
bộ nguồn lực (hiện hữu hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp
hay gián tiếp (chẳng hạn cùng thành viên của một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán
hay đồng môn) và là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết
nhau và nhận ra nhau. Bourdieu cho rằng khối lượng vốn xã hội của một cá nhân
chính là mối quan hệ và danh tiếng của cá nhân đó trong xã hội và thực chất nó là
mạng lưới xã hội của cá nhân. Một cá nhân có mạnglưới quen biết (trực tiếp hoặc
gián tiếp) lớn thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm và khẳng định vị thế
của họ trong xã hội. Năm 1988, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa ra
một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông hiểu vốnxã hội bao gồm
những đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: các mạng lưới xã hội, các chuẩn
mực và sự tin cậy trong xã hội (scoail trust) là những cái giúp cho các thành viên
có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục
tiêu chung.Nhà chính trị học Robert Putnam (1995) đã lập lại ý tưởng của Coleman
và đưa ra định nghĩa như sau về vốn xã hội: Vốn xã hội nói tới những khía cạnh
đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin
cậy trong xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt
đến lợi ích hỗ tương. Ông cho rằng trong một nhóm, nếu tất cả các thành viên tin
tưởng nhau, họ có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn và vốn xã hội cho phép
họ làm những công việc với chi phí thấp hơn. Cách hiểu của Ngân hàng
7Thế giới (1999) về vốn xã hội cũng phần nào tương tự như cách hiểu
của Coleman và Putnam nêu trên: “Vốn xã hội liên quan tới các tổ chức, các mối
quan hệ, và các chỉ tiêu hình thành chất lượng và số lượng của các tương tác xã
hội, tin tưởng nhau dẫn đến hành động tập thể hay nói cách khác nó là “chất keo”
gắn kết các mối liên hệ với nhau”.Trong một bài viết vào năm 2000, nhà nghiên
cứu chính trị học người Mỹ gốc Nhật Francis Fukuyama cho rằng phần lớn các
định nghĩa về vốn xã hội đều chỉ nói về những mặt biểu hiện của vốn xã hội hơn là
về bản thân vốn xã hội. Ông viết như sau: “Vốn xã hội là một chuẩn mực phi chính
thức được biểu hiện trong thực tế có tác dụng thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay
nhiều cá nhân”. Theo định nghĩa này, sự tin cậy, các mạng lưới xã hội, xã hội dân
sự, và những thứ tương tựvốn gắn liền với vốn xã hội, đều là những hiện tượng thứ
phát, nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xã hội. Một nghiên
cứu của Spellerberg (2001) xem xét vốn xã hội là mối quan hệ giữa các đối tượng
(cá nhân, nhóm và tổ chức) để tạo ra một công suất vì lợi ích chung hoặc một mục
đích chung. Thêm vào đó ông cho rằng vốn xã hội là nguồn lực xã hội được thể
hiện trong mối quan hệ giữa con người. Nó nằm trong và bắt nguồn từ liên lạc,
chia sẻ, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau trong các mối quan hệ đang diễn ra. Công
trình nghiên cứu về vốn xã hội gần đây nhất của Durlauf và Fafchamps (2005) đưa
ra một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông cho rằng vốn xãhội là
một dạng không chính thức của các tổ chức và các tổ chức dựa trên mối quan hệ xã
hội, mạng lưới, các hiệp hội tạo ra sự chia sẻ kiến thức, tin tưởng lẫn nhau các
chuẩn mực xã hội và các quy tắc bất thành văn. Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách
định nghĩa khác nhau, tuy nhiên các định nghĩa và giải thích đều xoay quanh bốn
yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: hệ thống các mạng lưới xã hội; niềm tin của
con người trong xã hội; sự hợp tác và sự gắn bó với mọi người. Trên cơ sởcủa các
nhà nghiên cứu trước, các yếu tố tạo thành vốn xã hội được xác định trong bài viết
này là mạng lưới xã hội (bao gồm mạng lưới chính thức và không chính thức), sự
tin cậy và sự hợp tác với nhau. Theo đó, có thể hiểu rằng sự liên kết thực tế giữa
các mạng lưới xã hội như các cá nhân, các nhóm, các tổ chức các hiệp hội với nhau
sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn
8nhau. Lợi ích mà các hộ gia đình nhận được từ vốn xã hội của mình là những điều
kiện thuận lợi để chủ thể tham gia huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài
chính. 2.1.2Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu Đã có nhiều tài liệu thảo luận về
các phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường vốn xã hội. Phải thừa nhận rằng,
đo lường vốn xã hội là một công việc rất khó khăn. Thứ nhất, do sự cùng tồn tại
của nhiều định nghĩa về vốn xã hội. Thứ hai, vì vốn xã hội được dựa trên các chỉ số
đại diện vô hình, khó định lượng. Thứ ba, đo lường vốn xã hội không chỉ đo lường
số lượng mà còn đo lường chất lượng của nguồn vốn xã hội trên nhiều quy mô
khác nhau. Trong nghiên cứu này, vốn xã hội được đo lường bằng các yếu tố hợp
thành vốn xã hội bao gồm: mạng lưới xã hội (mạng lưới chính thức và phi chính
thức), niềm tin vào sự hợp tác. Mạng lưới xã hội Mạng lưới xã hội đề cập tới mối
quan hệ giữa các cá nhân hoặc các nhóm, có thể được coi là các yếu tố “cơ cấu”
của vốn xã hội và được xem là một yếu tố quan trọng hình thành nên vốn xã hội
như số lượng và cách thức trao đổi giữa những người trong cùng mạng lưới có thể
ảnh hưởng đến mức độ hỗ trợ mà một cá nhân nhận được, cũng như có thể tiếp cận
được các nguồn hỗ trợ khác. Trong vốn xã hội, mạng lưới xã hội được phân biệt
trên một số khía cạnh như: loại mạng lưới chính thức và không chính thức; cấu trúc
mạng lưới đóng và mở, mạng lưới đồng nhất và không đồng nhất; quan hệ mạng
lưới theo chiều ngang và theo chiều dọc (Stone, 2001). Trong khuôn khổ nghiên
cứu, bài viết chỉ tiến hành đo lường mạng lưới xã hội theo loại mạng lưới là mạng
lưới chính thức và mạng lưới không chính thức. Trong phạm vi nghiên cứu của bài
viết này, chúng tôi chỉ thực hiệnđo lường mạng lưới xã hội bao gồm mạng lưới
chính thức và mạng lưới không chính thức. Mạng lưới chính thức Mạng lưới chính
thức bao gồm các tổ chức chính thức như các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội
(theo Putnam, 1995, trích bởi Baum và Ziersch, 2003).
