Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường đại học Văn hóa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.16 KB, 34 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Văn hóa giao tiếp của người Việt đã được hình thành trong 4000 năm dựng
nước và giữu nước. Cái đẹp trong văn hóa giao tiếp được ông cha ta lưu giữ,
truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi
nhưng văn hóa giao tiếp vẫn có tầm qua trọng đặc biệt.Nó tạo nên một mối quan
hệ có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tinh
yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán – thương
lượng khi co những bất đồng có thể dẫn đến xung đột.
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng
phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp. Xã hội
càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử
một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ
nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống,
trong công việc và học tập. Và trong đó, văn hóa ứng xử của sinh viên đã
đang là vấn đề còn nhiều bất cập. Văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng có
nhiều thay đổi và xuất hiện những yếu tố ứng xử mới.Xã hội ngày càng phát
triển thì các khuôn mẫu, chuẩn mực cũng dần mai một và biến đổi theo cơ chế
mới của thời kỳ đất nước hội nhập. Mỗi sinh viên có cách ứng xử riêng của
mình, sinh viên - độ tuổi đẹp nhất, tràn đầy nhựa sống với bao nhiêu hoài bão,
niềm đam mê muốn theo đuổi, suy nghĩ hành động nghiêng nhiều theo cái tôi cá
nhân thể hiện lối sống của chính bản thân. Nó thể hiện tầm nhìn, trình độ nhận
thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ, hành vi
của mỗi sinh viên. Văn hóa ứng xử là một môi trường rất quan trọng để rèn


luyện nhân cách và giáo dục đạo đức của mỗi sinh viên.
Giao tiếp có văn hóa, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân
thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong
kinh doanh là cơ sở để tạo ra môi trường xã hội có lợi ích cho con người. Trong
cuộc sống hàng ngày, người Việt Nam luôn luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp,
2


người Việt do thiên về hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò
của việc giao tiếp đảm bảo cho cuộc sống vui vẻ, hài hòa, văn minh.
Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc,
lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Thế nhưng
chúng ta không còn xa lạ gì và cũng có thể là khá dễ dàng bắt gặp chuyện các
bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ như khó có thể cứu chữa bởi những ngôn từ ấy
đã trửo thành một thói quen, đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Việc để thay đổi
một thói quen quả thật là một chuyện không phải là dễ dàng, đặc biệt khi điều
này lại không nhận được sự giáo dục từ những người xungquanh hay ngoài xã
hội. Chỉ cần chúng ta bỏ ra một chút thời gian để ghé thăm một số chat-room,
một số mạng xã hội chúng ta sẽ không khó bắt gặp những lời lẽ thiếu văn hóa,
miệt thị lẫn nhau.
Đó là trên mạng xã hội, còn trên thực tế thì sao? Chúng ta trong cuộc sống
hàng ngày đâu đó vẫn bắt gặp những câu nói tục tĩu, không có tính giáo dục.Nó
không phải xuất phát từ chính ai khác mà nó được xuất phát ra từ chính những
người lớn, những người lẽ ra phải làm gương, giáo dục thế hệ trẻ. Những chuyện
tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tâm thức thiển cận, một chuẩn văn
hóa thấp kém khiến chúng ta không được xã hội đánh giá cao. Và cũng thật đáng
buồn là một số bạn trẻ tự cho mình cái quyền “ muốn phát ngôn thế nào cũng
được” và ngụy biện rằng “lời nói của mình, khong ai có thể cấm đoán được”.
Cho dù bạn có thể là người học rất giỏi nhưng nếu thiếu đi cái “đạo đức chuẩn
mực”của người Việt thì cũng trước sau gì xã hội cũng không thể chấp nhận và

sẽ chẳng bao giờ được xã hội và mọi người đánh giá cao.
Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhở bé của mình trong sự
nghiệp phát triển của cộng đồng giới trẻ nhằm mang lại sự đóng góp tích cực
cho đất nước. Trong môn học này, nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu:
“Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay”
với việc tìm hiểu thực trạng của vấn đề cùng với mong muốn làm rõ phần nào
vai trò của văn hóa giao tiếp trong đời sống của mọi thế hệ trẻ nói chung và sinh
3


viên trường đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng. Đồng thời thông qua việc tìm
hiểu, đánh giá khách quan về thực trạng của văn hóa giao tiếp trong môi trường
đại học, chúng em muốn đưa ra một số giải pháp cải thiện, nhằm phát huy hơn
nữa yếu tố văn hóa giao tiếp trong sự phát triển của xã hội.
2.

Tính cấp thiết của đề tài
Thế hệ trẻ là lực lượng trụ cột, lực lượng kế thừa, xây dựng xã hội. Giao
tiếp có văn hóa trong giới trẻ thể hiện nhận thức và ý thức của các bạn về đạo
đức, văn hóa và truyền thống thể hiện đạo đức lối sống và văn hóa của những
thế hệ tiếp theo. Giao tiếp thể hiện thiếu văn hóa, thiếu đạo đức và ngược lại.
Những thế hệ làm chủ tương lai, vận mệnh đất nước có những khiếm khuyết về
văn hóa, đạo đức thì sẽ tác động thế nào đến các mục tiêu xây dựng, phát triển
khác, đó là điều không cần nói chắc ai cũng nhận biết được. Vì vậy, công tác
giáo dục, đạo đức lối sống, mà trước mắt là giáo dục cho sinh viên kiến thức và
sự nhận thức đúng đắn về văn hóa giao tiếp là dựa trên nền tảng văn hóa, đạo
đức truyền thống tốt đẹp là yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay.
Đã có những sách và tài liệu tìm hiểu viết về văn hóa ứng xử như :
Nguyễn Thanh Tuấn (2008) – “Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay”, Lê Thị
Bừng (1997) – “Tâm lý học ứng xử”,…

Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa ứng xử như:
Công trình luận án nghiên cứu về đề tài văn hóa ứng xử như: Luận văn thạc
sĩ Khoa Văn hóa học, Hà Nội: “ Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc xây
dựng con người mới hiện nay” Cao Hải Yến (2001)
GS. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục

3.
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: văn hóa ứng xử của sinh viên Đại
Học Văn Hóa Hà Nội hiện nay, những biểu hiện về văn hóa ứng xử: hành vi ứng
xử, ngôn ngữ ứng xử, cử chỉ ứng xử và thái độ ứng xử

3.2.

