Phần thứ nhất
TẬP LÀM VĂN
A. VĂN BẢN
I. Chủ đề
1. Chủ đề là gì?
Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong
văn bản.
VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa.
- Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau:
“Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con
thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi
mẹ”
- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương
dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.
2. Chuyện với chủ đề
- Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề
VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê
Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –
men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng.
Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết
yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá
để giải phóng, để giành lại tự do.
- Vậy “chuyện” và “chủ đề” của truyện “lão Hạc” là gì?
+ Chuyện về lão Hạc- một người nông dân vì nghèo đói quá nên đã tìm đến cái chết
bằng cách ăn bả chó tự tử sau khi đã bán chó, dành dụm tiền cho đứa con trai đang làm thuê
ở đồn điền cao su.
+ Chủ đề: Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao
quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của
nhà văn đối với người nông dân.
3. Đại ý:
Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một
đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần
phân biệt đại ý với chủ đề.
VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
- 4 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
- 4 câu thơ cuối (2 câu luận + 2 câu kết) ; nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý)
=> Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày
tàn.
4. Đa chủ đề: một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có
nhiều chủ đề (đa chủ đề)
VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tình
yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong
cảnh tù đầy.
- “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề
+ Những khổ cực đày đoạ của thân tù
+ ý chí kiên cường bất khuất, lạc quan
+ Lòng khao khát tự do
+ Lòng yêu nước
+Lòng thương người
1
+Tình yêu thiên nhiên
+Phong thái ung dung, tự tại
…
Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại
+ Hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo.
- Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “tam quốc chí”, “tây du kí”, “thuỷ
hử”, “chiến tranh và hoà bình”… đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu. Nhưng có những tác
phẩm quy mô nhỏ vẫn có thể có nhiều chủ đề.
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” có các chủ đề sau:
+ Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc
+ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc, thuỷ chung…)
+ Cảm thông với thân phận, số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người bảo chỉ có một chủ đề: tình
bạn cố tri chân thành, chung thuỷ. Có người lại cho rằng có hai chủ đề:
+ Tình bạn đẹp, chân thành
+ Hai cuộc đời thanh bạch của một nhà nho.
Ý kiến của em thế nào?
5. Tính thống nhất của chủ đề
Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết.. là xương thịt của tác phẩm, thì chủ
đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản
thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác
phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề. Tựa như nền, móng, cột kèo, xà, tường,
nóc, ngói, tranh… hợp thành mới ra cái nhà.
Tính thống nhất của chủ đề là sự liên kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ phận tác
phẩm như nhan đề, lời đề từ (nếu có), từ ngữ hình tượng, giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân
vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)- tạo thành một chỉnh thể. Sự thừa, thiếu trong
tác phẩm là hiện tượng biểu lộ sự non yếu của tác giả đã phá vỡ tính thống nhất của chủ đề.
VD: Truyện ngắn “cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề
đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ:
- Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm
- Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra.
- Hai anh em chia đồ chơi
- Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B.
- Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê…. Thành nhìn theo bóng
em gái rối khóc.
=> Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là:
- Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau)
- Tình thương yêu của anh em, của bè bạn trong bi kịch gia đình.
*BÀI TẬP
Bài 1
1. Phân tích bố cục bài “Rừng cọ quê tôi” (trang 13 –sách ngữ văn 8)
2. Giới thiệu hai câu văn biểu cảm trực tiếp
3. Chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi” là gì?
Gợi ý: Đây là một văn bản biểu cảm rất đặc sắc
Phần I: Câu mở đầu tác giả tự hào giới thiệu cảnh “rừng cọ trập trùng”, là vẻ đẹp của
sông Thao quê tôi không có nơi nào đẹp bằng
Phần II: gồm 3 đoạn văn tả cây cọ, rừng cọ và lợi ích của nó
+Đoạn 1: tả cụ thể cây cọ: thân cao vút thẳng, rất dẻo dai “gió bão không thể quật ngã”.
Búp cọ “như thanh kiếm sắc vung lên”. Cây non… “lá đã xoà sát mặt đất”. Lá cọ tròn xoe
2
“như một rừng tay vẫy”. Rừng cọ là nơi trú ngụ ca hót của đàn chim khi mùa xuân về. Tất cả
các chi tiết : thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ, rừng cọ mùa xuân, đều thể hiện rừng cọ rất đẹp,
cây cọ có một sức sống vô cùng mạnh mẽ.
+ Đoạn 2: Nói rừng cọ với tuổi thơ tác giả. Tâm hồn tác giả đã gắn bó thiết tha với
rừng cọ. Căn nhà “núp dưới rừng cọ”. Ngôi trường “khuất trong rừng cọ”. Con đường đi học
“đi trong rừng cọ”. Ngày nắng, ngày mưa có bóng cọ chở che.
+ Đoạn 3: Rừng cọ gắn bó với đời sống vật chất của người dân sông Thao. Cha làm
chổi cọ, mẹ lấy móm lá cọ đựng hạt giống. Chị đan lá cọ, làm mành cọ, lán cọ để xuất khẩu.
Trẻ chăn trâu nhặt trái cọ đem về om, “ăn vừa béo vừa bùi”
- Phần 3, tác giả nhắc lại câu hát: “cơm nắm lá cọ là người sông Thao”, rồi khẳng định
một tình yêu thuỷ chung của người sông Thao: “đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình”
2. Có hai câu văn biểu cảm trực tiếp nói lên tình cảm của tác giả, của người sông Thao
đối với rừng cọ quê nhà
- Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng
- Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình
3. Chủ đề “rừng cọ” quê tôi là gì?
- Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao
- Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao.
Bài 2: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh?
Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó?
Gợi ý
1. Xuất xứ, chủ đề
Truyện “tôi đi học” như một trang hồi kí ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi
thơ trong buổi tựu trường, truyện được in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
“Tôi đi học” đã thể hiện những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, tâm trạng
bâng khuâng, hồi hộp của một em bé trong buổi tựu trường. Em “như một con chim con
đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
2. Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học”
Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của chú bé
(nhân vật “tôi”) trong buổi tựu trường.
- Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren con đường làng dài và hẹp trong một buổi mai đầy
sương thu và gió lạnh. Lòng tôi “có sự đổi thay lớn”… nên tôi thấy cảnh vật thân quen trở
nên “lạ”
- Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút, thước… tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa bút thước
cho cầm thử để thử sức mình.
- Thấy trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng Hoà Ấp, đông đặc cả người, ai
cũng áo quần sạch sẽ, gương mạt vui tươi sáng sủa. Lòng tôi “đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Học trò
mới “thèm vụng và ước ao thầm”… được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy đề khỏi
“rụt rè” trong cảnh lạ
- Nghe tiếng trống trường dội vang, nghe ông đốc đọc tên, các học sinh mới đều khóc,
còn tôi cũng nức nở theo. Nghe gọi đến tên minh, tôi “giật mình và lúng túng”, quên cả mẹ
đang đứng sau. Khi thấy giáo trẻ dẫn vào lớp, tôi cảm thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lần
nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.
- Vào ngồi trong lớp, tôi thấy một mùi hương lạ xông lên; tôi bâng khuâng ngắm nhìn
xung quanh, nhìn bạn… rồi vòng tay lên bàn, nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc bài
tập viết: “Tôi đi học”
=> Các chi tiết trên không chỉ thể hiện diễn biến sự việc, cảnh vật và tâm trạng nhân
vật “tôi” trong buổi tựu trường mà còn gắn kết với nhau trong một thời gian (buồi sớm đầy
sương thu và gió lạnh), trong ba không gian: con đường làng dài và hẹp, sân trường làng Mĩ
3
Lí, phòng học lớp Năm. Cảnh vật và tâm trạng đều diễn biến, hoà quyện, không thừa. Ví dụ
con chim nhỏ đậu trên cửa sổ lớp học rồi vụt cách bay đi.
Qua đó ta thấy tính thống nhất của chủ đề truyện “tôi đi học”: tâm trạng hồi hộp, bâng
khuâng, tình cảm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ trong buổi tựu trường (đầu tiên của đời
mình)
Bài 3: Cho đề văn sau: “Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một của em”.
Có hai bạn triển khai hai hướng như sau:
Hướng 1:
a,Chú em cho em một chiếc cặp sách rất đẹp khi em sắp vào năm học lớp Tám. Chiếc
cặp đã gợi nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một
b, Cách đây tám năm, ngày đầu tiên đi học lớp Một, bà nội đưa em đi, vì bố mẹ em đi
công tác xa.
c, Bà đã già nên không kịp ra phố mua cặp mới cho em, em đựng sách trong túi vải rất
to của bà, trông rất ngộ.
d, Hai bà cháu đi dò qua sông, sang trường học. Trên đò rất nhiều các bạn và các vị phụ
huynh. Không khí như ngày hội, ai cũng mặc quần áo đẹp. Giá như mọi ngày em sẽ gấp
chiếc thuyền giấy thả trôi sông. Nhưng hôm nay, em đứng thật nghiêm chỉnh trên đò.
e, Ấn tượng của buổi học đầu tiên là hình ảnh cô giáo của em. Cô rất dịu dàng và đặc
biệt có hai bím tóc dài tới tận khoeo chân. Lời nói của cô: “con đưa mũ để cô cất nào” và nụ
cười của cô- đến tận bây giờ em vẫn không quên.
Hướng 2:
a. Hôm em sang trường dự khai giảng năm học lớp Tám, em đã tự đi xe đạp một mình.
Em bỗng mỉm cười nhớ lại cái ngày đầu tiên ở lớp Một mẹ đưa em đến lớp
b. Từ nhà em ở phố Mai Hắc Đế, đi qua phố Tô Hiến Thành, đi thẳng rất lâu mới đến
trường cấp I, II Vân Hồ. Em rất ghét mấy chị lớn hơn em một chút, thấy em lũn cũn cắp cặp
đi học, cứ đùa doạ bắt trói em và đem nhốt. Cái năm “ngớ ngẩn” ấy, em rất sợ các chị.
c. Vào lớp học, cô giáo đi thu mũ nón của các bạn trong lớp để gọn gàng một góc lớp.
