Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.87 KB, 99 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................................................................3
CHƯƠNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG CỦA TỔNG
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.......................................................................................................................5
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM..........................5
1. Cổ phần hóa công ty Nhà nước.............................................................................................................................................7
2. Thành lập mới doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.........................................................................................8
3. Chuyển đổi Công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên: .................................................................................8
4. Về bổ sung phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên: ..........................................................................................8
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM........11
1. Chức năng nhiệm vụ..............................................................................................................................................................11
1.1.Chức năng và cơ cấu của Hội đồng quản trị.................................................................................................................11
1.2. Chức năng và tổ chức của Hội đồng quản trị...............................................................................................................12
1.3. Chức năng của tổng giám đốc......................................................................................................................................13
1.4. Chức năng của phó tổng giám đốc, kế toán trưởng.....................................................................................................14
1.5. Chức năng của bộ máy giúp việc.................................................................................................................................14
2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................................................................................15
III.LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT
NAM .......................................................................................................................................................................17
1. Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty là:..............................................................................................................................17
2. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:...........................................................................................17
3. Phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước.............................................................................................................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.......................................................................19
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ...19
1.QUY MÔ VÀ XU HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.................19
2.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM..........................................22
2.1) Đặc điểm nguồn vốn đầu tư : ......................................................................................................................................22
1.2) Đặc điểm về hoạt động đầu tư:....................................................................................................................................24
1.3. Đặc điểm về hình thức huy động vốn đầu tư:............................................................................................................25


1.3.1.Vốn chủ sở hữu....................................................................................................................................................26
1.3.3.Vốn đầu tư từ các nguồn khác.............................................................................................................................33
2.THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
.............................................................................................................................................................................................33
2.1Hoạt động đầu tư phát triển đội máy bay.......................................................................................................................33
2.1.1) Đầu tư hiện đại hoá đội máy bay khai thác........................................................................................................33
2.1.2) Đầu tư tăng tỷ lệ máy bay sở hữu trên đội máy bay khai thác...........................................................................35
2.1.2) Các hình thức huy động vốn đầu tư phát triển đội máy bay..............................................................................38
2.2.Hoạt động đầu tư phát triển đổi mới máy móc trang thiết bị........................................................................................39
2.3.Hoạt động đầu tư phát triển xây dựng nhà xưởng........................................................................................................43
2.4.Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực ...............................................................................................................45
2.5.Đầu tư tài sản vô hình...................................................................................................................................................49
2.5.1.1Mạng đường bay quốc tế bao gồm:............................................................................................................50
2.6.Hoạt động đầu tư phát triển ra ngoài doanh nghiệp......................................................................................................54
II.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT
NAM .......................................................................................................................................................................55
1.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.........................................................................................................................................................55
1.1. Những kết quả chung...................................................................................................................................................55
1.2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư đội máy bay sở hữu của Tổng công ty:...............................................................59
1.2.1- Giai đoạn 2001-2005..........................................................................................................................................59
1.1.2 - Giai đoạn 2006-2010.........................................................................................................................................59
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.....................................................63
2.TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN...........................................................................................................................................65
2.1.Tồn tại............................................................................................................................................................................65
2.2.Một số nguyên nhân......................................................................................................................................................69
2.2.1. Nguyên nhân khách quan....................................................................................................................................69
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan.........................................................................................................................................69
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.....................................................................................................................71
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HÔNG VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2006 - 2010..................................................................................................................................................71
1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN...............................................................................................................................................71
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010............................................................................................................72
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG
TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM...............................................................................................................................73
1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN.........................................................................................................................................74
2.NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ...........................................................................77
2.1.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.....................................77
2.1.1.Vốn vay tín dụng nước ngoài...............................................................................................................................78
2.1.2. Phát hành trái phiếu quốc tế ...............................................................................................................................80
2.1.3. Tranh thủ vốn tài trợ phát triển chính thức ODA...............................................................................................81
2.1.4 Vốn từ liên doanh, liên kết với nước ngoài.........................................................................................................82
2.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC................................................................................................82
2.3 GIẢI PHÁP VỀ CÁC CHÍNH SÁCH KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHIỆP HÀNG KHÔNG............84
2.4. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VIETNAM AIRLINES...........................................................86
2.5.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VIETNAM AIRLINES ..............................87
2.5.1.Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cảng sân bay cho hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty tại các cảng sân bay..........................................................................................................................................87
Hiện nay, đối với việc cải tạo và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất , đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không
thúc đẩy Cụm cảng Hàng không Miền nam sớm hoàn thiện để Tổng công ty có thể chủ động tăng cường hoạt động
kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện về vị trí và diện tích thuê mặt bằng, đặc biệt là thuê diện tích phòng chờ khách hạng
C để Tổng công ty tự tổ chức hoạt động phục vụ đối tượng khách này của mình.............................................................87
2.5.2. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch làm cơ sở định hướng cho hoạt động đầu tư.................88
2.5.3. Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư ..................................................................................................................88
2.5.4.Nâng cao hiệu quả đầu tư....................................................................................................................................93
2.5.5.Nâng cao năng lực quản lý đầu tư.......................................................................................................................95
2.5.6.Đa dạng hoá hoạt động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu

quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..................................................................................................................96
2.5.7.Tạo môi trường lành mạnh, an toàn, minh bạch cho hoạt động đầu tư...............................................................97
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................................99
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, hội nhập vào nền kinh tế thế giới đang trở
thành một xu thế tất yếu của thời đại. Không một quốc gia nào muốn phát triển mà có
thể đứng ngoài xu thế đó. Không ai phủ nhận lợi ích của quá trình hội nhập vào nền
kinh tế quốc tế với các nước đang phát triển như giúp các nước này thu hút được
nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý...Những nhân tố này góp phần to lớn vào
sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách
khách quan rằng, sự hội nhập sẽ dẫn tới sự xâm nhập của các công ty nước ngoài, đặc
biệt là các công ty đa quốc gia. Họ có tiềm lực mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý,
công nghệ... Điều này sẽ tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt đối với các công ty trong
nước trên chính thị trường nội địa. Một môi trường cạnh tranh gay gắt vừa là động
lực buộc các công ty trong nước phải tự mình đổi mới để nâng cao năng lực cạnh
tranh, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng các công ty trong nước
bị thu hẹp thị trường, thua lỗ, thậm chí là phá sản. Từ đó gây lên những ảnh hưởng
không nhỏ cho sự ổn định của nền kinh tế.
Dịch vụ Hàng không dân dụng là một lĩnh vực đặc thù, được sự quan tậm của
nhà nước. Nhưng cũng không thể đứng ngoài xu thế đó, đặc biệt khi Việt Nam đang
tích cực đàm phán ra nhập các tổ chức kinh tế quốc tế,trong đó có tổ chức thương mại
thế giới(WTO), các nước thành viên đòi hỏi Viêt Nam phải có những cam kết mạnh
mẽ trong việc mở của thị trường dịch vụ, trong đó có ngành Hàng không dân dụng.
Chính vì những nguyên nhân trên mà ngành Hàng không phải có những biện pháp để
tự nâng cao năng lực canh tranh của mình chứ không thể hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ
của nhà nước.Với sự giúp đỡ của cô giáo Thạc sĩ Lương Hương Giang cùng với các

cán bộ trong Ban kế hoạch đầu tư - Tổng công ty hàng không Việt Nam tôi muốn
trình bày sơ qua về tình hình phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong
thời gian gần đây. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tư
phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam”. Đề
tài của tôi gồm 3 chương như sau:
Chương I. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức, chức năng của
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tổng công ty hàng không Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển và quản lý hoạt động đầu tư
phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam
Chương III: Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư của Tổng công ty hàng
không Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG CỦA TỔNG CÔNG TY
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG
TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Năm 1954 đất nước ta được giải phóng, để đáp ứng nhu cầu tất yếu của tình
hình mới là khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng miền Bắc đi lên Chủ nghĩa
xã hội (CNXH) với một nền kinh tế mạnh, hoà nhập với sự phát triển của các nước
XHCN khác trên thế giới, làm nền tảng cho sự đấu tranh giành độc lập đưa cả nước
tiến lên XHCN.
Ngày 15/01/1956 với Nghị định số 666/1956/NĐ/TTG về việc thành lập Cục
Hàng không dân dụng Việt nam của Thủ tướng Chính phủ. Theo nghị định này thì
Cục Hàng không Dân dụng Việt nam là cơ quan trực thuộc Phủ Thủ tướng và có

nhiệm vụ trong việc tổ chức chỉ đạo vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế,
nghiên cứu sử dụng đường hàng không, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá của
đất nước, tuy nhiên do điều kiện của đất nước còn có chiến tranh, Cục Hàng không
Dân dụng Việt nam được giao cho Bộ quốc phòng quản lý nhằm phục vụ cho công
cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Khi mới thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt nam có gần 300 cán bộ
công nhân viên và 5 máy bay vận tải hạng nhẹ cùng với hệ thống máy móc thiết bị,
sân bay còn hết sức thô sơ thiếu thốn.
Giai đoạn từ 1956 – 1975: Trong giai đoạn này ngành Hàng không Việt nam
vừa phải đảm nhiệm 2 nhiệm vụ đó là chiến đấu bảo vệ tổ quốc và tham gia các công
cuộc xây dựng kinh tế . Ngày 01/05/1959 Cục không quân ra mắt đơn vị không quân
vận tải đầu tiên tại Sân Bay Gia Lâm đó là Trung đoàn 919 anh hùng (nòng cốt của
hãng Hàng không Quốc gia Việt nam ngày nay).
Giai đoạn từ 1976 – 1989: Đây là giai đoạn đất nước được giải phóng, non
sông thu về một mối. Cùng với sự thay đổi của đất nước thì ngành Hàng không Việt
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nam cũng có sự thay đổi nhằm kiện toàn lại bộ máy tổ chức điều này được thể hiện
tại nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo nghị quyết này Chính phủ đã đưa
ra nghị định 28/1976/NĐ-CP Ngày 11/02/1976 về việc thành lập Tổng Cục Hàng
không Dân dụng Việt nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (theo nghị
định số 666/1956/NĐ-TTG) theo nghị định này ngành được tổ chức lại làm chức
năng chủ yếu là tổ chức kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá và dịch vụ đồng bộ
của Hàng không dân dụng.
Giai đoạn từ 1989 – 1995: đây là giai đoạn đất nước bước vào công cuộc đổi
mới. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước để Hàng không dân dụng trở thành ngành
kinh tế kỹ thuật mũi nhọn của đất nước. Ngày 29/08/1989 Chính phủ đã ra nghị định
112/1989/NĐ-HĐBT quy định về chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Tổng
Cục Hàng không Dân dụng Việt nam.