Phạm vi nghiên cứu
4


Đề tài tập trung nghiên cứu những biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên
Đại Học Văn Hóa Hà Nội hiện nay. Thông qua khảo sát tại:
Trường Đại Học Văn Hóa, địa chỉ: Số 418 Đê La Thành, Đống Đa, Hà
Nội.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài khóa luận được vận dụng tổng hợp các phương pháp sau :
Nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luậnkhoa học,

các khái niệm về văn hóa ứng xử.
Phương pháp phân tích tổng hợp: áp dụng trong phân tích làm rõ
các biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội hiện
nay.
Phương pháp thống kê so sánh, thu thập thông tin: đề tài sử dụng các số
liệu thống kê để hệ thống hóa, khái quát hóa để đưa ra được những biểu hiện
văn hóa ứng xử của sinh viên.
Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu: là phương pháp trên
cơ sở nghiên cứu thực tế phát bảng hỏi sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội
để nắm bắt được những biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên, là cơ sở để xây
dựng và nghiên cứu đề tài.
Phương pháp phỏng vấn, quan sát

5.

Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài vừa mang tinh khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến văn hóa giao tiếp.Cụ thể là vấn đề văn hóa giao
tiếp của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, để mỗi bạn sinh viên nhận ra
bản thân đang mắc lỗi ở đâu trong văn hóa giao tiếp và ý nghĩa của văn hóa giao
tiếp trong học tậpcũng như trong cuộc sống nhằm mang lại những mối quan hệ
tốt đẹp, đạt hiệu qua cao.

5


CHƯƠNG 1
Tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp với sinh viên trường Đại học Văn
hóa Hà Nội.
1.1.

1.1.1.

Văn hóa giao tiếp
Khái niệm Văn hóa giao tiếp
Giao tiếp là quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tình cảm
giữa các cá nhân hoặc nhóm người. Đây là một trong những công cụ quan trọng
để thực hiện mục tiêu, thoả mãn nhu cầu của chúng ta. Giao tiếp là biện pháp,
thông hiểu nhau là mục đích. Trong cuộc sống hiện thực của mọi người, rất
nhiều điều không vui, không thuận lợi, khó xử, trắc trở, thất bại, bất hạnh, đều
có liên quan tới việc thiếu giao tiếp hoặc giao tiếp không thành công trong gia
đình, giữa bạn bè, giữa người với người.tới việc thiếu giao tiếp hoặc giao tiếp
không thành công trong gia đình, giữa bạn bè, giữa người với người.
Văn hóa giao tiếp là một phạm trù mang tính xã hội mà trong đó yếu tố văn
hóa chỉ được đề cập đển trong phạm vi của giao tiếp.Là những hiểu biết về
phong tục tập quán, đời sống xã hội. Là hệ thống nguyên tắc những chuẩn mực
văn hóa, đạo đức,….Văn hóa giao tiếp như hạt nhân để tạo dựng một nề nếp,
một lối sống chuẩn mực cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm người.Văn hóa giao tiếp
mang trong mình những giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với mỗi cá
nhân, mỗi dân tộc.
Có thể hiểu rằng: Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa
nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội.

1.1.2.

Đặc trưng của văn hóa giao tiếp
Trong đời sống, văn hoá giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong cách
ứng xử. Nó nối kết mỗi con người lại với nhau.Văn hoá giao tiếp ở mỗi quốc gia
thì có những đặc trưng riêng. Văn hoá giao tiếp có nghĩa là quá trình tiếp xúc,
trao đổi giữa người với người phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Văn hóa giao tiếp có 6 đặc trưng cơ bản:

Thái độ giao tiếp: vừa thích giao tiếp vừa rụt rè.
6


Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc vào nhau và rất coi trọng mối
quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng.Đó là nguyên nhân dẫn đến người
Việt trọng giao tiếp, đây cũng được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá con
người. (Thích giao tiếp thăm viếng nhau không phải do nhu cầu công việc mà là
để thắt chặt thêm mối quan hệ, với khách thì rất tôn trọng, hiếu khách, luôn dành
những thứ tốt nhất).
Nhưng khi đến khu vực ngoài cộng đồng, khi tiếp xúc toàn người lạ, tính
ngự trị nổi lên thì người Việt lại trở nên rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp.Hai tính
cách trái ngược nhau tồn tại trong một bản chất nhưng không hề mâu thuẫn
nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam.
Quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
Nguồn gốc văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người việt
tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử.Trong cuộc sống
người việt có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa cái
lý cái tình thì tình vẫn được đặt cao hơn lí.
Đối tượng giao tiếp:ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá.
Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ
học vấn…của đối tượng giao tiếp.Đặc tính này cũng là một sản phẩm nữa của
tính cộng đồng làng xã sinh ra. Do tính cộng đồng người Việt thấy mình tự có
trách nhiệm quan tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự
quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh. Ngoài ra do các mối quan hệ xã
hội, người ta cần tìm hiểu để có cách xưng hô cho thoả đáng. Biết tính cách, biết
người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.
Chủ thể giao tiếp:trọng danh dự
Danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp: lời nói ra để lại dấu
vết, tạo thành tiếng tăm, được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.