Em đã thật thà hỏi cô: “lát nữa con về, cô có trả mũ nón không ạ?”. Cô giáo bật cười, xoa
đầu em và bảo: “Có chứ, con!”
d, Cô giáo em có giọng nói rất hay, cô viết chữ mẫu trên bảng rất đẹp, nhưng cô lại có
tên không hay. Em nghe các bạn gọi là cô Chưng
e, Khi về nhà, sau buổi học đầu tiên, em đã hãnh diện nói với bố mẹ và chị của em là
em học lớp cô Chưng. Lập tức em đã bị chị em cười rất to và giễu: “Đó là cô Hưng. Thật là
ngớ ngẩn. Tên cô giáo cũng nghe nhầm” (Chị em học lớp ba cùng trường mà). Thật là
ngượng nhớ đời!
Theo em, hai hướng triển khai của hai bạn học sinh trên về đề văn đã cho, bạn
nào đúng, bạn nào sai? Vì sao? Có điểm nào ai bạn cùng giống nhau không ? Em thích
khai triển theo hướng nào?
Hãy trình bày hướng triển khai đề văn của riêng em và viết thành bài cụ thể.
Gợi ý: Cả hai hướng triển khai của hai bạn học sinh đều đúng. Vì các sự việc, các chi
tiết nêu ra đều hướng tới làm rõ ý cơ bản của đề bài là về kỉ niệm buổi đi học đầu tiên của
em (tức là bài văn đã xác định được sự thống nhất của chủ đề văn bản)
II- Bố cục của văn bản
1. Ghi nhớ :
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố
cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
+ Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.
+ Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
+ Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
4
- Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản,
chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo
trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao
cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
VD:
a. Văn miêu tả
- Mở bài: giới thiệu chung về ấn tượng cảm xúc đối với cảnh vật
- Thân bài: tả từng phiên cảnh cụ thể, tả khái quát toàn cảnh
- Kết bài: nêu cảm xúc, ý nghĩ
b. Văn tự sự
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện
- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện
- Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên suy nghĩ, cảm nghĩ
Câu chuyện: Con chim hồng
1. Một người đi săn ở Thiên Tân đem bẫy vào rừng đánh bắt được một con chim hồng
mái rất đẹp. Bỏ chim vào lồng, đem về. Con chim trống cứ bay theo, cất tiếng kêu rất ai oán.
Con trống bay theo về tận nhà người đi săn, kêu khóc như van xin cho đến tối mịt mới chịu
bay đi.
2. Mờ sáng hôm sau, người đi săn dậy mở cửa đã nhìn thấy con chim trống đậu trước
sân. Chim vẫy cánh nhịp nhàng như có ý ra hiệu gì. Người đi săn lại gần định bắt lấy cho
được cả đôi. Chim trống vươn cao cổ, nhả ra một cục vàng rất to, sáng lấp lánh. Người đi
săn chợt hiểu, hỏi: “muốn chuộc vợ sao?” Bèn thả con chim mái ra. Đôi chim mừng mừng
tủi tủi, quanh quẩn mãi, chưa nỡ bay đi.
3. Người đi săn cân vàng. Được hai lạng sáu đồng cân. Cầm cục vàn trên tay, anh ta
xúc động nghĩ : “ Cầm thú không biết gì mà còn chung tình thế? Có nỗi buồn nào bằng nỗi
buồn của đôi lứa phải chia li. Loài cầm thú cũng thế ư?..”
(Theo “liêu trai chí dị”)
c. Văn nghị luận
- Mở bài: nêu vấn đề
- Thân bài: giải quyết vấn đề. Có thể lần lượt dùng lí lẽ hoặc dẫn chứng để giải thích,
hay chứng minh, hay bình luận từng luận điểm, từng khía cạnh của vấn đề
- Kết bài: khẳng định vấn đề. Liên hệ cảm nghĩ
VD: Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh
- Mở bài: Tác giả nêu vấn đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Lòng yêu nước
của nhân dân ta là một truyền thống quý báu, có sức mạnh vô địch để chiến thắng thù trong,
giặc ngoài.
- Thân bài:tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung…
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống
Pháp: đủ các lứa tuổi, các thành phần giai cấp, tôn giáo, khắp mọi miền đất nước (miền
ngược, miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương, những hành động yêu nước…)
- Kết bài: tác giả nêu lên nhiệm vụ của toàn dân là phải phát huy tinh thần yêu nước để
kháng chiến và kiến quốc.
2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài
Thân bài là phần chính trung tâm, phần trọng tâm của bài văn, của văn bản. Mỗi loại
văn bản ở phần thân bài có cách bố trí, sắp xếp nội dung khác nhau.
a. Thân bài văn miêu tả: có thể sắp xếp bố trí từ cảnh này đến cảnh khác, từ bộ phận
này đến bộ phận khác theo thời gian và không gian, có cảnh chính và cảnh phụ.
5
b. Thân bài văn tự sự, có thể sắp xếp, bố trí các tình tiết, các sự việc, các nhân vật nối
tiếp hoặc xen kẽ nhau xuất hiện theo diễn biến tự nhiên của câu chuyện.
VD: truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có 5 tình tiết sau hình thành cốt truyện
và diễn biến câu chuyện:
- Mụ vợ ông lão đánh cá bảo chồng ra biển xin con cá vàng một cái máng lợn
- Mụ vợ sai chồng ra biển xin con cá vàng cho mụ một cái nhà mới
- Mụ vợ bắt chồng đi gặp con cá vàng xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân
- Mụ vợ bắt chồng đòi cá vàng để mụ được làm nữ hoàng
- Mụ vợ ông lão đánh cá đòi được làm Long Vương ngự trên mặt biển
c. Thân bài văn nghị luận: chất liệu làm nên bài văn nghị luận là lí lẽ, dẫn chứng và
cách lập luận. Thân bài của một bài văn nghị luận là hệ thống các luận điểm, luận cứ. Qua
các luận điểm, luận cứ, người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, chứng minh, bình luận
để làm nổi bật luận đề (vấn đề đã nêu ra)
VD: trong bài “thế nào là học tốt”, ông Trường Chinh đã nêu lên 4 căn cứ, 4 luận điểm
sau:
- Học tốt trước hết là học sinh phải đi học cho đều, chăm chú nghe giảng…
- Hai là học phải gắn với hành, với lao động….
- Ba là học sinh phải chăm lo học tập và rèn luyện về các mặt trí dục, đức dục, mĩ dục,
thể dục để phát triển toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa
- Bốn là, học sinh phải kính trọng thầy, cùng gánh trách nhiệm với thầy trong việc xây
dựng nhà trường xhcn….
3. Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
a. Đoạn văn là gì?
Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành. Vậy, đoạn văn là một phần của văn
bản. Đoạn văn chỉ có một câu văn, hoặc do một số câu văn tạo thành. Đoạn văn biểu đạt một
ý tương đối trọn vẹn của văn bản. Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào độ
một ô tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng.
b. Câu chủ đề của đoạn văn
Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ
hai thành phần chính C- V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng
cuối đoạn (đoạn quy nạp)
VD1 : Đảng ta vĩ đại thật. Trong lịch sử ta có ghi chuyện anh hùng dân tộc là Thánh
Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng
ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông
đánh thực dân Pháp.
(Hồ Chí Minh)
VD2: Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do của
dân tộc. Tuổi trẻ VN được cắp sách đến trường, được hưởng thụ một nền giáo dục hoàn
toàn tự do. Một chân trời tươi sáng bao la mở rộng trước tầm mắt thanh, thiếu niên nhi
đồng. Học không phải để làm quan. Học để làm người, người lao động sáng tạo, có trình độ
văn hoá, khoa học, kĩ thuật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Người người học tập, nhà nhà học tập để nâng cao dân trí. Vì vậy, học tập là nghĩa vụ của
chúng ta.
c. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn
Trong một đoạn văn các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Có thể bổ sung ý
nghĩa cho nhau; có thể liên kết, phối hợp với nhau về ý nghĩa.
4. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
6
- Dựng đoạn diễn dịch ( là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ
thể chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ
câu chốt.
VD: Em rất kính yêu mẹ. Bố thì nghiêm, mẹ thì hiền. Mẹ giống bà ngoại, từ nét mặt,
nụ cười đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo. Mẹ đã về hưu được vài năm nay. Mẹ
thức khuya, dậy sớm lo cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang. Đứa
con nào bị ốm, mẹ thở dài lo lắng, chăm sóc từng viên thuốc, từng bát cháo… Mẹ luôn dặn
các con: “nhà ta còn khó khăn, các con phải ngoan và chăm chỉ học hành”. Mỗi lần đi xa
một hai ngày, em nhớ mẹ lắm!
- Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý
chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề
đứng cuối đoạn.
Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại
VD: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau.
Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình
bạn như : “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn
Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người, hầu như
ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất.
Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta.
- Dựng đoạn song hành (là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho
nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn song hành không có câu chủ đề.
VD: Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen
thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương buông trắng xoá. Còn thuyền bơi trong sương
như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc ộc của
bạn chài săn cá, âm vang mặt vịnh. Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn
sương….
( Vịnh Hạ Long)
- Dựng đoạn móc xích ( là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo lối
móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước.
VD: Muốn xây dưng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản
xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá.
Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết.
BÀI TẬP
Bài 1: Nhận diện đoạn văn ( trang 33, 34, 35 sách “cảm thụ ngữ văn THCS 8; bài 13 tr
17, 18 sách “các dạng tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8)
Bài 2: Cho câu chủ đề sau:
a.“Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một”.
1. Viết tiếp câu chủ đề trên để có một đoạn văn diễn dịch khoảng từ 10 đến 12 câu.
2. Sau đó, hãy chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp. Nêu cách
chuyển đổi.
b. Ca dao và tục ngữ Việt Nam đã diễn tả sâu sắc tình cảm yêu thương cộng đồng.
Hãy viết tiếp câu chủ đề trên để có một đoạn văn nghị luận chứng minh kết cấu theo
kiểu tổng – phân - hợp
c. Viết đoạn văn tổng phân hợp cho sẵn câu chủ đề.
