Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

DE CƯƠNG môn lý LUẬN CHUNG về NHÀ nước và PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.68 KB, 13 trang )

Câu 1, Anh chị hãy làm rõ hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
hiện nay
I, Khái niệm VBQPPL:
Là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền, thủ tục, trình tự
luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các QHXH , được NN bảo
đảm thực hiện, có giá trị bắt buộc chung.
II, Hiệu lực của VBQPPL
1, Hiêu lực về thời gian:Là gia trị tác động của VPPL được xác định kể từ thời điểmphát
sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.
a,Thời điểm phát sinh hiệu lực:
TH1:Tại điều luật có tên là hiệu lực thi hành. Nó được xác định và quy định ngay
trong chính VBQPPL đó
Nếu trong VBQPPL có quy định rõ thì thời điểm phát sinh hiệu lực căn cứ theo điều luật
có tên gọi “hiệu lực thi hành”được quy định rõ ngay trong chính VBQPPL đó.
VD: Điều 95 của luật ban hành VBQPPL 2008, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2009.
Nhận xét: Trong hệ thống pháp luật việt nam hiện nayVBQPPL do các cơ quan nhà nước
ở trung ương ban hành kể từ ngày 1/1/2009 trở đi thì đây là cách thức duy nhất để xác
định thời điểm có hiệu lực của chúng.
TH2: Xác định theo quy định của văn bản khác.
VD: Luật ban hành VBQPPL của HĐNH và UBND năm 2004.
VBQPPL của HĐNH và UBND trong đó k0 ghi rõ thời điểm phát sinh HL thì xác định
như sau:
-VB của cấp tỉnh thì có hiệu lực sau – 10 ngày
-VB của cấp huyện thì có hiệu lực sau -7 ngày
-VB của cấp xã thì có hiệu lực sau -5 ngày
Kể từ ngày được HĐNH hoặc chủ tịch UBND kí ban hành.
b,Thời điểm chấm dứt hiệu lực:VBQPPL chấm dứt 1 phần hay toàn bộ trong các TH
sau đây.
TH1: Hết thời hạn có hiệu lực đã quy định trong văn bản.
TH2:Được sửa đổi bổ sung hoặc thay thế bằng VB mới của của chính cơ quan NN đã


ban hành .
TH3: Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hủy bỏ ,bãi bỏ: VBQPPL có dấu hiệu vi phạm pháp luật , hủy khi chính sách của NN đã
thay đổi khi hủy bỏ, bãi bỏ phải có 1 quyết định hủy bỏ, bãi bỏ.Khi quyết định hủy bỏ,bãi


bỏ có hiệu lực thì VBQPPL đó chấm dứt hiệu lực. Hủy bỏ thì VB đó chấm dứt hiệu lực
ngay tại thời điểm nó có hiệu lực.
c ,VBQPPL bị ngưng hiệu lực( điều 80 bộ luật ban hành quy phạm pháp luật 2008)
Với trường hợp ngưng hiệu lực của VBQPPL thì có Vb ngưng trong 1 khoảng thời
gian đó l khi nó bị đình chỉ thi hành sau đó tiếp tục có hiệu lực . Nếu nó không bị bãi bỏ
hoặc hủy bỏ , hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ nếu bị bãi bỏ hoặc hủy bỏ 1 phần hoặc
toàn bộ.
Thời điểm ngưng hiệu lực tiếp tục có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được
quy định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d, Hiệu lực hồi tố: Là hiệu lực trở về trước của VBQPPL vì nguyên tắc nhân đạo, văn
bản lại được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã xảy ra từ trước khi nó có hiệu lực.
Không được quy định hiệu lực đối với các trường hợp sau đây:
+ Quy định trách nhiệm pháp lí mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành
vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lí.
+ Quy định trách nhiệm pháp lí nặng hơn.
2, Hiệu lực về mặt không gian
Hiệu lực về không gian: HLVKG của VB QPPL được hiểu là giá trị tác động của VB
được xác định trong phạm vi lãnh thổ, vùng hay khu vực nhất định mà theo đó Vb có
hiệu lực pháp luật.
Cách xác định:
Cách 1: Nếu được quy định cụ thể ngay trong chính văn bản đó .
Cách 2:Xác định theo thẩm quyền của cơ quan ban hành:
+ Về mặt nguyên tắc chung VBQPPL do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành sẽ
có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.VD: Văn bản của quốc hội, chính phủ.