Chính vì quá coi trọng danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện.Ở thôn làng,
thói sĩ diễn thể hiện càng rõ ràng, trầm trọng, nhất là tục chia phần (một miếng
giữa làng bằng một sàng xó bếp).
7


Cách thức giao tiếp:ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận.
Lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt có thói vòng vo tam quốc, không di
thẳng, trực tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Khi kết hợp với nhu cầu tìm
hiểu đối tượng giao tiếp, nó tạo ra thói quen chào của người Việt. Chính lối giao
tiếp ưa tế nhị này mà người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử và rồi cũng
chính sự đắn đo, cân nhắc này mà trở nên thiếu quyết đoán trong công việc. Để
tránh nhược điểm này hay không để mất lòng đối phương khi giao tiếp, người
Việt Nam đã thay thế bằng nụ cười, cụ thể là người Việt rất hay cười.
Nghi thức lời nói: hệ thống xưng hô và cách nói lịch sự rất phong phú.
Về hệ thống xung hô: Thứ nhất, có tính thân mật hoá (trọng tình cảm) cao.
Thứ hai, có tính xã hội hoá, cộng đồng hoá cao.
Thứ ba, có tính đa nghĩa cao (tính tổng hợp).
Thứ năm, có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất dân chủ.
Thứ sáu, tâm lý nhường nhịn, trọng sự hòa thuận (hiếu hòa)
Người Việt xưng hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn. Thậm chí cách
nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú, không chung chung như
của phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau, mỗi hoàn cảnh nói khác nhau lại có
một các xưng hô cho phù hợp. vd: cảm ơn và xin lỗi…
Lời nói trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về
tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi
khái quát dùng chung trong mọi người trường hợp như người phương Tây. Cũng
như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau
như: Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn
khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quý

hóa quá (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được
khen),...
1.1.3.

Biểu hiện của văn hóa giao tiếp

8


Trong ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp thể hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày
của mỗi người. Khi gặp phải một tình huống hay một vẫn đề cần giải quyết ngôn
ngữ nói ra biểu hiện con người đó có văn hóa hay không
Cha ông ta thường nói: “ Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Chú ý ngôn ngữ nói trong khi giao tiếp, tránh nói tục, chửi thề hay những
lời nói thiếu văn hóa. Tùy từng trường hợp mà ngôn ngữ cũng khác nhau
Trong hành động, văn hóa giao tiếp được thể hiện trong cách ứng xử với
người khác, hành động của bản thân với đối phương – người được giao tiếp.
1.2.

Vai trò và ý nghĩa của văn hóa giao tiếp đối với sinh viên hện nay
Đối với sinh viên, văn hóa giao tiếp có một vai trò rất quan trọng.Nó thể
hiện đạo đức, văn hóa của một con người.Văn hóa giao tiếp là một chuẩn mức
đánh giá phẩm chất của một người đối với người khác. Một sinh viên có học lực
giỏi nhưng trong giao tiếp hay trong ứng xử hàng ngày với mọi người không có
văn hóa thì người đó có giởi đến mấy cũng không được công nhận.
Văn hóa giao tiếp có ý nghĩa xây dựng nên một nếp sống đạo đức, văn
minh cho sinh viên trong trường học cũng như ngoài xã hội.

1.3.


Đặc trưng của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trường Đại học văn hóa Hà Nội là một ngôi trường có bề dày truyền thống
lâu đời.Truờng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa.Trường
đào tạo đa ngành nghề, số lượng sinh viên đông và đến từ nhiều vùng miền khác
nhau nênsinh viên có nhiều đặc điểm văn hóa khác nhau tạo thành bức tranh văn
hóa giao tiếp sinh động.
Sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội có thành tích học tập cũng như
thành tích các công tác họat động xã hội rất cao.Tuy nhiên, về phương diện văn
hóa giao tiếp vẫn còn nhiều tồntại cần được khắc phục.Kết quả của đề tài có ý
nghĩa định hướng cách giao tiếp của sinh viên cho phù hợp với văn hóa, đồng
thời góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sinh viên trong
trường đại học.
9


CHƯƠNG 2
Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay
2.1. Nhận thức của sinh viên trường đại học văn hóa Hà Nội về vai trò của
văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp là một phạm trù mang tính xã hội mà trong đó yếu tố văn
hóa chỉ được đề cập đến trong phạm vi giao tiếp.
Văn hóa giao tiếp là những hiểu biết về phong tục, tập quán, của đời sống
xã hội. Một người có hành vi ứng xử đúng đắn khi giao tiếp phải tuân theo
những chuẩn mực xã hội nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu
đã được mọi người cho là hợp nhất.
Văn hóa giao tiếp của một dân tộc, một xã hội là hệ thống những nguyên
tắc những chuẩn mực văn hóa, đạo đức…được biểu hiện tập trung ở lối sống,
phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa chung của xã hội và dân tộc đó.
Văn hóa giao tiếp như hạt nhân để tạo dựng một nề nếp, một lối sống chuẩn mực

cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm người.Văn hóa giao tiếp mang trong mình những
giá trị văn hóa, đạo đức và thẩm mĩ phù hợp với bản sắc của một dân tộc, là sự
kết tinh giữa cái truyền thống và cái hiện đại.
Đối với sinh viên hiện nay, đặc biệt là các sinh viên ngành khoa học xã hội,
kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập và làm
việc sau này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ ra rằng, có một bộ phận không nhỏ
sinh viên còn e ngại trong giao tiếp, ngại thể hiện bản thân trước đám đông,
thậm chí ngại tham gia phát biết xây dựng bài và nêu quan điểm cá nhân trong
các giờ học. Điều này dần tạo ra một thói quen không tốt, làm hạn chế khả năng
giao tiếp của bản thân, và xa hơn, có thể làm giảm khả năng tiếp cận thông tin,
giảm hiệu quả công việc.
Nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta không ngần ngại nói rằng do nhận thức
vấn đề chưa đúng, do chưa được mọi người quan tâm đúng mức nên ý thức xây
dựng môi trường văn hóa giao tiếp, đạo đức học đường, văn hóa học đường
10


