Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TIỀN VAY VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 36 trang )

Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

BÀI 1

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TIỀN VAY VÀ CÁC NGHIỆP
VỤ THANH TOÁN

Hướng dẫn học
• Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
• Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia

thảo luận trên diễn đàn.
• Đọc tài liệu:
1. GS.TS. Đặng Thị Loan (Chủ biên), Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013.
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC, ngày 20/3/2006
cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp có liên quan.
• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
• Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
• Kế toán vốn bằng tiền: Trình bày khái niệm, nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền, kế toán

tiền Việt Nam và kế toán ngoại tệ.
• Kế toán tiền vay: Trình bày kế toán vay ngắn hạn và kế toán vay dài hạn.
• Kế toán các nghiệp vụ thanh toán: Trình bày kế toán thanh toán với người bán, thanh
toán với người mua và thanh toán với Ngân sách Nhà nước.
Mục tiêu
• Nắm vững các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền.
• Hiểu được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến biến động tiền Việt Nam và


phương pháp kế toán các nghiệp vụ này.
• Nắm được các nguyên tắc kế toán ngoại tệ và vận dụng trong xử lí kế toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ; biết được cách điều chỉnh các khoản mục có gốc
ngoại tệ vào cuối kỳ, cuối năm và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại.
• Nắm vững kế toán tiền vay ngắn hạn và tiền vay dài hạn.
• Hiểu được bản chất, đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, phương pháp tính thuế và
phương pháp kế toán từng sắc thuế.

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

1


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

Tình huống dẫn nhập
Ghi nhận giao dịch phát sinh bằng tiền tệ
Ngày 2/8, Công ty cổ phần JoJo bán một lô hàng hóa là thiết bị điện lạnh cho Công ty AnAn với
giá bán có thuế GTGT 10% là 22.000 USD, phương thức thanh toán là tín dụng thương mại với
thời hạn 25 ngày tính từ ngày giao hàng. Công ty JoJo mở tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng
TMCP Techcombank. Tỷ giá do Ngân hàng Techcombank công bố ngày 2/8 là 22.350
VND/USD. Ngày 26/8, Công ty AnAn thanh toán cho Công ty JoJo 22.000 USD bằng chuyển
khoản, tỷ giá do Ngân hàng Techcombank công bố ngày 26/8 là 22.380 VND/USD.
Khi xử lí tình huống trên, tranh luận giữa các cán bộ kế toán trong Phòng Kế toán của Công ty
JoJo như sau:
Chị Trần Đoan Trang cho rằng vì Công ty áp dụng tỷ giá thực tế trong quy đổi ngoại tệ nên
khoản phải thu khách hàng ngày 2/8 được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.350 VND/USD, ngày
26/8 thu được nợ thì khoản phải thu giảm được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.380 VND/USD
đúng như công bố của Ngân hàng Techcombank. Chị Lý Chung Tình lập luận rằng vì nghiệp vụ
thu nợ liên quan đến tỷ giá ngày 2/8 nên ngoại tệ gửi ngân hàng tăng ngày 26/8 được quy đổi,

ghi sổ theo tỷ giá 22.350 VND/USD, do đó không tạo ra khoản chênh lệch tỷ giá nào. Chị Trần
Phong Ba cho rằng khi thu nợ ngày 26/8, ngoại tệ gửi ngân hàng được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá
22.380 VND/USD, khoản phải thu giảm được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá ghi nhận nợ ở ngày 2/8
và như vậy tạo ra một khoản lãi tỷ giá.

Trong các lập luận ở trên, lập luận nào là hợp lí và tuân thủ các nguyên tắc kế
toán ngoại tệ?

2

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

1.1.

Kế toán vốn bằng tiền

1.1.1.

Khái niệm và nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền

• Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị,
được xếp vào nhóm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
• Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm
tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (hoặc
gửi các tổ chức tài chính, tín dụng khác) và
tiền đang chuyển, bao gồm tất cả các loại
nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại

quý. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp có thể
được quản lý tại doanh nghiệp hoặc gửi tại
ngân hàng, kho bạc.
1.1.2.

Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền

Kế toán vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức
phi lợi nhuận, các đơn vị hành chính sự nghiệp phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc,
quy định, chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.
• Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Kế toán phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống
nhất là “Đồng” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (VND) để hạch toán mọi nghiệp
vụ kinh tế, mọi giao dịch phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Sự thống nhất về đơn vị tiền tệ được thể hiện trên tất cả các loại chứng từ
kế toán, sổ sách kế toán và tất cả các báo cáo kế toán – tài chính (trừ một số sổ
sách, báo cáo đặc thù có thể được thể hiện bằng các đơn vị tiền tệ khác).
• Nguyên tắc cập nhật: Tình hình hiện có, số thu, chi của các loại tiền cần được kế
toán theo dõi một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời và chính xác. Bên cạnh
việc theo dõi vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển) theo Đồng Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy đổi, đối
với các loại ngoại tệ, kế toán cần mở sổ chi tiết để theo dõi riêng theo từng loại
nguyên tệ; đối với vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, cũng cần có các loại sổ sách
theo dõi chi tiết theo số lượng, trọng lượng, quy cách, tuổi, kích thước, giá trị... và
có chế độ kiểm định, bảo quản thích hợp.
• Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên
quan đến ngoại tệ thì phải được quy đổi về Đồng Việt Nam để ghi sổ. Kế toán sử
dụng tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Đối với các loại ngoại tệ không được công bố trong danh mục quy đổi ra Đồng
Việt Nam thì kế toán thống nhất quy đổi về Đồng Việt Nam thông qua Đồng Đô la

Mỹ (USD).
• Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến biến động tiền đều bắt buộc
phải có đầy đủ chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ. Chứng từ kế toán liên quan đến
thu, chi tiền không những là căn cứ pháp lý cho ghi sổ kế toán mà còn là cơ sở cho

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

3


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và phục vụ kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán của các cơ quan có thẩm quyền.
• Trong kế toán tiền tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm nhằm hạn
chế những tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra. Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa kế toán với thủ quỹ cũng như giữa kế toán doanh nghiệp với ngân hàng,
kho bạc, tổ chức tài chính. Nếu phát hiện chênh lệch phải lập biên bản xác định
nguyên nhân và kiến nghị hướng xử lý.
1.1.3.

Kế toán tiền Việt Nam

1.1.3.1.