Cái tình của lão Hạc đối với “cậu Vàng” thật là hiếm có và Nam Cao đã ghi lại trong
những dòng chữ xúc động. Bởi không còn là con chó thường, cậu “vàng” đã trở thành
người thân, niềm vui, niềm an ủi đối với cuộc sống cô đơn, lủi thủi một mình của lão. Lão
7
“gọi nó là cậu Vàng như bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì
làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm, cho nó ăn cơm trong một cái bát như một
nhà giầu(…) Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn
cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó”. Tình
thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán ‘cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự
dằn vặt đau khổ. Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu vàng” với tâm trạng vô cùng đau
đớn: “lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn
ôm chầm lấy lão mà oà lên khóc”. Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc
không còn nén nổi nỗi đau đớn cứ dội lên : “mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn
xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm
mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Lão Hạc đau đớn đến thế khỏng phải chỉ vì
quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung
thành của lão. Ông lão “quá lương thiện” ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong
đôi mắt của con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc… Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu
rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó. Phải có trái tim vô cùng
nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi
với một con chó như vậy.
Bài 3: Một bạn học sinh đã có dự định sắp xếp dàn ý phần thân bài như sau và mỗi ý
bạn ấy sẽ triển khai thành một đoạn văn:
a. Kỉ niệm khi ở nhà, chuẩn bị đến trường
b. Kỉ niệm khi kết thúc buổi học
c, Kỉ niệm suốt dọc đường đến lớp
d, Kỉ niệm trong buổi lễ khai giảng
e, Kỉ niệm trong lớp, buổi học đầu tiên
1. Theo em, dàn ý thân bài mà bạn học sinh dự kiến như trên đã hợp lý chưa? Vì sao?
Nếu chưa hợp lý, hãy sửa lại.
2. Chọn một ý của dàn ý thân bài đã sửa, viết thành một đoạn văn diễn dịch hoặc quy
nạp.
Bài 4: Đề chuẩn bị cho bài viết số 1 về văn tự sự trong tuần sau, cô giáo đã hướng dẫn
cả lớp tôi làm đề văn số 2 (ngữ văn 8, tập một) như sau:
- Các em có thể chọn “người ấy” là một người bạn, hoặc một thầy giáo, cô giáo, hoặc
một người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em..
- “Sống mãi” có nghĩa là để lại những kỉ niệm sâu sắc, không thể quên. Không nên
quan niệm về sống chế, hoặc hiểu lầm là viết về người đã khuất.
- Tôi đã chọn viết về bà nội yêu quý của mình. Dự kiến phần thân bài của tôi như sau:
1. Một vài nhận xét nhanh về bà từ hình dáng, đến công việc hằng ngày
2. Kỉ niệm khi em mới sinh, bà đã giúp mẹ chăm sóc em (nghe mẹ kể lại)
3. Kỉ niệm khi em chập chững biết đi, bà đã chăm em.
4. Kỉ niệm khi em lớn lên và đi học, bà vẫn chăm sóc và dạy bảo em.
- Các bạn có trùng dự định như tôi không? Nếu đồng cảm, mời các bạn hãy triển khai
mỗi ý của dàn ý thành một đoạn văn và hoàn thành đề văn số 2.
5. Chuyển đoạn văn trong văn bản
a. Mục đích của việc chuyển đoạn văn
Mỗi văn bản do nhiều đoạn văn hợp thành. Người viết và nói phải chuyển đoạn văn để
liên kết lại thành một khối chặt chẽ, tránh rời rạc, lộn xộn.
b. Các phương tiện chuyển đoạn.
Muốn chuyển đoạn, liên kết đoạn, người ta có thể sử dụng từ ngữ hoặc dùng câu văn
* Dùng từ ngữ để liên kết đoạn, chuyển đoạn, có thể:
8
- Dùng các quan hệ từ
- Dùng từ ngữ chỉ sự liệt kê
- Dùng từ ngữ thể hiện ý tiểu kết, tổng kết, khái quát sự việc
- Dùng từ ngữ chỉ sự tiếp diễn, nối tiếp
- Dùng từ ngữ chỉ ý tương phản, đối lập
- Dùng từ ngữ thay thế (các đại từ…)
* Dùng câu nối để chuyển đoạn văn
Có lúc, người viết phải sử dụng một câu văn để nối hai đoạn văn. Nhờ thế, sự vật với
sự vật, tình thế với tình thế, thời gian với thời gian, không gian với không gian được nối kết
liền mạch, chặt chẽ.
VD: “Học thơ ca dân gian và thơ cổ điển cho vững chãi nghề thơ, thà biết rất sâu rất
thạo rồi sau đó không dùng không theo, vì mình thấy cái lối mới của mình hay hơn nhiều,
khong theo một cách tự giác, chứ không phải vì chưa hiểu biết.
Trở lại với vần thơ dân gian. Trong bài “Biển” (1961), tôi đã dùng nhiều vần theo lối
hát dặm Nghệ Tính:
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng..”
(Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống – Xuân Diệu)
Bài tập
Hãy viết một số đoạn văn phân tích tấm lòng nhân hậu và lương thiện của lão
Hạc. Sau đó, hãy phân tích các phương tiện chuyển đoạn văn được sử dụng. ( Tham
khảo bài “Lão Hạc”)
B. Văn tự sự
I. Định nghĩa
9
1. Chuyện là gì? Là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến
liên tục trong một thời gian nhất định, trên không gian nhất định, thể hiện tư duy và phẩm
chất con người mang ý nghĩa đời sống.
2. Thế nào gọi là văn tự sự?
Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành
động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc,
người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.
II- Cách xây dựng truyện
1. Truyện là một thể loại… là văn bản kể được tác giả sáng tác. VD: truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn…. Cái được kể trong văn bản truyện thì gọi là câu chuyện, được viết là “ch”
2. Xây dựng nhân vật
- Trong truyện phải có nhân vật. Nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâm
lí- tính cách, có xung đột, có tình huống… giữa các nhân vật mới có “chuyên” xẩy ra trong
thời gian và không gian nhất định. Nhân vật phải cụ thể, cá tính hoá, tiêu biểu cho một lớp
người nào đó trong xã hội. Viết truyện phải biết xây dựng nhân vật. Đọc truyện phải biết
nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
3. Xây dựng tình tiết truyện: Tình tiết truyện là những mạch, những chặng, những sự
việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện. Tình tiết có thú vị thì truyện
mới hay. Bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo, vô vị.
VD: Truyện “Tấm lụa và cây roi” có mấy tình tiết sau:
- Một là, thân mẫu Trần Bích San nhận được tấm lụa con đi làm quan xa gửi về tặng
mẹ, bà buồn và giận lắm.
- Hai là, bà trả lại con tấm lụa kèm theo cái roi
- Ba là, Án San lập bàn thờ lạy sống mẹ và nghiêm khắc tự xử phạt mình
4. Tình huống của truyện
Tình huống được thể hiện qua các tình tiết, sự cố bất ngờ, giầu kịch tính đem đến cho
người đọc nhiều lí thú, hấp dẫn.
Cô bé hái nấm
Hai em bé gái trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng.
Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hoả còn xa, chúng băng ngang đường
ray. Không ngờ tàu hoả xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, con em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và
cúi xuống nhặt. Tàu hoả đã đến quá gần. Em lớn kêu lê: “Bỏ hết nấm, chạy đi!”. Nhưng em
nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tầu không thể dừng lại được và tàu
chẹt em gái nhỏ. Em gái lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tầu.
Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray mặt úp xuống.
Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm vào giỏ và chạy đến chỗ chị.
- Em bé đánh đổ nấm cúi xuống nhặt. Tàu chạy qua chẹt lên em bé nhỏ. Chị khóc.
Hành khách vô cùng lo sợ, thương cảm. Tàu chạy qua, em bé nằm bất động giữa các thanh
ray, mặt úp xuống. Ai cũng ngỡ là em đã bị chết.
=> Đó là tình huống thứ nhất.
- Ai ngờ, “một lúc sau cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạy đến
chỗ chị”.
=> Đó là tình huống thứ hai.
Từ lo âu, sợ hãi mà người đọc vui mừng vì em bé may mắn, do khôn ngoan mà thoát
chết. Hai tình huống trên đã tạo nên tính hấp dẫn của truyện. Đồng thời giá trị nhân bản của
truyện được tô đậm.
III- Lập dàn bài cho một bài văn tự sự
1. Mở bài:
10
Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện.. Cũng có lúc người ta bắt
đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ
đầu.
2. Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm truyện có nhiều nhân
vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện
3. Kết bài: câu chuyện kể đi vào kết cục. Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân
vật được nhận diện khá rõ.
IV. Phương pháp cụ thể
1. Miêu tả trong văn tự sự
Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật,
làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú
Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biến của
câu chuyện:
- Miêu tả cảnh vật- không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ( Dế Mèn phiêu lưu
kí - đoạn miêu tả vùng cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu giữa Trũi và Mèn)
- Miêu tả ngoại hình nhân vật ( Miêu tả Dế Mèn)
- Miêu tả hành động nhân vật: ( hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hành
động của chị Dậu…)
- Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật (tâm trạng nhân vật chị Dậu trong cảnh bán con)
2.Biểu cảm trong văn tự sự
a. Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
- Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật… còn có
yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi vọng,
nhớ thương….) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.
- Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua 3 dạng thức sau đây:
+ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn
do người đọc cảm nhận được.
+ Cảm xúc được bày tở, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.
- Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt
gặp trong một số truyện.
Chú ý: lúc đọc, lúc cảm thụ, lúc phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật (tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện thơ, nhất là tuỳ bút…) ta phải đặc biệt lưu ý tới các yếu tố biểu cảm.
Luyện tập: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho
ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo
tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Lão Hạc ra về rồi. Nước mắt ứa ra nơi hai hõm mắt. Như một kẻ mất hồn. Thương lão
quá. Cảnh già cô đơn chỉ có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại bán đi. Cảnh cậu Vàng bị
thằng Xiên, thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân sau dốc ngược lên rồi trói lại, đôi mắt đờ
ra, dại đi, rên ư ử như khóc như van… cứ hiện ra trước mắt tôi. Và hình ảnh lão Hạc, sau
khi báo tin “cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại, cái đầu ngọeo về một bên,
cái miệng móm mém cất tiếng khóc hu hu của lão làm cho tôi đau đớn và xúc động vô cùng.
Tôi nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu Vàng, nghĩ về kiếp người. Câu nói của lão Hạc làm tôi day
dứt và thảng thốt mãi: “thì ra tôi già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó,
nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.
