PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Địa lí 9
Bài 9. Tiết 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT LÂM
NGHIỆP, THỦY SẢN
II. Mục tiêu dạy học :
a. Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này là :
- Môn Địa lí: + Thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò
của từng loại rừng. Sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
+ Địa lí 8- tiết 32: Đặc điểm địa hình Việt Nam: Học sinh nhớ
lại đặc điểm đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
+ Địa lí 8- tiết 37: Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
Học sinh nhớ lại đặc điểm: nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Địa lí 9 - tiết 46: Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển đảo. Giới thiệu cho học sinh biết vì sao phải bảo vệ môi trường
biển đảo và các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
- Môn Ngữ văn lớp 6 : Tiết 19: Từ Hán Việt.
Biết được nghĩa của một số từ hán việt ( Lâm nghiệp, Thủy sản) từ đó biết được
những nội dung của phần học, bài học.
- Môn Toán học lớp 6: Tiết 89: Hỗn số - số thập phân - phần trăm.
Ngoài ra học sinh còn vận dụng phép tính nhân, chia trong toán học
Biết vận dụng kiến thức toán học để tính phần phần trăm diện tích các loại
rừng, giải thích ý nghĩa của số liệu phần trăm độ che phủ rừng. Tính được tốc độ
tăng trưởng của sản lượng thủy sản qua các năm, tỉ lệ thủy sản nuôi trồng và thủy
sản khai thác.
- Môn Lich sử lớp 9: Chương V – Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm
1954, chương VI – Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
Nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta bị suy giảm do sự tàn phá của bom
mìn, các chất độc hóa học qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Môn Công nghệ lớp 7: Tiết 22: Vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng.
Tiết 51: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Hiểu được vai trò của rừng và vì sao phải tích cực trồng rừng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc. Đồng thời thấy được nguồn lợi thủy sản của nước ta rất phong
phú và việc cần thiết phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Môn Giáo dục Công dân 7 : Tiết 22, 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
Có ý thức bảo vệ rừng và môi trường biển
- Môn Sinh học lớp 9: Tiết 62: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
Có ý thức bảo vệ hệ sinh thái rừng và biển
- Môn Âm nhạc: Tiết 26: Học hát: Ngôi nhà của chúng ta. Nhạc sĩ Hình
Phước Liên
Học sinh thấy được vẻ đẹp của rừng và biển trong âm nhạc từ đó thêm yêu cảnh
quan thiên nhiên rừng biển và có ý thức bảo vệ hai loại tài nguyên này
- Môn tin học: Thiết kế giáo án điện tử, hình ảnh phù hợp với nội dung bài
học
1
b. Kĩ năng:
- Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin và làm việc
nhóm.
- Vận dụng những kiến thức liên môn Địa lí, Toán học, Công nghệ, Giáo dục
công dân, Ngữ văn, Sinh học, Âm nhạc khi học bài: Sự phát triển và phân bố lâm
ngiệp, thủy sản.
c. Thái độ :
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
III. Đối tượng dạy học của bài học:
Học sinh lớp 9B - trường trung học cơ sở Định Hưng - Yên Định - Thanh
Hóa.
IV. Ý nghĩa , vai trò của bài học:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời
sống xã hội làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ
đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong
môn học nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy tích
cực, sáng tạo và độc lập.
Như vậy, qua dự án này học sinh không chỉ nắm được sự phát triển và phân
bố của lâm nghiệp, thủy sản mà còn thấy được vai trò quan trọng của lâm nghiệp,
thủy sản trong đời sống kinh tế của đất nước, đồng thời thấy rõ được vấn đề cấp
bách hiện nay trong phát triển ngành này là phải bảo vệ, khai thác hợp lí tài nguyên
rừng và biển vì lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai. Đồng thời rèn luyện khả
năng hợp tác, tư duy, ghi nhớ cho các em. Sự kết hợp giữa các môn học giúp cho
giờ học trở nên sinh động, tạo sự yêu thích của các em với bộ môn này.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Máy chiếu.
- Máy vi tính.
- Phiếu học tập.
- Bài kiểm tra đánh giá.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Bài 9. Tiết 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP,
THỦY SẢN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta;vai trò
của từng loại rừng.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
2. Kỹ năng:
2
- Phân tích bản đồ,lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat địa lí Việt Nam
để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí các ngư trường trọng
điểm.
- Phân tích các bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của
lâm nghiệp,thủy sản.
- Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin và làm việc
nhóm.
- Vận dụng những kiến thức liên môn Địa lí, Toán học, Công nghệ, Giáo dục
công dân, Ngữ văn, Sinh học, Âm nhạc khi học bài: Sự phát triển và phân bố lâm
ngiệp, thủy sản.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên lâm sản, thủy sản và bảo vệ môi trường rừng ,
biển.
- Tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Máy tính; máy chiếu đa năng để chiếu những hình ảnh liên quan đến bài
học.
- Phiếu học tập.
- Sơ đồ tư duy về nội dung chính của bài.
2. Học sinh :
- Đọc trước bài : Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản.
- Máy tính cầm tay
- Sách giáo khoa, vở ghi
C. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
- Phương pháp trực quan : sử dụng hình ảnh.
- Phương pháp thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, chia nhóm HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng trọt nước ta?
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề:
Như các em đã biết nước ta có tới ¾ diện tích là đồi núi cùng với mạng lưới
sông ngòi dày đặc và vùng biển rộng mênh mông... đó là những điều kiện để phát
triển ngành lâm nghiệp và thủy sản. Vậy sự phát triển và phân bố của ngành này
như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Tiết 9 - bài 9: Sự phát
triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp thủy sản.
b. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cơ bản
- Tích hợp môn ngữ văn: Dựa vào kiến I.Lâm nghiệp
thức đã học trong bài “ Từ Hán Việt”
chương trình Tiếng việt lớp 7 em hãy cho
biết từ Lâm nghiệp có nghĩa là gì?( Slide2
3
- clip1)
- GV: Lâm nghiệp có nghĩa là nghề rừng,
vậy để biết nghề rừng nước ta phát triển và
phân bố như thế nào trước hết chúng ta tìm
hiểu tài nguyên rừng ở nước ta
Hoạt động 1 :Cá nhân/nhóm/cả lớp
1.Tài nguyên rừng:
- HS đọc thông tin sgk/ Trang 33,34, số liệu
thống kê trên bảng và dựa vào sự hiểu biết
thực tế, hãy cho biết: (slide 3)
? Thực trạng rừng nước ta hiện nay như thế
nào.
-Tích hợp môn toán học:
? Dựa vào kiến thức môn toán học lớp 6,
tiết 69: Hỗn số - Số thập phân – phần trăm
hãy giải thích độ che phủ rừng ở nước ta
là 35% có nghĩa là như thế nào? (clip2)
- Tích hợp Địa lí 8:
? Dựa vào kiên thức đặc điểm địa hình
Việt nam đã học trong chương trình Địa lí
8 em hãy cho biết 35% độ che phủ rừng là
cao hay thấp? tại sao? (clip3)
- Tích hợp môn Lịch sử:
? Dựa vào hiểu biết của mình em hãy cho
biết nguyên nhân làm cho diện tích rừng
nước ta bị suy giảm.( Slide 4)
GV: Trong các nguyên nhân làm cho diện
tích rừng bị suy giảm thì nguyên nhân do
chiến tranh làm cho diện tích rừng tự
nhiên nước ta giảm nhanh nhất. Tính từ
năm 1945 đến nay chúng ta đã mất hơn 2
triệu ha rừng do bom mìn và chất độc hóa
học. Điều này các em sẽ hiểu rõ hơn trong
chương V, chương VI môn Lịch sử lớp9 ở
học kì II. (clip4)
? Diện tích rừng suy giảm gây ra những hậu
quả gì ( slide 5)
? Dựa bảng 9.1 cho biết cơ cấu rừng ở nước
ta? ( slide 6)
-Tích hợp môn toán học:
? Dựa vào kiến thức môn toán học lớp 6,
tiết 69: Hỗn số - Số thập phân – phần trăm
hãy tỉ lệ phần trăn diện tích các loại rừng
ở nước ta (clip5)
? Nhận xét về tỉ lệ diện tích các loại rừng
4
- Thực trạng: Tài nguyên rừng
nước ta khá phong phú nhưng ngày
càng cạn kiệt.
+ Độ che phủ thấp, ( năm 2000 còn
35%).
+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp có
rừng ít: 11,6 triệu ha.
- Cơ cấu các loại rừng ở nước ta:
theo số liệu vừa tính ( Slide7)
? Nêu ý nghĩa của từng loại rừng?
