Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tác phẩm vợ nhặt của kim lân và những đề bài liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.05 KB, 17 trang )

" Vợ nhặt" - Kim Lân và những đề bài liên quan

I. Tác giả nói về tác phẩm:
1. “Cái đói” là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó cũng thuộc về
bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó
(…) Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao
khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do
cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.
2. Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi
cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không
phải là sự giành giật nhau (…). Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân
vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận
và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù
là rất mong manh.
3. Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên
trên tất cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai. (đây
là một câu rất hay, lại ngắn gọn, vì vậy đừng quên lưu vào bộ nhớ để sử dụng)
II. Một số điểm lưu ý trong quá trình tiếp cận tác phẩm:
1. Không khí ngày đói và bối cảnh nhặt vợ: (những chi tiết này cần được dẫn ra để làm
nền cho bất kì đề văn nào liên quan đến tác phẩm này)
Cái đói hiện hình cụ thể trên nền không gian ảm đạm đầy ám ảnh của cái chết rình rập cuộc sống những
người dân ở xóm ngụ cư. Không gian tối sầm vì đói khát được mô tả đầy ấn tượng: quạ bay, thây người
chết còng queo, người sống dật dờ, lặng lẽ như bóng ma. Cái đói hiện hình trên gương mặt một anh
chàng vô tâm như Tràng , làm thay đổi diện mạo và thói quen cố hữu, đè nặng lên đôi vai, cái lưng gấu,
dập tắt “nụ cười tủm tỉm”. Ngay cả những đứa trẻ cũng “ủ rũ”. Bầu không gian dự báo tai ương ập đến
bất kỳ lúc nào. Ấy là những ngày đói Ất Dậu khiến những người đã qua năm 2000 “nhắc lại vẫn rùng
mình” (Nam Cao).
Sự kiện tương phản với hiện thực là buổi chiều Tràng về làng cùng người đàn bà lạ mặt. Điều không bình
thường hiện ra trên khuôn mặt “phớn phở khác thường” và nụ cười “tủm tỉm” trở lại trên môi Tràng.
Điều khác lạ trong thái độ của Tràng thay đổi với đám trẻ con vốn quen suồng sã với anh ta. Sự kiện tạo
ra sự tò mò ngạc nhiên từ trẻ con đến người lớn. Niềm vui nho nhỏ lóe lên trong cuộc sống tăm tối đói


khát nghèo khổ nhanh chóng bị nỗi lo thường trực về cái đói và cái chết lấn át. Kim Lân đã đem đến cho
người đọc cảm giác ái ngại, xót xa cho sự trớ trêu của số phận người nghèo trước thực tại khủng
khiếp.Hạnh phúc thành hình trên nền cuộc sống tột cùng bi kịch, khi sự sống bị dồn vào ngõ cụt không
lối thoát. Con đường duyên phận thành con đường rước thêm “cái của nợ đời” khiến những người biết
nghĩ đều phả ithở dài ái ngại. Bóng tối mở ra mênh mông, mùi gây của xác người, tiếng quạ vẫn gào lên
thê thiết. Nỗi bất hạnh dường như đang chờ ở phía trước.
2. Con đường về nhà Tràng - sự thay đổi trong tâm lý nhân vật:
Sự thật quá lớn lao vượt quá suy nghĩ mơ ước thường nhật của anh Tràng nghèo khổ, xấu xí khiến Tràng
không nhận biết hoàn cảnh giống mọi người. Choán ngợp tâm trí Tràng lúc này là hạnh phúc của riêng
anh. Kim Lân đã khắc họa những chi tiết thật sống động về một gã trai được vợ “thích ý”, “cái mặt cứ
vênh vênh tự đắc với mình”. Cũng là tiếng “càu nhàu” nhưng khác hẳn với cái “càu nhàu” của người đàn


bà cảm thấy sự hẩm hiu của thân phận, Tràng tỏ ra bối rối thật sự trước hạnh phúc đang được tận
hưởng. Mọi cử chỉ thật buồn cười: “lật đật”, “nhìn ngang nhìn ngửa”, “như người xấu hổ chạy trốn”. Kim
Lân đã lồng vào giữa cảnh đói khát những tiếng cười hóm hỉnh về một anh chàng có vợ để xua dần
không khí đượm màu tang tóc ra khỏi hạnh phúc giữa hai người.
Ngay sau đó, một không gian đượm chất trữ tình đã hiện lên trên “con đường sâu thăm thẳm, luồn giữa
hai bờ tre cao vút”. Chỉ còn “tiếng gió trên bờ tre rì rào và tiếng lá khô kêu sào sạo dưới bàn chân”. Đó là
không gian dành cho những đôi lứa tâm tình. Nhưng Kim Lân hoàn toàn không có ý định thi vị hoá câu
chuyện, bởi từ suy nghĩ đến lời nói, hành động của các nhân vật vẫn chập chờn những nỗi lo thường
trực.
Chỉ “trong một lúc” ngắn ngủi nhưng nhà văn đã lý giải được sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn Tràng,
tạo mối dây ràng buộc hai con người khốn khổ lại với nhau. Dẫu chỉ là cảm nhận mơ hồ nhưng với Tràng,
khoảnh khắc ấy vô cùng thiêng liêng. Hạnh phúc tủm tỉm cười cùng anh, giúp anh “quên hết những cảnh
sống ê chề, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt”. Rõ ràng,
đối với Tràng hạnh phúc không còn là sự vô tình ngẫu nhiên nữa. Nó giúp anh tự tin hơn, tự chủ được
tình cảm của mình. Thiêng liêng thay phút ấy hai chữ “tình nghĩa”, như dự báo khả năng của con người
từng bước vượt qua hoàn cảnh, tiếp sức cho con người vượt lên định mệnh nghiệt ngã và tạo ra mối
đồng cảm đầu tiên cho những người trước đó còn xa lạ.

Hạnh phúc có thể được cảm nhận rõ qua ngôn ngữ đối thoại và tiếng cười của những người trong cuộc.
Câu chuyện giữa hai người mang theo không khí chờ đợi hạnh phúc đang đến, rất bình dân nhưng đã
kéo hai con người khốn khổ xích lại gần nhau. Thật ngỡ ngàng khi đến lúc này thị mới quan tâm đến gia
cảnh của Tràng. Vẻ ngờ nghệch của anh trai quê đã làm nên nụ cười “tủm tỉm” của người đàn bà. Kim
Lân quả thật đã dụng công mô tả tiếng cười của từng nhân vật. Từ nụ cười “tủm tỉm” thường nhật của
Tràng đến nụ cười “tủm tỉm” của thị đã có một ý nghĩa khác nhau. Để rồi niềm vui nhân lên, lan toả làm
thành khoảnh khắc “bật cười” của Tràng khi ngộ ra bản thân, rồi cả âm vang “hì hì…” ý nhị và hài hước,
cuối cùng bùng lên thành khoảnh khắc “hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách” rồi “phì ra cười” làm
hiện rõ một anh Tràng đang ngập tràn vui sướng. Đó cũng là lúc họ nói với nhau bằng ngôn ngữ của vợ
chồng, rất quê mùa nhưng cũng rất đáng yêu.
Nhưng con đường - hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi khi họ chạm vào cái cổng nhà Tràng, bước vào “cái nhà
vắng teo rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Sự thực nghèo khó phơi bày trần trụi
khiến hạnh phúc bỗng trở nên chơi vơi. Tràng chỉ biết “cười cười” khoả lấp nhưng nỗi thất vọng đã hiện
rõ, khi “thị nhếch mép cười nhạt nhẽo”. Đến lúc này, thực tại buộccon người phải đối diện với nó, khiến
con người không dám tự tin chính mình để làm nên hạnh phúc. Ranh giới hạnh phúc - bất hạnh thật
mong manh khi mọi cử chỉ, tâm trạng của thị như nói lên tất cả nỗi tủi hổ, đắng cay của một kiếp đàn bà
khốn khổ: “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Không ai báo trước
được điều gì sẽ xảy đến trong mối quan hệ của hai con người đói khổ ấy. May mắn thay, giữa lúc đang
“tây ngây”, “sờ sợ”, “lấm lét”, “loanh quanh” rối bời ấy, Tràng vẫn còn “tủm tỉm cười” được. Dẫu sao
anh cũng đã có những phút giây để được sống trong hạnh phúc. Dẫu cho hạnh phúc ấy đang có nguy cơ
tuột khỏi tầm tay như một trò đùa của số phận, tràng vẫn còn cảm giác được một cách đầy đủ về ý nghĩa
thiêng liêng của bước ngoặt đời mình: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Khi ý thức được nhen lên, chắc chắn
con người có đủ dũng khí để vượt lên hoàn cảnh, không để hạnh phúc vuột khỏi tầm tay.
3. Người vợ nhặt:
Người đàn bà mà số phận đã xô đẩy để đến với Tràng không phải là nàng tiên hạnh phúc. Câu chuyện
được kể lại về cuộc gặp gỡ giữa họ quả thật là một chuyện cười ra nước mắt. Hai lần gặp gỡ, duyên phận


