Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số nội dung trọng tâm môn ngữ văn ở dạng câu hỏi 2 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.26 KB, 4 trang )

I- Một số nội dung trọng tâm ở dạng câu hỏi 2 điểm (Câu 1).
1. Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
a) Tóm tắt sự nghiệp sáng tác: Tác phẩm chính của HCM thuộc các thể loại: chính luận, truyện, kí, thơ
ca.
- Văn chính luận
+ Mục đích: Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố
cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
+ Đặc điểm: Có sự kết hợp lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích và tấm lòng yêu
nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
+ Tác phẩm tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến(1946)
- Truyện và kí
+ Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề
cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
+ Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc
đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
+ Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hành (1923) ; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
- Thơ ca
+ Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và
nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
+ Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí
Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
b) Quan điểm sáng tác (nghệ thuật):
- Coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải
có tinh thần chiến đấu như chiến sĩ ngoài mặt trận.
- Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người rất coi trọng việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt và luôn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định
nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ?
Viết như thế nào ?
c) Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại đều có phong cách riêng, hấp dẫn.


- Văn chính luận: Ngắn, gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức
thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.\
- Truyện kí: Rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ; nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc
bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.
- Thơ ca: Những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ
thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn. Thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển
và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.
* CÂU HỎI:
1. Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học Hồ Chí Minh.
2. Nêu quan điểm sáng tác Hồ Chí Minh.
3. Nêu phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
2. Tác gia Tố Hữu.
a) Tóm tắt Con đường thơ của Tố Hữu:
* Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với con đường giác ngộ và hoạt động cách mạng.
Ở ông, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ văn gắn liền với sự
nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng.
* 5 tập thơ lớn của Tố Hữu phản ánh những chặng đường hoạt động cách mạng của chính nhà thơ
và cũng là của cách mạng Việt Nam:
- “Từ ấy” (1937 – 1946): chất men say lý tưởng là tiếng reo vui của tâm hồn một thanh niên
khao khát lẽ sống, bắt gặp lý tưởng của Đảng (Từ ấy, Tâm tư trong tù, Tiếng hát sông Hương, Vui bất
tuyệt,…)
- “Việt Bắc” (1947 – 1954): “Việt Bắc” là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, viết
nhiều về nhân dân, bộ đội, quê hương việt Bắc, biểu dương những con người bình dị mà anh hùng. Nội


dung và hình thức nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc và đại chúng (Việt Bắc, Lượm, Hoan hô chiến sĩ
Điện Biên…)
- “Gió lộng” (1955 – 1961): Là tập thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, phơi phới lạc quan và
thắm thiết ân tình (Quê mẹ, Me Tơm, Bài Ca mùa xuân 1961,…)
- “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977): là những tập thơ ca ngợi chủ nghĩa

anh hùng cách mạng, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam- Bắc (Bác ơi, Theo
chân bác, Nước non ngàn dặm,…)
- Một số tập thơ khác : “Một tiếng đờn” - 1992, “Ta với ta” - 1999
b) Nét chính về phong cách nghệ thuật.
-Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc, phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục
vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước trong các thời điểm lịch sử cụ thể. Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái
ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng của dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm nét cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Thơ ông thường
hướng về tương lai với niềm tin vô bờ, tin con người sẽ sống thật tốt đẹp : Người yêu người sống để yêu
nhau
- Giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Giọng thơ tâm tình, ngọt
ngào thể hiện ở chất Huế, ở những từ ngữ xưng hô trong thơ Tố Hữu :Huế ơi que mẹ của ta ơi; Hỡi người
xưa của ta nay; …
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Tính dân tộc thể hiện trong nội dung và hình thức. Về nội
dung : những vấn đề cốt lõi của cách mạng và đời sống được Tố Hữu thể hiện theo truyền thống đạo lí
của cha ông. Về nghệ thuật, tính dân tộc thể hiện trong vận dụng thể thơ truyền thống (thơ lục bát; thơ 7
chữ, 8 chữ); vận dụng tục ngữ, ca dao, những lối nói quen thuộc cũng như cách cảm, cách thể hiện.
* CÂU HỎI:
1. Hãy tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu.
2. Nêu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
3. Vài nét về cuộc đời của Phạm Văn Đồng.
- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) quê ở Đức Tân – Mộ Đức – Quảng Ngãi. Ông tham gia cách
mạng từ khi chưa đầy 20 tuổi.
- Trước cách mạng tháng 8/1945: Từng bị giặc Pháp bắt và đày ra Côn Đảo, là một trong những
hạt nhân nòng cốt của lực lượng cách mạng.
- Sau cách mạng: giữ nhiều trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của nhà nước, nhiều năm giữ chức
thủ tướng chính phủ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ; Hiểu biết, khám phá và sáng tạo
để phục vụ Tổ quốc và CNXH (1968), Tiếng Việt một công cụ cực kì lợi hại trong công cuộc cách mạng
tư tưởng văn hoá (1979)…