chưa cao. Sinh viên thiếu hàng loạt những phẩm chất làm người, thiếu cảm xúc,
thờ ơ lạnh nhạt trước nỗi bất hạnh của người khác, thiếu dũng khí đấu tranh
trước mọi bất công, nhìn đời bằng con mắt vụ lợi. Trong nhà trường tại sao lại
xảy ra nào là những chuyện bạo lực, chuyện gian dối trong thi cử, chuyện bằng
thật, học giả, và vô vàn những hành vi, ngôn ngữ của sinh viên ngày nay vô
cùng thiếu văn hóa… Vì đâu lại như vậy ?Có lẽ một bộ phận sinh viên hiện nay
coi đó là xu thế là phù hợp thời đại.Nếu không thì sẽ không bắt được nhịp điệu
với các bạn xung quanh.Các bạn sinh viên a dua nhau để cùng thực hiện những
hành động, lời nói đó. Sinh viên ngày nay dường như không thưc sự hiểu được
vai trò của văn hóa giao tiếp
Có thể nói: Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm
chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách
lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng người đối

điện), là tổng hợp các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, các ứng xử…
2.2. Biểu hiện văn hóa giao tiếp của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
2.2.1: Văn hóa giao tiếp thể hiện trong ngôn ngữ
Việc sử dụng ngôn ngữ vốn thuộc về quyền chủ quan của người sử dụng
nó, chỉ có cách mỗi người tự nâng cao văn hóa đọc, nâng cao tính tự trọng của
bản thân để trang bị cho mình trở thành một con người có văn hóa.
Trong một khảo sát đối với các bạn sinh viên, căn cứ vào số liệu với 320
sinh viên được hỏi:

11


Biểu đồ 2.1: “Bạn dùng những cách xưng hô nào với bạn bè cùng lứa tuổi?”
Từ những số liệu trên cho thấy rằng, cách xưng hô của các bạn sinh viên đa
phần đã có nhiều thay đổi bao gồm cả sinh viên năm 3 năm 4 hay các sinh viên
mới chỉ năm 1 với nhau. Cách xưng hô Tớ - Cậu vẫn chiếm phần lớn ( 33%) còn
khách sáo,cho thấy rằng mức độ thân thiết còn giới hạn.
Về giao tiếp giữa sinh viên với nhau trong thời gian gần đây đã có nhiều sự
thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi công cộng.Nếu để ý lắng
nghe những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả nam và nữ) ta sẽ dễ dàng
nhận thấy một điều là ngày nay các bạn thường sử dụng nhiều từ lóng, tiếng
nóng để nói với nhau mà nếu không phải là người trong cuộc thì khó mà hiểu
được. Rồi những câu nói tục, những câu thơ, đoạn nhạc được cải biên lại luôn
luôn xuất hiện, những từ ngữ “đệm” vào nghe không có ý nghĩa gì trong câu nói
cứ được lặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho mọi câu nói.
Ngoài phát ngôn tục tĩu, bừa bãi, Học Sinh – Sinh Viên còn hay có cách nói
nửa Tây nửa ta trong giao tiếp, cách sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi một cách vô
tội vạ gây phản cảm, những từ nói tắt, ký hiệu mà người lớn không tài nào giải
mã được. Các em có sự “sáng tạo” một cách vô nguyên tắc tạo ra xu hướng quái
dị, kỳ quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền

thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về nhân cách: Để ca
12


ngợi cái đẹp thì “đẹp dã man” hoặc “đẹp kinh khủng long”; đi ăn quà hoặc khen
một bạn gái thì bình luận “trông con đó hơi bị ngon”; để khen một người nhiều
tiền thì “bữa nay thầu giầu nhỉ, mới lĩnh lương có khác”; đi xe máy luồn lách
trên phố thì: “Mày thấy tao xà lách tởm không?”, có khi sử dụng Tây-ta lẫn lộn
“thanh kiu anh”, “so-ri anh, em pho-ghét mất” (xin lỗi anh, em quên mất), cho
die luôn (chết). Hoặc chát với bạn bè: Ví dụ: “Tôi đang đọc comment đây”; “anh
ơi cho em nàm queng”, “Teo mí đi lèm dzìa” (Tao mới đi làm về); “Pí po” là
“bye bye”;… và vô số những từ ngữ stin: iu (yêu), dìa (về), rùi (rồi), đâu gòi
(đâu rồi), chìu (chiều), dị (vậy), ù (ừ), mừ (mà), bít (biết), bùn (buồn), hic hic
(thể hiện trạng thái buồn), ha ha (thể hiện trạng thái vui)
Những câu nói cực ngắn, những câu nói mang đầy tính gợi hình cũng được
tận dụng mọi lúc mọi nơi. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu
tinh tế trong lựa chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng những
không làm phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn
thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự trong sáng của tiếng Việt
đồng thời cũng như tạo nên một không khí mang tính chất “chợ búa” ngay tại
môi trường giáo dục Đại học. )... Đó là một vài ví dụ trong vô vàn chuyện về sử
dụng ngôn ngữ hiện nay. Kiểu nói như thế đang phá hoại sự trong sáng của tiếng
Việt. Có thể nói chưa bao giờ, tiếng Việt bị suy thoái như ngày nay.
Thói quen được hình thành từ những hành động thường ngày mà ta không
chú ý đến.Thói quen tốt là cả một tài sản vô cùng quý giá. Thói quen xấu là một
trở lực trên con đường dẫn đến thành công. Hơn nữa, thói quen sử dụng ngôn
ngữ đó hoàn toàn không phù hợp với một môi trường giáo dục như trường Đại
học.
Trong giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên ngày nay cũng có nhiều thay
đổi.Nếu như trước đây, giáo viên là nhân vật trung tâm trong các buổi học, từng

