Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chất lượng công chức phường thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.07 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THÙY NHUNG

CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC PHƢỜNG
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – NĂM 2016


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải

Phản biện 1:PGS.TS. Ngô Thành Can
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Loan

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 402C, Nhà A. - Hội


trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính Quốc gia
Số:77- Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận
Đống Đa – TP.Hà Nội
Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 ngày 16 tháng
01 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành
chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại
học, Học viện Hành chính Quốc gia

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã, phường, thị trấn (cấp xã) là cấp thấp nhất, có
vai trò quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp ở
nước ta hiện nay, Thực tiễn cho thấy, nơi nào chính quyền
xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả thì ở đó, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được
thực thi nghiêm minh, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao. Chất lượng công chức
cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống
chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp đổi mới
của Đảng và Nhà nước.
Ngày 01/01/2016, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương chính thức có hiệu lực, là cơ sở pháp lý để củng
cố, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của chính quyền địa phương các cấp. Theo đó, quản
lý đô thị phải có tính thống nhất, đồng bộ, tính đa diện, đa

chiều, xử lý trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Để
đảm bảo việc quản lý nhà nước ở đô thị tập trung, thống
nhất, thông suốt, nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao thì
chất lượng đội ngũ công chức đặc biệt là công chức cơ sở
đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, thực trạng chất lượng
công chức phường hiện nay vẫn còn nhiều mặt yếu kém,
bất cập trong lề lối, tác phong, phương pháp làm việc và
vận động quần chúng nhân dân.
Trước yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước và nhu cầu xây dựng thành phố Việt Trì thành đô thị
trung tâm động lực phát triển quan trọng của vùng trung
du và miền núi phía Bắc, đòi hỏi phải nâng cao trình độ
của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức
phường nói riêng .Xuất phát từ những lý do trên, việc
nghiên cứu chất lượng công chức phường thành phố Việt

1


Trì, tỉnh Phú Thọ là rất cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng
cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề chính quyền cơ sở và chất lượng công chức
đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học và nhiều công
trình khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực trên như sau:
* Các công trình nghiên cứu được xuất bản thành
sách:
PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân

Sầm (2001), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. TS.Nguyễn Văn Sáu và GS.Hồ Văn Thông (2003),
Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp
xã ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội. TS.Thang Văn Phúc và TS.Nguyễn Minh Phương
(2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
TS. Nguyễn Hữu Đức, Th.S Phan Văn Hùng (2010), Xác
định tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chính quyền xã
trong sạch vững mạnh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
* Các bài viết, nghiên cứu được đăng trên các tạp
chí:
ThS.Trần Thị Hạnh (2015) “Chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa
IX và một số kiến nghị”, Tạp chí điện tử Cộng sản, (ngày
03/7/2015). ThS.Vũ Thúy Hiền (2014) “Xác định năng
lực của công chức cấp xã trong thực thi công vụ”, Tạp chí
Tổ chức Nhà nước, (số 3) tr.17-19. Nguyễn Huy Kiệm

2


(2013) “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả của hệ thống chính trị ở cơ sở”, Tạp chí điện tử Tổ
chức Nhà nước, (ngày 22/8/2013).
*Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có
liên quan:

Ths.Nguyễn Thế Vịnh – Vụ chính quyền địa
phương, Bộ Nội vụ (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa IX), Hà Nội. Trần Thị Kim Dung
(2011), Nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã ở
tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thị
Kim Ngân (2014), Chất lượng công chức cấp xã huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công chức phường thành phố Việt Trì.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chất lượng
công chức phường.
- Phân tích thực trạng chất lượng công chức phường
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm
nâng cao chất lượng công chức phường thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu
chất lượng công chức phường thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

