Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

do an tot nghiep mr hong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 81 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp

Nguyễn Văn Hồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ ĐIỆN

ĐỒ ÁN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:
“ Nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện cơ cấu máy xe lõi cói đa năng ”

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Hồng

Mã sinh viên

: 522547

Chuyên ngành

: Cơ Khí Chế Tạo Máy

Giáo viên hướng dẫn

: TS.Tống Ngọc Tuấn

1



Đồ Án Tốt Nghiệp

Nguyễn Văn Hồng
LỜI CẢM ƠN

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – TS.Tống Ngọc Tuấn – cán bộ giảng
dạy chuyên ngành cơ khí – Bộ môn Cơ Khí Chế Tạo Máy – khoa Cơ Điện –
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, sau bốn tháng thực tập và viết báo cáo
chuyên đề đến nay đề tài : “ Nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện cơ cấu máy xe
lõi cói đa năng” của chúng tôi cơ bản được hoàn thành.
Để hoàn thành được đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân mình, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn, đặc biệt là
thầy- Tống Ngọc Tuấn – người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy – Ts.Tống Ngọc Tuấn –
đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong Bộ môn, các
thầy cô trong khoa Cơ Điện – Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đã tận
tình trực tiếp giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Tôi xin dược gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn
động viên giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Đề tài của chúng tôi chắc chắn còn thiếu sót chúng tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô, bạn bè để đề tài của
chúng tôi được hoàn thiện.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 14 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Văn Hồng

2



Đồ Án Tốt Nghiệp

Nguyễn Văn Hồng
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, nghề thủ công truyền thống vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong đời sống gia đình và trong nền kinh tế của quê hương, đất nước. Với
nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sử dụng lao động tại chỗ, tranh thủ
thời gian nông nhàn, vốn ít, thu hút nhiều lao động nên đã giải quyết tốt đời
sống nhân dân ở nông thôn.
Phát triển làng nghề thủ công truyền thống không những giữ được
ngành nghề truyền thống của cha ông, gìn giữ được tinh hoa văn hóa dân tộc
mà còn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm đời sống cho người dân lao
động, ổn định kinh tế - xã hội tại địa phương. Bởi vậy, phục hồi, bảo lưu và
phát triển nghề thủ công truyền thống của cha ông trên quê hương Việt Nam
đã, đang được tiến hành là việc làm có ý nghĩa lớn.
Cùng với quá trình phát triển lâu đời, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
như thêu ren, nghề làm gốm, đúc đồng, làm hương, hay nghề làm chiếu, túi
sách,… từ cói đã đóng góp một tỷ lệ lớn vào tổng GDP cả nước và được
Đảng, nhà nước ta đánh giá là một trong những làng nghề cần được duy trì và
bảo tồn. Trong đó nghề sản xuất cói được coi là nghề đem lại thu nhập cao:
thu hoạch từ trồng cói bằng hai, ba lần so với trồng lúa cùng đơn vị diện tích.
Hiện cả nước có 26 tỉnh thành sản xuất cói, tập trung ở ba vùng lớn là
vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ (Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam
Định), vùng ven biển Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…) và
vùng ven biển Nam bộ (Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp). Tổng
diện tích khoảng 13.800 ha, sản lượng mỗi năm đạt 100.000 tấn.
Cói là cây công nghiệp hàng năm có vị trí quan trọng trong hệ thống đa
canh ở nước ta, đặc biệt là các vùng ven biển Nam Trung Bộ, nơi đất đai

thường xuyên bị chua mặn nên việc phát triển các cây trồng khác gặp rất
nhiều khó khăn. Cây cói là nguyên liệu được sử dụng chủ yếu để làm chiếu,
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm làm từ cói có ưu điểm là tiện
lợi, đẹp, bền, rẻ tiền, và đặc biệt là khả năng dễ bị phân hủy trong một thời
gian ngắn nếu không được sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường, nên
3


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
phù hợp với xu thế chung hiện nay của thế giới là hướng tới các sản phẩm,
công nghệ thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản
phẩm làm từ cói ngày càng gia tăng. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm tiêu
dùng trong nước, sản phẩm làm từ cói của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các
thị trường châu Á, châu Âu, đặc biệt là một số nước như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc. Chính điều đó đã tạo cho cây cói thế mạnh trong phát triển
kinh tế.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu nguyên liệu cói ngày
một tăng nên người dân bắt đầu đầu tư về vật tư phân bón, thuốc trừ sâu để
tăng năng suất, thay vì để cho cây cói phát triển tự nhiên như trước. Nhưng do
đầu tư thâm canh không hợp lý nên nhiều loại sâu bệnh bắt đầu xuất hiện với
mật độ cao. Những điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người
trồng cói, đời sống của người dân vùng cói bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt
khác, giá sản phẩm làm từ cói không ổn định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống của người dân. Nguyên nhân là do thị trường không ổn định, việc
xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng cói thô và bị phụ thuộc vào đối tác nước
ngoài. Hơn nữa công nghệ chế biến sau thu hoạch còn nhiều bất cập nên sản
phẩm có tính cạnh tranh thấp so với các mặt hàng cùng và khác loại ở cả thị
trường trong và ngoài nước.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Việt nam gia nhập tổ chức

WTO và trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu còn nhiều biến động,
sẽ đặt ra nhiều thách thức tác động trực tiếp đến ngành trồng và chế biến cói ở
nước ta. Do vậy, để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm cói cần nâng cao
yếu tố năng suất, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Mà công việc trước tiên
và quan trọng sau thu hoạch là nguyên công chẻ cói. Việc chẻ cói hiện nay
mang tính chất thủ công, mất nhiều công sức lao động, năng suất, chất lượng,
hiệu quả chưa cao. Để khắc phục tình trạng nói trên, tạo điều kiện đẩy mạnh
sản xuất, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của nhân dân và xuất khẩu, tăng thu
nhập cho nông dân cần tập trung cải tiến khâu chẻ cói. Cây cói được chẻ ra
kịp thời và hợp lý sẽ nâng cao chất lượng các sản phẩm sau này, dẫn đến nâng
4


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
cao giá thành sản phẩm. Do vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tế và
hướng tới phát triển nền sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả,
chúng ta cần đưa ra phương pháp nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy chẻ cóiđây là phương pháp hiện đại hóa, sử dụng công nghệ vào ứng dụng trong
nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa.
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện rất nhiều máy xe lõi cói
nhưng chủ yếu là từ Trung Quốc nhập sang nên không phù hợp lắm đến điều
kiện làng nghề trong nước và giá thành còn cao. Nhận thấy được yêu cầu này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện cơ
cấu máy xe lõi cói đa năng”. Trong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô
cùng các bạn để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

