Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PLATIN VÀ ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT TRONG KĨ THUẬT TÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.81 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA HOÁ


Bài tiểu luận

PLATIN VÀ ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT
TRONG KĨ THUẬT TÁCH
CÁC KIM LOẠI HỌ PLATIN
Môn học: Hoá phức Chất

Sinh viên thực hiện: MAI QUANG HOÀNG
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN NGỌC TUYỀN

Huế, 12/2014

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay việc khai thác và sử dụng kim loại quý hiếm đang là một hướng đi quan
trọng trong công nghệ hóa học, một trong số đó là kĩ thuật phân tích thu hồi kim loại quý
như bạch kim.
Bạch kim là kim loại quý hiếm nhờ tính bền vững, không bị phá hủy trong nhiều
môi trường, và giữ được vẻ đẹp lâu dài với màu sắc sáng bóng lấp lánh.
nhu cầu sử dụng bạch kim trong các ứng dụng công nghệ cao tăng lên nhanh chóng.
Các đặc tính của bạch kim làm cho nhiều lĩnh vực công nghiệp phụ thuộc vào kim loại
này. Các sản phẩm có yêu cầu cao đều cần sử dụng bạch kim như: lọc hóa dầu, màn hình
LCD, kính mắt, thuốc chống ung thư, sơn, ổ đĩa cứng, cáp sợi quang và chất nổ. Bạch kim
cũng đóng vai trò là chất xúc tác chính trong fuel-cell.


Điểm đáng chú ý là người tiêu dùng Nhật Bản hàng năm mua khoản 48% lượng
trang sức bạch kim được sản xuất trên thế giới
Hơn 1/3 lượng bạch kim sản xuất hàng năm cho các thị trường quốc tế được sử
dụng trong các bộ chuyển đổi chất xúc tác catalytic converter nhằm kiểm soát khí thải độc
hại của xe hơi. Các tiêu chuẩn khí thải xe hơi của Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á tăng lên
làm cho các nhà sản xuất xe hơi dùng nhiều bạch kim hơn trong các bộ chuyển đổi khí thải
này, các thiết bị như vậy là cảm biến oxy.

2


ngày 17/9/2014, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng thống Zimbabwe Robert
Mugabe đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận khai thác mỏ bạch kim Darwendale kim trị giá 3
tỷ USD. Chứng tỏ tiềm năng và giá trị của loại “vàng trắng” vô cùng lớn.
Do đó phân tích thu hồi bạch kim từ những nguyên liệu tự nhiên hoặc các vật liệu phế thải
hoặc tách chúng từ hợp kim là hướng đi quan trọng và rất cần thiết.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

I. SƠ LƯỢC VỀ BẠCH KIM

3

II.TÍNH CHẤT CỦA BẠCH KIM

5

1.Tính chất vật lí


5

2.Tính chất hóa học

5

2.1 Hợp chất platin(II)

7

2.2 Hợp chất platin(IV)

7

2.3 Hợp chất platin(VI)

8

III. ỨNG DỤNG CỦA BẠCH KIM

8

IV.

CÁC HỢP KIM CỦA PLATIN

9

1.Hợp Kim platin dùng trong ngành kim hoàn


9

2.Hợp kim platin dùng trong y khoa

10

3.Hợp kim platin dùng trong kĩ thuật

10

V.PHƯƠNG PHÁP THU HỒI PLATIN TỪ QUẶNG HAY HỢP KIM

11

1.Tách kim loại vàng

12

2.Tách kim loại platin

12

3.Tách kim loại paladi

12

4.Tách kim loại bạc

13

3


5.Tách kim loại rodi

13

6.Tách kim loại inridi

13

7.Tách kim loại osmi

14

8.Tách kim loại ruteni

14

Sơ đồ trích quặng kim loại Platin có chứa Ag, Au

15

I.

SƠ LƯỢC VỀ BẠCH KIM
trong tự nhiên, Pt chiếm tỉ lệ khoảng 5.10-8 % trọng lượng vỏ trái đất, thường ở dạng

kim loại tự do phân tán thành những vụn nhỏ lẫn trong cát và các mỏ thạch anh, một
số quặng niken, đồng,hợp kim Iridi như platiniridium.