VĂN THUYẾT MINH
11
I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1. Thuyết minh là gì?
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
2. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm
cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức
trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử
- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý
- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn
- Giới thiệu một vị thuốc
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú…
3. Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng
cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
4. Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn
những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
5. Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
Bài tập 1: Hai văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Hãy đặt tên cho các
văn bản ấy?
Văn bản 1: Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hò (1400 –
1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, ngân
hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải
Phòng vào khoảng những năm 1891 – 1892. Sau khi nước VNDCH ra đời, ngày 31-1 -1946,
Chính Phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN và đến ngày 30- 11 – 1946 tờ giấy bạc đầu
tiên của nước VNDCH ra đời. Ngày 5-6-1951, Ngân hàng quốc gia VN được thành lập và
phát hành loại tiền giấy mới. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua hai lần đổi tiền (1959 và
1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (1978)
Văn bản 2: Cá đuối thường sống ở vùng biển nhiệt đới. Thân hình chúng nom dẹt và
mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên, gắn liền với thân. Khi cá bơi, các vây ngực
mềm này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp. Cá đuối màu xanh sẫm, nhưng
cũng có loài đuối lưng có những đốm màu trắng nom rất nổi bật. Chiếc đuôi dài giúp cá đuối
giữ thăng bằng dưới nước. Tuy nhiên, đuôi cá đuối có nọc độc, có thể châm đốt gây nguy
hiểm cho người và các động vật khác. Cá đuối thích sống thành từng đàn. Người ta có khi
nhìn thấy bầy cá đuối ba đến bốn con bơi cạnh nhau. Chúng cũng rất thích nhảy múa nữa.
Lúc “cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét. Song, cá đuối
cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù.
Gợi ý: Cả hai văn bản trên đều là văn bản thuyết minh
Văn bản 1: Về tiền giấy Việt Nam
Văn bản 2: Loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới.
II. Tính chất của văn thuyết minh
- Một văn bản thuyết minh hay có giá trị là một văn bản trình bầy rõ ràng, hấp dẫn
những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và
sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức
tránh.
VD: (xem trang 95,96,97 sách cảm thụ ngữ văn THCS 8 – Tạ Đức Hiền)
III. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
1. Yêu cầu:
12
- Trước hết phải hiểu rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học
về đối tượng thuyết minh
- Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, nhất là phải
nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bầy các biểu hiện không
phải tiêu biểu, không quan trọng.
- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh của mình.
2. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng
phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví
dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu, nói vừa phải, tránh đại
ngôn…
Tham khảo ví dụ trong sách trên (như mục III)
Bài tập:
Bài 1. Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Cho biết người viết đã phải huy động
kiến thức gì và sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
1. Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường bắt gặp chúng vào mùa hè. “Nhà” của
dơi là những nơi tối ẩm như vách đá, hang động, đặc biệt là trong những thân cây lớn đã
chết. Ở nơi có dân cư, dơi thường trú trên mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh sáng…”
(Theo Thanh Huyền- Báo hoạ mi)
2.Hiện nay, cứ 8 người Mĩ, có một người ở độ tuổi 65 hoặc cao hơn. Tới năm 2005,
con số đó là 4 người. Nhóm người ở độ tuổi 75 trở lên ngày càng đông. Điều đó, chứng tỏ:
người Mĩ ngày càng sống lâu hơn, có tuổi thọ cao hơn.
(Theo 365 lời khuyên về sức khoẻ)
Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng
ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát
sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.
Đặc biệt bao bì ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm…. gây tác hại cho não
và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
(Theo thông tin về ngày trái đất năm 2005)
Gợi ý:
a. Kiến thức sinh học
2. Kiến thức về sức khoẻ đời sống
3. Kiến thức về môi trường.
Bài 2: Cho văn bản sau:
“ Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin, người được thừa hưởng
một trong những gia tài kếch sù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ỏ Niu-oóc vì “chơi
bạch phiến” quá liều, năm đó chàng mới 23 tuổi.
Cái chết của chàng tỉ phú trẻ này đã làm không ít các bậc cha mẹ tỉ phú khác lo lắng:
làm sao để con cái họ đừng hư vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng.
a. Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
b. Văn bản trên có ích gì cho bạn đọc?
Gợi ý:
Văn bản trên là văn bản thuyết minh (có yếu tố tự sự) => một bản tin của báo
Văn bản trên nhắc nhở việc giáo dục thế hệ trẻ- trách nhiệm của gia đình và xã hội
trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Bài 3: Hãy sưu tầm các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho đề bài : “thuyết minh
về chiếc nón lá Việt Nam”.
13
(Tham khảo sách “Cảm thụ ngữ văn 8 của Tạ Đức Hiền (tr 109) và sách “Các dạng bài
tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8 (tr 168)
Bài 4: đọc đoạn văn sau:
Cha ông ta ngày xưa- những người đã thiết kế nên chiếc áo dài- mặc dù thời tiết của
nước ta rất nóng, vẫn tạo ra dáng vẻ áo dài sao cho thanh tao, trang nhã, hợp với người thiếu
nữ. Chính vì điều đó mà các cụ đã thiết kế ra kiểu áo có cổ cao một phân, hợp với kiểu tóc
búi tó của phụ nữ thời xưa, biểu lộ sự kín đáo cảu người con gái… Từ thời xưa, các vua chúa
đã để ý đến cách ăn mặc của nhân dân và có lẽ chính vì điều ấy mà chiếc áo dài đã ra đời…
Đầu thế kỉ XVII, ở Bắc Ninh, chiếc áo dài mớ ba mớ bảy đã được ra đời để phù hợp với cách
vấn khăn, bộc lộ rõ những nét đẹp của người Việt Nam. Mãi đến tận thế kỉ XX, chiếc áo dài
mớ ba mớ bảy được cải tiến thành chiếc áo năm thân..
a. Đây có phải là đoạn văn thuyết minh không ? Vì sao?
b. Muốn viết được đoạn văn trên, người viết đã phải lấy kiến thức từ đâu?
3. Nếu đúng là văn thuyết minh thì đoạn văn đã sử dụng các phương pháp thuyết minh
nào?
a. Đoạn văn trên đúng là đoạn văn thuyết minh
b. Tìm kiến thức mà các nhà khoa học, nghiên cứu đã khẳng định ở trong sách, báo chí,
các tài liệu tin cậy…
c. Các phương pháp thuyết minh mà đoạn văn sử dụng: hs tự làm.
IV. Cách làm bài văn thuyết minh
1. Phải tìm hiểu đề bài, nhằm xác định đối tượng sẽ thuyết minh
2. Tiếp theo, người làm bài phải tìm các tri thức khách quan, khoa học về đối tượng
thuyết minh (có thể đến tận nơi quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác, ghi chép lại) hoặc tìm
đọc ở sách báo các kiến thức tin cậy về đối tượng thuyết minh
3. Tiếp theo nữa, sau khi có kiến thức rồi, cần tìm một hướng trình bày theo một trình
tự thích hợp với đối tượng cần thuyết minh, sao cho người đọc dễ hiểu
VD: Nếu thuyết minh về chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng, đến không quan
trọng, đến tác dụng của xe đạp với người sử dụng…
Nếu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc, cách làm
nón, các kiểu dáng nón, tác dụng khi con người sử dụng…
4. Khi làm văn thuyết minh, chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch
lạc. Chú ý “chất văn” phù hợp với văn thuyết minh.
Bài tập 1: Hãy giới thiệu một món ăn của các bé ở lứa tuổi nhi đồng.
Sau khi tìm hiểu đề, cần thực hiện tiếp những bước nào để hoàn thành bài thuyết
minh trên?
- Đối tượng thuyết minh: cách làm một món ăn
- Học sinh có thể đọc sách báo, tài liệu hoặc học hỏi những người lớn hiểu biết.
- Làm theo trình tự hợp lí:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Chất lượng sản phẩm
Bài tập 2: Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử của
địa phương em.
Bài tập 3: Hãy thuyết minh về các loài hoa ngày tết cổ truyền Việt Nam
Bài tập 4: Thuyết minh về bánh dẻo, bánh nướng trong dịp tết trung thu.
=> 3 BT trên tham khảo trong phần “Phụ lục” của sách “các dạng bài tập làm văn và
cảm thụ thơ văn lớp 8”.
V.Luyện nói văn bản thuyết minh
14
- Rèn tác phong nói nhanh nhẹn, tự nhiên, quen nói trước đông người
- Rèn kĩ năng nói to, rõ, nhất là văn bản thuyết minh đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác,
đầy đủ các kiến thức về đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm hiểu kĩ đề, lập dàn ý nói theo trình tự phù hợp với đối tượng thuyết minh. Dựa
vào dàn ý để nói
A. Dạng bài tập luyện số 1.
Bài tập luyện:
Bài 1: Lập dàn ý cho đề văn : Hãy giới thiệu trường của em
Cách làm:
1. Dựa vào phòng truyền thống của trường, nắm được những thành tích nổi bật của
trường em
2. Lưu ý ngắm khung cảnh của trường ở từng khu vực, từng lớp học
3.Biết rõ những hoạt động của trường từng tuần, từng ngày.
4. Tìm các số liệu, các công việc cụ thể.
5. Nêu tên các thầy cô giáo tiêu biểu (các học sinh tiêu biểu, các lớp tiêu biểu)
* Dàn ý nói:
- Giới thiệu trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội
- Trường thành lập năm 1990, nhân dân yêu mến gọi là trường Bưởi
- Sau CMT8 năm 1945, trường được đổi tên là Chu Văn An- tên người thầy giáo lỗi lạc
của dân tộc ta.
- Ngôi trường đó đã đào tạo bao thế hệ học sinh ưu tú, xuất sắc, hiện đang giữ những
cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước.
- Toàn trường được sự lãnh đạo của thầy hiệu trưởng- Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Bình,
học sinh được sự tận tâm dạy dỗ của các các thầy cô giáo giỏi.
- Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp thành phố; có nhiều giải học sinh giỏi : tốt
nghiệp năm học 2001 – 2002 là 99,85%. Năm 1999, trường đón nhận Huân chương lao động
hạng nhì của Nhà nước.
