Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CH DCND lào hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.65 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOUAVANG YONGKOUACHEUXA

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG PRABANG
NƢỚC CHDCND LÀO HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2016


Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Kim Tiên

Phản biện 1: TS. Lƣơng Minh Việt
Phản biện 2: PGS. TS Bùi Quang Tuấn

Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia


Địa điểm: Phòng họp 402 C Nhà A Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi 9 giờ 45 ngày 23 tháng 12 năm 2016


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thƣơng mại là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của
nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động thƣơng mại bao gồm nhiều hình thức
nhƣ trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ thƣơng mại và các hoạt động
xúc tiến thƣơng mại nhằm mục đích sinh lời.
Trong điều kiện thế giới ngày càng rút ngắn ranh giới giữa các
quốc gia, thị trƣờng rộng mở do quá trình hội nhập và phát triển, để
khai thác lợi thế thông qua hoạt động thƣơng mại, Cộng hòa dân chủ
nhân dân (CHDCND) Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới. Cũng nhƣ
Việt Nam và các nƣớc trong khu vực, CHDCND Lào đã chuyển từ cơ
chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Qua hơn 30 năm thực hiện công
cuộc đổi mới do Đảng nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xƣớng
và lãnh đạo, bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
(1986) đã mở đƣờng cho một thời kỳ phát triển mới, thừa nhận kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản
lý của nhà nƣớc. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nƣớc,
CHDCND Lào cũng đã định hƣớng phát triển quan hệ kinh tế đối
ngoại, chủ trƣơng hội nhập và phát triển kinh tế đã đƣợc đặt ra từ năm
1986, theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.
Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố có tác động lớn đến hoạt động
thƣơng mại của một nƣớc, kể cả về cơ hội và thách thức. Mặc dù vậy,
hầu hết các quốc gia đều không thể đứng ngoài quỹ đạo hội nhập nếu

muốn có cơ hội phát triển kinh tế. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là
nƣớc đã nhận thức đƣợc đầy đủ ý nghĩa của vấn đề, tích cực hội nhập
vào các tổ chức ASEAN, WTO, APEC, AFTA.
1


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 2001 của Đảng NDCM
Lào đã đề ra chƣơng trình cải cách hành chính và đổi mới cơ chế, chính
sách quản lý kinh tế của nhà nƣớc đối với tất cả các lĩnh vực, các
ngành, trong đó có thƣơng mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào đến năm 2020.
Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng trong những năm qua,
hoạt động thƣơng mại và quản lý thƣơng mai đã đạt đƣợc những thành
tựu quan trọng, nhƣng vẫn còn một số tồn tại, vừa chƣa định hƣớng và
quy hoạch chiến lƣợc phát triển, vừa chƣa quản lý, kiểm soát chặt chẽ
hoạt động thƣơng mại của các thành phần kinh tế tham gia.
Luang Prabang là tỉnh miền núi nhƣng có cả nông thôn và đô thị,
hoạt động thƣơng mại có sự đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, Luang
Prabang còn có vị trí địa lý rất thuận lợi là đƣờng qua giữa các tỉnh
miền Trung với các tỉnh miền Bắc, có nhiều tiềm năng để phát triển
thƣơng mại. Tuy nhiên, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng
mại cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong
thực tiễn.
Bên cạnh đó, mặc dù là một tỉnh có điều kiện phát triển du lịch, là
đầu mối buôn bán hàng hóa, nhƣng Luang Prabang chƣa có chính sách
hợp lý, chƣa khai thác hết lợi thế của địa phƣơng về hoạt động thƣơng
mại để tăng thu ngân sách, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cho tỉnh. Tỉnh
dồi dào về nguồn lao động nhƣng lại thiếu lao động đáp ứng yêu cầu
công việc, tiếng Anh và tính chuyên nghiệp còn kém, thiếu sự quan tâm
đào tạo. Không chỉ hạn chế trong tầm nhìn, trong hỗ trợ phát triển du

lịch, về thủ tục hành chính cho hoạt động thƣơng mại còn rƣờm rà, mất
nhiều thời gian để một doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại đƣợc ra
đời, cản trở đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ. Vì lẽ đó, tác giả luận văn đã
2


chọn “Quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Luang
Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
- Luận văn với đề tài: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt
động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào” (2006), của Khăm Kâng Phiu Van Na.
- Nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
thương mại ở thủ đô Viêng Chăn Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”
(2007), của tác giả Tích Lítđa Vông.
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Minh Đức (2007), Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Luận văn thạc sỹ về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (2010) của Đặng Thế Kiên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trong luận văn thạc sĩ quản lý công với đề tài "Quản lý nhà
nước về hoạt động thương mại dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” (2011), của tác giả Dƣơng Thành Phụng.
- Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế đề tài“Quản lý nhà nước về
thương mại ở Thành phố Đà Nẵng” (2013) của Bùi Văn Quang, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về thương mại ở
tỉnh Khăm Muôn, CHDCND Lào” (2013) của Khăm Pheo Sải Pạ Đít,

