Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kỹ năng thu thập chứng cứ của luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.97 KB, 13 trang )

Nhóm 7 - Kỹ năng thu thập chứng cứ của Luật sư
A.

Khái Quát Chung

1.

Tính cấp thiết của đề tài

-

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để quá
trình hội nhập được nhanh chóng và thuận lợi, Nhà nước cần có những chính
sách phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống,
đặc biệt là lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội
cũng kéo theo ngày càng nhiều những bất đồng, mâu thuẫn xảy ra trong mối
quan hệ giữa các chủ thể với nhau. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân thì cần có những cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng, nhanh chóng
và hiệu quả.
Để góp phần giải quyết thực trạng đó, không thể không nói tới vai trò của Luật
sư, là người tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các
đương sự. Với Luật sư tranh tụng kỹ năng từ giai đoạn khởi kiện đến kỹ năng
thu thập chứng cứ phân tích, đánh giá, sử dụng chứng cứ, kỹ năng viết bản luận
cứ, kỹ năng chuẩn bị các việc liên quan đến trước khi ra phiên tòa, kỹ năng tại
phiên tòa sơ thẩm và kỹ năng của Luật sư trong giai đoạn giám đốc thẩm và tái
thẩm thực sự là cần thiết. Xuất phát từ mục đích đó, trong khuôn khổ bài viết
này chúng tôi muốn giới thiệu sâu một số kỹ năng cơ bản quan trọng nhất của
Luật sư trong tranh tụng dân sự là : Kỹ năng thu thập chứng cứ.

-


2. Mục đích của đề tài
-

Việc nghiên cứu đề tài với mục đích là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự; nội dung các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thu thập, nghiên
cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự đồng thời diện những tồn tại, bất
cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu thập, nghiên cứu và
đánh giá chứng cứ của luật sư trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của luật sư


3.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
-

Đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề lý luận về kỹ năng thu thập chứng cứ
của luật sư, thực trạng áp dụng kỹ năng nghe và viết của luật sư trong giải quyết
vụ việc dân sự và một số kiến nghị để nâng cao kỹ năng thu thập chứng cứ của
luật sư.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
-

-

Bài nghiên cứu được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

như: phương pháp đối chiếu, so sánh và phương pháp phân tích.

5. Bố cục bài nghiên cứu



Nội dung của bài nghiên cứu gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chứng cứ
Chương 2: Kỹ năng thu thập chứng cứ của Luật sư trong giải quyết vụ việc
dân sự

B. NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chứng cứ
1.1 Khái niệm, đặc điểm, quy định về thu thập chứng cứ:
1.1.1 Khái Niệm
-

-

Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là
những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp,
xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để
xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự
phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Theo quy định này, thì trước hết chứng cứ là những gì có thật, chỉ những thứ có
thật mới có thể là chứng cứ và chứng cứ phải được giao nộp cho Tòa án hoặc
do Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định thì mới được



thừa nhận để làm cơ sở xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự một
cách hợp pháp.

1.1.2. Đặc điểm của chứng cứ
-

-

-

Tính khách quan: Chứng cứ trước hết phải là những gì có thật tồn tại khách
quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Trong quá trình tố
tụng, những người tiến hành tố tụng bag những người tham gia tố tụng không
thể tạo ra chứng cứ theo ý muốn chủ quan của họ mà chỉ có thể thu thập, nghiên
cứu đánh giá và sử dụng chúng. Chứng cứ có tính khách quan bởi chứng cứ là
cơ sở để nhận thức vụ việc dân sự.
Tính liên quan: Chứng cứ là những sự kiện thực tế tồn tại khách quan và liên
quan đến vụ, việc mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết. Nhờ chứng cứ mà Tòa
án có thể công nhận hay phủ nhận được tình tiết, sự kiện này hay tình tiết, sự
kiện khác của vụ việc dân sự hoặc đưa ra tin tức về nó.
Tính hợp pháp: Các sự kiện, tình tiết...để trở thành chứng cứ trong vụ, việc có
giá trị chứng minh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu thì chứng cứ phải được rút
ra từ nguồn nhất định do pháp luật quy định và phải được thu thập, bảo quản,
củng cố và nghiên cứu, đánh giá theo một thủ tục do luật quy định. Đây là trình
tự nhằm bảo đảm giá trị của chứng cứ.