- Phạm Văn Đồng là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, người học trò, người đồng chí thân thiết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà văn hoá lớn.
4. Vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở Quảng Trị. Hiện đang sinh sống tại thành phố Huế.
- Là nhà văn chuyên viết bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến
thức phong phú về nhiều mặt. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài
hoa.
- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu(1971), Rất nhiều ánh lửa(1979), Ai đã đặt
tên cho dòng sông? (1986)…
5. Vài nét về Lưu Quang Vũ.
- Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức
- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài :làm thơ, vẽ tranh, viết truyện ,viết tiểu luận…Rất nhiều bài
thơ của Lưu Quang Vũ được bạn đọc yêu thích: Tiếng Việt, Bầy ong trong đêm sâu…nhưng kịch là lĩnh
vực thành công nhất của ông. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam
hiện đại.
- Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số vở kịch tiêu biểu: Lời thề thứ 9, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Tôi và chúng ta, Hồn
Trương Ba, da hàng thịt…


6. Vài nét về Hê - Minh – Uê.
a) Tiểu sử và sự nghiệp:
- Hê - Minh – Uê (1899 – 1961) là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới. Ông yêu thiên nhiên hoang dại,
từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Chiến tranh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm
phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương.
- Có hoài bão viết “ một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
- Đề xướng và thực thi nguyên lí “tảng băng trôi ”( Nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý
tưởng của mình, chỉ xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý).

- Được giải Nô- ben về văn học 1954.
- Tác phẩm chính: Ông già và biển cả, Gĩa từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai...
b) Nguyên lý “Tảng băng trôi”
- Tảng băng trôi là hình ảnh Hemingue đưa ra dùng để thể hiện yêu cầu của ông đối với văn
chương: Nó phải là một Tảng băng trôi, bảy phần chìm, chỉ một phần nổi.
- Nguyên lí Tảng băng trôi thể hiện một tiêu chí giá trị đặc biệt của lối viết ở thế kỷ XX: tính đa
nghĩa hoặc rộng hơn nữa là tính đa âm của văn bản.
- Nguyên lí Tảng băng trôi thể hiện một bước dân chủ hóa của nghệ thuật, tức là nhà văn không
trực tiếp công khai làm cái loa phóng thanh, phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà nói lên bằng hình tượng
có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý.
* CÂU HỎI:
1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Huê-minh- Uê.
2. Nêu nguyên lý tảng băng trôi của Huê-Minh- Uê.
7. Nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn Thuốc
a) Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn.
- Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung
Quốc thế kỉ XX.
- Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện
vọng học nghề thuốc. Một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem
quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kì chiến tranh Nga – Nhật,
1901 – 1905). Ông nhận ra rằng : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế
là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Quan điểm sáng tác: dùng ngòi bút của mình phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân (sự
mê muội tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”) và lưu ý mọi người tìm
phương thuốc chạy chữa.
- Tác phẩm tiêu biểu: Gào thét, Bàng hoàng, Nấm mồ, Cỏ dại…
b) Truyện ngắn: “Thuốc”.
* Tóm tắt
Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua
“thuốc” chữa bệnh cho tiểu Thuyên – con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Thuốc là cái bánh bao tẩm máu