- Trường em còn mở rộng quan hệ, giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước.
- Xuân Quý Mùi 2003, trường được tham gia lễ dâng hương “Nam Quốc nho tôn biểu
vạn thế sự Chu Văn An” tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
* Dàn ý nói: Giới thiệu trường THCS GV - Quận Ba Đình, Hà Nội
- Trường em đã tròn 15 tuổi toạ lạc trên một ngôi đất rộng, trước mặt là hồ Giảng Võ.
- Nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc về học tập và thể dục thể thao.
Trường được đón nhận huân chương lao động hạng nhì và hạng 3 của nhà nước.
- Trường còn mở rộng quan hệ giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước
- Trường có đội ngũ các thầy cô giáo quản lí giỏi, dạy giỏi, học sinh khá, giỏi đạt 70%;
có nhiều giải học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố và cấp toàn quốc. Tỉ lệ tốt nghiệp nhiều
năm đỗ 100%.
B. Dạng bài tập số 2: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.
Bài tập 2: Lập dàn ý nói cho đề bài sau:
“Thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích (chó, mèo, thỏ, gà...)
• Dàn ý nói thuyết minh về mèo:
1. Mèo là động vật bốn chân thuộc lớp thú, mình nó khoác một bộ lông dày mượt mà.
Bộ lông ấy có thể màu đen trắng (mèo khoang), có thể màu tro (mèo mướp) và cũng có
khi là ba màu khác nhua (mèo tam thể)
2. Mèo nhà em có bộ ria mép dài, trắng như cước, nói chính là trợ thủ giúp mèo bắt
chuột trong đêm.
3. Khi mọi người đi ngủ, màn đêm buông xuống là lúc mèo bắt đầu hoạt động.
15
4. Ngoài bộ ria nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng, đặc biệt là tai mèo
nghe được mọi cử động của chuột.
5. Mèo chuyển động nhẹ nhàng; sinh con, nuôi con rất khéo. Nó thể hiện rõ nét về tình
mẫu tử.
6. Em thích con mèo nhà em. Tên nó chính là “Miu”
* Dàn ý thuyết minh về chó :
1. Chó là loài động vật rất có ích cho đời sống con người, còn gọi là « linh cẩu ».
2. Chó là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
3. Chó có nhiều loại, nhiều giống khác nhau
4. Đặc điểm chung của chúng :
- Là loại động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc, nhưng khi hoạt
động (đi lại) thì cụp vào.
- Não chó rất phát triển, tai và mắt rất tinh vào ban đêm, có khả năng đánh hơi rất tài.
- Chúng thường nặng từ 15- 20 kg, tuổi thọ trung bình từ 16- 18 năm
- Hiện nay chó làm được rất nhiều việc giúp con người như trinh thám, cứu hộ…
5. Em rất yêu con chó mà nhà em đang nuôi, em gọi nó là Lu.
* Thuyết minh về con trâu
Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé VN nào cũng thuộc bài ca
dao :
« Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta »
Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là
cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân VN : « con trâu là đầu cơ nghiệp »
Mỗi con trâu có thể nặng trên dưới ba tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Chiếc đuôi
dài khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi
muỗi, đuổi ruồi. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng gân guốc to, dày và nhọn.
Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu :
« Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám, chọi trâu thì về »
Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to ; có phải vì thế mà trâu bước đi chậm
chạp ? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức
ăn chính là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón
cây, bón lúa rất tốt.
Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ mờ
sáng đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực, trâu mờm kéo cày rất khoẻ. Trâu cái độ 2, 3 năm
đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé. Câu tục ngữ : « ruộng sâu, trâu nái » nói lên chuyện
làm giàu ở nhà quê ngày xưa.
Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá
trị. Sữa trâu rất bổ. Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giầy dép.
Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh cò trắng rập rờn điểm tô, và con trâu
hiền lành gặm cỏ ven đê… là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của quê hương. Câu hát :
« ai bảo chăn trâu là khổ…. » của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mục
đồng mãi mãi là hồn quê non nước.
C. Dạng bài tập luyện số 3 : Thuyết minh đặc điểm một văn bản, một thể thơ hoặc
thể loại.
Bài tập 1 : (tham khảo sách « cảm thụ ngữ văn 8 – trang 125- 126)
a.Chép chính xác bài thơ « Qua Đèo Ngang » của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở
Ngữ văn 7).
16
b.Quan sát kĩ và mô tả đặc điểm của thể thơ mà bài thơ trên thể hiện. Tên gọi của thể
thơ ấy là gì ?
c. Ghi lại các đặc điểm kiến thức của thể thơ lập thành dàn ý, sau đó viết thành văn bản
thuyết minh hoàn chỉnh.
Bài tập 2 : (tham khảo sách cảm thụ ngữ văn 8 trang 126- 127)
Trên cơ sở các truyện ngắn đã học như : « Tôi đi học », « Lão Hạc », « Chiếc lá cuối
cùng », hãy thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn. Hãy chỉ ra các bước chuẩn
bị từ đầu cho đến tận khâu cuối để viết văn bản.
D. Dạng bài tập luyện số 5 : Thuyết minh đặc điểm các đồ dùng trong c/s.
Bài tập : Thuyết minh về một thứ đồ dùng trong gia đình (chiếc bàn là điện kiểu thông
dụng, phích nước điện…)
E. Dạng bài tập luyện số 6: Thuyết minh một phương pháp, một thí nghiệm.
G.Dạng bài tập luyện số 7 : Thuyết minh một danh lam thắng cảnh .
VI. Luyện viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Khi làm văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
- Khi viết đoạn văn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào.
- Viết đoạn văn, nên tuân theo thứ tự, cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng
đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần…) theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời
gian trước, sau hay thứ tự chính phụ : cái chính nói trước, cái phụ nói sau.
VII. Ôn tập về văn bản thuyết minh.
1. Các khái niệm cần nhớ :
- VBTM là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống. Văn bản
thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lí do phát sinh, quy luật
phát triển, biến hoá của sự vật cần thiết nhằm cung cấp hiểu biết cho con người. Ngành nghề
nào cũng cần đến loại văn bản này.
Thuyết minh đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu.
- Văn bản thuyết minh khác với các văn bảnnghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính,
công vụ.. ở chỗ chủ yếu nó trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người sử dụng
tri thức ấy nhằm phục vụ thiết thực cho cuộc sống ; nó gắn liền với tư duy khoa học ; nó đòi
hỏi chính xác, rạch ròi.
- Có 6 phương pháp thuyết minh cần được chú ý : định nghĩa, so sánh, phân tích và phân
loại, dùng số liệu, dùng ví dụ cụ thể, liệt kê…
- Các cách làm các kiểu bài thuyết minh với các đối tượng khác nhau :
+ Đối tượng thuyết minh là các thể loại : thơ, truyện ngắn…
+ Đối tượng thuyết minh là các loại đồ dùng gia đình và dụng cụ học tập…
+ Đối tượng thuyết minh là về một cách làm, một phương pháp, một thí nghiệm…
+ Đối tượng thuyết minh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh…
+ Đối tượng thuyết minh về phần tình bày một hiệu sách tự chọn, một ngôi trường của em
+ Đối tượng thuyết minh có thể là lời giới thiệu một tập sách, một tập thơ, một tác giả thơ,
văn…
- Quan trọng nhất vẫn là rèn các kĩ năng để làm bài thuyết minh
+Tìm hiểu đề, xác định đối tượng thuyết minh
+ Đi tìm kiến thức để viết văn bản sao cho sát đối tượng cần thuyết minh. Muốn vậy phải :
quan sát, mô tả khi đến tham quan, học hỏi mọi người xung quanh, đọc sách báo có kiến thức
về đối tượng, ghi chép lại.
+ Sắp xếp các kiến thức theo một trình tự hợp lí so với đối tượng cần thuyết minh theo một
dàn ý.
+Sau đó dựa vào dàn ý viết thành bài thuyết minh hoàn chỉnh.
17
PHẦN THỨ HAI
MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HAY
LỚP 8
Bài 1 : TRONG LÒNG MẸ
Nguyên Hồng
I - Giới thiệu
Quãng đời ấu thơ là quãng đời ngọt ngào và nhiều kỷ niệm nhất của con người. Đó là
những năm tháng tràn đầy hạnh phúc trong tình thương của cha mẹ và những người thân.
Song không phải ai cũng có một thời thơ với những kỷ niệm ngọt ngào như vậy. Nhà văn
Nguyên Hồng của chúng ta đã phải nếm trải một tuổi thơ đầy cay đắng, uất hận và buồn tủi,
đói khổ, lam lũ … Quãng đời thơ ấu ấy được nhà văn ghi lại đầy cảm động qua những trang
tự truyện đầm đìa nước mắt và sự căm giận trong “Những ngày thơ ấu”. Cuốn tiểu thuyết
này được nhà văn viết năm 20 tuổi gồm 9 chương thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc đã
làm rung động bao tâm hồn bạn đọc vì “Nó là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ
dại”. Chương 4 của cuốn hồi ký này là đoạn trích “trong lòng mẹ”
II – Vài nét về tác giả, tác phẩm
1) Tác giả: Nguyên Hồng (1918 – 1982) ở Nam định.
- Mồ côi bố vì bố bị ho lao nên mất sớm, nghà nghèo, người mẹ trẻ nghèo khổ bị khinh
rẻ phải tha phương cầu thực. NH phải thôi học khi vừa đậu xong tiểu học và bắt đầu cuộc đời
đói khổ, lam lũ, lang thang đầu đường xó chợ, chung đụng với đủ các hạng trẻ em nghèo đói,
du đãng … trong xã hội cũ.
- Lớn lên lại bị đày đoạ, tù tội, lại thêm cảnh đói khổ do thất nghiệp kéo dài, NH tưởng
như là sẽ chết đau đớn ở cái tuổi 16. Nhưng anh nghĩ, dù có chết đi cũng phải để lại cho cõi
đời mà anh yêu mến một cái gì vừa tinh khiết, trong sáng, vừa tha thiết yêu thương nhất của
tâm hồn. Và anh bắt đầu viết – viết suốt ngày suốt đêm, viết một cách đau khổ say mê, bất
chấp “cái đói ê ẩm thấm thía vô cùng trong đêm mưa lạnh hoang vắng. (Với anh, viết văn là
một lẽ sống)
- Ngay từ những trang viết đầu tay, ông đã hướng ngòi bút của mình vào những người
nghèo khổ, bất hạnh. Và ông thuỷ chung với con đường văn học đó trong suốt cuộc đời cầm
bút của mình. Với trái tim nhân đạo dào dạt thắm thiết, NH đã nói lên thật cảm động số phận
đầy đau khổ ở các thành phố lớn như Hà nội, Hải Phòng, Nam định … Truyện ngắn của ông
chứa chan tinh thần nhân đạo sâu sắc.