buộc ràng. Kim Lân đã tạo nên những ấn tượng thật khó quên về thị - một kẻ không tên, không tuổi,
không nhà, không lai lịch – như một nạn nhân cùng cực đáng thương của cái đói và miếng ăn.

Không ít nhà văn đã từng viết về cái đói và miếng ăn trong cuộc sống người dân cùng trước cách mạng
tháng Tám. Ngô Tất Tố đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khi chứng kiến con mình phải ăn cơm chó (Tắt
đèn). Nam Cao khiến ta phải rùng mình kinh sợ sức hủy diệt của cái đói - miếng ăn với nhân tính trong
bao truyện ngắn đầy nước mắt xót thương của ông (Lão Hạc, Một bữa no). Kim Lân trở về với đề tài hiện
thực cũ, đã dựng nên một tình huống bi hài có một không hai: bốn bát bánh đúc nên duyên vợ chồng.
Để kiếm miếng ăn, thị dường như đã đánh mất tất cả sự dịu dàng kín đáo thùy mị của người phụ nữ.
Ngay từ lúc xuất hiện đầu tiên, thị đã nhảy xổ vào Tràng với tất cả vẻ “cong cớn”, “ton ton” và ỡm ờ “liếc
mắt, cười tít” với gã trai xa lạ. Kim Lân khiến ta hình dung cụ thể hoá cảnh “trai tứ chiếng, gái giang hồ
gặp nhau”. Lần thứ hai, thị xuất hiện với bộ dạng thật thê thảm và cung cách thật khó ưa. Cái đói ghi dấu
ấn trên “áo quần rách tả tơi như tổ đỉa”, dáng vóc “gày sọp đi” và “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn
thấy hai con mắt”. Đáng sợ hơn, nó không chỉ biến đổi nhân dạng mà còn lấy mất của thị lòng tự trọng,
tính sĩ diện cần thiết ở một con người. Nó làm cho thị trong lời nói “sưng sỉa, cong cớn” qua lời nói “đon
đả” chẳng còn một tư cách người nào. Tràng thành chiếc phao cứu sinh để thị được ăn. Bởi ăn là sống,
không ăn là chết. Ranh giới sự sống – cái chết đã không cho thị quyền chọn lựa. Thị trở thành hiện thân
của con người bản năng.
Còn gì chua chát hơn sau lúc “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, lại sẵn
sàng theo không kẻ cho ăn về làm vợ, chi tiết ấy khiến người đọc thương hại thay cho chị. Nhân phẩm đã
mất, dường như thị đã biến thành nô lệ của miếng ăn, bởi sau bữa ăn vội vàng thô tục ấy thị còn tiếp tục
cùng Tràng “Ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê:. Ấy vậy mà tuyệt nhiên nhà văn không để bộc lộ
một mảy may thái độ phản ứng nào của Tràng trước những việc làm đáng khinh của thị, nên đọng lại
trong ta một cái nhìn đầy thương hại cho thị mà thôi. Phải đến khi xuất hiện trong xóm ngụ cư, thị mới
hiện lên với đầy đủ tâm trạng, mặc cảm về thân phận vợ nhặt. Số phận của thị đã ngoặt sang ngõ rẽ mới
sau tiếng tặc lưỡi: “Chặc, kệ” của Tràng. Nhưng cuộc sống tương lai quá mơ hồ với thị. Trái ngược với
Tràng, thị bước đi trong dáng “Đầu hơi cúi xuống”, “rón rén, e thẹn”, “chân nọ bước díu cả vào chân
kia”. Bởi thị sợ những ánh mắt tò mò sẽ phơi ra sự thật phũ phàng về thân phận vợ nhặt. Đến lúc chỉ còn
hai người với nhau, thị cũng không giấu nổi ánh nhìn “tư lự”. Ám ảnh thân phận thực sự rõ nét khi thị đã
ở trong nhà Tràng, khi đứng trước một hiện thực đáng thất vọng. Kim Lân đã đặc tả vào thái độ của thị
như gợi tả bao suy tư sâu sắc về kiếp người trong nhữg ngày đói quay quắt. Cái nghèo gặp cái eo, báo
cho họ biết những ngày túng đói đe doạ. Nếu vấn đề của Tràng quẩn quanh trong mong ước tạo nên
hạnh phúc bền lâu thì vấn đề của thị lúc này là vượt lên nạn đói. Không có bất cứ một tín hiệu nào bảo

đảm cả hai người sẽ vượt qua thử thách của chính mình. Sự chờ đợi thật nặng nề, căng thẳng. Thị đã dễ
dàng đến với Tràng thì thị cũng dễ dàng bỏ đi. Nhà văn đã kéo dài khoảnh khắc ấy để giúp người đọc
hình dung, giả định những khả năng sẽ xảy đến cho nhân vật, để có những suy ngẫm cảm thông, ngậm
ngùi cho thân phận con người trong hoàn cảnh trớ trêu.
4. Cuộc gặp gỡ của ba người khốn khổ:
Bà cụ Tứ trở về nhà như bổ sung thêm vào bức tranh ảm đạm của cuộc sống nghèo khổ, đói kém. Vẻ lam
lũ in hình trên dáng đi “lòng khòng”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”. Trong những lo toan của người
mẹ, hẳn sẽ không có dự tính nào cho hạnh phúc của con trai trong thời điểm cùng cực đói này. Bởi vậy
thái độ của Tràng làm bà ngạc nhiên một thì sự xuất hiện của người đàn bà lạ làm bà ngạc nhiên mười.
Sự thực như một ảo ảnh để bà không thể hiểu nổi. Dầu đã có lời chào nhưng lại làm bà rối bời “băn
khoăn”. Vì hơn ai hết bà hiểu cảnh nhà, hiểu hoàn cảnh con mình không mong có được vợ trong cả lúc
yên hàn chứ chưa cần nói đến tao đoạn trần ai này. Nhà văn đã dồn bút lực mô tả phút chờ đợi căng


