Tải bản đầy đủ (.ppt) (51 trang)

Chương IV HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.67 KB, 51 trang )

Chương IV HOẠT ĐỘNG
TRUNG GIAN THƯƠNG
MẠI
TS. PHẠM TRÍ HÙNG
ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HCM


Lưu ý


Phần trình bày này chỉ để tham khảo và đang
cần được góp ý để bổ sung, hoàn thiện!


Nội dung
1. Đại diện cho thương nhân
2. Môi giới thương mại
3. Ủy thác mua bán hàng hóa
4. Đại lý thương mại


Đại diện cho thương nhân


Đại diện cho thương nhân là việc một thương
nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của
thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để
thực hiện các hoạt động thương mại với danh
nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và
được hưởng thù lao về việc đại diện.



Ví dụ
Từ tháng 1/2010, MES Lab. ủy quyền cho các Công ty sau
đây đứng ra đại diện MES Lab. trong các vấn đề liên
quan:
1. Ký kết các hợp đồng liên quan đến cho thuê máy chủ,
dịch vụ hosting, bảo trì: Đại diện: Công ty TNHH Dịch
vụ Kỹ thuật Trần Gia - Hà Nội
2. Ký kết các văn bản về hợp tác, trao đổi, hỗ trợ cùng
các Tổ chức, đơn vị khoa học kỹ thuật : Đại diện: Công
ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Trần Gia - Hà Nội


Ví dụ (tiếp)
3. Trong các vấn đề liên quan đến: tổ chức sự kiện,
marketing, quảng cáo trực tuyến; seminar, hội
thảo trực tuyến:
Đại diện: Công ty Cổ phần Thương mại và Phát
triển Kỹ thuật cao VIHOTH (ViHoth.,Corp) –
Tp.HCM


Tại sao phải cần đại diện thương mại?



Do không có nguồn lực để thực hiện hoạt động
thương mại.
Khi cần hoạt động thương mại ở địa bàn khác.



Đặc điểm đại diện thương nhân






Đại diện thương nhân là một dạng của quan hệ
ủy quyền. (Điều 139-148 BLDS)
Chủ thể của quan hệ đại diện gồm bên đại diện
cho thương nhân và bên giao đại diện.
Nội dung của hoạt động đại diện có thể là một
phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc
phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Bên đại diện cho thương nhân được hưởng thù
lao về việc đại diện.


Hợp đồng đại diện thương nhân




Hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp
đồng được ký kết giữa một thương nhân nhận
ủy nhiệm của một thương nhân khác để thực
hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa
và theo chỉ dẫn của thương nhân ủy nhiệm.
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được

lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương.


Câu hỏi




Đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện chuyên
nghiệp? (Đại diện sở hữu trí tuệ?)
Đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực liên quan?
Làm đại diện thương mại cho thương nhân nước
ngoài?


Quyền và nghĩa vụ của các bên




Thời hạn đại diện và hậu quả pháp lý của việc
chấm dứt hoạt động đại diện (Đ144 LTM)
Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện (Điều 145,
147, 148, 149 LTM)
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện (Điều
146 LTM)


Lưu ý



Nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo
chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại
khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu
cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do
việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với
khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và
những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình
được hưởng.


Nghĩa vụ của bên đại diện





Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và
vì lợi ích của bên giao đại diện;
Không được thực hiện các hoạt động thương mại với
danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm
vi đại diện;
Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí
mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao
đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn
hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;


Bên đại diện có quyền





Bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán
các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện
hoạt động đại diện.
Bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu
được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản
thù lao và chi phí đã đến hạn.


Phân biệt





Đại diện thương mại với Văn phòng đại diện,
Chi nhánh, Công ty con
Đại diện thương mại và đại diện
Hợp tác kinh doanh
Các hoạt động của đại diện thương mại: Công ty
TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Trần Gia có được tự
cho thuê máy chủ, dịch vụ hosting, bảo trì?
Kinh doanh máy tính?


Môi giới thương mại



Môi giới thương mại là hoạt động thương mại,
theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là
bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới)
trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua
bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao
theo hợp đồng môi giới.


Đặc điểm quan hệ môi giới




Các bên tham gia quan hệ môi giới gồm bên môi
giới và bên được môi giới. Bên môi giới phải là
thương nhân có đăng ký kinh doanh để thực
hiện công việc môi giới.
Bên môi giới thực hiện dịch vụ trung gian thuần
túy.


Đặc điểm quan hệ môi giới (tiếp)


Mục đích của hoạt động môi giới là để hưởng
thù lao cho việc môi giới. Trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác, bên môi giới được
hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã ký

hợp đồng với nhau.


Hợp đồng môi giới thương mại


Hợp đồng môi giới thương mại là hợp đồng
được ký kết giữa một thương nhân hoạt động
môi giới thương mại và các bên mua bán hàng
hóa và cung ứng dịch vụ thương mại trong đó
thương nhân môi giới thương mại làm trung
gian cho các bên trong việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng
thù lao theo hợp đồng môi giới.


Quyền và nghĩa vụ của các bên



Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới (Đ151, 153
và 154 LTM)
Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới (Đ152
LTM)


Nghĩa vụ của bên môi giới thương
mại





Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên
được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm
về khả năng thanh toán của họ;
Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa
các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ
quyền của bên được môi giới.


Thanh toán chi phí phát sinh liên
quan đến việc môi giới


Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được
môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh
hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc
môi giới không mang lại kết quả cho bên được
môi giới.


Case
Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hải Dương (công ty
Hải Dương) và công ty TNHH Phong Phú (công ty
Phong Phú) ký kết một hợp đồng theo đó công ty Hải
Dương sẽ tìm kiếm đối tác để công ty Phong Phú mua
100 tấn thép xây dựng với những tiêu chuẩn chất lượng
đã được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Khi
Công ty Hải Dương tìm được đối tác bán hàng, công ty
Phong Phú đã yêu cầu công ty Hải Dương nhân danh

công ty Phong Phú ký hợp đồng mua số hàng nói trên.


Case (tiếp)
Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, hàng
được giao nhưng công ty Phong Phú từ chối
nhận hàng và thanh toán với lý do hàng không
đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng. Công ty
Phong Phú cho rằng công ty Hải Dương mới là
chủ thể ký kết hợp đồng mua bán thép nói trên
và công ty Hải Dương có nhiệm vụ giải quyết
mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán
thép nói trên.


Câu hỏi




Hãy xác định thời điểm phát sinh quyền hưởng
thù lao của công ty Hải Dương đối với việc tìm
kiếm đối tác để mua thép. Tại sao?
Công ty Phong Phú có quyền từ chối nhận thép
và thanh toán giá trị của hợp đồng mua bán thép
không? Giải thích tại sao?


×