3



- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chất
lượng công chức 13 phường trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian: Dữ liệu sử dụng trong luận văn từ
năm 2011 đến năm 2015.
- Về khách thể nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu
chất lượng công chức phường trên địa bàn thành phố Việt
Trì, cụ thể gồm các chức danh:Văn phòng – Thống kê; Địa
chính – Xây dựng – Đô thị và Môi trường; Tài chính – Kế
toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hóa – Xã hội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra xã hội học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận của chất
lượng công chức phường; đặc biệt xây dựng được các tiêu
chí đánh giá chất lượng công chức phường, qua đó bổ
sung và làm phong phú thêm khoa học quản lý công nói
chung và quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công nói
riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
chức phường thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; có thể

được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
và ứng dụng tại tỉnh Phú Thọ;

4


Các giải pháp của luận văn sẽ góp phần giúp cho
thành phố Việt Trì có cái nhìn toàn diện hơn trong việc
nâng cao chất lượng công chức phường nhằm hướng đến
mục tiêu nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức phường thành phố Việt Trì.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về chất lượng
công chức phường
Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức
phường thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công
chức phường thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

5


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƢỢNG
CÔNG CHỨC PHƢỜNG
1.1. Công chức phƣờng
1.1.1. Khái niệm công chức phƣờng
Công chức phường là công dân Việt Nam được

tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc UBND phường, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức phƣờng
Công chức phường có vai trò quan trọng trong quản
lý và tổ chức công việc của UBND phường, trực tiếp bảo
đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do
dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
Công chức phường là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước
với nhân dân, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của
cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng
Đảng.
Công chức phường còn là một trong những nguồn
quan trọng cung cấp nguồn cho cán bộ các cấp.
Công chức phường có vai trò rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống
chính trị cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách
mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
1.1.3. Đặc điểm công chức phƣờng
Công chức phường mang đầy đủ những đặc điểm
của công chức nói chung đó là:
- Là công dân Việt Nam;
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, giữ chức
vụ, chức danh và làm việc liên tục trong cơ quan Nhà
nước;

6



- Trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà
nước và các chế độ có liên quan theo quy định của pháp
luật.
Tuy nhiên, do vị trí, vai trò của cấp cơ sở nên đội
ngũ công chức phường có những đặc điểm mang tính đặc
thù như sau:
Thứ nhất, đội ngũ công chức phường là những
người thực thi hoạt động công vụ ở cơ sở. Họ là người trực
tiếp làm việc với người dân trên địa bàn phường.
Thứ hai, đội ngũ công chức phường được nhà nước
đảm bảo những điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng
để có khả năng và yên tâm thực thi công vụ.
Thứ ba, công chức phường hầu hết là người địa
phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ gắn bó mật
thiết với nhân dân. Do đó, công chức phường luôn chịu tác
động của các mối quan hệ đan xen, phức tạp.
Thứ tư, hoạt động công vụ của công chức phường là
một hoạt động đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện
thường xuyên và chuyên nghiệp.
1.1.4. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức
phƣờng
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức phường được
quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ
ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ
thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
trấn.
1.2. Chất lƣợng công chức phƣờng
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng công chức phƣờng
Chất lượng công chức phường là tổng hợp các tiêu
chí về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ

văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như khả

7


năng hoàn thành nhiệm vụ được giao của công chức
phường.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức
phƣờng
1.2.2.1. Phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị của công chức phường được
biểu hiện ở sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của
Đảng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Phẩm chất chính trị của công chức phường
còn được biểu hiện thông qua thái độ phục vụ nhân dân,
tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm
đối với đời sống của nhân dân tại địa phương.
1.2.2.2. Phẩm chất đạo đức
Đạo đức của công chức phường gồm 2 mặt cơ bản:
đạo đức cá nhân và đạo đức công vụ. Đạo đức cá nhân của
công chức phường thể hiện ở tinh thần và ý thức biết tôn
trọng, giữ gìn, kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo
pháp luật, có lối sống lành mạnh, không tham ô, lãng phí,
có trách nhiệm trong thực thi công vụ, ứng xử đúng đắn
trong quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm, láng giềng và
trong xã hội. Đạo đức công vụ của công chức phường được
thể hiện trước hết ở tinh thần trách nhiệm và đề cao kỷ luật
trong thực thi công vụ.
1.2.2.3. Trình độ
- Trình độ văn hoá: Trình độ văn hóa là nền tảng

cho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và triển khai các chủ
trương chính sách đó vào thực tiến.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: là những kiến
thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện
qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và
sau đại học.