thẳng của đôi vợ chồng mới làm bạn với nhau để người mẹ định đoạt duyên kiếp. Thời gian như kéo dài
thêm cùng tâm lý đợi chờ. Lại càng dài hơn khi bà cụ “cúi đầu nín lặng” sau khi hiểu ra cớ sự.
Những trang viết xúc động nhất của tác phẩm có lẽ gắn trọn với tâm trạng mừng lo lẫn lộn của bà cụ Tứ.
Tấm lòng của một người mẹ thật bao dung và cũng thật đắng cay xa xót. Người đọc có thể nhìn thấy
bóng dáng bao bà mẹ thương con đứt ruột trong nỗi lòng bà cụ Tứ. Những xung đột bi kịch được đẩy lên
cao trào nhưng cũng được hoá giải phần nào bởi tình thương của người mẹ. Nước mắt mẹ đã lặng lẽ rơi
xuống trong mặc cảm thân phận, trong nỗi đau không lo nổi hạnh phúc cho con mình. “Lòng người mẹ
nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”.
Không khí im lặng u uất bao trùm lên ngôi nhà, tâm tư bà cụ cũng ngập tràn ám ảnh đầy bóng tối: cái
đói, cái chết, cái nợ đèo bòng chất thêm gánh nặng. Định mệnh như cười cợt với hạnh phúc, nụ cười của
thần chết. Nhưng không thể thắng được một niềm tin của những người chưa tắt hy vọng về tương lai.
Nó là cái tâm lý quen thuộc của những người nghèo khổ, thường tự an ủi mình:
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây
Tiếng nói đòi quyền sống mãnh liệt ấy đã thôi thúc làm nên quyết định rất “nhẹ nhàng” trong lời nói của
bà cụ Tứ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”. Hạnh phúc đã vượt

qua lực cản đầu tiên.
Nhưng cuộc sống thực không hề nhẹ nhàng, vẫn bộn bề chồng chất nỗi lo. Bản thân bà cụ cũng nén chịu
vào lòng nỗi đau của riêng mình, đặt vào miệng những lời an ủi nàng dâu mới nhưng “bóng tối trùm lấy
hai con mắt bà lão”. Trong khoảnh khắc, quá khứ tủi cực dồn về cùng suy nghĩ cho tương lai dâu – con.
Điều cảm động là tình thương ấy đã xoá nhoà khoảng cách “mẹ chồng nàng dâu” nhưng cách cư xử của
bà cụ Tứ vẫn còn là sự chịu đựng, chấp nhận hoàn cảnh, chưa phải là sức mạnh để vượt lên hoàn cảnh.
Mỗi một lời thân mật với “”nàng dâu mới” chứa đựng bao nỗi niềm u uất để rồi “bà cụ không nói được
nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Bóng tối vẫn mênh mông.
Kim Lân đã để vào chính lúc ấy, Tràng “đánh diêm đốt đèn”. Chính nhà văn đã nói về ngọn đèn xua tan
bóng tối này: “Ngọn đèn là niềm yêu thương, cảm thông lẫn nhau để cùng vượt lên trên số phận buồn
thương của họ” (Tác giả nói về tác phẩm). Đó là ánh sáng của hy vọng, của quyết tâm tạo dựng cuộc
sống mới. Một lần nữa, Kim Lân lại để cho đôi vợ chồng mới còn lại riêng với nhau, trong “ánh đèn vàng
đục ở góc nhà toả ra ấm áp và kéo dài hai cái bóng trên vách”. Nhưng lần này, không chỉ có tiếng họ
thầm thì trò chuyện mà còn cả “tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”. Hạnh phúc mới
phải đối mặt với thực tại cuộc sống những ngày tới của lứa đôi và đêm tân hôn ấm áp tình người đã
chống chọi với “tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Đó là hạnh phúc đòi hỏi con người phải sát lại bên
nhau để vượt qua buồn thương số phận, cái đói và cái chết.
5. Ngày mới:
“Ánh nắng buổi sáng mùa hè” đến với Tràng sau đêm tân hôn màu nhiệm đã giúp anh nhận ra tất cả sự
“thay đổi mới mẻ, khác lạ”. Dù ở trong trạng thái “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”
nhưng bước ngoặt cuộc sống của Tràng là sự thực mà chính anh là người hiểu rõ nhất. Đẹp làm sao
những cảm xúc của Tràng về tổ ấm của chính anh, gắn với viễn cảnh tương lai sáng sủa như không gian
đầy nắng kia. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, nguồn hạnh phúc tạo
nên từ mối ràng buộc tình cảm và trách nhiệm của Tràng với mẹ, với vợ đã đem lại nguồn hạnh phúc lớn
lao hơn cho Tràng. Anh ý thức rõ hơn bao giờ hết quyền được sống làm người, quyền sống của con
người. Chính anh chứ không phải ai khác sẽ bảo vệ đến cùng quyền lợi chính đáng ấy.


Ngày mới đến với thị cũng thật khác lạ, làm nên vẻ đẹp của một cô Tấm bước ra từ quả thị trong cổ tích.
Hạnh phúc mới đã trả lại cho chị vẻ “hiền hậu đúng mực” và chính bàn tay từng đẩy chiếc xe bò duyên

phận, bàn tay quệt đũa ngang miệng, hôm qua đã sắp đặt, sửa sang nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Bàn tay
ấy “đang quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Âm vang giản dị, bình thường
ấy báo hiệu sự hồi sinh, sức sống mới trở lại trong tâm hồn chị. Tưởng chừng mọi nỗi lo đã được giải toả
khi ngày mới bắt đầu, ngay cả “bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng
beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
Nhưng hình ảnh “bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” đã cho ta biết tất cả mới chỉ bắt đầu. Cuộc
sống mới của gia đình Tràng diễn ra trên nền hiện thực còn nguyên mối đe doạ. Lùm rau chuối thái rối,
đĩa muối ăn với cháo, câu chuyện giữa mẹ, con, dâu toàn niềm vui. Không khí “đầm ấm hoà hợp” bỗng
ngừng lại khi miếng ăn hết nhẵn. Khoảnh khắc ấykhiến người đọc có thể chạnh lòng nhớ không khí
truyện “Nửa đêm” của Nam Cao. Cũng vui vẻ đầm ấm ban đầu, sau hạnh phúc vỡ tan, để lại cay đắng,
cùng cực cho một bà lão suốt đời “tu nhân tích đức”. Liệu bà cụ Tứ, Tràng, thị có lâm vào nghịch cảnh
đầy bi kịch như vậy không? Kim Lân đã để các nhân vật chống chọi hoàn cảnh ấy mỗi người một cách,
tranh đấu quyết liệt với cái đói chết người để bảo vệ quyền sống, hạnh phúc họ vừa có được. Người đọc
sẽ lặng đi khi nhìn vào miếng ăn của họ - “chè khoán” của bà cụ Tứ. Người mẹ tội nghiệp ấy đã làm mọi
việc có thể để cứu vãn tình thế, ngay cả khi nói rõ là cám vẫn cố đánh lừa cảm giác bằng tiếng cười rặn
ra và lời khen “ngon đáo để”. Người vợ nhặt đã nhận ra sự thực, dẫu “hai mắt thị tối lại” nhưng vẫn
“điềm nhiên và vào miệng”. Thị thật đáng thương vì cuộc đời chị cũng sẽ không còn lối thoát nào khác.
Tình người thật đáng quí để chị chấp nhận hoàn cảnh ăn miếng ăn của loài vật này. Chỉ có Tràng cảm
nhận rõ nhất vị cám “đắng chát và nghẹn bứ”. Dường như khoảnh khắc ấy đã bùng lên sức mạnh phản
kháng trong anh. Nhưng bị bủa vây trong vòng cùng quẫn, những con người ấy đã bắt đầu “tránh nhìn
mặt nhau”, “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Sức mạnh tố cáo tội ác huỷ diệt sự sống của kẻ
thù Pháp - Nhật trong câu văn thật thấm thía trong phút câm lặng đột ngột này. Nhưng có thể nhận ra
lúc ý thức rõ nhất về hoàn cảnh cuộc sống bên ngoài tác động, họ tránh nhìn nhau không phải vì sợ hãi,
cũng không phải chuẩn bị cho ánh mắt nhì nnhau đầy thù hận mà tủi hờn chất chứa trong lòng sẽ giúp
họ cùng nhìn về một hướng giải thoát khỏi cuộc sống lầm than, hướng đến sự sống, tương lai sẽ khác
hơn.
Kim Lân dựng lên đoạn cuối câu chuyện khi những người cùng khổ này nói về “Việt Minh” và hình ảnh
đoàn người đói cùng lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong óc Tràng, bởi điều kiện khách quan tác phẩm
hoàn thành sau cuộc cách mạng long trời lở đất của dân tộc lật nhào bộ máy hủy diệt của kẻ thù dân tộc,
trả lại hạnh phúc tự do thật sự cho con người. một kết cục làm rõ tư tưởng của tác phẩm là cần thiết để

câu chuyện thoát khỏi lối mòn bi kịch của văn học hiện thực trước cách mạng viết về những nạn nhân
đáng thương bị đè bẹp bởi hoàn cảnh. Nhưng theo sự phát triển của tình huống truyện, dẫu kết cục là
nỗi tủi hờn vẫn hàm chứa trong đó sức mạnh phản kháng của những con người từng bước ý thức và làm
chủ hoàn cảnh, vượt lên số phận. đó cũng chính là điểm khác biệt về nhân vật điển hình trong văn học
sau 1945 với văn học trước đó.
Kim Lân đã ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân hậu, đem đến những cảm nhận mới mẻ về con người và
khơi dậy sức mạnh tình thương giúp con người vượt qua tất cả trở lực của cuộc sống và bản thân họ.
Tác phẩm ấm lòng ta bởi niềm tin vào con người tuyệt đối .


