BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGUYỄN THỊ KIM KHUÊ
QUÁ TRÌNH HÀI HÒA CÁC QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN TÀI
SẢN HỮU HÌNH CỦA VIỆT NAMSO VỚI CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU
HIỀN
TP. Hồ Chí Minh -Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận
văn là trung thực và được thu thập từ nguồn dữ liệu khách quan. Nộidung luận văn
có tham khảo sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp
chí, và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.Tác
giảNguyễn Thị Kim Khuê
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mụclục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................1
1.1Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
1.3.1Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2
1.3.2Phạm vi nghiên cứu................................................................................3
1.4Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
1.5Đóng góp của nghiên cứu..............................................................................4
1.6Kết cấu của luận văn......................................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠSỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀI HÒA KẾ TOÁN CỦA CÁC CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN VỀTÀI SẢN HỮU HÌNH..........................................5
2.1Khái niệm về hài hòa kế toán quốc tế............................................................5
2.1.1Khái niệm về hài hòa kế toán quốc tế.....................................................5
2.1.2Phân loại hài hòa kế toán quốc tế...........................................................6
2.2IASB -Lược sử và tiến trình phát triển của hài hòa -hội tụ kế toán quốc tế7
2.2.1Lược sử IASC từ khi thành lập đến năm 1987.......................................7
2.2.1.1Tiền thân IASC................................................................................7
2.2.1.2IASC -từ khi thành lập đến năm 1987............................................8
2.2.2IASC -giai đoạn từ năm 1987 đến năm
2000......................................102.2.3IASB -Quá trình hội tụ từ năm 2001đến
nay......................................11
2.3Sơlược về quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán
Việt Nam........................................................................................................15
2.3.1Sơlược về quátrình phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế...........15
2.3.2Sơlược về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam..............................18
2.4Các nghiên cứu trước đây về hài hòa kế toán quốc tế.................................22
2.5Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về tài sản hữu hình và đo lường tài sản
trong kế toán...............................................................................................34
2.5.1Chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản hữu hình...................................34
2.5.1.1Chuẩn mực kế toán quốc tế hàng tồn kho......................................34
2.5.1.2Chuẩn mực kế toán quốc tế máy móc, thiết bị, nhà xưởng............35
2.5.1.3Chuẩn mực kế toán quốc tế bất động sản đầu tư...........................37
2.5.1.4Chuẩn mực kế toán quốc tế thuê tài sản.........................................37
2.5.2Chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản hữu hình...............................38
2.5.2.1Chuẩn mực kế toán Việt Nam hàng tồn kho..................................38
2.5.2.2Chuẩn mực kế toán Việt Nam tài sản cố định hữu hình................39
2.5.2.3Chuẩn mực kế toán Việt Nam bất động sản đầu tư.......................39
2.5.2.4Chuẩn mực kế toán Việt Nam thuê tài sản.....................................41
2.5.3Đo lường tài sản trong kế toán..............................................................41
2.5.3.1Khái niệm và ý nghĩa của đo lường trong kế toán.........................41
2.5.3.2Các cơsở đo lường tài sản.............................................................42
2.5.3.3Các mô hình đo lường giá trị tài sản trong kế toán........................43
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................48
3.1Mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu..............................................................48
3.2Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.................................................49
3.2.1Phương pháp thu thập...........................................................................49
3.2.2Phân tích dữ liệu...................................................................................51
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................55
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................68
5.1Kết luận........................................................................................................68
5.2Một số kiến nghị..........................................................................................69
5.2.1Xây dựng chuẩn mực giá trị hợp lý.....................................................69
5.2.2Xây dựng chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản.................................70
5.2.3Hoàn thiện VAS 01-Chuẩn mực chung...............................................71
5.2.4Bổ sung một số điều khoản về quy định chung của luật kế toán..........71
5.2.5Kiến nghị đối với các chuẩn mực cụ thể..............................................72
5.2.6Các kiến nghị khác có liên quan...........................................................76
5.3Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................78
Tài liệu tham khảoPhụ Lục
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của thị trường vốn đã tác động đến quá trình hài hòa và hội tụ quốc tế về
CMKT. Để đáp ứng được điều này, năm 2001 Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) đã
được thành lập và các CMKT quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế lần
lượt ra đời. Mục tiêu chính trong hoạt động của IASB là hình thành một hệ thống
CMKT phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên
toàn thế giới.Trong thời đại ngày nay, xu hướng hội tụ kế toán quốc tế là xu hướng
tất yếu và được lựa chọn bởi nhiều quốc gia trên thế giới. CMKT quốc tế là cơ sở
khoa học và pháp lý của tiến trình hội tụ kế toán quốc tế. Không ngoại lệ, từ năm
2000 đến năm 2005, Bộ Tài chính nước ta đã xây dựng và ban hành được 26
CMKT dựa trên các CMKT quốc tế (IAS/IFRS) để đáp ứng kịp thời với tình hình
thực tế yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp, đa dạng và tạo điều kiện để hội nhập
với hệ thống thông tin trong khu vực và trên thế giới.VAS được xây dựng với
nguyên tắc vậndụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh
tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn
mực nên VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao
dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về
BCTC của các DN. Tuy nhiên,VAS chưa hài hòa với IAS/IFRS và chưa cập nhật
theo những thay đổi của IAS/IFRS nên vẫn bộc lộ nhiều điểm khác biệt với
IAS/IFRS.Chính vì vậy, việc nghiên cứu CMKT quốc tế để hoàn thiện cho CMKT
Việt Nam là một yêu cầu cần thiết. Gần đây, có một sốnghiên cứu được tiến hành
nhằm xác định mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế.Kết quả
bài nghiên cứu của tác giả Phạm Hoài Hương (2012) chỉ ra rằng mức độ hài hòa
giữa VASvới IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được chọn nghiên cứu ở mức
bình quân là 68%.Theo đó,
2các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hài hòa cao hơn các CMKT về
tài sản. Mức độ hài hòa về đo lường (81, 2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa
về khai báo thông tin (57%).CMKT Việt Nam về tài sản và CMKT quốc tế vẫn còn
khoảng cách lớn đã ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và hoàn thiện CMKT ở nước
ta.Việc tìm hiểu mức độ hài hòa quy định về kế toán tài sản hữu hình của Việt Nam
và CMKT quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài hòa, tìm
nguyên nhân và đưa ra định hướng cụ thể cho việc hoàn thiện các quy định và
chuẩn mực về TS hữu hình nói riêng và hệ thống CMKT Việt Nam nói chung. Mặc
dù xác định việc hài hòa và tiến đến hội tụ kế toán quốc tế phải phù hợp với đặc
điểm riêng của từng nước nhưng trình độ phát triển của chúng ta chưa thể áp dụng
hoàn toàn chuẩn mực kế toán quốc tế. Và rõ ràng nền kinh tế đang biến đổi không
ngừng và nhu cầu sử dụng BCTC ngày càng cao, vì vậy tiếp tục rà soát nghiên cứu
và hoàn thiện các quy định, chuẩn mực. Cụ thể là các quy định liên quan đến TS
hữu hình là yêu cầu cần thiết, tuy nhiên ở Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả vẫn
chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài“Quátrình hài
hòa các quy định về kế toán tài sản hữu hình của Việt Nam so với CMKT quốc
tế”để làm luận văn tốt nghiệp bậc thạc sĩ của mình.1.2Mục tiêu nghiên cứuCâu hỏi
nghiên cứu:Mức độ hài hòa các quy định về kế toán TS hữu hình của Việt Nam
tại hai thời điểm trước và sau khi ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTCvới chuẩn
mực quốc tế như thế nào?Các giải pháp nào đặt ra nhằm nâng cao mức độ hài
hòa quy định về kế toán TS hữu hình Việt Nam với CMKT quốc tế nói riêng và hệ
thống kế toán Việt Nam nói chung?1.3Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu1.3.1Đối
tƣợng nghiên cứuLuận văn tập trung nghiên cứu những đối tượng sau:
3Các CMKT Việt Nam và IAS/IFRS về TS hữu hình ở các khía cạnh: khái niệm,
phạm vi, phân loại, ghi nhận và đo lường.Các quy định kế toán tại Việt Nam liên
quan đến TS hữu hình.1.3.2Phạm vi nghiên cứuCác CMKT Việt Nam được
nghiên cứu là các VAS hiện hành liên quan đến TS hữu hình: VAS 02 (Hàng tồn
kho), VAS 03 (Tài sản cố định), VAS 05 (Bất động sản), VAS 06 (Thuê tài sản) và
các văn bản pháp luật kế toán khác có liên quan.Các CMKT quốc tế được nghiên
cứu là các CMKT quốc tế hiện hành bao gồm: IAS 02 (Hàng tồn kho), IAS 16 (Bất
động sản, nhà xưởng, thiết bị), IAS 40 (Bất động sản đầu tư), IAS 17 (Thuê tài
sản).1.4Phƣơng pháp nghiên cứuĐể đánh giá hài hòa chuẩn mực về đo lường, luận
văn này sử dụng phương pháp phân tích nội dung vì dữ liệu nghiên cứu trong luận
văn này dưới dạng văn bản. Kỹ thuật của phương pháp này được sử dụng để nhận
diện các đặc trưng cụ thể của các thông tin trong văn bản nghiên cứu.Nghiên cứu
này cũng dựa vào phân tích nội dung để sắp xếp các quy định đo lường về kế toán
TS hữu hình của hai hệ thống theo danh mục xác định trước ở cả hai giai đoạn
trước và sau năm 2014. Từ đó, xây dựng mức ―xếp hạng gần gũi‖ có mức thang
đo lần lượt là 1; 0.7; 0.3; 0 cho các khoản mục để đánh giá mức độ hài hòa giữa
VAS so với IAS/IFRS về TS hữu hình. Cụ thể như sau:Một giá trị xếp hạng
rank = 1 là nội dung các yêu cầu trong VAS và IAS/IRFS hoàn toàn giống
nhau.Một giá trị xếp hạng rank = 0.7 khi hầu hết các chi tiết trong yêu cầu là
giống nhau, tuy nhiên còn một số khác biệt, nhưng không quan trọng. Một giá trị
xếp hạng rank = 0.3 khi có một vài điểm hài hòa nhưng tồn tại khác biệt lớn giữa
VAS với IAS/IFRS. Một giá trị xếp hạng rank = 0 là nội dung các yêu cầu trong
VAS hoàn toàn không hài hòa với IAS/IFRS.