9Theo Stone (2001) mạng lưới các mối quan hệ xã hội chính thức liên quan đến
nhiều khía cạnh của cuộc sống như xã hội dân sự và thể chế. Mạng lưới này gồm
các tổ chức, hiệp hội hoạt động dựa trên nhóm, các quan hệ dân sự không theo
nhóm, các tổ chức/hiêp hội dựa trên quan hệ công việc và các mối quan hệ thể chế.
Các nhà nghiên cứu như Putnam (1995) và Stone (2001) xem xét số lượng mạng
lưới xã hội mà các cá nhân là thành viên như là một chỉ số đo lường mạng lưới
chính thức. Chỉ số này có thể được đo lường bằng phương pháp thống kê số lượng
tổ chức thông qua câu hỏi như: “Gia đình bạn là thành viên của tất cả các nhóm
nào ?” (World Bank, 2003), hay “Bạn đã tham gia (tất cả) các nhóm, câu lạc bộ, tổ
chức nào trong 12 tháng qua ?” (Dave Ruston và Lola Akinrodove, 2002). Chỉ số
này cho phép đánh giá sức mạnh và sự đa dạng của mạng lưới các tổ chức chính
thức tại địa phương. Đo lường mạng lưới xã hội còn sử dụng chỉ số tham gia vào
các tổ chức chính thức, chỉ số tham gia hoạt động xã hội hay sử dụng các chỉ tiêu
liên quan đến sự tương tác và mối liên hệ giữa các cá nhân được thực hiện thông
qua việc gặp gỡ giữa mọi người trong các câu lạc bộ, nhà thờ, các tổ chức và các
hiệp hội khác nhau. Để đánh giá tư cách thành viên của các tổ chức, có thể sử dụng
các chỉsố như tần suất tham gia vào các hoạt động, các cuộc họp ở các tổ chức xã
hội hay cam kết tham gia vào các nhóm địa phương, các nhóm tự nguyện, các tổ
chức, câu lạc bộ, hành động về một vấn đề ở địa phương (Woolcock, 2000). Để đo
lường các chỉ tiêu này cóthể sử dụng những câu hỏi như“Bao nhiêu lần trong 12
tháng qua, bất cứ người nào trong gia đình bạn tham gia vào các hoạt động của
nhóm này, ví dụ như tham gia bằng các cuộc họp hoặc làm việc nhóm ?” (World
Bank, 2003), hay “Những ngày này, bạn bỏ ra baonhiêu thời gian để giúp đỡ
người khác với tư cách là tình nguyện viên hoặc một tổ chức cho bất kỳ tổ chức từ
thiện, câu lạc bộ hay tổ chức khác? (Dave Ruston, 2002). Bên cạnh đó, các nghiên
cứu thực nghiệm về vốn xã hội trong các hoạt động xã hội còn sử dụng thang đo
mức độ về sự kỳ vọng hoặc cảm nhận về mức độ đồng ý, mức độ quan trọng, mức
độ quan tâm, mức độ tình nguyện của các cá nhân tham gia mạng lưới xã hội để
đánh giá chỉ số tham gia hoạt động xã hội.
10Đối với mạng lưới xã hội chính thức dựa trên quan hệ dân sự, để đo lường Stone
(2001) sử dụng chỉ số tham gia của công dân, chỉ số này được đo lường bằng mức
độ tham gia của cá nhân trong các vấn đề địa phương, nhận thức về khả năng ảnh
hưởng đến các vấn đề về địa phương, và sự tin tưởng trong các tổ chức công dân.
Mạng lưới không chính thức Baum và Ziersch (2003) đã phân biệt mạng lưới
không chính thức bao gồm bạn bè, gia đình, hàng xóm và các mối quan hệ liên
quan đến công việc (Baum và Ziersch, 2003). Theo Finch (1989) (trích bởi Stone,
2001) phânbiệt đầu tiên trong mạng lưới không chính là mạng lưới trong gia đình
và mạng lưới ngoài gia đình. Tác giả cho rằng, các thành viên trong một hộ gia
đình hợp tác và hoạt động theo những cách khác nhau để mở rộng mạng lưới gia
đình và họ hàng với các hộ gia đình khác bên ngoài. Mạng lưới không chính thức
đề cập đến mạng lưới bên ngoài gia đình và họ hàng bao gồm tình bạn và các mối
quan hệ thân mật khác như mối liên hệ giữa hàng xóm láng giềng. Mạng lưới xã
hội không chính thức được Harper (2002) đo lường thông qua mối quan hệ bạn bè
và mạng lưới hàng xóm. Mối quan hệ này được đánh giá bằng số lượng bạn bè, số
lượng hàng xóm láng giềng hay tần xuất gặp gỡ và nói chuyện với người thân, bạn
bè, hàng xóm hoặc bằng chỉ số tương tác xã hội như mối liên hệ giữa các cá nhân
được thực hiện thông qua việc gặp gỡ giữa mọi người trong các câu lạc bộ, nhà
thờ, các tổ chức; sự liên lạc với bạn bè gia đình hàng xóm. Để đo lường chỉ số này,
Cindy-Ann và Doug (2002) đã sử dụng câu hỏi: “Trong tháng vừa qua bạn có
thường xuyên giaotiếp với gia đình và/hoặc bạn bè, qua điện thoại, qua internet
hoặc qua đường bưu điện không?’’ hay “Nếu bạn đột nhiên phải đối mặt với tình
trạng khẩn cấp dài hạn như cái chết của một trụ cột gia đình hoặc [NÔNG THÔN:
thất bại sau thu hoạch; ĐÔ THỊ: mất việc làm], có bao nhiêu người ngoài gia đình
ngay lập tức sẵn sàng hỗ trợ bạn?” (Ngân hàng Thế Giới, 2003).