Giai đoạn 1995 – 2001: Đây là giai đoạn mà ngành Hàng không dân dụng Việt
nam có những bước chuyển đổi to lớn cả về lượng lẫn về chất. Nhằm phù hợp với
điều kiện mới của nền kinh tế đất nước và những nhiệm vụ được giao, điều này được
thể hiện thông qua quyết định 328/1995/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính phủ về việc
thành lập Tổng công ty Hàng không Việt nam theo mô hình tổng công ty 91. Theo
Quyết định này thì Tổng công ty Hàng không Việt nam do Chính phủ thành lập là
Tổng công ty có quy mô lớn, lấy Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng
cốt, và bao gồm các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, các
doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc vào các đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với
nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, đào tạo nghiên cứu, tiếp thị
hoạt động trong ngành Hàng không nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công
chuyên môn và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao. Nâng cao khả
năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị hành viên và của toàn TCT, đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế.
Nối tiếp quyết định 328/1995/QĐ-TTG ngày 27/01/1996 Chính phủ ra nghi
định số 04/1996/NĐ-CP về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT
Hàng không Việt nam.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giai đoạn từ 2002 đến nay: từ khi đựơc thành lập Tổng Công ty Hàng không
Việt nam phát triển không ngừng, tìm tòi các phuơng thức hoạt động hiệu quả hơn.
Tổng công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các ngành có liên
quan. Ngày 31/07/2002 ban chỉ đạo đổi mới phát triển (ĐM - PT) doanh nghiệp trung
ương đã yêu cầu Tổng Công ty Hàng không Việt nam căn cứ vào tiêu chí danh mục
phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo
Quyết định số 58/2002/QĐ-TTG ngày 26/04/2002 của Thủ tuớng Chính phủ về việc
điều chỉnh lại lộ trình sắp xếp các công ty con của Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam đến năm 2005, một cách tích cực hơn để báo cáo cho Văn phòng Chính phủ phê
duyệt “đề án” hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng Công ty Hàng

không Việt nam theo mô hình “công ty mẹ công ty con”.
Ngày 15/08/2002 Tổng Công ty Hàng không Việt nam có Công văn số
1269/2002/ CV-TCTHKVN về việc thi hành Quyết định số 85/2002/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ. Ngày 04/04/2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số
372/2003/QĐ-TTG về việc thí điểm tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Sau một thời gian triển khai thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và chuyển đổi
doanh nghiệp; đến nay Tổng công ty đã đạt được những kết quả sau:
1. Cổ phần hóa công ty Nhà nước
13 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa xong gồm:
công ty cổ phần suất ăn Nội Bài từ tháng 6/2005, 02 đơn vị phụ thuộc công ty Dịch
vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) là: Xưởng sản xuất nước uống đóng
chai Wami, Xí nghiệp vận tải taxi Sài Gòn; Công ty cung ứng và XNK lao động hàng
không, công ty In hàng không, Công ty Vận tải ôtô hàng không, công ty Dịch vụ
hàng không sân bay Nội Bài (NASCO), công ty Công trình hàng không, Công ty
XNK hàng không, công ty Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO), Công ty
Nhựa cao cấp hàng không, SASCO và Công ty cung ứng dịch vụ hàng không. Riêng
SASCO đã sát nhập và trở thành công ty con của Cụm Cảng Hàng không miền Nam
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(bắt đầu từ đầu năm 2008 đã chính thức trở thành Tổng công ty khai thác Cảng miền
Nam)
Hội đồng quản trị Tổng công ty đã thông qua đề án thành lập mới công ty cổ
phần Tin học hàng không để triển khai hoạt động vào 1/1/2006 nhưng đến nay vẫn
đang trong giai đoạn tiến hành cố phần hoá, dự kiến, trong năm 2009 sẽ thực hiện
xong.
2. Thành lập mới doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp
Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài đã được thành lập, đăng ký kinh
doanh và hoạt động từ 19/4/2005.

Đề án thành lập mới công ty cổ phần khách sạn hàng không đã triển khai hoạt
động vào 1/1/2006.
Tổng công ty cũng đang triển khai xây dựng đề án thành lập mới công ty cổ
phần theo Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 4/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chuyển đổi Công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên:
Công ty Xăng dầu hàng không (VINAPCO) đã trở thành công ty TNHH một
thành viên, công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO) hoàn chỉnh bộ hồ sơ chuyển
đổi doanh nghiệp và đã chính thức hoạt động vào năm 2007.
4. Về bổ sung phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên:
Trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số
75/TB-VPCP ngày 19/4/2005 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng, giao cho Tổng công ty hoàn thiện đề án thành lập công ty TNHH một
thành viên Kỹ thuật máy bay để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Hiện
nay, Tổng công ty đã hoàn thành xong việc thành lập Công ty Kỹ thuật máy bay và
Công ty này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6/2008 trên cơ sở sát nhập Xí
nghiệp sửa chữa máy bay A75 và Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76.
Công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của tổng công ty về cơ bản
hoàn thành trong năm 2005, Việc thành lập các doanh nghiệp mới và chuyển doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên triển khai thực hiện về cơ bản
đã xong trong 6 tháng đầu năm 2008.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Danh sách các doanh nghiệp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Theo
mô hình thí điểm Công ty mẹ - Công ty con tại Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày
4/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ) như sau:
A. Công ty mẹ:
Tổng công ty Hàng không Việt Nam lấy Hãng Hàng
không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt
Lộ trình thực hiện chuyển đổi