4Sau khi xếp hạng tổng hợp các khoản mục, luận văn sẽ định lượng được mức độ
hài hòa quy định về đo lường. Cuối cùng, trên cơ sở kết quả trên nghiên cứu sử
dụng kiểm định Chi bình phương đánh giá ý nghĩa của sự thay đổi mức độ
hài hòa sau khi Thông tư 200/2014/TT-BTC được ban hành.1.5Đóng góp của
nghiên cứuHệ thống các phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng khi nghiên cứu
về mức độ hài hòa chuẩn mực kế toán.Khái quát cơ sở lý thuyết về sự hài
hòa CMKT giữa các quốc gia với IAS/IFRS.Tổng hợp và đối chiếu được các
quy định về đo lường Việt Nam và CMKT quốc tế đối với HTK, TSCĐHH,
BĐSĐT, thuê TS.Kết quả của việc đánh giá hài hòa sẽ cho thấy các vấn đề cần
phải thực hiện các CMKT Việt Nam nói chung và cácCMKT Việt Nam, quy định
về TS hữu hình nói riêng. 1.6Kết cấu của luận vănLuận văn gồm có năm
chương:Chương 1: Giới thiệu chung.Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hài hòa kế
toán của các CMKT về TS hữu hình.Chương 3: Phương pháp nghiên
cứu.Chương 4: Kết quảnghiên cứu.Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị
5CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀI HÒA KẾ TOÁN CỦA CÁC
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN HỮU HÌNH2.1Khái niệm về hài hòa kế
toán quốc tế2.1.1Khái niệm về hài hòa kế toán quốc tếCác nghiên cứu trước đây về
hài hòa kế toán quốc tế thường sử dụng các khái niệm khác nhau như: ―hài
hòa‖ (harmanization), ―tiêu chuẩn hóa‖ (standardization) và ― hội tụ‖
(convergence).Hài hòa là sự phối hợp điều chỉnh của hai hay nhiều đối tượng (Van
Der Tas, 1988). Tay and Parker (1990) đưa ra một mô hình giải thích khái niệm ―
hài hòa‖ và phân biệt với ―tiêu chuẩn hóa‖. Theo đó, quá trình ―hài hòa‖ là sự
chuyển hóa từ trạng thái đa dạng hoàn toàn về các phương pháp kế toán sang trạng
thái hài hòa, có nghĩa là sự hình thành các nhóm doanh nghiệp tập trung vào một
số ít các phương pháp kế toán. Trong khi đó, quá trình ―tiêu chuẩn hóa‖ là sự
chuyển hóa sang trạng thái thống nhất. Như vậy, ―tiêu chuẩn hóa‖ bao hàm cả sự
―hài hòa‖ và sau đó sự giảm thiểu các lựa chọn về phương pháp kế toán.Khái
niệm ―hội tụ‖ lần đầu tiên được IASC đề cập đến trong báo cáo chiến lược của
mình năm 1998 (IASC, 1998) và sau đó được khẳng định trong Hiến
chương của IASB như một mục tiêu của tổ chức này (IASC Foundation, 2010).
Hội tụ được hiểu là quá trình phát triển hướng đến một hệ thống CMKT toàn cầu
chất lượng cao. Herz and Petrone (2005) nhìn nhận hội tụ là quá trình mà tiền thân
là ―hài hòa‖ rồi ―quốc tế hóa‖ đến nay là ―hội tụ‖. Hội tụ kế toán quốc tế nhằm
thiết lập chuẩn mực chất lượng cao để cải thiệnso sánh phạm vi quốc tế về thông
tin tài chính, giảm chi phí cho người sử dụng, nhà đầu tư, kiểm toán nhằm phát
triển thị trường vốn toàn cầu. Zhang and Qu (2010) cho rằng hội tụ là hướng đến
một điểm duy nhất để đạt sự thống nhất chung. Việc phát triển chuẩn mực của
IASB là sự chuyển đổi từ hài hòa sang hội tụ. Hội tụ được xem là quá trình ―tiêu
chuẩn hóa‖ chuẩn mực. Hài hòa và hội tụ không đối lập nhau, cả hai thuật ngữ này
phản ánh quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán ở những mức độ khác nhau.
62.1.2Phân loại hài hòa kế toán quốc tếHài hòa kế toán bao gồm hài hòa quy định
(formal hay de jure) và hài hòa thực tế(material hay de facto) (Van der Tas,
1988, 1992; Canibano and Mora, 2000; Garrido et al., 2002).Khi hài hòa được
đánh giá qua các chuẩn mực và quy định được gọi là hài hòa vềchuẩn mực.
Hài hòa vềchuẩn mực liên quan đến tính thống nhất và nhất quán của các quy
định và luật lệkếtoán. Hài hòa thực tếlà sựgia tăng mức độkhảnăng so sánh và có
nghĩa là nhiều công ty hơn sẽáp dụng phương pháp kếtoán tương tựcho một sựkiện
hoặc đưa ra thêm thông tin tới phạm vi mà báo cáo tài chính của những công
ty nào có thểso sánh (Van Der Tas, 1988). Theo Van der Tas (1992), hài hòa
CMKT và hài hòa thực tếkếtoán cần được nghiên cứu dưới hai góc độ:hài
hòa vềmặt công bốthông tin (disclosure harmonization) và hài hòa vềmặt đo
lường (mearsurement harmonization), trong đó:Hài hòa vềmặt đo lường: là hài
hòa vềphương pháp kếtoán được lựa chọn. Mục tiêu của hài hòa CMKT vềđo
lường là tránh hoặc loại bỏcác chuẩn mực mâu thuẫn hoặc khác biệt cơ bản.
Mục tiêu của hài hòa thực tếkếtoán vềđo lường là tăng tính có thểso sánh được của
BCTC. ĐểBCTC có thểso sánh được, các công ty phải chọn cùng một phương
pháp kếtoán cho các nội dung kinh tếcó cùng bản chất. Việc lựa chọn cùng một
phương pháp kếtoán như vậy sẽgiới hạn được một trong các yếu tốlàm các
chỉsốcủa BCTC khác biệt mà không xuất phát từkhác biệt vềkết quảhoạt động.