5



Đồ Án Tốt Nghiệp

Nguyễn Văn Hồng
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cây cói, đặc điểm sinh trưởng và phát triển, phân bố
1.1.1.Cây cói
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên đang là xu hướng chung trong đời sống
tiêu dùng hiện đại. Xu hướng đó tác động mạnh mẽ vào ý tưởng kinh doanh
của các doanh nghiệp buộc họ phải chú ý tới điều này. Đã qua rồi cái thời thị
trường thời trang tràn ngập những sản phẩm chất liệu từ da, vải dù hay sợi
nylon. Ngày nay người tiêu dùng đã có thêm sự lựa chọn mới, một trong số
đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chất liệu hoàn toàn tự nhiên. Cói là một
chất liệu đặc trưng của miền nhiệt đới và đã sớm được các nhà doanh nghiệp
đưa vào thị trường tiêu thụ dưới dạng các sản phẩm đan lát thủ công như túi
cói, làn cói, dép cói, mũ cói…
Nghề trồng cói và chế biến cói đã từ bao đời nay gắn bó với đời sống
người dân và nông thôn Việt Nam. Nhiều làng nghề thủ công có tính truyền
thống đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ có tính đặc sắc từ cây cói như
những lá chiếu cải, chiếu đậu màu sắc rực rỡ hay trắng đều, những chiếc làn
nhiều kiểu dang, những chiếc hộp, khay, thảm, giầy … kỹ thuật tinh xảo, mẫu
mã đẹp nổi tiếng trên thị trường trong nước và thế giới. Như thế cây cói đang
là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương trên toàn quốc, đóng vai trò
quan trọng trong đời sống dân sinh và trong nền công nghiệp nước ta.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, hàng năm ngành cói còn giải
quyết một lượng lớn lao động nông nghiệp nhàn rỗi, đặc biệt là phụ nữ và trẻ
em. Ngoài việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cói còn có một ý
nghĩa hết sức to lớn đó là ý nghĩa về môi trường. Nhân loại đang đứng trước
những tác động tiêu cực về môi trường và sức khỏe.

Hàng năm chúng ta phải chi một khoản kinh phí rất to lớn cho việc xử
lý rác thải. Ngày nay, để khắc phục dần những vấn đề đó con người đang

6


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
hướng tới các sản phẩm thủ công truyền thống, trong đó có các sản phẩm từ
cói. Bởi đây là các sản phẩm thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, không
phải qua xử lý công nghiệp tốn kém.
Cói là cây thảo sống nhiều năm, bao gồm cả cói trồng và cói mọc dại.
Cói trồng có hai loại chính: một là cói bông trắng (cryperus tageformis roxb),
còn gọi là “búp dòng khoang cổ” (cryperus tojet rouris), thân tương đối tròn,
dáng mọc hơi nghiêng, hóa trắng, cao từ 1.5 ÷ 2.0m sợi chắc, trắng và bền,
năng suất cao từ 54 ÷ 95 ta/ha, thời gian sinh trưởng từ 100 ÷ 120 ngày, đây
là loài có phẩm chất tốt thích hợp cho xuất khẩu; hai là cói bông nâu
(cryperus corymbosus roxb), thân to,hơi vàng, hoa nâu, dáng mọc đứng, cứng
cây, đẻ yếu, sợi chắc song không trắng, cây cao 1.4 ÷ 1.8 m phẩm chất tốt
nhưng không được nhiều người ưa chuộng.
Cây cói gồm hai bộ phận: bộ phận dưới mặt đất (thân ngầm) và bộ
phận trên mặt đât (thân khí sinh)
1.1.1.1 Bộ phận dưới đất
Rễ cói có 3 loại: rễ đâm sâu (hút dinh dưỡng ở tần sâu tới 40 – 50 cm,
một số rễ xuống sâu tới 80 – 90cm), rễ ăn ngang (hút dinh dưỡng ở tầng đất
mặt) và rễ ăn nổi (hút dinh dưỡng hòa tan trong nước).
Rễ cói mọc xung quanh thân ngầm theo từng đợt ra rễ khác nhau.
Thường thân ngầm phát triển trước, rễ mọc dài sau. Tốc độ vươn dài của rễ
lúc đầu nhanh (mỗi ngày dài 1,4 – 2 cm) về sau chậm dần (mỗi ngày chỉ dài ra
khoảng 0.2 – 0.7 cm), khi đợt rễ thứ 6 – 7 xuất hiện thì rễ đợt 1 – 2 chết đi.

Rễ lúc non mầu trắng, khi già chuyển màu nâu hồng, khi chết màu đen.
Rễ sống được 3 tháng, rễ con và rễ nhánh thường chết trước rễ cái. Cói ngập
nước sâu lâu ngày, ở nơi có nồng độ muối cao hoặc đất chua thì bộ rễ phát
triển kém.
Qua số liệu nghiên cứu cho thấy sự phân bố rễ cói trong tầng đất từ 10
– 100cm thay đổi khác nhau rất nhiều, càng xuống sâu rễ cói càng ít, rễ tập
trung nhiều ở lớp đất từ 0 – 10 cm (chiếm 65.2%) sau đó đến lớp đất 10 -20
cm (25,4%) và càng sâu tỉ lệ càng ít.
7


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
Những mầm ăn dưới mặt đất gọi là nhánh hút, nhánh hút già đi thành
thân ngầm. Nhánh hút và thân ngầm đều có đốt, mỗi đốt có vẩy (vẩy là hình
thức thoái hóa của lá).
Thân ngầm có mắt, có khả năng nảy mầm và tích lũy chất dinh dưỡng
cho cây. Cói non thì thân ngầm màu trắng hồng, cói già màu trắng vàng. Cói
sống nhiều năm thì thân ngầm to ra, trông giống như rễ củ. Đốt thân ngầm dài
hay ngắn phụ thuộc vào mật độ trồng: trồng thưa đốt dài, trồng dày đốt ngắn.
1.1.1.2. Bộ phận trên mặt đất
Thân ký sinh là phần nhánh đâm lên mặt đất, ruột đặc gồm từ 3 – 4 đốt.
Các đốt dưới chen nhau nằm sát mặt đất, chỉ có hai đốt trên cùng vươn dài lên
tận cùng có mang hai lá mác, hoa nở phía giữa hai lá mác. Đoạn cuối thân khí
sinh phía dưới hai lá mác có một ngấn trắng gọi là khoang cổ. Thân khí sinh
dưới gốc tròn, phía trên có 3 cạnh (khi cói còn non cạnh sắc khi về già cạnh
tròn). Thân khí sinh lúc non mầu xanh thẫm, lúc già màu vàng. Chiều cao
thân khí sinh là do nhiều yếu tố quyết định đặc biệt là nước và phân bón.
Lá cói phát triển từ dưới lên, hình thành cùng với sự hình thành của
nóng. Thứ tự: lá vẩy hình thành sớm có tác dụng bảo vệ thân ngầm, sau đến lá

