Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của luật đất đai 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.53 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
BÀI LÀM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hòa chung với xu thế quốc tế hóa của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
quốc tế mạnh mẽ. Quá trình hội nhập này tác động không nhỏ tới những yếu tố kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội … trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật, có những quy phạm pháp luật
quốc tế được nội luật hóa, và có những quy định của pháp luật Việt Nam sửa đổi để có thể phù
hợp với thế giới. Trong đó, quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định đến các
quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng của Luật đất đai 2003. Nước ta đã học tập được
nhiều kinh nghiệm của nước ngoài trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi
thường giải phóng mặt bằng. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và nghiên cứu để làm rõ
vấn đề này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến các quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng của
luật đất đai 2003
1.Qúa trình hội nhập Quốc tế của Việt Nam
Hội nhập Quốc tế (international integration) là một khái niệm ra đời khoảng giữa thế kỷ XX
ở Châu Âu. Khái niệm này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực chính trị học và kinh tế học.
1
Trên thực tế, đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh định nghĩa và cách hiểu
khái niệm này.
Ở Việt Nam, khái niệm hội nhập Quốc tế cũng được hiểu theo nhiều cách. Có những người
cho rằng, hội nhập Quốc tế đơn thuần chỉ là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Có
những người lại cho rằng, hội nhập Quốc tế là sự mở cửa, tham gia vào mọi mặt của đời sống
Quốc tế. Hai cách hiểu trên đều chưa nói lên được bản chất của hội nhập, thậm chí đánh đồng
hội nhập Quốc tế với hợp tác Quốc tế.
Theo chúng tôi, hội nhập Quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng
cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền
lực… và tuân thủ các quy định, thỏa thuận chung giữa các nước. Hội nhập quốc tế đòi hỏi sự sẻ
chia và tính kỷ luật cao giữa các chủ thể tham gia. Chủ thể của hội nhập Quốc tế trước hết là các
quốc gia, chủ thể có đủ thẩm quyền tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện cam kết quốc tế. Bên


cạnh đó, những chủ thể là các tổ chức cũng có thể tham gia vào các quá trình hội nhập quốc tế
như tổ chức liên chính phủ, tổ chức siêu quốc gia…
Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính
trị, văn hóa, ngoại giao…; cũng có thể diễn ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm
vi, hình thức rất khác nhau.
• Hội nhập kinh tế Quốc tế
Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập
trong các lĩnh vực khác. Trong hơn hai thập kỷ qua, hội nhập là động cơ chủ yếu cho sự phát
triển kinh tế của Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình hội
nhập và thực hiện các sáng kiến hội nhập bao gồm tự do hóa thương mại và đầu tư, đàm phán
song phương, thực thi các cam kết WTO, đàm phán thực thi các cam kết ASEAN, đàm phán các
FTA khác và đàm phán trong khuôn khổ WTO. Với những thành tựu về kinh tế đã đạt được
trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam cần phải hội nhập sâu hơn để đạt tốc độ tăng trưởng
cao trong thập kỷ mới
Qúa trình hội nhập vào kinh tế thế giới của Việt Nam được bắt đầu với công cuộc đổi
mới bắt đầu vào cuối thập kỷ 80. Từ một nền kinh tế đóng, Việt Nam đã quyết liệt tiến hành
những cải cách, làm thay đổi hệ thống thương mại và đầu tư. Công cuộc đổi mới bắt đầu bằng
việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Điểm nhấn trong quá trình đổi mới là sự chuyển đổi toàn diện trong chính sách
thương mại quốc tế của Việt Nam: từ chính sách hướng nội thay thế nhập khẩu sang chính sách
hướng ngoại. Kết quả của những nỗ lực đó là sự thay đổi, những chuyển biến căn bản đối với
nền kinh tế Việt Nam: quy mô thương mại tăng nhanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng
2
nhiều, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và đói nghèo
giảm đáng kể.
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 xuất phát từ các lý do về vị trí địa lý, chính trị,
kinh tế. Vào giữa những năm 90, Việt Nam cũng bắt đầu công cuộc đàm phán gia nhập tổ chức
thương mại quốc tế WTO, đàm phán hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu. Sau khi đàm
phán hiệp định thương mại với Mỹ năm 2001,
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007. Quá trình thực thi các cam

