Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

CHƯƠNG 5 cơ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.08 KB, 44 trang )

CHƯƠNG 5:

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP CỦA WTO


I. T ổng quan
 Cơ chế GQTC của WTO được hình
thành từ năm 1995 trên cơ sở cơ chế
GQTC của GATT
 Có cơ quan GQTC cố định (DSB)
 Thủ tục giải quyết tranh chấp và thực
hiện các quyết định giải quyết tranh chấp
rõ ràng


II.

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP WTO

1. Cơ sở pháp lý:





Điều XXII và XXIII GATT
Điều XXII và XXIII GATS
Điều 64 TRIPS
Bản Ghi nhớ về Quy tắc và


thủ tục điều chỉnh việc Giải
quyết Tranh chấp (DSU)
 Các quy tắc và thủ tục đặc
biệt, bổ sung ghi nhận trong
các Hiệp định khác


2. Ph ạm vi đi ều ch ỉnh:
a. Ch ủ th ể kh ởi ki ện
- Chỉ giới hạn đối với các thành viên WTO,
chỉ có thành viên mới có quyền khởi kiện
thành viên khác theo quy định của DSU.

b. Đối tượng tranh chấp được
giải quyết: Điều 1 DSU


- Các tranh chấp thuộc nhóm hiệp định
đa biên : Thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO.
- Các tranh chấp thuộc nhóm hiệp định
nhiều bên : Việc áp dụng cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO trong các
hiệp định thương mại nhiều bên tùy theo
quyết định của các bên tham gia.


c. Phạm vi khiếu kiện-Điều 23.1 GATT
 Khiếu kiện có vi phạm (violation

complaint)
 Khiếu kiện không vi phạm (nonviolation complaint)
 Khiếu kiện dựa trên “sự tồn tại một
tinh huống khác”(“situation”
complaint)


3. C ơ quan gi ải quy ết
tranh ch ấp c ủa WTO:

3.1. Cơ quan giải quyết tranh
chấp (Dispute Settlement Body –
DSB) (Điều 2 – DSU).
a. Thành phần:
- Cơ quan giải quyết tranh chấp trong
WTO chính là Đại hội đồng, nhưng chỉ
được nhóm họp trong trường hợp cần
thiết để thực hiện chức năng liên quan
đến giải quyết tranh chấp.


b. Ch ức năng( Đi ều 2 – DSU):
 DSB Giám sát toàn bộ quá trình giải
quyết tranh chấp.
 DSB chịu trách nhiệm: Đưa một vụ tranh
chấp ra xét xử (thành lập ban hội thẩm);
làm cho quyết định xét xử trở nên ràng
buộc (thông qua báo cáo ban hội thẩm
và cơ quan PT); và giám sát thực hiện
phán quyết; cho phép “trả đũa” khi một

thành viên không tuân thủ phán quyết.


c. DSB ban hành quy ết đ ịnh:
 Nguyên tắc chung: DSB ra quyết định trên
cơ sở đồng thuận
3.2. Ban hội thẩm (Panel) :

Ban hội thẩm được thành lập trên cơ sở
từng vụ việc và bao gồm những thành viên
có trình độ chuyên môn cao.
a. Thành phần: Điều 8 – DSU
 Theo điều 8 – DSU, Ban hội thẩm gồm 3 hội thẩm
viên
 Các bên tranh chấp cũng có thể thỏa thuận một
Ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên


 Các hội thẩm viên được DSB lựa chọn
trên cơ sở danh sách các chuyên gia do
Ban thư ký giới thiệu và được thông báo
cho các thành viên của WTO.
b. Chức năng: Điều 11 – DSU
- Đánh giá một cách khách quan về các
vần đề của tranh chấp.
- Đưa ra những nhận xét, kết luận khác có
thể giúp DSB trong việc đưa ra các
khuyến nghị hoặc các phán quyết được
quy định trong các hiệp định có liên
quan.



- Đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp
và tạo cho họ những cơ hội thích hợp
để đưa ra một giải pháp thỏa đáng đối
với cả hai bên
- Ngoài ra, Ban hội thẩm còn có quyền
Giải thích pháp luật
3.3. Cơ Quan phúc thẩm (Appellate
Body – AB):

Khác với Ban hội thẩm, cơ quan phúc
thẩm là cơ quan thường trực


a. Thành ph ần: Đi ều 17.1; 17.2;
17.3 – DSU
 Bao gồm 7 người, nhiệm kì 4 năm, có
thể bầu lại một lần
 Thành viên của cơ quan Phúc thẩm
không gắn kết với Chính phủ nào
 Mỗi vụ tranh chấp sẽ chọn ra 3 người
tham gia vào vụ tranh chấp
b. Thẩm quyền:


 Cơ quan phúc thẩm có trách nhiệm xem
xét lại các khía cạnh pháp lý trong báo
cáo của Ban hội thẩm khi có kháng cáo
và đưa ra phán quyết cuối cùng

4. Các giai đoạn giải quyết tranh chấp
trong một vụ tranh chấp:
Có 4 giai đoạn (có thể có) trong quá trình
giải quyết tranh chấp của WTO: (i) tham
vấn;(ii) quá trình xét xử của Ban hội
thẩm, (iii) quá trình xét xử của Cơ quan
phúc thẩm ; (iv) thực thi phán quyết


Th ủ t ục gi ải quy ết tranh
ch ấp: Nh ững b ước c ơ b ản


4.1. Tham vấn (Điều 4 DSU)
- Tham vấn song phương giữa các bên
là giai đoạn giải quyết tranh chấp chính
thức đầu tiên và là giai đoạn bắt buộc
trong quá trình giải quyết tranh chấp
Vai trò của tham vấn trong quá trình
giải quyết tranh chấp:
• Tạo cơ hội cho các bên có thể thảo luận
để tìm ra một giải pháp mà không cần
đến kiện tụng.