Hài hòa vềmặt công bốthông tin: là hài hòa vềmức độkhai báo thông tin (sốlượng
và chi tiết của các thông tin được trình bày trên BCTC). Mục tiêu của hài hòa thực
tếvềcông bốthông tin là các BCTC của các công ty cùng công bốmột sốcác thông
tin xác định ởcùng một mức độchi tiết xác định, mức độkhai báo thông tin này
được xem như mức độkhai báo thông tin tối thiểu mà tất cảcác BCTC phải đáp ứng
được. Mục tiêu của hài hòa CMKT
7vềcông bốthông tin là đạt được chuẩn chung vềmức độkhai báo thông tin tối
thiểu.Hình 2.1 Các khái niệm vềhài hòaNguồn: Canibano and Mora (2000).Hài hòa
trong chuẩn mực là cơ sởđểđạt được sựhài hòa trong thực tếvà hài hòa trong thực
tếkhông thểđạt được nếu thiếu hài hòa trong chuẩn mực (Qu and Zhang,
2010) cho thấy tầm quan trọng của hài hòa trong chuẩn mực nên tác giảtập trung
hài hòa chuẩn mựcvề đo lường cả hai khía cạnh xét cả thời điểm (harmony)và quá
trình (harmanizaton) trongbài nghiên cứu của mình.2.2IASB -Lƣợc sử và tiến trình
phát triển của hài hòa -hội tụ kế toán quốc tế2.2.1Lƣợc sử IASC từ khi thành lập
đến năm 19872.2.1.1Tiền thân IASCGiai đoạn 1950 -1960 khi sự gia tăng hòa
nhập kinh tế quốc tế không phải trực tiếp do các nhà đầu tư, mà do chính nghề
nghiệp kế toán đã gây áp lực cho quá Hài hòa kế toán quốc tếHài hòa CMKTHài
hòa CMKT về đo lườngHài hòa CMKT về công bốHài hòa thực tế kế toánHài hòa
thực tế kế toán về đo lườngHài hòa thực tế kế toánHài hòa kế toán quốc tếHài hòa
CMKTHài hòa CMKT về đo lườngHài hòa CMKT về công bốHài hòa thực tế kế
toán về đo lườngHài hòa thực tế kế toán về công bốHài hòa thực tế kế toán
8trình giảm thiểu khác biệt thực hành kế toán giữa các quốc gia. Sau chiến tranh
thế giới thứ Hai, Nhóm nghiên cứu kế toán quốc tế (AISG) đã ra đời năm 1966
nhằm tổng hợp thông tin về thực hành kế toán của 3 quốc gia: Canada, United
Kingdom, và United States với mục đích so sánh thực hành kế toán giữa các quốc
gia với nhau. AISG được xem là tiền thân của IASC. Giai đoạn năm 1966 đến năm
1977, nhóm nghiên cứu đã phát hành 20 cuốn sách nhỏ về kế toán và kiểm toán,
dù chưa đề cập hết tất cả các chủ đề kế toán và giải tán vào năm 1977. Nhưng kết
quả mà AISG mang lại có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc so sánh thực
hành kế toán và tìm nguyên nhân của các khác biệt, hỗ trợ cho nghề nghiệp kế toán
của các quốc gia lúc bấy giờ. Và quan trọng hơn AISG giúp định hướng xây dựng
của các CMKT quốc tế sau này. Năm 1973, IASC là cơ quan đầu tiên xây dựng và
ban hành hệ thống CMKT quốc tế chính được thành lập bao gồm các tổ chức lập
quy của 9 quốc gia: Australia, Canada, French, Germany, Japan, Mexico, The
Netherlands, The United Kingdom, United States và chủ tịch đầu tiên là Harry
Benson.IASC đã ra đời trong bối cảnh nền kinh tế gia tăng có sự di chuyển vốn
giữa các quốc gia. Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế sau chiến tranh cùng với
sự phát triển của thị trường chung Châu Âu. Cho nên không khó để nhận ra rằng sự
hòa hợp kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng đến BCTC. Mặc dù tất cả các quốc gia phát
triển đều áp dụng kế toán kép, nhưng thực hành kế toán hết sức khác nhau giữa các
quốc gia, xuất phát từ sự khác biệt từ luật công ty, tài chính doanh nghiệp, thuế và
vị trí nghề nghiệp. Ít nhất về mặt lý thuyết, IASC thành lập là để giảm sự khác biệt
thông qua hài hòa kế toán sẽ giúp cho đầu tư và thương mại quốc tế được dễ dàng
hơn.2.2.1.2IASC -từ khi thành lập đến năm 1987Trước năm 1987, IASC đã thể
hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức với các tổ chức nghề nghiệp khác. Các
thành viên của IASC không có quyền yêu cầu về việc lập BCTC tại quốc gia mình
để đảm bảo tính tuân thủ IAS. IASC đã ban hành các CMKT quốc tế trong giai
đoạn này để hướng tới một mục tiêu là hài hòa kế toán.
9Từnăm 1984, IASC đã chủ động tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi mục tiêu và hoạt
động của mình thông qua gia tăng mối quan hệ với nhiều tổ chức lập quy các quốc
gia cũng như tổ chức nhiều hội thảo khắp nơi trên thế giới. IASC chủ động mời đại
diện châu Âu làm khách mời cho cuộc họp của mình từ năm 1984. Sau 2 năm, việc
Chủ tịch và Thư ký của IASC được mời tham gia tranh luận về 2 vấn đề (Dự thảo
về Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính hợp nhất) thể hiện gia tăng mối
quan hệ giữa IASC và Liên minh Châu Âu.Ảnh hưởng của IAS trong những năm
trước 1987 đến thực hành kế toán là không đáng kể. Một phần bởi các thành viên
của IASC là đại diện tổ chức nghề nghiệp nên không đủ quyền lực để yêu cầu các
cơ quan lập quy về kế toán quốc gia tuân thủ IAS, thêm một lý do nữa là thiếu sự
ủng hộ của DN, ngay cả đối với quốc gia có thị trường vốn phát triển, như Úc, Hoa
Kỳ, Canada, Anh. Bên cạnh đó, các quốc gia châu Âu lục địa có nguồn tài chính
của các DN từ ngân hàng, hộ gia đình và Nhà nước nên các BCTC chú trọng đòi
hỏi tuân thủ khá chặt chẽ các quy định pháp lý. Trong khi đó, các quốc gia đang
phát triển có nhu cầu vay Ngân hàng Thế giới (WB) nên được đòi hỏi thông tin
BCTC đáng tin cậy. Năm 1981, WB quyết định liên kết với Nhóm tư vấn của
IASC và năm 1973, Tập đoàn tài chính quốc tế IFC -thành viên WB yêu cầu các
DN vay vốn cần tóm tắt chính sách kế toán xem có áp dụng IAS không. Cho nên
giai đoạn này, IAS có phần thành công hơn đối với các quốc gia đang phát triển.
Minh chứng vào năm 1986, một số quốc gia sử dụng IAS làm chuẩn mực hay
làm cơ sở xây dựng kế toán, như Malawi, Zimbabwe, Nigennia, Kenya.IASC
cho đến năm 1987 vẫn chưa được biết đến rộng rãi trừ nghề nghiệp kế toán. Từ sự
phát triển nhanh và quốc tế hóa thị trường vốn đã dẫn đến nhu cầu về CMKT cho
thị trường này. IASC sẵn sàng thay đổi phương thức xây dựng chuẩn mực để đạt
được sự ủng hộ các nhà điều hành chứng khoán của các quốc gia có thị trường
chứng khoán phát triển thay vì trông chờ vào sự chủ động áp dụng IAS của các
quốc gia.
102.2.2IASC -giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2000 Những năm 90 của thế kỉ XX,
xuất hiện ngày càng nhiều các công ty nước ngoài niêm yết trên Thị trường
Chứng khoán NewYork (NYSE) và thị trường Chứng khoán London chấp nhận
IAS và US. GAAP. Do đó, NYSE đã gây áp lực đối với SEC về việc thừa nhận
IAS. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của FASB giữa IAS và US. GAAP vào thời điểm
này có 255 điểm khác biệt, cho rằng IAS còn yếu và khó áp dụng được. Từ năm
1993, tham gia các Hội Nghị của IASC không chỉ có quan sát viên của IOSCO, Ủy
ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, đại diện châu Âu cũng có quan sát
viên đến từ Trung Quốc.Năm 1996, sau khi sự xuất hiện các công ty của mình
niêm yết trên NYSE, Đức và Pháp bắt đầu chú trọng vào tính hữu ích của thông tin
đối với nhà đầu tư tham gia thị trường vốn và thúc đẩy Liên minh châu Âu hướng
tới nhu cầu hài hòa CMKT. Từ năm 1998, Đức cho phép các công ty lập BCTC
theo US. GAAP hay IAS. Từ đây, IASC quyết định đẩy nhanh việc hoàn tất các
chuẩn mực căn bản vào năm 1998 thay vì dự kiến 1999. Tháng 6 năm 2000, Liên
minh châu Âu thông báo các công ty niêm yết sẽ lập BCTC phù hợp với IAS kể từ
năm 2005. Giai đoạn 1987 -2000, nhiều công ty đa quốc gia thuộc châu Âu áp
dụng IAS. Ngoài ra, một số công ty lớn của Hoa Kỳ bắt đầu khẳng định lập BCTC
theo IAS.Năm 1999, SEC của Hoa Kỳ để nghị rằng IASC cần tái cấu trúc Hội
đồng để đảm bảo các thành viên tham gia bao gồm các chuyên gia thay vì chỉ chú
trọng các thành viên phân theo khu vực địa lý. Hội nghị của IASC ở Venice vào
tháng 11 năm 1999 đã cho thấy sự đồng thuận quan điểm SEC và IASC trong việc
tái cấu trúc. Ngoài ra, Hội nghị cũng nhận định hướng đến hệ thống CMKT chất
lượng cao cho thị trường vốn lớn và thúc đẩy việc hội tụ kế toán toàn cầu giữa các
chuẩn mực quốc gia với CMKT quốc tế (IASC, 1999). Cuối cùng, tại Hội nghị
tháng 3 năm 2000, tất cả các thành viên (143 tổ chức nghề nghiệp với 104 quốc
gia) đã nhất trí phê chuẩn tái cấu trúc với hiến chương mới, và sau đó, tháng 6 năm
2000, IASB đã có cuộc họp đầu tiên
2.2.3IASB -Quá trình hội tụ từ năm 2001 đến nayNăm 2001, IASB được thành lập
thay thế chức năng ban hành chuẩn mực của IASC. Mục tiêu hoạt động của IASB
thay đổi đáng kể so với IASC, trong đó hướng đến việc hình thành một bộ CMKT
toàn cầu, chất lượng cao phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường bốncũng như
các bên liên quan để đưa ra quyết định kinh tế; đồng thời thúc đẩu quá trình
hội tụ CMKT quốc gia với IAS/IFRS (IASC Foundation, 2010). Thuật ngữ ―
hội tụ‖ được dùng thay thế cho ― hài hòa‖.Năm 2002, IASB và FASB đã chính
thức hóa cho cam kết hội tụ US. GAAP và CMKT quốc tế kí hiệp ước Norwalk.
