Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.78 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM................................................3
1.1. Vị trí và chức năng...........................................................................................................3
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn...................................................................................................3
1.3. Cơ cấu tổ chức..................................................................................................................4
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................6
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam 40 năm xây dựng và phát triển.................................6
Chương 2...............................................................................................................................24
VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN.....................................................................24
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển cồng chiêng Tây Nguyên............................................24
2.2.1. Nhạc cụ cồng chiêng Tây Nguyên..............................................................................25
2.2.1.1 Giới thiệu về cồng chiêng Tây Nguyên....................................................................25
2.2.1.2 Phân loại cồng chiêng Tây Nguyên..........................................................................27
2.2.2. Nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng Tây........................................................................29
2.3. Cồng chiêng trong đời sống thần linh của dân tộc Ba Na..............................................32
Chương 3...............................................................................................................................37
GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA..................................................37
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN........................................................................................37
3.1. Đánh giá văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên..................................................................37
3.1.1. Giá trị tốt đẹp của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.................................................37
3.1.1.1. Giá trị lịch sử............................................................................................................37
3.1.1.2 Giá trị nhân văn........................................................................................................38
3.1.1.3 Giá trị nghệ thuật.......................................................................................................39
3.2 Nguyên nhân văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ của sự mai
một........................................................................................................................................40
3.3 Giải pháp giữ gìn và bảo tồn hóa cồng chiêng Tây nguyên...........................................41
KẾT LUẬN...........................................................................................................................44

MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài


Trong số 43 di sản của 46 quốc gia được UNESCO công nhận là di sản
phi vật thể của nhân loại đợt 3 công bố ngày 2511-2005, có văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên của Việt Nam.
Danh tiếng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nay đã vượt ra khỏi biên
giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại. Những giá trị đặc sắc của văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên, một bộ phận của di sản và tinh hoa văn hóa Việt Nam
được cộng đồng quốc tế biết đến và được tôn vinh. Di sản văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của
một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại do UNESCO đưa
ra. Cồng chiêng luôn giữ vị trí quan trọng và thiêng liêng trong đời sống
văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Văn hóa cồng chiêng
1


đã bám rễ ăn sâu vào tiềm thức mỗi người, nên những nét truyền thống đặc sắc
của cồng chiêng không bị nhạt phai.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Văn hóa cồng chiêng Tây
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: văn hóa cồng chiêng Tây
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài “ văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát
triển ở địa phương” có mục đích chính là: Tìm hiểu, nghiên cứu về mảnh đất
Kontum. Và vấn đề quan trọng hơn cả là tìm hiểu về đặc điểm cồng chiêng Tây
Nguyên, lịch sử hình thành, phát triển văn hóa của cồng chiêng Tây Nguyên, để
qua đó có định hướng bảo tồn, phát triển và đưa ra các giải pháp khai thác phục
vụ phát triển du lịch ở địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập và xử lý tài liệu.
- Điền dã.

- So sánh.
- Phân tích tổng hợp.
5. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VIỆN VĂN
HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Chương 2: VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

2


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
1.1. Vị trí và chức năng
Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp khoa
học, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, có chức năng nghiên cứu, triển
khai hoạt động khoa học và đào tạo sau đại học về văn hóa nghệ thuật và văn
hóa du lịch.
Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (sau đây gọi tắt là Viện) có con
dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Địa chỉ: 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3856 9162
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình Bộ trưởng kế hoạch dài hạn, hàng năm về hoạt động nghiên cứu khoa
học, đào tạo sau đại học của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
hoạch định chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; nghiên cứu cơ bản những vấn đề lý

luận, lịch sử, văn hoá, gia đình, nghệ thuật, thể thao và du lịch Việt Nam.
Nghiên cứu về văn hoá, gia đình, nghệ thuật, thể thao và du lịch nước
ngoài phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện; kiến nghị áp dụng những
thành tựu, kinh nghiệm nghiên cứu phát triển văn hoá, gia đình, nghệ thuật, thể
thao và du lịch của nước ngoài phù hợp với đặc điểm tình hình Việt Nam.
Sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể; xây dựng, quản lý và
phát triển ngân hàng dữ liệu về di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam;
thực hiện sản xuất phim nhân học để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
Nghiên cứu tư vấn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.
Tổ chức đào tạo tiến sỹ các chuyên ngành văn hoá, nghệ thuật và văn hóa du
lịch theo chỉ tiêu phân bổ của Nhà nước.

3


Thực hiện hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng sau đại học
với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa, gia đình,
thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Thực hiện hoạt động thông tin khoa học dưới hình thức hội nghị, hội thảo
khoa học, xuất bản tạp chí Văn hóa học và các công trình khoa học về văn hóa,
gia đình, nghệ thuật, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Xây dựng trang tin điện tử (Website) riêng, quản lý và cung cấp các
nguồn thông tin khoa học của Viện, tham gia vào hệ thống thông tin chung của
các Viện, các Bộ, ngành có liên quan.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ về nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi
dưỡng sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện và quy định của
pháp luật.
Cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức của Viện theo hướng
tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; thực hiện các nội dung cải cách hành
chính theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.

Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và
số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ
máy, nhân sự; thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người
lao động, người học thuộc phạm vi quản lý của Viện theo quy định của pháp luật
và phân cấp quản lý của Bộ.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao, ngân sách được phân bổ và
các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Viện:
Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
Các phòng chức năng:
a. Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế;
4


b. Phòng Thông tin,Thư viện;
c. Phòng Tài vụ;
d. Phòng Hành chính, Tổ chức.
Các ban chuyên môn:
a. Ban Nghiên cứu Chính sách và Quản lý văn hoá;
b. Ban Nghiên cứu Di sản văn hoá;
c. Ban Nghiên cứu Văn hóa Sinh thái và Du lịch;
d. Ban Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật nước ngoài;
đ. Ban Nghiên cứu Lý luận và Lịch sử văn hoá nghệ thuật;
e. Ban Nghiên cứu Nghệ thuật;
g. Ban Nghiên cứu Văn hóa gia đình;
h. Trung tâm Dữ liệu di sản văn hoá;

i. Trung tâm Nghiên cứu dư luận về văn hoá, thể thao và du lịch;
k. Trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa.
Các tổ chức trực thuộc:
a. Khoa Sau đại học;
b. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế;
c. Phân viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí
Minh;
d. Tạp chí Văn hóa học.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế và Phân viện
Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh có con dấu,
được mở tài khoản tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Tạp chí Văn hóa học là cơ quan ngôn luận của Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc
gia Việt Nam, có con dấu để giao dịch, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam có trách nhiệm quy
định nhiệm vụ cụ thể, bố trí, sắp xếp viên chức theo cơ cấu chức danh, tiêu
chuẩn nghiệp vụ và người lao động cho các phòng, ban, tổ chức trực thuộc; xây
dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Viện.