+ Còn cách VBQPPL do các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành thì chỉ có hiệu
lực trên phạm vi của địa phương đóVD: VBQPPL của HĐND và UBND
+ Dựa vào nội dung văn bản:Văn bản điều chỉnh quan hệ xã hội xảy ra ở địa phương nào
thì chỉ có hiệu lực thực hiện ở địa phương đó .Có 2 trường hợp bị “ Tự thu hẹp” giá trị tác
động về mặt không gian, có thể VB ở chính quyền trung ương ban hành những nội dung
lại chỉ đề cập tới một địa phương cụ thể thì nó sẽ thu hẹp lại, cụ thể trong 2 trường hợp :
• Đặt ra các quyết định để thực hiện thử nghiệm,
• Đặt ra các quyết định chỉ liên quan tới một địa phương có đặc thù về địa lí dân cư,
xã hội.
3, Hiệu lực về đối tượng tác động : HL về đối tượng tác động của của văn bản quy
phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội với những chủ thể
nhất định (có thể là cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn vị kinh tế,...).
Cách thức xác định:
Cách 1:HLTĐTTĐ của VB thường được xác định trực tiếp trong VB đó.
VD: Điều 2 luật GTĐB 2008
Cách 2:Nếu không được ghi rõ thì xác định theo thẩm quyền của cơ quan ban hành và
xác định theo nội dung của văn bản.


- Về mặt nguyên tắc chung VBQPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành sẽ tác
động tới mọi cá nhân cơ quan tổ chức trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
- VBQPPL do chính quyền ở địa phương ban hành sẽ tác động tới những cá nhân cơ quan
tổ chức trên phạm vi quản lí của địa phương đó.
Nhưng cũng có trừơng hợp ngoại lệ VBQPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban
hành nhưng nội dung của nó chỉ thu hẹp ở 1 phạm vi nhất định và chỉ tác động tới cá
nhân, tổ chức liên quan.VD: Quy chế tuyển sinh của Bộ Gd chỉ tác động đến SV và
những người liên quan.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hiệu lực của mỗi văn bản quy phạm pháp
luật được thể hiện trên ba mặt: theo thời gian, theo không gian và theo đối tượng tác
động. Việc nắm bắt hiệu lực của những văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp cho sự vân

dụng chúng được thuận tiện, chính xác.
Câu 2, Khái niệm hình thức nhà nước, phân biệt hình thức chính thể nhà nước quân
chủ với cộng hòa. Phân biệt Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân.
1, Khái niệm hình thức nhà nước.
Chưa có tính thống nhất cao tuy nhiên với 2 cách hiểu ta có thể đưa ra khái niệm về hình
thức nhà nước như sau: Hình thức NN là cách thức tổ chức bộ máy NN, trình tự thành lập
các cơ quan NN, xác định vị trí, vai trò của mỗi cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện
quyền lực chính trị, quy định mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau cũng như việc tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước trên phạm vi quốc gia và trên phạm vi từng vùng,
từng địa phương của quốc gia.Gồm:
+ Hình thức chính thể.
+ Hình thức cấu trúc.
+ Chế độ chính trị
.2, Phân biệt hình thức chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế và cộng hòa.
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất
của nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với nhân dân
trong quá trình tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Trong lịch sử, hình thức chính thể
của nhà nước có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
Chính thể nhà nước quân Chính thể nhà nước cộng
chủ
hòa
1 Khái niệm

Chính thể quân chủ là hình
thức trong đó quyền lực tối
cao của nhà nước tập trung
toàn bộ (hay một phần) trong
tay người đứng đầu nhà nước
theo nguyên tắc thừa kế


Chính thể cộng hoà là hình
thức trong đó quyền lực tối
cao của nhà nước thuộc về cơ
quan được bầu ra trong một
thời gian nhất định


2 Biến dạng


-Quân chủ chuyên chế (tuyệt
đối)
- Quân chủ hạn chế (Lập
hiến)

