Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp tại huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN MẠNH HÙNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN
ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN NGA SƠN,
TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hoàng Thái Đại

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên Môi trường với đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” đã được hoàn thành.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
khoa học PGS.TS.Hoàng Thái Đại đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường - Trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong quá
trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của phòng Tài nguyên nước - Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Chi cục bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Khí tượng thủy văn - Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Thanh Hóa, phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Nông nghiệp - UBND
huyện Nga Sơn, Công ty thủy lợi Bắc Sông Mã - Chi nhánh Nga Sơn, cán bộ và nhân dân
các xã trên địa bàn huyện Nga Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình làm việc thực tế tại địa phương, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên đề tài có khối lượng tính toán lớn nên còn một số tồn tại, thiếu sót. Tác
giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý

kiến đóng góp của bạn bè và của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Hùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................ v
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Danh mục hình ....................................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ................................................................................................................ ix
Thesis abstract .................................................................................................................... ..x
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ................................................................................................. 2

1.3.

Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ............................................................................. 2

1.3.1.

Mục đích của đề tài .................................................................................................. 2

1.3.2.

Yêu cầu của đề tài .................................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 3
2.1.

Tổng quan tình hình xâm nhập mặn trên thế giới và Việt Nam .............................. 3

2.1.1.

Trên thế giới. ........................................................................................................... 3


2.1.2.

Tại Việt Nam ........................................................................................................... 8

2.1.3.

Tại tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................ 14

2.2.

Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trên thế giới và Việt Nam ......................... 15

2.2.1.

Trên thế giới .......................................................................................................... 15

2.2.2.

Tại Việt Nam ......................................................................................................... 18

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 21
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 21

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 21


3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 21

3.2.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 21

iii


3.3.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 21

3.3.1

Phương pháp điều tra và thu thập thông tin ........................................................... 21

3.3.2.

Phương pháp phân tích .......................................................................................... 21

3.3.3.

Phương pháp tham vấn cộng đồng ........................................................................ 22

3.3.4.

Phương pháp lấy mẫu ............................................................................................ 22


3.3.5.

Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 26

Phần 4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 27
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hóa ................. 27

4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................. 27

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................................... 37

4.2.

Diễn biến xâm nhập mặn tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ............................. 43

4.2.1.

Tình hình xâm nhập mặn tại huyện Nga Sơn ........................................................ 43

4.2.2.

Diễn biến độ mặn tại các điểm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp ..................... 46


4.2.3.

Thực trạng độ mặn trong đất tại huyện Nga Sơn ................................................... 49

4.3.

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp
huyện Nga Sơn,tỉnh Thanh Hóa ............................................................................ 51

4.3.1.

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến diện tích canh tác .......................................... 53

4.3.2.

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến năng suất cây trồng ....................................... 56

4.3.3.

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cơ cấu cây trồng ............................................ 59

4.4.

Đề xuất giải pháp hạn chế xâm nhập mặn tại huyện Nga Sơn .............................. 61

4.4.1.

Biện pháp công trình.............................................................................................. 61

4.4.2.


Biện pháp phi công trình ....................................................................................... 62

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 65
5.1.

Kết luận.................................................................................................................. 65

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 67

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
FAO
GTGT
GTSX

Nghĩa tiếng Việt
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
: Giá trị gia tăng
: Giá trị sản xuất

TBNN


: Trung bình nhỏ nhất

UBND

: Ủy ban nhân dân

USDA

: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ

USGS

: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ

VAC

: Mô hình sản xuất nông nghiệp vườn - ao - chuồng

WB

: Ngân hàng Thế giới

v


DANH MỤC BẢNG

TT


Tên bảng

Trang

2.1.

Tác động của mực nước biển dâng cao đến các khu vực ...................................... 4

2.2.

Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do hệ thống thuỷ lợi .................... 6

2.3.

Diện tích lúa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở đồng bằng
sông Hồng ........................................................................................................... 11

2.4.

Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở đồng
bằng sông Hồng................................................................................................... 13

3.1.

Chú thích các vị trí lấy mẫu nước ....................................................................... 23

3.2.

Chú thích các vị trí lấy mẫu đất........................................................................... 24


3.3.

Thông số của nước mặn theo USGS ................................................................... 25

3.4.

Cấp độ mặn theo USDA ...................................................................................... 26

3.5.