Sản lượng khai thác mỗi năm của kim loại này vào khoảng 7 triệu ounce, tức chưa
đến 6% sản lượng vàng và 1% sản lượng bạc. 80% platin của thế giới nằm ở Nam Phi,
12% nằm ở Nga, và phần còn lại phân bố nhỏ giọt tại một vài hầm mỏ ở Bắc và Nam Mỹ.
Platin tồn tại với mật độ phân bố cao ở Mặt Trăng và các thiên thạch. Tương ứng,
platin được tìm thấy hơi nhiều ở những nơi bị sao băng va chạm trên Trái Đất kết hợp với
tác động của núi lửa, các lưu vực Sudbury
So với vàng và bạc, số lượng mỏ bạch kim trên mặt đất được khám phá không
nhiều. Chỉ một ounce bạch kim cần phải khai thác khoảng 8 tấn quặng sống.

CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT PLATINUM/PALLADIUM

4


Công ty

Ký hiệu

Trụ sở chính

Anglo Platinum

AAPTF.PK

Nam Phi

Aquarius Platinum

AQBPF.PK Nam Phi


Impala Platinum

1MPAF.PK Nam Phi

Lonmin

LNMIF.PK

Nam Phi

Norilsk Nickel

NiLSF.PK

Nga

North America Palladium

PAL

Canada

Stillwater Mining

swc

Mỹ

Platin và palađi dạng thỏi cũng được các nhà kinh doanh vàng và bạc cung cấp mặc
dù khả năng lựa chọn khá hạn chế. Đồng Ó Mỹ bằng platin có kích thước từ 1/10 ounce

đến 1 ounce trong khi palađi thường được đúc thành các thỏi 1 ounce. Do các sản phẩm
này sau khi đúc có kích thước nhỏ nên khoản tiền cộng thêm vào giá bán của chúng cao
hơn so với vàng hay bạc. Và các kim loại này cũng không phổ biến rộng rãi như vàng và
bạc nên chúng tương đối khó bán. Tuy nhiên, lạm phát bùng nổ trên phạm vi toàn cầu,
chúng lại tăng trưởng rất tốt.

5


II.
1.

TÍNH CHẤT CỦA PLATIN
Tính Chất Vật Lí
Platin còn gọi là bạch kim, tên la tinh là platinum, ký hiệu hóa học là Pt nằm ở ô 78,

nhóm VIIIB, chu kì
nguyên tử luượng là 195,08dvc, nóng chảy ở 17730C, nhiệt độ sôi 8000C,khối lượng
riêng d=21,4g/cm3 ở 200C là kim loại màu trắng bạc, tương đối mềm, dẫn điện dẫn nhiệt
tốt, dễ dát mỏng, dễ kéo thành sợi rất nhỏ.
2.

Tính chất hóa học
Pt có 5 số oxy hóa là +1, +2, +3, +4, +6 thường gặp là +4 và +6.
Pt rất bền về mặt hóa học, không tác dụng với oxy dù ở nhiệt độ cao cũng như các

đơn chất khác, Pt chỉ tan chậm trong nước cường thủy khi đun nóng. Acid H2SO4 đậm đặc
ở nhiệt độ 2500C trở lên có thể hòa tan Pt.
3Pt + 4HNO3 +18HCl → 3H2[PtCl6] + 4NO + 8H2O
H2[PtCl6] có màu vàng nghệ và được gọi là acid hecxaclo-roplatinic, H2[PtCl6]

không bền trong môi trường kiềm và bị phân hủy theo quá trình sau:
H2[PtCl6] + 6NaOH → NaCl + Pt(OH)4 + 2H2O
Khi đun nóng :
Pt(OH)4 → PtO2 + 2H2O
PtO2 → Pt + O2
6


Acid Hexachloroplatinic là hợp chất bạch kim quan trọng nhất, vì nó tạo nên các
hợp chất platin khác. Bản thân acid này được ứng dụng trong nhiếp ảnh, khắc kẽm, mực in
không phai, mạ, làm gương, nhuộm màu sứ, và như một chất xúc tác.