18
- Trong số những người cùng khổ đó, ông quan tâm và thể hiện thành công những nhân
vật phụ nữ và nhi đồng.
- Đó là những người phụ nữ lao động nghèo khổ, cần cù tần tảo mà cả cuộc đời chỉ là
vất vả, lo nuôi chồng con. Họ còn bị những lề thói khắc nghiệt của XH cũ vùi dập, đầy đoạ.
Nhưng đó cũng là những người phụ nữ có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý như yêu thương chồng
con tha thiết, sống ân tình, thuỷ chung, đồng thời có trái tim khao khát hạnh phúc và biết yêu
một cách sôi nổi.. Trong đời sống văn học đương thời thì NH là một trong ít nhà văn có quan
điểm tiến bộ về vấn đề phụ nữ trong lĩnh vực tình yêu hôn nhân. Nhà văn dứt khoát bênh vực
người phụ nữ
- Từ cuộc đời của mình, giống như nhà văn nga Gorki, NH đã viết nhiều và cảm động về
những trẻ em nghèo,về những nỗi khổ nhiều mặt trong cảnh sống lầm than của chúng, và
nhất là về những nỗi đau trong trái tim nhạy cảm dễ tổn thương của tuổi thơ. Đồng thời nhà
văn hầu như bao giờ cũng phát hiện và miêu tả những nét đẹp trong sáng, cảm động trong
những tâm hồn non trẻ đó.
2) Tác phẩm:
- Tác phẩm viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách. Đó là một
tập hồi ký gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắng của
tác giả. Đó là một tuổi thơ có quá ít những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào, mà chủ yếu là những
kỷ niệm đau buồn, tủi cực của một “đứa bé côi cút, cùng khổ” sinh ra trong một gia đình sa
sút, bất hoà, sớm phải sống lêu lổng, bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng và thái
độ dửng dưng một cách tàn nhẫn của xã hội.
- “Trong lòng mẹ” là chương 4 của tập hồi ký
3.Tóm tắt:
- Gần đến ngày giỗ đầu bố, mẹ của bé Hồng ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Một hôm người
cô gọi bé Hồng đến bên cười hỏi là bé Hồng có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ không...
Biết những rắp tâm tanh bẩn của người cô, bé Hồng đã từ chối và nói cuối năm thế nào mẹ
cũng về. Cô lại cười nói. Cô hứa cho tiền tàu vào thăm mẹ và thăm em bé. Nước mắt bé
Hồng ròng ròng rớt xuống, thương me vô cùng. Người cô nói với em các chuyệ về người mẹ
ở Thanh Hoá : mặt mày xanh bủng, người gầy rạc... ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn, thấy
người quen thì vội quay đi, lấy nón che... Bé Hồng vừa khóc vừa căm tức những cổ tục muốn
vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Cô nghiêm nghị đổi giọng
bảo bé Hồng đánh giấy cho mẹ về để rằm tháng Tám « giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao
cũng đỡ tủi cho cậu mày »
- Bé Hồng chẳng phải viết thư cho mẹ đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ về một mình, mua
cho bé Hồng và em Quế bao nhiêu là quà. Chiều tan học ở trường ra, thoáng thấy một người
đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé chạy theo và gọi : « Mợ ơi ! Mợ ơi ! Xe chạy chậm lại,
mẹ cầm nón vẫy lại. Con nức nở, mẹ sụt sùi khóc. Em thấy mẹ vẫn tươi sáng, nước da mịn,
gò má màu hồng. Miệng xinh xắn nhai trầu thơm tho. Bé Hồng ngả đầu vào cánh tay mẹ. Mẹ
xoa đầu con và dỗ : « Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà ».
Chương hồi ký này là nỗi đắng cay, uất nghẹn về tình yêu thương vô bờ bến của Bé
Hồng đối với người mẹ nhân từ, tần tảo mà cuộc đời đầy bất hạnh. Có hai sự kiện đã trở
thành kỷ niệm không thể phai mờ được nhà văn ghi lại trong chương này. Đó là những sự
kiện gì ?
+ Sự kiện 1: Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.
+ Sự kiện 2: Mẹ bé Hồng trở về – cuộc gặp gỡ đầy nước mắt của niềm vui và hạnh phúc
III – Phân tích chương “trong lòng mẹ”
1)Sự kiện 1: Tình cảnh đáng thương và nỗi đau của bé Hồng
19
Qua đoạn 1 và qua lời tự thuật của nhân vật “tôi”, ta thấy chú bé Hồng có tình
cảnh đáng thương như thế nào ?
* Tình cảnh đáng thương của Hồng
- Hồng mồ côi cha gần 1năm
- Mẹ Hồng do bị mọi người hắt hủi, khinh ghé, xa lánh nên phải đi vào Thanh hoá tha
phương kiếm sống. Người mẹ khốn khổ ấy một phần vì túng bấn, một phần khác vì chưa hết
tang chồng mà lại có con, nên không thể sống nổi với cái xã hội đầy những thành kiến, hủ
tục độc ác, đã phải bỏ nhà đi xa.
=> Chú bé đã mất bố, lại xa mẹ, sống cuộc sống côi cút, bơ vơ đói rách giữa sự ghẻ lạnh
của những người họ hàng giầu có mà ích kỉ, cay nghiệt. Em thiếu một mái ấm gia đình, một
chỗ dựa cho tuổi ấu thơ, thiếu một tình thương yêu đích thực.
Song nỗi đau khổ sâu xa không chỉ dừng lại ở sự thiếu tình thương mà Hồng còn phải
chịu những nỗi đau khác nữa do người khác xúc xiểm một cách độc ác về mẹ chú. Nỗi đau
ấy được thể hiện rõ nhất trong cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô của bé.
Em hãy lược thuật lại cuộc đối thoại giữa bà cô với bé Hồng? Qua đoạn đối thoại,
em thấy chú bé Hồng phải chịu thêm những nỗi đau như thế nào ? Hãy phân tích tâm
trạng đau đớn ấy của Hồng ?
- Cuộc trò chuyện với bà cô là kỷ niệm không thể quên về một nỗi đau uất nghẹn mà
tuổi thơ NH đã phải trải qua. Đã xa mẹ, nhớ mẹ, bé Hồng lại luôn luôn phải nghe những lời
nói xấu cay nghiệt về mẹ. Những lời nói cay nghiệt của bà cô chính là những nhát dao cứa
sâu vào trái tim thơ trẻ của chú bé.
+ Đầu tiên, bà cô gợi ý cho bé Hồng vào thăm mẹ. Nỗi nhớ mẹ của đứa tre từng nhiều
phen “rớt nước mắt” vì “thiếu thốn một tình thương ấp ủ” lại được khơi dậy. Chú bé “im
lặng cúi đầu không đáp.” “chú bé nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói rất kịch của bà ta.
+ Rồi bà cô lại ngọt ngào giả dối “Mẹ mày dạo này phát tài lắm” trong khi bà ta thừa
biết tình cảnh khốn khổ của mẹ nơi tha hương. => một lần nữa, bé Hồng lại “im lặng cúi đầu
xuống đất”. Nỗi nhớ vừa phải giấu kín, bé Hồng đã phải nuốt thêm vào lòng niềm thương và
nỗi đau. Cho nên lần này bé không thể giả cười để đáp lại bà cô. Cậu bé cảm thấy lòng “càng
thắt lại” và “khoé mắt đã cay cay”.
+ Rồi bà cô giục bé Hồng vào Thanh hoá để đòi mẹ “may sắm và thăm em bé”. Bà ta cố
ngân dài từ “em bé” thật ngọt. Đấy là những tiếng đầy dụng ý xấu xa. Thấy mẹ bị xúc phạm,
Hồng không thể tiếp tục ghìm nén nỗi tủi cực. Chú bé từ chỗ “im lặng cúi đầu” đến “nước
mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Một trạng thái
tình cảm phức tạp vừa đau đớn, vừa uất nghẹn nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ, khiến bé
Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Bé Hồng cười vì hiểu thấu tâm địa độc hiểm của bà cô,
khinh bỉ thái độ lèo lá, giả dối, độc ác, nhẫn tâm của bà. Em “Khóc” vì thương nhớ mẹ, tiếng
khóc uất ức, căm ghét những hủ tục phong kiến đã chôn vùi, đày đoạ bao số phận người phụ
nữ. Nỗi đau đớn tủi cực và cả nỗi căm giận buộc phải nén lại của chú bé sâu sắc biết chừng
nào.
+ Dường như chưa cho thế là đủ, bà cô còn “tươi cười” kể cho chú bé nghe rằng “mẹ
chú ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, ngồi cho con bú ở chợ ….” => chú bé chưa nghe
hết câu đã nghẹn họng “khóc không ra tiếng”. Chú đau đớn vô cùng, tình cảm dâng trào
mạnh mẽ, cuồng nhiệt đến mức bật thành giả thiết: “Giá những cổ tục là một vật như hòn đá
hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát
vụn mới thôi”. Câu văn có vẻ dồn dập, xô bồ, nhiều thành phần đồng vị ngữ quen gặp ở
Nguyên Hồng mỗi khi gặp cảm xúc trào dâng ào ạt. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã
đầy đoạ mẹ mình. Lòng căm phẫn cao độ ấy được NH diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể,
gợi cảm, nhịp văn dồn dập, gấp gáp tựa như sự uất hận của bé ngày một tăng tiến. Hồng
20
muốn “cắn, nhai, nghiến” một cách nát vụn những hủ tục ấy. Ba động từ ấy chỉ ba trạng thái
phản ứng của Hồng ngày càng dữ dội để thể hiện nỗi căm phẫn tới cực điểm
- Trong lòng chú bé Hồng luôn có hình ảnh người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”.
