Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 4 trang )

- 1 -
1.Bên giao đại lý luôn luôn ấn định giá mua bán hàng hóa cho khách hàng.
SAI: Các bên còn có thể có các thỏa thuận khác (Đ172 LTM); Ngoài ra bên đại lý có quyền quyết
định giá bán HH, CƯDV cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu (khỏan 4-Điều 174 LTM).
2.Hợp đồng giữa một trường đại học với một doanh nghiệp về việc trường đại học mua sắm
thiết bị do doanh nghiệp cung cấp để phục vụ cho công tác đào tạo của trường đại học có thể
là một hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại hoặc là hợp đồng mua bán tài
sản theo Bộ luật Dân sự.
SAI: Họat động TM là họat động nhằm mục đích sinh lợi trong đó có họat động MBHH (khoản 1-
Đ3 LTM). Theo K3-Đ1 LTM thì trong trường hợp có họat động không nhằm mục đích sinh lợi, để
là HĐ mua bán HH theo luật TM thì cần có đầy đủ 2 điều kiện sau đây:
+ Điều kiện cần: Một bên trong giao dịch tiến hành họat động không nhằm mục đích sinh lợi.
+ Điều kiện đủ: Bên thực hiện họat động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng luật TM.
Trong ví dụ trên thì việc trường đại học mua sắm thiết bị do DN cung cấp là để phục vụ cho công
tác đào tạo (hoàn toàn không phải là hoạt động sinh lợi) chỉ mới đáp ứng được điều kiện cần, vẫn
còn thiếu điều kiện đủ. Do đó HĐ trên không được điều chỉnh bởi LTM mà chỉ có thể là HĐ mua
bán tài sản theo BLDS mà thôi. Chỉ khi nào Trường đại học kia chọn áp dụng luật TM thì mới
thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM (khoản 3-Đ1).
3.Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua khi quyền sở hữu hàng
hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua.
SAI : Sai trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định (Đ57 LTM).
4.Thương nhân thực hiện khuyến mại được phép giảm giá không hạn chế mức tối đa với
hàng hóa được khuyến mại trong thời gian khuyến mại.
SAI : Theo qui định tại khoản 4 Điều 94 LTM về hàng hóa DV dùng để khuyến mại, mức giảm giá
KM thì : Chính phủ qui định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, DV dùng để KM; mức
giảm giá tối đa đối với hàng hóam DV được KM mà thương nhân được thực hiện trong hđ KM.
5. Mọi loại tài sản đều có thể là hàng hóa được qui định tại luật TM và là đối tượng của quan
hệ mua bán hàng hóa.
SAI: Tài sản vô hình dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ thì không phải là hàng hóa được qui định tại
luật TM và do đó sẽ không phải là đối tượng của quan hệ MBHH. Ngoài ra, tài sản nằm trong
danh mục hàng hóa cấm kinh doanh cũng không phải là đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa


điều chỉnh bởi LTM (K1-Đ25 LTM).
6. Cá nhân có quyền thực hiện họat động môi giới theo luật TM 2005.
SAI : Chỉ những cá nhân nào họat động TM một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký KD
mới được công nhận là thương nhân và có quyền thực hiện họat động môi giới theo luật TM 2005
(K1-Đ6 và Đ150 LTM).
7. Văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài tại VN được phép thuê thương nhân
VN thực hiện tất cả các họat động xúc tiến TM tại VN.
SAI : Các họat động xúc tiến TM gồm : khuyến mại; quảng cáo TM; trưng bày, giới thiệu HH-DV
và hội chợ, triển lãm TM (K10-Đ3 LTM). Theo qui định tại K2-Đ91 LTM thì văn phòng đại diện
- 2 -
của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại
VN. Lý do là văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh hoặc thực hiện các họat động
sinh lợi trực tiếp tại VN (K1-Đ18 LTM).
8. Cuộc đấu giá được coi là không thành khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả.
SAI: Theo qui định tại K1-Đ204 LTM về rút lại giá đã trả thì : Trường hợp đấu giá theo phương
thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục
từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Cuộc đấu giá chỉ coi là không thành khi thuộc 1 trong các
trường hợp qui định tại Điều 202 LTM.
9. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải là doanh nghiệp được thành lập theo
luật DN.
SAI: Theo K1-Đ6 LTM thì thương nhân có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Theo
qui định tại K1-Đ257 LTM về điều kiện kinh doanh DV giám định TM thì chỉ cần thương nhân là
doanh nghiệp được thành lập theo qui định của PL là được mà không nhất thiết phải được thành
lập theo luật DN. Vì ngoài luật DN 2005 thì PL còn có các qui định về luật DNNN 2003, luật đầu
tư v.v…
10. Hoạt động TM là hoạt động của thương nhân.
SAI: Họat động thương mại nhưng không nhằm mục đích sinh lợi thì không phải là họat động của
thương nhân (K1-Đ3 LTM). Mặt khác, họat động thương mại không chỉ là họat động độc quyền
của thương nhân mà có thể là họat động của bất kỳ ai, bất kỳ chủ thể nào miễn là nhằm mục đích
sinh lợi.