8


- Trình độ tin học: là mức độ kiến thức đạt được
trong lĩnh vực tin học của công chức thể hiện thông qua
bằng cấp, chứng chỉ mà công chức có được và thông qua
việc sử dụng thành thạo máy vi tính, ứng dụng công nghệ
thông tin vào giải quyết công việc.
- Trình độ ngoại ngữ: Hiện nay, chưa có văn bản
nào quy định cụ thể về trình độ ngoại ngữ đối với công
chức phường. Tuy nhiên, UBND các tỉnh, thành phố căn
cứ vào điều kiện cụ thể để quy định nhằm đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của địa phương mình.
- Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định quan
điểm, lập trường giai cấp công nhân của công chức
phường.
- Trình độ quản lý nhà nước: Kiến thức quản lý nhà
nước giúp cho công chức hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, hiểu được công cụ quản lý, kỹ năng điều hành
ra sao để từ đó vận dụng linh hoạt vào giải quyết những
tình huống, vụ việc cụ thể đảm bảo hiệu quả và theo đúng
quy định của pháp luật .

1.2.2.4. Kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh
giá chất lượng công chức phường khi thực thi nhiệm vụ.
Công chức phường cần có những kỹ năng nhất định để
thực thi nhiệm vụ. Cụ thể là:
*Nhóm kỹ năng, kỹ thuật liên quan đến khả năng
nắm vững các phương pháp sử dụng các phương tiện, kiến
thức về một lĩnh vực cụ thể nào đó như kỹ năng tin học
văn phòng, kỹ năng ứng dụng phần mềm giải quyết công
việc.
* Nhóm kỹ năng quan hệ liên quan đến khả năng
giao tiếp, phối hợp, chia sẻ, động viên, thu hút người khác:
Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng phối hợp trong công tác.

9


* Nhóm kỹ năng tổng hợp, tư duy như kỹ năng tiếp
nhận và xử lý thông tin, kỹ năng viết báo cáo như: Kỹ
năng tiếp nhận và xử lý thông tin, Kỹ năng viết báo cáo.
1.2.2.5. Thái độ của công chức
Thái độ, hành vi của công chức trong thực thi công
vụ được thể hiện thông qua tác phong, phong cách làm
việc của cá nhân; trách nhiệm trong công việc và thái độ
phục vụ nhân dân.
1.2.2.6. Kết quả thực hiện công việc
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức phường
được thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả
công việc trong các vị trí, từng thời gian.
1.2.2.7. Kinh nghiệm công tác

Kinh nghiệm phụ thuộc vào thời gian công tác nói
chung và thời gian đảm nhiệm vị trí, chức danh cụ thể nào
đó nói riêng của công chức phường.
1.2.2.8. Sự hài lòng của công dân
Các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của công dân
gồm: Thái độ phục vụ của công chức phường đối với tổ
chức, công dân; Cách hướng dẫn thực hiện thủ tục hành
chính của công chức phường; Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính của công chức phường.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công
chức phƣờng
1.3.1. Đào tạo, bồi dƣỡng công chức
Chất lượng công chức phường hình thành và chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và quan
trọng là thông qua đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.2. Cơ chế tuyển dụng và sử dụng công chức
Cơ chế tuyển dụng, sử dụng có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng công chức phường,.
1.3.3. Chế độ đãi ngộ đối với công chức phƣờng

10


Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công
chức vừa là công cụ, vừa là động lực làm việc cho công
chức, vừa là cơ sở để xây dựng và phát triển đội ngũ công
chức.
1.3.4. Công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đối
với công chức phƣờng
Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công chức
phường cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng công
chức phƣờng
1.4.1. Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
1.4.2. Yêu cầu của cuộc cải cách hành chính
1.4.3. Yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội và
quản lý chính quyền đô thị
Tiểu kết chương 1