lời nói của giáo viên luôn mang tính giáo dục cao và luôn là khuôn mẫu về mặt
kiến thức cũng như đạo đức cho sinh viên tiếp nhận.Ngày nay, vị trí trung tâm
của bài giảng đã chuyển về phía người học. Sinh viên không còn là người tiếp
13


thu kiến thức một cách thụ động và thiếu tính phê phán. Khoảng cách giữa thầy
và trò cũng ngày càng được thu hẹp. Quan hệ thầy trò cũng trở nên bớt mang
nặng tính chất một chiều thầy nói trò nghe.Sinh viên ngày càng thể hiện mình là
đối tượng tiếp nhận tri thức một cách chủ động.Bên cạnh đó vẫn còn một bộ
phận sinh viên chưa thật sự có ý thức tốt trong quan hệ giao tiếp.Nhiều sinh viên
còn có thái độ thiếu tôn trọng đối với giảng viên và bài giảng của họ, cũng như
thiếu lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với giảng viên, nhất là đối với giảng viên
trẻ.
Trong một khảo sát với sinh viên 4 khóa của trường:

Biểu đồ 2.2: “Khi nói đến một giảng viên mà bạn không thích bạn thường
gọi người đólà?”
Thông qua biểu đổ cùng với số liệu, ta có thể thấy được cách xưng hô hay
cách gọi của sinh viên đối với những giảng viên mà mình không thích,đa số sinh
viên đều chọn gọi là cô và thầy, điều đó thể hiện sự tôn trọng của sinh viên đối
với giảng viên dạy mình (45%), dù họ có đáng ghét nhưng mình vẫn phải tôn
trọng họ.Tuy nhiên,cũng có không ít sinh viên chọn cách gọi là ông A,bà B
(30%), điều đó cho thấy thái độ của sinh viên dành cho giảng viên đang dần
giảm xuống. Ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách xưng hô đó
để phần nào cải thiện mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên.
14


Chúng ta có thể thống kê sự khủng hoảng của tiếng Việt trong giới sinh

viên ở mọi cấp độ, mọi nơi, mọi lúc. Bước vào khu giảng đường, điều đầu tiên
đập vào mắt là những câu từ tục tĩu, khiếm nhã được ghi đầy trên vách tường
ngoài hành lang hay trong lớp, đặc biệt là chỗ các em ngồi học, trên những chiếc
bàn dày đặc câu chữ, tài liệu các môn học để khi kiểm tra dễ “quay cóp”, hay
những số điện thoại, rồi những câu nói khiếm nhã đối với bạn bè hay những câu
tán tỉnh nhau, chửi bới nhau… Đến căng tin, hàng quán hay các phòng ký túc
xá, đâu đâu cũng nghe thấy những câu nói tục của giới sinh viên.Một số học
sinh cũng nói năng vô lễ với thầy-cô giáo.Hiện tượng nói năng, phát ngôn bừa
bãi của một số sinh viên đã trở thành “bệnh” khó chữa.Có thể nói những cách
nói năng này đang làm tiếng Việt của chúng ta trở nên méo mó, “đáng thương”
hơn bao giờ hết.
Sẽ không có một quy tắc nào có thể áp dụng cho mọi người, mọi cơ quan
phát ngôn, cũng không có một người thầy nào có thể theo suốt cuộc đời học trò
để rèn dũa. Môi trường sống, sự giáo dục của cha mẹ, của quá trình nhận thức...
chính là yếu tố cốt lõi tạo nên một nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho mỗi người.

Biểu đồ 2.3: “Bạn thấy sinh viên nói tục, chửi thề là chuyện?”
15


Thông qua biểu đồ cùng với số liệu đã cho chúng ta biết thực trạng văn hóa
giao tiếp của sinh viên, giới trẻ hiện nay,đó là về vấn đề nói tục,chửi thề.Dường
như giới trẻ hiện nay đã cảm thấy quá quen thuộc đối với chuyện đó nên đa số
mọi người lựa chọn đáp án thấy chuyện đó bình thường (28%) và rất phổ biến
(35%). Qua đó thể hiện những hạn chế trong ứng xử cũng như giao tiếp của giới
trẻ hiện nay,cũng là một trong những báo động đối với những bậc cha mẹ trong
việc giáo dục và nuôi dạy
2.2.2: Văn hóa giao tiếp thể hiện trong hành động
Đánh giá một cách khách quan, cho đến nay đa số sinh viên Việt Nam vẫn
giữ được nét đẹp truyền thống trong ứng xử với giảng viên, các giá trị, chuẩn

mực như “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được lưu truyền và
phát huy. Cùng với đó, sinh viên Việt Nam hiện nay năng động và sáng tạo hơn,
họ chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, tích cực trong các hoạt động
phong trào. Điều đó cho thấy, vị trí, vai trò của sinh viên hiện nay đã có nhiều
thay đổi so với truyền thống.
Hiện nay, số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng.Với lứa tuổi đôi mươi,
phong cách sống trẻ trung, năng động, có hiểu biết, các em đã góp phần làm đẹp
cho xã hội. Những hành động cao cả, đầy nghĩa khí của sinh viên như quên
mình cứu người, giúp đỡ quan tâm động viên những bạn sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn, kính trọng thầy cô giáo, biết thương yêu cha mẹ, anh chị em, có thái
độ phản kháng với những ứng xử không đẹp mắt của bạn bè và những người
khác đang ngày càng được xã hội ghi nhận.
Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh, không phải sự thay đổi nào cũng chỉ
bao hàm toàn bộ cái tích cực mà còn rất nhiều mặt ản khuất bên trong như là
như những mặt tiêu cức đáng kể đến như:
Việc sinh viên phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp là một yêu cầu bắt buộc.
Nhưng thực tế cho thấy, tính tích cực, tự giác trong học tập của sinh viên hiện
nay còn kém, việc chuẩn bị bài mới, bài tập chỉ có một bộ phận sinh viên thực
hiện, hoặc nếu thực hiện thì chủ yếu với mục đích để lấy điểm số, hoặc đối phó.
16