1.1.3. Thu thập chứng cứ.
-






Thu thập chứng cứ là việc phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ
sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự.
Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với cả việc chứng minh của
đương sự và việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án.
Chủ thể hoạt động thu thập chứng cứ :
Giai đoạn thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự đương sự có nghĩa vụ chứng
minh chủ yếu nên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự là các chủ thể chủ yếu phải tiến hành thu thập chứng cứ để
cung cấp cho tòa. Tuy nhiên, đối với thu thập chứng có thể có thêm số chủ thể
khác tham gia như Tòa án và Viện kiểm sát.
Theo quy định tại các Điều từ Điều 98 đến Điều 105 Bộ luật tố tụng dân sự đã
có thể thấy Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ trong các trường hợp đương sự
không thể tự mình thu thập được chứng cứ và đương sự có yêu cầu. Tuy nhiên,
Tòa án cũng có thể tự mình thu thập chứng cứ khi đương sự không có yêu cầu.




Thẩm tra viên,Viện kiểm sát cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng
cứ bằng cách yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài
liệu, vật chứng (Khoản 4, 6 Điều 97).

1.1.4. Ý nghĩa của chứng cứ
-

-


Chứng cứ với tư cách là linh hồn của tố tụng và là nền tảng cơ bản để giải quyết
vụ việc dân sự. Vì vậy chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết
các vụ việc dân sự. Chứng cứ là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duy nhất
để chứng minh các sự kiện tình tiết của vụ việc dân sự.
Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn
đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều
phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ.;Chứng cứ là phương tiện để người tham gia
tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;Chứng cứ là để Tòa án tái
hiện lại đúng các tình tiết và sự thật của vụ việc dân sự, xác định được quyền và
nghĩa vụ của các bên đương sự; Chứng cứ là hoạt động mấu chốt của vấn đề
chứng minh trong TTDS.

1.1.5. Phân loại:




Trên thực tế chứng cứ thường được phân thành các loại sau:
Dựa vào nguồn thu nhận chứng cứ: chứng cứ được phân ra chứng cứ theo
người và chứng cứ theo vật.
Căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ: gồm chứng cứ gốc và chứng cứ thuật
lại.
Căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với những sự kiện cân chứng minh:
được chia gồm chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.

Chương 2: Kỹ năng thu thập chứng cứ của Luật sư trong giải quyết
vụ việc dân sự
2.1. Hoạt dộng thu thập và giao nộp chưng cứ.
2.1.1. Nguồn chứng cứ và xác định chứng cứ



Về nguồn chứng cứ và xác định chứng cứ : Đ94, Đ95 Bộ luật tố tụng dân sự
2015:


-

Đối với Tài liệu đọc được:



Tài liệu đọc được: Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản
chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận(Khoản 1 Đ95).Ví dụ : Đối với một vụ
tranh chấp hợp đồng mà hợp đồng được lập thành văn bản thì bản hợp đồng đó
là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ.
Trong tương hợp này luật sư nên hướng dẫn đương sự sao bản hợp đông thành
nhiều bản để đề phòng trường hợp mất hoặc thất lạc.