11


Chương 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC
PHƢỜNG
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành
phố Việt Trì và ảnh hƣởng của những điều kiện đó đến
chất lƣợng công chức phƣờng ở thành phố Việt Trì
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành
phố Việt Trì
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế
2.1.1.3. Điều kiện xã hội
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội đến chất lượng công chức phường thành phố
Việt Trì

2.2. Khái quát về đội ngũ công chức phƣờng
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Về số lượng: Tính đến ngày 31/12/2015 theo thống
kê của phòng Nội vụ thành phố Việt Trì, số lượng công
chức phường không kể chức danh Chỉ huy trưởng quân sự
có: 108 người. Trung bình mỗi phường có 08 công chức/5
vị trí chức danh chuyên môn (không kể chức danh Chỉ huy
Trưởng quân sự phường).
Về cơ cấu giới: số lượng công chức nữ là 66 người
(chiếm 61%) trong khi số lượng công chức nam chỉ có 42
người (chiếm 39%). Con số này cho thấy sự chênh lệch về

12


giới tính trong cơ cấu công chức phường thành phố Việt
Trì, tỷ lệ công chức nữ cao hơn so với tỷ lệ công chức
nam.
Về cơ cấu độ tuổi: công chức phường thành phố
Việt Trì có độ tuổi dưới 30 là 12 người (chiếm 11%), độ
tuổi từ 30 – 45 là 78 người (chiếm 72%), trên 45 tuổi: 18
người (chiếm 17%). Như vậy, tỷ lệ công chức trong độ
tuổi từ 30 -45 chiếm đại đa số, đây là độ tuổi không quá
trẻ, cũng không quá già, vừa đủ để đảm bảo phát huy tính
năng động, sáng tạo, nhạy bén của tuổi trẻ vừa đồng thời
kế thừa kinh nghiệm công tác của đội ngũ công chức đi
trước.
2.3. Phân tích thực trạng chất lƣợng công chức
phƣờng thành phố Việt Trì , tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Về phẩm chất chính trị

Công chức phường thành phố Việt Trì hiện nay có
83/108 người (chiếm tỷ lệ 77%) là Đảng viên. Theo kết
quả khảo sát chất lượng công chức phường thành phố Việt
Trì, có 23/26 ý kiến (88%) của lãnh đạo phường đánh giá
công chức có phẩm chất chính trị tốt, chỉ có 2/26 ý kiến
(8%) đánh giá công chức có phẩm chất chính trị khá và
1/26 ý kiến (4%) đánh giá phẩm chất chính trị của công
chức phường ở mức trung bình. Như vậy, có thể thấy đội
ngũ công chức phường thành phố Việt Trì phần lớn đều có
bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ

13


công chức phường chưa thực sự nắm vững đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.3.2. Về phẩm chất đạo đức
Kết quả khảo sát đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
phường, có 24/26 ý kiến (92%) đánh giá công chức
phường có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, biết tôn trọng,
giữ gìn, kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp
luật.
2.3.3. Về trình độ
- Trình độ văn hóa:100% công chức phường thành
phố Việt Trì có trình độ văn hóa trung học phổ thông đáp
ứng đúng theo tiêu chuẩn về trình độ văn hóa của công
chức cấp xã quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:Công chức
phường thành phố Việt Trì có trình độ chuyên môn tương

đối cao, phần lớn đều được đào tạo đại học, đặc biệt đã có
một số công chức có trình độ thạc sĩ. Tỷ lệ công chức có
trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chỉ chiếm 16% và
đang có xu hướng giảm dần.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học: Số lượng công chức
phường thành phố Việt Trì có trình độ tin học từ chứng chỉ
A trở lên chiếm tỷ lệ 71%, trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ
A trở lên chiếm tỷ lệ 66%, tỷ lệ công chức chưa đạt chuẩn
về trình độ tin học là 29%, trình độ ngoại ngữ là 34%.
Như vậy, tỷ lệ công chức phường thành phố Việt Trì chưa
đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy
định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV còn khá cao.