11. Họat động nhằm mục đích sinh lợi là hoạt động TM.
SAI: Các họat động nhằm mục đích sinh lợi như : dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch
vụ môi giới nhà đất mặc dù có mục đích sinh lợi nhưng đều không phải là họat động thương mại
vì lý do chúng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TM. Họat động thương mại là họat động
nhằm mục đích sinh lợi và được qui định cụ thể trong luật TM (K1-Đ3 LTM).
12. Mọi họat động của thương nhân đều là họat động thương mại.
SAI: Trong số các họat động của thương nhân, ngoài họat động TM còn có rất nhiều những họat
động khác không phải là họat động TM (do không phải là họat động sinh lợi và không được qui
định trong LTM). Có thể kể đến như : các họat động sản xuất; các họat động đoàn thể; các họat
động hội họp; các họat động thi đua khen thưởng v.v…
13. Thương nhân là người có đăng ký KD và họat động thương mại.
SAI: Theo qui định tại K1-Đ6 LTM thì thương nhân ngoài việc là những người (hay cá nhân – chủ
thể số ít) có đăng ký KD và hoạt động TM một cách độc lập, thường xuyên, thì còn có thể là các tổ
chức kinh tế (thể nhân – số nhiều, gồm 1 tập thể nhiều người) được thành lập hợp pháp và tiến
hành các họat động TM.
14. HĐ kỳ hạn và HĐ quyền chọn đều có đối tượng là hàng hóa.
SAI: Chỉ có hợp đồng kỳ hạn mới có đối tượng là hàng hóa (K2-Điều 64 LTM) còn hợp đồng
quyền chọn lại có đối tượng là quyền chọn mua hay quyền chọn bán (K3-Điều 64 LTM). Đối với
HĐ quyền chọn mua hoặc HĐ quyền chọn bán thì việc bỏ ra một khoản tiền không phải là để mua
hàng hóa mà là để nhằm mua quyền, quyền ở đây có thể là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán.
- 3 -
15.Thời điểm giao kết HĐ trong hđ TM cũng như thời điểm giao kết HĐ DS
ĐÚNG:
16.Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ VN chỉ chịu thuế nhập khẩu khi được phép tiêu thụ tại
VN
ĐÚNG:
17.Bên nhận ủy thác mua không chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho KH nếu bên ủy
thác mua không giao tiền mua hàng cho bên nhận ủy thác mua.
SAI:
18. Trường hợp HĐ đại lý, thỏa thuận HĐ chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007 thì HĐ đại lý

đó chấm dứt vào cuối ngày 31/12/2007.
SAI:
19. Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài cũng là đại diện cho thương nhân.
SAI: VP đại diện cho thương nhân nước ngoài hoàn toàn khác với đại diện cho thương nhân. VP
đại diện cho thương nhân nước ngoài chỉ được thực hiện các họat động XTTM trong phạm vi Luật
TM cho phép (K2-Đ18 LTM) do đó đương nhiên không được phép thực hiện các họat động TM
nào khác, kể cả họat động trung gian thương mại. Trong khi đó họat động đại diện cho thương
nhân là họat động trung gian thương mại được qui định tại Điều 141 LTM và đối tượng được đại
diện ở đây phải là thương nhân và là thương nhân VN (gọi là bên giao đại diện).
1. Mọi rủi ro đối với hàng hoá sẽ thuộc về bên bán nếu bên mua chưa nhận được hàng
hoá đó.
Sai. Căn cứ fáp lý: Đ57 đến Đ61 Luật Thương mại 2005.
- chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: thì rủi ro về mất mát hoặc
hư hỏng hàng hoá đc chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã đc giao cho bên mua hoặc
người đc bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó.
- chuyển rủi ro trong trường hợp ko có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro sẽ đc chuyển
cho bên mua khi hàng hoá đã đc gao cho người vận chuyển đầu tiên.
- chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà ko fải là người
vận chuyển: rủi ro đc chuyển cho bên mua trong các trường hợp sau:
+ khi bên mua nhận đc chứng từ sở hữu hàng hoá.
+ hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
- chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: rủi ro đc
chuyển cho bên mua từ thời điểm giao kết hợp đồng.
- mặt khác rủi ro cũng thuộc về bên mua kể từ thời điểm hàng háo thuộc quyền định đoạt
của bên mua và bên mua vi fạm hợp đồng do ko nhận hàng.
2. Hợp đồng mua hàng hoá sẽ không có hiệu lực, nếu các bên trong quan hệ
mua bán đó không có chức năng kinh doanh đối với hàng hoá là đối tượng
của hợp đồng.
Sai. Nhưng e chỉ bít giải thích thôi ko có căn cứ PL.
Vì: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá chủ yếu là thuơng nhân.