-Cộng hòa tổng thống
-Cộng hòa nghị viện (Đạinghị)
-Cộng hòa dân chủ nhân dân
-Cộng hòa lưỡng thể

3 Cách thức thiết lập cơ Thế tập ( cha truyền con nối, Cơ quan quyền lực nhà nước
quan quyền lực nhà nước phân phong đất đai) để truyền đều được bầu ra theo nguyên
nối và chiếm hữu đất đai.
tắc bầu cử
4 Quyền lực nhà nước

Tập chung trong tay một Tập trung vào trong tay một
người mang tính chất kéo dài hoặc số cơ quan khác nhau tùy
theo thời gian trị vì.
theo nhiệm kì và hoạt động

theo nhiệm kì.

5 Xu hướng xác lập

Phổ biến trước đây và bị thu
hẹp dần và không thể hiên tính
chất dân chủ

Cộng hòa là mô trước đây
không phổ biến, hiện tại đang
chiếm ưu thế( đặc biệt ở các
nước tư bản, xhcn , thể hiện
tính dân chủ.

3, Phân biệt Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân
1

Năng lực pháp luật

Năng lực hành vi

2 Khái niệm

Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân
sự.

Năng lực hành vi của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của

mình xác lập và thực hiện các quyền,
các nghĩa vụ của bản thân mình và
tham gia vào quan hệ pháp luật.

3 Cơ sở phát sinh

Năng lực pháp luật dân sự của cá Có khi cá nhân đạt tới độ tuổi nhất định
nhân có từ khi người đó sinh ra theo quy định của pháp luật,có khả
và chấm dứt khi người đó chết
năng nhận thức hoàn toàn bình thường

4

Đặc trưng

Mọi cá nhân đều có năng lực Năng lực hành vi hành chính của các
pháp luật dân sự như nhau, bình nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
đẳng trước pháp luật.
độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ
đào tạo, khả năng tài chính.....ở mức độ
khác nhau thì NLHV của các cá nhân
là khác nhau.

Vì vậy, NLPL là điều kiện cần và NLHV là điều kiện đủ để một chủ thể để cá nhân tham
gia quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của QHPL.


Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị nhà
nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan
hệ pháp luật chủ thể có thể tham gia một cách thụ động vào các QHPL thông qua hành vi

của người thứ 3 hoặc được nhà nước bảo vệ trong một số quan hệ nhất định.
NLPL là tiền đề của NLHVnên không thể có chủ thể pháp luật không có NLPL mà lại
có NLHV. Vì khi quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lí cho chủ thể thì nhà nước cũng
không cần phải tính đến điều kiện để cá nhân tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa
vụ pháp lí đó.
NLPL của cá nhân mở rộng dần theo NLHV của họ.

Câu 3, Chứng minh rằng “ Nhà nước là một phạm trù lịch sử theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc ra đời của nhà nước”
1,Khái niệm nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
Của cải vật chất dư thừa
Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lênin nhà nước là một phạm trù lịch sử tức là nhà nước
có nguồn gốc ra đời có quá trình tồn tại phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tai, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại
và phát triển của chúng không còn nữa.
Lực lượng sản xuất phát triển
Kinh tế phát triển và sự phân công lao động xã hội

Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt lên đến đỉnh điểm. Không thể điều hòa được.
Sự phân hóa
xã hội thành các giai cấp