bẹ bảo vệ thân ngầm và miền sinh trưởng của thân khí sinh, đồng thời còn
làm nhiệm vụ quang hợp, lá mác ra cuối cùng vừa làm nhiệm vụ quang hợp
vừa bảo vệ hoa.
Lá vảy và lá bẹ ở dưới nhỏ, những lá ở trên to. Tuổi thọ của lá rất khác
nhau, lá vẩy sống ngắn ngày nhất rồi đến lá mác, lá bẹ sống lâu nhất. Sau khi
lá mác chết thì cói xuống bộ, lụi và chết.
Lá giữ vai trò quang hợp ngay từ khi chưa có thân khí sinh, do vậy việc
bón phân và phân bón tồn dư của vụ trước có tác dụng giúp cho lá mác phát
triển tốt, xúc tiến quang hợp sớm, tạo điều kiện cho thân khí sinh phát triển
mạnh là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cói.
1.1.3. Sự sinh trưởng và phát triển của cây cói
Nhiệt độ thích hợp cho cói sinh trưởng từ 22 – 28 0C, ở nhiệt độ thấp cói
chậm phát triển, khi nhiệt độ thấp hơn 12 0C cói ngừng sinh trưởng, nếu coa
8


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
hơn 350C ảnh hưởng tới sinh trưởng của cói đặc biệt là vào giai đoạn cuối. Ở
nhiệt độ cao cói nhanh xuống bộ (héo dần từ ngọn xuống dưới), độ ẩm thích
hợp trên dưới 85%. Cói cần nhiều ánh sáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm
tiêm và lá mác đã xòe, cói là cây chịu mặn và cần có độ mặn thích hợp để
đảm bảo chất lượng sản phẩm, cói thường là cây trồng đầu tiên trên vùng đất
mặn, trong kế hoạch cải tạo đất mặn cói có thể trồng thích nghi trên nhiều loại
đất: đất mặn, đất ngọt, đất chân cao, chân trũng, bãi bồi ven sông, bãi biển.
Song thích hợp nhất là trồng trên đất thịt phù sa màu mỡ và ven biển hoặc là
ven sông nước lợ độ sâu tầng đất từ 40 – 50 cm trở lên, độ chua pH = 6,0 –
7,0, độ mặn 0,1 – 0,2% và thoát nước tốt.
Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng và phát triển của cây cói. Trong cây cói nước chiếm từ 80 – 88%, do

vậy nước là nhu cầu thiết yếu để cói sinh trưởng và phát triển.
Nếu thời kỳ đẻ nhánh cói bị hạn hay úng cói sẽ đẻ kém, ruộng cói bị
thưa cây làm năng suất giảm. Ở thời kỳ vươn cao cói cần nhiều nước, đặc biệt
là sau khi mưa đồng cói vươn lên mạnh. Vào mùa hanh khô (tháng 1, 2, 3)
đồng cói thường khô thiếu nước, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu nước trong
thời kỳ này cói xấu hẳn và hầu như ngừng sinh trưởng. Nếu gặp ngập úng,
nước từ hãm lâu cho cói đen gốc phẩm chất kém. Nước mặn hay ngọt quá
giới hạn cho phép đều ảnh hưởng đến chất lượng cói.
Nước ngọt làm cho cói mọc nhanh nhưng nước ngọt làm cho cói to cây,
xốp ruột, cói đông thường to hơn cói bãi một phần do điều kiện chăm sóc
thuận lợi hơn song chủ yếu do nước đã bớt mặn.
Thời gian sinh trưởng của cây cói (từ thân khí sinh phát triển đến khi ra
hoa, xuống bộ, bị chết) vòng đời chỉ trong vòng 3 – 4 tháng, song tuổi thọ
phần thân ngầm lại kéo dài tới vài chục năm. Sự sinh trưởng và phát triển của
cói tùy theo điều kiện canh tác, tính chất đất và độ phì nhiêu của đất.
Đất màu mỡ thì thân ngầm to, dài, thân khí sinh trưởng to và thấp. Nếu
đất có độ phì cao và dầy thì thân ngầm phát triển đốt ngắn cho thân khí sinh
nhỏ và dài. Kỹ thuật canh tác tốt có thể điều khiển cho thân khí sinh đanh,
9


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
tròn , tăng phẩm chất của cây cói. Trồng cói vùng nước lợ cói dài và đanh.
Nếu bãi trồng cói thiếu nước thì cói khó đâm tiêm nhưng mực nước cao lại
đâm tiêm kém. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cói bao gồm:
giai đoạn vươn dài của thân ngầm, giai đoạn đâm tiêm và quy luật đẻ nhánh,
giai đoạn vươn cao.
1.1.3.1. Giai đoạn vươn dài của thân ngầm
Mỗi thân mầm thường có 4 mầm trong đó mầm 1 và 2 luôn ở trạng thái

hoạt động, mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá bẹ và lá vẩy bảo vệ. Khi gặp
hoàn cảnh bất lợi như ngập nước, nông độ muối cao thì mầm 1 và 2 bị chết
còn mầm 3 và 4 thì an toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ tiếp tục phát
triển. Sự vươn dài hay ngắn của thân ngầm là do miền sinh trưởng nằm phía
dưới mỗi lóng được bảo vệ bởi lá bẹ hay lá vãy quyết định. Lóng càng vươn
dài thì thân ngầm càng dài. Các yếu tố mật độ, mực nước đều ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của thân ngầm. Nếu đất đai mầu mỡ, mật độ thưa, mức
nước nông thì thân ngầm dài có khi tới 20cm. Ngược lại nếu mật độ dầy, mức
nước cao thì thân ngầm khoảng từ 1 – 2cm.
Thân ngầm sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở độ sâu 3 – 5cm, ở
độ sâu 15cm thân ngầm sinh trưởng rất kém, chậm và gầy, có xu hướng dài
lên mặt nước. Thời gian 4 tháng ở mức nước nông thân ngầm phát triển dài
tới 80 – 100cm. Ở điều kiện mức nước sâu cũng trong thời gian như vậy thân
ngầm chỉ dài khoảng 10 – 15cm. Ở vùng có mức nước sâu, sau khi cắt ruộng
cói bị ngập nước lâu làm cho các mầm 1 và 2 bị chết, nếu rút cạn nước cói
mọc lên toàn cọng bé, đó là do các mầm 3 và 4 phát triển thành. Nồng độ
muối khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm cói. Ở nồng độ
1,5 – 2,0% thì mầm 1 và 2 bị chết sau 1 tuần còn mầm 3 và 4 cũng bị chết sau
3 tháng.
Trong sản xuất yêu cầu thân ngầm to để tích lũy chất dinh dưỡng nhiều
về sau sẽ cho cói nhiều, dài và dẻo, chất lượng tốt. Còn độ vươn dài của lóng
cần ngắn sẽ cho nhiều tia mọc lên, thân khí sinh sẽ bé và dài. Muốn vậy khi
10