11Niềm tin và sự hợp tácSự tương trợ và niềm tin là những yếu tố cốt lõi của vốn
xã hội (Putnam, 1995). Theo quan niệm của tác giả, các mối quan hệ xã hội tạo ra
niềm tin giữa các cá nhân và các nhóm. Niềm tin tạo điều kiện thuận lợi cho sự
hợp tác, mức độ tin tưởng trong một cộng đồng càng lớn, khả năng hợp tác càng
cao. Coleman (1988) chỉ ra rằng niềm tin được hình thành bởi sự tương tác lặp đi
lặp lại giữa các cá nhân thông qua uy tín, mạng lưới hoặc sự hiểu biết về cơ chế
hình thành các hành vi và những hành động của những người khác. Như vậy, tin
tưởng là một yếu tố quan trọng của vốn xã hội ở chỗ nó là một nguồn lực mà
chúng ta sử dụng khixây dựng các mối quan hệ với những người khác và tương trợ
lẫn nhau. Tuy nhiên, niềm tin, sự hợp tác là những khái niệm mang tính chất trừu
tượng, vì vậy, rất khó để đo lường hai yếu tố này.2.2 Tín dụng chính thức và khả
năng tiếp cận tín dụng 2.2.1Phân biệt tổ chức tín dụng chính thứcBài viết phân biệt
các tổ chức tín dụng chính thức là các Ngân hàng được quy định tại Luật các tổ
chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/210. Theo đó, Ngân hàng là loại hình
tổ chức tín dụng có thể thực hiện được tất cảcác hoạt động ngân hàng theo quy
định của Luật này. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường
xuyên một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch
vụ thanh toán qua tài khoản. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình
ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp
tác xã, các tổ chức tín dụng chính thức là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc
tất cả các hoạt động ngân hàng. Trong bày viết này, các tổ chức tín dụng chính thức
bao gồm: ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,ngân hàng Chính sách
Xã hội, các ngân hàng thương mại nhà nước, và các ngân hàng tư nhân.Những cá
nhân và tổ chức cho vay khác không thuộc nhóm các ngân hàng quy định trong
luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/210 sẽ không thuộc khu
vực tín dụng chính thức.
2.2.2 Khả năng tiếp cận tín dụng Thuật ngữ khả năng tiếp cận tín dụng được sử
dụng trong rất nhiều nghiên cứu trước đây. Trong bài viết của Okten (2004) khi
nghiên cứu về tiếpcận tín dụng ở Indonesia, ông phân tích việc tiếp cận tín dụng
thông qua các nguồn tín dụng mới thành lập bao gồm: biết về nơi đi vay, quyết
định xin cấp vốn vay và được cấp bởi người cho vay. Lawal và cộng sự (2009) thì
xác định rằng nếu hộ gia đình nhậnđược khoản vốn vay từ một nguồn tín dụng bất
kỳ cho mục đích sản xuất, nó sẽ được gọi là “tiếp cận” và ngược lại. Tiếp cận tín
dụng là khả năng nông hộ có thể tiếp cận được một nguồn tín dụng cụ thể nào đó
nghĩa là họ có thể vay mượn được tiền từ tổ chức tín dụng đó (Diagne và
Zeller, 2001). Trong nghiên cứu này, khả năng tiếp cận tín dụng được thể hiện qua
2 phương diện, một là khả năng vay hay cơ hội vay được tiền của một nông hộ; hai
là lượng tiền vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức được giới hạn bởi ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,ngân hàng Chính sách Xã hội,
vàcácngân hàng thương mại nhà nước.2.3 Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng
2.3.1 Cách thức vốn xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng Theo lý thuyết vềvốn
xã hội, những ảnh hưởng đếnsự tiếp cận tín dụng bao gồm việc chia sẽ thông tin
qua các mối quan hệ xã hội, lòng tin với mọi người và sự gắn bó giữa mọi người
trong xã hội. Trong một thị trường được đặc trưng bởi các thông tin không hoàn
hảo như thị trường tín dụng, mối liên kết giữa mọi người trong các nhóm, các
tổchức xã hội có thểlàm tăng quá trình trao đổi thông tin để tạo ra các cơ hội tiếp
cận tín dụng (Fafchamps và Minten, 1998). Ngoài ra, các đặc tính của mạng lưới
xã hội cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu chuyển thông tin. Devereux và Fishe
(1993) cho rằng, nếu mạng lưới mà đồng nhất, nó sẽ làm giảm thông tin không
hoàn hảo và tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp trừng phạt xã hội được
áp dụng (Devereux và Fishe, 1993). Tuy nhiên, Grootaert (1999) không đồng ý
với quan điểm này. Ông khẳng định trong mạng lưới các hiệp hội, các nhóm hay
các tổ chức không đồng nhất như có cả nam lẫn nữ, hay bao gồm những người có
trình độ học vấn khác nhau có thể tiếp cận tín
13dụng tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin khácnhau giữa các thành viên về các
nguồn tín dụng sẵn có rộng rãi hơn. Kilpatrick (2002) chỉ ra rằng, vốn xã hội đóng
vai trò tạo điều kiện cũng như là chất xúc tác của quá trình học tập và chia sẽ trong
cộng đồng thông qua sự hỗ trợ của truyền thông. Việc trao đổi kiến thức được coi
là trao đổi thông tin và kỹ năng giữa các bạn bè, hàng xóm, giữa các thành viên
trong gia đình và các thành viên trong nhóm. Sự chia sẻ thông tin kỹ năng có thể
tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia đầy đủ các hoạt động trong xãhội và tạo ra
cơ hội tiếp cận các nguồn lực bao gồm các nguồn tín dụng. Bên cạnh đó, nhờ các
giao dịch chia sẻ thông tin và sự tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng,
các tổ chức tín dụng có thể giảm được những rủi ro về thông tin bất cân xứng trong
hoạt động cấp vốn vay cho khách hàng. Mặc khác, bên trong mạng lưới, các mối
liên kết, tương tác và đặc biệt là sự tin tưởng giữa các thành viên giúp những thành
viên là khách hàng vay có thể tiếp cận được nguồn tín dụng dễ dàng hơn. Guiso
(2004) khẳng định rằng vốn xã hội thể hiện niềm tin được coi là có ảnh hưởng
mạnh ở nơi mà hành langpháp lý yếu và người dân có trình độ thấp. Thêm vào đó,
ở nơi có vốn xã hội cao, có thể có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nhiều
thông tin và hiểu rõ về các quy định, cách thức giao dịch đối với từng tổ chức tín
dụng khác nhau. Niềm tin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chi
phí giao dịch thông qua cung cấp thông tin và các phương tiện để thực hiện hợp
đồng. Bởi vì mọi giao dịch xã hội và kinh tế sẽ ít rủi ro hơn nếu những đối tác liên
hệ ngầm hiểu với nhau theo một chuẩn tắc cư xử (như tự trọng, sợ mất uy tín gia
đình, giữ lời hứa), do vậy những cá nhân trong các mối quan hệ sẽ không tốn nhiều
thời gian và chi phí để có những ràng buộc bảo đảm cho những mục đích của
những quan hệ đạt được theo mong đợi. Tóm lại, mỗi dạng của vốn xã hội (mạng
lưới xã hội, sự hợp tác, lòng tin và sự gắn bó với mọi người) có thể cải thiện khả
năng tiếp cận tín dụng. Vì với những dạng vốn xã hội này sẽ giúp ta có thể tiếp cận
được những thông tin mới, khác nhau (Dufhues và các cộng sự, 2012) và những
mức độ tin tưởng cao có được thông qua sự tương tác lặp đi lặp lại giữa các cá
nhân đang hoạt động trong nền kinh tế, sẽ khuyến khích sự hợp tác và làm giảm
thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch từ đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng
(Pargal cùng cộng sự,
142002). Thêm nữa, sự gắn bó giúp cho việc trao đổi lợi ích với nhau được diễn ra
thuận lợi hơn (Maluccio cùng cộng sự, 1999). Vì vậy, điều này góp phần vào sự
phát triển các trách nhiệm pháp lý dài hạn giữa các cá nhân đang hoạt động trong
nền kinh tế, đây là một khía cạnh quan trọng để có được những kết quả tích cực
trong hoạt độngkinh tế (Pretty và Ward, 2001)cũng như trong hoạt động tín dụng.
2.3.2 Các nghiên cứu về vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụngĐã có nhiều
nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa vốn xã hội và tiếp cận tín dụng đã chứng
minh rằng vốn xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các cá
nhân, hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp. Lawal và cộng sự (2009), trong một
nghiên cứu thực nghiệm đối với các hộ gia đình nông dân trồng ca cao ở Nigeria,
đã chỉ ra rằng các hiệp hội và mạng lưới là những phương tiện mà qua đó vốn xã
hội của các nông hộ được tích lũy. Nhóm tác giả đã chứng minh rằng nếu có sự gia
tăng trong một đơn vị vốn xã hội sẽ làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ
gia đình này. Okten (2004) trong nghiên cứu về cách thức mà các mạng lưới gia
đình và cộng đồng ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của một cá nhân với tổ
chức tín dụng, ông cho rằng vai trò của cộng đồng trong việc cung cấp thông tin rất
quan trọng, nó làm giảm chi phí tìm kiếm của khách hàng và chi phí giám sát, thực
thi của các tổ chức cho vay. Tác giả khẳng định mạng lưới cộng đồng và gia đình
có ý nghĩa trong việc các cá nhân hiểu biết một nơi để vay, cũng như các tổ chức
tín dụng ra quyết định chấp nhận cho vay. Nghiên cứu một trường hợp ở Uganda,
Heikkilaa và cộng sự (2009) đã khẳng định vốn xã hội có tác động tích cực đối với
khả năng tiếp cận tín dụng nhưng nhận thấy mối liên hệ giữa lòng tin của mọi
người với nhau và sự tiếp cận các khoản vay thì không có ý nghĩa. Ajam (2009) khi
xem vai trò của vốn xã hội trong tiếp cận tín dụng vi mô ở Ekiti Stateđã cho
thấyvốn xã hội có ảnh hưởng tích cựcđến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô. Trong
chỉ số vốn xã hội, các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận tín dụng vi mô
bao gồm các biến là số lượng hiệp hội mà hộ gia đình là thành viên, lượng tiền mặt
và các khoản đóng góp lao động của các hộ gia đình khi tham gia vào các
hiệp hội khác nhau. Nghiên cứu kết luận rằng, việc tham gia vào các mạng lưới
xã hội hay các hiệp
15hội sẽ giúp các hộ gia đình cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng. Kết quả phân
tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở các
nông thôn Thái Lan của Heikkilaa (2009) chỉ ra rằng vốn xã hội ràng buộc, kết nối
có tác động ngược chiều với khả năng bị ràng buộc tiếp cận tín dụng chính thức.