người còn “nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”.
Về nhà, lão Hoa cùng vợ chuẩn bị chu đáo rồi cho Thuyên uống thuốc (ăn cái bánh bao) với niềm
tin rằng con sẽ khỏi bệnh : “Ăn đi con ! Sẽ khỏi ngay !”.
Trời cũng đã sáng, quán trà nhà lão Hoa bắt đầu đông khách. Những người khách trong quán trà
bàn tán về thứ thuốc mà lão hoa đã mua cho Thuyên ăn, ai cũng cam đoan chắc chắn là Thuyên sẽ khỏi
bệnh. Họ còn bàn về Hạ Du, người bị chém ở pháp trường và máu tẩm vào bánh bao mà Thuyên đã ăn.
Tất cả mọi người đều chê bai và chửi rủa Hạ Du, cho rằng Hạ Du làm cách mạng là “làm giặc”, là
“điên”…
Một buổi sáng mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa địa, mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du
đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào ?” khi nhìn thấy
một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn
cách giữa nghĩa địa của người chết chém nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an
ủi mẹ Hạ Du.
* Ý nghĩa nhan đề.
Thuốc là một nhan đề đa nghĩa :
- Nghĩa đen: Đó là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê. Một cách
chữa bệnh đầy mê tín – lấy bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao.


- Nghĩa hàm ẩn: Đó là sự u mê, đớn hèn, mông muội về chính trị - xã hội của quần chúng ; bi kịch
không được hiểu, không được ủng hộ của những người cách mạng tiên phong.
=> Qua đó, nhà văn muốn gửi thông điệp: Cần có một “phương thuốc” để cứu dân tộc.
* CÂU HỎI:
1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự ngiệp sang tác của Lỗ Tấn.
2. Hãy nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuôc – Lỗ Tấn.
3. Tóm tắt truyện ngắn Thuốc - LỗTấn.
8. Nhà văn Sô-lô-khốp và truyện ngắn Số phận con người
a) Nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác.
- Sô-lô-khốp (1905 – 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, sinh trưởng tại vùng sông Đông, đã vinh dự nhận
Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965.

- Sô-lô-khốp tham gia cách mạng từ khá sớm. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm
1932. Năm 1939 ông được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. Trong chiến tranh chống
phát xít, ông theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường với tư cách phóng viên báo Sự thật.
- Tác phẩm tiêu biểu : Truyện sông Đông, Thảo nguyên xanh, Sông Đông êm đềm, Số phận con
người,…
- Tác phẩm của Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn toàn diện, chân thực về cuộc sống và chiến tranh.
b) Truyện ngắn: “Số phận con người”
* Tóm tắt:
- Người kể chuyện (tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông
Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình.
- Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ
ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt
làm tù binh.
- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng
quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết
hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận
được tin con trai mình đã hy sinh.
- Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia
với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.
* CÂU HỎI:
1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự ngiệp sang tác của Sô lô Khôp.
2. Tóm tắt truyện ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp..
4. Những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp
9. Vài nét về Cô – phi An – nan.
- Cô – phi An – nan (1938) tại Ga – na, một nước cộng hoà thuộc Châu Phi.
- Ông bắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hiệp quốc từ năm 1962 và đã trải qua nhiều cương vị. Ông
là người châu Phi da đen đầu tiên giữ chức vụ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và đảm nhiệm chức vụ này
trong hai nhiệm kỳ.
- Trong vai trò Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông đã ra lời kêu gọi hành động chống đại dịch
HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu vào tháng 4 – 2001.

- Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nô-ben hoà bình.
- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống Aids là bản thông điệp của Cô – phi An – nan gửi
nhân dân thế giới nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003.



×