-

Đối với những tài liệu đọc được được lưu giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc do cá nhân, tổ chức khác lưu giữ như giấy tờ liên quan đên sở hữu
nhà ở hoặc quyền sử dụng đất, các biên bản hiện trường trong một vụ tai nạn

giao thông thì luật sư nên giúp đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức cung
cấp. Đương sự có thể thu thập chứng cứ theo cách này trước khi quyết định
khởi kiện. Theo quy định tại Điều 7 BLTTDS 2015, Cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ
và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là
Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu
của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp
không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho
đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.Việc yêu cầu này cần được thể hiện bằng đơn.
Luật sư có thể soạn Đơn yêu cần cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
được là theo mẫu đơn thông thường. Trong đơn phải nói rõ đương sự là ai, địa
chỉ, yêu cầu cụ thể về yêu cầu của đương sự và mục đích của yêu cầu.Tuy nhiên
trên thực tế việc thu thập chứng cứ cũng như tài liệu theo cách này rất khó được
cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp.
Trong trường hợp này luật sư cần đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo
bằng vắn bản ghi rõ lí do không cung cấp chứng cứ.

Đối với tài liệu nghe được:






Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm
theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự
thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người
xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc
thu âm, thu hình đó. (Khoản 2 Đ95)

Ví dụ: Trong một vụ tai nạn giao thông, người bị hại hoặc người đại diện hợp
pháp của người bị hại được một người cung cấp băng ghi hình về hiện trường
vụ tai nạn giao thông, qua đó có thể xác định được biển số xe của người đã gây
tai nạn. Băng ghi hình này được cung cấp bởi một người đang tham gia giao
thông và tình cờ chứng kiến vụ tai nạn. Để băng ghi hình có giá trị chứng cứ,
người giao nộp phải xuất trình được bản xác nhận của người đã cung cấp băng
hình. Đây là những quy định bắt buộc mà luật sư phải nắm bắt được khi thu
thập loại chứng cứ này.

-

Đối với thông điệp dữ liệu điện tử:



Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện
tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương
tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. (Khoản 3 Đ95)
Giao dịch dân sự bằng dữ liệu điện tử được các bên thực hiện truyền thông tin
từ máy tính đến máy tính nhằm góp phần giản tiện về thời gian, chi phí... nhưng
vẫn bảo đảm được hiệu quả của công việc. Đây là phương tiện hiện nay trong
các mối quan hệ về dân sự, kinh doanh, thương mại được sử dụng khá phố biến
và phù hợp với Điều 1 Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Do đó, việc bổ sung
nguồn chứng cứ này là cần thiết nhằm đáp ứng được những yêu cầu thực tế đặt
ra.



-


Đối với các vật chứng :



Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.(Khoản 4
Đ95)
Trong trường hợp không phải hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc
dân sự đó thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó. Luật sư cần hỏi
rõ đương sự, nếu khẳng định chắc chắn đó là hiện vật gốc liên quan đến cụ việc
dân sự thì mới sự dụng làm chứng cứ.



-

Đối với kết luận giám định





Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.(Khoản 6 Đ95)
Đối với các loại chứng cứ khác như kết luận giám định, biên bản xem xét tại
chỗ, các lời khai của người làm chứng, của đương sự chỉ được thừa nhận nếu
chúng được thu thập theo đúng quy định của BLTTDS, đương sự không nên tự
mình thu thập các loại tài liệu này. Trong một vụ án có thông thường có rất
nhiều loại chứng cứ khác nhau. Vì vậy nên Luật sư cần hướng dẫn các đương
sự nắm bắt được loại chứng cứ nào là quan trọng đối với việc xem xét và giải
quyết vun án và trên cớ sở đó giúp cho đương sự tập hợp các chứng cứ lại theo

hướng dẫn của mình. Thông thường chứng cứ có thể được sắp xếp theo thứ tự
ngày tháng, nội dung, hoặc theo hình thức chứng cứ đó. Đới với chứng cứ là
bản gốc duy nhất Luật sư cần hướng dẫn các đương sự photo công chứng lại
các bản gốc. Đới với những tài liệu không phải bằng tiếng Việt cần hướng dẫn
cần hướng dẫn đương sự thuê dịch có công chứng. Một bản dịch hợp pháp khi
đã có công chứng, chứng thực được gửi kè theo chứng cứ( là bản tài liệu bằng
tiếng nước ngoài) sẽ làm tăng giá trị của tài liệu. Tất cả chứng cứ mà đương sự
đã thu thập được nhất thiết phải nhân làm hai bản trở lên. Một bản nộp cho Toà
án và một bản do đương sự hoặc Luật sư giữ.