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
cấy muống cần phải đảm bảo độ sâu hợp lý từ 3 – 4cm, mức nước từ 2 – 3cm,
đất có độ phì cao và khi nhổ muống cói cần bảo vệ mầm 1 và 2.
1.1.3.2. Giai đoạn đâm tiêm và quy luật đẻ nhánh

Thời kỳ đam tiêm của cói chiếm một thời gian dài trong quá trình sinh
trưởng phát triển. Số lượng và chất lượng tiêm cói quyết định năng suất và
phẩm chất cói. Các biện pháp canh tác có ảnh hưởng đến sự đâm tiêm của cói.
Từ mầm 1 ở thân mầm sẽ mọc ra 2 nhánh, 2 nhánh mọc ra từ 1 thân
mầm sẽ tạo ra 2 ngọn, khi các nhánh đó nhô lên khỏi mặt đất các lá mác vẫn
chưa xòe ra được gọi là sự đâm tiêm, cói đâm tiêm liên tục nhưng cũng có đợt
cói ra rộ thường từ 23 25 ngày có một đợt đâm tiêm. Trong điều kiện thời tiết
thuận lợi (cói mùa) cứ 8 – 12 ngày lại có một đợt đâm tiêm. Như vậy cói đâm
tiêm suốt 12 tháng trong năm. Nhưng số lượng tiêm ra nhiều hay ít, tỷ lệ tiêm
hữu hiệu cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ thích hợp cho
sự đâm tiêm là 22 – 280C, khi nhiệt độ nhỏ hơn 120C tiêm hầu như không phát
triển. Những lứa tiêm ra vào tháng giêng, tháng hai chiều cao cũng chỉ
phát triển tới 60 – 70cm thì lụi (loại này thường dùng làm bổi) và dễ bị nấm
vàng. Lứa tiêm hữu hiệu thường tập trung vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 (cói
chiêm) và vào tháng 7, tháng 8 (cói mùa), lứa tiêm tháng 11 và tháng 12 nếu
đất đai màu mỡ, chăm sóc tốt sang tháng 2 có thể thu hoạch được. Độ pH
thích hợp để cói đâm tiêm khỏe là 6,0 – 7,0 độ mặn là 0,15%(Cl -) mức nước
càng sâu thì sự đâm tiêm càng bị hạn chế, càng chậm. Nếu ruộng cói luôn
luôn đủ ẩm thì sự đâm tiêm càng cao, cói phát triển tốt nhất là cói ráo chân
hoặc là 4 ngày ráo chân, một ngày mực nước 5cm cói sẽ hoàn thành đâm tiêm
sớm, số tiêm nhiều hơn.Cấy muống càng sâu thì ngày đâm tiêm xong càng
lâu.
Vụ cói chiêm, tiêm hữu hiệu càng cao và rộ vào cuối tháng 3 và tháng 4
là lúc nhiệt độ tăng dần và bắt đầu có mưa xuân nên cần bón phân trước thời
kỳ đâm tiêm thì có thể đạt tỷ lệ đâm hữu hiệu cao. Đối với vụ mùa, tiêm hữu
hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, do vậy cần bón phân trước tiết
lập thu mới có thể đảm bảo tỷ lệ đâm tiêm hữu hiệu cao.
11



Đồ Án Tốt Nghiệp
1.1.3.3. Giai đoạn vươn cao

Nguyễn Văn Hồng

Giai đoạn này bắt đầu là khi lá mác vượt quá 10cm khỏi lá bé. Đây là
thời kỳ phát huy tác dụng tổng hợp của các yếu tố: phân bón, nước, nhiệt độ
và ánh sáng đối với cây cói. Trong năm, cói vươn cao mạnh nhất vào hai thời
kỳ: thời kỳ đầu vào khoảng trung tuần tháng 4 có mưa, nhiệt độ và độ ẩm tăng
dần. Thời kỳ thứ hai vào khoảng hạ tuần tháng 8. Trong khoảng thời gian 10
ngày từ 10 – 20/04, cây cói tăng trưởng nhanh vươn tới 40cm sau đó cói vẫn
tiếp tục vươn cao nhưng giảm dần, các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm
không khí, ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vươn dài của cói.
Trồng quá dày trên m2 vừa cho cói dài, phẩm chất tốt, ít đổ.
1.1.4. Phân bố
1.1.4.1 Tình hình phân bố trong nước
Cây cói là một trong những cây công nghiệp hàng năm có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là với những người dân vùng ven
biển, nởi đất đai thường xuyên bị chua mặm nên việc phát triển những cây
công nghiệp khác gặp rất nhiều khó khăn. Bài toán đặt ra với những địa
phương này là trồng cây gì và nuôi con gì để mang lại lợi ích cho người dân
một cách bền vững. Câu trả lời cho bài toán này là cây cói, bởi đây là cây
trồng rất thích nghi với vùng đất mặn ven biển và có ý nghĩa kinh tế rất lơn,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà các sản phẩm thủ công truyền thống
đang lên ngôi thì việc trồng cói và các sản phẩm từ cói hàng năm mang lại
doanh thu khá lớn cho người dân. Giờ đây cây cói góp phần không nhỏ vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân và còn làm giàu cho hàng ngàn
hộ nông dân.
Cói được trồng ở rất nhiều địa phương trong cả nước như: Hải Phòng,
Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa… Đặc biệt hai

vùng Kim Sơn (Ninh Bình) và Nga Sơn (Thanh Hóa). Với tổng diện tích cói
trong cả nước là 80847ha.