B. Các Công ty con:
I. Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(2 đơn vị)
Các công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp NN
1. Công ty Xăng dầu hàng không Thực hiện năm 2004
2. Công ty Bay dịch vụ hàng không Thực hiện năm 2004
II. Các công ty cổ phần (10 đơn vị)
a/ Các công ty cổ phần đã thành lập và đang hoạt
động:
1. Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines
(Tổng công ty giữ 86% vốn điều lệ)
b/ Các công ty cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà
nước:
1. Công ty Cung ứng suất ăn Nội Bài
(Cổ phần hoá Xí nghiệp Chế biến suất ăn Nội Bài)
Thực hiện năm 2004
2. Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế hàng không Thực hiện năm 2004
3. Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn
Nhất
Năm 2004 CPH một bộ phận,
CPH bộ phận còn lại
4. Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài Năm 2004 CPH một bộ phận,
CPH bộ phận còn lại
5. Công ty xây dựng công trình hàng không Thực hiện năm 2004
6. Công ty In hàng không Thực hiện năm 2004
7. Công ty Xuất nhập khẩu hàng không Thực hiện năm 2005
c/ Các công ty cổ phẩn thành lập mới:
1. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hoá Nội Bài Thực hiện năm 2004
2. Công ty cổ phần tin học hàng không
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D

9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
III. Đơn vị sự nghiệp (1 đơn vị)
1.Viện Khoa học hàng không
IV. Các công ty liên doanh có vốn góp chi phối của
Tổng công ty đang hoạt động (4 đơn vị)
1. Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn dịch vụ
hàng hoá Tân Sơn Nhất (Tổng công ty sở hữu 70%
vốn điều lệ)
2. Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên tàu bay
Tân Sơn Nhất (Tổng công ty sở hữu 60% vốn điều
lệ)
3. Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn giao
nhận hàng hoá Tp. Hồ Chí Minh (Tổng công ty sở
hữu 65% vốn điều lệ)
4. Công ty liên doanh phân phối toàn cầu (Tổng
công ty sở hữu 70% vốn điều lệ)
C. Các công ty liên kết (8 đơn vị):
a/ Các công ty cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà
nước:
1. Công ty Cung ứng dịch vụ hàng không Thực hiện năm 2004
2. Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng Thực hiện năm 2004
3. Công ty Nhựa cao cấp hàng không Thực hiện năm 2004
4. Công ty Ôtô hàng không Thực hiện năm 2004
5. Công ty Cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng
không
Thực hiện năm 2004
b/ Các công ty cổ phần thành lập mới:
1. Công ty cổ phần Du lịch hàng không Thực hiện năm 2004
2. Công ty cổ phần Khách sạn hàng không Thực hiện năm 2004

3. Công ty cổ phần Quảng cáo hàng không Thực hiện năm 2004
4. Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không Thực hiện năm 2006
5. Công ty cổ phần đào tạo Bay Việt Thực hiện năm 2008
Các đơn vị thành viên của Công ty mẹ (Vietnam Airlines) hiện nay gồm:
1. Khối cơ quan Tổng công ty gồm các ban chức năng tham mưu, Văn phòng
Đối ngoại.
2. 03 Văn phòng đại diện các miền Bắc, Trung, Nam và các Văn phòng chi
nhánh ở nước ngoài.
3. 03 Trung tâm kiểm soát khai thác Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4. Đoàn bay 919
5. Đoàn tiếp viên
6. Trung tâm huấn luyện bay
7. 03 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (Các xí
nghiệp này dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hoá vào đầu năm 2009)
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1. Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối
với khách hàng, hàng hoá trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nước. Trong đó có xây
dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tàu bay,
bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu,
nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Ngoài ra, Tổng công
ty còn thực hiện nhiệm vụ liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và
nước ngoài theo pháp luật và chính sách của Nhà nước và tiến hành các nhiệm vụ
kinh doanh khác theo pháp luật.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao,

bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có hiệu quả tài
nguyên, đất đai, thương quyền và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện
nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.
1.1.Chức năng và cơ cấu của Hội đồng quản trị
1.1.1. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại
Tổng công ty, có quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan
đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ
quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu đối với các công ty con do
Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của
Tổng công ty đầu tư ở các doanh nghiệp khác.
1.1.3. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước
pháp luật về mọi hoạt động của Tổng công ty.
1.1.4. Hội đồng quản trị có không quá 07 thành viên do Thủ tướng Chính phủ
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên
Hội đồng quản trị là 05 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.
Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ
tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát
phải là thành viên chuyên trách. Thành viên Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám
đốc.
1.2. Chức năng và tổ chức của Hội đồng quản trị
1.2.1. Ban kiểm soát gồm 05 thành viên. Hội đồng quản trị quyết định cử một
thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng Ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị,

Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc không được kiêm Trưởng Ban kiểm soát. Các
thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn
nhiệm, trong đó có một thành viên có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 6
Điều này do tổ chức Công đoàn Tổng công ty cử.
1.2.2. Ban kiểm soát là cơ quan giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra,
giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, trong việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính, công khai tài chính và
báo cáo thống kê; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật nhà nước, Điều lệ
Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và quyết định của Chủ
tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty.
1.2.3. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị ban hành và
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và
nhiệm vụ Hội đồng quản trị giao; báo cáo Hội đồng quản trị định kỳ hàng tháng, quý,
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo
cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, trái với quy định về
quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Ban kiểm soát chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban kiểm
soát.
1.2.4. Các thành viên Ban kiểm soát không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám
sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi phạm pháp.
1.2.5. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng
quản trị. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại hoặc bị miễn nhiệm, bị
thay thế nếu không hoàn thành nhiệm vụ; thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền
lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của pháp luật về
chế độ lương, thưởng và Luật Doanh nghiệp nhà nước.
1.2.6. Thành viên Ban kiểm soát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và
có ý thức chấp hành pháp luật;
c) Có trình độ về nghiệp vụ tài chính - kế toán, kiểm toán, kinh tế, hoặc chuyên
ngành hàng không, luật hoặc quản lý đầu tư;
d) Không được là Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, thủ quỹ
tại Tổng công ty và công ty con do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ; không
có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là thành viên Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ tại Tổng công ty và các chức danh tương ứng
tại công ty con do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ;
đ) Thành viên chuyên trách của Ban kiểm soát không đồng thời đảm nhiệm các
chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
1.3. Chức năng của tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng
ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ của Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
1.4. Chức năng của phó tổng giám đốc, kế toán trưởng
1.4.1. Tổng công ty có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng. Phó tổng
giám đốc, kế toán trưởng do Hội đồng quản trị quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật
theo đề nghị của Tổng giám đốc.
1.4.2. Các Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị và theo
phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc,
Hội đồng quản trị và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công, uỷ quyền
hoặc theo quyết định của Hội đồng quản trị. Việc ủy quyền có liên quan đến việc ký

kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan tới việc sử dụng con dấu của Tổng công ty đều
phải thực hiện bằng văn bản.
1.4.3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế
toán, thống kê và kiểm toán nội bộ của Tổng công ty; giúp Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc giám sát tài chính tại Tổng công ty; có các quyền hạn, nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
1.4.4. Thời hạn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Phó tổng giám đốc, kế toán
trưởng do Hội đồng quản trị quyết định, nhưng không quá 5 năm. Phó tổng giám đốc,
kế toán trưởng có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.
1.4.5. Các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng được hưởng chế độ lương,
thưởng theo quy định của Nhà nước và Hội đồng quản trị tương ứng với hiệu quả
kinh doanh của Tổng công ty.
1.5. Chức năng của bộ máy giúp việc
1.5.1. Văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn nghiệp vụ của Tổng công
ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản
lý, điều hành công việc.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, các ban (hoặc phòng) chuyên môn,
nghiệp vụ được quy định tại quyết định thành lập, quyết định giao nhiệm vụ của Hội
đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc và theo quy chế hoạt động do Tổng giám đốc
trình Hội đồng quản trị phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị ký quyết định ban
hành.
1.5.3. Trong quá trình hoạt động, Tổng giám đốc có quyền đề nghị Hội đồng
quản trị thay đổi cơ cấu, biên chế, số lượng và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, các
ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh
của Tổng công ty và quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị xem xét, quyết định
việc thay đổi do Tổng giám đốc đề nghị.

2. Cơ cấu tổ chức.
Theo Nghị định 04/1996/NĐ_CP của Chính phủ ngày 27/01/1996 phê chuẩn
điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Hàng không Việt nam. Trên cơ sở
nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý của các tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không
lớn trên thế giới kết hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam thì Tổng công ty Hàng
không Việt nam do Chính phủ thành lập là Tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, lấy
hãng Hàng không Quốc gia Việt nam làm nòng cốt. Thành viên của Tổng công ty bao
gồm các đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự
nghiệp. Các đơn vị thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt lợi ích kinh tế, tài
chính, công nghệ, thông tin đào tạo, nghiên cứu và tiếp thị trong ngành hàng không
nhằm tăng cường tích tụ tập trung chuyên môn và hợp tác sản xuất để thực hiện
nhiệm vụ nhà nước giao cho nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
đơn vị thành viên và toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐƯỢC TỔ CHỨC THEO MÔ HÌNH:
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
16
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Phòng tổng hợp
Ban kiểm soát
Ban TCCB-
LĐT
Ban
TC-Kế toán
Đảm bảo
chất lượng
Ban an toàn

an ninh
Ban KH
đầu tư
Văn phòng
đối ngoại
TỔNG
GIÁM ĐỐC
HĐ phát
triển đội bay
Trung tâm
khẩn nguy
HĐ khẩn cấp
PTGĐ
Khai thác
PTGĐ
Thương mại
PTGĐ
DVKTMĐ
PTGĐ
Đào tạo
PTGĐ
Thương mại
PTGĐ
Thương mại
KHỐI KHAI
THÁC
Ban Điều
hành bay
Đoàn bay
919