Ion hexachloroplatinate

Tác dụng của acid hexachloroplatinic với muối amoni, chẳng hạn như clorua amoni,
tạo thành hexachloroplatinate amoni gần như không tan trong dung dịch amoniac. Đốt
nóng muối amoni này với sự có mặt của hiđrô sẽ tạo ra platin nguyên chất. Kali
hexachloroplatinate cũng không tan, và acid hexachloroplatinic đã được sử dụng trong
việc xác định ion kali bằng phương pháp phân tích trọng lượng.
Khi acid hexachloroplatinic được đun nóng, nó phân hủy bằng Pt(IV)clorua và
Pt(II)clorua rồi thành platin nguyên tố theo các bước phản ứng sau:
(H3O)2PtCl6·nH2O  PtCl4 + 2 HCl + (n + 2) H2O
PtCl4  PtCl2 + Cl2
PtCl2  Pt + Cl2
Platin hexafluoride là một chất ôxy hóa mạnh có khả năng oxy hóa cả oxy.
O2 + PtF6 → O2[PtF6]
7


Platin có tính axit nhẹ nên nó có ái lực lớn đối với lưu huỳnh, ví dụ lưu huỳnh

trong dimethyl sulfoxid (DMSO), tạo thành một số phức chất DMSO tùy theo dung môi
phản ứng.

2.1

Hợp chất Pt(II)
Platin (II) oxit PtO phân hủy ở 5700C, không tan trong nước và trong acid, bị H2

khử thành kim loại ở nhiệt độ cao, được điều chế bằng cách nung muội Pt với Oxi
Pt + O2 → PtO
Pt(OH)2 là kết tủa màu đen, không tan trong nước, tan trong acid, vừa có tính oxi
hóa vừa có tính khử, nên bị O3 oxi hóa lên Pt(OH)4 và dung dịch H2O2 khử về Pt.
Pt(OH)2 được tạo thành khi cho K2[PtCl4] tác dụng với kiềm trong khí quyển CO2
Platin(II)clorua không tan trong nước, chỉ tan trong acid HCl đặc nóng nhờ tạo
phức:
PtCl2 + HCl → H2[PtCl4]
PtCl2 được tạo thành khi nung bột Pt trong khí Cl2 ở 5000C, hoặc đun sôi phức
H2[PtCl4]
H2[PtCl6] + H2C2O4  H2[PtCl4] + 2CO2 + 2HCl
H2[PtCl4] → PtCl2 + 2HCl
2.2

Hợp chất Pt(IV)

8


Platin tetrahidroxit Pt(OH)4 hay PtO2.2H2O là kết tủa màu nâu, kém bền nhiệt, bị
phân hủy khi đun nóng ở 4000C
2Pt(OH)4 → 2PtO + O2 + 4H2O

Pt(OH)4 không tan trong nước, tan trong acid và kiềm
Pt(OH)4 + 6HCl → H2[PtCl6] + 4H2O
Pt(OH)4 + 2NaOH → Na2[Pt(OH)6)]
Tất cả tetrahalogenua đều khá bền nhiệt( PtF4, PtCl4, PtBr4, PtI4 ), tan trong nước và
bị phân hủy mạnh, tính chất đặc trưng là dễ dàng kết hợp với halogehidric và halogennua
kim loại kiềm
PtCl4 + 2HCl → H2[PtCl6]
PtCl4 + 2NaCl → Na2[PtCl6]
2.3

Hợp chất Platin(VI)
Trạng thái Pt +6 là trạng thái kém bền của Platin
Khi điện phân dung dịch kiềm với cực dương làm bằng Platin thì sẽ thu được ở điện

cực này một chất bột màu nâu đỏ là PtO3.H2O kém bền và dễ bị phân hủy thành
hidroxit(IV)
PtF6 kém bền và có thể tách từng nguyên tử F
PtF6  PtF5 + F
2PtF5  PtF6 + PtF4
III.

ỨNG DỤNG CỦA BẠCH KIM

9


Pt rất khó nóng chảy, bền về mặt hóa học nên thường được chế tạo thành các chén
nung trong hóa học và các dụng cụ khác của phòng thí nghiệm( đũa mạ Pt…)
Hợp kim Pt được dùng để chế tạo các chi tiết máy chống ăn mòn trong công nghệ
hóa học.