- HS thảo luận nhóm (đã chia đầu giờ) trong
thời gian 2 phút và hoàn thành bảng sau:
Cơ cấu các loại rừng
Rừng sản xuất ( slide 8)
Ý nghĩa của từng loại rừng
Cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
Rừng phòng hộ ( slide 9)
Là rừng đầu nguồn của các con
sông và rừng ngập mặn ven biển:
góp phần hạn chế thiên tai, bảo vệ
môi trường
Rừng đặc dụng ( slide 10)
Là các vườn Quốc gia,các khu dự
trữ thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh
thái, bảo tồn các loài động thực vật
quý hiếm, nghiên cứu khoa học, kết
hợp với du lịch và phòng hộ
GV chuẩn kiến thức thông qua các slide
trình chiếu
Chuyển ý: Với nguồn tài nguyên rừng
to lớn như vậy ngành lâm nghiệp của chúng
ta đã phát triển và phân bố như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. Sự phát
triển và phân bố lâm nghiệp
Hoạt động 2 :Cá nhân/cả lớp
2. Sự phát triển và phân bố lâm
nghiệp
? Dựa vào bản đồ Lâm nghiệp và thủy sản
Việt Nam hãy lên xác định vị trí phân bố
của từng loại rừng. ( slide11)
5
? Sản lượng gỗ khai thác hàng năm của
nước ta hiện nay là bao nhiêu? Khai thác
trong loại rừng nào? Loại rừng này phân bố
chủ yếu ở đâu?
? Công nghiệp chế biến gỗ phát triển ở đâu?
Vì sao? ( slide12)
- Hằng năm cả nước khai thác
khoảng 2,5 triệu m3 gỗ trong khu
vực rừng sản xuất, chủ yếu ở miền
núi và trung du
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm
sản phát triển gắn với vùng nguyên
liệu.
GV: Như các em đã biết, hiện nay độ che
phủ rừng của nước ta đang còn rất thấp,
diện tích rừng tự nhiên suy giảm rõ rệt.Vậy :
? Đứng trước thực trạng đó nhà nước ta đã
đề ra mục tiêu như thế nào?
- Tăng độ che phủ rừng lên 45%
- Tích hợp môn Giáo dục công dân , Công
nghệ:
- Biện pháp:
? Kết hợp kiến thức trong sách giáo khoa
với kiến thức của môn Công nghệ và
Giáo dục công dân 7 em hãy cho biết để
thực hiện được mục tiêu đó chúng ta phải
làm gì? ( slide 13,14)
+ Trồng và bảo vệ rừng
? Việc bảo vệ rừng và đầu tư trồng rừng
mang lại lợi ích gì? (clip6)
GV chốt câu trả: Việc trồng và bảo vệ rừng
nhằm tăng độ che phủ rừng, giữ đất chống
xói mòn, cân bằng mực nước ngầm, bảo vệ
hệ sinh thái nói chung. Đồng thời hạn chế
thiên tai, sự biến đổi khí hậu và tạo việc làm
cho nhân dân
- Tích hợp kiến thức môn Địa lí 8:
? Tại sao chúng ta vừa phải khai thác vừa
phải bảo vệ rừng. (clip 7)
GV chốt câu trả lời: Vì ¾ diện tích nước ta
là đồi núi, chế độ mưa theo mùa nếu khai
thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho
tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân
bằng sinh thái, môi trường bị suy thoái, ảnh
hưởng đến các ngành kinh tế và đời sống
nhân dân
6
? Quan sát H9.1 cho biết hình ảnh đó nói lên + Phát triển mô hình nông lâm kết
điều gì?
hợp.
- Tích hợp kiến thức môn công nghệ:
? Dựa vào hình ảnh trong sách giáo khoa
và hiểu biết em hãy cho biết mô hình
nông lâm kết hợp mang lại lợi ích gì ?
( slide 15- clip8)
Chuyển ý: Cùng với sự phát triển và phân
bố của ngành lâm nghiệp thì hoạt động của
ngành thủy sản nước ta hiện nay như thế
nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần II. Ngành
thủy sản
- Tích hợp môn ngữ văn: Dựa vào kiến
thức đã học trong bài “ Từ Hán Việt”
chương trình Tiếng việt lớp 7 em hãy cho
biết từ Thủy sản có nghĩa là gì? (clip9)
GV: ( slide 16) Thủy sản có nghĩa là những
sản vật dưới nước . Vậy thì nguồn lợi thủy
sản nước ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm
hiểu mục 1. Nguồn lợi thủy sản
Hoạt động 3 :Cá nhân/cả lớp
? Nước ta có những điều kiện nào thuận lợi
cho sự phát triển của ngành thuỷ sản?
II. Ngành thuỷ sản
1. Nguồn lợi thuỷ sản
- Thuận lợi:
+ Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày
đặc
+ Dọc bờ biển có nhiều bài triều
đầm phá, vũng vịnh để nuôi tròng
thủy sản
- ( slide 17) Quan sát Lược đồ Lâm nghiệp
và thủy sản Việt Nam hãy:
? Xác định 4 ngư trường trọng điểm ở nước + Có 4 ngư trường trọng điểm lớn
ta?
với nhiều bãi tôm cá (Cà Mau Kiên Giang, Ninh Thuận BìnhThuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hải
Phòng - Quảng Ninh,Trường Sa Hoàng Sa)
7
? Bên cạnh những thuận lợi ngành thuỷ sản
còn gặp những khó khăn gì?