- Ngay cả khi tham vấn để giải quyết tranh
chấp thất bại nó cũng tạo tiền đề cho các
bên có thể thỏa thuận một giải pháp tại
bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giải
quyết tranh chấp.

- Thực tế, hiện nay đa số các tranh chấp
được giải quyết ở giai đoạn tham vấn.
Điều này cho thấy tham vấn thường là
một phương tiện hiệu quả giải quyết
tranh chấp trong WTO, các phán quyết
và các biện pháp cưỡng chế thi hành
trong WTO không phải luôn luôn cần
thiết


- Tham vấn đặt nền tảng cho để giải quyết
tranh chấp hoặc cho các giai đoạn tiếp
theo của quá trình giải quyết tranh chấp.
Thủ tục tham vấn:
- Trừ khi có thỏa thuận khác, bị đơn phải
trả lời yêu cầu tham vấn trong vòng 10
ngày sau ngày nhận được yêu cầu và
phải tham gia vào tham vấn một cách
thiện chí trong thời hạn không quá 30
ngày sau ngày nhận được yêu cầu
(trường hợp khẩn cấp không quá 10
ngày).


- Nếu bị đơn không đáp ứng những thời
hạn nêu trên thì thành viên đã yêu cầu
tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu thành
lập Ban hội thẩm.
- Nếu bị đơn tham gia vào tham vấn, nguyên
đơn có thể tiến hành yêu cầu thành lập Ban

hội thẩm sớm nhất là 60 ngày kể từ ngày
nhận được yêu cầu tham vấn.
- Nguyên đơn vẫn có thể yêu cầu thành lập
Ban hội thẩm trong thời hạn 60 ngày (trong
trường hợp khẩn cấp không quá 20 ngày)
nếu các bên tham vấn cùng cho rằng việc
tham vấn đã không giải quyết được tranh
chấp.


∗ Môi gi ới, hòa gi ải, trung
gian:(Đi ều 5 DSU)

- DSU cho phép các nước tranh chấp sử dụng
biện pháp môi giới, trung gian, hòa vào bất cứ
thời điểm nào trong quá trình tố tụng.
- Việc sử dụng biện pháp này là do các bên
hoàn toàn tự nguyện và được tiến hành không
công khai để đảm bảo tính bí mật
- Biện pháp này không làm phương hại đến
quyền tiến hành các bước tố tụng khác và các
nước tranh chấp có thể tuyên bố chấm dứt
biện pháp này vào bất cứ lúc nào (Điều 5DSU).



b. Trình tự giải quyết tại Ban hội thẩm
Yêu cầu sinh viên: Đọc điều 12 – DSU và phụ
lục 3 tóm tắt thủ tục tố tụng tại Ban hội thẩm.
c. Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm

(Điều 16 DSU)
 Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được thông
qua, trừ khi một trong hai khả năng sau đây
xảy ra:
 Khi một bên tranh chấp chính thức thông
báo cho DSB về quyết định kháng cáo của
mình
 DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận
không thông qua báo cáo này


4.3. Xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm
(Không quá 60 ngày, có thể kéo dài nhưng
không quá 90 ngày)
a. Các quy định về vấn đề kháng cáo:
 Thời hạn nộp kháng cáo
Điều 16.4 – DSU ngụ ý rằng một kháng cáo
phải được nộp trước khi báo báo của Ban
hội thẩm được thông qua bởi DSB
Quyền kháng cáo
Điều 16.4 DSU đã quy định rõ ràng rằng “chỉ
có các bên tranh chấp” mới có quyền kháng
cáo báo cáo của Ban hội thẩm


Đối tượng của kháng cáo:

 Phạm vi xem xét kháng cáo của Cơ quan
phúc thẩm sẽ được giới hạn ở : những
vấn đề pháp luật được đề cập trong báo

cáo của Ban hội thẩm và việc giải thích
pháp luật của Ban hội thẩm..
b. Thủ tục xem xét phúc thẩm:
- Thời hạn xem xét kháng cáo không quá
60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp
chính thức thông báo quyết định kháng
cáo của mình tới ngày cơ quan phúc
thẩm chuyển báo cáo của mình lên DSB.


- Khi xem xét kháng cáo, Cơ quan phúc
thẩm có thể tán thành, sửa đổi hoặc hủy
bỏ các kết luận pháp lý và phán quyết
của Ban hội thẩm. Kết quả xem xét
kháng cáo là một báo cáo của Cơ quan
phúc thẩm.


c. Thông qua báo cáo phúc thẩm:

 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ
đựơc DSB thông qua và được các bên
tranh chấp chấp nhận vô điều kiện trừ
khi DSB quyết định trên cơ sở nhất trí
không thông qua báo cáo đó trong vòng
30 ngày sau khi báo cáo được chuyển
tới các bên tranh chấp.
 Một khi đã được thông qua, quyết định
của Cơ quan phúc thẩm sẽ có giá trị
chung thẩm.



×