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
3


- Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý nhà nước đối với
hoạt động thương mại ở Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” (2014)
của Hoàng Trọng Quyết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trong bài “Tính cấp thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt
động thương mại ở CHDCND Lào” (2014), của tác giả Vi Lay Sẳn
Tị Vông.
- Trong bài “Quản lý thương mại ở Thủ đô Viêng Chăn”
(2015) của tác giả Khăm Phu Văn La Xa Chắc.
Mặc dù các công trình đã đề cập đến những khía cạnh nhất định
của QLNN đối với hoạt động thƣơng mại, nhƣng chƣa có công trình
nào đề cập đến quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại tỉnh Luang
Prabang. Vì lẽ đó, tác giả luận văn chọn đề tài "Quản lý nhà nước
về thương mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào hiện nay" là không trùng với bất cứ đề tài
nào đã nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề khoa học về
quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại, phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang,
luận văn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối
với thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang đến năm 2025 và tầm nhìn
đến 2030.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ bản chất của thƣơng mại, các hoạt động thƣơng mại chủ
yếu, những lý do phải quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại

và những nội dung Nhà nƣớc cần quản lý.
4


- Phân tích thực trạng QLNN về thƣơng mại ở tỉnh Luang
Prabang trong giai đoạn 2011-2015; đánh giá những kết quả đạt đƣợc,
chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà
nƣớc về hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc đối với thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang giai đoạn 2016 đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là
hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang, trong
đó tập trung vào nghiên cứu cơ chế chính sách thƣơng mại, công tác
xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại tại
tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động thƣơng mại và
QLNN về thƣơng mại trong phạm vi tỉnh Luang Prabang, từ năm 2010
đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phƣơng
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin theo quan điểm chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ trƣơng, đƣờng lối chính
sách của Đảng NDCM Lào.
- Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phƣơng pháp luận đã nêu
trên, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp: tổng hợp, phân tích, so
sánh, thống kê để giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
5



- Luận văn hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề khoa học
về hoạt động thƣơng mại, làm rõ bản chất của quản lý nhà nƣớc về
thƣơng mại.
- Luận văn đánh giá đầy đủ những thành tựu và hạn chế, xác định
nguyên nhân của những hạn chế nhằm đƣa ra những căn cứ xác đáng
và giải pháp cho những yếu kém thực tế của quản lý nhà nƣớc về
thƣơng mại tại Luang Prabang.
- Bên cạnh việc chỉ ra những nguyên nhân yếu kém, luận văn góp
phần đƣa ra ý tƣởng về việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà
nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang, đồng thời gợi ý
cho các tỉnh khác thuộc CHDCND Lào có điều kiện tƣơng tự vận dụng
nhằm thúc đẩy phát triển thƣơng mại.
- Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu, giảng dạy và học tập tại các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc,
đồng thời là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt động thực tiễn, nhà
hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và gợi mở những vấn đề
cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa
bàn tỉnh Luang Prabang nƣớc CHDCND Lào
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang, nƣớc Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào.

6



Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG
MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm thƣơng mại
Thƣơng mại là toàn bộ các hoạt động mua bán, cung ứng hàng
hóa, dịch vụ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động khác trên thị trƣờng
nhằm mục đích sinh lời.
1.1.2. Hoạt dộng thƣơng mại
Hoạt động thƣơng mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi
thƣơng mại của thƣơng nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ thƣơng mại và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm
mục đích lợi nhuận. Hoạt động thƣơng mại có một số đặc điểm cơ
bản nhƣ: Hoạt động thƣơng mại nằm ở khâu trung gian giữa sản xuất
và tiêu dùng; Hoạt động thƣơng mại là hoạt động mang tính nghề
nghiệp do thƣơng nhân thực hiện; Mục tiêu của hoạt động thƣơng
mại là kinh doanh vì lợi nhuận; Hoạt động thƣơng mại phải đƣợc nhà
nƣớc ghi nhận bằng chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TẠI CẤP TỈNH
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại
Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại là bộ phận hợp thành của quản
lý nhà nƣớc về kinh tế, đó là sự tác động hƣớng đích, có tổ chức của hệ
thống cơ quan QLNN đến các thƣơng nhân, bằng các công cụ, nguyên
tắc và phƣơng pháp quản lý, nhằm hƣớng hoạt động thƣơng mại phù
hợp với mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế.
7