Độ mặn của đất và sự tăng trưởng của cây trồng ................................................ 26

4.1.

Đặc trưng khí hậu tại trạm Thanh Hóa - Thời kỳ 1960-2015 ............................. 30

4.2.

Phân phối lượng mưa trung bình tháng năm thực đo tại trạm
Nga Sơn ............................................................................................................... 31

4.3.

Biên độ triều lên và triều xuống tại các trạm năm 2014 ..................................... 32

4.4.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ....................................................................... 34

4.5.


Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ........................................................................... 38

4.6.

Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nga Sơn ....................................... 38

4.7.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ..................................... 40

4.8.

GTSX và tốc độ tăng GTSX ngành thủy sản ...................................................... 41

4.9.

Tình hình sản xuất thủy sản huyện Nga Sơn đến năm 2014 ............................... 42

4.10.

Độ mặn thực đo từ ngày 2-16/4/2003 tại một số vị trí trên sông Lèn ................. 43

4.11.

Nồng độ mặn lớn nhất, nhỏ nhất (từ ngày 11-23 /3 /2012) ................................. 44

4.12.

Đặc trưng độ mặn tại các trạm vùng sông Lèn từ năm 1990 - 2015 ................... 45


4.13.

Diễn biến độ mặn dọc các sông (1981-2015) ...................................................... 46

4.14.

Dao động độ mặn theo thủy triều tại Sông Lèn................................................... 47

4.15.

Độ mặn tại các vị trí trên sông Càn từ 18-23/4/2015 .......................................... 49

vi


4.16.

Độ mặn tại các vị trí trên sông Càn từ 3-8/11/2015 ............................................ 49

4.17.

Độ mặn trong đất tại các vị trí lấy mẫu ............................................................... 50

4.18.

Hiện trạng một số công trình thủy lợi trong vùng bị ảnh hưởng mặn ................. 52

4.19.


Cơ cấu cây trồng huyện Nga Sơn năng 2014 ...................................................... 52

4.20.

Hiện trạng diện tích cói bị ảnh hưởng xâm nhập mặn ........................................ 55

4.21.

Diện tích lúa tại các xã chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn ............................... 56

4.22.

Ảnh hưởng của mặn đến năng suất cói trong thời kỳ 2010-2014 ....................... 59

vii


DANH MỤC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

2.1.

Bản đồ xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long ....................................... 10

3.1.


Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước trên sông Lèn và sông Càn........................................... 23

3.2.

Sơ đồ vị trí lấy mẫu đất.......................................................................................... 24

4.1.

Sơ đồ vị trí huyện Nga Sơn ................................................................................... 28

4.2.

Diễn biến độ mặn tại ngã ba Báo Văn - Lèn năm 2010......................................... 44

4.3.

Độ mặn lớn nhất đo tại các vị trí trên sông Lèn .................................................... 48

4.4.

Thu nhập chính của các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu ............................ 53

4.5.

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến năng suất cây trồng ....................................... 57

4.6.

Năng suất lúa xuân (a) và năng suất lúa mùa (b) tại các xã chịu ảnh

hưởng của mặn giai đoạn 2010 - 2014 .................................................................. 58

4.7.

Định hướng trong sản xuất nông nghiệp của người dân ở các xã: Nga
Tân, Nga Tiến, Nga Thủy ...................................................................................... 63

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Nga Sơn là huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây do
ảnh hưởng của thủy triều kết hợp với dòng chảy mùa kiệt thấp đã tạo điều kiện
cho xâm nhập mặn càng tiến sâu vào đất liền. Xâm nhập mặn đã và đang gây ảnh
hưởng tiêu cực đến gần 3.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của các xã vùng biển.
Do ảnh hưởng của mặn, diện tích trồng cói, lúa bị ảnh hưởng, năng suất cây
trồng có xu hướng giảm, cơ cấu cây trồng bị thay đổi. Người dân đã có những
biện pháp nhằm thích nghi và giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn hiện nay.
Từ khóa. Xâm nhập mặn; nông nghiệp; độ mặn; sông; nước; đất.