5


1.4. Lịch sử hình thành và phát triển
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam 40 năm xây dựng và phát triển
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam ngày nay, mà tiền thân là Viện Nghệ
thuật được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1971 đến nay đã tròn 40 năm. Bốn
thập kỷ là một quá trình không dài với lịch sử phát triển của một viện nghiên
cứu, nhưng đã đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng của một cơ quan
nghiên cứu khoa học về văn hóa, nghệ thuật của một Bộ đa ngành như Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Từ Viện Nghệ thuật đến Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam

Khác với một số viện nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 40
năm qua, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã có những lần thay đổi tên gọi và
cơ cấu tổ chức. Có thể thấy sự thay đổi ấy ở năm thời kỳ sau:
Thời kỳ Viện mang tên là Viện Nghệ thuật
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa, thông
tin, lãnh đạo Bộ Văn hóa trước đây mà nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. Những năm sáu mươi của thế kỷ
XX, Vụ Âm nhạc và múa có Viện Nghiên cứu Âm nhạc và Múa, Vụ Mỹ thuật
có Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ. Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, ngày 1 - 4
- 1971, GS. Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, đã ký quyết định
44/VH-QĐ thành lập Viện Nghệ thuật, tiền thân của Viện Văn hóa Nghệ thuật
Việt Nam ngày nay. Vị trí của Viện được xác lập: "là cơ quan giúp Bộ nghiên
cứu những vấn đề thuộc về lý luận học thuật của các bộ môn nghệ thuật: mỹ
thuật (gồm cả mỹ nghệ), sân khấu, nhạc, múa, điện ảnh theo đường lối, quan
điểm nghệ thuật của Đảng và Nhà nước". Lãnh đạo Bộ đã phân công nhà lý luận
Hà Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Văn hóa trực tiếp kiêm nhiệm làm viện
trưởng, đồng thời điều động những nghệ sĩ, cán bộ quản lý từ các trường, cục,
vụ, viện như các ông Nguyễn Phúc, Trần Đình Thọ, Nguyễn Đức Nùng, Trần
Bảng, Nguyễn Đức Lộc, Phạm Đình Sáu, Tú Ngọc, Đặng Đình Trung, Lê Huy
về làm nhiệm vụ quản lý các ban chuyên môn của Viện. Cùng với việc này, lãnh
đạo Bộ và lãnh đạo Viện đã mở cửa chiêu hiền đãi sĩ tập hợp lực lượng khoa học
6


ở nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau về Viện Nghệ thuật như các ông Hồ Sĩ
Vịnh, Nguyễn Từ Chi v.v... Đáng lưu ý là định hướng thành lập Tổ chuyên san
nghiên cứu nghệ thuật do nhà lý luận Hà Xuân Trường làm chủ nhiệm, hoạ sĩ,
nhà giáo Trần Đình Thọ làm Tổng biên tập, ông Nguyễn Phúc làm uỷ viên
thường trực Ban biên tập tờ chuyên san. Hoạt động của Viện Nghệ thuật trong
những ngày gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi

ngay vào quỹ đạo của một Viện làm công tác nghiên cứu khoa học. Rồi các đề
tài nghiên cứu văn hóa nghệ thuật được triển khai. Một số các công trình được
hoàn thành. Năm 1973, từ chuyên san Thông báo nghệ thuật lưu hành nội bộ,
tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật của Viện Nghệ thuật đã ra mắt bạn đọc số đầu
tiên.
Năm 1976, đất nước thống nhất, Viện đón nhận số cán bộ của Sở Văn hóa
khu tự trị Tây Bắc, Việt Bắc để cóPhân viện Nghệ thuật Tây Bắc, Phân viện
Nghệ thuật Việt Bắc thuộc Viện Nghệ thuật. Ngày 25-8-1976, Bộ trưởng
Nguyễn Văn Hiếu ký quyết định chuyển ngành âm nhạc giải phóng thành Viện
Âm nhạc rồi bổ sung vào Ban Nghiên cứu Âm nhạc của Viện Nghệ thuật. Cũng
từ năm này, việc nghiên cứu văn hóa nghệ thuật ở Tây Nguyên và Nam Bộ được
Viện khẩn trương triển khai.
Lực lượng nghiên cứu của các ban nghiên cứu trong Viện phát triển cả về
số lượng và chất lượng, thực tiễn công tác quản lý và công tác nghiên cứu khoa
học đòi hỏi phải có những viện nghiên cứu chuyên sâu theo lĩnh vực. Năm 1978,
các ban nghiên cứu lần lượt chuyển thành các viện nghiên cứu: Ban Nghiên cứu
Mỹ thuật thành Viện Mỹ thuật, Ban Nghiên cứu Sân khấu thành Viện Sân khấu,
Ban Nghiên cứu Âm nhạc và Múa thành Viện Âm nhạc và Múa. Viện Nghệ
thuật chuyển thành Viện Nghiên cứu Lý luận và Lịch sử Nghệ thuật, rồi chuyển
thành Viện Văn hóa. Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật cùng các Viện Sân khấu,
Văn hóa, Âm nhạc, Mỹ thuật đều trực thuộc Bộ Văn hóa. Ban Nghiên cứu Điện
ảnh được chuyển sang một cơ quan khác của Bộ Văn hóa.
Thời kỳ Viện mang tên là Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam

7


Năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng chủ trương kiện toàn tổ chức ngành văn
hóa và sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa. Ngày 16-6-1988, Bộ trưởng
Trần Văn Phác đã ký quyết định 592/VH-QĐ hợp nhất các Viện Văn hóa, Viện