Mặc dù mẹ Hồng bỏ nhà ra đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù non
một năm mẹ chú không gửi cho chú một lá thư, một lời nhắn hỏi, một đồng quà, chú bé vẫn
đầy lòng yêu thương và kính mến đối với mẹ mình.
- Đúng là “rắp tâm ranh bẩn” của bà cô không thể xâm phạm đến tình thương yêu và
lòng kính mến mẹ của bé Hồng, chú không hề mảy may dao động.
- Bà cô càng cố khoét sâu vào nỗi đau thì lòng yêu thương mẹ và nỗi căm ghét những
hủ tục phong kiến vô lý tàn ác càng dâng lên dào dạt và mãnh liệt trong tâm hồn bé. Với chú,
mẹ chú hoàn toàn vô tội. => Vậy là chú bé không chịu ảnh hưởng của những thành kiến đạo
đức phong kiến, do có một tình cảm tự nhiên, mạnh mẽ đối với người mẹ mà chú vô vàn yêu
thương kính mến.
Thật là hồn nhiên, thật là trẻ con, và cũng thật là mãnh liệt, lớn lao cái ý nghĩ đó của chú
bé ! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lòng yêu thương dào dạt của chú bé
đối với mẹ chú. Có thể nói chương truyện là bài ca bất diện của tình mẹ con- tình cảm thiêng
liêng muôn đời không một thế lực nào có thể ngăn cản, tàn phá.
* Tóm lại, đây là những trang miêu tả hay và tinh tế của nhà văn về tâm trạng của bé
Hồng. Những nét thay đổi nhỏ nhất, sâu kín nhất trong tâm hồn bé Hồng đã được tác giả ghi
lại bằng những câu văn bình dị, rất trẻ thơ nhưng chính xác và gợi cảm. Bé Hồng đã hiện lên
qua những dòng miêu tả là một em bé giầu tình cảm, đặc biệt là lòng thương mẹ, một đứa trẻ
thông minh và cũng rất quả quyết. Nguyên Hồng muốn nói to lên nỗi bất hạnh của phụ nữ và
trẻ em trong xã hội cũ, qua đó kết án đanh thép sự tàn nhẫn, bất công của xã hội ấy.
Qua đoạn đối thoại, ta thấy bà cô bé Hồng là người như thế nào ?
* Bà cô:
- Bên ngoài: đóng vai người cô tốt
+ Nói cười ngọt ngào, làm ra vẻ quan tâm.
+ Có lúc bà ta tỏ sự ngậm ngùi thương xót Hồng và người cha bất hạnh của em. Lúc nào
bà ta cũng nhân danh vì quyền lợi của Hồng “sao lại không vào ? mợ mày phát tài lắm …vào
đi, tao chạy tiền tầu cho)..
- Thâm tâm: Bà ta cố ý, tìm mọi cách nói xấu mẹ Hồng, rắp tâm tanh bẩn là gieo rắc vào
đầu óc chú bé những hoài nghi để chú bé khinh miệt và ruồng rẫy người mẹ.
Đặc điểm nổi bật của người đàn bà này là sự tàn nhẫn và độc ác. Là người trong gia
đình, chắc chắn bà ta không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi cha đối với
mẹ, và chắc chắn bà ta thừa thấu hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm và rất mau nước mắt.
Và bà ta cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình. Đáng lẽ trong hoàn cảnh ấy,
bà ta sẽ phải chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau xa
mẹ. Nhưng bà ta hoàn toàn khác, bà ta tìm mọi cách hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ của
Hồng, rắp tâm chia lìa tình cảm mẹ con, huỷ diệt niềm yêu thương kính trọng của chú bé
Hồng đối với người mẹ khốn khổ. đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê thích thú trước tình
cảnh khốn khổ của chị dâu.
=> Nhân vật bà cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Chỉ cần ghi lại một cuộc trò
chuyện, đối thoại bằng mấy câu nói, có kèm theo vài chi tiết gợi tả giọng điệu, cử chỉ, nhà
văn dựng lại khá sinh động chân dung nhân vật bà cô tiêu biểu cho một hạng người. Bà ta
chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn là
người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn
nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối với
người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.
21
2)Sự kiện hai: Cuộc gặp gỡ đầy nước mắt của niềm vui và hạnh phúc
Phần cuối của chương hồi ký thuật lại cảnh bé Hồng bất ngờ được gặp mẹ. Niềm vui,
niềm hạnh phúc tuyệt vời được trở về “trong lòng mẹ” của đứa trẻ “thiếu thốn một tình
thương ấp ủ “là kỷ niệm sâu sắc nhất, ngọt ngào nhất của cuộc gặp gỡ ấy
Niềm vui sướng cao độ của Hồng khi gặp mẹ được diễn tả bằng những chi tiết
nào ? Hãy tìm và phân tích ?
Tác giả đặc biệt miêu tả những cảm xúc bên trong của Hồng, đó là những cảm xúc
gì ?
- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ, do đó bé tin thế nào mẹ bé cũng
trở về. Có lẽ chính vì tình thương và niềm tin mãnh liệt ấy nên bé Hồng có sự linh cảm hết
sức nhạy bén chính xác.
- Hồng đã gặp lại mẹ một cách bất ngờ sau buổi học. Chỉ cần thoáng qua
+ Thoáng nhìn thấy -> cuống quýt gọi mẹ một cách thất thanh, thảng thốt, bối rối, mừng
rỡ, hy vọng. Nhưng do quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ “mình đã lầm” nhưng em
vẫn gọi và chạy theo. Nếu người quay lại mà là người khác thì thật là điều tủi cực, là thất
vọng to lớn cho Hồng. Chính em cũng nói “thực sự nếu em nhầm lẫn thì khác nào người bộ
hành đang sắp gục ngã đi giữa sa mạc mênh mông bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng
suối”. Có đặt cái thất vọng cùng cực trước khi chết khát như vậy, mới thấy niềm vui sướng,
hạnh phúc trần gian vô hạn của đứa con đang khao khát tình mẹ được gặp mẹ, nhất là được
“nằm trong lòng mẹ”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của Hồng đã được thể hiện thật
thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đó.
- Nỗi sung sướng đến cuống quýt của bé Hồng được thể hiện ở những hành động: “Thở
hồng hộc”, “Trán đẫm mồ hôi”, “ríu cả chân lại”, “oà lên khóc, khóc nức nở khi mẹ kéo tay,
xoa đầu em”. Biết bao hồi hộp sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt
ấy.Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén không được giải toả trong chú bé suốt thời gian xa
mẹ dài đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ oà. Đó còn là tiếng khóc sung sướng, vỡ oà. Ai biết
được trong cuộc đời mình, NH đã khóc bao nhiêu lần ? Nhưng tiếng khóc của bé Hồng
chẳng lần nào giống nhau cả. Lần này là tiéng khóc của niềm vui và hạnh phúc tràn ngập.
Có thể nói mỗi dòng mỗi chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương,
ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
- Dưới cái nhìn vô vàn thương yêu của đứa con mong mẹ, mẹ chú hiện ra thật đẹp, thật
phúc hậu, thật hiền: “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật mầu hồng
của hai gò má”. Em đã có một phán đoán rất người lớn và cũng rất trẻ thơ “hay tại sự sung
sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp
như thuở còn sung túc”. Cảm xúc này là kết quả của tâm trạng Hồng sau những cuộc đối
thoại đầy cay đắng với bà cô.
- Cảm giác khi nằm trong lòng mẹ được hình dung rất tỉ mỉ, cụ thể: “tôi ngồi trên đệm
xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi. Cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng
lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai
trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Có thể nói, tác giả đã mổ xẻ, tách bạch từng cảm giác
sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầu không khí của tình mẹ con
tuyệt vời.
- Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm “trong lòng mẹ”, nhà văn
nêu lên nhận xét khái quát đầy cảm động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: “Phải
bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay
người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một
êm dịu vô cùng” Dường như tất cả mọi giác quan của chú bé đều thức dậy và mở ra để cảm
nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ, tận
hưởng cái “êm dịu vô cùng” đó của người mẹ. Chú không nhớ mẹ chú đã hỏi những gì và
22
chú đã trả lời những gì. Hồng lúc ấy chỉ là chú bé con trở về trong lòng người mẹ yêu dấu,
rất thơ ngây và trong trắng.
=> Tóm lại, khi gặp mẹ, Hồng đã tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt của mình. Có lẽ chưa
nhà văn nào diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc, thấm thía như dưới ngòi bút
của Nguyên Hồng. Ông đã viết những dòng miêu tả tâm lí trẻ thơ rất hay, xúc động có thể
xếp vào những trang miêu tả tâm lí đặc sắc nhất của văn chương Việt Nam. Đằng sau những
dòng chữ, những câu văn trên đã là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”
(Thạch Lam)
IV – TỔNG KẾT
1) Nội dung:
- Là chương cảm động về tình cảm mẹ con, tình cảm của Hồng khi xa mẹ và niềm hạnh
phúc lớn lao của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ. Qua đó NH thể hiện thái độ cảm thông,
tôn trọng đối với Phụ nữ và trẻ em, và luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý
của họ ngay cả khi trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống.
2) Nghệ thuật
- Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, tâm trạng nhân vật trong
nhiều tình huống. Diễn biến tâm trạng đau đớn, căm giận ngày càng tăng của chú bé
Hồng…. Trong cuộc đối thoại với bà cô …. Đến đoạn tả cảnh chú bé gặp lại, nhào vào lòng
mẹ, ngòi bút phân tích cảm xúc, cảm giác của tác giả đã đạt tới độ sâu sắc, tinh tế, hiếm có.
Tâm lý, tính cách bà cô được khắc hoạ thật sinh động, sắc sảo. Từ giọng nói ngọt ngào, tự
nhiên một cách giả dối, vừa vỗ vai “tươi cười” vừa ném ra những lời thật đau đớn với chú
bé, tất cả đều rất kịch, cho thấy tâm lý một người đàn bà có tâm địa khá thâm độc.