-

Đối với Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ:



Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. (Khoản 7 Đ95)
Đối với biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ thì phải được tiến hành theo thủ
tục do luật định và phải có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
Kết quả thẩm định, thẩm định giá tài sản thì phải được tiến hành theo thủ tục
luật định hoặc do chuyên gia về giá cung cấp.
Theo Điều 101 BLTTDS 2015:
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành
việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp
xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng
cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để
đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải
ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người

xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của
đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ
quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác
được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người
xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an




1.

2.


3.
4.

xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm
định ký tên và đóng dấu xác nhận.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị
trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp
có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

-

Đối với kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản:




Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu
việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy
định. (Khoản 8 Đ95)
Luật sư có quyền giúp thân chủ yêu cầu Tòa án thẩm định giá, thẩm định giá tài
sản có liên quan đến vụ kiện. Hội đồng định giá do Tòa án quyết định thành lập,
gồm chủ tịch hội đồng là đại diện cơ quan tài chính và các thành viên là đại
diện cơ quan chuyên môn liên quan. Quyết định về giá tài sản phải được quá
nửa số thành viên biểu quyết tán thành và phải được lập thành biên bản.





Đối với văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý:
Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ
được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. (Khoản 9 Đ95)



Đối với văn bản công chứng, chứng thực:
Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng,
chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. (Khoản 10
Đ95)



Đối với các nguồn khác:
Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều
kiện, thủ tục mà pháp luật quy định. (Khoản 11 Đ95)


2.1.2. Nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án
-

Sau khi đã thu thập được các chứng cứ cần thiết của Luật sư cần hướng dẫn các
đương sự cung cấp các chứng cứ cho Tòa án. Về nguyên tắc tất cả các chứng cứ
mà đương sự có phải được giao nộp cho Tòa án để làm cơ sở bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho đương sự. Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình là


-

-

-

-

những tranh chấp khá phổ biến và thường mang tính chất hết sức phức tạp. Mỗi
một yêu cầu của đương sự tương ứng với loại quan hệ pháp luật tranh chấp như
tranh chấp hợp đồng, thừa kế, tranh chấp quyền sử dụng đất, ly hôn hay quan hệ
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại được điều chỉnh bằng các quy định về
pháp luật nội dung mang tính đặc thù và riêng biệt đối với từng loại vụ án và
tương ứng với các quy định của pháp luật nội dung ở từng thời điểm xác lập
giao dịch. Do đó, khi đương sự có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
án, việc thu thập chứng cứ và hợp pháp là trách nhiệm và nghĩa vụ của các
đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ( Luật sư hoặc người
khác ) là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố
tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ giúp đương sự về mặt pháp lý liên
quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của h, trong đó bao gồm cả
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho
Tòa án nhằm chứng minh các tình tiết liên quan đến vụ kiện, cũng như chứng
minh các yêu cầu của thân chủ. Nguyên tắc chung, việc thu thập chứng cứ của
Luật sư phải dựa trên mục đích cơ bản là nhầm chứng minh quyền và lợi ích
hợp pháp của thân chủ.
Xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự, BLTTDS quy định việc giao
nộp chứng cứ cho Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là quyền và nghĩa vụ của
đương sự. Nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu
quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó. Việc hướng dẫn đương sự
thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án ngay từ khi khởi kiện và trong quá
trình Tòa án giải quyết vụ án được xác định theo tính chất của yêu cầu kiện và
vị trí tố tụng của thân chủ là nguyên đơn , bị đơn hay người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan mà Luật sư tham gia bảo vệ. Do vậy, tính chất thu thập
chứng cứ của Luật sư có thể xác định qua 4 nhóm cơ bản sau:
Luật sư hướg dẫn thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu
cầu khởi kiện. Tùy từng yêu cầu khởi kiện, quan hệ phap luật tranh chấp mà
những giấy tờ cần thiết kèm theo đơn khởi kiện để làm cưn cứ Tòa án thụ lý vụ
kiện và giải quyết tranh chấp.
Hướng dẫn thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu phân
tố.
Hướng dẫn thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu của
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập . Luật su cần căn
cứ vào yêu caafucuj thể của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập. Luật sư cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan để thu thập chứng cứ xác định sự thật khách quan của vụ án
và chứng minh yêu cầu có cơ sở pháp lý.