1.2.2. Chức năng của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nƣớc
về thƣơng mại
Chức năng QLNN về thƣơng mại của chính quyền cấp tỉnh là
chức năng quản lý nhà nƣớc của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy
ban nhân dân (UBND) tỉnh.
Chức năng của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý thƣơng mại
đƣợc hình thành một cách khách quan, nó quy định các nhiệm vụ hoặc
hoạt động quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh về thƣơng mại.
Về cơ bản, chức năng quản lý thƣơng mại của chính quyền cấp tỉnh bao
gồm các chức năng: Định hƣớng phát triển thƣơng mại cho địa
phƣơng; Tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho các chủ thể hoạt động
thƣơng mại; Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thƣơng mại;
Lãnh đạo, điều hành chung về thƣơng mại của tỉnh; Kiểm tra, giám sát
các quan hệ trao đổi, các hoạt động thƣơng mại.
1.2.3. Sự cần thiết khách quan trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng
mại của chính quyền cấp tỉnh
Thƣơng mại là lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong khâu phân
phối và lƣu thông của nền kinh tế. Trong quá trình này, thƣơng mại
có những tác động đến kinh tế, xã hội và chính cộng đồng thƣơng
nhân. Vì lẽ đó, hoạt động thƣơng mại vì mục tiêu lợi nhuận của nhà
đầu tƣ ở các địa phƣơng hay vùng lãnh thổ đều cần có sự quản lý
chung, thống nhất bởi các cơ quan, tổ chức đại diện nhà nƣớc đóng
trên địa bàn tỉnh.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh đối với
hoạt động thƣơng mại
Quản lý nhà nƣớc về hoạt động thƣơng mại của chính quyền cấp
tỉnh bao gồm các nội dung: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách
8



phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh; Tổ chức bộ máy quản lý nhà
nƣớc về thƣơng mại tại tỉnh; Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh;
Hỗ trợ hoạt động thƣơng mại; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm hoạt động thƣơng mại.
1.3. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
1.3.1. Các yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan là các điều kiện kinh tế thị trƣờng, môi trƣờng
kinh doanh chung của cả nƣớc và môi trƣờng quốc tế tác động qua lại
kết hợp với các nguồn lực kinh tế trên địa bàn tỉnh.
1.3.2. Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan là từ phía các nhà quản lý, hoạch định các
chính sách có tác động trực tiếp đến hoạt động của quản lý thƣơng mại
ở tỉnh.

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH TRONG
NƢỚC VÀ QUỐC TẾ
Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Viêng Chăn, Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào và kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh,
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động thƣơng mại tại
một số tỉnh, thành, bài học rút ra từ những kinh nghiệm quản lý có hiệu
quả là:
- Về phía chính quyền tỉnh: Cần xác định lại chức năng, nhiệm vụ
cho Sở Công Thƣơng, nhằm đảm bảo sự phù hợp với chuyên môn, để
9



Sở phát huy vai trò tham mƣu hiệu quả cho UBDN tỉnh. Chính quyền
tỉnh cũng cần tăng cƣờng mở rộng tự do kinh doanh thƣơng mại cho
các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tham gia
quan hệ mua bán, cung cấp hàng hóa đầy đủ cho thị trƣờng, tạo việc
làm cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy xuất - nhập khẩu hàng
hóa phù hợp với đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nƣớc.
- Về phía Sở Công Thƣơng: Cần phát huy vai trò của cơ quan chủ
trì, chủ động nghiên cứu, phân tích tiềm năng, lợi thế địa phƣơng, tình
hình thị trƣờng trong tỉnh, ngoài tỉnh, tham mƣu cho lãnh đạo tỉnh ban
hành chính sách phát triển và quản lý thƣơng mại phù hợp với từng thời
kỳ. Phối hợp với các Sở, Ban ngành trong tỉnh quản lý có hiệu quả
thƣơng nhân nƣớc ngoài hoạt động chính thức và vãng lai trên địa bàn
tỉnh. Tổ chức giáo dục hƣớng dẫn cho các cá nhân, pháp nhân kinh
doanh thƣơng mại chấp hành tốt các quy định của pháp luật nhà nƣớc.

Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chƣơng 1 tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý
nhà nƣớc về thƣơng mại. Trong các nội dung này nhằm giải quyết vấn
đề cơ bản về đối tƣợng quản lý (tổng quan về thƣơng mại), chức năng,
nội dung và sự cần thiết của QLNN về thƣơng mại. Quản lý nhà nƣớc
về thƣơng mại là bộ phận hợp thành của quản lý nhà nƣớc về kinh tế,
đó là sự tác động hƣớng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý
nhà nƣớc đến các thƣơng nhân, bằng các công cụ, nguyên tắc và
phƣơng pháp quản lý, nhằm hƣớng hoạt động thƣơng mại phù hợp với
mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế. Hoạt động QLNN trong lĩnh vực
thƣơng mại ở cấp tỉnh chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, bao
10



gồm các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Ngoài ra, nội dung
chƣơng này còn nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về
thƣơng mại của một số tỉnh, thành trong nƣớc và quốc tế để rút ra bài
học kinh nghiệm cho tỉnh Luang Prabang.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH LUANG PRABANG
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
LUANG PRABANG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số
Luang Prabang nằm ở phía Bắc của Lào bên Sông Mê Kông,
trƣớc kia đây từng là kinh đô của một vƣơng quốc mang tên Lạn Xạng
(Vƣơng quốc Triệu Voi) Vƣơng quốc Lào. Từ thế kỷ XIV đến trƣớc
năm 1975, đây vẫn là thủ đô hoàng gia, trung tâm của vƣơng quốc Lào.
Do tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử nên đến năm 1995, tỉnh Luang
Prabang đƣợc UNESSCO công nhận là di sản thế giới về văn hóa, lịch
sử và thiên nhiên.
Tỉnh Luang Prabang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
và chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa mƣa (từ tháng 6 đến tháng 10)
và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5). Nhiệt độ thấp nhất là 12◦c, cao
nhất 39◦c. Nằm ở vùng kinh tuyến 21◦10' và đƣờng vĩ tuyến 19◦15'giống
nhƣ hình trái tim nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào.
Tỉnh Luang Prabang có diện tích 20.009 km2. Phần lớn địa hình
lãnh thổ tỉnh là đồi núi cao (chiếm 85%), có nhiều loại khoáng sản, có
nhiều mỏ đã đƣợc thăm dò, khai thác. Tỉnh có 13 lƣu vực sông và suối
nhƣ: Sông Mê Kông, Sông Nặm Khan, Sông Nặm U, Sông Nặm
11


Xƣơng,… Tổng diện tích lƣu vực 13.000 km2 với chiều dài sông suối

15.470 km.
Hành chính và dân số: Tỉnh Luang Prabang có 12 huyện, thị,
Chia thành 762 bản, với 76.009 hộ gia đình. Tổng dân số của tỉnh là
454.000 ngƣời. Mật độ dân số năm 2013 là 26 ngƣời/km2. Cơ cấu xã
hội dân số của tỉnh nặng sắc thái nông nghiệp nông thôn, nghề làm
ruộng 14.509 hộ gia đình, làm nƣơng 38.301 hộ gia đình và 12.455 hộ
gia đình là nghề dịch vụ.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang
- Về kinh tế
Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Luang Prabang trong 5 năm
(2011-2015) đạt 23.746 tỷ kíp (tƣơng đƣơng với 2.927,2 triệu USD),
bình quân/năm đạt 4.749,2 tỷ kíp (tƣơng đƣơng với 585,4 triệu USD),
tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tổng sản phẩm gia tăng trung bình
8,8%/năm. Trong đó, tăng trƣởng tổng sản phẩm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng lên khoảng 3-4%/năm, công nghiệp gia tăng bình quân
12,5%/ năm và lĩnh vực dịch vụ gia tăng bình quân 12%/năm.
Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trong 5 năm tỉnh thực hiện đƣợc
819,27 tỷ kíp; Riêng năm 2009-2010 chỉ đạt 100,65 tỷ kíp nhƣng đến
năm 2014-2015 đạt 237,6 tỷ kíp. Tổng chi ngân sách nhà nƣớc 5 năm
tỉnh thực hiện 1.873,77 tỷ kíp; Riêng năm 2009-2010 thực hiện đƣợc
203,6 tỷ kíp và đến năm 2014-2015 lên đến 572,3 tỷ kíp.
Giá trị lƣu thông hàng hóa bán buôn và bán lẻ trong 5 năm đạt
3.009,7 tỷ kíp; Riêng năm 2014-2015 đạt 1.452 tỷ kíp.
Trong 5 năm qua tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đã có sự
thay đổi nhƣ: tăng lên từ 1.141 USD/ngƣời/năm trong năm 2010-2011
thành 1.532 USD/ngƣời/năm trong năm 2014-2015. Cơ cấu kinh tế của
12


tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp định hƣớng kế hoạch 5
năm đã đề ra. Đến năm 2015, lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm 32%,

lĩnh vực công nghiệp chiếm 23% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 45%.
- Về xã hội
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, chính quyền tỉnh đã có sự
quan tâm phát triển về xã hội. Các hoạt động của chính quyền địa
phƣơng đặc biệt quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống ngƣời dân, cung cấp dịch vụ truy cập thông tin về: giáo dục, y
tế,… Thông qua các dịch vụ truy cập thông tin, chính quyền địa
phƣơng tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
rộng rãi và kịp thời; tiếp tục khuyến khích, giữ gìn văn hóa và phong
tục tập quán tốt đẹp của ngƣời dân Luang Prabang một cách vững chắc.
Chính quyền tỉnh cũng chủ trƣơng tích cực bảo vệ trật tự an toàn xã hội
và thực hiện công bằng xã hội.
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH LUANG PRABANG GIAI
ĐOẠN 2011-2015
2.2.1. Thực trạng hoạt động thƣơng mại tại tỉnh Luang PraBang
Thứ nhất, thực hiện chỉ tiêu về công nghiệp và thương mại của
tỉnh
- Giá trị xuất khẩu trong 5 năm qua thực hiện đƣợc hơn 1.676 tỷ
kíp, bằng 209,12 triệu USD, so với kế hoạch năm 2011-2015 thực hiện
đƣợc 149,14%, so với 5 năm trƣớc tăng lên 75,59%.
- Giá trị nhập khẩu thực hiện đƣợc 648,27 tỷ kíp (bằng 81,03 triệu
USD) so với chỉ tiêu năm 2011-2015 thực hiện đƣợc 139,74%, so với 5
năm trƣớc tăng lên 138,95%.
13


- Giá trị giao dịch thƣơng mại quốc tế: trong 5 năm qua thƣơng
nghiệp tự do với nƣớc ngoài có giá trị: 2.324,27 tỷ kíp (bằng 332,86
triệu USD) so với 5 năm qua tăng lên 6,8%.

- Giá trị lƣu thông hàng hóa thực hiện đƣợc 1.482 tỷ kíp, so với 5
năm qua tăng lên 10,84%.
- Tổng giá trị phân phối sản phẩm công nghiệp thực hiện đƣợc
1.283,28 tỷ kíp.
- Tổng số việc thực hiện ngân sách đầu tƣ của nhà nƣớc, tƣ nhân
và viện trợ gồm có 13 dự án. Trong đó, đầu tƣ của nhà nƣớc có 04 dự
án, Dự án đầu tƣ của tƣ nhân có 08 dự án, Dự án viện trợ có 01 dự án.
Thứ hai, xúc tiến thương mại
Thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động xúc tiến thƣơng
mại theo quy định của pháp luật; nghiên cứu thị trƣờng phục vụ hoạch
định chính sách xúc tiến thƣơng mại; thu thập, hƣớng dẫn, kiểm tra về
nội dung, điều kiện hoạt động về quảng cáo, hội trợ, triển lãm, khuyến
mại, trƣng bày, dịch vụ, giới thiệu hàng hóa theo quy định.
2.2.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại tại tỉnh
Luang PraBang giai đoạn 2011-2015
2.2.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại
về hoạt động thương mại
Sở Công Thƣơng ngoài nhiệm vụ chính là cơ quan tham mƣu cho
UBND tỉnh trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, đã xây dựng các kế
hoạch đƣợc tỉnh phê duyệt nhƣ: Kế hoạch phát triển thƣơng mại nông
thôn đến năm 2020; Kế hoạch phát triển công nghiệp và thƣơng mại 5
năm (2016-2020); Chiến lƣợc phát triển công nghiệp và thƣơng mại 10
năm (2016-2025) và tầm nhìn đến năm 2030,…
14