VỘI VÀNG - Xuân Diệu - TS Nguyễn Phượng §
I. NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ
1. Về tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm
Xuân Diệu được coi là “ nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ Mới” (Hoài Thanh) do chỗ ông hiện diện
như một cái Tôi tự ý thức sâu sắc nhất, mang đến một quan niệm hiện đại về nhân sinh trong việc đề
cao lối sống cao độ, giao cảm, tận hiến và một quan niệm hiện đại về thẩm mĩ : lấy con người làm chuẩn
mực cho cái đẹp thay vì lấy thiên nhiên như trong văn học trung đại.
Thi sĩ được giới trẻ tấn phong là “ ông hoàng của thơ tình yêu” bởi đã đem vào thơ tình một quan niệm
đầy đủ, toàn diện, một cách thể hiện mới mẻ, phong phú đặc biệt là sự diễn đạt chân thực và táo bạo về
tình yêu.
Xuân Diệu còn là một cây bút có nhiều tìm tòi, cách tân trong nghệ thuật ngôn từ : lối diễn đạt chính xác,
những thông tin cụ thể, tỉ mỉ mang tính vi lượng, thơ giàu nhạc tính và sự sáng tạo trong việc sự dụng
những cách nói mới nhờ phát huy triệt để năng lực cảm nhận của các giác quan.
Xuân Diệu hấp dẫn bởi một phong cách nghệ thuật độc đáo với ba đặc điểm chính:
- Một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm trước sự vận động của thời gian
- Một trái tim luôn hướng đến mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế bằng niềm yêu đời, yêu sống
cuồng nhiệt, sôi nổi.
- Một nghệ sĩ học tập nhiều ở cấu trúc câu thơ Tây phương hoàn thiện thơ trữ tình điệu nói để hiện đại
hoá thơ Việt.
Bài thơ Vội vàng được sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ thơ, thi phẩm đầu tay và ngay lập tức vinh

danh Xuân Diệu như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới.
2. Tri thức văn hoá
Vội vàng và nhiều bài thơ khác của Xuân Diệu thường gây ấn tượng với công chúng bởi những lời kêu
gọi kiểu : Nhanh với chứ với chứ!Vội vàng lên với chứ! Em, em ơi! Tình non sắp già rồi!
hoặc Gấp lên em! Anh rất sợ ngày mai! Đời trôi chảy, tình ta không vĩnh viễn!
Khi thi nhân cất cao những lời kêu gọi : Mau lên thôi! Nhanh với chứ! Vội vàng lên! mà Hoài
Thanh từng nhận xét một cách hóm hỉnh “là đã làm vang động chốn nước non lặng lẽ ” thì không
có nghĩa là anh ta đang tuyên truyền cho một triết lý sống gấp từng bị coi là lai căng và vẫn bị đặt dưới
một cái nhìn không mấy thiện cảm của người phương Đông, một xứ sở vẫn chuộng lối sống khoan hoà,
chậm rãi.
Cần phải thấy rằng, bước vào thời hiện đại, sự bùng nổ của ý thức cá nhân đã kéo theo những thay đổi
trong quan niệm sống và đánh thức một nhu cầu tự nhiên là cần phải thay đổi điệu sống. Ý thức xác lập
một cách sống mới nói trên càng ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trong tầng lớp trẻ. Phát ngôn của Xuân
Diệu trên phương diện thi ca chỉ có tính cách như một đại diện.
Nhìn ở một góc độ khác, bài thơ bộc lộ nét đẹp của một quan niệm nhân sinh mới : sống tự giác và tích


cực, sống với niềm khao khát phát huy hết giá trị bản ngã, tận hiến cho cuộc đời và cũng là một cách tận
hưởng cuộc đời.
3. Tri thức thể loại
Bài Vội vàng được viết theo phong cách chung của một thế hệ thi nhân xuất thân Tây học, trưởng
thành vào những năm 30 của thế kỷ trước được gọi chung là phong trào Thơ Mới.
Thơ Mới vẫn được coi là một sự nổi loạn trong sáng tạo nghệ thuật nhằm, một mặt, khước từ luật thơ
gò bó, phản ứng với quan niệm cố định về âm thanh, vần điệu, chống lại thói quen “ đông cứng” văn bản
thơ trong những cấu trúc đã trở thành điển phạm, kiểu ngắt nhịp đã trở thành công thức, cách dùng từ
đã trở nên sáo mòn; mặt khác, nỗ lực đổi mới tư duy thơ trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, mạnh dạn
mở rộng diện tích bài thơ, câu thơ, táo bạo trong việc thể nghiệm cấu trúc mới, cú pháp mới, nhịp điệu
mới, từ ngữ mới khai thác nhiều tiềm năng của tiếng Việt để làm giàu nhạc tính cho thơ. Nhưng điều
quan trọng hơn, nói theo nhận xét của Hoài Thanh, tất cả chỉ nhằm để bộc lộ “ cái nhu cầu được thành
thực” trong xúc cảm và suy tư của một thế hệ.

IV.PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1.

Về nội dung

Sống vội vàng chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống mới mang ý nghĩa tích cực
nhằm phát huy cao độ giá trị của cái Tôi cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn
giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “ biện luận” rất riêng của tác giả.
a/ Từ phát hiện mới: cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất.
Bước vào bài thơ, độc giả ngạc nhiên trước những lời tuyên bố lạ lùng của thi sĩ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi!
Những lời tuyên bố đó chỉ có vẻ kì dị, ngông cuồng bề ngoài, thực chất bên trong chứa đựng một khát
vọng rất đẹp : chặn đứng bước đi của thời gian để có thể vĩnh viễn hoá vẻ đẹp của cuộc đời.
Nhưng lý do nào khiến nhà thơ nảy sinh niềm khao khát đoạt quyền tạo hoá để chặn lại dòng chảy của
thời gian?
Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, cuộc đời là bể khổ. Đấy là lý do vì sao lánh đời
nhiều khi đã trở thành một cách thế sống mà cả tôn giáo cũng như văn chương đều chủ trương vẫy gọi
con người trên hành trình đi tìm sự an lạc tâm hồn. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đạo Phật tô đậm vẻ
đẹp của cõi niết bàn, cõi Tây Phương cực lạc; văn học cổ Trung Quốc cũng như văn học trung đại Việt
Nam đều đề cao tâm lý hoài cổ, phục cổ, khuyến khích xu hướng tìm về với những giá trị trong quá khứ
vàng son một đi không trở lại như đi tìm một thiên đường đã mất. Xuân Diệu thuộc thế hệ những người