ix


THESIS ABSTRACT

Nga Son, a coastal district of Thanh Hoa province, in recent years, due to
the influence of the tides combined with low flow in dry season has enabled
conditions for the more advanced salt intrusion towards inland. Salt intrusion has
been negatively affected nearly 3,000 hectares of agricultural production land in

the coastal communes. Salt intrusion has affected sedge and rice area, crop
yields tend to fall, the crop pattern has been changed. The local people have to
take measures to adapt to and to mitigate the effects of the current salt intrusion
Keys. Salinization; Agricultural; salinity; river; water, soil.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu diễn ra với hai biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ và
mực nước biển dâng tác động nghiêm trọng đến đến các lĩnh vực môi trường, kinh
tế và xã hội. Sự nóng lên của bầu khí quyển làm nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng
lên dẫn đến băng tan trên diện rộng. Trong số các quốc gia đang phát triển, Việt
Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2007 kết luận rằng Việt Nam là quốc gia đứng hàng
thứ hai trên thế giới chịu rủi ro của mực nước biển dâng 1 m vào năm 2100. Theo
kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực
nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 39% diện tích, 35% dân số vùng Đồng bằng sông
Cửu Long; trên 10% diện tích, 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh; trên 2,5% diện tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7%
dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp. xu hướng này có thể gây ảnh
hưởng tiêu cực đến sinh kế của hàng triệu người dân đang sống phụ thuộc vào nông
nghiệp và thuỷ sản.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là
nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất
của miền Trung và thứ ba của cả nước. Với chiều dài bờ biển 102km, điểm đồng
bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m, thường xuyên chịu tác động mạnh của
hiện tượng xâm nhập sâu của nước biển vào đất liền, có năm diễn ra gay gắt. Quá
trình này xảy ra thông qua các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng.

Năm 2010, xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển đã gia tăng mạnh mẽ, một số
tuyến sông có độ mặn xâm nhập đạt mức cao nhất lịch sử, có những nơi nước mặn
đã xâm nhập sâu vào đất liền đến hơn 30km.
Nga Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, là nơi tiếp giáp giữa đồng
bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung với hơn 80% diện tích
của huyện là đồng bằng. Huyện có bờ biển dài 20km và hàng năm Nga Sơn lấn
ra biển từ 80 đến 100m do phù sa bồi đắp. Những năm gần đây, Nga Sơn là một
trong những huyện xảy ra tình trạng xâm nhập mặn luôn kéo dài, nhất là khi thời
tiết nắng hạn đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực, ngành nghề truyền thống như
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nước ngọt cho dân sinh chịu
nhiều tác động trực tiếp, gây khó khăn cho phát triển sản xuất và kinh tế xã hội.

1


Trên cơ sở thực tế đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản
xuất nông nghiệp huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trên cơ sở các nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản
xuất nông nghiệp, cho thấy:
- Xâm nhập mặn vùng cửa sông biến động phức tạp theo không gian và thời
gian. Diễn biến xâm nhập mặn vùng cửa sông phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ
yếu là do ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, lưu lượng vào mùa kiệt khu vực
thượng nguồn đổ về hạ du và nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông.
- Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân các xã
vùng ven sông, ven biển của huyện Nga Sơn. Do xâm nhập mặn mà diện tích đất
canh tác bị thay đổi, ảnh hưởng đến năng suất, cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ, gây
thiệt hại không nhỏ đến đời sống và kinh tế của người dân.
1.3. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục đích của đề tài


- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp của
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất những giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến
sản xuất nông nghiệp.
1.3.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp huyện
Nga Sơn hiện tại và trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp, giảm thiểu mặn, ngăn mặn bảo đảm phục vụ sản
xuất nông nghiệp cho huyện Nga Sơn.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Hiện trạng xâm nhập mặn ở huyện Nga Sơn, xác định được vùng chịu ảnh
hưởng của xâm nhập mặn.
- Xác định được ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp.
- Các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.1.1. Trên thế giới
Nhân loại bước sang thế kỷ 21 với nhiều vấn đề nan giải, trong đó biến đổi
khí hậu với sự tác động toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực được coi là một
thách thức lớn của thế giới. Các số liệu quan trắc cho thấy trong 100 năm qua
(1906-2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,740C, mực nước biển trung bình
toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kỳ 1961- 2003 và tăng
nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993-2003.
Xâm nhập mặn làm giảm diện tích tưới của thế giới khoảng 1-2% mỗi năm,