Có thể nói, ý thức tự giác học tập của đa số sinh viên hiện nay còn kém, thái độ
thụ động, ỷ lại, trông chờ vào bài giảng của giảng viên khá phổ biến. Từ chỗ
không coi trọng và say mê tri thức khoa học, dẫn đến một bộ không nhỏ sinh
viên coi thường người truyền thụ tri thức khoa học, thiếu tôn trọng, lễ phép
trong giáo tiếp với giảng viên.
Đầu giờ, khi giảng viên vào lớp có không ít sinh viên miễn cưỡng đứng lên
chào; khi trả lời câu hỏi của giảng viên có sinh viên còn ngồi tại chỗ để trả lời;
không ít sinh viên khi đi học muộn tự tiện vào lớp, không xin phép giảng viên;

thậm chí, có sinh viên mắc lỗi còn cãi lại khi giảng viên phê bình; cách xưng hô
với giảng viên cộc lốc, thờ ơ, thiếu chủ ngữ diễn ra khá phổ biến. Nếu khả năng
quan sát của giảng viên không tốt thì sinh viên tranh thủ nói chuyện riêng, chơi
game, vào mạng xã hội, v.v.. Những việc tối thiểu như giặt rẻ lau, lau bàn ghế
cho giảng viên, lau bảng đã được học sinh phổ thông làm rất tốt thì khi học lên
đại học, nhiều sinh viên đã đánh mất “bản năng” vốn có này. Đặc biệt đối với
những lớp tín chỉ, do quy mô lớp lớn, lại được tập hợp từ nhiều lớp khác nhau
nên dẫn đến hiện tượng “cha chung không ai khóc”, các sinh viên cứ ngồi chờ
nhau, cá biệt, có những lớp, giảng viên phải chỉ định đích danh sinh viên mới
thực hiện những hoạt động tối thiểu đó.
Khi gặp giảng viên, một số sinh viên “quên” chào, họ triệt để phương châm
“học cô nào chào cô đấy”, đơn giản hơn “học giờ nào chào giờ đấy”, tệ hơn nữa,
khi đi cầu thang bộ, cầu thang máy, có sinh viên “quyết tâm” không nhường
đường cho giảng viên; khi lên xe bus, sinh viên ỷ vào sức mạnh để giành bằng
được ghế ngồi, khi phát hiện giảng viên không có ghế ngồi, không ít sinh viên
“tản lờ” một cách hồn nhiên.
Trong một khảo sát với sinh viên các khoa: Văn Hóa Học, Viết Văn – Báo
chí, Di sản, Quản lí văn hóa nghệ thuât, Nghệ thuật đại chúng,…:

17


Biểu đồ 2.4: “Bạn đang ngồi nói chuyện trên ghế đá, giảng viên đi ngang
qua chỗ bạn ngồi, bạn sẽ? ”
Thông qua bảng hỏi ta có thể thấy đa số sinh viên đều chọn cách đứng lên
và chào thầy cô (42%),qua đó thể hiện được sự kính trọng cũng như sự lễ phép
của sinh viên đối với giảng viên của mình. Đồng thời, việc đứng lên chào thầy
cô cũng để lại cho giảng viên những ấn tượng tốt về sinh viên của mình, giúp
cho mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên không còn đơn thuần là cô trò xa
cách mà trở nên thân thiết hơn.Bên cạnh đó, cũng có những sinh viên chọn cách

chỉ ngồi chào giáo viên,số liệu đó thể hiện không phải tất cả đều có ý kiến giống
nhau về cách thể hiện thái độ với giảng viên,vì khi đó họ nghĩ rằng giảng viên
đó không dạy mình hay mình không biết (10%).
Một số sinh viên mải mê với đánh bài ăn tiền, chơi số đề, uống rượu rồi
quấy phá làm mất trật tự. Đến kỳ thi thì chuẩn bị tài liệu phô tô thu nhỏ để đưa
vào phòng thi sử dụng hoặc chép bài của bạn. Nếu thầy cô giáo coi thi nghiêm
túc nhắc nhở thì vừa ra khỏi phòng thi đã dùng những từ không mấy tốt đẹp.
Một sinh viên thi xong về đã đưa tin lên facebook: “Hôm nay đi thi gặp một con
thảo ăn cho chép bài. Nhưng vừa chép được một đoạn thì ông ấy lấy mất tài
liệu.Thầy cô gì mà dữ như quỷ”.Thử hỏi rằng những sinh viên như vậy làm sao
có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sau này tự tin bước vào
18