Đoàn Tiếp
viên
TT Huấn
luyện bay
KHỐI THƯƠNG
MẠI
VPKV nước
ngoài
Ban KH thị
trường
Ban tiếp thị
hành khách
Ban KH và
tiếp thị HH
VPKV miền
Bắc
VPKV miền
Nam
VPKV miền
Trung
KHỐI DỊCH VỤ KHAI
THÁC MẶT ĐẤT
T.tâm
KSKT
T.S.N
XN TMMĐ
T.S.N
XN TMMĐ
Đà Nẵng
T.tâm

KSKT Nội
bài
XN TMMĐ
Nội bài
Ban d.vụ
thị trường
XN CBSA
T.S.B
XN CBSA
Nội bài
KHỐI KỸ
THUẬT
Ban kỹ
thuật
Ban Q.lý vật

XN máy bay
A75
XN máy
bay A76
Ban Điều
hành bay
Ban Điều
hành bay
Ban Điều
hành bay
Ban Điều
hành bay
Các Cty LD. CP:
ABACUS

Techcombank .
Bảo hiểm Bảo
Minh, In HK,
Nhựa HK,…
Các đơn vị
HỢP TÁC ĐẦU TƯ:
VINAPCO,IN HK,
AIRIMEX, NASCO,
MASCO, SASCO....
Ban đào
tạo
Văn phòng
Đảng-Đoàn
Ban KH-
CN
P. Pháp chế
thanh tra
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong đó:
Hội đồng quản trị bao gồm 7 thành viên do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm
và bãi miễn. Hội đồng quản trị bao gồm một Chủ tịch và các uỷ viên.
Tổng giám đốc là thành viên của Hội đồng quản trị do Cục Hàng không dân
dụng bổ nhiệm và bãi miễm. TGĐ chịu trách nhiệm về hoạt động của Tổng công
ty trước Chính phủ, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trước hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát là ban do hội đồng quản trị lập ra để giúp hội đồng quản trị
giám sát tình hình hoạt động của Tổng công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm
trước hội đồng quản trị.
Các phòng ban, các đơn vị khác cuả Tổng công ty được tổ chức và hoạt
động theo sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động kinh doanh trước Tổng Giám đốc

III.LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH
CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1. Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty là:
a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tổng
công ty và các công ty con; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó
có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước;
b) Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
2. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
a) Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh :
- Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện,
bưu phẩm, thư.
- Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị
kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay và các thiết bị kỹ thuật
khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không
trong nước và nước ngoài;
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xuất, nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho
thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nước;
- Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ
tại nhà ga hành khách, ga hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương
nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các
dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng
không khá
- Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất tàu bay, động
cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước
ngoài;
- Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất,
bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện

cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp
cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng...);
- Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các
dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung ứng xăng
dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên
dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác;
- Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng;
- In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ
khoa học, công nghệ.
b) Đầu tư ra nước ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần
hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy định của pháp luật;
c) Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
3. Phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.QUY MÔ VÀ XU HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Trong thời gian qua, Tổng công ty HKVN đã đẩy mạnh đầu tư phát triển để
nâng cao năng lực cạnh tranh, tổng vốn đầu tư trong 5 năm từ 2004 tới 2008 là
27.921,2 Tỷ đồng. Giá trị vốn đầu tư năm 2004 đạt mức 8.097,8 tỷ đồng, chiếm
29% tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn. Vốn đầu tư trong những năn gần đây có
xu hướng tăng dần nhưng giảm so với năm 2004. Trong 4 năm từ 2005 tới 2008,
giá trị vốn đầu tư các năm 2005 là 2.152,8 tỷ đồng tương đương 7,7% tổng vốn

đầu tư, năm 2006 là 3.909,1 tỷ đồng tương đương 14% tổng vốn đầu tư, năm 2007
là 5.910,9 tỷ đồng tương đương 21,2% tổng vốn đầu tư. Năm 2008, vốn đầu tư
của Tổng công ty chỉ đạt mức 7.850,6 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng vốn đầu tư của
cả giai đoạn.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 2.1: Quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008 của TCT HKVN
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư các năm của ban Kế hoạch đầu tư
Nếu so với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996-2003 chỉ là 7.722,9 tỷ đồng, thì
tổng vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008 gấp 3,6 lần và tăng tuyệt đối 20.198,3 tỷ
đồng. Giai đoạn 1997-2000 là giai đoạn ngành Hàng không bị ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính trong khu vực, do đó Tổng công ty đã thực hiện nhiều biện
pháp để cắt giảm và giãn tiến độ đầu tư các dự án nên tổng vốn đầu tư trong giai
đoạn này thấp. Từ sau năm 2000, kinh tế khu vực hồi phục, thị trường vận tải
hàng không có sự gia tăng lớn, các hoạt động đầu tư của Tổng công ty được đẩy
mạnh.
Theo đồ thị 2.1 ở trên, vốn đầu tư của Tổng công ty bắt đầu gia tăng từ năm
2005 đạt mức 2.152,8 tỷ đồng, giảm 3,8 lần vốn đầu tư năm 2004 do Năm 2005,
vốn đầu tư giảm nhiều so với năm 2004, chỉ bằng 26,6% so vốn đầu tư năm 2004
với số tuyệt đối là 2.152,8 tỷ đồng, do các dự án đầu tư máy bay trong giai đoạn
2001-2005 về cơ bản đã hoàn thành, chỉ phải thanh toán hợp đồng của chiếc máy
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
Quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2004-
2008 của TCT HKVN
8097.8
2152.8
3909.1
5910.9
7850.6