có khoảng 43 quốc gia (chủ yếu là từ các vùng khô hạn và bán khô hạn), đang phải
sử dụng nước mặn ở các mức độ khác nhau để tưới thông qua các hệ thống thuỷ lợi.
Xâm nhập mặn được đánh giá là nguyên nhân lớn thứ hai của đất sản xuất bị mất và
có thể đe dọa lên đến 10% sản lượng ngũ cốc toàn cầu.
Trên toàn thế giới, FAO ước tính 34 triệu ha (khoảng 11%) diện tích tưới
tiêu bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ở các mức độ khác nhau. Trong đó Pakistan,
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ có gần 22 triệu ha chiếm hơn 64% diện tích canh
tác bị ảnh hưởng mặn. Tại Australia khoảng 16% diện tích nông nghiệp bị ảnh
hưởng bởi xâm nhập mặn và khoảng 67% diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi
xâm nhập mặn khi nước biển dâng. Ở vùng Trung Đông, FAO ước tính có khoảng
8% của diện tích đất bị suy thoái bởi xâm nhập mặn và khoảng 29% diện tích tưới
có vấn đề về độ mặn. Ở châu Mỹ, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 40% diện tích đất
trồng trên bờ biển phía bắc Peru. Ở châu Âu, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 25%
diện tích đất tưới tiêu ở Địa Trung Hải. Khu vực Nam Á, vùng đồng bằng sông
Indus của Pakistan có khoảng 2 triệu ha bị ảnh hưởng của mặn.
Trong báo cáo tình trạng môi trường biển của Chương trình môi trường Liên
Hợp Quốc (UNEP 2006), hiện nay có gần 40% dân số thế giới sống tại các vùng ven
biển và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do các tầng nước ngầm ven đại
dương ngày càng bị mặn xâm nhập, nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều nên
nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm, đồng thời gia tăng các chi phí để khử mặn. Ở
Nam Phi, nếu nhiệt độ tăng thêm dưới 40C, lượng mưa hàng năm dự kiến giảm đến
30% và khu vực Tây Phi lượng nước ngầm từ sẽ suy giảm từ 50-70% .

3


Bảng 2.1. Tác động của mực nước biển dâng cao đến các khu vực
1m

Đối

tượng
bị ảnh
hưởng

Khu vực

Mỹ Latin, Caribe
Diện
tích
(km2)

%

Bị ảnh
hưởng

%

Bị ảnh
hưởng

%

64.632 0,34 101.736 0,54 149.183 0,79
24.654 0,25

33.864 0,34

43.727 0,44


Châu Phi cận Sahara

16.137.438

18.641 0,12

28.083 0,17

42.645 0,26

Đông Á

14.140.767

74.020 0,52 119.370 0,84 178.177 1,26

Nam Á

4.197.171

Mỹ Latin, Caribe

12.362 0,29

21.983 0,52

35.696 0,85

63.332.530 194.309 0,31 305.036 0,48 449.428 0,71
505.477


3.080 0,61

5.212 1,03

8.090 1,60

190.030

3.679 1,94

5.037 2,65

6.529 3,44

109.372

430 0,39

742 0,68

1.268 1,16

388.054

6.648 1,71

11.127 2,87

17.596 4,53


241.779

809 0,33

1.379 0,57

2.311 0,96

Tổng

1.434.712

14.646 1,02

23.497 1,64

35.794 2,49

Mỹ Latin, Caribe

4.889.156

16.104 0,33

29.514 0,60

47.003 0,96

Trung Đông, Bắc Phi


354.294

4.086 1,15

6.031 1,70

8.007 2,26

Châu Phi cận Sahara

4.236.159

1.646 0,04

3.404 0,08

6.595 0,16

Đông Á

5.472.581

45.393 0,83

Nam Á

3.023.617

3.442 0,11


Trung Đông, Bắc Phi
Diện
tích đô Châu Phi cận Sahara
thị
Đông Á
2
(km ) Nam Á

Diện
tích
đất
ngập
nước
(km2)

18.806.598

Bị ảnh
hưởng

3m

Trung Đông, Bắc Phi 10.050.556

Tổng

Diện
tích
đất

nông
nghiệp
(km2)