12


Đồ Án Tốt Nghiệp
1.1.4.2 Tình hình phân bố cói trên thế giới

Nguyễn Văn Hồng

Cói có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng nay vùng phân bố đã
được mở rộng: phía Tây tới Irắc, Ấn Độ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc, phía
Nam tới Châu Úc và Indonesia. Cói cũng được nhập vào trồng ở Braxin để
làm nguyên liệu đan lát.
Một số khu vực, nước trồng và chế biến cói trên thế giới:
Tây Á: Iran, Irắc.
Trung Quốc: Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Giang
Tô, Tứ Xuyên, Chiết Giang.
Đông Á: Nhật Bản - Honshu, Kyushu, quần đảo Ryukyu, Shikoku, Đài
Loan.
Nam Á: (Tiểu lục địa Ấn Độ): Ấn Độ, Nê pan, Pakistan.
Đông Nam Á: Myanmar, Thái Lan, Việt Nam.
Malesia: Indonesia; Malaysia; Papua New Guinea; Philippines.
Úc: Northern Territory (Bắc Úc).
Hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và nguyên liệu tự nhiên hiện nay chủ
yếu do các nước đang phát triển cung cấp. Đối thủ cạnh tranh chính của hàng
Việt Nam là những sản phẩm tương tự của Trung Quốc và Indonesia. Lợi thế
cạnh tranh của Trung Quốc so với Việt Nam là mẫu mã đa dạng và đẹp hơn.
Trung Quốc sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế rẻ và nhiều gồm cây liễu và

xidan. Xidan là nguyên liệu thay thế cói rất tốt trong nhóm hàng thảm đệm.
Liễu dùng làm rổ, khay, hộp đựng, làn, túi có màu sắc phong phú, dễ giữ hình
dạng chính xác, giá rẻ và liên tục cải tiến kỹ thuật. Ở Indonesia, nguyên liệu
thay thế cho cói chủ yếu là mây và lá cọ. So với các nước khác, mây
Indonesia nhiều loại hơn, chất lượng cao, tính năng tốt và giá rẻ, Indonesia
cũng có nhiều loại gỗ tốt. Do vậy, Indonesia có ưu thế về bàn ghế và đồ nội
thất là nhóm sản phẩm có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới.
Những thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và
nguyên liệu tự nhiên là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Điều
13


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
thú vị là thị trường EU tăng trưởng khá nhanh, tăng hàng năm 14% trong khi
tốc độ tăng trưởng toàn thế giới chỉ có 4%, của Mỹ chỉ có 8%.
Mặc dù thị trường hàng thủ công mỹ nghệ sôi động ở trên thế giới, và
ngày nay các nước phát triển chuộng các mặt hàng làm bằng nguyên liệu từ
thiên nhiên trong đó có cói, nhưng những nghiên cứu về cói và các biện pháp
kỹ thuật sản xuất, thâm canh cói còn khá ít ỏi ngoài các công trình nghiên cứu
về phân loại thực vật và đặc điểm sinh thái của một số vùng trồng cói.
1.2.Kỹ thuật chế biến lõi cói
Cói nguyên
liệu

Sơ chế thủ
công

Sấy cói


Xe cói

Xuất khẩu

Bảo quản

Sấy lõi

Hình 1.1: Sơ đồ dây truyền chế biến cói
Do sản lượng cói ở nước ta khá lớn, chủ yếu được xuất khẩu ở dạng
nguyên liệu thô, giá bán thấp gây thiệt thòi cho người nông dân. Từ thực tiễn
này đề tài đề xuất giải pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.
Chế biến cói ở nước ta chủ yếu vẫn đang thực hiện bằng thủ công, chất
lượng sản phẩm thấp, tốn nhiều công lao động và gây ô nhiễm môi trường. Để
giải quyết thực trạng trên đề tài tập trung nghiên cứu tìm ra giải pháp thích
hợp cho khâu chính trong dây truyền sản xuất lõi từ xe lõi và có những giải
pháp kỹ thuật chê biến hợp lý từ khâu thu hoạch đến khâu xuất khẩu.
1.2.1. Cói nguyên liệu
Để đạt được hiệu quả cao nhất cần thu hoạch đúng lúc cói chín – lúc
nào cói chuyển sang màu nâu, ngọn có héo dần, thân từ màu xanh chuyển
14


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
sang màu vàng óng, bẹ gốc bắt đầu thối. Đối với cói mùa khi ruộng cói có độ
50% số hoa chuyển màu nâu thẫm, vụ chiêm khi ruộng cói có khoảng 10% số
cây khô đầu là thu hoạch. Nếu thu hoạch cói còn non dẫn đến năng suất và
phẩm chất đều giảm (cân nhẹ, sợi giòn), thu hoạch quá muộn cói xuống bộ, bẹ

cói ở gốc thối nhiều làm đen gốc ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất.
1.2.2. Sơ chế thủ công
Sau khi cây cói được cắt xong sẽ chuyển sang khâu sơ chế thủ công.
Lúc này cây cói được chẻ ngay, nếu để lâu cói sẽ khó chẻ. Khi chẻ xong sợi
cói cần được phơi nắng ngay.
Kỹ thuật phơi cói cần chú ý với cói mới chẻ (cói ương) khi trời nắng
yếu phải phơi trước 10 giờ sáng, trời nắng to có thể phơi muộn hơn (khoảng
11 giờ), nếu cói không đủ nắng sợi cói sẽ bị khô, cuộn tròn. Với cói đã phơi
một nắng (ưởng non) bắt đầu phơi muộn hơn, tránh cói bị ẩm lại. Với cói đã
phơi 2 nắng (ưởng già) trời nắng phơi từ 9 giờ sáng cho tới khi nắng đã khô
kiệt để chuyển tới khâu xe lõi.
1.2.3. Xe lõi
1.2.3.1.Nguyên lý hoạt động
Sợi cói sau khi được chẻ phơi nắng được chuyển tới khâu xe lõi để xe
thành sợi cói.
Nguyên liệu được đưa vào qua 2 cửa nạp qua hai ống dẫn và trục ống
dẫn của bánh răng cố định tại đây sợi cói sẽ bắt đầu được xoẵn lại nhờ sự
chuyển động quay tròn của khung máy. Nếu như khung máy chuyển động
ngược chiều kim đồng hồ thì sợi cói sẽ được xe ngược hoặc khung chuyển
động theo chiều kim đồng hồ thì sợi cói sẽ được xe xuôi. Khung được nhận
chuyển động tròn quanh trục của nó. Khi ta muốn chuyển từ xe lõi cói ngược
sang xe lõi cói xuôi ta cần dừng động cơ lại sau đó đảo chiều quay cho động
cơ đồng thời với việc đó ta thực hiện quá trình tháo chốt và ốp giữ của bộ
phận chuyển đổi xuôi ở trên trục bánh răng nón trụ từ trục truyền chuyển
15


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
động ngược rồi lắp sang trục truyền chuyển động suôi sau đó đóng điện cho

