Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cách làm bài văn dạng đề so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.33 KB, 2 trang )

Cách làm bài văn dạng đề so sánh
Có nhiều bạn thắc mắc về cách làm bài NLVH so sánh hôm trước. Thì mình cũng nói tới luôn cách thứ 1
mà mình nghĩ đến, có lẽ là dễ hơn rất nhiều và chắc điểm hơn cách mình vừa nói, đó là phân tích sau đó
kết luận điểm chung và riêng.
Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm cần so sánh.
Thân bài:
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, tác giả nội dung khái quát và đặc sắc của hai đối tượng.
+ Nêu điểm chung giữa hai tác đối tượng: Đề tài, nội dung, đặc sắc nghệ thuật, phong cách sáng tác
tác giả.
( Nếu không thì bạn có thể bỏ qua bước này để phân tích luôn nhưng theo mình là nên làm thế này
trước để đoạn tổng kêt chỉ tổng kết những nét riêng thì sẽ không bị rối )
+ Phân tích đối tượng thứ 1, 2 phân tích như bình thường. Trừ những chi tiết chung ta đã nêu ở đoạn
trên.
+ Kết luận điểm riêng ( chung ) đã được phân tích một cách tổng quát.
Kết bài: Đưa ra ý kiến, nhận định của cá nhân. Tóm lược lại vấn đề
Các phần chú ý thì vẫn thế nhé, thay đổi 1 xíu về bố cục bài thôi.
-------------------------------------------------------CÁCH LÀM BÀI LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN, NHẬN ĐỊNH
- Để làm được một bài văn bình luận về một ý kiến cần chú ý những vấn đề sau:
+ Ý kiến đề bài đưa ra đánh giá phương diện nào? Nội dung hay nghệ thuật.
+ Ý kiến đưa ra là đúng hay sai? Quan điểm của cá nhân ( Thường thì ý kiến đưa ra sẽ là chính xác so với
bài nhưng không chỉ có 1 dạng này đâu nhé )
+ Dựa vào tác phẩm tìm những chi tiết để làm rõ và nổi bật ý kiến.
- Chú ý khi làm bài văn bình luận ý kiến nên bám sát vào ý kiến, nhận định mà đề bài đưa ra. Tránh chăm
chú phân tích rồi quên luôn cái ý kiến.
- Cách làm bài bình luận:
* Mở bài:
+Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+Giới thiệu tổng quát nhận định. Cách mở bài mà mình thường hay áp dụng đó là trích một nhận định
khác để giới thiệu.
* Thân bài:
- Cần làm rõ các mặt sau: Giới thiệu,Giải thích, chứng minh - phân tích, bình luận


+ Giới thiệu: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính khái quát của tác phẩm, tác giả. Từ đó nêu
ra ý kiến nhận định của đề bài
+ Giải thích: Giải thích chi tiết nội dung câu nhận định.
+ Chứng minh - phân tích:
Các bạn phân tích những chi tiết không liên quan đến nhận định thì có thể bớt đi, k nên bình sâu, vì nếu
bình sâu như thế có thể không làm nổi bật trọng tâm của đề bài. Nên chú ý các chi tiết có liên quan đến ý
kiến nhận định. Kết thúc mỗi luận điểm nhớ nhắc lại ý kiến đã cho
+ Bình luận: Làm nổi bật sự đánh giá của bản thân, chốt lại ý kiến đó đúng hay sai.
* Kết bài: Tóm lược lại vấn đề, khẳng định ý kiến, nhận đinh.
- Có các kiểu bài nhận định


+ Đưa ra 1 ý kiến và cho ta phản bác lại ý kiến đó
+ Đưa ra 1 ý kiến và cho ta dùng tác phẩm chứng minh ý kiến đó
+ Đưa ra 2 ý kiến bắt ta chứng minh lựa chọn.
Với kiểu bài 2 ý kiến thì chúng ta cũng đánh giá tổng quan trước, không nên khẳng định luôn. Qua phân
tích để khẳng định,



×