Tài khoản kế toán sử dụng

• Để hạch toán tình hình hiện có và tăng, giảm tiền mặt tại quỹ, kế toán sử dụng tài
khoản 111 “Tiền mặt”. Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:


°

Bên Nợ:
 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý đã nhập quỹ.
 Tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý phát hiện thừa khi kiểm kê.
 Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng (đối với tiền mặt ngoại tệ) khi điều chỉnh tỷ
giá hối đoái cuối kỳ.

°

Bên Có:
 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý đã xuất quỹ.
 Tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý phát hiện thiếu khi kiểm kê.
 Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm (đối với tiền mặt ngoại tệ) khi điều chỉnh tỷ
giá hối đoái cuối kỳ.

°
°

Dư Nợ: Giá trị tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý hiện đang tồn quỹ.
TK 111 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:
 TK 1111 – Tiền Việt Nam: dùng để theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền
mặt Việt Nam.
 TK 1112 – Ngoại tệ: dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt
ngoại tệ theo giá trị ngoại tệ quy đổi ra Đồng Việt Nam.
 TK 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: dùng để phản ánh tình hình
nhập, xuất, tồn quỹ, kho vàng, bạc, đá quý, kim khí quý.

• Để hạch toán tình hình hiện có và tăng, giảm tiền gửi ngân hàng (TGNH), kế toán
sử dụng tài khoản 112 “TGNH”. Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh

tương tự như TK 111 và được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2:

4

°

TK 1121 – Tiền Việt Nam: dùng để theo dõi tình hình gửi vào, rút ra và hiện
đang gửi tại ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

°

TK 1122 – Ngoại tệ: dùng để theo dõi tình hình gửi vào, rút ra và hiện đang gửi
tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

°

TK 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: dùng để phản ánh giá trị vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng.

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

1.1.3.2.

Kế toán tăng tiền VND

• Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kế toán phản ánh
tiền bán hàng và doanh thu:

Nợ TK 111 (1111), 112 (1121): Tiền tăng theo tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512: Doanh thu tiêu thụ theo giá chưa thuế GTGT
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra
• Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác
bằng tiền:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121): Tiền tăng theo tổng giá thanh toán
Có TK 515, 711: Doanh thu, thu nhập (giá chưa thuế GTGT)
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra
• Khi rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111): Số tiền mặt thực nhập quỹ
Có TK 112 (1121): Ghi giảm tiền gửi ngân hàng
• Khi thu hồi nợ từ người mua (kể cả tiền đặt trước của người mua):
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121): Số đã thu
Có TK 131: Ghi giảm công nợ phải thu
• Khi thu hồi tạm ứng thừa bằng tiền:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121): Tiền đã thu hồi
Có TK 141: Thu hồi tiền tạm ứng thừa
• Khi vay ngắn hạn, dài hạn bằng tiền:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121)
Có TK 311, 341
• Các nghiệp vụ khác làm tăng tiền VND:
Nợ TK 111(1111), 112 (1121): Số đã thu
Có TK 128, 228, 221, 222, 223, 228: Thu hồi các khoản cho vay, các khoản
đầu tư tài chính
Có TK 3381: Số tiền thừa khi kiểm kê
Có TK 136: Các khoản thu hồi nợ nội bộ
Có TK 336: Các khoản thu hộ đơn vị khác trong nội bộ
Có TK 138: Các khoản phải thu đã thu được
Có TK 144, 244: Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ
Có TK 338, 344: Các khoản thu hộ, giữ hộ, các khoản nhận ký quỹ, ký cược

ngắn hạn
Có TK 411: Nhận vốn góp bằng tiền
Có TK 3383: Nhận tiền từ cơ quan BHXH để trợ cấp cho người lao động

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

5


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

1.1.3.3.

Kế toán giảm tiền VND

• Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản thanh toán trực tiếp bằng tiền, căn cứ vào hoá
đơn và chứng từ thanh toán:
Nợ TK 151, 152, 153, 156: Giá hoá đơn chưa thuế GTGT
Nợ TK 211, 213, 241: Chi XDCB, mua sắm hoặc sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111 (1111), 112 (1121): Số tiền thực tế đã chi (tổng giá thanh toán)
• Khi chi tiêu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng tiền:
Nợ TK 6278, 6418, 6428...: Giá hoá đơn chưa có thuế GTGT tính vào chi phí
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111 (1111), 112 (1121): Số tiền thực tế đã chi (giá có thuế GTGT)
• Khi gửi tiền mặt vào tài khoản ở ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): Tăng tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 (1111): Tổng số tiền đã xuất quỹ
• Khi thanh toán tiền hàng còn nợ người bán (kể cả khoản đặt trước cho người bán):
Nợ TK 331 (chi tiết nhà cung cấp): Số nợ đã thanh toán

Có TK 111 (1111), 112 (1121): Số tiền thực tế đã chi
• Khi đầu tư chứng khoán, cho vay, góp vốn liên doanh bằng tiền:
Nợ TK 121, 221, 128, 222, 223, 228: Tăng khoản đầu tư
Có TK 111 (1111), 112 (1121): Tiền chi đầu tư tài chính
• Các nghiệp vụ khác làm giảm tiền:
Nợ TK 136: Chi hộ, trả hộ, ứng trước cho đơn vị nội bộ
Nợ TK 144: Xuất quỹ ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 1388: Các khoản cho vay, cho mượn tạm thời
Nợ TK 1381: Số tiền thiếu phát hiện qua kiểm kê
Nợ TK 141: Tạm ứng cho công nhân viên
Nợ TK 311, 315, 341: Thanh toán tiền nợ, vay đến hạn
Nợ TK 333: Nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước
Nợ TK 334: Thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động
Nợ TK 336: Thanh toán các khoản phải trả nội bộ
Nợ TK 338: Thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 344: Thanh toán khoản nhận ký cược, ký quỹ dài hạn
Nợ TK 353: Chi quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng tiền
Có TK 111 (1111), 112 (1121): Số tiền thực chi
1.1.4.

Kế toán ngoại tệ

1.1.4.1.