Nghiên cứu Sân khấu, Viện Âm nhạc và Múa, Viện Mỹ thuật và tạp chí Nghiên
cứu Văn hóa Nghệ thuậtđể thành lập Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Cuộc
hợp nhất lần này của các viện chuyên ngành, như sự trở về của những người anh
em đi làm ăn xa, trở về ngôi nhà chung. Một ban lãnh đạo Viện với Viện trưởng
Lê Anh Trà và 4 phó Viện trưởng: Nguyễn Phúc, Tô Ngọc Thanh, Trần Việt
Sơn, Nguyễn Đức Lộc điều hành các công việc của Viện, riêng ông Trần Việt
Sơn trực tiếp làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật, ông Nguyễn Đức Lộc trực tiếp
làm Viện trưởng Viện Sân khấu. Tại phía Nam, tổ thường trú phía Nam của Viện
Văn hóa và Phân viện Âm nhạc và Múa củaViện Âm nhạc và Múa được hợp
nhất thành Viện Văn hóa Nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, với
4 viện chuyên ngành trực thuộc và một phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh
cùng tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, đội ngũ cán bộ nghiên cứu
của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam khá đông đảo và hùng hậu. Nhiều cán bộ
của Viện là những nhà khoa học có uy tín, tên tuổi. Có thể kể đến về văn hóa
dân gian và âm nhạc dân tộc học với Tô Ngọc Thanh, Tô Vũ, Lư Nhất Vũ v.v...;
về lý luận văn hóa với Lê Anh Trà, Hồ Sĩ Vịnh, Trường Lưu v.v...; về mỹ thuật
với Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Thái Bá Vân, Trần Lâm
Biền, Nguyễn Bá Vân v.v...; về âm nhạc với Nguyễn Xinh, về sân khấu với
Hoàng Chương, Trần Việt Ngữ, Đoàn Thị Tình v.v...; về múa với Lâm Tô Lộc.
Một sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện là Viện được
chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh vào năm 1991. Đây cũng là cơ
sở đào tạo trên đại học duy nhất ở nước ta đào tạo phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ), tiến
sĩ (nay là tiến sĩ khoa học) về văn hóa nghệ thuật với hai mã số: lịch sử văn hóa
và nghệ thuật, mã số 5.03.13, nghệ thuật âm nhạc mã số 5.08.02. Hoạt động đào
tạo trên đại học này có tác động rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực và
nghiên cứu khoa học của Viện cũng như của ngành Văn hóa thông tin.

8



Năm 1993, tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tách ra thành cơ quan
thông tin lý luận của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Năm 1995, đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 1-3-1995, Thủ
tướng chính phủ ký quyết định số 123/TTg về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn
vị trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin. Căn cứ vào quyết định này, ngày 22-121995, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Trần Hoàn đã ký quyết định 5775/QĐTC thành lập Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông
tin. Phục vụ cho việc liên kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo của các
chuyên ngành, các viện chuyên ngành trực thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam chuyển về các trường đại học: Viện Mỹ thuật chuyển về trường Đại học
Mỹ thuật; Viện Âm nhạc chuyển về Nhạc viện Hà Nội; Viện Sân khấu chuyển
về trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Viện Văn hóa chuyển về trường Đại học
Văn hóa Hà Nội.
Ngày 30-1-1996, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Trần Hoàn ký quyết định
162/TC-QĐ xác định chức năng nhiệm vụ của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
Vị trí của Viện được xác định: "là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản trực thuộc
Bộ Văn hóa - Thông tin, có chức năng nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Văn hóa và
nghệ thuật Việt Nam, cung cấp các căn cứ khoa học phục vụ công tác quản lý và
hoạch định các chính sách của Bộ Văn hóa - Thông tin nhằm xây dựng nên một nền
Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".
Thời kỳ Viện mang tên là Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật
Năm 1996, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao nói trên, Viện Văn
hóa Nghệ thuật Việt Nam đã được xếp vào Danh mục 41 viện đầu ngành quốc
gia ở Việt Nam theo Quyết định 782/TTg ngày 24-10-1996 của Thủ tướng
Chính phủ. Vì thế, ngày 2-10-1997, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Nguyễn
Khoa Điềm đã ký quyết định đổi tênViện Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam thành Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật. Vị trí, chức năng của Viện vẫn
được khẳng định như quyết định 162/TC-QĐ.
Ngoài các phòng chức năng, các ban nghiên cứu và Phân viện tại thành
phố Hồ Chí Minh của Viện theo quyết định 162/TC-QĐ, ngày 25-2-1999, Bộ
9



trưởng Nguyễn Khoa Điềm đã ký quyết định thành lập Phân viện Nghiên cứu
Văn hóa Nghệ thuật tại thành phố Huế.
Cùng với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản, đào tạo tiến sĩ, từ năm
1997, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật được giao thêm nhiệm vụ làm thành
viên Ban chủ nhiệm chương trình quốc gia có mục tiêu về văn hóa, trực tiếp
điều hành nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc
Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ làm tư vấn cho lãnh đạo Bộ: đề xuất, kiểm tra các
địa phương thực hiện dự án, Viện còn trực tiếp tiến hành một loạt các dự án sưu
tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam. Bộ Văn
hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho xây dựng tại Viện
Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam một ngân hàng dữ liệu (databank) về di sản văn
hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam.
Từ năm 2000, Viện chuyển nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ nghệ thuật âm nhạc
mã số 5.08.02 cho Nhạc viện Hà Nội, Viện chỉ còn lại đào tạo tiến sĩ lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Văn hóa và Nghệ thuật mã số 5.03.13.
Thời kỳ Viện mang tên là Viện Văn hóa - Thông tin
Ngày 16-7-2003, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Phạm Quang Nghị
ký quyết định 29/2003/QĐ-BVHTT đổi tên Viện thành Viện Văn hóa - Thông
tin. Ngày 08 - 07 - 2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Phạm Quang Nghị
ký quyết định 52/2004/QĐ-BVHTT quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Viện Văn hóa - Thông tin. Vị trí của Viện được xác định:
"là đơn vị sự nghiệp khoa học, có chức năng nghiên cứu, triển khai hoạt động
khoa học và đào tạo sau đại học về văn hóa thông tin". Từ vị trí và chức năng
này, các phòng, ban nghiên cứu, hai phân viện cùng tạp chí Nghiên cứu Văn hóa
Thông tin đã được thành lập. Năm 2006, Bộ Văn hóa - Thông tin lại cho thành
lập Trung tâm Nghiên cứu Đông Bắc Á tại Viện.
Năm 2003, công tác đào tạo tiến sĩ của Viện có sự thay đổi. Từ một
chuyên ngành đào tạo tiến sĩ Lịch sử Văn hóa và Nghệ thuật mã số 5.03.13, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Viện đào tạo tiến sĩ Văn hóa học với 3 chuyên