Hiệp ước Norwalk chia sẻ mục tiêu phát triển một CMKT chất lượng cao và phù
hợp mà có thể sử dụng được cho BCTC trong nước và xuyên biên giới. Nó cũng
thiết lập một chiến thuật rộng để đạt được mục tiêu cùng nhau phát triển các chuẩn
mực loại bỏ sự khác biệt và hội tụ lâu dài.Tháng 2 năm 2006, IASB và FASB cùng
ký Bản ghi nhớ tái khẳng định mục tiêu cùng nhau xây dựng hệ thống CMKT chất
lượng cao với kế hoạch cụ thể để tiến tới hội tụ các chuẩn mực quan trọng. Năm
2008 cũng là thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, hai Hội đồng tiếp
tục ký Bản ghi nhớ (2008) với dự kiến đạt mục tiêu hội tụ vào năm 2011. Trước
bối cảnh đó, ngay trong năm 2009, hai Hội đồng công bố quyết tâm đẩy mạnh tiến
độ hoàn thành các dự án. Năm 2009, IASB nâng số thành viên từ 14 lên 16 và Hội
đồng giám sát bao gồm đại diện SEC, cơ quan dịch vụ tài chính của Nhật, Liên
minh Châu Âu, các thị trường mới nổi và Ủy Ban kỹ thuật của IOSCO. Ngoài ra,
Ủy ban Basel tiếp tục tham gia với tư cách quan sát viên. Cũng trong năm 2009,
nhóm tư vấn khủng hoảng tài chính (FCAG) được thành lập nhằm tư vấn cho
IASB và FASB xây dựng các chuẩn mực trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.
FCAG đã phân tích và làm sáng tỏ một vài khuyết điểm của IAS/IFRS đó là (i)
Vấn đề áp dụng giá trị hợp lý với các thị trường thiếu tính thanh khoản và (ii) sự trì
hoãn ghi nhận từ các công cụ tài chính; (iii) Xử lý các giao dịch ngoài Bảng cân
đối kế
12toán của các ngành ngân hàng (như các cam kết bảo lãnh...) (iv) tính phức tạp
của xử lý kế toán (điển hình như tổn thất tài sản) và (v) các khác biệt giữa
IAS/IFRS và US. GAAP.Từ năm 2010 đến nay IASB và FASB thúc đẩy hoàn thiện
dự án Hội tụ. Trước áp lực của cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Toronto vào tháng 6
năm 2010,hai hội Hội đồng tích cực hướng tới hoàn thiện dự án (i) Công cụ tài
chính, (ii) Hợp đồng bảo hiểm, (iii) Cho thuê và (iv) Ghi nhận doanh thu. Do quá
phức tạp nên dự kiến ban đầu các dự án này hoàn tất vào tháng 6 năm 2011 là
không thực hiện được.Năm 2011, hai Hội đồng tiếp tục rà soát lại các chiến lược,
tranh luận các dự án kỹ thuật của IASB và các dự án chung giữa hai bên. Sau một
cuộc điều tra, IASB nhận thấy rằng cả hai bên cần phải làm việc nhiều hơn với
Khuôn mẫu lý thuyết kế toán để có thể cung cấp được một cơ sở thống nhất và
mang tính thực tiễn cho quá trình xây dựng IFRS. Ngoài ra cũng cần phải cải thiện
một số quy định để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng và cần đẩy nhanh quá trình
xây dựng chuẩn mực.Năm 2012, SEC báo cáo rằng IFRS tại Hoa Kỳ vẫn chưa
được áp dụng cho các công ty niêm yết nhưng công bố ủng hộ hội tụ và Hệ thống
CMKT toàn cầu.Năm 2013, Ủy ban IFRS -Cơ quan giám sát IASB đã thành lập
diễn đàn tư vấn CMKT nhằm mở rộng hợp tác của IASB với các bên. Cho đến quý
4 năm 2013, tương lai của dự án hội tụ vẫn chưa chắc chắn. IASB và FASB vẫn
đang cùng nhau phát triển các dự án chung cũng như các dự án riêng của mỗi bên.
Trong đó, các dự án lớn của IASB đang thực hiện bao gồm Công cụ tài chính,
Thuê tài sản và ghi nhận doanh thu.Tháng 5 năm 2014, IASB cùng với FASB đã
ban hành chuẩn mực ghi nhận doanh thu mới, IFRS 15 -Doanh thu từ các hợp
đồng giao dịch khách hàng (Revenue from Contracts with Customers). Những
yêu cầu mới cho việc ghi nhận doanh thu cho thấy việc cải thiện đáng kể cho chất
lượng và tính nhất quán trong việc báo cáo doanh thu cũng như cải thiện tính so
sánh trong BCTC của các công ty
13sử dụng IFRS và US. GAAP. Tháng 7 năm 2014, IASB ban hành thêm IFRS 09
-Công cụ tài chính (Financial Instruments). IASB cũng có được những tiến bộ
đáng kể về Dự án Thuê tài sản. IASB và FASB hầu như đã đạt được thỏa thuận
trên tất cả các khía cạnh của dự án này.Như vậy, hội tụ của kế toán quốc tế là một
quá trình trải qua nhiều giai đoạn, trong đó mục tiêu ban đầu là đi tìm sự hài hòa đã
chuyển sang hướng đến sự hội tụ. Những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa, ưu thế
về lợi ích mang lại của việc sử dụng IAS/IFRS, cùng với nỗ lực của IASB, đã thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình hài hòa và hội tụ với các CMKT quốc tế của nhiều quốc gia
trên thế giới:Ở Pháp là một quốc gia châu Âu có vị thế về kinh tế và chính trị
trên thế giới. Từ năm 2005, các công ty niêm yết của Pháp lập BCTC hợp nhất
theo IAS/IFRS. Đối với Liên minh châu Âu (EU), ngày 13/02/2001. EC (Ủy ban
châu Âu) chấp nhận một đề nghị về việc yêu cầu các công ty niêm yết của EU phải
lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS kể từ ngày 2005. EU đã luôn tạo ra mối quan
hệ với IASB và đóng một vài trò tích cực trong quá trình thiết lập CMKT quốc tế.
Với việc yêu cầu các công ty niêm yết lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS được
sự ủng hộ và tán thành mạnh mẽ, hơn 7.000 công ty niêm yết đã thực hiện yêu cầu
này từ ngày 1/1/2005. Tuy nhiên, do còn một số vấn đề chưa thống nhất giữa EU
và IASB nên EU đã không chấp nhận toàn bộ các IAS/IFRS mà phê duyệt từng
chuẩn mực để áp dụng và yêu cầu các công ty niêm yết chỉ sử dụng những IFRS
nào đã được sự chấp nhận của EU. Hiện nay, EU và IASB vẫn tiếp tục các cuộc
thảo luận để giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên nhằm đạt đến sự
thống nhất.Trung Quốc là một thị trường mới nổi giống Việt Nam, năm 2006,
Trung Quốc đã quyết định kết hợp IAS/IFRS vào hệ thống luật pháp của mình và
đã ban hành một hệ thống CMKT doanh nghiệp Trung quốc tiếp cận khá gần với
IAS/IFRS trong những nguyên tắc chủ yếu về soạn thảo và trình bày
14BCTC và trong những năm sau đó, theo lộ trình hội tụ của Bộ tài chính, Trung
Quốc tiếp tục điều chỉnh các chuẩn mực đã ban hành.Các nước Đông Nam Á
phần lớn đều xây dựng hệ thống CMKT quốc gia dựa trên tham khảo chuẩn mực
quốc tế và một số quốc gia (Hoa Kỳ, Anh, ..). Các nước này đang tiến hành hội
tụ các hệ thống kế toán của họ với IAS/IFRS với nhiều phương pháp tiếp cận
khác nhau. Ví dụ: Philipines đã thông qua hầu hết các IAS/IFRS và hầu như không
có điều chỉnh (World Bank, 2006). Indonesia tham khảo IAS/IFRS tính đến tháng
3/2010 chỉ mới 68% chuẩn mực đã phù hợp hoặc khá phù hợp với chuẩn mực
BCTC quốc tế, còn 21% chưa phù hợp và 11% chưa ban hành (World Bank, 2011).
Tại Việt Nam bắt đầu hội tụ IAS/IFRS từ năm 2001 đến năm 2005 nhưng sau đó
VAS đã không được cập nhật IAS bổ sung và IFRSs trong suốt 10 năm (2006
-2015). Sự ra đời và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế đã thúc đẩy quá trình
hài hòa và hội tụ kế toán quốc tế. Khi chuẩn mực kế toán chất lượng cao được áp
dụng mọi nơi trên thế giới, chi phí tiếp cận thị trường vốn có thể giảm đi, khả năng
so sánh của các thông tin tài chính và chất lượng thông tin cung cấp cho nhà đầu tư
tăng lên, giảm thiểu rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả thị trường. Tuy nhiên, cách tiếp
cận của IASB về cơ bảntheo mô hình Anglo-American và do đó có thể không phù
hợp cho thị trường mới nổi do sự khác biệt lớn trong nền văn hóa và kinh doanh
giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển (Bailey, 1995; Prather et al., 2006).