Điều này có nghĩa là một cá nhân thuộc một mạng lưới cá nhâncó quan hệ mạnh và
trong mạng lưới này có nhiều thành viên có địa vị xã hội cao thì cá nhân đó ít có
khả năng bị từ chối tiếp cận tín dụng. Lin Xiong và các cộng sự (2010) nghiên cứu
những ảnh hưởng của vốn xã hội về tiếp cận tài chính ngân hàng ở Trung Quốc.
Dựa trên một cuộc khảo sát toàn quốc, phân tích của nhóm tác giả đã cho thấycác
doanh nhân dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội thì có nhiều khả năng
nhậnđược một khoản vay từ các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các tác giả đã chỉ
ra rằng những người là thành viên của các đảng chính trị sẽ có nhiều khả năng tiếp
cận các ngân hàng nhà nước hơn. Để có được một khoản vay từ một loại hình cụ
thể của ngân hàng, một thương nhân cần tham gia vào mạng xã hội có liên quan.
Qua nghiên cứu “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển tài chính” Guison và cộng
sự (2004) đã chỉ ra tác dụng của vốn xã hội đối với phát triển tài chính ở một nước
phát triển là Italia. Các tác giả cho biết trong những vùng có mức vốn xã hội cao,
hộ gia đình thường tiếp cận với tín dụng chính thức nhiều hơn là tín dụng phi chính
thức. 2.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng Dựa trên các
nghiên cứu đã thực hiện, sử dụngphương pháp phân tích định lượng nhằm xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sự lựa chọn các loại tín dụng
củahộ gia đình nông thôn, ngoài vốn xã hội còn có hai nhân tố khác là các đặc
điểm củanông hộ và đặc điểm của các khoản vay. 2.4.1 Đặc điểm các khoản vay
Đặc điểm của các khoản vay như lãi suất của các khoản vay, tài sản thế chấp và
mục đích vay có thể tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình.
Trong nghiên cứu của mình, Fuchs và Beck (2004)chỉ ra rằng lãi suất có tác động
dương đến khả năng tiếp cận tín dụng của các nông hộ vì họ cho rằng lãi suất cao
sẽ làm tăng chi phí vốn vay. Còn Tra và Lensik (2007) thì kết luận
16những hộ gia đình có tài sản thế chấp cao và có mục đích đi vay dành cho việc
sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn bởi vì những hộ này được tin
tưởng cao hơn bởi các tổ chức tín dụng chính thức. 2.4.2 Đặc điểm cá nhân và hộ
gia đình Khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn có liên quan đến
đặc điểm của từng nông hộ (như kích thước hộ, thu nhập, tuổi của người đi vay,
trình độ học vấn của người đi vay, tình trạng hôn nhân,giới tính). Nhiều nghiên cứu
đã tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm của các hộ gia đình với khả năng tiếp cận và
lựa chọn tín dụng của họ.Zeller (2001) cho rằng trình độ học vấn của người đi vay
càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó càng lớn và những người này
thường có xu hướng chọn lựa khu vực tín dụng chính thức để vay. Trong khi Lawal
(2009) chỉ ra rằng kích thước hộ lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽthấp
hơn, còn Marge (2003, trích bởi Isaac, 2012) kết luậntuổi của một người càng lớn
thì uy tín càng cao,do đó khả năng vay được vốn cànglớn, tuy nhiên khi tuổi
củangười đó tăng đến một thời điểm nhất định thì xác suất cho vay vốn sẽ giảm.
Kết quả nghiên cứu củaTrần Thọ Đạt (1998) cho rằng nếu giới tính của người đi
vay là nữ thường ít thích tiếp cậntín dụng chính thức. Họ thích vay từ những
chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản và không cần phải thế
chấp tài sản. Dufhues (2012) khẳng định dân tộc của người đi vay có ý nghĩa trong
nghiên cứu về khả năng vay tín dụng. Nghiên cứu của Issac (2012), Okten (2004)
cho rằng tình trạng hôn nhân và người đi vay là chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều
đến tiếp cận tín dụng nhưng không mạnh. Campbel và Mankiw (1989) khẳng
định rằng thu nhập có tác động dương đến khả năng tiếp cận tín dụng bởi vì thu
nhập cao sẽ đảm bảo được khả năng trả nợ vay. Okent (2004) đã chứng minh trong
nghiên cứu của mình rằng khoảng cách từ nhà đến tổ chức tín dụng có tác động âm
đến khả năng tiếp cận tín dụng bởi vì khoảng cách càng xa thì sẽ càng làm tăng chi
phí giám sát và sàn lọc của các tổ chức tín dụng. Kết quả nghiên cứu của Ha
(1999) chỉra rằng tổng diện tích đất sở hữu bởi nông hộ có quan hệ thuận chiều với
khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ,
17nghĩa là tổng diện tích đất của nông hộ tăng 1 đơn vị thì việc tiếp cận vốn tín
dụng tăng 1 đơn vị. Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
tín dụng BiếnChiều tác độngGiải thíchVốn xã hộiMạng lưới xã hội+Mạng lưới xã
hội rộng, khả năng tiếp cận tín dụng sẽ cao hơn(Okten và Osili, 2004)Niềm
tin+Lòng tin đối với mọi người cao, khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn (Heikkila
và cộng sự, 2009)Sự hợp tác+Sự hợp tác với mọi người cao, khả năng tiếp cận tín
dụng cao hơn Lawal và cộng sự, 2009)Đặc điểm các khoản vayLãi suất+Chi
phí vay cao, khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn (Fuchs và Beck, 2004).Tài sản thế
chấp+Giá trị tài sản thế chấp cao làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng (Tra và
Lensik 2007).Mục đích vay+Những người đi vay với mục đích sản xuất kinh
doanh thì khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn (Tra và Lensik 2007).Đặc điểm người
đi vay và hộ gia đình Kích thước hộ+/-Kích thước hộ gia đình lớn thì lượng lao
động sẵn có trong gia đình nhiều hơn, từ đó sẽ nâng cao việc sản xuất kinh doanh.
