Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT ENTEROBACTERIACEAE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.97 KB, 9 trang )

Nhóm 3 – XN39

ENTEROBACTERIACEAE

I.ĐẠI CƯƠNG VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
1.Định Nghĩa
Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) là một họ bao gồm các trực khuẩn
Gram âm, sống ở đường tiêu hóa của người và động vật, có thể gây bệnh hoặc
không gây bệnh, hoặc có lợi cho hệ tiêu hóa của con người.

2.Tính chất đặc trưng
Họ Enterobacteriaceae có 8 tính chất đặc trưng:
1.

Không sinh nha bào

2.

Di động hoặc không

3.

Hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi

4.

Mọc dể trên các môi trường thông thường

5.

Lên men Glucose



6.

Sinh hơi hoặc không

7.

Khử Nitrate thành Nitrite

8.

Oxidase âm

3.Phân loại
Theo EWING năm 1986, họ Enterobacteriaceae được xếp thành 8 bộ lạc
(Tribe), 20 giống (Genus), 100 loài (Species).
Phân loại cơ bản về các bộ lạc và giống của Enterobacterieae

1


Nhóm 3 – XN39

Bộ lạc
I.Escherichiea
e
II.Edwardsielle
ae
III.Samonellea
e

IV.Klebsielleae
V.Proteae
VI.Yesinieae
VII.Erwinieae
VIII.Citrobacte
reae

Giống
Escherichia
Shigella
Edwardsiella

Một số loài
Escherichia coli
Sh.
dysenteriae,
Flexneri,..
Edwardsiella tarda

Samonella

S.typhi, S. enteritidis,…

Ariazona

Arizona hinshawii

Klebsiella
Enterobacter
Hafnia

Serratia
Proteus
Morganella
Providencia
Yesinia
Erwinia
Pectobacterium
Citrobacter

Sh.

K. pneumonia, K. oxytoca,…
E. aerogenes, E. cloacae,…
H. alvei, Hafnia spp
Serratia marcescens,…
P. mirabilis, P. vulgaris
M. morganii
Providencia stuartii,…
Y.pestis, Y. ruckeri,…
Erwinia spp
Pectorbacterium spp
Citrobacter freundii,…

Nguồn: Giáo trình thực tập vi sinh ĐHYD TPHCM

4.Khả năng gây bệnh của một số loài vi khuẩn
thường gặp
a.Escherichia coli
Trong đường tiêu hoá E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí
(khoảng 80%). E. coli là một lợi khuẩn của đường tiêu hóa và cũng là một vi

khuẩn gây bệnh quan trọng, nó đứng đầu trong các vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm
đường tiết niệu, viêm đưòng mật; đứng hàng đầu trong các căn nguyên gây
nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra E. coli có thể gây nhiều bệnh khác như viêm phổi,
viêm màng não, nhiễm khuẩn vết thương. Theo báo cáo của chương trình quốc
gia giám sát tính kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp (1988 –
1994) thì E. coli đứng thứ hai (sau Staphylococcus aureus) về tỷ lệ phân lập
được từ các loại bệnh phẩm ỗ nưổc ta.
2


Nhóm 3 – XN39

b.Shigella spp
Gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người, là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành
dịch.
Triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn: Đau bụng quặn, đi tiêu nhiều lần, phân
nhiều mũ nhày và thường có máu. Khi có các triệu chứng trên cần đến ngay cơ
sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị và phòng chống dịch.
c.Samonella spp
Gây bệnh thương hàn ở người với các triệu chứng như sau: đau đầu, buồn nôn
hoặc nôn, chướng bụng, tiêu chảy, khoãng 50% bệnh nhân có thể sờ thấy gan và
lách dưới sườn. Những trường hợp nặng bệnh nhân thường ly bì, hôn mê, trụy
tim mạch nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hằng năm có trên 16 triệu cas bệnh thương
hàn và trong số đó có 500 nghìn người tử vong. Ở nước ta đã có nhiều cas
nhiễm thương hàn như ở thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) với gần 250 công
nhân nhập viện vì ăn bánh mì thịt nhiễm khuẩn thương hàn.
Bệnh thương hàn là căn bệnh tương đối nguy hiểm và để mắc phải, mọi người
cần thận trọng với những thức ăn chưa xác minh nguồn gốc để phòng bệnh.
d.Klebsiella spp