Thực tế cho thấy không phải quốc giađang phát triển nào cũng có thể thuận lợi
trong việc chấp nhận các CMKT quốc tế chẳng hạn, do thiếu một thị trường phát
triển ở các nước đang phát triển khó có thể áp dụng phương pháp dựa trên thị
trường ước tính giá trị hợp lý,... Để tiếp cận và áp dụngcác chuẩn mực này phải có
được những nhân tố như sau:Phải có thị trường chứng khoán và sự phát triển
mạnh của các công ty cổ phần. Do các IAS chủ yếu xây dựng đáp ứng nhu cầu
thông tin của các nhà
15đầu tư nên quốc gia nào có thị trường chứng khoán mạnh vànhiều công ty cổ
phần niêm yết thì sẽ gặp nhiều thuận lợi khi áp dụng các CMKT quốc tế.Sự phát
triển của nghề nghiệp kiểm toán và các tổ chức nghề nghiệp. Đây là nhân tố giúp
cho việc tiếp cận với các thông lệ quốc tế dễ dàng hơn.Cuối cùng là do các
CMKT quốc tế IAS không nghiêng về định hướng cung cấp thông tin cho cơ quan
thuế, nên các quốc gia đang phát triển chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách quốc gia
để đẩy mạnh kinh tế, có hệ thống kế toán chịu nhiều ảnh hưởng của Thuế sẽ gặp rất
nhiều khó khăn khi ápdụng các IAS vào hệ thống kế toán của mình.2.3Sơ lƣợc về
quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt
Nam.2.3.1Sơ lƣợc về quá trình phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tếTrước
1987, với mục tiêu hình thành các chuẩn mực nền tảng,IASC ban hành 26 IAS tập
trung vào các chủ đề chung cho hầu hết các doanh nghiệp: hàng tồn kho, khấu hao,
thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh thu, .... nhưng chưa chú trọng đến các chuẩn
mực dành riêng cho các ngành. Tuy nhiên, sau đó nhiều chuẩn mực đã được chỉnh
sửa, bổ sung và được thay thế (xem Phụ Lục 01).Với cách tiếp cận xây dựng các
CMKT tương thích với yêu cầu của chuẩn mực hay thực hành kế toán của các quốc
gia thành viên. Trên cơ sở nhằm đảm bảo tính so sánh được, IASC có trách nhiệm
tìm được một phương pháp hữu hiệu để kết nối những CMKT của từng quốc gia,
thực tiễn và những CMKT quốc tế. Chính vì vậy, hầu hết các chuẩn mực thường
có hai hay nhiều lựa chọn xử lý. Các IAS trong giai đoạn này chủ yếu được xây
dựng trên cơ sở nguyên tắc (principle), không tập trung vào hướng dẫn xử lý cho
từng chủ đề.Sau đó từ năm 1987 đến năm 2000, IASC có các dự án quan trọng
sau:Dự án khuôn mẫu lý thuyết kế toán (CF)
16Chủ đề khuôn mẫu lý thuyết kế toán được khởi động từ năm 1982 khi IASC gặp
vướng mắc xây dựng IAS 21 do thiếu cơ sở cho việc xem xét các vấn đề. Từ năm
1982 đến năm 1986, IASC chỉ đạo xem xét các vấn đề: Mục tiêu BCTC; Nợ phải
trả; Vốn chủ sở hữu; Tài sản và Chi phí. Tuy nhiên tới 1986, IASC mới chính thức
thành lập tiểu ban xây dựng CF với dự thảo đầu tiên về: Mục đích BCTC; Ghi
nhận các yếu tố; Đo lường các yếu tố. Ban đầu dự án CF được tiến hành độc lập.
Tuy nhiên sau khi khởi động dự án so sánh vào tháng 3 năm 1987, IASC nhận thấy
cần đẩy nhanh tiến độ dự án CF sẽ cung cấp cơ sở để giảm các xửlý kế toán cho
phép trong IAS. Mục đích cuối cùng của CF là làm giảm và hạn chế các lựa chọn
đối với các giao dịch, sự kiện giống nhau.Dự thảo CF được xem là gần với
US.GAAP tuy nhiên tham gia xây dựng CF còn có đại diện của châu Âu là Đức và
Pháp. Sau nhiều tranh luận, cuối cùng thì đại diện của Pháp cũng đã nhất trí dự
thảo. Trong khi đó đại diện của Đức cho rằng mục đích của IASC là cung cấp cho
nhà đầu tư vốn chủ sở hữu, còn kế toán của Đức tập trung vào cung cấp thông tin
cho người cho vay là ngân hàng. Tuy còn có ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng
Đức vẫn ủng hộ CF.Dự án so sánh và cải thiệnTại cuộc họp tháng 3/1987, IASC
nhận định đã cơ bản hoàn thành các chuẩn mực căn bản, nên trong thời gian tiếp
theo quyết định thay vì ban hành IAS mới sẽ tập trung vào rà soát các IAS đã ban
hành nhằm giảm số lượng lựa chọn. Quyết định này khởi đầu cho Dự án so sánh
(1987) và sau đó là Dự án (1993).Khởi động từ 1987, Dự án so sánh cũng là yêu
cầu của IOSCO, do vậy IASC đồng ý để đại diện cho tổ chức này tham dự các
cuộc họp của tiểu ban dự án. Một năm sau, Dự án E32 -Tính có thể so sánh của
BCTC được phê chuẩn. Tháng 1 năm 1989, E32 được công bố với đề xuất chỉnh
sửa 13 IAS xem (*) Phụ Lục 01. Trong đó, IAS 25 được xem là quan trọng nhất
bởi có nhiều lựa chọn. Các IAS 26 -28 mới ban hành nên không đưa vào dự án.
Bốn chuẩn mực (IAS 3, IAS 7, IAS 12
17và IAS 15) đã được rà soát từ trước dự án. Các chuẩn mực còn lại được gọi là
được cho là có ít lựa chọn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu.
Trongsố 13 IAS đề xuất chỉnh sửa, ngoại trừ IAS 5 giữ nguyên, còn lại các IAS
khác đều được chỉnh sửa. Với các IAS được rà soát trước Dự án, chỉ có IAS 12 và
IAS 3 được chỉnh sửa. Trong đó, IAS 3 được khởi động rà soát từ 1983 và kết thúc
vào 1989 với sự thay thế của ba chuẩn mực mới IAS 27, IAS 28 và IAS 31. IAS 3
và các chuẩn mực thay thế được đánh giá là sớm thành công nhất của IASC bởi đã
thu hút được sự chú ý nhiều, đặc biệt của Cộng đồng châu Âu . Do thu hút được
các nhà điều hành và nhà quản trị các côngty niêm yết, Dự án E32 đã giúp IASC
được biết đến nhiều hơn.Tháng 4 năm 1989, IASC thống nhất thi hành Dự án so
sánh và triển khai góp ý của IOSCO về việc cải thiện tất cả các chuẩn mực đã ban
hành còn lại để đảm bảo hướng dẫn chi tiết và công bố đầy đủ. Ngoài ra, IASC
cũng quyết định xem xét những chủ đề quan trọng mà các IAS đã ban hành chưa
đề cập. Cuối năm 1992, IASC thống nhất chỉnh sửa 19 IAS, và tháng 10 năm 1993
Dự án cải thiện hoàn tất với 10 IAS được chỉnh sửa (**) -Phụ lục 01.Từ năm 1987
đến 1993 ngoài ba dự án lớn ở trên, IASC còn tiến hành một số dự án khác: Chỉnh
sửa IAS 7, ban hành IAS 29 và IAS 30. IASC lần đầu ban hành IAS 29 -Financial
Reportting in Hyperinflationary Econnomie vào năm 1989, phát hành phiên bản
IAS 29 (1994) và sau đóchỉnh sửa vào năm 2007. Từ năm 1981, IASC đã bắt đầu
dự án về ngân hàng nhưng tới năm 1986 mới đưa ra dự thảo đầu tiên để cuối cùng
ban hành IAS 30 (1990) -Disclosures in Financial Statements of Banks and Similar
Financial Institutions. Chuẩn mực này chịu ảnh hưởng của Chỉ thị của Liên minh
Châu Âu về kế toán Ngân hàng. Sau đó, phiên bản mới IAS 30 được công bố vào
năm 1994, được chỉnh sửa vào năm 1998, cuối cùng được thay thế bởi IFRS 7Disclosures vào năm 2007. Từ năm 1994 đến năm 1998, IASC tích cực hoàn
thành dự án về công cụ tài chính với IAS 32 -Financial Instrument:
Disclosure and Presentation và IAS 39. Đây là các chuẩn mực phức tạp, gây nhiều
tranh cãi nhất và IAS 39 là chuẩn mực cuối cùng trong hệ thống các chuẩn mực cơ
bản. Ngoài ra, từ 1997 đến 2000, IASC có 25 dự án trong đó một phần ba số đó dự
án là chỉnh sửa các chuẩn mực đã ban hành, phần còn lại là các chủ đề mở rộng
hay ban hành chuẩn mực mới (IAS 33-38). Phụ lục 02 trình bày các CMKT quốc tế
trong giai đoạn 1987 đến năm 2000. Tại hội nghị tháng 12/1998 tại
Frankfurk, IASC công bố hoàn tất các chuẩn mực cơ bản, ngoại trừ IAS 40
Investment Property và IAS 41 Agriculture sau này ban hành vào năm 2000.Từ
năm 2001, IASB bắt đầu khởi động cải thiện các IAS do IASC ban hành và phát
triển cácChuẩn mực BCTC quốc tế. Phụ lục 03trình bày các chuẩn mực BCTC do
IASB ban hành.Năm 2000, IASB và FASB ký hiệp ước Normalk tiến tới mục tiêu
hội tụ với các dự án ngắn hạn 5 năm và hợp tác các dự án dài hạn. Dự án ngắn hạn
hướng tới hạn chế các khác biệt với việc ban hành 6 chuẩn mực mới (Phụ lục 03)
cùng với việc chỉnh sửa các chuẩn mực đã ban hành ((*) -Phụ lục 02). Các dự án
dài hạn bao gồm: Khuôn mẫu lý thuyết kế toán, Hợp nhất kinh doanh, Báo cáo kết
quả tài chính và Ghi nhận doanh thu.2.3.2Sơ lƣợc vềhệ thống chuẩn mực kế toán
Việt NamViệt Nam bắt đầu triển khai nghiên cứu và soạn thảo các CMKT Việt
Nam từ năm 1999. Sau đó,Việt Nam đã ban hành 26 CMKT (VAS) trên nền tảng