14


- Trình độ lý luận chính trị: tính đến ngày
31/12/2015, có 1% công chức phường có trình độ cao cấp
lý luận chính trị, 58% có trình độ trung cấp lý luận chính
trị, 1% có trình độ sơ cấp lý luận chính trị và 40% chưa
qua đào tạo về lý luận chính trị. Như vậy, tỷ lệ công chức
phường chưa qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị vẫn
tương đối cao (40%).
- Trình độ quản lý nhà nước: tính đến ngày
31/12/2015, tổng số công chức phường đã qua bồi dưỡng
kiến thức quản lý hành chính nhà nước chiếm tỷ lệ 30%,
số chưa được đào tạo bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 70%. Như vậy
số công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
còn rất thấp.
2.3.4. Về kỹ năng nghề nghiệp

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đã tiến hành
khảo sát, đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của công chức
phường thành phố Việt Trì đối với hai nhóm đối tượng
trên địa bàn 13 phường. Nhóm đối tượng thứ nhất là cán
bộ phường bao gồm chủ tịch và phó chủ tịch UBND
phường. Nhóm đối tượng thứ hai đánh giá kỹ năng nghề
nghiệp công chức phường là bản thân công chức phường.
Qua kết quả khảo sát từ 2 nhóm đối tượng là cán bộ
phường và công chức phường cho thấy, kỹ năng nghề
nghiệp của công chức phường thành phố Việt Trì mới ở
mức trung bình, tỷ lệ công chức chưa thành thạo kỹ năng
nghề nghiệp là không nhỏ.
2.3.5. Về thái độ

15


Để đánh giá thái độ làm việc của công chức phường
thành phố Việt Trì, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 2
nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo phường và công dân, tổ
chức đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn
13 phường. Theo ý kiến của cả 2 nhóm đối tượng là cán bộ
lãnh đạo phường và tổ chức, công dân thì đa số công chức
phường có thái độ làm việc tốt, chấp hành nội quy, giờ
giấc làm việc, có trách nhiệm với công việc, tác phong làm
việc ở mức khá trở lên. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận
công chức có ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, chưa chấp
hành nghiêm túc nội quy, quy chế, giờ giấc làm việc. Một
số công chức có thái độ làm việc chưa tốt.
2.3.6. Về kết quả thực hiện công việc

Kết quả đánh giá hàng năm khi đánh giá, xếp loại
công chức cho thấy công chức phường thành phố Việt Trì
đều hoàn thành tốt thậm chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Để đảm bảo khách quan trong việc đánh giá kết
quả thực hiện công việc của công chức phường, tác giả
tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ phường.Tổng hợp số
liệu cho thấy chất lượng công việc hoàn thành của công
chức phường thành phố Việt Trì chưa cao. Đặc biệt, có
một số ý kiến cho rằng vẫn còn một bộ phận công chức
phường chưa hoàn thành công việc, tiến độ chậm, chất
lượng kém, không có tinh thần phối kết hợp với đồng
nghiệp trong thực hiện công việc chung.
2.3.7. Về kinh nghiệm công tác

16


Theo thống kê cho thấy, công chức phường thành
phố Việt Trì có thời gian công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ
35%, từ 6 – 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 53%, trên 16 năm
chiếm 12%.
2.3.8. Sự hài lòng của công dân
Mức độ hài lòng của công dân đối với thái độ phục
vụ, giao tiếp, cách hướng dẫn thủ tục hành chính và kết
quả giải quyết thủ tục hành chính của công chức phường
thành phố Việt Trì còn thấp (19%), đa số ở mức độ bình
thường (72%) và vẫn còn một số ý kiến chưa hài lòng
(9%).
2.4. Đánh giá thực trạng công chức phƣờng
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Ưu điểm
Trong những năm qua nhìn chung chất lượng đội
ngũ công chức phường thành phố Việt Trì đã được nâng
lên rõ rệt. Về cơ bản, đến nay đội ngũ công chức phường
thành phố Việt Trì ngày càng được tiêu chuẩn hóa cả về
trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ
quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ và dần thay
đổi theo xu hướng tích cực hơn, nâng cao hơn.
Đội ngũ công chức phường không ngừng được
củng cố, đa số được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn
trong quá trình công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức và tinh thần trách
nhiệm.