- Bút pháp giầu chất trữ tình. Cả chương truyện đều tràn đầy cảm xúc. Đặc biệt là đoạn
sau – cảnh chú bé gặp mẹ và nhào vào lòng mẹ, cảm xúc dâng trào như thác lũ….NH đã lắng
nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những cảm giác tinh tế ở
bên trong
- Nguyên Hồng gần gũi với Thạch Lam ở lối phân tích tâm lý tinh tế, lối viết đi sâu vào
cảm giác, có khả năng làm thức dậy mọi giác quan ở người đọc. (Cảm giác của cậu bé cô
đơn, tủi cực sau bao ngày đằng đẵng xa mẹ bỗng được lăn vào lòng mẹ: “tôi ngồi trên đệm
xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi …….vô cùng”
- Lối viết văn tự truyện tạo nên ở người đọc một sự đồng cảm, gần gũi và tin cậy, một
sự xúc động sâu lắng với những ấn tượng mạnh mẽ thắm thiết. Nhà văn đem phần trong sáng
nhất của tâm hồn ra giãi bầy trước công chúng. Qua sự chọn lọc và đào thải của thời gian,
những kỷ niệm, những cảm giác từ tuổi ấu thơ phải là những gì thật sự lắng đọng, mạnh mẽ
và sâu sắc đến mức có thể đi mãi với ta trong suốt cuộc đời.
- Ngoài những nghệ thuật trên, chúng ta trân trọng tài năng bẩm sinh của người nghệ sỹ.
Chương truyện này thực sự hấp dẫn gây xúc động đối với người đọc có lẽ bởi sau từng câu,
từng chữ đều thẫm đẫm tình cảm chân thành, tâm huyết của nhà văn.
Dàn ý phân tích nhân vật bé Hồng trong «trong lòng mẹ»
Đặc điểm nổi bật nhất của bé Hồng : Là một chú bé có lòng yêu thương mẹ sâu sắc,
mãnh liệt
1. Hoàn cảnh của bé Hồng
- Bố chết, mẹ phải tha phương, bản thân phải sống nhờ vả những người họ hàng giầu
có mà ích kỉ, tàn nhẫn.
23
- Bé Hồng phải chịu nhiều nỗi ấm ức, khổ sở, thiếu thốn.
- Nỗi khổ lớn nhất của Hồng là phải xa mẹ, em luôn thèm khát tình mẹ.
2. Hồng luôn dành cho mẹ những tình cảm yêu thương vô bờ bến
a. Tình mẫu từ thiêng liêng
- Dù bà cô có cố tình bôi nhọ, xúc xiểm cũng không làm tình thương đối với mẹ thay
đổi
Dẫn chứng : « Đời nào.... xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng »
b. Yêu mẹ, muốn gặp mẹ mà phải kìm nén và giấu kín tình cảm vì không muốn nghe
những lời xúc phạm mẹ.
Dẫn chứng : Khi nói chuyện đi thăm mẹ, Hồng không muốn đi...
c, Khi bà cô tiếp tục dùng những lời cay độc để nói về mẹ thì Hồng đau đớn, uất nghẹn
tột độ.
Dãn chứng : Nước mắt chan hoà,....ròng ròng.... cười dài trong tiếng khóc
3. Hồng sớm hiểu nguyên nhân làm mẹ khổ :
- Căm tức những thành kiến nặng nề... « Giá những cổ tục.....nghiến.... nát vụn mới
thôi »
4. Hồng khao khát gặp lại mẹ và hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ
a. Khao khát gặp lại mẹ : chạy ríu cả chân, lo sợ không phải là mẹ...
b. Hạnh phúc khi ở bên mẹ : Nhận ra mẹ vẫn đẹp, không còn nghe thấy gì nữa...
=============================
BÀI 2. TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
I- Tác giả
- Ngô Tất Tố (1893- 1954) sinh tại Lộc Hà, huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc
Đông Anh- Hà Nội)
- Thuở nhỏ học chữ Nho nổi tiếng thông minh, đỗ đầu kì thi khảo hạch vùng kinh Bắc,
được ái mộ, gọi là “đầu xứ Tố”. Khi nền Hán học suy tàn : “ông nghè, ông cống cũng nằm
co”(Tú Xương), Ngô Tất Tố tự học chữ Quốc ngữ và học tiếng Pháp. Ông trở thành một nhà
văn, nhà báo, nhà dịch thuật và khảo cứu nổi tiếng.
+ Về hoạt động báo chí, ông được coi là “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà
nho” (lời Vũ Trọng Phụng), có mặt trên nhiều tờ báo trong cả nước với hàng chục bút danh,
với một khối lượng bài báo đồ sộ, đề cập nhiều vấn đề thời sự, xã hội, chính trị, văn hoá,
nghệ thuật. Đó là một nhà báo có lập trường dân chủ tiến bộ, có lối viết sắc sảo, điêu luyện
giàu tính chiến đấu, nhiều bài là những tiểu phẩm châm biếm có giá trị văn học cao
+ Về sáng tác văn học, ông là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn
học hiện thực trước cách mạng. Là cây bút phóng sự, là nhà tiểu thuyết nổi tiếng. Gọi NTT là
“nhà văn của nông dân” bởi ông chuyên viết về nông thôn và đặc biệt rất thành công ở đề tài
này.
VD: Các phóng sự : Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940) là các tập hồ sơ lên án
những hủ tục “quái gở”, “man rợ” đang đè nặng lên cuộc sống người nông dân ở nhiều vùng
nông thôn khi đó. Tiểu thuyết “Tắt đèn” là “thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn
phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy (Lời Vũ Trọng
Phụng trong bài “báo thời vụ”). Tiểu thuyết “Lều chõng” (1939) tái hiện tỉ mỉ sinh động
cảnh hà trường và thi cử thời phong kiến. Nhưng khác với những tác phẩm đương thời cùng
đề tài, “lều chõng” đã vạch trần tính chất nhồi sọ và sự trói buộc khắc nghiệt bóp chết óc
sáng tạo của chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến. Tác phẩm ít nhiều có ý nghĩa chống lại
phong trào phục cổ do thực dân đề xướng lúc bấy giờ.
24
- Sau cách mạng tháng Tám, NTT sống và hoạt động văn hóa văn nghệ tại chiến khu
Việt Bắc, ông qua đời trước mấy ngày chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
II- Tóm tắt tác phẩm “Tắt đèn”
- Câu chuyện trong “Tắt đèn” diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ở một làng quê-
láng Đông xá dưới thời Pháp thuộc. Cổng làng bị đóng chặt. Bọn hào lý và lũ tay chân với
roi song, dây thừng, tay thước nghênh ngang đi lại ngoài đường thét trói kẻ thiếu sư. Tiếng
trống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày.
- Sau hai cái tang liên tiếp(tang mẹ chồng và tang chú Hợi), gia đình chị Dậu tuy vợ
chồng đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn không đủ ăn, áo không đủ mặc, đến nay đã lên đến
“bậc nhất nhì trong hạng cùng đinh”. Anh Dậu lại bị trận ốm kéo dài mấy tháng trời không
có tiến nộp sưu, anh Dậu đã bị bọn cường hào “bắt trói” như trói chó để giết thịt. Chị Dậu tất
tả chạy ngược chạy xuôi, phải dứt ruột bán đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho vợ chồng Nghị
Quế để trang trải “món nợ nhà nước”. Lí trưởng làng Đông Xá bắt anh Dậu phải nộp suất
sưu cho chú Hợi đã chết từ năm ngoái vì “chết cũng không trốn được nợ nhà nước”. Bị ốm,
bị trói, bị đánh …. Anh Dậu bị ngất đi, rũ như xác chết được khiêng trả về nhà. Sáng sớm
hôm sau anh Dậu còn đang ốm rất nặng chưa kịp húp tí cháo thì tay chân bọn hào lí lại ập
đến. Chúng lồng lên chửi mắng, bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Chị Dậu
van lạy chúng tha trói chồng mình. Nhưng tên Cai Lệ đã gầm lên, rồi nhảy thốc vào trói anh
Dậu khi anh Dậu đã bị lăn ra chết ngất. Chị Dậu nghiến hai hàm răng thách thức, rồi xông
vào đánh ngã nhào tên Cai Lệ và tên hầu cận lý trưởng, những kẻ đã “hút nhiều xái cũ”.
- Chị Dậu bị bắt giải lên huyện. Tri Phủ Tư Ân thấy Thị Đào có nước da đen dòn, đôi
mắt sắc sảo đã giở trò bỉ ổi. Chị Dậu đã “ném tọt” cả nắm giấy bạc vào mặt con quỷ dâm ô,
rồi vùng chạy. Món nợ nhà nước vẫn còn đó, chị Dậu phải lên tỉnh đi ở vú. Một đêm tối trời,
cụ cố thượng đã ngoài 80 tuổi mò vào buồng chị Dậu. Chị Dậu vùng chạy thoát ra ngoài
trong khi “trời tối đen như mực”
III- Giới thiệu “Tắt đèn”.
1. Về nội dung tư tưởng
a. “Tắt đèn” là một tác phẩm giàu giá trị hiện thực: Tố cáo và lên án chế độ sưu thuế
dã man của thực dân Pháp đã bần cùng hóa nhân dân. “Tắt đèn” là một bức tranh xã hội chân
thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến.
b. “Tắt đèn” giầu giá trị nhân đạo
- Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình xóm nghĩa làng giữa những con người cùng khổ, số
phận những người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với
bao xót thương, nhức nhối và đau lòng.
- “Tắt đèn” đã xây dựng nhân vật chị Dậu, một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người
phụ nữ nông dân Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp : cần cù, tần tảo, giầu tình
thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, áp bức. Chị Dậu là hiện thân của người
vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, vừa trong sạch.
2. Về nghệ thuật :
- Kết cấu chặt chẽ, tập trung. Cái tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm
nổi bật chủ đề. Nhân vật chị Dậu xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm
- Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn
- Khắc hoạ thành công nhân vật: các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến dịa
chủ, từ bọn cường hào đến quan lại đều có nét riêng rất chân thực, sống động.
- Ngôn ngữ từ miêu tả đến tự sự, rồi đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn đậm đà.
=> Tóm lại, đúng như Vũ Trọng Phụng nhận xét : “Tắt đèn” là một thiên tiểu thuyết có
luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác.
IV. Tìm hiểu đoạn trích “tức nước vỡ bờ”
1. Giới thiệu đoạn trích:
25