Pt và hợp kim Pt với titan Pt-Ti dùng chế tạo các điện cực trơ trong điện phân, trong
phòng thí nghiệm và trong sản xuất.
Pt làm chất xúc tác hóa học trong kỹ nghệ sản xuất acid HNO3, acid H2SO4 và các
hóa chất khác.
Chế tạo nhiệt kế hoặc cặp nhiệt độ dùng để đo nhiệt độ cao hơn 10000C
Pt còn được dùng trong kỹ nghệ kim hoàn.
ở các nước phát triển, , đặc biệt là Mỹ phần lớn Platin và hợp kim của nó được dùng
để làm đồ trang sức: vòng lắc, đồng hồ, dây chuyền, các đồ nữ trang cài áo, hoa tai có kim
cương và nhiều đồ nữ trang quý khác.
Khoảng 7,6% khối lượng Platin đã được dùng trong y học. Các hợp kim Platin được
sử dụng làm đầu mũi các dụng cụ để bôi thuốc sát trùng, kim khâu trong phẫu thuật, kim
tiêm trong ngành y tế.
Tóm lại Platin có rất nhiều ứng dụng quan trọng : Platin được sử dụng trong
làm chất xúc tác, trang thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt
kế điện trở bạch kim, thiết bị nha khoa, và đồ trang sức. Platin là một vật liệu khan hiếm,
quý và rất có giá trị bởi vì sản lượng khai thác hằng năm chỉ tầm vài trăm tấn. Vì là
một kim loại nặng, nó có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe khi tiếp xúc với
các muối của nó, nhưng do khả năng chống ăn mòn cho nên nó ít độc hại hơn so với các

10


kim loại khác. Một số hợp chất của Platin, đặc biệt là cisplatin, được sử dụng để dùng
trong hóa trị liệu chống lại một số loại ung thư.
IV.
1.

CÁC HỢP KIM CỦA PLATIN
Hợp Kim Platin dùng trong ngành kim hoàn


55% Platin, 20% đồng và 25% Niken
60% Platin, 19% đồng và 21% Niken
10% Platin, 2% Inriđi và 58% vàng và 30% Paladi
90% Platin, 5% vàng và 5% Inriđi
ở Việt Nam thường dùng hợp kim Platin với bạc để chế tạo đồ kim hoàn gồm:
4 phần Platin và 6 phần bạc tinh khiết
1 phần Platin và 9 phần bạc tinh khiết
2.

Hợp kim Platin dùng trong Y khoa
Hợp kim Platin dùng để chế tạo kim khâu kĩ thuật và kim tiêm gồm 90% platin, 7,5-

10% vàng, 7,5-10% paladi hoặc 94,5% Platin, 5-10% vàng và 0,5-5% paladi.
Người ta còn dùng hợp kim giữa Platin với vàng, bạc và paladi để làm răng giả vì chúng
không bị gỉ và lâu mòn.
3. Hợp kim platin dùng trong kĩ thuật
Hợp kim giũa platin và rôđi dùng để chế tạo các cặp nhiệt điện dùng đo nhiệt độ cao
từ 10000C - 23000C
Trong sản xuất động cơ phản lực và tuabin để làm việc trong môi trường khí oxy ở
nhiệt độ 6000C người ta sử dụng hợp kim giữa Platin và vonfram
Hợp kim giữa Platin và 7% rôđi hay 3% Paladi làm lưới xúc tác trong quá trình oxy
hóa ammoniac để sản xuất HNO3.
Hợp kim giữa Platin với Inriđi, Palatin với vàng được dùng chế tạo khuôn kéo sợi
trong công nghiệp sản xuất sợi nhân tạo và sợi tổng hợp.

11


Công nghiệp sản xuất H2SO4 tiêu thụ lượng Platin và hợp kim Platin lớn nhất. nồi
hơ, lò chưng cất, ống dẫn, bình chứa acid cần phải phủ bên trong một lớp Platin hay hợp

kim Platin vì chúng có tính bền acid cao.
Không những dùng trong sản xuất H2SO4 mà trong nhiều ngành sản xuất hóa chất
đều phải cần đến tính bền hóa học cao của Platin, trước hết là sản xuất acid fluohydric
(HF)
Thành phần hợp kim Platin rất đa dạng nên việc phân tích thu hồi Platin không phải
là việc đơn giản và không phải bao giờ cũng làm được đối với một phòng thí nghiệm phân
tích bình thường.
V.