kết trong WTO đã được thực hiện trong cả 1 thập kỷ qua và một số cam kết trong đàm phán cũng
sẽ được thực hiện trong vài năm tới. Ngoài việc tham gia vào hội nhập khu vực ASEAN, Việt
Nam cũng tham gia các FTA ASEAN cộng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc và
New Zealand. Bên cạnh đó, đàm phán của ASEAN về FTA với Ấn Độ cũng đang có những bước
tích cực và đàm phán FTA với EU cũng đang được thực hiện. Kết quả của những nỗ lực hội
nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam là những con số rất ấn tượng: Tỷ trọng xuất khẩu (và nhập
khẩu) trong nền kinh tế tăng gấp 10 lần từ 1988 đến 2008; Thu nhập đầu người tăng từ $130 vào
đầu thập kỷ 90 lên $800 vào 2008; và Tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống
13% năm 2008.
• Hội nhập về chính trị
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995. Đây là tổ chức chính trị khu vực duy nhất mà
Việt Nam tham gia.
Thành viên của tổ chức ASEAN là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong quá
trình tham gia ASEAN Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển về
chính trị của tổ chức này. Trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã tích cực
cùng các nước ASEAN khác tiếp tục hoàn thiện Chương trình hành động thành lập Cộng đồng
An ninh ASEAN. Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể vào quá trình xây dựng ASC. Chương
trình hành động ASC đã chấp nhận quan điểm an ninh toàn diện do Việt Nam đề xuất với việc
khẳng định sự ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế cùng với việc thu hẹp khoảng cách
phát triển, xoá đói giảm nghèo là nền tảng và cơ sở bảo đảm sự phát triển bền vững của ASC.
Việt Nam cũng đã cùng với các nước ASEAN khác vận động, đưa vào nội dung Chương trình
hành động việc ngăn chặn sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào dưới bất kỳ hình thức nào, đặc
biệt không cho phép dùng lãnh thổ của một nước vào mục đích chống phá các nước thành viên
khác. Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC, còn gọi là Hiệp ước Ba-li), chứa đựng những
nguyên tắc cơ bản, làm cơ sở để ASEAN đẩy mạnh sự hợp tác, thân thiện và hữu nghị trong
ASEAN. ASEAN muốn thúc đẩy TAC trở thành ''Bộ luật ứng xử'' không phải chỉ giữa các nước
Đông Nam Á với nhau mà cho cả quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu
vực, coi đó như một công cụ ngoại giao cho việc xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại giao
3
phòng ngừa. Do vậy, các nước ASEAN đã soạn thảo Nghị định thư thứ hai cho phép các nước

ngoài ASEAN tham gia TAC. Thực hiện mục tiêu này, Việt Nam đã và đang cùng với các nước
ASEAN tích cực vận động các nước ngoài khu vực tham gia, nhất là các bên Đối thoại của
ASEAN. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng tối
cao của Hiệp ước TAC. Nội dung chính của Quy chế là Hội đồng chỉ tiếp nhận giải quyết những
tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định khu vực, được các bên liên quan trực tiếp
đồng ý, và chỉ đóng vai trò trung gian hoà giải (không có biện pháp cưỡng chế). Mọi quyết định
dựa trên nguyên tắc nhất trí. Trong hoạt động của Hội đồng tối cao, Việt Nam luôn chú ý tới việc
duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN, tránh biến Hội đồng thành một ''Toà án tiểu khu vực” với vai
trò của một vài nước khống chế các quyết định của Hội đồng.Việt Nam đã tham gia ký kết và
phê chuẩn ngay từ ngày đầu Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ),
nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân. Vấn đề lớn đặt
ra là cần tranh thủ 5 cường quốc có vũ khí hạt nhân tham gia Nghị định thư kèm theo của Hiệp
ước. Việt Nam đã chủ động nêu sáng kiến và tổ chức thành công cuộc họp tham khảo ý kiến giữa
các nước ASEAN với 5 nước có vũ khí hạt nhân về một số nội dung trong Nghị định thư, và vận
động các nước này sớm tham gia Nghị định thư của ASEAN.
• Hội nhập về văn hóa
Việt Nam có một nền văn hóa khá rộng lớn và được hình thành vào khoảng nửa đầu
thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Có thể nói, xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam có ba
lớp văn hóa chồng lên nhau: văn hóa bản địa, văn hóa giao lưu với Trung Quốc và văn hóa giao
lưu với phương Tây. Đặc điểm chính của văn hóa Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững
chắc nên đã không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai, bị đồng hóa mà trái lại còn biết sử dụng
và Việt hóa các nền văn hóa đó, làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Nghị quyết trung ương 5:
“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” vừa đáp ứng được những
đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, vừa là định hướng cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và củng cố nền
tảng tinh thần xã hội.
Trên con đường hội nhập, Việt Nam cũng đã tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại
như: váy đầm, áo comple, quần tây, âm nhạc hiện đại… Tuy nhiên, bên cạnh đó văn hóa dân tộc
vẫn được duy trì và phát huy, Nhà nước ta vẫn chú trọng đến việc khôi phục các lễ hội, bảo tồn
và phát huy những hội làng, ca Huế, ca trù, quan họ… Những việc làm đó cho thấy, nước ta vừa
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, ngày càng hiện đại nền văn hóa của mình, song luôn gìn giữ