Là vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Những đối tượng dể mắc bệnh do Klebsiella spp
là những bệnh nhân suy kiệt hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Các bệnh mà Klebsiella có thể gây ra là: nhiễm trùng hô hấp dưới (viêm phổi,
viêm phế quản,…), nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tiết niệu,…
e.Proteus
Là vi khuẩn gây bệnh cơ hội.
Các bệnh cảnh chúng có thể gây ra:
o

Viêm tai giữa có mũ

o

Viêm màng não thứ phát sau viêm tai giữa ở trẻ còn bú

o

Nhiễm khuẩn tiết niệu

o

Nhiễm khuẩn huyết
3


Nhóm 3 – XN39

II.XÉT NGHIỆM VI SINH
1.Đặc tính hình thái:
Trực khuẩn gram âm

Cách sắp xếp: rải rác hoặc thành đôi

Hình ảnh nhuộm gram E.coli

E.coli dưới KHV điện tử

Kích thước: khoãng 1 – 1,5µm x 2 – 6 µm.

2.Đặc tính nuôi cấy
o

Mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường, các môi trường
thường được sử dụng: MC, EMB, SS.

o

Vi khuẩn hiếu khí tùy nghi.

o

Nhiệt độ: 35 – 37 oC, khí trường thường.

*Bảng đặc tính khuẩn lạc vi khuẩn đường ruột trên các loại môi trường
Nguồn: Giáo trình thực tập vi sinh ĐHYD Thành Phố Hồ Chí Minh

4


Nhóm 3 – XN39


MC

EMB

SS

Escheriachia coli

Khúm lớn biên
đều, màu đỏ
gạch,vùng đỏ bao
quanh

Khúm lớn, biên
đều, màu tím than,
ánh kim loại

Bị ức chế, mọc ít,
khúm hồng đến đỏ

Klebsiella spp

Khúm lớn, mọc
tràn, rất nhớt, tâm
đỏ

Khúm lớn, không
đều, tâm đỏ, viền
nhạt, rất nhớt


Bị ức chế, mọc ít,
nhớt, hồng đến đỏ

Nhóm vi khuẩn Lactose (+)

Nhóm vi khuẩn Lactose (-)
Samonella spp

Khuẩn lạc nhỏ,
trong, không màu

Khuẩn lạc nhỏ,
đục hoặc trong,
không màu

Shigella spp

Giống Samonella
nhưng nhỏ hơn

Giống Samonella
nhưng nhỏ hơn

Khúm lớn không
màu
Khúm lớn không
màu
Khúm nhỏ không
màu, có thể mọc
tràn

Khúm lớn không
màu

Khúm lớn màu
nhạt
Khúm lớn màu
nhạt
Khúm nhỏ không
màu, có thể mọc
tràn
Khúm lớn không
màu

Edwardsiella spp
Serratia spp
Proteus spp
Providencia spp

3.Định danh

5

Khuẩn lạc nhỏ, đục
hoặc trong, không
màu
Giống Samonella
nhưng nhỏ hơn, vài
dòng bị ngăn chặn
Khúm trong, biên đều
đôi khi có tâm đen

Khúm lớn không màu
Khúm nhỏ không
màu, có thể có tâm
đen
Khúm nhỏ không màu


Nhóm 3 – XN39

Sơ đồ định danh vi khuẩn đường ruột.
Dựa vào tính chất sinh vật hóa học để phân biệt các loài vi khuẩn đường ruột
với nhau.
Có thể sử dụng đến 48 thử nghiệm sinh hóa khác nhau, trên thực tế thường sử
dụng 7 – 20 thử nghiệm sinh hóa.
Các phản ứng sinh hóa thường được sử dụng:
Lên men Glucose, Lên men lactose, Sinh hơi, Sinh gas, Di động, Indol, citrate,
urease,…
*Môi trường sinh hóa
Dùng để xác định tính chất sinh vật hóa học của vi khuẩn đường ruột
Các môi trường sinh hóa thường được sử dụng
o

KIA: Glucose, Lactose, khả năng sinh hơi, sinh H2S

Kligler’s iron agar: bao gồm phần thạch đứng chứa Glucose, thạch nghiêng
chứa lactose, chất chỉ thị màu phenol red, sulfate sắt.
Nồng độ glucose = 1/10 lactose, nồng độ acid rất thấp được sinh ra bởi
glucose, do đó ở phần thạch nghiêng sẽ bị oxid hóa nhanh chóng, nếu phần
lactose không được lên men thì thạch nghiêng sẽ trở lại tính kiềm. Do đó,
nếu vi khuẩn đường ruột được cấy lên KIA thì có các khả năng sau:

Thạch đứng vàng, thạch nghiêng vàng: Glucose (+), Lactose (+)
6


Nhóm 3 – XN39

Thạch đứng vàng thạch nghiêng đỏ: Glucose (+), Lactose (-)
Nếu thạch đứng màu đỏ (không lên men Glucose), đây không phải nhóm vi
khuẩn đường ruột, thuộc nhóm trực khuẩn gram âm không lên men đường
như Pseudomonas spp, Acinetobacter spp,…
o

TSI:(Triple Sugar Iron) chỉ khác KIA ở chổ có bổ sung thêm đường
saccharose, nhằm xác định sự lên men chậm đường lactose, vì người ta
thấy rằng đa số vi khuẩn đường ruột lên men lactose chậm đều lên men
saccharose sau một ngày.

o

SIM: H2S, Indol, Motility
F

Thực hiện: Dùng que cấy cấy vi khuẩn thẳng đứng khoảng 2/3 ống
nghiệm.

F

Sự sinh H2S được xác định bằng chất chỉ thị màu FeSO 4 có trong
môi trường (tạo FeS↓)


F

Sự sinh Indol: một số vi khuẩn có khả năng sản xuất Indol từ
Tryptophane do sản xuất được men Tryptophanase
Tryptophane
acid

Tryptophanase

Indol+ Ammoni + Pyruvic

Sự xuất hiện của Indol được xác nhận bằng thuốc thử Kovacs’ có
chứa

p-dimethylaminobenzaldehyde

do

tạo

ra

muốn

dimethylammonium có màu đỏ.
Phản ứng dương: màu đỏ trong vài phút.
Phản ứng âm:
F

màu vàng của môi trường.


Motility

Vi khuẩn nếu có khả năng di động sẽ gây đục môi trường SIM, nếu
khồn di động vi khuẩn chỉ mọc xung quanh kim cấy.
o

Urease
F

Vi khuẩn sản xuất được men urease sẽ phân giải ure có trong môi
trường thành amoniac gây kiềm hóa môi trường, được xác nhận
dựa vào chất chỉ thị phenol có sẳn trong môi trường.
7


Nhóm 3 – XN39

Phản ứng dương: đỏ cánh sen.
Phản ứng âm:
o

vàng.

Citrate:
F

Môi trường chứa sodium citrate, nếu vi khuẩn sử dụng được carbon
từ muối này sẽ biến đổi sodium citrate thành những chất làm kiềm
hóa môi trường, được xác nhận bằng chất chỉ thị màu xanh

methymol gây đổi màu từ xanh lá (pH = 6.9) sang xanh dương (pH
= 7.6).

o

F

Phản ứng dương: xanh dương.

F

Phản ứng âm: xanh lá cây.

MR – VP (Methyl red - Voges-Proskauer)
F

Phản ứng methyl red: Kiểm tra khả năng tạo và duy trì acid được
tạo ra từ quá trình lên men glucose của vi sinh vật thông qua chất
chỉ thị methyl red.

F

Thuốc thử: methyl red

F

Phản ứng
*Phản ứng

dương:màu đỏ.


*Phản ứng âm:không đổi màu.
F

Phản

ứng

Voges-Proskauer:

Xác

định

khả

năng

sinh

acetylmethylcarbinol (acetoin) trong quá trình lên men glucose của
một số vi sinh vật.
*Thuốc thử:KOH 40% (trung hòa acid từ phản ứng MR, chất oxi
hóa), α-naphtol
*Phản ứng dương: Màu đỏ, hồng nhạt trên bề mặt môi trường.
*Phản ứng âm:màu vàng (màu của thuốc thử).


Đọc kết quả sinh hóa và tra vào bảng sinh
hóa để định danh vi khuẩn cần tìm.

8


Nhóm 3 – XN39

4.Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đường
ruột – Kháng sinh đồ
o

Sự đề kháng kháng sinh

Một số trực khuẩn Gram âm, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột có khả năng
sinh men β-lactamase phổi rộng (ESBL) có khả năng ly giải cephalosporin
gây khó khăn trong việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị.
o

Phương pháp phát hiện ESBL

*Phương pháp đĩa đôi
*Phương pháp đĩa kết hợp
*Phương pháp MIC và E – Test
o

Kháng sinh đồ
Phương pháp Kirby Bauer.
Tài liệu còn nhiều thiếu sót, mong các bạn thông cảm !

9




×