Chế độ tư hữu xuất hiện


Tổ chức công xã nguyên thủy tan rã và sự xuất hiện của nhà nước





2, Cách thức tổ chức quản lí xã hội nguyên thủy :
Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả nhữn người lớn
tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc và có tính bắt buộc đối với mọi thành
viên.Hội đồng bầu ra người đứng đầu như Tù trưởng, Thủ lĩnh…để thực hiện quyền lực
và quản lí công việc chung của thị tộc.
3, Sự tan rã của công xã nguyên thủy và sự ra đời của nhà nước
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, công cụ lao động ngày càng cải tiến,
con người dần phát triển cả về thể chất, trí lực, tích lũy kinh nghiệm và lần đầu tiên trong
xã hội thị tộc có sự phân công lao động. Trải qua 3 lần phân công lao động.Hệ quả là :
Kinh tế: Xuất hiện tư hữu
Xã hội: Xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.
4, Sự ra đời và tồn tại của nhà nước
Các tổ chức thị tộc vốn sinh ra và tồn tại trong xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại
thì nay xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối lập, mâu thuân nhau đấu tranh gay gất
để bảo vệ lợi ích giai cấp mình. Đòi hỏi phải có một tổ chức để dập tắt các xung đột giai
cấp trong vòng” trật tự”. Tổ chức cao hơn thị tộc ra đời ra đời đó là nhà nước.
Như vậy nhà nước chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.
5, Nhà nước sẽ tiêu vong
Nhà nước sẽ tiêu vong khi các điều kiện khách quan của nó không còn tồn tại nữa.
Như vậy, nhà nước là một phạm trù lịch sử tức là nhà nước có nguồn gốc ra đời có quá
trình tồn tại phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tai và phát
triển của chúng không còn nữa.

Câu 4, Chức năng nhà nước là gì, làm rõ chức năng của các cơ quan nhà nước
XHCNVN.
a, Chức năng nhà nước là gì
- Khái niệm về chức năng: Là phương diện hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ.
- Khái niệm chức năng nhà nước:
+ Là những phương hướng , phương diện hoặc mặt hoạt động cơ bản của nhà nươc nhằm
thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.

+ Là hoạt động nhà nước cơ bản nhất mang tính chất thường xuyên liên tục, ổn định
tương đối, xuất phát từ bản chất, cơ sở kinh tế- xã hội, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cơ
bản của nhà nước và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
b, Chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước XHCNVN


1. Khái niệm bộ máy nhà nước

: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan NN được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ của NN, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh XH công
bằng dân chủ văn minh.
2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
1, Hệ thồng các cơ quan quyền lực nhà nước
1, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Hình thành thông qua bầu cử.
-Là các cơ quan đại biểu cao nhất.
* Quốc hội

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chức năng:
+ Lập hiến và lập pháp. Lập hiến là làm ra Hiến pháp và sửa đổi Hiếnpháp, lập
pháp là làm ra Luật và sửa đổi Luật
+ Quyết định với các hoạt động của nhà nước
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
* Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý

chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Chức năng:
+ Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Chủ trương, biện pháp
quan trọngđể phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa
phương
+ Đảm bảo thực hiện các quyết định của chính quyền nhà nước cấp trên và trung
ương ở địa phương.
+ Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
b) Chủ tịch nước
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.


- Chức năng
+ Trong BMNN, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước
CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại.
+ Công bố Hiến pháp Luật, pháp lệnh.
+ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang ND và giữ chức vụ chủ tịch HĐ Quốc phòng và An
ninh
c) Cơ quan hành chính nhà nước

1, Chính phủ
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính NN cao nhất của
nước CHXHCNVN.
- Chức năng:
+ Thực hiện chức năng hành pháp

+ Chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác trước QH , chủ tich nước.
2, Ủy ban nhân dân
- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
- Là cơ quan hành chính ở địa phương.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Tổ chức thi hành hiến pháp, pháp luật ở địa phương, thực hiện nghị quyết của hội đồng
nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ do chính quyền NN cấp trên giao phó.
3) Tòa án nhân dân
Là cơ quan xét xử duy nhất , thực hiện quyền tư pháp của nước CHXHCN VN
-Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, con người ; bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo
vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân
-Gồm tòa án tối cao và tòa án nhân dân khác do pháp luật quy định.
4)Viện Kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Gồm VKS tối cao và các VKS khác do pháp luật quy định.
-Bảo vệ pháp luật , quyền con người, quyền công dân, chế độ XHCN.
5, Hội đồng bầu cử quốc gia
Do quốc hội lập nên, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử ĐBQH; chỉ đạo và hướng dẫn công tác
bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
6, Kiểm toán nhà nước
Do quốc hội lập nên, hoạt động độc lập thực hiện việc kiểm toán, quản lí, sử dụng tài
chính công.
Câu 5, Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị- Xã hội khác
Nhà nước
Tổ chức chính trị- xã hội
khác



Khái NN là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai
niệm cấp không thể điều hòa được .NN là một tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý
đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích
bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.