0
2000
4000
6000
8000
10000
2004 2005 2006 2007 2008
năm
vốn đầu tư
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bay A321 thứ 5, là chiếc máy bay cuối cùng trong kế hoạch phát triển đội máy bay
giai đoạn 2001-2005 và đặt cọc cho Dự án đầu tư 10 máy bay A321 và 4 máy bay
Boeing 787 sẽ thực hiện trong giai đoạn 2006-2010. Vốn đầu tư đạt mức cao nhất
trong 2 năm 2003 và 2004 với số vốn tương ứng là 4.610,9 tỷ đồng và 8.097,8 tỷ
đồng. Sở dĩ vốn đầu tư lại tăng trong các năm 2005-2008 là do trong các năm này,
Tổng công ty thực hiện các dự án đầu tư hiện đại hoá đội máy bay với việc nâng
cấp và kí hợp đồng mua mới các dự án máy bay. Bên cạnh việc tập trung vốn đầu
tư phát triển đội máy bay, để đáp ứng hoạt động của đội máy bay mới, Tổng công
ty cũng đã tập trung vốn đầu tư các trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cũng
như đào tạo đội ngũ người lái và tiếp viên hàng không. Khối lượng vốn đầu tư
được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là nguồn vốn tín dụng,
trong đó vốn vay tín dụng xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc
đầu tư đội máy bay của Tổng công ty.
Về cơ cấu đầu tư trong giai đoạn 2004-2008, là một doanh nghiệp có ngành
nghề kinh doanh đa dạng, hoạt động đầu tư tại Tổng công ty liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vận chuyển hàng không và các dịch vụ phụ trợ
phục vụ cho vận chuyển hàng không vẫn là hoạt động kinh doanh cơ bản của
Tổng công ty, do đó hoạt động đầu tư của Tổng công ty tập trung chủ yếu vào
khối vận tải hàng không và các dịch vụ phụ trợ cho vận chuyển hàng không như

phục vụ hành khách, hàng hoá tại sân bay, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy bay...
Một phần nhỏ của vốn đầu tư (khoảng 3,5%) được đầu tư cho các đơn vị hạch
toán độc lập. Trong tổng số vốn đầu tư 27.921,2 tỷ đồng của giai đoạn 2004-2008,
có tới 24.914,08 tỷ đồng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ cho các
hoạt động vận tải hàng không và các dịch vụ phụ trợ, chiếm tỷ trọng 89,23% tổng
vốn đầu tư. Trong nội dung đầu tư này, đầu tư hiện đại hoá đội máy bay là
20.255,14 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 81,3% và đầu tư máy móc thiết bị cho mua sắm
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
máy móc dịch vụ phụ trợ cho vận chuyển hàng không đạt mức 2.624,6 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 9,4% tổng vốn đầu tư của cả giai đoạn.
2.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG
KHÔNG VIỆT NAM
2.1) Đặc điểm nguồn vốn đầu tư :
• Quy mô lớn và tăng nhanh. Vốn cố định chiếm tỷ trọng ngày càng
lớn, do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, Hàng không dân dụng là ngành công nghệ đòi hỏi nhiều vốn,
chi phí khai thác cao. Do đó, mặc dù hàng không dân dụng có doanh thu lớn ,
nhưng năng suất sử dụng vốn (doanh thu trên một đồng vốn) tương đối thấp so với
mặt bằng chung của nền kinh tế quốc dân.
- Thứ hai, trong tổng số vốn đầu tư cho ngành hàng không dân dụng thì
phần đầu tư cơ bản chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Điều này trước hết là do
giá thành máy bay rất cao. Giá trung bình tính trên một ghế máy bay mới khoảng
từ 125.000 đến 200.000 USD. Giá một chiếc ATR72 khoảng 16 triệ u USD, một
chiếc A320-200 đến 40 triệu USD, B767-300 trên 80 triệu USD, còn giá một
chiếc Boeing 777 lên đến khoảng 150 triệu USD. Các chi phí cho đại tu, bảo
dưỡng định kỳ cũng rất cao.
 Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng vốn sở hữu của Tổng
công ty, trong đó tỷ trọng của vốn ngân sách có xu hướng ngày càng giảm, trong