Do vậy, kích thước hộ gia đình có tác động dương lên khả năng tiếp cận tín
dụng (Marge, 2003, trích bởi Isaac, 2012)Kích thước hộ gia đình lớn thì nhu cầu
tiêu dùng cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay nên khả năng tiếp cận tín
dụng thấp hơn (Lawal, 2009)Tuổi+Những người có tuổi đời cao, khả năng tiếp cận
tín dụng cao hơn (Zeller, 2001)Tuổi bình phương-Những người có tuổi đời cao,
khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ giảm
xuống (Trà, 2007)Học vấn+Trình độ học vấn cao sẽlàm tăng khả năng tiếp cận tín
dụng (Zeller, 1994).Tình trạng hôn nhân+Hộ gia đình mà chủ hộ đã kết hôn sẽ
được tin tưởng hơn và do đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng (Lensik và Tra,
2007).Chủ hộ+Người đi vay là chủ hộ sẽ có xu hướng tiếp cận tín dụng tốt hơn
(Okten,2004).Giới tính+/-Xác suất nam giới tiếp cận tín dụng từ các ngân
hàng cao hơn nữ giới (Isaac,2011).
18Phụ nữ thường vay vốn từ những chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hơn
(Trần Thọ Đạt, 1998).Dân tộc+Khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn khi người đi
vay là thành viên của nhóm dân tộc đa số (Dufhues,2012).Thu nhập+Thu nhập cao
sẽ đảm bảo khả năng trả nợ vay nên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn
(Campbel và Mankiw, 1989)Khoảng cách-Khoảng cách xa làm tăng chi phígiao
dịch, chi phí giám sát nên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thấp hơn
(Okten,2004)Tổng số đất+/-Tổng diện tích đất sỡ hữu của nông hộ. Do đó, điều
kiện tiếp cận tín dụng khác nhau (Ha, 1999)2.5 Đánh giá các tài liệu nghiên cứu có
liên quanTóm lại,việc đo lường vốn xã hội có thể dựa vào nhiều chỉ số khác nhau
tùy theo từng mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp định lượng để đo
lường mạng lưới xã hội bằng các chỉ số đại diện thông qua việc sử dụng các bảng
câu hỏi sẽ thuận tiện cho việc điều tra. Tuy nhiên có thể không đánh giá toàn diện
về vốn xã hội. Vì thế có thể kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp định
tính để đo lường vốn xã hội. Cácnghiên cứu gần đâycho thấy, số lượng mạng lưới
mà các thành viên hộ gia đình tham gia và số lượng người có thể giúp đỡ gia đình
khi đối mặt với khó khăn được sử dụng để đo lường mạng lưới xã hội. Ở nông thôn
Việt Nam, có nhiều loại tổ chức hiệp hội khác nhau như hội nông dân, công đoàn,
hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ chức tôn giáo và cáctổ chức xã hội khác được
thành lập nhằm hỗ trợ người dân trong sản xuất và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt
khi ngân hàng Chính sách Xã hội cung cấp tín dụng cho người dân nông thôn
thông qua các tổ chức này tại địa phương, vai trò của họ được đánh giá ngày càng
quan trọngtrong việc hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Bên
cạnh đó, sự tương tác giữa các mối quan hệ họ hàng, hàng xóm láng giềng và bạn
bè cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ, cung cấp thông tin về việc kinh doanh sản
xuất cũng như các nguồn tín dụng cho vay để giải quyết khó khăn.
Trong các nghiên cứu, đa số các học giả dùng các chỉ số đại diện bằng cách kết
hợp các phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu định tính, phương
pháp định lượng hay phương pháp so sánh. Các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng
phương pháp dùng bảng câu hỏi hoặc phương pháp thí nghiệm như trò chơi về
lòng tin, trò chơi về hàng hóa công, trò chơi tiến thoái lưỡng nan giữa hai người tù,
trò chơi nhà độc tài để đo lường hai thành phần này của vốn xã hội.Các bảng câu
hỏi được sử dụng phổ biến như bảng câu hỏi của Ngân hàng Thế Giới, Hệ Thống
Kê Châu Âu (ESS) và Grootaret cùng cộng sự (2004). Bảng 2.2. Tóm tắt cách thức
đo lường vốn xã hội Các yếu tố hợp thành vốn xã hộiCác chỉ số đo lường vốn xã
hộiMạng lưới chính thức-Số lượng các tổ chức, nhóm văn hóa, giải trí, xã hội...Tần số và cường độ tham gia vào các tổ chức, nhóm văn hóa, giải trí xã hội.Cường độ, tần suất tham gia các tổ chức tự nguyện.-Cường độ, tần suất tham gia
hoạt động tôn giáo.Mạng lưới phi chính thức-Có bao nhiêu người bạn thân hoặc
người thân.-Tần số gặp mặt và trò chuyện cùng người thân, bạn bè hoặc hàng
xóm.-Mạng ảo-tần số và cường độ kết nối-Số lượng những người có thể giúp đỡ
khi cần thiết.Niềm tin-Niền tinvới gia đình-Niềm tin vớidân tộc và giai cấp khác.Tin tưởng ở những người khác, những người giống bạn cũng như những người
không giống bạn.-Tin tưởng vào những người trong cộng đồngsinh sống của bạn
-Tin tưởng vào các cơ quan/chính quyền nhà nước.-Tin tưởng vào những người
cung cấp dịch vụ công cộng.-Mọi người sẽ giúp đỡ, ủng hộ bạn và ngược lại.Sự
hợp tác-Mức độ mọi người sẵn lòng hợp tác vì lợi ích chung.-Khả năng làm
việc chung với nhau.-Hiểu rõ về các vấn đề địa phương hoặc quốcgia ở mức độ
nào.-Liên hệ với các công chức hoặc những người đại diện chính trị, tham gia với
các nhóm hành động địa phương, tần suất liên hệ và tham gia. Nguồn: Tổng hợp
của tác giả qua lược khảo đo lường vốn xã hội
20Tóm lại, từ khảo lược các nghiên cứu của các học giả trước đây, các thành phần
tạo thành vốn xã hội được xác định trong bài viết này là mạng lưới xã hội chính
thức, mạng lưới xã hội không chính thức, niềm tin và sự hợp tác. Chương này tổng
hợp các chỉ số để đo lường các yếu tố hợp thành vốn xã hội dựa trên hệ thống lý
thuyết về cách đo lường vốn xã hội. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng
vốn xã hội có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng. Bên cạnh đó,
ngoài vốn xã hội còn cócác yếu tố khác như đặc điểm của các cá nhân và hộ gia
đình, đặc điểm của các khoản vay cũngảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
của các hộ gia đình ở nông thôn.
21CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1Khung phân tích của nghiên
cứu3.2Các phương pháp phân tíchPhân tích thống kêCác phương pháp thống kê
được sử dụng trong đề tài như: sử dụng phương pháp đồ thị, phương pháp phân
tích tần số, phương pháp phân tích thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ
lệ, trung bình, độ lệch chuẩn...Phương pháp đồ thịTheoMai Văn Nam (2008),định
nghĩa rằng phương phápđồthịlàphương pháptrìnhbàyvàphântíchcácthôngtin
thốngkêbằngcácbiểuđồ,đồthịvàbảnđồthốngkê.Phương phápđồthịthốngkêsử
dụngconsốkếthợpvớicáchìnhvẽ,đường nétvàmàusắcđểtrìnhbàycácđặcđiểm số
lượngcủahiệntượng. Trongcông tácthốngkêthườngdùng
cácloạiđồthị:biểuđồhìnhcột,biểuđồtượng
hình,biểuđồdiệntích(hìnhvuông,hìnhtròn,hìnhchữnhật),đồthịđường gấpkhúcvà
biểuđồhìnhmạngnhện.Vốn xã hộiMạng lưới chính thức(formal_net)Mạng lưới phi
chính thức(informal_net)Niềm tin(Trust)Có người bảo lãnh(guarantor)Sự hợp
tác(cooperation)Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức(AC)Giá trị vốn
vay(loansize)Đặc điểm người đi vay và hộ gia đình-Giới tính (gender)-Chủ hộ
(head_hh)-Tuổi (age)-Dân tộc (ethnic)-Tình trạng hôn nhân (marital_status)-Học
vấn (education)-Thu nhập (income)-Khoảng cách (distance)-Tổng diện tích đất sỡ
hữu của nông hộ (square)Đặc điểm khoản vay-Lãi suất(interst_rate)-Tài sản thế
chấp (collateral)-Mục đích vay (purpose_loan)
22Phương pháp phân tích thống kê mô tảTheo Mai Văn Nam (2008),định nghĩa
rằng phương pháp phân tích thống kê mô tả là cácphươngphápcóliênquanđến
việcthuthậpsốliệu,tómtắt,trìnhbày,tínhtoánvàmôtảcácđặctrưngkhácnhauđể
phảnánhmộtcáchtổngquátđốitượngnghiêncứu. Các đại lượng thường được dùng mô
tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2)
Đại lượng mô tả mức độ phân tán: phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến
thiên.Phương pháp phân tích tần sốTheo Võ Thị Thanh Lộc (2001),để thực hiện
phân tích tần số chúng ta phảimô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu
số liệu thô bằng cáchlập bảng phân phối tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm
tắt các dữ liệu được sắp xếp theo một thứ tự nào đó -tăng dần hoặc giảm dần. Sau
đó, thực hiện các bước: (1) Xác định số tổ của dãy số phân phối; (2) Xác định
khoảng cách tổ; (3) Xác định giới hạn trên và giớihạn dưới của mỗi tổ; (4) Xác
định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối
cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ. Ngoài ra, Lộc ( 2001) cũng cho rằng
để thực hiện phân tích số liệu tốt hơn cũng nênthực hiện phân tích phân phối tần số
tích lũy. Phân phối tần số tích lũy sẽ cộng dồn các tần số nhằm đáp ứng một
mụcđích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số
quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.Trong bài nghiên cứu,
phân tích thống kê mô tả được sử dụng để xác định giá trị trung bình, độ lêch
chuẩn, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất của một số biến độc lập như biển lãi suất,
biến tuổi, biến trình độ giáo dục, biến qui mô hộ gia đình, biến thu nhập, biến
khoảng cách v.v. Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng phương pháp phân tích tần số
để xác định tổng số hộ được vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức và không
chính thức cũng như số lượng hộ và tỷ lệ hộ vay vốn tại mỗi tổ chức tín dụng
chính thức. Phân tích hồi qui Binary logisticKhi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân
(biểu hiện 0 và 1) thì không thể phân
23tích với dạng hồi quy thông thường (hồi qui đa biến) mà phải sử dụng hồi quy
Logistic. Nhà thống kê họcDavid R.Coxđã phát triển mô hình có tên Logistic
Regression Model (1970s) để phân tích biến phụ thuộc là biến nhị phân. Theo đó,
đểước lượng mối quan hệgiữa các biến độc lập (định lượng, định tính) và phụthuộc
(hai trạng thái biểu hiện) được thực hiện thông qua phân tích hồi qui Logistic.Hồi
quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất
một sự kiện sẽ xảy ra với nhữngthông tin của biến độc lập có được. Phương trình
hồi quy Logistic có dạng như sau:Loge(P(Y = 1)/P(Y = 0) = α0+ β1X1i+
β2X2i+....+ βkXkiTrong đó:Y : Biến phụ thuộc có 2 trạng thái (0,1) X1, X2,...,
Xk: Các biến độc lập (đinh lượng, định tính) α: Giá trị ước lượng của Y khi k biến
X có giá trị bằng 0.βk: Các hệ số hồi qui riêng phầnTrong nghiên cứu này, tác giả
sử dụng mô hìnhBinary logistic để xác định xác suất vay vốn tại các tổ chức tín
dụng chính thức của các hộ gia đình nông thôn trên địa bàn thành phố cần thơ là