2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tại tỉnh
Luang Prabang
Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang đƣợc thành lập từ năm
2006, trên cơ sở hợp nhất từ hai Sở cũ là Sở Công nghiệp - Thủ công

và Sở Thƣơng mại - du lịch. Sở Công Thƣơng là cơ quan chuyên môn
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp
và thƣơng mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Sở Công thƣơng cũng là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan khi thực hiện các hoạt động quản lý thƣơng mại.
Tổng số cán bộ - công chức của ngành Công Thƣơng trên địa bàn
tỉnh là 124 ngƣời (nữ 30 ngƣời). Trong đó, cấp tỉnh 46 ngƣời (nữ 14
ngƣời) và cấp huyện 78 ngƣời (nữ 16 ngƣời).
2.2.2.3. Tổ chức đăng ký kinh doanh
Kể từ ngày 13/9/2010-12/9/2015 đã tổ chức đăng ký kinh doanh
đƣợc 3.720 đơn vị, tổng vốn đăng ký 926.918.765.977 kíp (tƣơng
đƣơng 91.561.313 USD); trong đó, trong nƣớc 3.569 đơn vị, nƣớc
ngoài 48 đơn vị, hợp tác trong nƣớc và nƣớc ngoài 21 đơn vị.
2.2.2.4. Hoạt động cung cấp thông tin về thị trường cho các thương
nhân
Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng nhƣ Sở Công Thƣơng tỉnh Luang
Prabang thƣờng xuyên cập nhật thông tin về thị trƣờng trong nƣớc,
quốc tế đối với các mặt hàng, số lƣợt các khách du lịch đến khu vực,
trong nƣớc và đến tỉnh,… để cung cấp thông tin cho các cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế, phục vụ kịp thời trong sản xuất và kinh doanh.
2.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thương mại
Trong thời gian qua, Sở Công thƣơng đã phối hợp với các sở, ban
ngành có liên quan, tiến hành hàng nghìn lƣợt kiểm tra, thanh tra đối
15


với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại. Các
hoạt động của các cơ quan chú trọng vào kiểm tra, giám sát hàng hóa,
đặc biệt là xuất-nhập khẩu và lƣu thông trên nội địa, kể cả kiểm tra
hàng hóa hết hạn sử dụng trong thị trƣờng và các cửa hàng trong trung

tâm thị xã Luang Prabang. Sở Công thƣơng đã phối hợp với Cục an
toàn phòng chống cháy nổ, Bộ Công an kiểm tra các trạm xăng, phát
hiện một số vi phạm và xử lý kịp thời.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH LUANG PRABANG
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng
mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang
Công tác QLNN đối với hoạt động của thƣơng nhân trong lĩnh
vực thƣơng mại có nhiều tiến triển. XTTM của tỉnh phát triển nhanh cả
về lƣợng và chất, hình thức tổ chức xúc tiến thƣơng mại phong phú và
đa dạng. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về
thƣơng mại trên địa bàn đã đƣợc thực hiện tốt, thƣờng xuyên, liên tục.
Công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ có nhiều cố gắng, dần đi
vào nền nếp, đặc biệt là công tác đánh giá, quy hoạch, đề bạt và luân
chuyển cán bộ đƣợc coi trọng và có nhiều chuyển biến mới.
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên
địa bàn tỉnh Luang Prabang
Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch về thƣơng mại còn nhiều bất cập so với thực tế;
Hoạt động quản lý thƣơng mại ở trung ƣơng còn tập trung cao, giảm
hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại tỉnh; Công tác xây dựng
kế hoạch phát triển thƣơng mại tại tỉnh thiếu tính khoa học; Chức năng
tổ chức, quản lý và phát triển thị trƣờng chƣa theo kịp thực tế; Thủ tục
16


đăng ký kinh doanh rƣờm rà, phức tạp, gây chậm trễ; Hoạt động xúc
tiến thƣơng mại thiếu tính chuyên nghiệp và phối hợp chƣa hiệu quả;
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về thƣơng mại
trên địa bàn tỉnh còn nhiều yếu kém; Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

công chức quản lý hoạt động thƣơng mại trên địa bàn chƣa theo kịp
thực tế.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Hầu hết các chủ trƣơng chính sách và giải pháp thực hiện của
Nhà nƣớc về lĩnh vực thƣơng mại còn chung chung, chƣa thực sự đi
vào đời sống, tác động vào thực tiễn còn mờ nhạt, hiệu quả chƣa cao,
gây khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn QLNN về hoạt động
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, huyện chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ,
thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ sung. Chế tài xử phạt các vi phạm trong
lĩnh vực thƣơng mại còn nhẹ, chƣa đủ sức răn đe.
- Quy định về tổ chức bộ máy QLNN về thƣơng mại ở cấp cơ sở
chƣa hợp lý,…
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan QLNN về thƣơng mại với
các ngành chức năng liên quan, các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh chƣa
thực sự chặt chẽ, nhịp nhàng. Sự gắn kết, trao đổi thông tin, hỗ trợ
nghiệp vụ giữa cơ quan QLNN về thƣơng mại của tỉnh với các tỉnh
giáp ranh và trung ƣơng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục.
17


- Trình độ năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý
nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn chƣa đáp ứng yêu cầu công việc.
Hoạt động quản lý thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại thiếu tính chuyên
nghiệp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Công tác cải cách hành chính chƣa đồng bộ, triệt để.