trẻ tuổi ham sống và sống sôi nổi, họ không coi lánh đời là một xử thế mang ý nghĩa tích cực mà ngược
lại, họ không ngần ngại lao vào đời. Và thật ngạc nhiên, nhờ tuổi trẻ, họ phát hiện ra cuộc đời thực chất
không phải là một cõi mông lung, mờ mờ nhân ảnh, cũng chẳng phải là cái bể khổ đầy đoạ con người
bằng sinh, lão, bệnh, tử … những định mệnh đã hàng ngàn năm ám ảnh con người mà trái lại, là cả

một thế giới tinh khôi, quyến rũ. Tất cả đều hiện hữu, tất cả đều gần gũi, đầy ắp, ngay trong đời thực và
trong tầm tay với. Trong cái nhìn mới mẻ, say sưa thi nhân vồn vã liệt kê bao vẻ đẹp của cuộc đời bằng
hàng loạt đại từ chỉ trỏnày đây làm hiện lên cả một thế giới thật sống động. Hơn thế, cõi sống đầy
quyến rũ ấy như đang vẫy gọi, chào mời bằng vẻ ngọt ngào, trẻ trung và đang như vẫn có ý để dành cho
những ai đang ở lứa tuổi trẻ trung, ngọt ngào : đây là tuần tháng mật để dành cho ong bướm, đây
là hoa của đồng nội (đang) “xanh rì, đây là lá củacành tơ phơ phất và khúc tình si kia là của
những lứa đôi.
Với đôi mắt xanh non của người trẻ tuổi, qua cái nhìn bằngánh sáng chớp hàng mi, thi nhân còn phát
hiện ra điều tuyệt vời hơn : Tháng Giêng, mùa Xuân sao ngon như một cặp môi gần!
b....đến nỗi ám ảnh về số phận mong manh của những giá trị đời sống và sự tồn tại ngắn
ngủi của tuổi xuân:
Tuy nhiên, trong ý thức mới của con người thời đại về thời gian, khi khám phá ra cái đẹp đích thực kia
của đời cũng là lúc người ta hiểu rằng điều tuyệt diệu này có số phận thật ngắn ngủi, mong manh và sẽ
nhanh chóng tàn phai vì theo vòng quay của thời gian có cái gì trên đời là vĩnh viễn? Niềm ám ảnh đó
khiến cái nhìn của thi nhân về thế giới bỗng đổi khác, tất cả đều nhuốm màu của âu lo, bàng hoàng,
thảng thốt.
Đấy là lý do vì sao mạch cảm xúc trong đoạn thơ bỗng liên tục thay đổi : từ việc xuất hiện các kiểu câu
định nghĩa, tăng cấp : “nghĩa là (3lần/3dòng thơ), để định nghĩa về mùa xuân và tuổi trẻ, mà thực chất
là để cảm nhận về hiện hữu và phôi pha đến ý tưởng ràng buộc số phận cá nhân mình với số phận của
mùa xuân, tuổi xuân nhằm thổ lộ niềm xót tiếc cái phần đẹp nhất của đời người rồi cất lên tiếng than
đầy khổ não :
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất!
Cũng từ đây thiên nhiên chuyển hoá từ hợp thành tan:
Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
Chim rộn ràng bỗng ngắt tiếng reo thi
Dường như tất cả đều hoảng sợ bởi những chảy trôi của thời gian, bởi thời gian trôi đe doạ sẽ mang
theo tất cả, thời gian trôi dự báo cái phai tàn sắp sửa của tạo vật. Thế là từ đây, thời gian không còn
là một đại lượng vô ảnh, vô hình nữa, người ta nhận ra nó trong hương vị đau xót của chia phôi, người
ta phát hiện nó tựa một vết thương rớm máu trong tâm hồn :

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.
Niềm xót tiếc cứ thế tuôn chảy miên man trong hàng loạt câu thơ và khắc nghiệt với bất công đã trở
thành một quan hệ định mệnh giữa tự nhiên với con người. Nỗi cay đắng trước sự thật đó được triển


khai trong những hình ảnh và ý niệm sắp xếp theo tương quan đối lập giữa : lòng người rộng” mà lượng
trời chật; Xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn” mà tuổi trẻ của con người thì chẳng hai lần thắm
lại. Cõi vô thuỷ vô chung là vũ trụ vẫn còn mãi vậy mà con người, sinh thể sống đầy xúc cảm và khao
khát lại hoá thành hư vô. Điều “ bất công” này thôi thúc cái tôi cá nhân đi tìm sức mạnh hoá giải.
c. Và những giải pháp điều hoà mâu thuẫn, nghịch lý:
Từ nỗi ám ảnh về số phận mong manh chóng tàn lụi của tuổi xuân, tác giả đề ra một giải pháp táo bạo.
Con người không thể chặn đứng được bước đi của thời gian, con người chỉ có thể phải chạy đua với nó
bằng một nhịp sống mới mà nhà thơ gọi là vội vàng. Con người hiện đại không sống bằng số lượng thời
gian mà phải sống bằng chất lượng cuộc sống – sống tận hưởng phần đời có giá trị và ý nghĩa nhất bằng
một tốc độ thật lớn và một cường độ thật lớn.
Đoạn thơ cuối trong bài gây ấn tượng đặc biệt trước hết bởi nó tựa như những lời giục giã chính mình lại
như lời kêu gọi tha thiết đối với thế nhân được diễn đạt bằng một nhịp thơ gấp gáp bộc lộ vẻ đẹp của
một tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, cuồng nhiệt yêu đời và yêu sống.
Rõ ràng, lẽ sống vội vàng bộc lộ một khát vọng chính đáng của con người. Như đã nói, đây không phải là
sự tuyên truyền cho triết lý sống gấp mà là ý thức sâu sắc về cuộc sống của con người khi anh ta đang ở
lứa tuổi trẻ trung, sung sức nhất. Xuân Diệu từng tuyên ngôn : “Thà một phút huy hoàng rồi chợt
tối / Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm chính là tuyên ngôn cho chặng đời đẹp nhất này. Vội
vàng, vì thế là lẽ sống đáng trân trọng mang nét đẹp của một lối sống tiến bộ, hiện đại. Tuy chưa phải là
lẽ sống cao đẹp nhất nhưng dù sao, trong một thời đại mà lối sống khổ hạnh, “ép xác, diệt dục” là
không còn phù hợp nữa, nó là lời cổ động cho một lối sống tích cực, sống trong ý thức phát huy hết giá
trị của tuổi trẻ và cũng là của cái Tôi.
Tuy nhiên, lối sống vội vàng đang còn dừng lại ở sự khẳng định một chiều. Một lẽ sống đẹp phải toàn
diện và hài hoà : không chỉ tích cực tận hưởng mà còn phải tích cực tận hiến.
2. Về nghệ thuật
Nét độc đáo trong cấu tứ.

Bài thơ có sự kết hợp hài hoà hai yếu tố : Trữ tình và chính luận. Trong đó, chính luận đóng vai trò chủ
yếu. Yếu tố trữ tình được bộc lộ ở những rung động mãnh liệt bên cạnh những ám ảnh kinh hoàng khi
phát hiện về sự mong manh của cái Đẹp, của tình yêu và tuổi trẻ trước sự huỷ hoại của thời gian. Mạch
chính luận là hệ thống lập luận, lí giải về lẽ sống vội vàng, thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi đến cho
độc giả, được trình bày theo hệ lối qui nạp từ nghịch lý, mâu thuẫn đến giải pháp.
Là cây bút tích cực tiếp thu thành tựu nghệ thuật thơ trung đại và đặc biệt cái mới trong thơ phương
Tây, Xuân Diệu có nhiều sáng tạo trong cách tạo ra cú pháp mới của câu thơ, cách diễn đạt mới, hình
ảnh mới, ngôn từ mới.
Ví dụ trong đoạn thơ cuối, tác giả cũng đã mạnh dạn và táo bạo trong việc sử dụng một hệ thống từ ngữ
tăng cấp như : ôm” ( Ta muốn ôm ), riết ( Ta muốn riết ) ,“say” ( Ta muốn say ), thâu ( Ta muốn
thâu )...Và đỉnh cao của đam mê cuồng nhiệt là hành độngcắn vào mùa xuân của cuộc đời, thể hiện một
xúc cảm mãnh liệt và cháy bỏng. Không dừng lại ở đó, tác giả còn sử dụng một hệ thống từ ngữ cực tả
sự tận hưởng: “chếnh choáng, đã đầy, no nê... diễn tả niềm hạnh phúc được sống cao độ với cuộc
đời.


Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong "Chữ người tử tù" và "Hai đứa trẻ" §
Published on 01/26,2013
Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau,
bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa
con người và sự vật trong cuộc sống.
Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo
tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp
nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục
và thu hút độc giả"(1) của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn
nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những
thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả.
Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ
người tử tù vàHai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo

tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân
viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc
biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện
trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực,
như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như
ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho
nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu.
“Chữ” hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là
phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người... Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan
niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”(2). Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân
cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Vì vậy người xưa coi việc
chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần. Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là
yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con
người này.
Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù - một
"trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ
âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại
như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân
nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ,
một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa
bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính
vị muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng
giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù
ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ
như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại
trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa
luôn kế cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối.


Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo

lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó
sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn đêm hoang hút... Những sợi dây, những
vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang
băn khoăn ngồi bóp thái dương", với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả
màu"(3). Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong
trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ(4). Nguyễn Tuân đã rất thành công khi
tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi
Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ có vài đốm sáng
nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành
giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ
ứng xử đẹp.
Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô cùng ở kết thúc của
truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn,
lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách,
vì quý trọng một tài năng, xót xa một báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ
hai phía đối lập của hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công
việc, môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này hàng
ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn không kẻ tỏ bày,
không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài tưởng như là một khối bóng tối
khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để
chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có cơ hội bừng sáng lên. Không những thế tác giả còn
dựng tình huống cho phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết - ở sự chiến thắng của
ánh sáng với bóng tối, trong "cảnh cho chữ", “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".
Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện". Đó là
điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết
truyện của Thạch Lam.
Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng
truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây
dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm.
Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất

hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị.
Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt
đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời"(5). Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn
buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số
phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh
phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn,
khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp
lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên
như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra,
tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng
đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh,
tù hãm của cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải.


Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh.
Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ
mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai
đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya
nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng
đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không
còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác" bởi
cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống
- "một vùng sáng rực và lấp lánh"(6).
Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi
đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh
sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻkhi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận
độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được
chiếu sáng và được đổi thay"(7) của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị
tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở
thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa
trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một
nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân
ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra
ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một
minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa
tượng trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp
thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi
đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp... Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác
phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người
với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với
bóng tối trong Hai đứa trẻ - nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như
trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện
vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng... tượng trưng cho số phận mòn mỏi của
những con ngưòi nơi đây; b) Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai
đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng
phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng,
bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát
khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Còn với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc
mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh
sámg và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến
bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến
kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. Thạch Lam do chỉ chú ý đến những
cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông


không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã vừa kế tục vừa
phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình huống truyện, được sử dụng
như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc. So sánh hai tác phẩm để thấy sự giống nhau và khác nhau trong
nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để
thấy tài năng của nhà văn và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm. Từ đó có thể khắc họa rõ hơn diện
mạo của tác giả, tác phẩm, xác lập một cách thức tiếp cận văn bản không phải chỉ từ chính nó mà bằng
liên văn bản. Điều này không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn
chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị.

Vợ nhặt của Kim Lân, nhìn từ tình huống truyện- Chu Văn Sơn (phần thực hành chuyên đề
truyện ngắn)§
Published on 03/18,2011
Vợ nhặt của Kim Lân, nhìn từ tình huống
1) Xác định tình huống truyện.
Câu hỏi của chúng ta :"Toàn bộ truyện ngắn Vợ nhặt xoay quanh sự kiện nào ? hay sự kiện nào đã bao
trùm chi phối toàn bộ thiên truyện này ?". Sau khi lướt qua các tình tiết chính của thiên truyện này ta dễ
dàng thấy rằng hạt nhân của truyện ngắn Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân kì lạ. Và đó chính là cái
"tình thế nảy ra truyện", cái tình huống của câu chuyện.
2. Phân tích tình huống truyện
2.1. Diện mạo của tình huống
Nói hôn nhân trong Vợ nhặt kì lạ, ít nhất vì ba lẽ. Một là, sự đảo lộn về giá trị : Tràng - một gã trai
nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dưng "nhặt" được vợ, mà lại là vợ theo không
(khác nào từ "vô giá trị" bỗng thành …"vô giá" !). Hai là, sự ngược đời : Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại
đi lấy vợ - giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người. Ba là, nghịch lí : một
đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (Chỉ cần làm một so sánh nhỏ với chương "Hạnh phúc của một
tang gia" trongSố đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng có thể thấy ngay. Đám tang cụ Cố Tổ cực kì long trọng
to tát, thừa thãi mọi hình thức, đồ lễ và nghi lễ. Chỉ thiếu duy nhất một thứ, ấy là lòng xót thương dành
cho người quá cố. Mà thiếu điều này, thì xem như là thiếu tất cả. Còn cuộc hôn nhân này ? Thì thiếu tất
cả. Kể cả những lễ nghi tối thiểu nhất của một đám cưới. Thế nhưng, nó lại có cái quan trọng nhất, cốt
lõi nhất : sự thương yêu gắn bó thực lòng. Mà đã có được điều này, thì những cái thiếu kia đều không

còn đáng kể, thậm chí đều trở nên vô nghĩa). Những điều này quyết định đến việc tổ chức mạch chuyện
và cả cấu tứ của thiên truyện nữa.
2.2. Diễn biến của tình huống truyện
2.2.1. Diễn biến mạch truyện
Không phải ngẫu nhiên mà mạch chuyện là một chuỗi ngạc nhiên kế tiếp. Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm


ngụ cư ngạc nhiên. Thoạt tiên là lũ trẻ. "Lũ ranh" ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa
chợt nhận ra quan hệ của họ là "chông vợ hài". Còn đám người lớn thì ngớ ra "không tin được dù đó là
sự thật". Khi đã tỏ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn :"Giời đất này còn rước cái của nợ đời về ".
Tiếp đó là bà cụ Tứ. Tràng lấy được vợ là điều bà đêm mong ngày tưởng, vậy mà khi sự xảy đến, bà hoàn
toàn không tin nổi - không tin vào mắt mình (ngỡ mình trông gà hoá cuốc ), không tin vào tai mình
(quái, sao lại chào mình bằng "u" ). Song, đáng nói nhất vẫn là Tràng. Là"thủ phạm" gây ra tất cả,
mà vẫn không hết ngạc nhiên (chẳng những cứ đứng "tây ngây" giữa nhà tối hôm trước mà đến tận
hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng "hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ ").
Trong chuỗi ngạc nhiên ấy, ta đọc thấy những định nghĩa xót xa về người vợ : Vợ là cái của nợ đời, vợ là
gánh nặng phải đèo bòng... Có thể nói, chưa có ở đâu giá trị của người vợ lại thấp kém, lại bèo bọt như
hoàn cảnh này. Và cũng chưa bao giờ, hạnh phúc lại có một nghĩa lí đáng sợ như ở đây : hạnh phúc là
một mạo hiểm, một nguy cơ ! Như vậy, tạo được tình huống này, tác phẩm đã tố cáo được tội ác của
Phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt
Nam, mà còn đánh tụt giá người xuống hàng cỏ rác bèo bọt. Mặt khác cũng lầm toát lên được niềm tin
vào bản chất Người trong con người : dù hoàn cảnh muốn biến Con Người thành Bèo Bọt, nhưng Con
người vẫn không chịu làm Bèo bọt mà vẫn kiên nhẫn làm Người. Nghĩa là một tình huống đem lại tầm
vóc nhân văn đáng nể cho tác phẩm.
2.2.2. Diễn biến trong tình thế
2.2.2.1. Trước hết, đó là tình huống đùa mà không đùa.
Hôn nhân là một chuyện hệ trọng và thiêng liêng vào bậc nhất của đời sống nhân sinh. Ấy thế mà ở đây,
hoàn cảnh tai ác và cả con người nữa như muốn biến thành trò đùa - "Tràng chỉ tầm phơ tầm phào
đâu có hai lần thế mà thành chuyện ". Nếu trước sau chỉ là một trò đùa, thì Con người đã thành
Bèo bọt. May thay, các nhân vật đã bước ra khỏi trò đùa kia với tư cách Con người. Một diễn biến như