Nguyên tắc kế toán ngoại tệ

Kế toán ngoại tệ trong doanh nghiệp cần quán triệt các nguyên tắc sau đây:

6


NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

• Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải
thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
theo Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính
thức sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận).
Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam,
hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế
toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá thực tế tại thời điểm phát
sinh giao dịch bằng ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có
giao dịch phát sinh (sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán. Đồng
thời doanh nghiệp phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản:
Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản
phải trả và Tài khoản 007.
• Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất
kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền (TK 1112, 1122,
151, 152, 153, 156, 211, 213, TK loại 5, loại 6, loại 7, loại 8) khi phát sinh các
nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam,
hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
• Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền (TK 1112, 1122), khi phát sinh
các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt
Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên
sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập
sau, xuất trước).
• Đối với bên Có của các TK nợ phải trả (TK 311, 331, 341), hoặc bên Nợ của các

TK nợ phải thu (TK 131, 138), khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ
phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức
sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch.
• Đối với bên Nợ của các TK nợ phải trả (TK 311, 331, 341), hoặc bên Có của các
TK nợ phải thu (TK 131, 138), khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ
phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức
sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.
• Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh
được ghi nhận là chi phí tài chính trên TK 635, chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát
sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận là doanh thu hoạt
động tài chính trên TK 515.
• Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế
mua, bán. Chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào chi hoặc thu hoạt động tài chính.
• Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố
tại thời điểm lập báo cáo tài chính (nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại một
NHTM) hoặc tỷ giá mua vào bình quân của các NHTM nơi doanh nghiệp mở tài
khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính (nếu doanh nghiệp mở tài khoản
NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

7


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

ngoại tệ tại nhiều NHTM). Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để
dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch
toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại
các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự
phòng rủi ro hối đoái. Chênh lệch lãi tỷ giá do đánh giá lại được ghi vào bên Có

TK 4131, chênh lệch lỗ tỷ giá do đánh giá lại được ghi vào bên Nợ TK 4131. Việc
xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư của các tài khoản có gốc
ngoại tệ được thực hiện theo quy định của chế độ tài chính.
1.1.4.2.

Kế toán ngoại tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh

• Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh chênh lệch tỷ giá cũng như xử lý chênh
lệch tỷ giá do đánh giá lại kế toán sử dụng các tài
khoản sau:

°

TK 635 “Chi phí tài chính”. TK này dùng để
phản ánh và kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái phát
sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá
lại số dư của các khoản mục có gốc ngoại tệ vào
cuối kỳ, cuối năm và khi kết thúc giai đoạn XDCB, đi vào hoạt động chính thức.

°

TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. TK này dùng để phản ánh và kết
chuyển lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá lại số dư
của các khoản mục có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ, cuối năm và khi kết thúc giai
đoạn XDCB, đi vào hoạt động chính thức.

°

TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”. TK này dùng để phản ánh chênh lệch tỷ

giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư của các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ, cuối năm và chênh lệch tỷ giá
phát sinh trong giai đoạn XDCB trước hoạt động. TK 413 được mở chi tiết
thành 2 tài khoản cấp 2:
 TK 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính.
 TK 4132 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB.

• Phương pháp kế toán:

°

Nếu phát sinh lỗ tỷ giá trong giao dịch mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 241, 627, 641, 642, 133: Tỷ giá hối đoái ngày
giao dịch
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái xuất

°

Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 241, 627, 641, 642, 133: Tỷ giá hối đoái ngày
giao dịch
Có các TK 111 (1112), 112 (1122): Theo tỷ giá hối đoái xuất
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái

8

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220



Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

°

Khi nhận hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài
hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái
thực tế ngày giao dịch, ghi:
Nợ TK 1112, 1122, 152, 156, 211, 133: Theo tỷ giá ngày giao dịch
Có TK 331, 311, 341, 342, 336: Theo tỷ giá ngày giao dịch

°

Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài
hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ...):

°

Nếu phát sinh lỗ TGHĐ trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái xuất

°

Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái xuất

°


Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị
tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 131: Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Có TK 511, 711: Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch

°

Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 136, 138: Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 635: Nếu lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái xuất
Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá hối đoái

°

Khi thu được tiền từ khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ:
 Nếu phát sinh lỗ tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 131, 136, 138: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
 Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái
Có TK 131, 136, 138: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Các khoản nguyên tệ mặt hoặc nguyên tệ gửi ngân hàng tăng, giảm kế toán
đồng thời theo dõi trên TK 007 “Ngoại tệ các loại” (Tăng ghi bên Nợ, giảm ghi
bên Có). Các khoản nguyên tệ phải thu, phải trả kế toán theo dõi đồng thời trên
sổ chi tiết các tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ.


NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

9


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

10

°

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản
công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính (nếu doanh nghiệp mở tài khoản
ngoại tệ tại một NHTM) hoặc tỷ giá mua vào bình quân của các NHTM nơi
doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính (nếu
doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại nhiều NHTM), có thể phát sinh chênh
lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ).
 Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 138, 311, 315, 331, 341, 342
Có TK 413 (4131)
 Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 (4131)
Có TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 138, 311, 315, 331, 341, 342

°

Khoản chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại số dư cuối kỳ, cuối năm sau khi bù
trừ giữa chênh lệch tăng và chênh lệch giảm, số chênh lệch còn lại được hạch
toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính trong kỳ. Theo quy định

hiện hành, doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi
chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ, cuối năm của các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
 Kết chuyển chênh lệch do lãi chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ, cuối năm tài
chính lớn hơn lỗ chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ, cuối năm tài chính của các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 413 (4131)
Có TK 515
 Kết chuyển chênh lệch do lãi chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ, cuối năm tài
chính nhỏ hơn lỗ chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ, cuối năm tài chính của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 413 (4131)
Với những doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì
kế toán có thể sử dụng tỷ giá hạch toán (một loại tỷ giá ổn định trong một kỳ
kế toán do doanh nghiệp xác định) để quy đổi ngoại tệ. Khi áp dụng tỷ giá hạch
toán (TGHT), các khoản công nợ phải thu, phải trả và các tài khoản phản ánh
tiền (TK 1112, 1122, 131, 138, 311, 331, 341, 342) được phản ánh theo TGHT
(không phân biệt bên Nợ hay bên Có). Còn các khoản chi phí, doanh thu, thu
nhập và tài sản (TK 1112, 1122, 151, 152, 153, 156, 211, 213, TK loại 5, loại
6, loại 7, loại 8) được quy đổi theo tỷ giá thực tế ở thời điểm phát sinh giao
dịch. Chênh lệch giữa TGHT và tỷ giá thực tế được phản ánh vào TK 515 (lãi
tỷ giá) hoặc TK 635 (lỗ tỷ giá). Cuối kỳ kế toán, cuối năm tài chính kế toán
đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá mua
vào của NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo
cáo tài chính (nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại một NHTM) hoặc tỷ
NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán


giá mua vào bình quân của các NHTM nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố
tại thời điểm lập báo cáo tài chính (nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại
nhiều NHTM). Ghi nhận chênh lệch và xử lý chênh lệch do đánh giá lại được
thực hiện tương tự như trường hợp doanh nghiệp áp dụng tỷ giá thực tế để quy
đổi ngoại tệ.
1.1.4.3.