ngành Văn hóa học mã số 62.31.70.01; Văn hóa dân gian mã số 62.31.70.05;
10


Quản lý văn hóa mã số 62.31.73.01; tiến sĩ Nghệ thuật học với 3 chuyên ngành:
Lý luận và Lịch sử nghệ thuật sân khấu mã số 62.21.40.01; Lý luận và Lịch sử
mỹ thuật mã số 62.21.20.01; Lý luận và Lịch sử nghệ thuật điện ảnh, truyền
hình mã số 62.21.50.01.
Thời kỳ mang tên là Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
Ngày 31-7-2007, Quốc hội khóa XII, đã thông qua quyết nghị thành lập
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong nghị định 185/NĐ-CP ngày 25-122007, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam là một viện nghiên cứu trực thuộc Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Viện Văn hóa - Thông tin được chuyển
thành Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
Ngày 25-6-2008, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ký quyết định số 2845/QĐBVHTTDL qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Vị trí của Viện được xác định: “là đơn
vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng
nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học và sau đại học về văn hóa nghệ
thuật”. Cơ cấu các phòng ban được thay đổi so với thời kỳ mang tên là Viện Văn
hóa - Thông tin, để phù hợp với công việc nghiên cứu ở một bộ đa ngành, trong
đó đáng lưu ý là Ban Nghiên cứu Văn hóa gia đình, Trung tâm Nghiên cứu Dư
luận về văn hóa, thể thao và du lịch.
Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 10 về đào tạo tiến
sĩ, trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo sau đại học. Phòng Khoa học, đào tạo
và hợp tác quốc tế được tách làm hai: Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và hợp
tác quốc tế; để gánh vác công việc ngày càng nhiều và phức tạp về đào tạo tiến
sĩ của Viện.
Đáp ứng quan hệ phát triển ngày càng sâu rộng về văn hóa, thể thao và du
lịch của Việt Nam và Hàn Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết
định số 1943/QĐ-BVHTTDL ngày 22-6-2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch thành lập Văn phòng xúc tiến xây dựng Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Hàn trực thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.


11


40 năm trôi qua, từ Viện Nghệ thuật đến Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam là một chặng đường Viện đã qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức, tên gọi,
nhưng tựu trung vẫn luôn luôn là một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo
sau đại học hàng đầu về văn hóa, nghệ thuật của ngành văn hóa, thể thao và du
lịch Việt Nam.
Bốn mươi năm hoạt động của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
Nhìn lại một chặng đường phát triển, rõ ràng những thế hệ các nhà nghiên
cứu tại Viện Nghệ thuật mà nay là Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã liên
tục không ngừng phấn đấu, đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học về văn
hóa nghệ thuật nước nhà. Có một điều cần khẳng định, những hoạt động nghiên
cứu khoa học và thành tựu của các viện chuyên ngành như Viện Sân khấu, Viện
Âm nhạc và Múa, Viện Văn hóa, Viện Mỹ thuật (từ năm 1988 đến năm 1995) và
tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (từ năm 1988 đến năm 1993) trong thời
gian là bộ phận trực thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cũng chính là
hoạt động nghiên cứu và thành tựu của Viện. Thành tựu của Viện trong những
năm qua thể hiện qua các mặt hoạt động sau:
Về nghiên cứu khoa học
Công tác nghiên cứu khoa học được thực hiện từ những ngày đầu mới
thành lập. Trong khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ đang hồi
ác liệt, thế hệ những nhà nghiên cứu đầu tiên của Viện đã mang hết tâm sức của
mình cho những đề tài khoa học. Từ đi điền dã đến các hội thảo, các nhà nghiên
cứu của Viện đã rất cần mẫn và say sưa. Những ngày đầu mới giải phóng miền
Nam, cán bộ của Viện lại hăm hở nhiệt tình đi nghiên cứu ở Tây Nguyên, ở
vùng đồng bào Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều công trình có giá trị
của các nhà nghiên cứu trong Viện như các công trình của nhà lý luận Hà Xuân
Trường, nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi v.v... được hoàn thành và công bố

trong thời kỳ này.
Vai trò là cơ quan nghiên cứu tư vấn cho lãnh đạo Bộ Văn hóa rồi Bộ Văn
hóa - Thông tin và nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Viện càng ngày
càng được thực hiện tốt. Suốt 40 năm Viện đã có những đóng góp quan trọng
12


trong việc tư vấn, tham mưu cho các cơ quan Đảng và Nhà nước hoạch định các
chính sách ở tầm vĩ mô về văn hóa, nghệ thuật, thông tin như: Xây dựng đề án
cho mục tiêu “sưu tầm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể
các dân tộc Việt Nam” trình lãnh đạo Bộ và Chính phủ cho thực hiện vào cuối
năm 1996; tham gia công việc nghiên cứu, khởi thảo văn bản để trình hội nghị
lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam ra nghị quyết: "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc", tham gia tổng kết 20 năm xây dựng điển hình văn hóa
huyện Hải Hậu của Bộ Văn hóa - Thông tin; góp phần xây dựng đề án “Chương
trình quốc gia có mục tiêu về văn hóa (2001-2010)”; đóng góp tích cực vào việc
soạn thảo “Quy hoạch chiến lược phát triển văn hóa 2001-2010” của Bộ Văn
hóa - Thông tin; tham gia Ban tổng kết 20 năm đổi mới, lý luận và thực tiễn của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX; tham gia xây dựng “Chiến lược phát
triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020" để Thủ tướng Chính phủ ban hành năm
2008; 02 cán bộ của Viện đã tham gia Hội đồng Lí luận Trung ương nhiệm kỳ
2001-2006 và nhiệm kỳ 2011-2015; 01 cán bộ tham gia Hội đồng tư vấn cho
Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển khoa học, công nghệ quốc gia
nhiệm kỳ 1998-2003; 01 cán bộ tham gia Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tư
vấn cho Thủ tướng Chính phủ về di sản văn hóa nhiệm kỳ 2004-2009; nhiệm kỳ
2010-2014 Viện có 02 cán bộ tham gia trong tổng số 27 thành viên của Hội
đồng di sản văn hóa quốc gia; 01 cán bộ tham gia Tổ biên tập của Ủy ban sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội khóa XIII.
Công tác nghiên cứu khoa học cơ bản và triển khai được nhiều kết quả.