các CMKT quốc tế của IASB. Các chuẩn mực được ban hành qua 5 đợt, từ tháng
12 năm 2001 đến tháng 12 năm 2005, mỗi đợt ban hành chuẩn mực kèm theo một
thông tư hướng dẫn để áp dụng vào hệ thống tài khoản kế toán DN theo quyết định
1141/TC/QĐ/CĐKT. Năm 2006, Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán mới DN
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC tích hợp toàn bộ những yêu cầu của 26 chuẩn
mực kế toán đã ban hành. Tuy nhiên, sau đó VAS đã không được cập nhật những
sửa đổi, bổ sung của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003. Vì
vậy cho thấy, sự hội tụ giữa VAS và IAS/IFRS giảm theo thời gian. Bảng 2.1 cột
IV cho thấy độ trễ thời gian trung bình khi ban hành VAS với ngày ban hành
IAS/IFRS
19cũ cụ thể là 55 tháng. IAS/IFRS được cập nhật liên tục theo thời gian trong khi
VAS không thay đổi trong mười năm qua (2006-2015). Do đó, khoảng cách thời
gian trung bình giữa ngày ban hành của các quy tắc CMKT Việt Nam và ngày của
CMKT quốc tế mới nhất tương đương là 44 tháng xem Bảng 2.1 cột V. Hơn nữa,
khoảng cách thời gian trung bình giữa ngày ban hành của các CMKT Việt Nam và
các ngày cuối cùng của nghiên cứu này (tháng 08/2015) là 139 tháng xem Bảng
2.1, cột VI và cho thấy khoảng cách ngày càng tăng nghiêm trọng giữa quy tắc
VAS và IAS/IFRS trong khi môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi. Mục
tiêu của Việt Nam đề ra đạt sự hội tụ đạt 90% của VAS và IAS/IFRS (Adams and
Do, 2003). Tuy nhiên, độ trễ thời gian giữa VAS và IAS/IFRS, làm sự hội tụ giữa
VAS và IAS/IFRS giảm theo thời gian, cho thấy mục tiêu của Việt Nam đạt được
90% hội tụ với IAS/IFRS không khả quan và dường như không thể đạt được. Thêm
một lý do nữa để cho thấy sự lo ngại không đạt được mục tiêu hài hòa của Việt
Nam chính là khác biệt cơ bản giữa IFRS và VAS frameworks. Mục tiêu của
BCTC đã nêu trong khuôn mẫu IFRS là cung cấp thông tin tài chính có ích cho các
nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, những người cho vay và người khác trong việc
đưa ra các quyết định cung cấp nguồn lực cho các doanh nghiệp (IASB, 2010). Tuy
nhiên, khuôn mẫu kế toán Việt Nam không đề cập đến mục đích của BCTC được
lập theo yêu cầu của VAS. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong các khía cạnh khác
của khung khái niệm, chẳng hạn như ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố
thông tin. Về đặc điểm chất lượng của BCTC, khuôn mẫu IFRS cập nhật gần đây
thay thế ―Tính đáng tin cậy‖ thành ―Trình bày trung thực‖ trong khikhuôn mẫu
VAS vẫn nhấn mạnh ―Tính đáng tin cậy‖. Điều này dẫn đến một sự khác biệt đáng
kể trong các cơ sở đo lường giữa IAS/IFRS và VAS. Một điểm yếu của sự khác
biệt, khuôn mẫu IFRS cho phép bốn cơ sở đo lường riêng biệt là (giá gốc, giá hiện
hành, giá trị thực hiện được và hiện giá) với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, giá gốc
vẫn là cơ sở để đo lường trong VAS.Mức độ hội tụ IAS/IFRS của quốc gia cũng bị
ảnh hưởng bởi xã hội, chính trị, kinh tế và các yếu tố pháp lý (Zeghal and
Mhedhbi, 2006; Perera and Baydoun, 2007). Việt Nam là một đất nước mới nổi và
vẫn đang
20trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường tự do (Phan, 2009; Nguyen and Richard, 2011). Tại thời điểm hiện tại,
mức độ hội tụ giữa VAS và IAS/IFRSvẫn chưa rõ và do đó tìm hiểu tình trạng hội
tụ chính xác với IAS/IFRS đang là một yêu cầu cần thiết và quan trọng tại Việt
Nam.Bảng 2.1 Thời gian và khoảng cách giữa ngày ban hành/sửa đổi của các
CMKT Việt Nam và IAS/IFRS tƣơng đƣơngChuẩn mựcNgày ban hành/sửa đổi
(tháng -năm)Khoảng cách thời gian (tháng)IAS/IFRScũ (I)VAS(II)IAS/IFRShiện
hành(III)IAS/IFRScũ -VAS(IV)VAS-IAS/IFRShiện hành(V)VAS
-08/2015(VI)Hàng tồn kho12-0012-0112-031224164Máy móc, thiết bị, nhà
xưởng04-0012 -0105-082077164Doanh thu05-9912-0105-083177164Tài sản vô
hình09-9812-0104-093988164Báo cáo lưu chuyển tiền tệ12-9212-02050812065152Hợp đồng xây dựng12-9312 -0212-931080152Ảnh hưởng của việc
thay đổi tỷ giá hối đoái12-9312 -0201-0810861152Chi phí đi vay12-9312 -02050810865152Cho thuê01-0112 -0204-092376152Trình
bày BCTC05-9912
-0304-095566140Công bố về các bên liên quan12-9412 -0312-031080140BCTC
riêng và BCTC hợp nhất12-9812 -0305-106077140
21Kế toán đầu tư liên kết 10-0012 -0305-083853140Lợi ích trong khoản vốn
góp liên doanh10-0012 -0305-083853140Bất động sản đầu tư01-0112 -0305083553140Chính sách kế toán, sự thay đổi ước tính kế toán và saisót12-03020512-03140126Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm120302-0512-03140126Thuế thu nhập doanh nghiệp10-0002-0501-085235126Báo
cáo bộ phận08-9702-0504-099050126BCTC giữa niên độ06-9802-0501088035126Nội dung công bố trong BCTC của các ngân hàng và các tổ chức
tài chính tương tự12-9802-0574126Thu nhập trên cổ phần12-0312-0509072421116Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng09-9812-050998870116Hợp nhất kinh doanh03-0412-0501-082125116Hợp đồng bảo hiểm030412-0509-072121116Trung
bình cộng5544139Độ lệch chuẩn352916Giá trị
nhỏ nhât120116Giá trị lớn nhất12088164Nguồn: Luận án tiến sĩ Phạm Hoài
Hương và tác giả tự tính toán
222.4Các nghiên cứu trƣớc đây về hài hòa kế toán quốc tếTrong những năm vừa
qua đã có một lượng lớn các nghiên cứu vềhài hòa kếtoán quốc tế. Theo Baker
and Barbu (2007), từ 1965 đến 2007 có khoảng 200 bài nghiên cứu về hài hòa
kếtoán quốc tếđã công bố trên 24 tạp chí nghiên cứu kế toán hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên các nghiên cứu trước 1987 chủ yếu thực hiện bởi các tổ chức nghề
nghiệp hay được khảo sát bởi các công ty kiểm toán lớn (Garrido et al., 2002);
Bayerleinet al., 2012)đã tổng kết và đều chorằng so với nghiên cứu hài hòa về thực
hành kế toán thì số lượng nghiên cứu hài hòa về chuẩn mực ít hơn. Hầu hết các
nghiên cứu trước đây tập trung đo lường hài hòa thực tế. Van der Tas (1988) là
người đầu tiên đóng góp vào hài hòa kếtoán quốc tếđã đềxuất sửdụng các
chỉsốHerfindahl (H), và chỉsốComparability (C) đểđo lường hài hòa về tính so sánh
của các lựa chọn kế toán giữa các quốc gia. Tác giả đã sử dụng Báo cáo hàng năm
từ năm 1978 -1984 của các quốc gia Anh, Mỹ và Hà Lan đưa ra kết luận rằng khả
năng so sánh các lựa chọn kế toán giữa 2 quốc gia là thấp và có sự gia tăng từ năm
1978 đến năm1984 nhưng chưa đánh giá được tầm quan trọng của thay đổi
chỉsốhài hòa theo thời gian. Sau đó, Herrmann and Thomas (1995) cũng sửdụng
chỉsốI đểđo lường hài hòa thực hành của 8 quốc gia ởChâu Âu kết quảcho thấy
mức độhài hòa thấp đối với kếtoán lợi thếthương mại và định giá hàng tồn kho, tài
sản cốđịnh. Archer et al. (1995) đã tách chỉsốC đểđo lường riêng hài hòa quốc gia
và giữa các quốc giađểkhắc phục vấn đềtồn tại trong nghiên cứu của
Herrmann and Thomas (1995) chưa phân biệt hài hòa trong và giữa các quốc
gia cũng như thay đổi quá trình hài hòa. Điểm tồn tại chung của các nghiên cứu
này là chưa đánh giá được mức ý nghĩa của thay đổi hàihòa qua thời gian cuối
cùng được Canibano and Mora (2000) đi tiên phong giải quyết bởi kiểm định Chi
bình phương. Sau đó kiểm định Chi bình phương cũng được dùng trong bài nghiên
cứu của Songlan Peng (2005); Lasmin (2011). Dữliệu nghiên cứu được sửdụng
đểđo lường mức độhài hòa thực tếlà thông tin kếtoán được trình bày trên BCTC
của công ty. Tuy nhiên, bởi vì nghiên
23cứu vềhài hòa chuẩn mực và hài hòa thực tếkhác nhau cơ bản nên các chỉsốđược
dùng trong nghiên cứu vềhài hòa thực tếkhông có giátrịđểđánh giá hài hòa chuẩn
mực. Một sốnhà nghiên cứu chẳng hạn như: Adhikari and Tondkar (1992); Rahman
et al. (1996); Lainez et al. (1996) đã bắt đầu phát triển những phương pháp đo
lường hài hòa chuẩn mực tập trung vào các yêu cầu của những quy
địnhkếtoán ởcác nước khác nhau. Trong nhiều năm gần đây, đóng góp trong nghiên
cứu vềhài hòa chuẩn mực được thực hiện bởi Garrido et al. (2002); Fontes et al.