-

-

-

-

Hướng dẫn thân chủ cung cấp chứng cứ liên quan đến các yêu cầu khác.
Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp tố tụng nhầm thu
thập cứng cứ thì phải có trách nhiệm đưa ra hứng cứ để chứng minh mình
không thể tự mình thu thập chứng cư. Đương sự cũng phải chứng minh cho đề
nghị của mình thu thập chứng.
Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,
đương sự cũng phải đưa ra căn cứ chứng minh cho tính cấp thiết phải tiến hành
các biện pháp đó.
Khi thực hiện việc giao nộp chứng cứ, Toà án phải lập biên bản về viẹc giao
nhận chứng cứ, trong đó ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của
chứng cứ, số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận, chữ ký hoặc điểm
chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và con dấu của Toà án, biên bản
phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao
cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án dân sự, kinh doanh, thương
mại, lao động, thông thường Tòa án đều có mời các đương sư lên để lấy lời
khai. Luật sư nên hướng dẫn đương sự tận dụng những cơ hội này để khai báo
đầy đủ cho Tòa án, Luật sư cần chuẩn bị cho đương sự các bản tự khai theo yêu
cầu của Tòa án. Bản tự khai cần trình bày ngắn gọn và đi vào trọng tâm của vấn
đề, giúp Tòa án nhìn đánh giá vấn đề một cách chính xác. Nếu biết được các lập
luận phản bác trong bản tự khai. Các phản bác nên ngắn gọn, sắc bén, có tính
thuyết phục và phải luôn luôn được phân tích và nhìn nhận từ góc độ pháp lý.


2.1.3. Đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ
-





Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ, nếu theo quy
định của BLTTDS, dương sự phải làm đơn yêu cầu Thẩm phán tiến hành một
hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ. Việc yêu cầu có thể bằng hình thức :
Thứ nhất: làm đơn yêu cầu Thẩm phán tiế hành thu thập chứng cứ bằng biện
pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Kèm theo phải có
những tài liệu thể hiện việc đương sự đã tự mình tiến hành biện pháp dó nhưng
không thể được.
Thứ hai: ngoài hình thức làm dơn, theo quy định trong Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐTP ngày 01-7-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao, đương sự cũng có thể đề nghị Tòa án tiến hành biện pháp thu thập
chứng cứ trong các bản khai, trong biên ản ghi lời khai hoặc trong biên bản đối
chất.