Tổng

2m

Tổng
Mỹ Latin, Caribe

17.975.807

78.347 1,43 121.728 2,22
6.951 0,23

13.501 0,45

70.671 0,39 124.247 0,69 196.834 1,09

1.651.735

22.314 1,35

38.782 2,35

60.876 3,69

Trung Đông, Bắc Phi


342.185

11.361 3,32

14.758 4,31

18.224 5,33

Châu Phi cận Sahara

805.030

8.902 1,11

13.551 1,68

20.625 2,56

Đông Á

1.366.069

36.463 2,67

56.579 4,14

79.984 5,86

Nam Á


579.130

9.184 1,59

16.685 2,88

25.988 4,49

Tổng

4.744.149

88.224 1,86 140.355 2,96 205.697 4,34
Nguồn: WB (2007)

4


Xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến Đông Nam Á, khu vực có nhiều nơi thấp
trũng, có đến 54% dân số sống ven bờ biển trong vòng bán kính 30km, dễ bị tổn
thương trước các hiện tượng nước biển dâng và sự gia tăng cường độ của bão nhiệt
đới. Vùng đồng bằng của ba con sông lớn là sông Mêkông, sông Irrawaddy và sông
Chao Phraya đều có những khu vực quan trọng nằm thấp hơn mực nước biển 2m, sẽ
là nơi chịu nhiều thiệt hại do ngập úng và xâm nhập mặn khi mực nước biển dâng
được dự báo là cao hơn so với toàn cầu 10-15% (WB, 2013). Tại khu vực sông
Mahaka, Inđônêxia Ngân hàng thế giới (WB) dự báo khi nước biển dâng thêm 1m
vào năm 2100, diện tích đất bị xâm mặn có thể sẽ tăng 7-12% và tại đồng bằng sông
Mêkông, nước biển dâng thêm 30 cm có thể xảy đến sớm vào năm 2040 sẽ tăng
thêm 30% diện tích (1,3 triệu ha) bị ảnh hưởng so với hiện tại, gây tổn thất khoảng
12% sản lượng mùa vụ. Hiện nay diện tích đất bị ảnh hưởng bởi mặn của Đông

Nam Á chiếm gần 20% diện tích đất bị ảnh hưởng trên toàn thế giới.
2.1.1.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Diện tích tưới của thế giới giảm khoảng 1-2% mỗi năm do xâm nhập mặn,
nhiều nhất là ở các vùng khô hạn và bán khô hạn, đồng thời được đánh giá là
nguyên nhân lớn thứ hai của đất sản xuất bị mất và có thể đe dọa lên đến 10% sản
lượng ngũ cốc toàn cầu. FAO ước tính trên toàn thế giới có khoảng 34 triệu ha, tức
11% diện tích tưới tiêu bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ở các mức độ khác nhau.
Trong đó Pakistan, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ có gần 22 triệu ha bị ảnh hưởng.
Nam Á là khu vực có diện tích đất lớn nhất bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chiếm
đến 30% đất bị mặn trên thế giới, chủ yếu tập trung tại Ấn Độ, Pakistan,
Bangladet... Vùng Bắc Mỹ diện tích bị nhiễm mặn chiếm gần 16% diện tích bị ảnh
hưởng trên thế giới, tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Canada và Mehico. Một số nước
bán khô hạn, có 10-50% diện tích tưới tiêu bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau và
năng suất bình quân giảm từ 10-25% ở nhiều loại cây trồng. Ở Nam Mỹ có gần 1
triệu ha diện tích tưới bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó có đến 40% diện
tích đất trồng trên bờ biển phía bắc Peru bị nhiễm mặn. Tại Australia khoảng 16%
diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Vùng Trung Đông, FAO
ước tính có khoảng 8% của diện tích đất bị suy thoái bởi xâm nhập mặn và khoảng
29% diện tích tưới có vấn đề về độ mặn. Còn ở Nam Á, vùng đồng bằng sông
Indus của Pakistan có khoảng 2 triệu ha bị ảnh hưởng của mặn.
Các vùng và quốc gia có nguy cơ cao về an ninh lương thực do nước biển
dâng bao gồm Nam Á và Đông Nam Á, Tây Phi (Vịnh guinea, Senegal) đông Phi