GV trình chiếu slide 18 minh họa khó khăn
về môi trường biển bị ô nhiễm
Chuyển ý: Với những điều kiện thuận lợi để
phát triển, vậy ngành thủy sản nước ta đã
phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm
hiểu phần 2. Sự phát triển và phân bố ngành
thủy sản.
Hoạt động 4: Cá nhân/cả lớp
? Dựa vào bảng số liệu ở bảng 9.2 hãy nhận
xét về cơ cấu và sự phát triển của ngành
thuỷ sản?
- Tích hợp môn toán:
? Căn cứ bảng số liệu em hãy tính toán và
cho biết từ năm 1990 đến 2002, sản lượng
thủy sản khai thác và nuôi trồng nhóm
nào tăng nhanh nhất và tăng bao nhiêu
lần. Nhóm nào chiếm tỉ lệ lớn nhất ( tính
mình năm 2002) và chiếm bao nhiêu phần
trăm. (clip10)
GV chuẩn kiến thức ( slide 18)
? Dựa vào lược đồ và phần kênh chữ hãy kể
tên các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác,
các tỉnh dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng?
( slide 20,21)
- Khó khăn: Gặp nhiều thiên tai, cơ
sở vật chất kỹ thuật còn thấp, vốn
ít, môi trường biển ô nhiễm...
2. Sự phát triển và phân bố
ngành thuỷ sản
- Sản lượng thủy sản tăng liên tục,
đặc biệt là thủy sản nuôi trồng
+ Khai thác hải sản : Sản lượng
tăng khá nhanh. Dẫn đầu là Kiên
Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Thuận.
+ Nuôi trồng thủy sản : Phát triển
nhanh, đặc biệt nuôi tôm, cá nhưng
tỉ trọng còn nhỏ. Tỉnh có sản lượng
lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến
Tre.
? Tình hình xuất khẩu thủy sản hiện nay như + Xuất khẩu thuỷ sản: Đã có bước
thế nào?
phát triển vượt bậc.
GV: Ngư nghiệp đã tạo việc làm cho
khoảng 1,1 triệu người (chiếm 3,1% lao
động) gồm 45 vạn người làm nghề đánh bắt,
56 vạn người làm nghề nuôi trồng và 6 vạn
người làm nghề chế biến.
- Tích hợp môn giáo dục công dân, Công
nghệ, Sinh học:
? Để đảm bảo sự phát triển bền vững của
ngành thủy sản trong tương lai theo em
8
chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi
trường biển?
GV chốt kiến thức: ( slide22)
GV: Các biện pháp bảo vệ môi trường và tài
nguyên biển sang học kì II của lớp 9 các em
sẽ được tìm hiểu thêm ở môn Sinh học và
môn Địa lí (clip 11)
4. Củng cố - luyện tập:
- GV: chiếu sơ đồ tư duy, HS củng cố bài (clip 12)
- Tích hợp môn âm nhạc: Sau khi học xong bài sự phát triển và phân bố lâm
nghiệp, thủy sản em có liên tưởng đến bài hát nào đã học trong chương trình
âm nhạc lớp 8 nói về vẻ đẹp của rừng, của biển?
HS trả lời GV chốt kiến thức: Đó là bài hát Ngôi nhà chung, sáng tác
của nhạc sĩ Hình Phước Liên. GV bắt nhịp để cả lớp cùng hát (clip 13)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập 3 SGk trang 37.
- Chuẩn bị trước bài 10.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Phát giấy kiểm tra
Câu 1: Độ che phủ rừng nước ta hiện nay ( 2000) là:
a. 35%
b. 38%
c. 45%
Câu 2: Để nâng cao độ che phủ rừng ta phải:
9
a. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
b. Bảo vệ rừng
c. Phát triển mô hình nông lâm kết hợp
d. Cả ba phương án trên
Câu 3: Sản lượng thủy sản ở nước ta ngày càng tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở
lĩnh vực :
a. Khai thác
b. Nuôi trồng
VIII. Các sản phẩm của học sinh:
Điểm giỏi : Từ 8, 0 – 10, 0
Điểm khá : Từ 6, 5 – dưới 8, 0
Điểm Tb : Từ 5, 0 – dưới 6, 5
Điểm yếu : Từ 3, 5 – dưới 5, 0
Lớp
TSHS
9B
33
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
76
5
15
3
9
0
0
Người lập dự án
Nguyễn Thị Duyên
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG:
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................
10