phù hợp về mặt lý thuyết. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu biến phụ thuộc (AC)
là biến định tính thể hiện khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia
đình nông thôn trên địa bàn thành phố cần thơ. Biến AC sẽ nhận hai giá trị 1 hoặc
0. Biến AC nhận giá trị là 1 nếu hộ vay được vốn tại các TCTD chính thức. Biến
AC nhận giá trị là 0 nếu hộ không vay được vốn tại các TCTD chính thức. Các
biến độc lập trong mô hình là các biến đo lường về VXH, đặc điểm của hộ gia
đình, đặc điểm của khoản vay ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của hộ. Các biến này được mô tả chi tiết ở bảng 3.2.3.3 Phương pháp chọn
mẫuMẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm,
theo khu vực địa lý để đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều tra. Đối tượng khảo
sát là các hộ gia đình nông thôn tại 5 quận, huyện của TP Cần Thơ bao gồm: Cái
Răng, Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Thêm vào đó, đối tượng được
phỏng vấn là những hộ gia đình nông thôn đều có nhu cầu vay vốn và họ có thể
vay được vốn hay không vay được vốn tại các tổ chức tín dụng
24chính thức. Kích thước mẫu dự kiến điều tra là 350 hộ gia đình (khoảng 0,5%
dân số) ở 5 quận huyện trên và kích thước mẫu tại mỗi quận/huyện được lấy theo
tỷ trọng về dân số. Cụ thể, trong 350 mẫu khảo sát thì số mẫu dự kiến khảo sát tại
Cái Răng là 115 mẫu, Phong Điền 63 mẫu, Ô Môn 63 mẫu, Thốt Nốt 42 mẫu và
Vĩnh Thạnh 77 mẫu. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý số liệu có một số mẫu khảo
sát không đủ thông tin nên bị loại bỏ. Số mẫu khảo sát bị loại là 47 mẫu và số mẫu
đáp ứng được yêu cầu còn lại là 303 mẫu được trình bày trong bảng 3.1 Bảng 3.1.
Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn và số mẫu tương ứngQuậnDân số trung
bình( người )Tỷ trọng(% )Số mẫuCái Răng249,4513391Phong Điền131,9721856Ô
Môn116,3491850Thốt Nốt88,4321242Vĩnh Thạnh162,5632264Tổng
cộng748,767100303Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
253.4Mô hình nghiên cứu3.4.1 Các biến trong mô hình Bảng 3.2. Tóm tắt và mô tả
các biến Tên biếnDấu kỳ vọng Mô tả biếnACBiến giả, =1 nếu tiếp cận được tín
dụng tín dụng chính thức, bằng 0 nếu ngược lại.In_loansizeLogarit tự nhiên giá
trị khoản vốn vay (Đơn vị: 1000 đồng)Vốn xã hộiFormal_net+Số lượng nhóm, tổ
chức, hiệp hội mà các thành viên hộ gia đình tham giaInformal_net+Số lượng
những người sẵn sàng giúp đỡ lúc gặp khó khănTrust+Biến giả, = 1 nếu không tin
tưởng, 2 nếu không biết, 3 nếu có tin tưởng Guarantor+Biến giả, =1 nếu có người
bảo lãnh, 0 nếu không có người bảo lãnh Cooperation+Biến giả, =1 nếu có hợp tác,
0 nếu ngược lại.Đặc điểm khoản vayInterest_rate-Lãi suất vốn vay (Đơn vị:
%)Collateral+Biến giả, =1 nếu có tài sản thế chấp khi đi vay, 0 nếu ngược
lại.Purpose_loan+Biến giả, =1 nếu mục đích vay để sản xuất kinh doanh,0 nếu mục
đích khácĐặc điểm người đi vay và hộ gia đình Age+Số tuổi của người đi
vayAge_square-Bình phương số tuổi người đi vayHh_head+Biến giả, =1 nếu
người đi vay là chủ hộ, 0 nếu trường hợp khác.Gender+/-Biến giả, =1 nếu là nam,
0 nếu là nữ.Education+Số năm đi học của người đi vay Hh_size+Số thành viên
trong hộ gia đình Income+Tổng thu nhập ròng của hộ trong 12 tháng (Đơn
vị:1000VNĐ)Distance-Khoảng cách từ nhà đến chỗ vay (Đơn vị: km)Nguồn: Tổng
hợp của tác giả qua lược khảo đo lường vốn xã hội3.4.2 Mô hình nghiên cứuPhân
tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ
gia đình nông thôn
Mô hình kinh tế lượng được áp dụng để kiểm định giả thuyết 1 xem xét ảnh hưởng
của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính là hàm binary logistic có
dạng.Logit==01ACAC= f(formal_net, informal_net, trust,
guarantor, cooperation, interest_rate, collateral, loan_purpose, gender, age,
age_square, education, hh_head, hh_size, income,
distance)Logit==01ACAC= 0β+1βformal_net +2βinformal_net3βtrust
+4βguarantor +5βcooperation +6βinterest_rat+7βcollateral +8βloan_purpose
+9βgender +10βage +11βage_square+12βeducation +13βhh_head +14βhh_size
+15βincome+16βdistance Trong đó:Biến phụ thuộc AC trong mô hình là biến giả
thể hiện khả năng tiếp cận tín dụng chính của các hộ gia đình. Biến AC nhận giá trị
1 nếu hộ gia đình nhận được nguồn vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức và nhận
giá trị 0 nếu hộ gia đình không được cấp vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức.
Biến độc lập được sử dụng trong mô hình đó là các biến về vốn xã hội bao gồm:
formal_net, informal_net, trust, guarantor, cooperation.Biến kiểm soát bao gồm các