(2005); Ding et al. (2007); Qu and Zhang (2010).Các nghiên cứu hài hòa vềchuẩn
mực là nghiêncứu vềcác quy định kếtoán, tuy nhiên mỗi nghiên cứu có trọng
tâm riêng và được chia thành các dòng nghiên cứu: (1) khám phá sựkhác biệt
quan trọng giữa chuẩn mực quốc gia và IAS/IFRS; (2) khám phá những thuận
lợi và khó khăn khi hội tụCMKT quốc gia với IAS/IFRS, (3) đánh giá ảnh
hưởng của sựkhác biệt giữa các chuẩn mực quốc gia với IAS/IFRS đến chất
lượng thông tin kếtoán và (4) lượng hóa mức độhài hòa vềchuẩn mực của các quy
định kếtoán (Phạm Hoài Hương, 2012). Đểphù hợp với mục tiêu nghiên
cứu,bài viết tập trung tổng kết dòng nghiên cứu thứtư với các nghiên cứu
điển hình sau:Rahman et al. (1996) đã đo lường hài hòa chuẩn mực giữa hai quốc
gia Úc và New Zealand. Nguồn dữliệu của họlà các yêu cầu công bốthông tin, quy
định vềđo lường của CMKT và yêu cầu của Ủy ban chứng khoán. Các
nguyên tắc kếtoán được phân loại thành những mục: ―Bắt buộc‖, ―Cho phép‖,
― Không quy định‖ và ―Không cấm‖. Những yêu cầu vềcông bốvà đo lường
trong mỗi mục được xem là dữliệu rời rạc. Hệsố―exact matches‖ được tính cho
mỗi quy định vềcông bốvà đo lường, sửdụng khoảng cách Mahalanobis đểđo
lường khoảng cách của các mục. Kết quảbài nghiên cứu cho thấy mức độhài hòa
vềyêu cầu đo lường cao hơn mức độhài hòa vềyêu cầu công bốthông tin. Tuy nhiên
có lậpluận cho rằng là khoảng cách Mahalanobis là tuyệt đối nên giải thích
không thỏa đáng mức độhài hòa vì khoảng cách Mahalanobis đã được sửdụng
đểđo lường các biến liên tục, trong khi đó các yêu cầu vềcông bốvà đo lường được
xem là dữliệu rời rạc (Fontes et al.,
242005; Qu and Zhang, 2010). Mặc dù có những hạn chếvềvấn đềđo lường nhưng
Rahman et al. (1996) đã cung cấp một cái nhìn mới vềhài hòa chuẩn mực.Không
giống như nghiên cứu theo của Rahman et al. (1996), Garrido et al. (2002) đã
thực hiện nghiên cứu vềsựtiến bộcủa CMKT theo thời gian. Họsửdụng khoảng
cách Euclide đểđánh giá quá trình tiến bộcủa IASC qua ba giai đoạn của quá trình
thiết lập CMKT. Phân tích thực nghiệm của họbao gồm 20 vấn đềcủa IAS
đã được cải thiện trong thời gian tồntại của IASC và các nguyên tắc kếtoán
trong CMKT được phân loại theo Rahman et al. (1996), đó là ―Bắt buộc‖,
―Cho phép‖, ―Không qui định‖ và ―Không cấm‖. Họcho thấy rằng phương pháp
kếtoán thay thếgiảm qua các giai đoạn khác nhau, do đo tính so sánh các thông
tin tài chính được cải thiện. Mặc dù nghiên cứu này cho thấy sựtiến bộtrong
nghiên cứu đo lường hài hòa chuẩn mực nhưng cũng còn một sốtồn tại như
khoảng cách Euclide là tuyệt đối nên chỉcho thấy sựkhác nhau của các mục
được so sánh mà không cho thấy sựgiống nhau (Qu and Zhang, 2010).Nhận thấy
được những vấn đềcòn tại trong các nghiên cứu trước, Fontes et al. (2005) đã
đềxuất sửdụng hệsốJaccard (Jaccard‘s coefficients) và hệsốSpearman
(Spearman‘s coefficients) đểđánh giá sựtiến bộcủa hài hòa chuẩn mực giữa hai
bộCMKT. Họđã đo lường mức độhài hòa chuẩn mực giữa CMKT BồĐào Nha
và IFRS qua ba giai đoạn của hội tụkếtoán bằng cách sửdụng khoảng cách
Euclide, hệsốJaccard và hệsốSpearman đểđánh giá kết quả. Họđã phân tích dựa
vào 43 yêu cầu kế toán trong CMKT quốc tế tương ứng trong CMKT Bồ Đào Nha.
Kết quả cho thấy rằng dùng hệ số Jaccard, hệ số Spearman phù hợp hơn để đo
lường mức độ hài hòa chuẩn mực quốc gia với IAS so với sử dụng phương pháp
khoảng cách Euclide được phát triển bởi Garrido et al. (2002). Phương pháp tiếp
cận của Fontes et al. (2005) thểhiện bước tiến quan trọng trong lý thuyết
vềđo lường hài hòa chuẩn mực, tuy nhiên chỉthích hợp với các quy định
kếtoán với nhiều phương pháp thay thế.Ding et al. (2007) đã dùng
chỉsố―Absence‖ và chỉsố―Divergence‖ đểđo lường sựkhác nhau của các CMKT
trong nước với IAS. Chỉsố―Absence‖ đo lường
trong phạm vi các nguyên tắc kếtoán được quy định trong IAS nhưng không được
quy định trong CMKT trong nước. Chỉsố―Divergence‖ phản ánh sựkhác
biệt trong các nguyên tắc kếtoán được quy định ởCMKT trong nước và IAS. Tác
giảđã xác định ra 111 khoản mục dựa trên các quy định vềghi nhận, đo lường,
công bốthông tin đểtính toán chỉsố A
̳ bsence‘ và chỉsố―Divergence‖ ở30quốc gia
năm 2001. Kết quảcủa bài nghiên cứu cho thấy chỉsố―Absence‖ ởcác nước kém
phát triển thì cao hơn, chỉsố―Divergence‖ cao hơn ởcác nước có nền kinh tếphát
triển. Bae et al. (2008) phát triển hai phương pháp đểcho thấy sựkhác biệt của
CMKT cho 1.176 ―cặp mẫu‖ các quốc gia khác nhau qua danh sách gồm 21
nguyên tắc kếtoán quan trọng dựa trên một cuộc khảo sát các nguyên tắc kếtoán
được chấp nhận chung (GAAP) năm 2001. Đầu tiên, với mỗi mục IAS trong
danh sách, một ―cặp mẫu‖ được gán giá trị―1‖ nếu một quốc gia phù hợp với
IAS và quốc gia còn lại không phù hợp. Một ―cặp mẫu‖ được gán giá trị―0‖ nếu
cảhai quốc gia phù hợp với IAS. Phương pháp thứhai của họmỗi mục IAS được
gán giá trị―1‖ nếu nguyên tắc kếtoán quốc gia đó phù hợp với IAS và không
phù hợp được gán giá trị―0‖. Tuy nhiên, ởcảhai phương pháp thì không bao
gồm trường hợp cảhai quốc gia trong cặp mẫu thì khác biệt so với IAS.Peng and
Smith (2010) cho thấy phương pháp tiếp cận khác đểđo lường mức độhài hòa
CMKT Trung Quốc thông qua giai đoạn từnăm 1992 -2006. Những khoản mục
đo lường chính là những đoạn chính (được in đậm) trong IFRS 2006, được
phân loại theo các xếp hạng: ―hoàn toàn hài hòa‖, ―hài hòa căn bản‖ và
―không hài hoà‖. Tuy nhiên, tác giảchưa giải thích rõ―hài hòa căn bản‖ và hạn
chếkhác là tác giảđánh giá mức độhài hòa của CMKT Trung Quốc bao gồm các
khoản mục thểhiện ―hoàn toàn hài hòa‖ và ―hài hòa căn bản‖ trong khi tác
giảphản ánh ởcác mức độhài hòa khác nhau. Kết quảcho thấy mức độhài hòa
CMKT Trung Quốc và IFRS có cải thiện trong giai đoạn 1992 -2006, từ20%
năm 1992, 35% năm 1998, 49% năm 2001 tới 77 % năm 2006.