Kế toán ngoại tệ của giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản trước hoạt động

Trong giai đoạn xây dựng cơ bản trước hoạt động thì
việc sử dụng tỷ giá và quy đổi ngoại tệ được thực hiện
tương tự như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, chênh lệch lỗ tỷ giá phát sinh trước
hoạt động được ghi vào bên Nợ TK 4132, chênh lệch
lãi tỷ giá phát sinh trước hoạt động được ghi vào bên
Có TK 4132. Cuối kỳ, cuối năm, nếu hoạt động XDCB
chưa hoàn thành thì số dư của TK 4132 (hoặc số dư lũy kế) được trình bày trên Bảng
cân đối kế toán (Dư Có thì được ghi bằng số dương bên phần nguồn vốn, dư Nợ thì
được ghi bằng số âm bên phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán). Khi giai đoạn
XDCB hoàn thành, doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động thì số dư luỹ kế của TK
4132 sẽ được quyết toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính (nếu quy mô
chênh lệch tỷ giá nhỏ) hoặc phân bổ dần vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài
chính trong thời gian tối đa 5 năm (nếu quy mô chênh lệch tỷ giá lớn).
• Nếu khi kết thúc giai đoạn XDCB, TK 4132 có số dư bên Nợ:
Nợ TK 635: Nếu quy mô chênh lệch lỗ tỷ giá nhỏ
Nợ TK 242: Nếu quy mô chênh lệch lỗ tỷ giá lớn
Có TK 413 (4132): Chênh lệch lỗ tỷ giá trước hoạt động
• Khi phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá trước hoạt động:
Nợ TK 635

Có TK 242
• Nếu khi kết thúc giai đoạn XDCB, TK 4132 có số dư bên Có:
Nợ TK 413 (4132): Chênh lệch lãi tỷ giá trước hoạt động
Có TK 515: Nếu quy mô chênh lệch lãi tỷ giá nhỏ
Có TK 338 (3387): Nếu quy mô chênh lệch lãi tỷ giá lớn
• Khi phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá trước hoạt động:
Nợ TK 338 (3387)
Có TK 515
1.2.

Kế toán tiền vay

1.2.1.

Nguyên tắc kế toán

Trong quá trình kế toán tiền vay, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

11


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

• Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản vay, từng
loại vay, lần vay, hình thức vay và đối tượng cho vay.
• Trường hợp vay bằng ngoại tệ, kế toán phải quy
đổi khoản vay theo Đồng Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, đồng thời phải theo dõi từng khoản vay

theo nguyên tệ. Cuối kỳ, nếu có sự biến động về tỷ
giá so với tỷ giá tại thời điểm vay, kế toán phải tiến hành điều chỉnh kịp thời phù
hợp với chế độ tài chính và kế toán hiện hành nhằm đánh giá đúng giá trị thực của
tài sản của doanh nghiệp.
• Phân loại các khoản vay theo thời hạn thanh toán để có biện pháp huy động nguồn
trả nợ kịp thời. Theo dõi, phản ánh đầy đủ, kịp thời giá trị tài sản thế chấp cũng
như tình hình thu hồi tài sản thế chấp.
1.2.2.

Kế toán vay ngắn hạn

• Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình thanh toán tiền vay ngắn
hạn, kế toán sử dụng tài khoản TK 311 “Vay ngắn hạn” với nội dung phản ánh và
kết cấu như sau:

°

Bên Nợ: Các nghiệp vụ làm giảm tiền vay ngắn hạn (các khoản tiền vay ngắn
hạn đã trả). Điều chỉnh giảm tiền vay bằng ngoại tệ do tỷ giá hối đoái giảm.

°

Bên Có: Số tiền vay ngắn hạn phát sinh trong kỳ. Điều chỉnh tăng tiền vay
bằng ngoại tệ do tỷ giá hối đoái tăng.

°

Dư Có: Số tiền vay ngắn hạn chưa trả tại thời điểm báo cáo.


• Phương pháp kế toán:

°

Vay ngắn hạn để thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá:
Nợ TK 151, 152, 153, 156: Giá trị vật tư, hàng hoá theo giá hoá đơn chưa có
thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 311: Số tiền vay ngắn hạn

°

Vay ngắn hạn bổ sung vốn bằng tiền:
Nợ TK 111, 112
Có TK 311

°

Vay ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ người bán, nợ dài hạn đến hạn trả:
Nợ TK 331: Thanh toán cho nhà cung cấp
Nợ TK 315: Thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 341: Thanh toán vay dài hạn
Nợ TK 342: Thanh toán nợ dài hạn
Có TK 311: Số tiền vay ngắn hạn

12

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220



Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

°

Vay ngắn hạn để đặt trước tiền hàng cho người bán:
Nợ TK 331
Có TK 311

°

Trường hợp vay bằng ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản
tiền gửi:
Nợ TK 111 (1112): Ngoại tệ vay nhập quỹ theo TGTT
Nợ TK 112 (1122): Ngoại tệ vay chuyển vào TK tiền gửi theo TGTT
Có TK 311: Tăng vay ngắn hạn theo TGTT

°

Khi đánh giá lại số dư khoản vay ngắn hạn vào cuối kỳ, cuối năm do tỷ giá
ngoại tệ tăng:
Nợ TK 413 (4131)
Có TK 311

°

Khi đánh giá lại số dư khoản vay ngắn hạn vào cuối kỳ, cuối năm do tỷ giá
ngoại tệ giảm:
Nợ TK 311
Có TK 413 (4131)


°

Thanh toán tiền vay gốc VND bằng VND:
Nợ TK 311
Có TK 111, 112

°

Thanh toán tiền vay gốc VND bằng ngoại tệ:
Nợ TK 311: Số tiền vay đã thanh toán theo TGTT ghi sổ
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Số đã trả theo TGTT xuất

