Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.26 KB, 52 trang )

Tranh chấp và giải quyết tranh
chấp quốc tế

Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền


I. Lý luận chung về tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Khái niệm

1.1 Định nghĩa
Tranh chấp quốc tế: là hoàn cảnh thực tế,
trong đó các chủ thể tham gia có những quan
điểm, đòi hỏi trái ngược nhau về những vấn đề
liên quan tới lợi ích của họ
Tình thế tranh chấp: là một tình huống quan
hệ quốc tế vào một thời điểm và địa điểm cụ thể
đã xác định, xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa các
bên hữu quan, vẫn tạo ra sự căng thẳng trong
quan hệ quốc tế nhưng không kéo theo những
yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể của các bên hữu quan


Sự khác nhau giữa tranh chấp và
tình thế tranh chấp

Bản chất

Tranh chấp

Tình thế tranh chấp


Các chủ thể có quan
điểm đòi hỏi trái ngược
nhau về vấn đề liên quan
đến lợi ích của mỗi bên

Có mâu thuẫn về lợi ích
nhưng không kéo theo
những yêu cầu, đòi hỏi cụ
thể của các bên

Thời gian xảy ra Hoàn cảnh thực tế, có ở một thời điểm và địa
thể kéo dài
điểm cụ thể
Nội hàm

Hẹp

Rộng

Khi giải quyết Các bên tham gia tranh Các bên liên quan vẫn có
tại Hội đồng chấp không được quyền quyền biểu quyết
bảo an của LHQ biểu quyết




1.2 Đặc điểm tranh chấp quốc tế


Chủ thể tranh chấp: các chủ thể của luật quốc

tế



Đối tượng tranh chấp: các khách thể của luật
quốc tế



Quan hệ tranh chấp: là quan hệ pháp luật
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế


1.3 Phân loại tranh chấp
Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia
-

Tranh chấp song phương

-

Tranh chấp đa phương (khu vực hoặc toàn
cầu)

Căn cứ vào mức độ nguy hiểm
-

Tranh chấp nghiêm trọng

-


Tranh chấp thông thường


Phân loại tranh chấp (tiếp)
Căn cứ và tính chất
-

Tranh chấp chính trị

-

Tranh chấp pháp lý

Căn cứ vào nội dung
-

Tranh chấp thương mại

-

Tranh chấp lãnh thổ…

Căn cứ vào quyền năng chủ thể
-

Tranh chấp giữa các quốc gia

-


Tranh chấp giữa quốc gia với tổ chức quốc tế

-

Tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế với nhau


2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
quốc tế
2.1 Các chủ thể là các bên trong tranh chấp
Bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận

=>

nếu các bên hữu quan không yêu cầu thì
không một tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế
nào, hay tổ chức quốc tế bất kì nào có thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp đó.


2.2 Các cơ quan tài phán quốc tế
KN: là những cơ quan hình thành trên cơ sở thỏa
thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể nhằm
thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự,
thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh giữa các
chủ thể luật quốc tế với nhau
Thẩm quyền: Do các bên tranh chấp trao cho
hoặc thừa nhận
Bao gồm: tòa án quốc tế và tòa trọng tài quốc tế



Tòa án quốc tế
Tòa án quốc tế là thuật ngữ pháp lý quốc tế chung để chỉ cơ
quan xét xử và giải quyết các loại hình tranh chấp quốc tế
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế.
Ví dụ:
-

Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc

-

Tòa án của Liên minh châu

-

Tòa án luật biển quốc tế

Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chức năng và phạm vi giải
quyết tranh chấp quốc tế của tòa án nào được qui định trong
chính quy chế của tòa án quốc tế đó


Trọng tài quốc tế


Trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán có mục đích
giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế
bởi các quan tòa do các bên tham gia tranh chấp
lựa chọn dựa trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế.




Cơ sở: được các bên ghi nhận trong một điều ước
quốc tế chuyên biệt hoặc các điều khoản chuyên
biệt



Phân biệt trọng tài quốc tế với trọng tài thương
mại quốc tế?


Các cơ quan của tổ chức quốc tế liên chính phủ


Hội đồng bảo an Liên hợp quốc



Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM)



Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao
(SEOM)







3. Nguồn luật điều chỉnh


Điều ước quốc tế đa phương toàn cầu:

-

Công ước về giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế được
thông qua tại hội nghị Lahay lần thứ nhất vào năm 1899 và được
bổ sung vào năm 1907 tại Hội nghị Lahay lần thứ hai

-

Tuyên bố chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
được Hội quốc liên thông qua ngày 26 tháng 9 năm 1928, sau đó
được Liên hợp quốc chấp nhận bằng một nghị quyết của Đại hội
đồng ngày 28 tháng 4 năm 1949 (có bổ sung và chỉnh lý).