2.2. Những khó khăn của Luật sư trong hoạt động thu thập
-

-

-

-


-

Trong số các nguồn chứa đựng chứng cứ thì các tài liệu đọc được, nghe được,
nhìn được chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Nhưng trong nhiều trường hợp, đương
sự lại không có các chứng cứ đó, mà do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ,
quản lý. Rất nhiều trường hợp dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu
cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để
họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do. Việc từ chối
thường chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này, đương sự khó có
thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập
được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tòa án thu thập.
Trở ngại trong việc công nhận chứng cứ thu được qua email, mạng xã hôi...
Một bọ phận luật sư năng lực chuyên môn hạn chế, kỹ năng hành nghề còn
thiếu và yếu nên việc thu thập đánh giá chững cứ của luật sư chưa triệt để, phù
hợp dẫn đến sai sót trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, quyền lợi ích hợp
pháp của đương sự không được đảm bảo thậm chí xuất hiện sai phạm.
Ngoài ra tùy mỗi giai đoạn tố tụng khi thu thập được chứng cứ tài liệu liên quan
người bào chứa phải có trách nhiệm giao cho cơ quan tiến hành tố tụng không
được công khai nên rất bị vô hiệu hoặc sai lệch. Do đó cần có cơ chế bảo các
chứng cứ đã dược thu thập
Vai trò của Luật sư trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là trong phiên toà rất mờ
nhạt, chưa được coi trọng đúng mức. Trong nhiều phiên toà sự có mặt của Luật
sư chỉ mang tính hình thức, một thứ “trang điểm thêm đẹp” trong quá trình xét
xử. Có thẩm phán coi thường và phủ nhận vai trò của Luật sư, gây khó khăn
cho hoạt động bào chữa và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa
Không quy định rõ vai trò của luật sư trong thủ tục xem xét bản án theo trình tự
giám đốc thẩm, tái thẩm.....


2.3. Một số kiến nghị để nâng cao kỹ năng thu thập chứng cứ của Luật sư
-

-

Đào tạo phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo
đức, có trình độ chuyên môn.
Hoàn thiện cơ chế để Luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên toà, đồng thời
xác định rõ trách nhiệm đối với Luật sư… phát huy vai trò của Luật sư trong
hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử
Việc nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiêp vụ của Luật sư làm thay
đổi cách nhìn nhận, đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với vai trò
của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án.


-

-

-

Nâng cao văn hoá pháp lý trong tranh tụng để tạo ra sự uy nghiêm của chốn
pháp đình nói chung cũng như nâng cao vị thế của Luật sư nói riêng khi tham
gia tranh tụng
Liên đoàn luật sư Việt Nam cần tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức
pháp luật, kỹ năng hành nghề và tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật
sư trong cả nước. Cùng với đó Liên đoàn cũng đã thực hiện tương đối tốt công
tác giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ Đoàn luật sư của luật sư, tổ chức hành nghề luật
sư; kịp thời nhắc nhở, uốn nắn và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường

hợp luật sư vi phạm.
Các Đoàn luật sư tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tham
gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trợ giúp pháp lý, tư
vấn miễn phí, bào chữa miễn phí.Thông qua những hoạt động thiết thực như
vậy kỹ năng thu thập phân tích chứng cứ của luật sư cũng ngày càng được trau
dồi và phát triển đáp ứng được những yêu cầu trong tổng thể các kỹ năng chung
cần có từ đó nâng cao hiệu quả các dịch vụ pháp lý, bảo vệ được những lợi ích
chính đáng của khách hàng.

C. Tổng Kết
-

-

Nói đến vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự trong vụ án dân sựlà nói tới những tác động, ảnh hưởng của Luật sư
trong tiến trình tố tụng mà trong đó một kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng là
hoạt động thu thập, nghiên cứu đánh giá và sử dụng chứng cứ.
Thông qua hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ - trong tổng thể
các hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư không chỉ thiết thực bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình mà còn bảo vệ pháp luật, công lý, phản
ánh niềm tin của người dân vào những quyền cơ bản nhân phẩm và giá trị của
con người. Chính vì thế, tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề "Kỹ năng của luật sư
trong hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án dân sự" có
một ý nghĩa thiết thực rất lớn. Điều đó không chỉ đem lại một cái nhìn tổng thể
về chứng cứ, về đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án dân sự,mà đây còn
là một cách tiếp cận để hoàn thiện kỹ năng hành nghề của Luật sư - kỹ năng thu
thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Không có một chuẩn mực nào
cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư, nhưng một cái nhìn thấu đáo hơn vấn đề
kỹ năng nghề nghiệp Luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và

sử dụng chứng cứ phần sẽ giúp cho các Luật sư, những người tiến hành tố tụng


và cũng như những người có cùng quan tâm vận dụng trong thực tiễn, để từ đó
đem lại một hiệu quả hơn trong lĩnh vực tố tụng.



×