động cơ hoạt động lúc đó động cơ sẽ thực hiện quá trình xe lõi cói xuôi.
Bộ phận chuyển đổi bao gồm có ba trục tiện lỗ được lắp với ổ lăn ta
chọn loại ổ lăn bé có đường kính trong là 7 (mm) trục ta chọn có đường kính
20(mm) trục thứ 3 ta lắp cả hai ổ lăn và lắp với hai trục còn lại lúc đó hai đầu
trục sẽ quay tự do với nhau hai trục hai đầu sẽ được khoan lỗ để đóng chốt
đường kính 6(mm) để cố định không cho hai trục quay tự do với nhau.
Sau khi cói được chẻ và phơi nắng cần phải chuyển sang khâu xe lõi. Ở
giai đoạn này sợi cói sẽ được xe thành sợi nhờ máy xe lõi.Đối với khâu xe lõi,
hiện nay đang tồn tại hai loại máy xe lõi cói, một loại xe lõi xuôi được sản
xuất trong nước, một loại xe lõi ngược được sản xuất từ Trung Quốc.
Hai loại máy này đã có những cải tiến so với mẫu máy nguyên thủy
nhưng do cải tiến này chưa có tính khoa học và đồng bộ nên hiệu quả còn
chưa cao. Các loại máy này có nhiều những khuyết điểm cần phải được khắc
phục như: Các bộ phận chuyển động không ổn định (dùng các ổ trượt) nhanh
mòn, nhanh hỏng, gây tiếng ồn, các máy làm việc đơn chức năng, một số chi
tiết nhanh hỏng như ống muống, lô cuốn…
Vì vậy, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu cải tiến và thiết kế một mẫu
máy xe cói đa chức năng hoàn chỉnh có thể xe được cả lõi xuôi và lõi ngược,
máy và các chi tiết thay thế được chế tạo trong nước.
Máy xe lõi này làm việc ổn định, không ồn, tuổi thọ cao, giá thành
thấp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm diện tích lắp đặt, nâng cao năng
suất và chất lượng, giảm giá thành của lõi cói cần tập trung nghiên cứu cải
tiến, thiết kế một số vấn đề sau: thiết kế bộ phận chuyển đổi từ xe lõi xuôi
thành xe lõi ngược và ngược lại tạo ra máy xe lõi đa chức năng; cải tiến bộ
phận chuyển đổi từ đạp chân sang chạy bằng động cơ nhằm nâng cao năng
suất; cải tiến bộ truyền động cho lô cuốn từ bánh tỳ sang động đai tăng tuổi
thọ của lô cuốn, giảm chi phí vật tư; cải tiến thay thế các ổ trượt thành ổ lăn
làm cho máy làm việc ổn định, không gây tiếng ồn. Hiện nay nước ta đang
16



Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
tồn tại hai loại máy xe lõi cói ,một loại máy xe lõi cói xuôi được sản xuất
trong nước, một loại xe lõi cói được nhập khẩu từ Trung Quốc. Hai loại máy
này đã có cải tiến so với mẫu máy nguyên thủy nhưng do những cải tiến này
chưa có tính khoa học và đồng bộ nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Các loại
này có rất nhiều nhược điểm cần được khắc phục. Vì vậy đề tài này sẽ tập
trung nghiên cứu cải tiến máy xe lõi cói được nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm
khắc phục những nhược điểm của máy nhập khẩu như:
- Các bộ phận chuyển động không được ổn định do dùng ổ trượt nhanh
mòn và giảm độ cân gây tiếng ồn máy làm việc đơn chức năng một số chi
tiết nhanh hỏng như ống muống tỳ lô cuốn.
- Đề tài này sẽ nghiên cứu cải tiến nhằm tạo ra một loại máy xe lõi cói mới
với chức năng làm việc hơn hẳn máy cũ như: làm việc đa năng cả xe lõi
cói xuôi lẫn xe cói ngược các chi tiết máy được chế tạo trong nước làm
việc ổn định không gây ồn tuổi thọ cao, giá thành thấp nâng cao năng
suất và chất lượng. Để làm được điều đó cần tập trung nghiên cứu những
vấn đề sau:
- Thiết kế bộ phận chuyển đổi từ xe lõi xuôi sang xe lõi ngược và ngược lại
tạo ra máy xe lõi đa năng.
- Chuyển đổi từ bộ phận đạp chân sang chạy bằng động cơ điện nhằm nâng
cao năng suất.
- Cải tiến bộ phận truyền động cho lô cuốn từ bánh tỳ sang chuyển động
đai.
- Cải tiến thay thế các ổ trượt thành ổ lăn làm cho máy làm việc ổn định
tăng tuổi thọ.
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo các chi tiết khác của máy như: hạt na ống
muống, lò xo bằng vật liệu trong nước để giảm chi phí...
1.2.3.2. Cơ sở lý thuyết chọn động cơ điện

- Bao gồm những việc chính là chọn loại chọn công suất điện áp và số
vòng quay động cơ.
- Chọn đúng công suất động cơ mang ý nghĩa kĩ thuật và kinh tế lơn. Nếu
chọn động cơ nhỏ hơn công suât làm việc động cơ khi làm việc sẽ luôn
17


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
trong tình trạng quá tải và sẽ nhanh hỏng còn nếu chọn động cơ có công suất
quá lớn thì động cơ làm việc không hết công suất sẽ làm tăng thêm chi phí
và tốn kém.
- Việc chọn hợp lí số vòng quay của động cơ có ý nghĩa rất lớn nếu chọn
số vòng quay quá lớn sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như tỷ số truyền kích
thước của bộ phận truyền.
- Hiện nay trong công nghiệp thường dùng hai loại động cơ điện là động
cơ điện một chiều và động cơ điện xoay chiều.
1.2.4. Sấy cói
Giai đoạn sấy được thực hiện với mục đích nhằm đảm bảo cho sợi cói
trong quá trình bảo quản không bị ẩm mốc, chuyển màu làm giảm chất lượng
của sợi cói. Khi sấy các lò sấy cần đảm bảo yêu cầu: năng suất cao, đơn giản,
tốc độ giảm cao đồng đều không có muội than bám trên sợi. Sau khi sấy sợi
cói được bảo quản trong kho lạnh.
1.3. Máy xe lõi cói trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình sử dụng máy xe lõi cói trong nước
Do nhu cầu sản xuất, máy xe lõi cói được nghiên cứu sản xuất từ những
năm 1980, loại này được cải tiến từ máy xe lõi cói của Pháp. Các cơ sở sản
xuất lõi cói trong nước hiện nay sử dụng hai loại máy xe lõi cói được sản xuất
trong nước và nhập khẩu từ Trung Quốc. Máy xe lõi cói được sản xuất trong
nước hiện nay chỉ xe được lõi cói xuôi, nguồn động lực là đạp chân sau này