khi đó vốn vay nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng tăng thêm trong tổng số vốn
đầu tư phát triển của Tổng công ty, vì những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, vì những nguyên nhân lịch sử. Trước đây, toàn bộ hoạt động
hàng không dân dụng đều trong khuôn khổ kinh tế nhà nước, đầu tiên là Binh
đoàn kinh tế thuộc Bộ quốc phòng, sau đó là Tổng công ty Hàng không trực thuộc
Bộ giao thông vận tải. Mặc dù bắt đầu hoạt động theo cơ chế thị trường, nhưng
các doanh nghiệp Hàng không đều là các doanh nghiệp Nhà nước với 100% vốn
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhà nước. Tuy nhiên, theo chính sách chung về đổi mới quản lý vốn của các
doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam trong những năm qua, tỷ trọng của vốn ngân
sách nhà nước cấp trong các doanh nghiệp Hàng không không đáng kể và có xu
hướng tiếp tục giảm, trong khi nguồn vốn tự bổ sung, vốn vay và các nguồn vốn
đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài có xu hướng tăng nhanh.
- Thứ hai, vì các dịch vụ hàng không trong đó có vận chuyển hàng không
đều có liên quan đến chủ quyền quốc gia và lợi ích công cộng nên Nhà nước phải
nắm giữ quyền chi phối.
- Thứ ba, cơ cấu huy động vốn trong ngành hàng không ngày càng đa dạng
hoá.
Trong giai đoạn 2004-2008, Tổng công ty HKVN đã thực hiện được một
khối lượng vốn đầu tư rất lớn, về cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của
Tổng công ty trong cả giai đoạn. Tổng số vốn đầu tư trong kỳ là 27.921,2 tỷ đồng
đạt 81,3% so kế hoạch, được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, từ lợi
nhuận để lại và quỹ khấu hao, từ các khoản vay tín dụng và một số khoản tín dụng
do nhà sản xuất cấp khi thực hiện các hợp đồng mua máy bay. Nguồn vốn đầu tư
phát triển thực hiện trong giai đoạn 2004-2008 của Tổng công ty HKVN được thể
hiện ở bảng 2.1.
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty HKVN theo nguồn vốn
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
TT Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số
1 Ngân sách NN 227,2 80,0 - 127,7 282,8 717,7
2 Tự bổ sung
1.243,
4
1.443,5 1128,6 1938,3 1.812,6 7566,4
3 Nguồn tín dụng
6.520,
2
629,3 2524,6 3521,2 5202,0 18.397,3
4
Các nguồn
khác
107,0 - 255,9 323,7 553,2 1239,8
Tổng số
8.097,
8
2.152,8 3.909,1 5910,9 7850,6 27921,2
Tốc độ tăng
liên hoàn (lần)
- 0,27 1,81 1,51 1,33 -
Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư các năm 2004-2008
Trong tổng số vốn đầu tư phát triển giai đoạn này, ngân sách nhà nước cấp
717,7 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,57%; Nguồn vốn đầu tư tự bổ sung là 7566,4 tỷ đồng,
chiếm 27,1%; Nguồn vốn huy động từ tín dụng là 18.397,3 tỷ đồng (trong đó vốn
ODA là 69,35 tỷ) chiếm 65,89%; Vốn đầu tư huy động từ các nguồn khác là
1239,8 tỷ đồng, chiếm 4,44%. Nếu gộp vốn ngân sách nhà nước và vốn tự bổ sung

thì vốn đầu tư huy động từ vốn chủ sở hữu của Tổng công ty là 8368,1 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 29,97% tổng số vốn đầu tư đã thực hiện trong giai đoạn
2004-2008. Nguồn vốn tín dụng tăng dần theo các năm, đặc biệt phát sinh nhiều
trong năm 2004 là năm mà Tổng công ty cần huy động vốn để đầu tư máy bay.
1.2) Đặc điểm về hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư của Tổng công ty rất đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác nhau nhưng chủ yếu gồm hai nhóm: nhóm 1 là các hoạt động đầu tư liên
quan trực tiếp đến khối vân tải hàng không (các khoản đầu tư của Hãng Hàng
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
không quốc gia Việt nam-Vietnam Airlines), nhóm 2 là các hoạt động đầu tư liên
quan đến các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong Tổng công ty (nay
là các Công ty cổ phần). Trong nhóm 1 khoản đầu tư mang tỷ trọng áp đảo là đầu
tư máy bay.
Bảng 2.2.Cơ cấu đầu tư của Tổng công ty hiện nay- năm 2008
Nội dung đầu tư Tỷ lệ
1 Khối vân tải hàng không 98%
Đầu tư máy bay 82%
Khai thác bay 2,5%
Kỹ thuật 6,5%
Thương mại, dịch vụ 4,0%
Quản lý 3,0%
2 Khối hạch toán độc lập (các Công ty
cổ phần)
2%
Nguồn: “Báo cáo tài chính Tổng công ty HKVN năm 2008”
1.3. Đặc điểm về hình thức huy động vốn đầu tư:
Các nguồn vốn của Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp Nhà nước
khác là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn

vốn chủ sở hữu của công ty là vốn do ngân sách cấp và do công ty tự tích luỹ từ
kết quả sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn từ bên ngoài chủ yếu là các khoản vay
thương mại, các khoản vay bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu và thuê
mua.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Nhà đầu tư nước ngoài cũng là một nguồn
vốn được Tổng công ty thực hiện đối với các dự án đòi hỏi vốn lớn hoặc cần công
nghệ cao.
Một số hình thức huy động vốn phổ biến của các hãng trên thế giới như
huy động vốn cổ phần, phát hành các chứng khoán nợ do chưa có điều kiện nên
chưa được Tổng công ty sử dụng. Tuy nhiên từ năm 2004 Tổng công ty bắt đầu
Sinh viên thực hiện: Phạm Tiến Dũng-Lớp KTĐT 47D
25

×