nét văn hóa cổ truyền của dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan.
2.Những ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến các quy định về bồi thưởng giải phóng mặt
bằng của luật đất đai việt nam
4
a.Những ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập đến các quy định về bồi thường giải phóng
mặt bằng của luật đất đai 2003
Quá trình hội nhập quốc tế đã đưa đến nhiều ảnh hưởng mang tính tích cực trong các quy
định của pháp luật nói chung và trong các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng của Việt
Nam nói riêng.
Một là, tiếp cận những kinh nghiệm về quản lý đất đai và công tác bồi thường giải phòng
mặt bằng khi thu hồi đất.
Do sự khác biệt cơ bản về chế độ sở hữu đất đai nên việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc
gia khác cũng có những sự chọn lọc nhất định. Theo pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, và Nhà nước giao lại quyền sử dụng đất cho người sử
dụng. Trong quá trình sử dụng, con người đã có những tác động làm tăng giá trị sử dụng của đất.
Bởi vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước phải bồi thường cho người sử dụng đất. Có thể kể
đến những quy định trong pháp luật đất đai của Trung Quốc là những gợi ý quan trọng liên quan
đến việc giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền, cho thuê đất,..., để nhận thấy những quy
định tương đồng trong các Điều 33, 34, 35 Luật Đất đai 2003 của Việt Nam. Cùng với đó, khi
thu hồi đất thì Nhà nước phải đảm bảo việc đền bù, tái định cư cho người sử dụng, nếu là đất ở
nông thôn còn phải quan tâm đến thành quả lao động của nông dân, gắn việc thu hồi với các vấn
đề liên quan như giải quyết việc làm,…
Hai là, tiến hành những thay đổi quan trọng trong pháp luật về đất đai.
Quá trình Việt Nam thực sự hội nhập với quốc tế là khi chúng ta gia nhập ASEAN năm
1995. Kể từ đó, chúng ta đã có những thay đổi quan trọng trong pháp luật về đất đai, nhất là việc
hội nhập càng ngày càng nhanh chóng, toàn diện với những sự kiện như kí Hiệp định Thương
mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) năm 2000 và đặc biệt là việc gia nhập WTO cuối năm
2006. Theo đó, những sự kiện trên đã dẫn đến một số thay đổi tích cực về luật đất đai là:
Thứ nhất, trong Luật Đất đai năm 1993 có một chương riêng để quy định về quyền sử
dụng đất có yếu tố nước ngoài, nhưng trong Luật Đất đai năm 2003 không còn chương này nữa.

Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam được pháp luật cư xử
bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước.
Thứ hai, Luật Đất đai năm 2003 đã cắt phần lớn cơ chế bao cấp về đất của Nhà nước, áp
dụng hệ thống tài chính đất đai 1 giá đất phù hợp với giá thị trường.
Thứ ba, không có bất kỳ một quy định nào mang lại ưu đãi về đất cho các tổ chức kinh tế
của Nhà nước, các thành phần kinh tế trong nước hoàn toàn bình đẳng về quyền sử dụng đất.
Thứ tư, quyền sử dụng đối với thửa đất là tài sản của người sử dụng đất, quyền tài sản đó
được pháp luật dân sự bảo hộ như các tài sản khác và được tham gia thị trường bất động sản.
Thứ năm, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai được cải cách triệt để theo hướng phục
vụ người sử dụng đất thông qua hệ thống dịch vụ công của các Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất.
5

×