đời.Truyền thống của dân tộc Việt Nam là “tôn sư trọng đạo, nhất tự vi sư, bán
tự vi sư” thì những truyền thống đó đang bị cơ chế thị trường làm mai một.
Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong
văn hóa học đường. Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp
khó khăn sẵn sàng chia sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân
thành có thể để lại một ấn tượng tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc tạo
nên mâu thuẫn không đáng có. Nhưng một số sinh viên thường có thái độ quá
khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài lòng. Vì vậy, chỉ một cái
nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể
có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong các
buổi mít tinh cũng là một vấn đề cần bàn. Trong lớp học, một số sinh viên nói
chuyện riêng, gây ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và giảng bài
của thầy cô giáo. Một số sinh viên sử dụng điện thoại di động để truy cập mạng
hoặc chơi trò chơi trong giờ học.Có những sinh viên ngủ trong lớp, khi giảng
viên hỏi về bài học mới đứng dậy ngơ ngác hoặc bỏ giờ ra quán ngồi. Trong

buổi họp, mít tinh người lên phát biểu ý kiến cứ phát biểu còn sinh viên cứ nói
chuyện rào rào, khi diễn giải phát biểu xong cũng không vỗ tay tán thưởng. Xem
biểu diễn văn nghệ khi kết thúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay lẹt đẹt để cổ vũ. Trong
buổi lễ tổng kết, đến chương trình khen thưởng, nhìn lại chỉ còn một nửa sinh
viên trong hội trường.
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc thi cũng còn tồn tại những hạn sạn
không đáng có.Trong các cuộc thi hoa khôi ở các trường đại học, nhiều sinh
viên trả lời rất ngây ngô, thiếu tinh tế.Điều đó bộc lộ sự thiếu hụt về tri thức văn
hóa nền tảng của sinh viên. Trong một cuộc thi về “Tài sắc nữ sinh báo chí”, khi
Ban giám khảo hỏi về lợi thế của sắc đẹp trong công việc của nữ phóng viên,
một sinh viên đã nói thẳng rằng “phóng viên báo phát thanh – truyền hình mới
cần phải đẹp, còn phóng viên báo viết không thể hiện cái đẹp của mình nên
không cần phải đẹp”.
19


Để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, có khả
năng ứng xử trong công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung, mỗi sinh
viên không chỉ bồi dưỡng cho mình về kiến thức chuyên môn mà cả về khả năng
giao tiếp, ứng xử. Có thể nói văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự
thành đạt của mỗi người.
2.3 Đánh giá thực trạng giao tiếp của sinh viện Đại Học Văn Hóa Hà Nội
2.3.1 Nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà
Nội
Đánh giá một cách khách quan, cho đến nay đa số sinh viên Việt Nam vẫn
giữ được nét đẹp truyền thống trong ứng xử với giảng viên, các giá trị, chuẩn
mực như “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được lưu truyền và
phát huy. Cùng với đó, sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội hiện nay năng động
và sáng tạo hơn, họ chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, tích cực trong
các hoạt động phong trào. Điều đó cho thấy, vị trí, vai trò của sinh viên hiện nay

đã có nhiều thay đổi so với truyền thống.Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh,
không phải sự thay đổi nào cũng chỉ bao hàm toàn bộ cái tích cực.Điều này rất
đúng khi xem xét môi trường giáo dục đại học hiện nay, đặc biệt nếu suy xét kỹ
sẽ thấy những bất ổn tiềm tàng về quan niệm và văn hóa ứng xử của sinh viên
với giảng viên.
Trong giao tiếp với người xung quanh bạn bè họ làm chủ được bản thân và
làm chủ được hành động khi giao tiếp, biểu hiện sự tôn trọng người đối diện
trong giao tiếp. Có thể nói sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội vẫn giữ được nét
đẹp văn hóa giao tiếp.
Ví dụ: Trong môi trường lớp học tín chỉ các lớp học lộn xộn với nhau, với
các bạn có thể chua quen mặt thậm chí không biết nhau nhưng khi học cùng bọn
họ xưng hô ( Bạn Tớ, tôi cậu...) giao tiếp nói chuyện không văng tục chửi bậy..
2.3.2 Những vấn đề còn tồn đọng trong gia tiếp của sinh viện Đại Học Văn
Hóa Hà Nội
Vấn đề giao tiếp với giảng viện :
20


Hiện nay không ít sinh của trường viên quan niệm rằng, giảng viên chỉ có
nhiệm vụ là giảng dạy về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, sinh
viên đến giảng đường học tập chỉ với mục đích là lấy bằng cấp. Với quan niệm
lệch lạc đó, không ít sinh viên xem giảng viên chỉ đơn thuần là người “làm
thuê”, người “phục vụ”, còn sinh viên là “thượng đế”, mà đã là “thượng đế” thì
muốn làm gì thì làm. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng một số
sinh viên tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên trong
quá trình giao tiếp.Hiện tượng này biểu hiện đa dạng, phong phú trong cách ứng
xử của sinh viên đối với giảng viên.
Có thể nói, ý thức tự giác học tập của đa số sinh viên hiện nay còn kém,
thái độ thụ động, ỷ lại, trông chờ vào bài giảng của giảng viên khá phổ biến. Từ
chỗ không coi trọng và say mê tri thức khoa học, dẫn đến một bộ không nhỏ

sinh viên coi thường người truyền thụ tri thức khoa học, thiếu tôn trọng, lễ phép
trong giáo tiếp với giảng viên. Đầu giờ, khi giảng viên vào lớp có không ít sinh
viên miễn cưỡng đứng lên chào; khi trả lời câu hỏi của giảng viên có sinh viên
còn ngồi tại chỗ để trả lời; không ít sinh viên khi đi học muộn tự tiện vào lớp,
không xin phép giảng viên; thậm chí, có sinh viên mắc lỗi còn cãi lại khi giảng
viên phê bình; cách xưng hô với giảng viên cộc lốc, thờ ơ, thiếu chủ ngữ diễn ra
khá phổ biến. Nếu khả năng quan sát của giảng viên không tốt thì sinh viên
tranh thủ nói chuyện riêng, chơi game, vào mạng xã hội. Bên cạnh đó, một số
sinh viên còn sử dụng những từ ngữ thiếu tôn trọng để nói về các thầy cô như
“ông”, “bà”, thậm chí, dùng cả những lời lẽ xúc phạm đến nhân cách giảng viên.
Cùng với đó, sinh viên cũng sử dụng triệt để sức mạnh của khoa học và công
nghệ trên các trang mạng xã hội để lan truyền các thông tin về đề thi, phổ biến
các “kỹ thuật quay cóp”, nói xấu, chê bai thầy cô, bạn bè.
Vấn đề giao tiếp giữa các bạn với nhau cung còn nhiều mặt tiêu cực. Giữa
các bạn chung lớp khi giao tiếp với nhau vẫn sử dụng những từ ngữ thô tục để
gọi nhau, ns chuyện với nhau lớn tếng như chửi bới nhau như .v.v