Viện đã tham gia thực hiện đề tài cấp Nhà nước về “Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” do nguyên Bộ trưởng Nguyễn Khoa
Điềm trực tiếp làm chủ nhiệm. Trong chương trình nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước: Văn hóa, con người và phát triển nguồn nhân lực, Viện đã thực hiện
đề tài cấp nhà nước KX 05: Thực trạng đời sống văn hóa nông thôn vùng Bắc
Bộ và Nam Bộ do TSKH. Phan Hồng Giang làm chủ nhiệm và đề tài cấp Nhà
nước KX.05: Khảo sát thực trạng Văn hóa đô thị ở Việt Nam do GS.TS. Đình
13


Quang làm chủ nhiệm. TSKH. Phan Hồng Giang và PGS.TS. Nguyễn Chí Bền
đã tham gia đề tài cấp Nhà nước của Hội đồng Lý luận Trung ương do GS.TS.
Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm: Đổi mới và phát triển ở Việt Nam, những
vấn đề lý luận và thực tiễn trong hai năm 2003-2004. Viện đã tham gia đấu thầu
và trúng thầu đề tài cấp nhà nước KX.09.09: Bảo tồn và phát huy giá trị của các
di tích văn hóa - cách mạng và danh lam thắng cảnh của Thăng Long Hà Nội do
PGS.TS. Nguyễn Chí Bền làm chủ nhiệm đề tài và đề tài cấp Nhà nước ĐTĐL05:Hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa do TS. Trần Chiến Thắng làm chủ nhiệm đề tài. Viện
được giao thực hiện đề tài cấp nhà nước: Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến
trình đổi mới và hội nhập quốc tế mã số KX.03.13/06-10 do TSKH. Phan Hồng
Giang làm chủ nhiệm đề tài, TS. Bùi Hoài Sơn làm thư ký đề tài.Viện được giao
hàng chục đề tài cấp Bộ, đã hoàn thành, nghiệm thu đa số đều đạt từ loại khá trở
lên. Trong ba năm 2000-2003, Viện đã thực hiện dự án "Chính sách văn hóa vì
sự phát triển” mà giai đoạn 1 là xây dựng Báo cáo quốc gia về hiện trạng văn
hóa Việt Nam giai đoạn 1990-2002 do SIDA Thụy Điển tài trợ. Báo cáo đã được
hoàn thành và hội đồng nghiệm thu của Bộ Văn hóa - Thông tin đánh giá tốt, đã
chuyển ngữ sang tiếng Anh, nhóm chuyên gia tư vấn nước ngoài do SIDA Thụy
Điển mời đánh giá đã đánh giá cao báo cáo này. Viện đã thực hiện đề tài Dòng
quà tặng và vốn xã hội cùng GS.TS. Lương Văn Hy (trường Đại học Toronto)
dưới sự tài trợ của Hội đồng khoa học xã hội Canada). Quỹ Toyota (Nhật Bản)

đã tài trợ cho nghiên cứu viên Bùi Hoài Sơn thực hiện đề tài Internet với thanh
niên Hà Nội, đề tài hoàn thành đạt kết quả tốt, đã in song ngữ Anh/Việt công bố
với bạn đọc trong năm 2006.
Hoạt động hội nghị hội thảo là hoạt động được chú trọng. Viện đã tổ chức
nhiều hội nghị cấp quốc gia thành công như Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 60
năm Đề cương Văn hóa Việt Nam vào năm 2003, hội thảo khoa học nhân kỷ
niệm lần thứ 240 năm sinh Nguyễn Du năm 2004 v.v... Viện cũng chọn những
đề tài đang là vấn đề "hóc búa, gay cấn" trong đời sống học thuật và quản lý văn
hóa mà tổ chức các hội thảo khoa học. Đó là hội thảo khoa học vềNhà rông 14


nhà rông văn hóa ở Tây Nguyên (2003), Nhìn lại 10 năm mở thể nghiệm lễ hội
Phủ Giày (2004), Múa bóng - một hình thức diễn xướng dân gian Nam
Bộ (2004), Di sản nhà vườn xứ Huế và vấn đề bảo tồn (2002), Sản phẩm văn
hóa và phát triển du lịch ở Huế, di sản văn hóa thế giới (2006), Mô hình tổ chức
lễ hội đền Trần năm 2012 (2011) v.v...
Lần đầu tiên trong lịch sử của Viện, năm 2004, Viện tổ chức thành công
hội thảo khoa học quốc tế: Á - Âu về đa dạng văn hóa và giao lưu văn hóa trong
bối cảnh toàn cầu hoá với sự có mặt của 50 nhà khoa học, hoạt động văn hóa
đến từ 25 nước Á- Âu. Từ năm 2004 đến nay, Viện đã tổ chức thành công 14 hội
thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài như: Giá trị văn hóa của các
nhạc cụ gõ bằng đồng của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam
Á (năm 2004) và Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua
trường hợp quan họ ở Bắc Ninh, Việt Nam) (năm 2006); Văn hóa thông tin Lào,
Việt Nam, trong hội nhập quốc tế (năm 2008); Văn hóa và văn minh tộc người
sông Hồng (năm 2008); 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa
Huỳnh (năm 2009) Sự thay đổi đời sống kinh tế xã hội và vấn đề bảo tồn, phát
huy văn hóa cồng chiêng ở Việt Nam và các nước trong khu vực (năm
2009):Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương
đại (năm 2010); Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với phát triển du lịch trong hội

nhập quốc tế (năm 2011); Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại,
nghiên cứu trường hợp thờ Hùng Vương của Việt Nam (năm 2011) v.v…
Các cán bộ khoa học của Viện đã tham dự nhiều hội thảo khoa học quốc
tế ở Việt Nam và các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Ấn Độ,
New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Philipin, Nhật Bản v.v... Hội thảo khoa học
quốc tế Việt Nam học lần thứ 2 do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức
năm 2004 tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện đã có 10/316 tham luận của các học
giả trong nước và nước ngoài. Hội thảo quốc tế thường niên của Hội nhân học
Hoa Kỳ năm 2008 tại Hoa Kỳ, 05 cán bộ khoa học của Viện có tham luận thành
một tiểu ban trình bày trong hội thảo. Năm 2011, tại hội thảo quốc tế của Hội
nhân học Đông Á tại Hàn Quốc, 04 cán bộ khoa học của Viện đã có tham luận,
15