17


Nhiều công chức phường có ý thức trách nhiệm tốt,
có thái độ cầu thị. Thái độ giao tiếp với nhân dân có
chuyển biến, có ý thức trách nhiệm, tận tình, chu đáo, ứng
xử đúng mực.
2.4.2. Hạn chế
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống vẫn còn
tồn tại một bộ phận công chức yếu kém về phẩm chất, đạo
đức, chưa gương mẫu trong thực hiện các chủ trương,
đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin
học, ngoại ngữ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước:
công chức phường thành phố Việt Trì còn thiếu và yếu về
kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật, lý luận chính trị,

ngoại ngữ, tin học.
- Về kỹ năng nghề nghiệp Kỹ năng nghề nghiệp của
công chức phường thành phố Việt Trì còn nhiều hạn chế
nhất là các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ứng dụng
phần mềm giải quyết công việc, kỹ năng viết báo cáo, kỹ
năng lập kế hoạch, kỹ năng phối hợp trong công tác.
- Về thái độ của công chức phường vẫn còn tồn tại
những công chức có ý thức công vụ kém, tác phong làm
việc chưa khoa học, thiếu tính tích cực nghề nghiệp, tinh
thần trách nhiệm chưa cao, thái độ phục vụ nhân dân chưa
tốt, thiếu nhiệt tình, thân thiện, còn có biểu hiện thờ ơ, khó
gần thậm chí cửa quyền, hách dịch.
- Về kết quả thực hiện công việc Tinh thần trách
nhiệm với công việc của một bộ phận công chức phường

18


chưa cao, chưa thực sự tâm huyết, tinh thần phối kết hợp
trong công việc với đồng nghiệp, với các ban, ngành, đoàn
thể liên quan còn thấp, đùn đẩy nhau.
- Về kinh nghiệm công tác:nhiều công chức phường
đã có kinh nghiệm công tác rơi vào tình trạng tư duy và
giải quyết công việc theo thói quen, lối mòn, lười đọc văn
bản, lười cập nhật kiến thức, kỹ năng mới.
- Về sự hài lòng của công dân: mức độ hài lòng
của công dân là chưa cao. Có không ít công chức tỏ ra
thiếu tinh thần tự giác, giọng điệu quan quyền, hách dịch,
còn nhiều hoạt động vụ lợi cá nhân.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
phường tuy đã được quan tâm nhưng chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng còn thấp.
Thứ hai, Cơ chế tuyển dụng và sử dụng công chức
còn chưa hợp lý.
Thứ ba, Chế độ đãi ngộ đối với công chức phường
đã và đang dần được cải thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều bất
hợp lý, chưa đảm bảo cho công chức phường yên tâm
công tác, cống hiến, thực thi công vụ.
Thứ tư, Công tác đánh giá, quản lý, kiểm tra, giám
sát công chức phường chưa được chú trọng và còn nhiều
bất hợp lý.
Thứ năm, Điều kiện, phương tiện làm việc tại các
phường hiện nay còn nghèo nàn, lạc hậu.
Tiểu kết chƣơng 2

19


Chương 3:
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CÔNG CHỨC PHƢỜNG THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng, quan điểm nâng
cao chất lƣợng công chức phƣờng thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu nâng cao chất lượng công chức phường
thành phố Việt Trì được tỉnh Phú Thọ xác định trong Quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn

2011-2020 đó là:” phát triển đủ về số lượng, có cơ cấu hợp
lý, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: sức
khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức”. Trong
đó, mục tiêu cụ thể: giai đoạn 2011-2020, đào tạo lại, bồi
dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức trong đó có công chức phường là 42,3 nghìn lượt
người. Mục tiêu năm 2020, công chức cấp xã, phường
trong toàn tỉnh 2.318 người, trong đó có trình độ đại học
trở lên 34,8%, cao đẳng 42,2%, trung cấp 23%.
3.1.2. Phương hướng
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch triển khai khâu đột phá
phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 20162020 xác định phương hướng phát triển nguồn nhân lực
trong đó có công chức phường là: Nâng cao trình độ dân
trí, trình độ học vấn của nguồn nhân lực nói chung, công
chức phường nói riêng. Đổi mới công tác đánh giá, xây
dựng mới tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá đối
với từng chức danh, từng nhóm đối tượng công chức Nâng
cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức phường,