°

Thanh toán tiền vay gốc ngoại tệ bằng tiền VND:
Nợ TK 311: Số tiền vay đã thanh toán theo TGTT ghi sổ kế toán
Có TK 111 (1111), 112 (1121): Tiền vay thanh toán tính theo TGTT

°

Thanh toán tiền vay gốc ngoại tệ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 311: Số tiền vay đã thanh toán theo TGTT ghi sổ
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tiền giảm theo TGTT xuất

°

Tiền lãi vay ngắn hạn tuỳ vào thoả thuận trên hợp đồng tín dụng và mục đích
sử dụng tiền vay ngắn hạn cũng như phương thức thanh toán tiền lãi vay:

Nợ TK 635: Tính vào chi phí tài chính
Nợ TK 627: Tính vào giá trị tài sản sản xuất (Vốn hoá lãi vay)
Nợ TK 241: Tính vào giá trị tài sản đầu tư (Vốn hoá lãi vay)
Có TK 111, 112: Tiền lãi thanh toàn từng kỳ
Có TK 142, 242: Phân bổ tiền lãi trả trước
Có TK 335: Tiền lãi vay thanh toán 1 lần khi đáo hạn

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

13


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

1.2.3.

Kế toán vay dài hạn

• Tài khoản sử dụng: Vay dài hạn là những khoản tiền vay có thời hạn thanh toán
trên 1 năm hoặc sau một chu kỳ kinh doanh. Đơn vị kinh doanh có thể vay dài hạn
để sử dụng cho các mục đích xây dựng cơ bản, đầu tư mới TSCĐ, cải tiến kỹ thuật
sản xuất, phát triển sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đầu tư dài hạn... Vốn
vay dài hạn có thể được thanh toán bằng các khoản nợ dài hạn mới phát sinh hoặc
tiền vốn tăng thêm hoặc bằng kết quả kinh doanh. Để theo dõi vốn vay dài hạn và
tình hình thanh toán các khoản vay dài hạn, kế toán sử dụng tài khoản TK 341
“Vay dài hạn” với nội dung phản ánh và kết cấu như sau:

°

Bên Nợ:

 Tiền vay dài hạn đã trả.
 Điều chỉnh giảm tiền vay dài hạn do tỷ giá ngoại tệ giảm vào cuối kỳ, cuối năm.

°

Bên Có:
 Số tiền vay dài hạn tăng thêm trong kỳ.
 Điều chỉnh tăng tiền vay dài hạn do tỷ giá ngoại tệ tăng vào cuối kỳ, cuối năm.

°

Dư Có: Số tiền vay dài hạn hiện có.

°

Vay dài hạn để đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ:
Nợ TK 211, 213, 217: Mua sắm TSCĐ và bất động sản đầu tư
Nợ TK 241: XDCB
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

• Phương pháp kế toán:

Có TK 341: Tổng số tiền đã vay dài hạn để thanh toán.

°

Vay dài hạn thanh toán tiền mua vật tư, thiết bị XDCB:
Nợ TK 151, 152, 153: Giá hoá đơn chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 341: Số tiền vay dài hạn


°

Vay dài hạn cho các mục đích khác:
Nợ TK 331: Thanh toán nợ cho người nhận thầu XDCB, người bán TSCĐ
Nợ TK 221, 222, 223, 228: Vay đầu tư tài chính dài hạn.
Nợ TK 244: Vay để ký quỹ, ký cược dài hạn
Nợ TK 111, 112: Vay dài hạn nhập quỹ hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi
Có TK 341: Số tiền vay dài hạn

°

Khi vay dài hạn bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122): Vay nhập quỹ theo TGTT
Nợ TK 331: Vay thanh toán nợ người bán có gốc ngoại tệ theo TGTT ghi sổ
Nợ TK 211, 213, 217, 241, 221, 222, 228: Vay đầu tư TSCĐ, đầu tư dài hạn, mua
bất động sản đầu tư theo TGTT
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá
Có TK 341: Tổng vốn vay dài hạn theo TGTT
14

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

°

Cuối kỳ kế toán hoặc cuối năm tài chính, nếu có sự biến động về tỷ giá ngoại
tệ, kế toán tiến hành điều chỉnh số dư của TK 341 đối với những khoản vay có

gốc ngoại tệ:
 Điều chỉnh tăng vay dài hạn do tỷ giá ngoại tệ tăng:
Nợ TK 413 (4131)
Có TK 341
 Điều chỉnh giảm vay dài hạn do tỷ giá ngoại tệ giảm:
Nợ TK 341
Có TK 413 (4131)

°

Nợ gốc bằng VND, thanh toán bằng VND:
Nợ TK 341: Số tiền vay dài hạn đã trả
Có TK 111 (1111), 112 (1121)

°

Nợ gốc bằng VND, thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 341: Thanh toán số tiền vay dài hạn theo TGTT
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tiền giảm theo TGTT xuất

°

Nợ gốc bằng ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 341: Thanh toán số tiền dài hạn theo TGTT ghi sổ
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tiền giảm theo TGTT xuất

°


Nợ gốc bằng ngoại tệ, thanh toán bằng VND:
Nợ TK 341: Thanh toán số tiền vay dài hạn theo TGTT ghi sổ
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá
Có TK 111 (1111), 112 (1121): Số tiền giảm theo TGTT giao dịch

°

Tiền lãi vay dài hạn tuỳ vào thoả thuận trên hợp đồng tín dụng và mục đích sử
dụng tiền vay dài hạn cũng như phương thức thanh toán tiền lãi vay:
Nợ TK 635: Tính vào chi phí tài chính
Nợ TK 627: Tính vào giá trị tài sản sản xuất (Vốn hoá lãi vay)
Nợ TK 241: Tính vào giá trị tài sản đầu tư (Vốn hoá lãi vay)
Có TK 111,112: Tiền lãi thanh toán từng kỳ
Có TK 142, 242: Phân bổ tiền lãi trả trước
Có TK 335: Tiền lãi vay thanh toán 1 lần khi đáo hạn

1.3.

Kế toán các nghiệp vụ thanh toán

1.3.1.

Nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ thanh toán

Kế toán các nghiệp vụ thanh toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:
• Theo dõi chi tiết từng khoản công nợ (công nợ phải thu, công nợ phải trả), chi tiết
theo từng đối tượng có quan hệ thanh toán, chi tiết theo thời hạn thanh toán và tình
hình thanh toán từng khoản nợ với từng đối tượng cụ thể.
NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


15


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

• Thường xuyên đối chiếu số liệu về tình hình thanh
toán với các đối tượng có quan hệ thanh toán, khi
phát sinh chênh lệch, cần thông báo cụ thể để có
biện pháp xử lý kịp thời.
• Mọi khoản nợ có gốc ngoại tệ, ngoài việc theo dõi
theo nguyên tệ, cần quy đổi ra Đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi
chi tiết tình hình thanh toán. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối năm tài chính, nếu có sự
biến động về tỷ giá ngoại tệ, cần điều chỉnh các số dư các khoản công nợ có gốc
ngoại tệ theo TGTT ở thời điểm cuối kỳ, cuối năm.
• Mọi khoản nợ bằng vàng, bạc, đá quý, kim khí quý phải được theo dõi chi tiết trên
cả hai mặt hiện vật và giá trị và phải tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế của
vàng, bạc, đá quý lúc cuối kỳ.
• Phải theo dõi chi tiết công nợ theo thời gian thanh toán để có kế hoạch huy động
vốn thanh toán nợ hoặc thu hồi nợ kịp thời.
• Không được bù trừ số dư giữa các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả.
1.3.2.

Kế toán thanh toán với người bán

• Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán với người bán, kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả
người bán” mở chi tiết cho từng người bán, người nhận thầu, người cung cấp dịch
vụ. TK 331 có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

°


Bên Nợ:
 Số tiền đã trả cho người bán.
 Số tiền ứng trước cho người bán.
 Thanh toán bù trừ (cùng một khách hàng), nợ vô chủ.
 Chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại trừ vào số nợ
phải trả.
 Điều chỉnh giảm khoản phải trả người bán do tỷ giá ngoại tệ giảm.

°

Bên Có:
 Các khoản phải trả cho người bán, người nhận thầu.
 Giá trị tài sản nhận từ người bán trừ vào số tiền đã trả trước.
 Nhận lại số tiền trả trước còn thừa từ người bán.
 Điều chỉnh tăng khoản phải trả người bán do tỷ giá ngoại tệ tăng.

°
°

Dư Có: Số tiền còn phải trả người bán

°

Mua vật tư, tài sản, hàng hoá, dịch vụ chưa trả tiền cho người bán:
Nợ TK 151, 152, 153, 156: Vật tư, hàng hoá mua theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 211, 213, 217: TSCĐ, bất động sản đầu tư theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 241: Giá trị công trình XDCB chưa có thuế GTGT

Dư Nợ (Nếu có): Số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán hiện có


• Phương pháp kế toán:

16

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

Nợ TK 621, 623, 627, 632, 635, 641, 642, 811: Dịch vụ mua theo giá chưa có
thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331: Số tiền phải trả người bán theo tổng giá thanh toán

°

Chiết khấu thương mại được hưởng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại được
trừ vào số còn nợ người bán:
Nợ TK 331: Ghi giảm số nợ theo tổng giá thanh toán
Có TK 152, 153, 156, 211, 213: Giá không có thuế GTGT
Có TK 133: Giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng

°

Chiết khấu thanh toán được hưởng trừ vào số phải trả người bán:
Nợ TK 331: Giảm nợ người bán
Có TK 515: Tăng doanh thu hoạt động tài chính

°


Khi thanh toán nợ cho người bán:
Nợ TK 331: Số tiền đã trả
Có TK 111,112: Thanh toán bằng tiền
Có TK 311,341: Vay để thanh toán
Có TK 336: Đơn vị nội bộ trả hộ

°

Khi ứng trước tiền mua tài sản cho người bán:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112

°

Khi mua tài sản và tiền hàng được trừ vào số đã trả trước cho người bán:
Nợ TK 151, 152, 153, 156: Vật tư, hàng hoá mua theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 211, 213, 217: TSCĐ, bất động sản đầu tư theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 241: Giá trị công trình XDCB chưa có thuế GTGT
Nợ TK 621, 623, 627, 632, 635, 641, 642, 811: Dịch vụ mua theo giá chưa có
thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331: Giảm số tiền trả trước cho người bán theo tổng giá thanh toán

°

Nếu số tiền mua tài sản lớn hơn số tiền trả trước thì khi thanh toán số chênh
lệch cho người bán:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112


°

Nếu số tiền trả trước lớn hơn tiền mua tài sản thì khi thu hồi số tiền trả trước
còn thừa từ người bán:
Nợ TK 111, 112
Có TK 331

°

Các trường hợp khác có liên quan đến ngoại tệ: nợ gốc ngoại tệ – thanh toán
bằng ngoại tệ, nợ gốc ngoại tệ – thanh toán bằng VND, nợ gốc VND – thanh
toán bằng ngoại tệ và điều chỉnh phải trả người bán vào cuối kỳ, cuối năm do
tỷ giá ngoại tệ thay đổi được hạch toán tương tự như hạch toán tiền vay.

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

17


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

1.3.3.

Kế toán thanh toán với người mua

• Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, kế toán sử dụng TK 131 “Phải
thu của khách hàng” với nội dung phản ánh và kết cấu như sau:


°

Bên Nợ:
Số tiền phải thu của khách hàng tăng trong kỳ do bán chịu.
Giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bàn giao cho khách hàng trừ vào số tiền
đã nhận trước.
Thanh toán số tiền nhận thừa cho khách hàng.
Điều chỉnh tăng khoản phải thu khách hàng khi tỷ giá ngoại tệ tăng.

°

Bên Có:
 Số tiền khách hàng đã thanh toán.
 Số tiền nhận trước của khách hàng.
 Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại trừ vào số phải thu.
 Điều chỉnh giảm khoản phải thu khi tỷ giá ngoại tệ giảm.

°
°

Dư Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng hiện có.

°

Bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ chưa thu tiền:
Nợ TK 131: Số tiền phải thu theo giá có thuế GTGT
Có TK 511, 512: Doanh thu theo giá chưa thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra


°

Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác phát sinh chưa thu tiền:
Nợ TK 131: Số tiền phải thu theo giá có thuế GTGT
Có TK 515, 711: Doanh thu theo giá chưa thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra

°

Chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng, trừ vào nợ phải thu:
Nợ TK 635: Tăng chi phí tài chính
Có TK 131: Trừ vào số khách hàng còn nợ

°

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại đã
chấp nhận cho khách hàng, trừ vào nợ phải thu:
Nợ TK 521, 532, 531: Theo giá bán không có thuế GTGT
Nợ TK 33311: Thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng
Có TK 131: Trừ vào số phải thu

°

Phản ánh số tiền đã thu được ở khách hàng:
Nợ TK 111, 112: Số đã thu bằng tiền
Có TK 131: Ghi giảm số phải thu

Dư Có (Nếu có): Số tiền người mua trả trước hoặc trả thừa hiện có.