được cải tiến để sử dụng động cơ điện, máy này sản xuất lõi xuôi chất lượng
lõi không tốt, tăng chi phí sấy lõi, mặt khác giá thành cao hơn máy nhập
ngoại. Đối với máy Trung Quốc, tuy giá thành không cao nhưng hiệu suất làm
việc không ổn định nhanh hư hỏng các bộ phận, khi nhập về các cơ sở đã có
nhiều cải tiến như chuyển từ đạp chân sang chạy động cơ, thay thế ổ trượt
bằng ổ lăn, chuyển từ xe lõi ngược thành xe lõi xuôi.
Ở các cơ sở sản xuất lõi cói trong nước đã có đầu từ, cải tiến máy xe lõi
trong nước và nhập khẩu nhưng cải tiến này chỉ đơn lẻ chưa có tính toán khoa
học nên hiệu quả chưa cao. Yêu cầu đặt ra hiện nay của các cơ sở sản xuất lõi
18


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
cói là có một máy xe lõi cói đa năng (xe cả lõi ngược và lõi xuôi), năng suất
cao làm việc ổn định, giá thành thấp được chế tạo trong nước thuận lợi cho
việc sửa chữa thay thế. Các máy xe lõi cói trong nước và nhập khẩu đang hoạt
động trong nước còn những nhược điểm sau:
1.3.1.1.Đối với máy xe lõi xuôi
- Máy chỉ xe được lõi xuôi không xe được lõi ngược, chất lượng lõi
không tốt
- Kết cấu máy phức tạp kích thước lớn tốn diện tích nhà xưởng
- Tiếng ồn lớn ảnh hưởng tới người vận hành, nhanh hỏng.
- Khi xe lõi yêu cầu cói phải được làm ẩm nên tốn chi phí sấy lõi
- Giá thành máy cao, chi phí năng lượng lớn do kết cấu phức tạp
1.3.1.2. Đối với máy xe lõi cói ngược
- Phải nhập ngoại do đó thay thế phụ tùng và sửa chữa khó
- Máy chỉ xe được lõi ngược không xe được lõi xuôi
- Máy chuyển động thủ công nên năng suất thấp, chi phí lao động cao
- Các bộ phận tì, ống muống, lô cuốn nhanh mòn, nhanh phải thay thế

- Hệ thống truyền động dùng ổ trượt nên nhanh mòn, làm việc không
ổn định
Tóm lại, ở các cơ sở sản xuất trong nước mặc dù đã có đầu tư cải tiến
máy xe lõi cói nhưng những cải tiến này chưa hiệu quả, vì vậy các cơ sở hiện
nay đang rất cần các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu cải tiến, thiết kế ra một
mẫu máy xe lõi cói đa năng, có thể xe được cả lõi xuôi và lõi ngược với chất
lượng sản phẩm tốt.
1.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Lõi cói (cói được xe thành sợi) dùng để sản xuất các mặt hàng TCMN
như: thảm lót, làn, giỏ, khay, đĩa đựng hoa quả… hiện nay được nhiều nước
trên thế giới nghiên cứu, chế tạo ra các loại máy xe lõi cói khác nhau. Để xe
cói thành lõi người ta dùng hai phương pháp xe lõi xuôi và xe lõi ngược, lõi
ngược do có nhiều ưu điểm về chất lượng nên hiện nay được sử dụng chủ yếu
để sản xuất các mặt hàng TCMN chất lượng cao. Điển hình về chế tạo máy xe
19


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
lõi cói là Trung Quốc với các loại máy từ máy thủ công đến các máy chạy
động cơ với giá thành không cao. Do đặc trưng về vùng nguyên liệu nên hiện
nay các loại máy xe lõi cói chưa được các nước thực sự quan tâm để tạo ra
mẫu máy xe lõi cói hoàn chỉnh với chi phí thấp, làm việc ổn định, năng suất
cao, chất lượng tốt, giảm sức lao động.
Các máy xe lõi cói hiện nay được một số nước nghiên cứu chế tạo,
trong đó chủ yếu từ Việt Nam, Trung Quốc. Máy xe lõi cói do Việt Nam sản
xuất có từ những năm 1980 để xe lõi xuôi, cho đến nay hầu như vẫn chưa có
cải tiến gì. Ưu điểm của loại máy này là cho năng suất cao (20 –
25kg/lõi/ngày/người). Tuy nhiên, nhược điểm là tương đối cồng kềnh tốn diện
tích nhà xưởng, hệ thống truyền động bằng nhông xích gây nên tiếng ồn ào,

chất lượng lõi không đẹp (kích thước sợi lõi, độ xoắn) và giá thành cao, tại thị
trường Nga Sơn năm 2006 giá 1,2 triệu đồng/chiếc. Loại máy do Trung Quốc
sản xuất mới xuất hiện trong những năm gần đây để sản xuất lõi ngược. Lõi
ngược có nhiều ưu điểm về chất lượng nên hiện nay được sử dụng chủ yếu để
sản xuất các mặt hàng TCMN cao cấp, giá thành hạ. Hiện nay ở một số nước
trên thế giới vẫn dùng các loại máy xe lõi thủ công đạp chân hoặc quay tay
nên chất lượng lõi không tốt, năng suất thấp. Tóm lại, hiện nay các loại máy
xe lõi cói chất lượng không tốt, năng suất thấp. Tóm lại, hiện nay các loại
máy xe lõi cói chưa được các nước thực sự quan tâm đầu tư để tạo ra mẫu
máy xe lõi cói hoàn chỉnh với chi phí thấp, chất lượng tốt, làm việc ổn định,
năng suất cao.
1.4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1.4.1. Mục đích
Nghiên cứu cải tiến máy xe lõi cói đa chức năng nhằm nâng cao chất
lượng lõi cói, tăng công suất máy để phục vụ tốt cho công tác chế biến cói.

20


Đồ Án Tốt Nghiệp
1.4.2. Nhiệm vụ

Nguyễn Văn Hồng

Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ phận chuyển đổi từ đạp chân sang sử
dụng động cơ điện.
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo chuyển đổi các ổ trượt thành ổ lăn.
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ phận điều khiển chuyển đổi từ xe lõi
cói xuôi sang xe lõi cói ngược và ngược lại.
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ phận truyền động thay lô cuốn từ

bánh tỳ sang chuyển động đai.