PHƯƠNG PHÁP THU HỒI PLATIN TỪ QUẶNG HAY HỢP KIM
Hợp kim Platin với các kim loại khác chỉ có thể hòa tan trong nước cường thủy.

Quá trình hòa tan tốt nhất nếu lượng bạc trong hợp kim nhỏ hơn 5%. Trong trường hợp
lượng bạc lớn hơn 5% ta phải tiến hành làm giảm lượng bạc xuống nhỏ hơn 5% bằng cách
thêm bột đồng đỏ vào hợp kim.
Nấu chảy hợp kim Platin bằng đèn xì acetylene, có thêm một lượng đáng kể chất
chảy là Na2CO3 hoặc K2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3, rồi cho từng lượng nhỏ
đồng đỏ vào hợp kim đã chảy lỏng với số lượng thích hợp.
Sau khi chuẩn bị hợp kim để phân tích. Ta đem cán mỏng, cắt đoạn khoảng 1cm, cho vào
bình phân tích
Rót acid HCl và HNO3 theo tỷ lệ thể tích 3:1 sao cho đủ ngập hoàn toàn hợp kim
Đun nóng bình phân tích bằng đèn cồn, thì hợp kim sẽ tan chảy
3Pt + 12HCl + 4HNO3 → 3PtCl4 + 4NO + 8H2O
PtCl4 + 2HCl → H2[PtCl6]
Niken, đồng, Bạc, vàng nếu có trong hợp kim cũng bị hòa tan
Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + H2O
Nếu trong hợp kim ban đầu có rodi, Inridi, Osmi, Ruteni sẽ không hòa tan và lắng
xuống đáy bình dưới dạng bột đen.
Sau khi quá trình hòa tan kết thúc ta tiếp tục đun nhẹ cho acid HCl và HNO3 còn dư
bay hơi hết.

Pha loãng dung dịch khoảng 50mL- 60mL bằng nước cất, để yên cho toàn bộ cặn
lắng xuống đáy.
12


1.

Lọc để tách cặn và thu được phần dịch lọc có chứa H2PtCl6, H2PdCl6 và HAuCl
Tách kim loại Vàng
dung dịch H2PtCl6, H2PdCl6 và HAuCl4 được giữ lại để tiến hành tách Platin,Paladi

và vàng. đầu tiên ta cô cạn dung dịch, cho vào dung dịch trên muối Fe2+ có thể dùng FeCl2
hoặc muối mohr, khi đó Au sẽ bị Fe đẩy ra khỏi dung dịch, lọc kết tủa ta sẽ thu được vàng.
Còn phức H2[PdCl6] bị phân hủy tạo thành H2[PdCl4]
HAuCl4 + 3FeCl2 → Au + 3FeCl3 +HCl
H2[PdCl6] → H2[PdCl4] + Cl2
2.

Tách kim loại Platin
Dịch lọc thu được chứa H2[PtCl6] và H2[PdCl4]. Cho dung dịch NH4Cl vào dịch này

thì H2[PtCl6] sẽ kết tủa dưới dạng (NH4)2[PtCl6]
H2[PtCl6] + 2NH4Cl → (NH4)2[PtCl6] + 2HCl
Lọc kết tủa và nung ở 3000C sẽ thu được Pt ở dạng bột
(NH4)2[PtCl6] → Pt + 2NH4Cl + 2Cl2
3.

Tách kim loại paladi
Dịch lọc còn lại chứa H2[PdCl4]. Cho dung dịch NH3 vào, sau đó thêm dư HCl sẽ


thu được kết tủa [Pd(NH3)2Cl2]
Lọc và nung kết tủa trong khí quyển H2 thu được Pd
[Pd(NH3)2Cl2] → Pd + 2NH3 + 2Cl2
Cặn thu được chứa clorua bạc và bột kim loại quý hiếm không tan trong nước
cường thủy có thể gồm Osmi, Inridi, rodi, ruteni
4. Tách kim loại Bạc
13