- đối với hợp đồng mua bán nhằm mục đích sinh lời, thì chủ thể là thương nhân do vậy các
thương nhân fải đáp ứng đc điều kiện là có đăng ký kinh doanh hợp fáp đối với hàng hoá
đc mua bán.
- đối với hợp đồng mua bán ko nhằm mục đích sinh lời: chủ thể có thể ko fải là thuơng
nhân - khoản 3 Điều 1 Luật Thuơng mại 2005. Vậy nên họ có thể mua hàng hoá ko thuộc
- 4 -
chức năng kinh doanh của mình.
3. Mua bán hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với nhau là mua bán hàng hoá
trong nước.
Sai. Luật Thuơng mại ko quy định thế nào là hợp đồng mua bán trong nc hay quốc tế
nhưng theo tinh thần của Đ758 Bộ Luật dân sự thì: nếu mua bán hàng hoá giữa các thuơng
nhân Việt Nam cũng chưa chắc là mua bán hàng hoá trong nc. Đó là trong trường hợp:
hàng hoá thuộc đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nc ngoài - đây là 1 dạng của hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
4. Hợp đồng trong hoạt động thương mại, có hiệu lực từ thời điểm được giao kết giữa
các bên.
Sai. Theo Đ405 Bộ Luật dân sự 2005 thì: hợp đồng mua bán hàng hoá có hiệu lực từ thời
điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
5. Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, điều khoản về chất lượng là điều
khoản bắt buộc trong hợp đồng.
Sai. Theo Luật thuơng mại 1997 thì điều khoản về chất lượng là điều khoản bắt buộc
nhưng đến luật thuơng mại 2005 thì ko còn quy định nào bắt buộc các bên fải thoả thuận
những nội dung cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Theo Đ430 Bộ luật dân sự thì: chất lượng vật mua bán do 2 bên thoả thuận trừ trường hợp
PL quy định khác. Nếu các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về
chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất
lượng trung bình của vật cùng loại.
6. Thương nhân có thể tự mình quảng cáo hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo, để quảng cáo đối với hàng hóa và dịch vụ mà mình đang kinh doanh.
Đúng. Căn cứ Đ103 Luật thương mại 2005 và Điều 2 Pháp lệnh quảng cáo.

Nhưng e cũng ko chắc. Vì theo k3 Đ103 Luật Thuơng mại và k2 Đ18 Pháp lệnh quảng cáo,
nếu thuơng nhân nc ngoài ko hoạt động tại VN thì bắt buộc fải thuê dịch vụ quảng cáo, ko
đc tự mình quảng cáo.
SO SÁCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
Đại diện cho
thương nhân
Môi giới thương mại Ủy thác mua bán
hàng hóa
Đại lý thương mại
Chỉ đại diện cho 1
bên
Có thể hoạt động cho cả 2
bên, không đại diện cho
bên nào
Chỉ đại diện cho 1
bên
Chỉ đại diện cho 1 bên
Có tham gia ký hợp
đồng
Không tham gia ký hợp
đồng
Có tham gia ký hợp
đồng
Có tham gia ký hợp
đồng
Có trách nhiệm thực
hiện hợp đồng
Không có trách nhiệm
thực hiện hợp đồng
Có trách nhiệm thực

hiện hợp đồng
Có trách nhiệm thực
hiện hợp đồng
Hợp đồng đại diện là
từng lần hoặc dài
hạn
Hợp đồng môi giới theo
ủy nhiệm từng lần
Hợp đòng ủy thác
mua bán hàng hóa
từng lần hoặc dài hạn
Hợp đồng đại lý là dài
hạn

×