Là các tổ chức tự nguyện của
những người có cùng mục
đích,chính kiến,lí tưởng, độ
tuổi,giới tính được thành lập
và hđộng nhằm đại diện và
bvệ lợi ích cho các hội viên.

Quy
ền
lực

Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt:
Là quyền lực công cộng
+ Quyền lực công cộng đặc biệt: Nó được công khai, nhưng hòa nhập hoàn toàn với
tôn trọng do một cộng đồng giai cấp, tập đoàn, liên
các hội viên .Như tổ chức
minh giai cấp tạo nên.
nghiệp đoàn, công đoàn, phụ
+ Đặc biệt: Được bảo đảm thực hiện bằng bộ máy nữ, đoàn thanh niên, Mặt trận
chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, nhà tù, cản
Tổ Quốc.. Không có quỳền
sát.v.v…) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị. Và nó
lực đặc biệt như nhà nước.

không còn hòa nhập với dân cư.
Tổ - Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị - Đại diện cho 1 nhóm người
chức hành chính lãnh thổ. Nhà nước thiết lập quyền lực trên cùng mục đích, chính kiến, lí

các đơn vị hành chính lãnh thổi, quản lý cư dân theo
tưởng, độ tuổi,giới tính
quản đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào
- Thành lập hoạt động hợp

huyết thống, giới tính,tôn giáo.v.v
pháp trên cơ sở được nhà
- NN có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia thể nước thừa nhận .Chỉ có quyền
hiện ở quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh đại diện tổ chức đó trong các
thổ của mình. NN tự quyết định về chính sách đối nội và
mối quan hệ .
đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài
- Chỉ có quyền ban hành quyết
- Nhà nước ban hành PLvà thực hiện quản lý buộc các
nghị quyết, chỉ thị, có tính
thành viên trong xã hội phải tuân theo:
ràng buộc,hội viên tự giác
-Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện
đảm bảo bằng những hình
bằng sức mạnh cưỡng chế.
thức kỉ luật.
-Thông qua PL, ý chí của nhà nước trở thành ý chí của - Kinh phí chủ yếu là do các
toàn XH, buộc mọi cơ quan, tổ chức, phải tuân theo.
thành viên đóng góp.Và sự hỗ
-Trong xã hội, chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành
trợ từ nhà nước.

luật và áp dụng pháp luật.
- Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình
thức bắt buộc, nhằm:
Để duy trì bộ máy nhà nước bảo đảm cho sự phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, giải quyết
các công việc chung của xã hội
Hình thành thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy
cai trị của nó. Nhà nước có lực lượng vật chất không to
lớn không chỉ để chi cho các hoạt động mà còn hỗ trợ
kinh phí cho các tổ chức xã hội.
Câu hỏi 3 điểm.
Câu 1, Trình bày các khái niệm và dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật.


a, Vi phạm pháp luật : là hành vi (hành đông hay không hành động) nguy hại cho xã
hội, trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện , xâm hại
hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b, Dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật.
1, Là hành vi nguy hại cho xã hội
-VPPL được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động.
Còn những quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng ...không phải là VPPL vì chúng chưa phải
hành vi dù nó có lệch lac, sai trái.
- Hành vi phải mang tính nguy hại cho XH ở mức độ nhất định thì mới được coi là
VPPL.Tính nguy hại cho XH thể hiện ở việc hành vi đó đã xâm hại hoặc đe doạ xâm hại
đến các QHXH được NN xác lập và bảo vệ.
2, Hành vi trái pháp luật
Hành vi mà chủ thể thực hiện: Chỉ bị coi là VPPL khi hành vi đó phải được PL thực
định của NN quy định ( nguyên tắc công dân được thực hiện tất cả các hành vi mà PL
không cấm).
- Biểu hiện:

+ Chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm.
+ Sử dụng quyền hạn quá giới hạn mà pháp luật cho phép.
+ Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước bất buộc.
3, Có lỗi
Khái niệm Lỗi: là trạng thái bên trong thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành
vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Một người thực hiện hành vi trái pháp luật chỉ bị coi là có lỗi khi họ hoàn toàn tự do về ý
chí khi họ thực hiện hành vi đó. Họ bị coi là chủ thể của VPPL khi thực hiện hành vi trái
pháp luật bằng cách cố ý hay vô ý .
Những hành vi tráipháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiện
hành vi đó ( chủ thể cố hoặc vô ý) thì không bị coi là VPPL. Ngay cả đối với hành vi trái
pháp luật mà chủ thể bất buộc phải chọn trong các trường hợp bất khả kháng cũng không
thể cấu thành VPPL.
4, Do chủ thể có năng lực pháp lí thực hiện
Năng lực pháp lí: là khả năng của chủ thể VPPL. Vào thời điểm thực hiện hành vi, họ
hoàn toàn có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH và hậu quả của hành
vi mà mình đã thực hiện, khả năng điều khiển được hành vi, khả năng tự chịu trách nhiệm
pháp lí về hành vi của mình.
-Căn cứ để chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí hay không là dựa vào:
+ Độ tuổi
+ Khả năng lí trí của chủ thể vào thời điểm họ thực hiện hành vi trái PL

Câu 2, Phân biệt vi phạm pháp luật hình sự (tôi phạm) với VPPL hành chính.Cho
VD minh họa.


Tiêu chí
Khái niệm

Hành chính

VPPL hành chính là hành vi do cá
nhân, tổ chức thực hiện với lỗi vô ý
hoặc cố ý.Vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lí nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật bị xử phạt hành
chính.

Hình sự
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải
chịu hình phạt

Cơ sở pháp


Thường rải rác ở những nghị định do
những cơ quan thực hiện chức năng
quản lí nhà nước trên nhiều lĩnh vực
khác nhau ban hành.

Quy định tại bộ luật hình sự do quốc hội
ban hành

Chủ thể

Cá nhân trên 12 tuổi, tổ chức

Mức độ
nguy hiểm

cho xã hội

- Mức độ gây thiệt hại cho XH:
mức nguy hiểm thấp không đáng kể.

Cá nhân:
- lớn hơn 16 tuổi
- lớn hơn 14 tuổi với tội đặc biệt nghiêm
trọng
- Mức độ gây thiệt hại cho XH:
Gây hậu quả nghiêm trọng,mức độ nguy
hiểm cao.
-Mức độ tái phạm: thường đã bị xử phạt
hành chính nhưng vẫn tái phạm.
- Công cụ, phương tiện, thủ đoạn( tính
chất):Những hung khí nguy hiểm , các
phương tiện gây nguy hiểm cao.

-Mức độ tái phạm: Thường là vi
phạm pháp luật lần đầu.
- Công cụ, phương tiện, thủ
đoạn( tính chất): ít được quan tâm
xem xét tới.
Chế tài áp
dụng

Các biện pháp sử phạt vi phạm hành
chính

Là hình phạt có thể tước đi quyền con

người , quyền tự do cơ bản ,mạnh nhất,
nghiêm khác nhất

Chủ thể có
thẩm quyền
truy cứu

Do nhiều chủ thể, chủ yếu là các cơ
quan quản lí hành chính nhà
nước(UBND, cảnh sát, bộ đội biên
phòng

Tòa án

Thủ tục tiến
hành

Thủ tục hành chính

Thủ tục tư pháp

Hậu quả
pháp lí

Bị xư phạt VP hành chính, không bị
ghi vào lí lịch tư pháp

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự , bị ghi
vào lí lịch tư pháp


Dạng thức
lỗi

Cố ý

Câu 3, So sánh những điểm khác nhâu cơ bản giữa tợp hợp hóa và pháp điển hóa?


Đặc điểm

Tợp hợp hóa

Pháp điển hóa

Khái niệm

Là sắp xếp các văn bản QPPL hoặc
các QPPL riêng biệt theo một trình
tự nhất định. Hoạt động này không
làm thay đổi nội dung văn bản,
không bổ sung những quy định mới
mà chỉ nhằm loại bỏ những QPPL đã
hết hiệu lực

Là hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Trong đó không những tợp
hợp các VBQPPL đã có theo một trình tự
nhất định, loại bỏ nhunhwx quy phạm lỗi
thời, mâu thuẫn, mà còn bổ sung các quy
phạm mới để thay thế cho các QPPL đã

bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được
phát hiện, năng cao hiệu lực pháp lí của
chúng.