20


có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức tốt, đủ
trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, sát với yêu cầu thực tiễn và vị trí việc làm cơ cấu
ngạch công chức của tỉnh.
3.1.3. Quan điểm nâng cao chất lượng công chức
phường
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức

phƣờng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức phường
- Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng một cách khoa
học, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
công chức phường trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp
với điều kiện và đặc điểm của từng phường, từng chức
danh công chức phường.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng.
- Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
- Kết hợp thực hiện nhiều hình thức đào tạo khác
nhau.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo
nâng cao trên cơ sở khuyến khích, động viên công chức
phường tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy Đảng và
các cơ sở giáo dục trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
3.2.2. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản
lý công chức phƣờng
- Đổi mới cơ chế tuyển dụng công chức phường
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả bố trí, sử dụng công
chức phường
3.2.3. Đổi mới chế độ đãi ngộ đối với công chức

21


- Cải cách tiền lương cho công chức phải tương
xứng với trình độ, năng lực thực tế, khả năng đóng góp

của công chức đối với xã hội.
- Đổi mới chính sách thi đua, khen thưởng, kỷ luật
đối với công chức phường.
- Thực hiện tốt chính sách thu hút sinh viên tốt
nghiệp đại học chính quy về công tác tại phường.
3.2.4. Đổi mới công tác quản lý, đánh giá, kiểm
tra, giám sát đối với công chức phƣờng
- Đổi mới công tác phân loại, đánh giá công chức
phường
- Đổi mới công tác quản lý, giám sát công chức
phường
3.2.5. Cải thiện môi trƣờng, điều kiện làm việc
của công chức
3.2.6. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ
làm việc, đạo đức công vụ của công chức phƣờng
3.3. Kiến nghị
- Đối với Đảng và Nhà nước
Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
chính sách tiền lương cho công chức, hoàn thiện hệ thống
thang, bảng lương hành chính Nhà nước, tiến tới trả lương
và phụ cấp theo vị trí, chức danh công việc Có chính sách
hợp lý, thỏa đáng để giải quyết cho những đối tượng yếu
kém về năng lực, phẩm chất, không đáp ứng được yêu cầu
công tác. Cần hoàn thiện hơn nữa những văn bản về quá
trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen
thưởng và kỷ luật đối với công chức để làm cơ sở pháp lý
cho các cơ quan thực hiện một cách có hiệu quả việc tạo
động lực làm việc cho mỗi công chức trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ.
- Đối với tỉnh Phú Thọ


22


Đề nghị xây dựng kế hoạch về việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trên địa bàn Tỉnh, có sự đầu tư về
kinh phí, tạo điều kiện tăng cường chi phí cho việc đào
tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ tuyển dụng cho công chức phường
trong những năm tiếp theo; tiếp tục quan tâm, tạo điều
kiện cho trường Chính trị Tỉnh mở các lớp về trung cấp,
cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước, pháp luật. Đề nghị mở rộng các hình thức liên kết
đào tạo, chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng hành chính cho công chức.
- Đối với thành phố Việt Trì
Cần tăng cường công tác quản lý việc làm của công
chức phường. Loại trừ những tiêu cực trong tuyển dụng.
Rà soát, đánh giá thực trạng công chức tại các phường, từ
đó mạnh dạn đưa ra khỏi biên chế những người không có
năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chú
trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng cho công chức phường đồng thời khơi dậy,
khuyến khích, động viên tinh thần tự học cho công chức.
KẾT LUẬN
Công chức phường có vai trò quan trọng trong việc
triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến nhân dân địa phương, góp
phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xã hội, đảm
bảo chính trị, an ninh – quốc phòng tại địa phương. Chính
vì vậy, nâng cao chất lượng công chức phường là yêu cầu

bức thiết trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiệ đại hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về công chức
phường, chất lượng công chức phường, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng công chức phường, luận văn đã
phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức

23


×