• Phương pháp kế toán:


18

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

°

Trường hợp khách hàng thanh toán bằng hiện vật:
Nợ TK 151,152, 153, 156, 211: Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận về theo
giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 131: Giảm số phải thu theo tổng giá thanh toán

°

Trường hợp khách hàng thanh toán bù trừ (bù trừ khoản phải thu, phải trả của
cùng một đối tượng công nợ):
Nợ TK 331
Có TK 131

°

Trường hợp người mua trả trước tiền hàng:
Nợ TK 111, 112: Số ứng trước đã nhận bằng tiền
Có TK 131: Tăng số phải trả khách hàng

°


Khi bán sản phẩm, hàng hoá trừ vào số đã nhận trước của khách hàng:
Nợ TK 131: Giảm phải trả theo tổng giá thanh toán
Có TK 511: Tăng doanh thu theo giá không có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

°

Nếu số tiền nhận trước của khách hàng nhỏ hơn tiền hàng thì khi khách hàng
thanh toán số chênh lệch thiếu:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131

°

Nếu số tiền nhận trước của khách hàng lớn hơn tiền hàng thì khi thanh toán số
tiền còn thừa cho khách hàng:
Nợ TK 131
Có TK 111, 112

°

Trường hợp bán hàng, phải thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 131: Số phải thu (giá có thuế GTGT) theo TGTT
Có TK 511, 512: Doanh thu chưa có thuế GTGT theo TGTT
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra theo TGTT

°

Nợ phải thu có gốc ngoại tệ, thu bằng ngoại tệ:

Nợ TK 1112, 1122: Số đã thu theo TGTT giao dịch
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá
Có TK 131: Ghi giảm số phải thu theo TGTT ghi sổ

°

Nợ phải thu có gốc ngoại tệ, thu bằng tiền VND:
Nợ TK 1111, 1121: Số tiền đã thu theo TGTT giao dịch
Nợ (Có) TK 635 (515): Chênh lệch lỗ (lãi) tỷ giá ngoại tệ
Có TK 131: Ghi giảm số phải thu theo TGTT ghi sổ

°

Nợ phải thu có gốc VND, thu bằng ngoại tệ
Nợ TK 1112, 1122: Số đã thu theo TGTT giao dịch
Có TK 131: Ghi giảm số phải thu theo TGTT

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

19


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

1.3.4.

Kế toán thanh toán với Ngân sách Nhà nước

1.3.4.1.


Tài khoản sử dụng

Trong quá trình kế toán thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước, kế toán sử dụng
các tài khoản chủ yếu sau:
• TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước”: Tài khoản này dùng để phản
ánh quan hệ thanh toán giữa doanh
nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế,
phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp,
đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà
nước trong kỳ kế toán. TK 333 có nội
dung phản ánh và kết cấu như sau:

°

Bên Nợ:
 Các khoản thuế, phí, lệ phí đã nộp Ngân sách Nhà nước.
 Số thuế được giảm trừ vào số phải nộp Ngân sách Nhà nước.
 Thuế GTGT phải nộp giảm tương ứng với số chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
 Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ.

°

Bên Có:
 Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp Ngân sách Nhà nước.
 Thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.

°
°


Dư Có: Số thuế, phí, lệ phí còn phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Dư Nợ: Số thuế và các khoản nộp thừa cho Ngân sách Nhà nước.

TK 333 được chi tiết thành các 9 tài khoản cấp 2 sau:
– TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

– TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân

– TK 33311: Thuế GTGT đầu ra

– TK 3336: Thuế tài nguyên

– TK33312: Thuế GTGT hàng nhập
khẩu

– TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất

– TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt

– TK 3338: Các loại thuế khác

– TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu

– TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản
phải nộp khác

– TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

• Ngoài ra, trong quá trình kế toán thanh toán với Ngân sách, kế toán còn sử dụng tài

khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”. TK 133 được sử dụng để phản ánh số
thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ với kết cấu và nội
dung phản ánh như sau:

20

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

°
°

Bên Nợ: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
 Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ.
 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ giảm tương ứng với số chiết khấu
thương mại được hưởng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại.
 Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
 Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

°

Dư Nợ: Thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, còn được hoàn lại.
TK 133 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

°
°
1.3.4.2.


TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT)

• Những vấn đề chung về thuế GTGT:

°

Khái niệm: Thuế GTGT là một loại thuế gián
thu, đánh trên phần giá trị tăng thêm giữa các
khâu sản xuất, trao đổi và lưu thông trong nền
kinh tế.

°

Căn cứ tính thuế: Thuế GTGT được tính trên cơ
sở giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.

°
°

Thuế suất: Thuế GTGT hiện hành bao gồm 3 mức thuế suất: 0, 5 và 10%.

°

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế (được miễn thuế): Bao gồm các đối
tượng không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế GTGT như: Dạy học, dạy
nghề, giáo trình, phát sóng phát thanh truyền hình bằng Ngân sách Nhà nước,

sản phẩm trồng trọt, sản phẩm là giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm
muối, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ y tế…

°

Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh đối tượng
chịu thuế.

°

Phương pháp tính thuế: Thuế GTGT hiện nay được tính theo 2 phương pháp là
phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
 Phương pháp khấu trừ: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,
hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Theo
phương pháp này, thuế GTGT phải nộp được so sánh giữa thuế GTGT đầu
ra và thuế GTGT đầu vào.

Đối tượng chịu thuế: Hàng hoá và dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở Việt Nam, trừ đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT.

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

21


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra − Thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ.

Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra
× Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
Thuế GTGT đầu vào bao gồm thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế GTGT và thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng nhập khẩu.
 Phương pháp trực tiếp: áp dụng cho các đối tượng: Tổ chức, cá nhân, hộ
kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ; Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo
Luật Đầu tư; Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý. Phương
pháp này xác định thuế GTGT phải nộp trên cơ sở GTGT của hàng hoá,
dịch vụ bán ra chịu thuế và thuế suất thuế GTGT.
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ × Thuế suất
thuế GTGT.
Trong đó: Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng
hoá, dịch vụ bán ra − Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào
tương ứng.
• Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

°

Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua vật tư, hàng hoá, dịch
vụ trong nước dùng cho việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156: Giá vật tư, hàng hoá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 627, 641, 642, 635, 241, 811: Giá dịch vụ mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
Có TK 111, 112, 331, 311, 141, 341: Tổng giá thanh toán

°


Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua TSCĐ trong nước
dùng cho việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ:
Nợ TK 211, 213, 217, 241: Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ
Có TK 111, 112, 331, 341: Tổng giá thanh toán

°

Phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ khi nhập khẩu tài
sản dùng cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ:
Nợ TK 133 (1331, 1332): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 (33312): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu

°
22

Trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất kinh
doanh các mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và các mặt

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT, cần tách riêng số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ và thuế GTGT không được khấu trừ. Nếu không tách riêng
được, toàn bộ số thuế GTGT đầu vào sẽ được tập hợp trên TK 133, cuối tháng,
kế toán phân bổ thuế GTGT theo tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch

vụ thuộc diện chịu thuế GTGT với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
phát sinh trong kỳ:
 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn hàng
bán trong kỳ:
Nợ TK 632
Có TK 133
 Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớn:
Nợ TK 142, 242
Có TK 133
 Định kỳ, kế toán phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:
Nợ TK 632
Có TK 142, 242

°

Khi được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại
người bán, kế toán phản ánh thuế GTGT được khấu trừ giảm tương ứng:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 152, 153, 156, 211: Giảm tài sản theo giá không thuế GTGT
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ giảm tương ứng

°

Ghi nhận số thuế GTGT đầu ra khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512: Doanh thu theo giá không thuế GTGT
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra tương ứng.

°


Phản ánh thuế GTGT đầu ra khi cung cấp dịch vụ thu tiền trước:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 338 (3387): Doanh thu nhận trước theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra

°

Phản ánh thuế GTGT đầu ra của hoạt động tài chính và hoạt động khác:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 515, 711: Doanh thu, thu nhập theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra

°

Ghi giảm thuế GTGT đầu ra khi chấp nhận chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán hoặc khi bị trả lại hàng đã bán:
Nợ TK 521, 532, 531: Giảm doanh thu theo giá không thuế GTGT
Nợ TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

23


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

°

Cuối mỗi tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ < thuế GTGT đầu

ra, kế toán kết chuyển toàn bộ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nếu số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ > thuế GTGT đầu ra, kế toán kết chuyển đúng
bằng số thuế GTGT đầu ra):
Nợ TK 3331
Có TK 133 (1331, 1332)

°

Phản ánh số thuế GTGT đã nộp trong kỳ:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112

°

Trong 3 tháng liên tiếp, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ > thuế GTGT
đầu ra, đơn vị có thể làm hồ sơ đề nghị cơ quan thuế hoàn lại thuế GTGT đầu
vào, khi được hoàn lại, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Số thuế đã nhận lại bằng tiền
Có TK 133: Số thuế đầu vào chưa khấu trừ được hoàn lại

°

Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm:
Nợ TK 3331: Số được giảm trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112: Số được giảm đã nhận bằng tiền
Có TK 711: Tính vào thu nhập khác

• Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán
không hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra.

Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, giá mua sẽ bao gồm thuế GTGT đầu vào, còn
khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, doanh thu được ghi nhận bao gồm thuế
GTGT đầu ra. Cuối kỳ, kế toán tính ra thuế GTGT phải nộp và hạch toán giảm
doanh thu, thu nhập:
Nợ TK 511: Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 515: Thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính
Nợ TK 711: Thuế GTGT phải nộp của hoạt động khác
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp

24

°

Phản ánh số thuế GTGT đã nộp trong kỳ:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112

°

Trường hợp đơn vị được giảm thuế GTGT:
Nợ TK 3331: Số được giảm trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112: Số được giảm đã nhận bằng tiền
Có TK 711: Tính vào thu nhập khác

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220


Bài 1: Kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán

1.3.4.3.


Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

• Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh trên một số loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
nhất định theo quy định của Nhà nước (chẳng hạn rượu, bia, thuốc lá, bài lá, hàng
mã, ô tô dưới 24 chỗ ngồi, vũ trường…) nhằm hạn chế mức tiêu dùng của các loại
hàng hoá, dịch vụ đó hoặc điều tiết để tái phân phối thu nhập. Theo quy định của
Luật thuế TTĐB, mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc
nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB (theo danh mục đã nêu trong
Luật) đều phải nộp thuế TTĐB. Các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải
chịu thuế này 1 lần ở khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu. Cơ sở sản xuất các mặt
hàng này phải nộp cả thuế TTĐB và thuế GTGT, còn các cơ sở kinh doanh (kinh
doanh thương mại) mặt hàng đó chỉ chịu thuế GTGT mà không chịu thuế TTĐB.
• Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế
suất thuế TTĐB. Thời điểm để xác định thuế TTĐB phải nộp là thời điểm mà hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế được chính thức tiêu thụ hoặc hoàn thành nhập khẩu. Giá
tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ
của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT. Giá
tính thuế của một số trường hợp được xác định như sau:

°

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có
thuế GTGT/(1 + Thuế suất thuế TTĐB).

°

Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế
nhập khẩu.


°

Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB: Giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế
GTGT và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì.

• Phương pháp hạch toán thuế TTĐB:

°

Khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB:
 Phản ánh doanh thu tiêu thụ (bao gồm cả thuế TTĐB)
Nợ TK 111, 112, 131: Giá có thuế GTGT và thuế TTĐB
Có TK 511: Doanh thu không thuế GTGT có thuế TTĐB
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
 Phản ánh số thuế TTĐB phải nộp ngân sách:
Nợ TK 511: Giảm doanh thu
Có TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp

°

Khi nhập khẩu tài sản thuộc diện chịu thuế TTĐB, thuế TTĐB được tính trực
tiếp vào giá trị tài sản nhập khẩu, căn cứ vào tờ khai hải quan và thông báo
thuế phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211: Ghi tăng giá trị tài sản
Có TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp

°

Khi nộp thuế TTĐB cho Ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 3332

Có TK 111, 112

NEU_ TX KTTC02_Bai1_v1.0014108220

25


×