Để tách bạc clorua ta dùng dung dịch ammoniac, rót ngập NH3 đậm đặc vào cặn thu
được, đợi cho bạc clorua tan hoàn toàn trong ammoniac, lọc lấy dung dịch rồi đem phân
tích bạc.
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Dùng Zn để đẩy Ag ra trong môi trường H2SO4.
Nếu còn có cặn đen đó là bột kim loại quý hiếm gồm Rh, Ru. Os, Ir , rửa sạch
Nấu chảy hỗn hợp với NaHSO4 thì Rh tan ra dưới dạng dung dịch Rh3+, lọc lấy dung dịch
thu được phần cặn không tan chứa các kim loại Ru, Os, Ir
5. Tách Kim loại Rodi
Dịch lọc chứa Rh3+ được kiềm hóa bằng NaOH đặc thu được kết tủa Rh(OH)3
Rh3+ + OH- → Rh(OH)3
Hòa tan kết tủa đó trong HCl đậm đặc dư, rồi thêm NaNO2 vào để chuyển về dạng
kết tủa (NH4)3Rh(NO2)6
Rh(OH)3 + 6HCl → H3[RhCl6] + 3H2O
H3[RhCl6] + NaNO2 → (NH4)3Rh(NO2)6
Acid hóa (NH4)3Rh(NO2)6 bằng HCl, cô cạn rồi nung kết tủa trong H2 thu được Rh
tinh khiết.
(NH4)3Rh(NO2)6 + HCl → (NH4)3RhCl6
(NH4)3RhCl6 → Rh + NH3 + Cl2
6.


Tách kim loại Inridi
Phần cặn còn lại chứa Ru, Os và Ir được nấu chảy với NaNO2 rồi hòa tan trong

nước thì thu được bã rắn IrO2 và dung dịch gồm Na2RuO4, Na2OsO4(OH)2
Phần IrO2 được hòa tan trong nước cường thủy và NH4Cl thu được kết tủa
(NH4)3IrCl6, nung kết tủa này trong khí quyển H2 thu được Ir tinh khiết.
14


Tách kim loại Osmi
Dung dịch chứa Na2RuO4, Na2OsO4(OH)2 được clo hóa để chuyển thành các oxit
OsO4 dạng hơi và RuO4 dạng rắn, OsO4 đẽ bay hơi được thu vào bình chứa dung dịch rượu
và NaOH tạo thành dung dịch Na2OsO2, cô cạn và nung trong khí quyển H2 thu được Os
tinh khiết.
Tách Kim loại Ruteni
Hòa tan RuO4 trong HCl đặ nóng thu được H3[RuCl6], thêm NH4Cl thu được kết tủa
(NH4)3RuCl6, nung trong khí quyển H2 thu được Ru tinh khiết.

15


Trích quặng kim loại Platin có chứa Ag, Au
Nước cường thủy (HCl, HNO3, 3:1)

Dung dịch H2[PtCl6], H2[PdCl6], H[AuCl4]

Bã rắn không tan chứa Ru, Os, Ir, Rh, AgCl

Muối Fe2+( FeCl2 hoặc FeSO4)


A

dung dịch NH3 đậm đặc

Bã rắn chứa Ru, Os, Ir, Rh

Dung dịch H2[PtCl6], H2[PdCl4]
NH4Cl

Kết tủa (NH4)2PtCl6

Pt

nấu chảy với NaHSO4 rồi hòa tan trong nước

NH3 rồi HCl

nấu chảy với NaNO2 rồi hòa tan trong nước

Kết tủa [Pd(NH3)2Cl2]

Bã rắn IrO2

Nung trong H2

cường thủy với NH4Cl

Pd

Kết tủa

(NH4)3IrCl6

Dd Na2RuO4, Na2OsO4(OH)2
Cl2

OsO4 dễ
bay hơi

nung

Ir

Cô cạn và

Thêm HCl
đặc thu
dung dịch
H3RuCl6

Kết tủa
(NH4)3RuCl
6

nung trong H2

nung trong H2

Os

16


A

NaOH

Kết tủa Rh(OH)3
HCl

NH4Cl

Thu hơi
OsO4
trong
rượu và
NaOH
được
Na2OsO
2(OH)4

H2SO4 và Zn

Dung dịch Rh3+

Bã rắn chứa Ru, Os, Ir

Dung dịch H2[PdCl4]

Nung

Dung dịch [Ag(NH-


R

Dung dịch H3[RhCl6]
NaNO2 rồi HCl

Kết tủa
HCl

Kết tủa (NH4)3RhCl6
Cô cạn rồi nung trong H2

Rh



×