Về Chủ thể
tiến hành

Mọi cá nhân , tổ chức

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Về đối tượng

Văn bản QPPL bất kì (đã có hiệu
lực, đang có hiệu lực, sắp có hiệu
lực, đã hết hiệu lực).

Chủ yếu là quy phạm pháp luật và các
văn bản quy phạm pháp luật, đang có
hiệu lực hoặc sắp có hiệu lực theo 1 lĩnh
vực

Về phương
thức thực
hiên

Thu thập, tập hợp, lựa chọn và sắp
xếp theo nhiều trình tự khác nhau,
không làm thay đổi nội dung và hình
thức của văn bản được lựa chọn


Dựa trên cơ sở tập hợp hóa theo lĩnh vực,
có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, làm
thay đổi nội dung, hình thức, hiệu lực của
văn bản hoặc văn bản QPPL được lựa
chọn.

Về kết quả

Việc tập hợp hóa không làm thay
đổi nội dung và hình thức của quy
phạm pháp luật và các văn bản quy
phạm pháp luật, không làm xuất
hiện các quy phạm pháp luật và các
chế định pháp luật mới .

Làm hình thành nên một bộ luật mới trên
cơ sở các quy phạm pháp luật và các văn
bản quy phạm pháp luật cũ nên chủ thể
có thẩm quyền pháp điển hoá chỉ có thể
là quốc hội hoặc nghị viện.

Nhận xét: Tập hợp hoá tạo cơ sở và điều kiện cho pháp điển hoá được tiến hành nhanh
hơn và hiệu quả hơn, xét ở góc độ của quá trình pháp điển hoá thì tập hợp hoá là một giai
đoạn của pháp điển hoá, ngược lại pháp điển hoá lại hỗ trợ cho tập hợp hoá, làm cho tập
hợp hoá tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.
Câu 30, Hành vi trái pháp luật là dấu hiệu pháp lí bắt buộc luôn luôn phải có trong
mọi cấu thành vi phạm pháp luật



Nhận định trên là Đúng.vì
Hành vi khách quan là dấu hiệu đầu tiên và thông qua hành vi cho nên không có nó
không thể cấu thành nên VPPL.Không biểu hiện dưới dạng hành vi thì không tác động
đến thế giới khách quan .Chỉ có hành vi mới đe dọa đến quan hệ pháp luật.
Câu 32, Lỗi là dấu hiệu pháp lí bắt buộc phải có trong cấu thành của vi phạm pháp
luật
Nhận định trên là: Đúng. Vì
Lỗi : là trạng thái bên trong thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi và hậu
quả do hành vi đó gây ra.
4 dấu hiệu của hành vi VPPL
- là hành vi nguy hại cho xã hội
- Là hành vi trái pháp luật
- Có lỗi
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội
được pháp luật xác lập và bảo vệ.
Lỗi là 1 trong 4 dấu hiệu pháp lí bắt buộc phải có trong cấu thành của vi phạm pháp luật
Câu 33, Hậu quả là dấu hiệu pháp lí bắt buộc phải có trong cấu thành của vi phạm
pháp luật
Nhận định trên là:Sai. Vì
Hậu quả là những thiệt hại gây ra cho các QHXH được nhà nước xác lập và bảo vệ của
VPPL.
Hậu quả không phải là dấu hiệu pháp lí bắt buộc phải có trong cấu thành của vi phạm
pháp luật VD: Đi xe máy vượt đèn đỏ chưa gây ra hậu quả nhưng vẫn bị xử phạt.
Câu 34, Mục đích là kết quả xảy ra trong thực tế của hành vi vi phạm pháp luật
Nhận định trên là:Sai. Vì
Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi
VPPL
Mục đích trên thực tê và mục đích trong suy nghĩ là khác nhau.Khi chủ thể không đạt
được mục đích thì kết quả trong suy nghĩ và kết quả trên thực tế là khác nhau




×