thế, có thể thấy về bản chất là : Cảnh ngộ cứ lăm le Bèo bọt hoá Con người, nhưng Con người đã vượt
lên cả cảnh ngộ lẫn bản thân mình.
Nhìn từ phía cô "vợ nhặt", cái đói quay quắt ném cô vào một đời sống vất vưởng. Đời sống vất vưởng
nghiệt ngã đã biến cô thành một kẻ chanh chua, chao chát, cong cớn, trơ tráo. Không chỉ làm biến dạng
tính cách con người, nạn đói khủng khiếp còn như một cơn lũ lớn đã cuốn phăng đi bao sinh mệnh. Chới
với giữa dòng lũ, tiếng nói thường trực nhất, tất nhiên, là tiếng nói của bản năng : cần phải sống đã, cần
phải bám ngay vào một cái gì có thể bám được. Và bản năng ham sống đã xui khiến cô làm tất cả những
gì có thể để thoát khỏi cái chết đang đe dọa từng giờ từng phút. Thật may mắn, cô đã bám được vào
một cái cọc, thoạt đầu có vẻ ơ hờ không đâu, té ra lại vững vàng đáo để. Cái cọc ấy có tên là Tràng. Đầu
đuôi, chưa phải là bám vào Tràng, hay bám vào cái xe bò, mà là bám vào một cái rất không đâu, rất
mong manh vô hình, ấy là... câu hò không địa chỉ của Tràng. Để làm được kì công ấy, cô đã biến một câu
hò đùa vu vơ giữa chợ thành một lời hứa hẹn thật ("Muốn ăn cơm trắng mấy giò này, lại đây mà
đẩy xe bò với anh nì"). "Kì công" nhất là, biến một lời rủ rê đùa thành... một lời cầu hôn chính thức
("Làm đếch gì đã có vợ. Nói thế chứ muốn về với tớ thì ra sửa soạn các thứ rồi cùng về ! ).
Có phải bản năng đã hoàn toàn lấn át danh dự ? Nếu quả thực chỉ có thế, thì cô cũng chỉ là một thứ Bèo
bọt, không hơn không kém. Nhìn kĩ, bên trong chưa hẳn đã mất hết lòng tự trọng. Nếu hoàn toàn không
còn ý thức ấy, hẳn ở cô không thể có những cung cách như khi nhìn thấy căn lều rách nát của mẹ con
Tràng, cô đã nén một tiếng thở dài trong ngực, không thể ngồi mớm bên giường ôm khư khư cái
thúng trong lòng, không thể đêm khuya cứ ngồi bần thần bất động trong khi Tràng đã sốt ruột leo lên
giường mong hưởng đêm tân hôn. Nhất là cái cung cách ứng xử vào sáng hôm sau : không phải việc lao
vào dọn dẹp cùng với mẹ chồng từ sáng sớm- việc ấy nghĩ cũng bình thường !- mà là : khi nhận bát " chè


khoán" từ tay bà cụ Tứ, mắt thị chợt tối lại, sau đóvà ăn một cách điềm nhiên. Thái độ và cung
cách như thế chỉ có thể có ở một người có ý thức sâu về cảnh ngộ mình cùng thân phận mình. Té ra,
những chao chát, chỏng lỏn, cong cớn kia chỉ là những du nhập từ ngoài vào, như một thứ vũ khí để tự
vệ, để đối phó với cảnh sống vất vưởng thôi. Bản tính sâu xa đến giờ mới hiện ra, mà cơ chừng cuộc hôn
nhân này mới làm hồi sinh thì phải ! Như thế, nảy nở bởi một trò đùa, nhưng bên trong con người vốn dĩ
là một cái mầm nghiêm túc luôn khát sống và khát làm Người. Ta mới hiểu được vì sao, cô tự rơi vào
một hoàn cảnh rất dễ bị khinh rẻ, nhưng người đọc và cả người trong truyện không thấy khinh mà chỉ

thấy thương, rồi thấy quí, dù lắm lúc thấy...buồn cười.
Nhìn từ phía Tràng, tình huống này không hẳn là lưỡng lự giữa sựđùa cợt phất phơ và ý định
nghiêm túc, mà ở chiều sâu, chính là phân vân giữa một bên là sự khước từ của lòng vị kỉ một bên
là sự cưu mang của lòng vị tha (hay một bên là nỗi lo sợ cái chết, một bên là khát khao hạnh
phúc, thì cũng thế). Sau những gì đã "gây ra" bởi hàng loạt những trò đùa tào phào, Tràng có "chợn",
nghĩa là thoáng lo sợ và ân hận của kẻ trót đẩy trò đùa đi quá trớn. Nếu lúc bấy, Tràng bỏ của chạy lấy
người, thì về lí, chẳng ai trách được gã trai ấy. Nhưng tình người trong gã hẳn là mất mát đi nhiều lắm.
Thế thì Tràng cũng chẳng hơn thứ Bèo bọt là bao. Song, Tràng đã "Chặc, kệ !". Có vẻ như một quyết
định không nghiêm túc, như phóng lao phải theo lao vậy. Đến đấy, cả người đọc thừa thãi niềm tin nhất
cũng chưa thể tin là rồi ra có thể chắc chắn. Dù ngẫm cho cùng, họ đến với nhau, bề ngoài thì ngẫu
nhiên, không đâu, mà bên trong lại là tất nhiên : người này cần người kia để có một chỗ dựa mà qua thì
đói kém, còn người kia cũng cần đến người này để mà có vợ, để biết đến hạnh phúc làm người (Nếu
không "gặp cái nước này, người ta mới lấy đến " Tràng, thì tình trạng ế vợ trường kì của gã trai đây
còn khuya mới đến hồi kết thúc !). Và cuối cùng, nằm ngoài mọi tưởng tượng và ngờ vực, hai que củi trôi
dạt ấy đã chụm vào nhau, đã nhen nhóm lên thành bếp lửa. Sau cái tiếng " Chặc, kệ!" đó, mọi tầm phơ
tầm phào đã lập tức khép lại, nhường chỗ hoàn toàn cho sự nghiêm trang. Hãy chú ý đến những gì Tràng
làm ngay sau đó. Còn chút tiền, Tràng đã dồn vào ba việc : mua cho vợ một cái thúng, ăn với nhau một
bữa cơm và mua một chai dầu. Hai việc đầu là thiết thực. Việc thứ ba xem chừng xa xỉ, cứ như một thứ
chơi sang, chơi ngông. Hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, không có đèn thắp, có chết đâu ! Nhưng chính cái việc
ngỡ như xa xỉ kia lại nói với ta rất nhiều về tấm lòng của Tràng. Thì ra, không phải lấy được vợ quá dễ
dàng thì Tràng cũng rẻ rúng hạnh phúc của mình. Nếu rẻ rúng, Tràng cũng chỉ là Bèo bọt. Trái lại, Tràng
rất trân trọng. "Vợ mới vợ miếc thì cũng phải sáng sủa một chút chứ chả nhẽ chưa tối đã
chui ngay vào". Cách nói có cái vẻ bỗ bã của một gã trai quê, nhưng động cơ thì không thiếu cái
nghiêm trang của một người giai tế tối tân hôn. Hôm nay phải là một ngày khác hẳn. Phải là một sự kiện
của đời mình. Ngày mình có vợ kia mà - nhà cần phải sáng ! Mua chai dầu chính là nỗ lực để đàng hoàng
ở cái mức mình có thể có được vào lúc này. Kể từ khi ấy, họ gắn bó với nhau chân thành và nghiêm trang
như bất cứ đôi lứa nào trên cõi đời này. Chẳng phải đấy là hình ảnh của Tình người, của tư cách Người
trong con người ? Rõ ràng, hoàn cảnh muốn biến con người thành bèo bọt nhưng con người quyết
không làm bèo bọt mà vẫn kiên nhẫn làm người.
2.2.2.2. Thứ hai là tình thế đám cưới ở giữa đám ma. Thậm chí, đám cưới nhỏ nhoi giữa một đám