thành một tiểu ban trình bày trong hội thảo. Trên tinh thần khiêm tốn nhất, vẫn
phải ghi nhận cố gắng không mệt mỏi ấy của cán bộ khoa học của Viện, trong
hội nhập quốc tế, đưa Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam ngang tầm với các
viện nghiên cứu trong khu vực.
Hoạt động thông tin khoa học được chú trọng và phát triển. Thời kỳ Viện
mang tên là Viện Nghệ thuật, tạp chíNghiên cứu Nghệ thuật của Viện, dưới sự
lãnh đạo của chủ nhiệm Hà Xuân Trường, nhà lý luận; Tổng biên tập Trần Đình
Thọ và nỗ lực của Ban biên tập gồm những nhà khoa học đầy uy tín như các nhà
lý luận Nguyễn Phúc, Hồ Sĩ Vịnh, nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi v.v... đã là
cơ quan ngôn luận khoa học có uy tín trong nước, tập hợp được những nhà
nghiên cứu có tên tuổi trong nước, công bố nhiều công trình có giá trị. Thời kỳ
sáp nhập các viện chuyên ngành thành Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, các
vị lãnh đạo các viện chuyên ngành lại cũng là thành viên của hội đồng biên tập
tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, vì thế, hàng loạt công trình nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu trong Viện cũng được công bố ở tạp chí này. Thời kỳ
Viện mang tên Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, cơ quan ngôn luận của

Viện là Thông báo khoa học. Đến nay, 28 số Thông báo khoa học đã ra mắt bạn
đọc, góp phần đáng kể trong hoạt động thông tin khoa học và đào tạo nghiên
cứu sinh của Viện. Mặt khác, Viện đã liên kết với tạp chí Khoa học Xã hội Việt
Nam (Vietnam social sciences) để xuất bản 8 số tạp chí bằng tiếng Anh giới
thiệu các công trình của các nghiên cứu viên trong viện với bạn đọc bằng tiếng
Anh.
Những năm qua, Viện đã xuất bản một số đầu sách có giá trị như Từ điển
Văn hóa học (sách dịch), Văn hóa học - những bài giảng (sách dịch), Vùng văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên (nhiều tác giả), Tổng mục lục các công trình
nghiên cứu Chăm pa (Nguyễn Hữu Thông chủ biên), Katu, kẻ sống đầu nguồn
nước (Nguyễn Hữu Thông chủ biên), Văn hóa phi vật thể Hội An (Bùi Quang
Thắng chủ biên), Văn hóa phi vật thể Thăng Long (Phan Hồng Giang chủ biên),
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (nhiều tác giả), Vùng
Văn hóa quan họ Bắc Ninh (nhiều tác giả), Công cuộc đổi mới, cội nguồn của lý
16


luận và thực tiễn (Phạm Quang Nghị), Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, tổng mục
lục các công trình nghiên cứu gồm 4 tập, Lễ hội Gióng (nhiều tác giả) cùng một
số tuyển tập các tiểu luận của các nhà nghiên cứu trong Viện. Ngoài ra, cán bộ
nghiên cứu của Viện còn công bố hàng trăm tiểu luận, công trình khoa học trên
các tạp chí trong và ngoài nước. Một số công trình được các đồng nghiệp đón
nhận với sự đánh giá cao về giá trị khoa học và thực tiễn. Uy tín khoa học của
Viện được mở rộng hơn.
Từ năm 1997, Viện được giao quản lý và thực hiện mục tiêu Sưu tầm, bảo
tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt
Nam trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Ngoài việc tư vấn, tham
mưu cho lãnh đạo Bộ về kế hoạch phân bổ cho các địa phương, giám sát, kiểm
tra, tham gia nghiệm thu các dự án của các tỉnh/thành phố trong cả nước, Viện
còn trực tiếp thực hiện các dự án. Qua 13 năm thực hiện nhiệm vụ này của

Chương trình quốc gia có mục tiêu về văn hóa, 298 dự án đã được các nghiên
cứu viên của Viện thực hiện, trong đó có 68 dự án văn hóa phi vật thể các dân
tộc thiểu số thực hiện ở khu vực miền núi vùng sâu vùng xa. Từ dữ liệu của các
dự án do Viện và các tỉnh thành phố tiến hành, Viện đã xây dựng một Ngân
hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Ngân
hàng dữ liệu đã lưu trữ 1.100 băng với 860 băng Betacam, băng VHS tư liệu gốc
với thời lượng hơn 100.000 phút, hơn 500 phim khoa học với thời lượng hơn
15.000 phút, 535 album ảnh với hơn 100.000 ảnh; 350 băng cassette, hơn 500
báo cáo điền dã về các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Việt Nam.
Các dữ liệu đã được lưu trữ, phân loại đúng quy chuẩn.
Công việc làm phim nhân học (Anthopology film) được Viện thực hiện từ
năm 1990, với rất nhiều phim khoa học kiểu dân tộc học, nhân học được lưu trữ
trong Ngân hàng dữ liệu. Từ năm 2008, Quĩ Ford (Hoa Kỳ đã tài trợ cho Viện
01 dự án để các nghiên cứu viên của Viện học tập kinh nghiệm làm phim nhân
học của thế giới. Kết quả, trong liên hoan phim ở Vân Nam tháng 03 - 2011
(Trung Quốc), 07 phim của các nhà khoa học trong Viện được trình chiếu và
đánh giá cao.
17


Từ các dữ liệu của Ngân hàng dữ liệu và những tư liệu mới thu thập qua
khảo sát điền dã, Viện đã thực hiện thành công công việc xây dựng bộ hồ
sơ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để đệ trình UNESCO công
nhận Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Ngày 25-11-2005,
Tổng giám đốc UNESCO đã tuyên bố công nhận Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên của Việt Nam là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể
của nhân loại (nay là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại). Năm
2005, Bộ Văn hóa - Thông tin lại giao cho Viện phối hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh xây dựng bộ hồ sơ Dân ca quan họ Bắc Ninh để đệ
trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 30-10-2009, tại kỳ họp của Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm

2003, UNESCO đã công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại. Giữa quí 2 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao cho Viên xây dựng bộ hồ sơ Hội
Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 17-11-2010, tại kỳ họp của Ủy ban liên
chính phủ theo Công nước năm 2003, UNESCO đã công nhận Hội Gióng ở đền
Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mặt
khác, Viện chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu giá trị của các di sản văn hóa
phi vật thể các dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Truyền
hình Hà Nội, mục Không gian văn hóa, Đài Truyền hình Việt Nam mục Gìn giữ
cho muôn đời sau v.v... Viện đã xuất bản các đĩa VCD, DVD giới thiệu các di
sản văn hóa phi vật thể, phục vụ thư viện các tỉnh, các trường Đại học Sư phạm,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng đông
đảo bạn đọc.
Về đào tạo nghiên cứu sinh
Ý thức về đào tạo cho ngành văn hóa thông tin có những cán bộ nghiên
cứu có trình độ sau đại học, trên đại học đã nhen nhóm trong lãnh đạo Viện từ
khi Viện mang tên Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (1988-1990). Một lớp
đào tạo thạc sĩ đã được mở tại Viện nhưng chưa được pháp qui hoá. Năm 1991,
18


Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam được Chính phủ đồng ý cho đào tạo nghiên
cứu sinh với 2 chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa và Nghệ thuật, mã số 5.03.13 và
chuyên ngành Nghệ thuật Âm nhạc mã số 5.08.02. Vì thế, Viện là cơ sở đào tạo
sau đại học duy nhất của ngành văn hóa - thông tin. Ngay sau khi được phép đào
tạo, Viện đã tuyển nghiên cứu sinh phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) theo hình thức
ngắn hạn, bảo vệ bằng hệ thống công trình. Từ năm 1991 đến năm 1996, Viện
đã hoàn thành các khoá đào tạo nghiên cứu sinh ngắn hạn chuyên ngành Lịch sử
Văn hóa và Nghệ thuật, mã số 5.03.13 và chuyên ngành Nghệ thuật Âm nhạc mã

số 5.08.02, tổ chức cho 18 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ
khoa học (nay là tiến sĩ).
Từ năm 2000, Viện thực hiện quy trình đào tạo tiến sĩ mới theo quy định
tại Quy chế đào tạo tiến sĩ được ban hành theo quyết định số18/2000/QĐBGD&ĐT ngày 08-06-2000 về việc ban hành "Quy chế đào tạo sau đại học” của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2000, Viện chuyển công việc đào tạo tiến sĩ
chuyên ngành nghệ thuật âm nhạc cho Nhạc viện Hà Nội. Năm 2003, Bộ Giáo
dục ban hành danh mục các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ mới. Viện đã được Bộ
Giáo dục Đào tạo cho phép mở 6 chuyên ngành đào tạo: Văn hóa học mã số
62.31.70.01, Văn hóa dân gian mã số 62.31.70.05, Quản lý văn hóa mã số
62.31.73.01 thuộc khoa Văn hóa học; Lý luận và Lịch sử mỹ thuật mã số
62.21.20.01, Lý luận và Lịch sử nghệ thuật sân khấu mã số 62.21.40.01, Lý luận
và Lịch sử nghệ thuật điện ảnh, truyền hình, mã số 62.21.50.01 thuộc khoa học
Nghệ thuật.
Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 10 về đào tạo tiến
sĩ. Công việc đào tạo tiến sĩ có nhiều thay đổi, theo hướng nâng cao chất lượng và
hội nhập quốc tế. Được giao quyền tự chủ về mọi phương diện từ tuyển đầu vào đến
tổ chức đào tạo và cấp bằng tiến sĩ cho NCS v.v..., Viện phải chú trọng nâng cao chất
lượng mọi công việc để giữ vững "thương hiệu” của mình.
Tính đến tháng 10-2011, Viện đã và đang đào tạo 14 khoá nghiên cứu
sinh các chuyên ngành thuộc khoa học văn hóa và khoa học nghệ thuật gồm 162
nghiên cứu sinh (trong đó có 03 nghiên cứu sinh của CHDCND Lào). Trong số
19


này, có nhiều người là các giảng viên, cán bộ nghiên cứu từ các viện và trường:
Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Nhạc viện
thành phố Hồ Chí Minh, trường Nghệ thuật Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ
Chí Minh, trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu
Văn hóa dân gian, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, và Đại học Mỹ thuật thành
phố Hồ Chí Minh… và một số anh chị em khác đến từ các cơ quan quản lý văn

hóa ở trung ương và địa phương.
Công việc xây dựng chương trình, nội dung các chuyên đề đào tạo tiến sĩ
được đặc biệt chú trọng. Viện đã tranh thủ sự tài trợ của quỹ Ford để xây dựng
chương trình đào tạo tiến sĩ cho chuyên ngành Văn hóa học. Một số các công
trình kinh điển của khoa học văn hóa như các công trình của B. Malinowski
(1884-1942), A.L.Kroeber (1876-1942), Leslie A.White (1900-1975), v.v.... đã
được dịch ra tiếng Việt làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu viên và
nghiên cứu sinh của Viện.
Công tác tuyển sinh, đào tạo, chấm các chuyên đề và chấm luận án cả hai
cấp: cấp cơ sở và cấp viện đã được thực hiện theo tinh thần chặt chẽ, đúng văn
bản pháp quy và nâng cao chất lượng.
Đến tháng 10-2011, Viện đã có 87 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ cấp nhà nước/cấp Viện. Nhiều luận án tiến sĩ sau khi công bố đã
được nhận giải thưởng của các hội chuyên ngành như luận án của các NCS. Đỗ
Thị Hương, Ngô Phương Lan, Nguyễn Đăng Vũ, Phan Quốc Anh, Đỗ Lan
Phương v.v... Luận án tiến sĩ của NCS. Ngô Phương Lan đã được dịch sang
tiếng Anh và một nhà xuất bản ở Ôxtrâylia nhận xuất bản phục vụ đông đảo bạn
đọc nước ngoài. Cho đến nay, những cán bộ được đào tạo tại Viện đã và đang
phát huy tốt vai trò của một tiến sĩ chuyên ngành trên mặt trận nghiên cứu khoa
học và văn hóa nghệ thuật như GS.TS. Ngô Văn Thành, nguyên Giám đốc Học
viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh, nguyên Phó giám
đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Trần Văn Ánh, nguyên hiệu
trưởng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, PGS.TS. Đỗ Lai Thúy, nguyên
Phó tổng biên tập tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, PGS, TS. Nguyễn Văn Cương,
20