21


Đồ Án Tốt Nghiệp

Nguyễn Văn Hồng
Chương 2

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÓI VÀ HÀNG TIÊU DÙNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, cói mọc và được trồng ở các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh
đến Thanh Hóa và dọc ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Hiện cả nước có 26
tỉnh thành sản xuất cói, hai loài chủ yếu được trồng là cói bông trắng và cói
bông nâu.
Vùng cói tập trung nhất của Việt Nam là các tỉnh đồng bằng duyên hải
Bắc Bộ: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên,
Hải Phòng và Thanh Hoá. Điều kiện tự nhiên ở đây rất phù hợp cho sự phát
triển của cây cói. Cây cói đã trở thành cây công nghiệp tiên phong, có giá trị
kinh tế cao trên vùng đất mặn ven biển, cửa sông. Tổng diện tích cói của vùng
duyên hải Bắc Bộ chiếm trên 50% diện tích cói cả nước với khoảng 20.000
nông dân sản xuất trên hơn 7 nghìn ha, hàng năm thu 50.000 tấn cói và trên
70.000 lao động làm nghề chế biến cói (làm sợi, dệt chiếu, làm các đồ mĩ
nghệ). Ruộng cói trồng một lần và cho thu hoạch 10 năm trở lên sau đó phải
trồng lại do cói bị thoái hóa và để cải tạo lại đồng ruộng. Cói được trồng và
nhân giống bằng phương pháp vô tính.
Hiện nay, chất lượng nguyên liệu cói ở các địa phương là không đồng
đều. Cói Nga Sơn, Thanh Hoá nổi tiếng là có chất lượng tốt nhất (cây dài, sợi
nhỏ, trắng, dai, óng mượt) và có diện tích lớn nhất ở miền Bắc, với sản lượng

khoảng 23.000 tấn/năm. Vùng cói huyện Nga Sơn gồm 8 xã là Nga Điền, Nga
Phú, Nga Thái, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thủy, với
tổng diện tích trồng cói là hơn 2.769 ha. Cây cói tại nhiều địa phương khác có
chất lượng thấp, xuất hiện nhiều đốm chấm trên thân, gốc đen nên không thể
sử dụng làm hàng xuất khẩu.

22


Đồ Án Tốt Nghiệp

Nguyễn Văn Hồng

a. Loại cói ngắn

b. Loại cói dài

Hình 2.1. Cây cói ngắn và cói dài
Cói là loại cây có giá trị cao, trồng cói thu hoạch gấp hai, ba lần trồng
lúa cùng đơn vị diện tích. Từ chỗ sản xuất các mặt hàng thô, đơn giản như
chiếu, bao bì, thảm, đệm, …theo sự phát triển của kỹ thuật và nhu cầu thị
trường, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã từng bước mạnh dạn đầu tư, đổi
mới công nghệ, trang thiết bị để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, được
nhiều thị trường chấp nhận. Các sản phẩm cói liên tục được cải tiến thành
nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng, tinh xảo, được ưa chuộng và có
giá trị cao như mũ, giầy dép cói, túi xách, làn, hộp, lãng, khay cói, ….Khi
dùng dệt chiếu thì sợi cói được chẻ mỏng, phơi khô rồi đem dệt. Sợi cói cũng
có thể xe lại thành sợi lớn hơn thay vì dùng ở dạng sợi nguyên. Thị trường
trong nước tiêu thụ khoảng 30% sản lượng cói, phần còn lại được xuất khẩu.


23


Đồ Án Tốt Nghiệp

Nguyễn Văn Hồng

Hình 2.2. Các sản phẩm làm từ cói
Các địa phương có truyền thống làm nghề thủ công truyền thống từ cây
cói là Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hóa). Tại
huyện Kim Sơn, trồng và chế biến các mặt hàng cói xuất khẩu đã trở thành
nghề chính của nông dân. Huyện có đến 90% số làng đều có nghề sản xuất,
chế biến các mặt hàng từ cây cói. Hàng nghìn hộ dân trong huyện đã làm giàu
từ nghề truyền thống này.
Tuy nhiên, cũng có những khoảng thời gian ngành cói gặp nhiều khó
khăn, người trồng cói thua lỗ, sản phẩm cói không có thị trường tiêu thụ,
nhiều cơ sở chế biến phải ngừng sản xuất hoặc phải thay đổi mẫu mã hướng
vào thị trường trong nước và người tiêu dùng bình dân. Cùng với sự xâm thực
của nước mặn, đất bị thoái hóa, xuất hiện một số loại sâu bệnh như bọ cánh
cứng, sâu đục thân, rầy nâu, ... với mật độ lớn, trên diện rộng nên nhiều diện
tích cói không cho thu hoạch, ảnh hưởng lớn đến sản lượng cói hàng năm.
24


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Hồng
Năng suất cói hiện nay là khoảng 6 tấn/ha, chi phí đầu vào cho ngành cói tăng
như giá phân lân tăng, tiêu thụ chậm, nếu cân đối với chi phí đầu tư cho cây
cói thì người nông dân trồng cói chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ. Do vậy, nhiều hộ
đã bỏ không chăm sóc ruộng cói. Diện tích cói giảm, nhiều nơi nông dân phá

cói, trồng lúa để tăng nguồn lương thực do lúc này cói chỉ thu được bằng 1/2
thu nhập của người trồng lúa, trong khi trồng cói tốn rất nhiều công chăm sóc,
chi phí gấp rưỡi so với trồng lúa. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất chế
biến sản phẩm cói gặp khó khăn, một số doanh nghiệp chuyển sang sản xuất
bằng nguyên liệu bẹ chuối, bèo tây, nứa, ....Giá cói nguyên liệu xuống thấp,
nhiều người đã bỏ không thu hoạch. Hơn nữa diện tích trồng cói càng giảm
nhanh do phong trào chuyển đổi phá bỏ cây cói sang nuôi trồng thuỷ hải sản
(tôm, cua) có giá trị kinh tế cao. Ví dụ như riêng huyện Nga Sơn, diện tích
trồng cói còn trên 2.000 ha, giảm 500 ha vào cuối năm 2008.
Trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố tác động của thị trường thế giới có
ảnh hưởng trực tiếp đến nghề cói và người dân trồng cói ở Nga Sơn. Năm
2007, những bất lợi về thị trường xuất khẩu đã bắt đầu có những tác động đến
cây cói, đến năm 2008 sự ảnh hưởng đã trở thành đỉnh điểm khi tất cả các sản
phẩm từ cây cói sụt giá nghiêm trọng, nhiều kho hàng chất đống nằm chờ cả
năm. Cói nguyên liệu trong nước mất giá chưa từng thấy, giá cói giảm tới 60
– 70% nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự biến động về thị
trường, trước hết là thị trường cói nguyên liệu, người trồng cói do thiếu thông
tin nên bị ép giá. Người sản xuất thường rơi vào thế bị động, chỉ khi nhận
được đơn đặt hàng nước ngoài họ mới có nhiều việc làm, bởi thực tế, mặt
hàng cói tiêu thụ trên thị trường nội địa là không lớn. Việc tiêu thụ các sản
phẩm từ cói chủ yếu là do tư thương quyết định cả đầu vào và đầu ra, điều
này sẽ ảnh hưởng nhiều đến những hộ sản xuất cói có quy mô lớn. Khó khăn
chính là sự minh bạch và tính liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng cói.
Chúng ta phát triển sản xuất không có sự bền vững, chưa có sự ứng
dụng của khoa học kỹ thuật, chưa có công trình nghiên cứu về việc chọn lọc,
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×