ma khổng lồ.
Là việc hai cá thể tự nguyện gắn bó với nhau, lập nên một gia đình rồi sinh con đẻ cái, đám cưới được
coi như sự kiện khởi đầu một sự sống mới trong nhân gian. Còn đám ma lại là sự kiện kết thúc một chu
trình sống trên cõi đời này. Tình huống Vợ nhặt, do đó, còn có thể gọi là sự sống nảy sinh giữa cái
chết. Có thể Kim Lân chưa chắc đã ý thức thật đầy đủ về khía cạnh này. Nhưng ý nghĩa khách quan của
tác phẩm thì toát lên điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà trong thiên truyện, ta thấy nổi lên song hành
hai cuộc giao tranh : Sự sống với Cái chết và Ánh sáng với Bóng tối.


Thật oái oăm, cuộc hôn nhân hình thành một phần lớn là do Cái Chết dồn đuổi. Đôi trai gái là hiện thân
của Sự Sống. Khi dắt nhau về xóm ngụ cư, họ đi trong sự bao vây của cái chết. Cái chết hiện ra với nhiều
bộ mặt, nhiều biến thể : khi thì trong hình ảnh xác những người chết đói nằm la liệt trên bãi chợ, khi thì
ở bóng những người đói xanh xám dật dờ như những bóng ma đằng sau gốc đa và gốc gạo, khi lại hiện
ra trong hình ảnh bầy quạ đen bu kín trên ngọn cây, chỉ chờ những người đói đổ xuống là ùa tới moi gan
rỉa thịt, khi lại hiện trong hình ảnh khói của những nhà đốt đống rấm để xua mùi tử khí... Cái Chết truy
đuổi rình rập quanh bước chân của họ. Thậm chí, khi đôi trai gái sắp lên giường ngủ, nó vẫn chưa chịu
buông tha. Đúng lúc ấy, họ nghe thấy tiếng khóc hờ của những nhà mới có người chết tỉ tê lọt qua kẽ
vách. Nhưng, sự sống không bao giờ chán nản. Sáng hôm sau, tất cả các thành viên trong gia đình ấy đã
cùng lao vào một việc, một việc có thể nói là không thiết thực, bởi không có một hiệu quả kinh tế trực
tiếp gì : dọn dẹp nhà cửa. Nhưng cái việc có vẻ chưa cần thiết một tí nào ấy lại nói với ta rất nhiều về
thái độ sống của họ. Họ không muốn tạm bợ, mà muốn đàng hoàng. Họ đang chuẩn bị cho cuộc sống lâu
dài. Họ bướng bỉnh tuyên chiến với nạn đói. Ở người mẹ già nua, sự sống ngỡ như đã khô cạn đi, lại như
bừng lên một sức sống mới. Bà xăm xắn lao vào công việc, hay cười, hay nói và toàn nói về tương lai,
tương lai gần còn chưa hiện ra đã lại nghĩ đến những tương lai xa hơn nữa ( Tràng ạ, lúc nào có tiền
mua lấy đôi gà. Tao tính cái đám đất đầu bếp kia nếu làm chuồng gà thì rất tiện. Này,
ngoảnh đi ngoảnh lại sẽ có ngay đàn gà cho mà xem ). Vậy đấy, Sự sống đâu có đầu hàng Cái chết
! Trái lại, Sự sống đang kiên nhẫn vượt lên Cái chết.
Nhưng, tinh vi nhất vẫn là cuộc giao tranh thứ hai : Ánh sáng với Bóng tối. Phần thắng cuối cùng
thuộc về Ánh sáng. Điều này hiện rõ ngay trong kết cấu. Có ngẫu nhiên không khi câu chuyện mở ra lúc
trời nhá nhem tối và kết thúc vào sáng hôm sau, khi mặt trời lên cao bằng con sào? Và hệ thống tình tiết

dọc theo mạch chuyện cũng không hẳn là ngẫu nhiên. Trước khi đôi trai gái dắt nhau về, bao trùm lên
xóm ngụ cư là một bầu không khí âm u, ảm đạm bởi tử khí vây quanh cùng bao ánh mắt lo âu. Nhưng họ
về đến đâu ánh sáng theo về đến đó. Thoạt tiên là có một cái gì tươi mát thổi vào đám người ngụ cư làm
cho gương mặt hốc hác u tối của họ bỗng rạng sáng lên. Rồi đêm ấy căn lều lâu nay bóng tối vẫn ngự trị
của mẹ con bà cụ Tứ cũng sáng lên - bằng ngọn đèn từ chai dầu của Tràng ? Không, sâu xa hơn, là bằng
nguồn sống bừng lên từ cuộc hôn nhân ấy. Sáng hôm sau, gương mặt lâu nay u ám bủng beo của bà cụ
Tứ cũng sáng lên. Cảnh vật bao quanh căn lều cũng sáng sủa quang đãng... Tuy nhiên, nghĩ cho cùng,
chai dầu của Tràng giỏi lắm cũng chỉ xua đi được Bóng tối trong cái căn lều nhỏ bé ấy thôi. Còn Bóng tối
bao trùm lên toàn bộ thế giới của câu chuyện thì ngọn đèn dầu kia làm sao xua tan nổi. Nó phải nhờ vào
một nguồn sáng khác lớn lao hơn, mãnh liệt hơn. Đó là nguồn sáng của lá cờ. Câu chuyện được khép lại
bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ hiện lên trong tâm trí của Tràng là nằm vào mạch ngầm tất yếu
đó. Một kết thúc bằng Ánh sáng. Một kết thúc lạc quan.
3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
3.1. Quan niệm : Con người dù có thế nào vẫn cứ là CON NGƯỜI : a) Vẫn khao khát vun vén hạnh phúc,
b) Quyết không làm bèo bọt mà kiên nhẫn và kiêu hãnh làm Người.
3.2. Sự sống chẳng bao giờ chán nản, lúc nào nó cũng hướng ra phía trước và vươn ra ánh sáng. Thế là,
nảy sinh trên một mảnh đất mà Cái chết đang lan tràn, nhưng Sự sống quyết không chán nản. Sự sống
bao giờ cũng mạnh hơn Cái chết. Đó chính là bản tính tích cực của Sự sống. Điều ấy chẳng phải là dư vị
triết lí tiềm ẩn trong tình huống Vợ nhặt, chỗ sâu xa nhất trong ý nghĩa nhân văn của tác phẩm này
sao ? Gọi Vợ nhặt là Bài ca Sự sống, thiết tưởng cũng không phải một đề cao quá đáng.
Kết luận, từ những vấn đề lí thuyết và qua những phân tích thực tế vào tác phẩm có thể thấy :


- Hạt nhân thể loại của truyện ngắn là tình huống truyện
- Tiếp cận một tác phẩm truyện ngắn mà chưa chú ý đúng mức đến tình huống truyện thì xem như chưa
thực sự khám phá phần then chốt nhất, phần lõi cốt nhất của truyện ngắn.
- Vấn đề này cần được ứng dụng rộng rãi hơn vào việc nghiên cứu, giảng dạy truyện ngắn nói chung và
giảng dạy truyện ngắn ở trường phổ thông nói riêng.




×