21


2.4 Nguyên nhân
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Ngày này, bên cạnh những yêu điểm của sinh viên như năng động, thích
ứng nhanh.. thì có vẻ một số bạn thiếu kĩ năng được xem là cực kì quan trọng,
đó là văn hóa giao tiếp và ướng sủ có văn hóa. Sinh viện thiếu bản lĩnh thiếu kĩ
năng sống thiếu ý thức trong lời nói, cử chỉ hành động, chưa nhận thức được tầm
quan trọng của văn hóa giao tiếp chuẩn mực. Ngoài ra , khi là sinh viên các bạn
chủ yếu sống xa gia đình thiếu sự kèm cặp, định hướng của bố mẹ. Cuộc sống
xa nhà giúp các bạn sớm tự lập, những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến văn
hóa giao tiếp của các bạn. Cuộc sống tự do là cơ hội để các bạn thể hiện mình,

như một số bạn lại chọn cách thể hiện mình một cách lệch lạc như: tụ tập bạn bè
nhậu nhẹt, hút thuốc lá, nói tục, chửi thề và có những hành vi không phù hợp với
thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
2.4.2. Nguyên nhân khách quan
Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội
mới tốt đẹp được. Thế mà gia đình trong xã hội ngày nay của chúng ta có những
lỗ hổng rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc của cha , mẹ
có việc của mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống với đồng tiền. Chính vì thế
mà họ không có thời gian quan tâm đến con cái, xây dựng nếp sống của gia đình
văn hóa, cha mẹ thiếu gương mẫu trong giao tiếp ứng xử hằng ngày.
Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng
chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc đào tạo nguồn nhân lực đáp
ướng nhu cầu nhân lưc kinh tế.Việc giáo dục văn hóa ứng xử cho người học
dường như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó vai trò của nhà
trường đâu chỉ bó hẹp trong dạy nghề mà còn dạy cho người học những giá trị
chuẩn mực của xã hội để trở thành những con người hoàn thiện toàn diện và biết
tôn trọng người khác.
Các bạn sinh viên ngày nay có điêu kiện đầy đủ để học tập, nâng cao trình
độ, có đầy đủ các phương tiện vui chơi giải chí hơn các thế hệ sinh viên trước
22


đây.Đó là điều mà ai cũng phải công nhận.tuy nhiên với những điều kiện thuận
lợi ấy, nhiều bạn đã thể hiện đẳng cấp văn hóa chưa xứng tầm với những gì bản
thân đã được hưởng thụ. Và cũng do ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh
thức dụng của nền kinh tế thị trường đẫn đến những hành vi thiếu văn hóa trong
giao tiếp ứng xử của sinh viên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng văn hóa giao tiếp cảu sinh
viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội.Nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân của
sinh viên.


23


CHƯƠNG 3:
Một số giải pháp cải thiện trong văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại
học Văn Hóa Hà Nội
3.1 Về phía nhà trường
Nhà trường nên có nhiều các buổi giao lưu giữa các khoa, các lớp với nhau,
tổ chức các hoạt động để học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho sinh viên bày
tỏ ý kiến của bản thân trước mọi người, tổ chức nhiều chương trình tư vấn, liên
kết các trường để tổ chức các buổi giao lưu. Đồng thời mở ra các lớp về kỹ năng
giao tiếp đồng thời nâng cao hiệu quả của các câu lạc bộ để khuyến khích sinh
viên tham gia
Không chỉ nhà trưưòng mà lớp cũng phải có những hoạt động giúp đỡ các
thành viên trong lớp có khả năng giao tiếp như: Tổ chức giao lưu với khóa trên,
tổ chức đi cắm trại, picnic để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên
với nhau từ đó tang cao khả năng giao tiếp của mỗi sinh viên
3.2. Về phía gia đình
Tạo điều kiện, khích lệ cho thành viên trong gia đình gắn kết hơn qua các
hoạt động cùng nhau như dã ngoại, cắm trại, du lịch cùng nhau,… Như vậy làm
tang thêm tình cảm gắn kết trong gia đình đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp
của mỗi thành viên trong gia đình.
3.3. Về phía cá nhân
Để hạn chế những khó khăn trong giao tiếp cũng như nâng cao khả năng
giao tiếp của bản thân sinh viên cần có những thay đổi như: tự tin hơn trong giao
tiếp với mọi người, tập thói quen nói chuyện và giao tiếp trước đám đông, chủ
động hơn trong việc phát biểu ý kiến và tạo lập mối quan hệ với mọi người, lắng
nghe và nói chuyện với người khác để tăng thêm kỹ năng giao tiếp.
Đồng thời, bản thân sinh viên nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt

động tập thể nhiều để nâng caokhẳnng giao tiếp và học hỏi kinh nghiệm cho bản
thân

24


3.4. Về phía xã hội
Xã hội cần quan tâm hơn về thế hệ trẻ cũng như cách giao tiếp bây giờ,
đồng thời tạo điều kiện mở ra các trung tâm hướng dẫn kỹ năng giao tiếp đồng
thời tạo ra một môi trường an toàn, cởi mở để cho các bạn trẻ được thể hiện
mình và có điều kiện giao tiếp với mọi người một cách tối đa và tốt nhất

25


×