-

Hiến Chương Liên hợp quốc

-

Các điều ước quốc tế về các lĩnh vực chuyên biệt cũng xây dựng
cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực của mình



Nguồn luật điều chỉnh (tiếp)


Điều ước quốc tế đa phương khu vực

-

Hiệp ước Liên Mỹ về giải quyết hòa bình các tranh
chấp năm 1948 (Hiến chương Bogota);

-

Công ước châu Âu về giải quyết hòa bình các tranh
chấp được Hội đồng châu Âu thông qua vào năm
1957,

-

Công ước về hòa giải và trọng tài trong khuôn khổ
tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) năm
1992

-

Hiến chương của các tổ chức quốc tế khu vực


4. Vai trò của Luật quốc tế trong việc giải
quyết tranh chấp quốc tế



Luật quốc tế là công cụ xác định nghĩa vụ giải quyết
hòa bình các tranh chấp quốc tế cho các chủ thể.



Luật quốc tế đảm bảo quyền tự do của các bên tranh
chấp lựa chọn những biện pháp hòa bình thích hợp
để giải quyết tranh chấp quốc tế.



Luật quốc tế đã xây dựng hệ thống các biện pháp
hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế (VD Khoản 1
Điều 33 Hiến chương LHQ)


5. Ý nghĩa của việc giải quyết
tranh chấp quốc tế


Giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần bảo về
quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp



Giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ việc thực thi và tuân thủ luật quốc tế




Việc giải quyết tốt đẹp các tranh chấp quốc tế sẽ
góp phần nâng cấp chất lượng các qui phạm hiện
hành của luật quốc tế và xây dựng nên các qui
phạm mới của Luật quốc tế theo quan điểm dân chủ
và tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của nhân loại


6. Các đảm bảo ngăn ngừa và giải quyết
tranh chấp theo luật quốc tế


Thực thi, tuân thủ nghiêm chỉnh có thiện chí
các nguyên tắc và qui phạm luật quốc tế



Kí kết các điều ước quốc tế chuyên môn hoặc
điều khoản đặc biệt về giải quyết tranh chấp
quốc tế



Tự nguyện thực hiện các phán quyết giải
quyết tranh chấp


II. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

1.


Khái niệm các biện pháp hòa bình giải quyết
tranh chấp quốc tế
Là các phương tiện, cách thức, thủ tục mà
các chủ thể của pháp luật quốc tế có nghĩa
vụ phải dùng để giải quyết các tranh chấp,
bất đồng trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế để duy trì hòa bình,
an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hòa bình,
hợp tác giữa các nước


2. Phân loại các biện pháp hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế


Căn cứ vào giá trị pháp lý của quyết định giải quyết
tranh chấp

-

Các biện pháp có phán quyết bắt buộc

-

Các biện pháp có kết luận mang tính khuyến nghị



Căn cứ vào các bên tham gia giải quyết


-

Biện pháp giả quyết trực tiếp giữa các bên tranh chấp

-

Biện pháp giải quyết thông qua bên thứ ba


Phân loại các biện pháp (tiếp)


Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp

-

Biện pháp giải quyết bằng con đường ngoại giao
(VD: Điều tra, trung gian, hòa giải…)

-

Biện pháp giải quyết bằng con đường tài phán (Tòa
án công lý quốc tế, tòa trọng tài quốc tế)

-

Các biện pháp khác (được ghi nhận trong Điều ước
quốc tế giữa các bên hữu quan, ví dụ: Công ước
Châu Âu năm 1957 về giải quyết hòa bình các tranh

chấp; Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế
giải quyết tranh chấp năm 2004…)


3. Các biện pháp giải quyết
tranh chấp cụ thể
3.1 Đàm phán
3.2 Trung gian và hòa giải
3.3 Điều tra
3.4 Thông qua các cơ quan tài phán quốc tế
3.5 Thông qua các tổ chức quốc tế
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 33 Hiến chương
Liên hợp quốc


3.1 Đàm phán


Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế là sự
tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể luật quốc tế
phát sinh tranh chấp để tìm ra cách thức giải
quyết tranh chấp đó một cách hiệu quả, trong
khuôn khổ các thông lệ được thừa nhận.



Cần phân biệt đàm phán giải quyết tranh chấp
và các hình thức đàm phán nhằm mục đích
khác



Đàm phán


Nguyên tắc đàm phán:

-

Tôn trọng sự bình đẳng và chủ quyền của
nhau

-

Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

-

Tận tâm, thiện chí giải quyết các tranh chấp
quốc tế



Thể thức, thủ tục, thời gian và cấp đàm phán:
Do các bên liên quan tự thỏa thuận quy định


Đàm phán


Ưu điểm


-

Thông qua đàm phán, các bên tranh chấp có cơ
hội trực tiếp trình bày quan điểm của mình và
xem xét ý chí, quan điểm của bên đối thoại

-

Giúp các bên chủ động và tiết kiệm thời gian,
giảm tối đa chi phí tốn kém.

-

Đàm phán không chỉ giải quyết được tranh chấp
mà còn góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ
giữa các bên hữu quan.


×