Hiệu trưởng trường Đại học văn hóa Hà Nội, TS. Văn Thị Minh Hương, giám
đốc Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, TS Phan Bích Hà, hiệu trưởng trường
Đại học Sân khấu-Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm,

phó giám đốc Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Xuân Hồng, phó
hiệu trưởng trường Đại học văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Văn
Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, TS. Ngô Phương Lan, Phó cục trưởng
phụ trách Cục Điện ảnh, TS. Huỳnh Văn Tới, Ủy viên Thường vụ Tỉnh uỷ,
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai, Nguyễn Đăng Vũ, Tỉnh ủy viên,
giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, TS. Phan Quốc
Anh, Tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận v.v...
Về phát triển nguồn nhân lực
Bốn mươi năm, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện cũng trải qua nhiều
biến động. Nhưng cũng chính tại môi trường của Viện, hai nhà khoa học của
Viện đã được phong PGS năm 1984 rồi GS năm 1991 là GS.TS. Lê Anh Trà và
GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh. Tại các viện chuyên ngành và tạp chí Nghiên cứu
Văn hóa Nghệ thuật, các nhà khoa học như Nguyễn Từ Chi, Hồ Sĩ Vịnh,
Nguyễn Thuỵ Loan, Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ v.v... đã được phong PGS
vào các năm 1984 và 1992.
Từ năm 2003 đến nay, các cán bộ khoa học của Viện đã được phong chức
danh PGS là PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên, PGS.TS Nguyễn Chí Bền, PGS.TS.
Lương Hồng Quang, PGS.TS. Bùi Quang Thắng, PGS.TS. Bùi Quang Thanh,
PGS.TS. Lê Thị Hoài Phương. Năm 2011, PGS.TS. Nguyễn Chí Bền được Viện
hàn lâm Khoa học xã hội Vân Nam (Trung Quốc) trao tặng danh hiệu Viện sĩ
danh dự của Viện hàn lâm khoa học xã hội Vân Nam (Trung Quốc). Từ năm
2000 đến nay, nhiều nghiên cứu viên của Viện đã bảo vệ thành công luận án tiến
sĩ như Bùi Quang Thắng, Đỗ Lan Phương, Bùi Hoài Sơn, Vũ Anh Tú, Trần
Đình Hằng.
Từ sau năm 1996, vấn đề xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ được lãnh đạo
Viện đặc biệt quan tâm. Một số cán bộ trẻ đã được gửi đi đào tạo tại Vương
quốc Anh, Ôxtrâylia, một số cán bộ được thực hiện những chuyến nghiên cứu ở
21



Hoa Kỳ, Cộng hoà liên bang Đức, Vương quốc Anh v.v... Đến tháng 11-2011,
số cán bộ của Viện ở cả ba cơ sở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh là hơn
125 người trong đó có 6 PGS.TS, 10 TS, 34 Ths. Cùng với việc chú trọng đào
tạo văn bằng, ngoại ngữ, tin học, chính trị v.v... cho các nghiên cứu viên, Viện
chú trọng bồi dưỡng đội ngũ này trong thực tiễn thông qua các đề tài cấp Viện,
các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế. Đội ngũ cán bộ trẻ của Viện có ý thức
tự bồi dưỡng, phấn đấu nâng cao trình độ của mình. Với sự tài trợ của quỹ Ford,
dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy về quản lý Văn hóa trong
nền kinh tế thị trường” đã được Viện triển khai từ năm 1999 đến năm 2002, rất
có tác dụng với việc đào tạo nguồn nhân lực cho Viện. Đồng thời, các tổ chức
Chi bộ Đảng, Chi đoàn thanh niên, Công đoàn của Viện được chú trọng xây
dựng, phát triển, tạo một không khí ổn định, đoàn kết vì sự phát triển của Viện,
góp phần vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Viện hiện tại và
sau này.
Về hợp tác quốc tế
Đây là lĩnh vực được lãnh đạo Viện rất chú trọng. Đến nay, Viện đã có sự
hợp tác với một số trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài như Viện Hàn
lâm Nghệ thuật Trung Quốc của Bộ Văn hóa nước CHND Trung Hoa, Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội tỉnh Vân Nam (CHND Trung Hoa), Viện văn hóa nghệ
thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Viện Thông tin - Văn
hóa của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch nước CHDCND Lào, Viện Khoa học
xã hội quốc gia Lào (nước CHDCND Lào), Viện Nghiên cứu Chính sách Văn
hóa và du lịch Hàn Quốc của Bộ Văn hóa Du lịch Hàn Quốc, trường Đại học
Temple (Hoa Kỳ), trường Đại học Southern Cross (Australia), trường Đại học
Trent (Canada) v.v... Viện đã mời một số các nhà khoa học nước ngoài từ Hoa
Kỳ, Canada, Pháp, Nhật Bản, Philipine v.v... tới Viện cùng tham gia nghiên cứu,
giảng dạy cho nghiên cứu sinh. Từ năm 2005, Viện đã mời một số nhà khoa học
nước ngoài tham gia hướng dẫn luận án, phản biện độc lập cho NCS cùng các
nhà khoa học trong nước.


22


Về xây dựng cơ sở vật chất
Đây là lĩnh vực Viện được lãnh đạo Bộ và các Vụ, Cục chức năng quan
tâm, tạo điều kiện. Cho đến nay, công tác xây dựng cơ sở vật chất cho cả ba cơ
sở ở Hà Nội, thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh của Viện cơ bản đã hoàn
thành, Viện đã có một cơ ngơi bước đầu đáp ứng yêu cầu của một viện nghiên
cứu khoa học ở cả ba cơ sở tại thành phố Hà Nội, thành phố Huế và thành phố
Hồ Chí Minh.

23


Chương 2
VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch
sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu
duệ" của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ
đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ
thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu
hiện của tín ngưỡng là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân
nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với
tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả
các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng
nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi
nghe khan... đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng
chiêng nối liền, kết dính những thế hệ. Theo quan niệm của người Tây Nguyên,

đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ
thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu
tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai
24


con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người
nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng
chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và
huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca
đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên, nghệ thuật cồng chiêng ở đây đã phát
triển đến một trình độ cao. Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng đều có những đội
cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè. Vào
ngày lễ tết, hình ảnh quen thuộc ''bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say
sưa múa hát trong tiếng cồng chiêng vang động núi rừng'' lại xuất hiện trên khắp
các buôn làng. Các nghệ nhân dân gian diễn tấu cồng chiêng kết hợp với nhau
rất hài hòa, tạo nên những bản nhạc với các tiết tấu, hòa thanh rất phong phú,
mang sắc thái riêng với muôn vàn cung bậc. Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc
cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người. Người
Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi... Âm thanh của cồng
chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả
cộng đồng trong những ngày hội của buôn làng. Đây là sinh hoạt văn hóa dân
gian nổi bật.
2.2. Đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
2.2.1. Nhạc cụ cồng chiêng Tây Nguyên
2.2.1.1 Giới thiệu về cồng chiêng Tây Nguyên
Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa
phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã
phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng

của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc
cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất
riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác
di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”.

25


×