Tiểu kết chƣơng 2
Trong chƣơng 2 này đã khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình
KT-XH, thực trạng QLNN đối với hoạt động thƣơng mại ở tỉnh Luang
Prabang trong những năm gần đây. Nội dung nghiên cứu bao gồm thực
trạng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại; Tổ
chức bộ máy QLNN; Tổ chức đăng ký kinh doanh; Hoạt động hỗ trợ
thƣơng mại và giải quyết tranh chấp thƣơng mại; Thực hiện thanh tra,
kiểm tra, giám sát thƣơng mại. Đánh giá hoạt động QLNN về thƣơng
mại, những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và hệ quả, nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan của hạn chế.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LUANG PRABANG NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG PRABANG
3.1.1. Định hƣớng của Bộ Công Thƣơng-Lào giai đoạn 2016-2020.
Trong giai đoạn 2016-2020 Bộ Công Thƣơng có 8 chiến lƣợc chủ
yếu là: Phát triển và khuyến khích xuất khẩu hàng hóa; Phát triển hệ
18


thống chợ và quản lý hàng hóa và giá cả; Mở rộng quan hệ hợp tác
thƣơng mại với nƣớc ngoài; Quản lý và sử dụng lợi ích nhập khẩu hàng
hóa; Là trung tâm hội nhập kinh doanh thƣơng mại hàng hóa và thƣơng
mại dịch vụ qua biên giới; Khuyến khích và phát triển doanh nghiệp
(chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ); Thực hiện CNH, HĐH các
ngành công nghiệp - thƣơng mại; Phát triển nguồn nhân lực và hệ
thống quản lý hành chính.

3.1.2. Kế hoạch phát triển thƣơng mại tại Lào
Phấn đấu cung cấp hàng hóa trên thị trƣờng có sự ổn định,
thƣờng xuyên và ngày càng tốt và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Phát
triển mạng lƣới thu mua và lƣu thông phân phối hàng hóa rộng rãi trên
phạm vi cả nƣớc theo đặc điểm riêng của hàng hóa và nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng; Tiếp tục nâng cao quản lý thƣơng mại có hiệu lực và
phát triển thƣơng mại có khả năng đầy đủ trong thúc đẩy sản xuất hàng
hóa; Mở rộng cho các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh; Tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, quản lý hàng
hóa và giá cả để đảm bảo ổn định về kinh tế và để bảo vệ ngƣời tiêu
dùng; Tập trung thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Lào sản xuất;
Huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ
vào xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất của ngành thƣơng mại,…
3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại của tỉnh Luang
Prabang
3.1.3.1. Phương hướng phát triển việc hội nhập
Phát huy sự quan hệ hợp tác kinh tế với các nƣớc xung quanh
một cách chủ động và hiệu quả, hai bên cùng có lợi; Chủ động phối
hợp với các viện nghiên cứu, viện khoa học để giúp các doanh nghiệp
sáng tạo, phát triển và thiết kế sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh;
19


Tuyên truyền thông tin về độc quyền thƣơng mại mà hiện nay Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào đƣợc nhận trên tạp chí, bài báo, đài phát
thanh, đài truyền hình và hệ thống mạng Internet,…
3.1.3.2. Phương hướng phát triển việc tạo lập môi trường kinh doanh
Xây dựng quy chế quản lý thích hợp để thúc đẩy cạnh tranh
thƣơng mại có sự công bằng, minh bạch và có thể kiểm toán đƣợc; Xây
dựng hệ thống chính sách đặc biệt thúc đẩy sản xuất sạch sẽ và bảo vệ

môi trƣờng, đặc biệt là sản xuất sản phẩm xanh (Green products) mà
tỉnh Luang Prabang có tiềm năng cạnh tranh; Phát triển mạng lƣới
thƣơng mại một cách đồng bộ đến các huyện, bản, đặc khu phát triển
của tỉnh.
3.1.3.3. Phương hướng phát triển việc tạo năng lực cạnh tranh
Hiện đại hóa sử dụng hệ thống ICT (E-goverment) vào trong dịch
vụ của ngành thƣơng mại đối với hoạt động kinh doanh của tƣ nhân;
Thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ - công chức; Thúc đẩy các kinh doanh nhỏ, vừa và lớn để có khả
năng củng cố chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ; Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhà nƣớc; Phối hợp với các ban ngành liên
quan trong việc nâng cấp độ dịch vụ về vận chuyển hàng hóa, giảm bớt
chi phí lƣu thông,…
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG PRABANG
Để hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh
Luang Prabang, trong thời gian tới tỉnh cần có những giải pháp nhƣ:
- Xây dựng chính sách phù hợp để phát triển thƣơng mại trên địa
bàn tỉnh;
20