26Qu and Zhang (2010) đã sử dụng phương pháp mới để đo lường mức độ hài hòa
chuẩn mực: Phân tích gom cụm mờ để đo lường mức độ hoà hợp giữa CMKT
Trung Quốc và CMKT quốc tế. Phương pháp tiếp cận của họ giải quyết đa dạng
hơn về các khía cạnh của đo lường kế toán của các nghiên cứu về sự hội tụ chuẩn
mực kế toán trước đó. Mỗi chuẩn mực được phân tích thành các 6 mục (vấn đề)
chính: các định nghĩa, phạm vi của chuẩn mực, ghi nhận, tiêu chuẩn đo
lường, phương pháp đo lường, đo lường lại vào cuối kỳ. Trên cơ cở đó, so sánh
VAS với IAS/IFRS theo từng mục: ―0‖ thể hiện sự khác biệt hoàn toàn
(Complete difference), ―0.3‖ có hài hòa nhưng tồn tại một vài khác biệt quan
trọng (Substantial difference), ―0.7‖ căn bản giống nhau (Substantial match), ―1‖
thể hiện sự giống nhau hoàn toàn (Complete match). Hạn chế của họ không định
nghĩa rõ các khái niệm ―Substantial match‖ và ―Substantial difference‖.Kết quả
của nghiên cứu cho thấy về CMKT Trung Quốc ban hành năm 2006 đã đạt được
mục tiêu của hội tụ đáng kể với IFRS 2005, mức độ hội tụ xấp xỉ 75%.Lasmin
(2011) đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Indonesia và Chuẩn mực BCTC
quốc tế, tác giả đã sử dụng hệ số Jaccard và hệ số tương quan Spearman để đo
lường mức độ hài hòa chuẩn mực; Khoảng cách Euclid và kiểm định Chi bình
phương được sử dụng để đo lường quá trình hài hòa chuẩn mực. Dữ liệu nghiên
cứu là 43 phương pháp kế toán trong 18 CMKT và Chuẩn mựcBCTC quốc tế
(IFRS) năm 2007 và các tiêu chuẩn tương ứng trong CMKT Indonesia (PSAK)
năm 2003 và 2007. Tác giả đã kiểm tra BCTC năm 2004 và năm 2008 của 100
công ty niêm yết Indonesia. Kết quả kiểm định Chi Bình Phương cho thấy tần số
quan sát của chuẩn mực kế toán của Indonesia năm 2007 khác rất nhiều so tần số
quan sát của chuẩn mực kế toán của Indonesia năm 2003. Điều đó cũng cho thấy
những nỗ lực của Indonesia nhằm tăng mức độ hài hòa giữa PSAK và IFRS đã
thành công.Phạm Hoài Hương (2012) đo lường mức độ hài hòa giữa VAS và
IAS/IFRS thông qua các chỉ số hài hòa về mặt đo lường (M-DJCS), khai báo
thông tin (D-DJCS) và tổng hợp (0-DJCS). Các chỉ số DJCS dao động từ 0% đến
100%. 0% thể hiện sự khác nhau hoàn toàn giữa VAS và IAS/IFRS và 100% thể
hiệnsự giống
27nhau hoàn toàn giữa VAS Và IAS/IFRS. Tác giả đã phân tích mỗi chuẩn mực
thành các mục (vấn đề) chính. Trên cơ sở đó so sánh VAS với IAS/IFRS theo từng
mục. Thang đánh giá từ 0 đến 1 được dùng để đánh giá mức độ giống nhau giữa
VAS và IAS/IFRS theo từng mục (sub -score). ―0‖ thể hiện sự khác nhau hoàn
toàn, trong khi ―1‖ thể hiện sự giống nhau hoàn toàn. Trong trường hợp phương
pháp xử lý liên quan đến cùng một vấn đề kế toán không hoàn toàn giống và cũng
không hoàn toàn khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS thì mức độ hài hòa được đánh
giá là một giá trị nằm trong khoảng (0;1). Để định lượng mức độ giống nhau cho
từng mục một cách hợp lý, mỗi mục được phân tích thành các tiểu mục (nếu có
thể), khi đó mức độ giống nhau của từng mục (sub -score) được tính bằng tỉ lệ các
tiểu mục giống nhau giữa VAS và IAS/IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
hài hòa của VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được nghiên cứu biến
động trong khoảng từ 14,3% đến 87,5%, mức bình quân là 68%. Các chuẩn mực
về doanh thu và chi phí có mức độ hài hòa cao hơn các chuẩn mực về TS. Cụ thể,
các chuẩn mực ―Doanh thu và thu nhập khác‖ và ―Chi phí lãi vay‖ cùng
có mức độ hài hòa cao nhất (87,5%), trong khi chuẩn mực ―Kế toán các
khoản đầu tư vào công ty liên kết‖ có mức độ hài hòa thấp (14,3%). Các chuẩn
mực như ―Tài sản cố định vô hình‖, ―Thông tin tài chính về các khoản vốn
góp liên doanh‖ và ―Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái‖ có mức độ hài
hòa thấp hơn mức trung bình. Mức độ hài hòa bình quân về đo lường (81,2%) cao
hơn nhiều so với mức độ hài hòa bình quân về khai báo thông tin (57%).Trần Hồng
Vân (2014) trên cơ sở bài nghiên cứu của tác giả Yu & Qu (2009) đã sử dụng các
hệ số: hệ số Jaccard có điều chỉnh (Modified Jaccard's Coefficient), Chỉ số
Absence (AbsenceIndex), Chỉ số Divergence, khoảng cách Average để đo lường
mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS trong việc lập và trình
bày BCTC hợp nhất. Dữ liệu được sử dụng là các nguyên tắc kế toán lập và trình
bày BCTC hợp nhất từ các văn bản pháp luật có liên quan tại Việt Nam và từ
IAS/IFRS. Kết luận rút ra là không có bằng chứng để kết luận rằng CMKT của
Việt Nam về lập và trình bày BCTC hợp nhất có mức độ hòa hợp cao với các IAS
được
28ban hành trước năm 2004 và có bằng chứng để kết luận rằng CMKT của Việt
Nam về lập và trình bày BCTC hợp nhất có mức độ hòa hợp thấp so với các
IAS/IFRS được ban hành năm 2004.Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) đã sử dụng
phương pháp phân tích nội dung (content analysis) đo lường mức độ hài hòa các
quy định của Việt Nam về côngbố thông tin công cụ tài chính trước và sau khi ban
hành thông tư 200/2009/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế về
trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính).
Tổng số các yêu cầu công bố thông tin sẽ khảo sát cho giai đoạn 2 (sau năm 2009)
là 69 khoản mục tương ứng với 15 nhóm; giai đoạn 1 (từ năm 2005 đến cuối năm
2009) sẽ ít hơn 5 khoản mục. Tác giả đã sử dụng kiểm định Chi bình phương đánh
giá ý nghĩa của sự thay đổi mức độ hài hòa sau khi thông tư 200/2009/TT-BTC
được ban hành. Kết quả cho thấy mức độ hài hòa quy định công bố công cụ tài
chính trên BCTC ngân hàng Việt Nam so với IFRS hiện nay chưa cao 68%.
Nghiên cứu cũng cho bằng chứng có ý nghĩa thống kê ủng hộ quan điểm rằng
thông tư 200/2009/TT-BTC đã góp phần cải thiện được mức độ hài hòa quy định
công bố công cụ tài chính tăng lên đáng kể so với trước. Bên cạnh đó cũng chính vì
vậy giúp cho mức độ hài hòa về công bố công cụ tài chính của ngân hàng cao hơn
so với mức độ hài hòa chung.Như vậy, bằng các phương pháp khác nhau: Phương
pháp phân tích gom cụm mờ, phương pháp khoảng cách Euclid, Hệ số
Jaccard, Hệ số tương quan Spearman, khoảng cách Mahalanobis, HệsốJaccard,
phân tích nội dung,... các nghiên cứu trên thếgiới cho thấy mức độhài hòa khác
nhau của các bộCMKT khác nhau với CMKT quốc tế.
29Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu hài hòa chuẩn mựcTác giả nghiên cứuMục tiêu
nghiên cứuDữ liệu nghiên cứuPhƣơng pháp nghiên cứuKết quảNair
and
Frank (1981)Hài
hòa chuẩn mựcSử dụng Bảng khảo sáttrong của
Price
Waterhouse Cooper về quy định kế toán các nước năm 1973, 1975, 1979
tại 37 quốc gia.Định tínhCó sự gia tăng hài hòa về chuẩn mực kế toán trong
suốt thời gian tồn tại của IASB.McKinnon and
Janell (1984)Hài
hòa
chuẩn mựcSử dụng bảng khảo
sát
của
Price Waterhouse Cooper
năm 1973, 1975, 1979 tại 64 quốc gia.Định tínhIASC
không thành công
trong việc thay đổi các chuẩn mực hiện tại hoặc ban hành các chuẩn mực
mới.Doupnik and Taylor (1985)Hài hòa chuẩn mựcSử dụng bảng khảo
sát
của
Price Waterhouse Coopers về các quy định kế toán các nước
của năm 1979 tại 16 quốc gia Tây Âu đối chiếu với Bảng khảo sát của tác
giả năm 1983.Định tínhCó sự gia tăng tính tuân thủ các chuẩn mực IASC
nhưng nhiều khác biệt vẫn tiếp tục tồn tại ở các quốc gia Tây Âu.
30Doupnik (1987)Hài hòa về chuẩn mựcBáo cáo hàng năm của 46 quốc gia
trong năm 1983.Kiểm tra 70 các yêu cầu kế toán tài chính của các quốc
gia trong năm 1983 -So sánh với kết
quả nghiên cứu trong
cuộc
khảo
sát của
Price
Waterhouse năm 1975.Có sự cải thiện hài hòa