- Sửa đổi, bổ sung, tuyên truyền, phổ biến văn bản quản lý nhà
nƣớc về thƣơng mại;
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán
bộ, công chức QLNN đối với thƣơng mại trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan chức năng, triển khai
quản lý thƣơng mại hiệu quả;
- Hoàn thiện hoạt động đăng ký kinh doanh;
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thƣơng mại phát triển;

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và
xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm;
- Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý
nhà nƣớc về thƣơng mại.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG
PRABANG
3.3.1. Đối với Chính phủ nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Kiến nghị đối với Chính phủ nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật
kinh tế - thƣơng mại trong nƣớc cho sát với các chế định của (WTO);
tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cƣờng vấn đề ủy quyền phân
cấp của các bộ, ngành cho địa phƣơng, công khai minh bạch quy trình
thủ tục hành chính từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong vấn đề giải
quyết các thủ tục hành chính về thƣơng mại.
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang
Kiến nghị đối với UBND tỉnh Luang Prabang phải có các chủ
trƣơng và biện pháp chỉ đạo các sở ban ngành tỉnh tham mƣu và thực
hiện những vấn đề có liên quan đến ngành thƣơng mại.

21


Tiểu kết chƣơng 3
Chƣơng 3 này tác giả đã tập trung nghiên cứu các mục tiêu, quan
điểm, phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại chung của Bộ Công
Thƣơng; quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu và định hƣớng phát triển thƣơng
mại của tỉnh Luang Prabang trong thời gian tới nhƣ: tầm nhìn, chiến
lƣợc và kế hoạch phát triển thƣơng mại và đã đề xuất ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện QLNN về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, còn có một số kiến nghị đối với Chính phủ nƣớc Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào và đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Luang
Prabang nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn
tỉnh Luang Prabang trong giai đoạn tới.
KẾT LUẬN
Thƣơng mại là lĩnh vực hoạt động kinh tế của các chủ thể cơ bản
trong nền kinh tế thị trƣờng, chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật
kinh tế và tác động trở lại đối với kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nƣớc đối
với các hoạt động thƣơng mại là hoạt động quản lý khó khăn, phức tạp,
cần đƣợc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để đạt hiệu quả và thúc đẩy
kinh tế phát triển. Tại CHDCND Lào, hiện đang trong quá trình chuyển
đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN. Vì vậy, hoạt động thƣơng mại đóng vai trò
rất quan trọng đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Để
phát huy thế mạnh của hoạt động thƣơng mại, nhà nƣớc cần phải xây
dựng kế hoạch chiến lƣợc và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc
về thƣơng mại. Tại các địa phƣơng, nhất là các tỉnh lớn, thủ đô Viêng
Chăn có điều kiện phát triển, hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng
mại đƣợc quan tâm đúng mức sẽ tạo điều kiện cho thƣơng mại phát
triển, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển ngày càng cao, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đất nƣớc.
22


Luang Prabang là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát
triển thƣơng mại. Mặc dù vậy, hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng
mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang còn có những hạn chế, chƣa có kế
hoạch đồng bộ cho chiến lƣợc phát triển. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng
mại tỉnh những năm gần đây đang bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, cần
nghiên cứu để tìm ra những phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý

nhà nƣớc về thƣơng mại phù hợp với yêu cầu mới. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại ở tỉnh Luang
Prabang trong thời gian sắp tới. Xuất phát từ yêu cầu đó, học viên chọn
đề tài “Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang, Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào” để làm luận văn thạc sỹ. Những đóng góp
của luận văn đạt đƣợc một số kết quả sau đây:
- Đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc
trong lĩnh vực thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang và vai trò thƣơng mại
của Luang Prabang đối với sự phát triển của tỉnh nói riêng và đất nƣớc
nói chung. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại
của một số tỉnh/thành của Lào và Việt Nam để rút ra những kinh
nghiệm cho tỉnh Luang Prabang.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nƣớc về
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang giai đoạn 2011-2015.
Trong đó, luận văn đã nêu bật những ƣu điểm đồng thời phân tích
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản
lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang. Đề xuất
phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện về hoạt động quản lý nhà nƣớc
về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc
về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang.
23


×