5


(Mozambique), phía nam Địa Trung Hải (Ai Cập) và các quốc đảo vùng Caribbean,
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Các nước bị ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu
đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực như ở Bangladet, Myanmar, Ai
Cập, Ấn Độ, Thái Lan và Việt nam. Đối với các nước chịu tác động lớn của biến đổi

khí hậu như Bangladet, xâm nhập mặn làm giảm sản lượng nông nghiệp do thiếu
nguồn nước ngọt và thoái hóa đất. Trong số 2,85 triệu ha diện tích vùng ven biển của
Bangladet, có tới 1,2 triệu ha đất canh tác bị nhiễm mặn ở các mức độ khác nhau.
Bảng 2.2. Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn do hệ thống thuỷ lợi

STT

Khu vực, quốc gia

Diện tích
tự nhiên
(triệu ha)

Diện tích
bị ảnh
hưởng
(triệu ha)

Tỷ lệ (%)
So với
So với tổng
diện tích diện tích ảnh
tự nhiên
hưởng

I. Khu vực
1

Nam Á


514,23

10,30

2,00

30,13

2

Đông Á

1.624,44

6,70

0,41

19,6

3

Tây Á

625,52

6,12

0,98


17,91

4

Bắc Mỹ

2.178,05

5,34

0,25

15,62

5

Trung Á

400,34

3,21

0,80

9,39

6

Nam Mỹ


1.784,00

0,95

0,05

2,78

7

Châu Phi, vùng cận Sahara

2.210,86

0,68

0,03

1,99

8

Bắc Phi

852,00

0,68

0,08


1,99

9

Australia và New Zealand

760,83

0,20

0,03

0,59

88,03

7,00

7,95

20,48

II. Quốc gia
1

Pakistan

2

Trung Quốc


957,73

6,70

0,70

19,6

3

Hoa Kỳ

951,21

4,90

0,52

14,34

4

Ấn Độ

328,9

3,30

1,00


9,65

5

Uzbekistan

44,48

2,14

4,81

6,26

6

Iran

164,38

2,10

1,28

6,14

7

Irap


43,77

1,75

4,00

5,12

8

Thổ Nhĩ Kỳ

78,02

1,52

1,95

4,45

9

Các nước khác

10916,6

4,77

0,04


13,96

13573,1

34,18

Tổng

100

Nguồn: FAO, Agriculture and water quality interactions: a global overview

6


2.1.1.2. Nuôi trồng thuỷ sản
Biến đổi khí hậu nói chung và hiện tượng xâm nhập mặn nói riêng làm thay
đổi nhiệt độ và độ mặn khiến môi trường sống của các loài nuôi trồng thay đổi, làm
giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài hải sản, là nguyên nhân lớn
ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Thay đổi mực nước biển làm gia tăng độ cao sóng ven bờ ảnh hưởng tới kết
cấu hạ tầng nuôi trồng, gia tăng chi phí để củng cố bờ bao và hệ thống thuỷ lợi, giao
thông nội đồng phục vụ cho nuôi trồng.
Nước mặn xâm nhập ảnh hưởng tới nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt và ngay cả thuỷ sản vùng nước lợ cũng bị giảm năng suất khi mặn xâm nhập
làm tăng nồng độ muối. Các nhà khoa học ước tính mức thiệt hại ngành thủy sản do
biến đổi khí hậu ở Trung Quốc là 1,5 tỷ USD năm 2010 và 15 tỷ USD vào năm
2030; Peru thiệt hại 1,25 tỷ USD năm 2010 và 15 tỷ USD năm 2030; Thái Lan thiệt
hại 700 triệu USD năm 2010 và 8,5 tỷ USD năm 2030; Indonesia thiệt hại 650 triệu

USD năm 2010 và 7,75 tỷ USD năm 2030.
2.1.1.3. Cấp nước dân sinh
Mặn bị đẩy sâu vào lục địa các sông gây nên tình trạng khan hiếm và thay
đổi chất lượng nước sinh hoạt nước mặt và nước ngầm. Mặn làm tăng chi phí để
ngăn mặn xâm nhập và khử mặn trong quá trình xử lý và cung cấp nước dân sinh,
làm giá nước sinh hoạt lên cao. Có thể tóm lược những ảnh hưởng của hiện tượng
xâm nhập mặn nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung đến tài nguyên nước ở các
khu vực trên thế giới như sau:
Khu vực

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cấp nước dân sinh

Châu Phi

Vào năm 2020, khoảng từ 75-250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn về
nước do biến đổi khí hậu.

Châu Á

Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á,
Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ
giảm.

Ôxtrâylia và
New Zealand

Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền
Nam và Đông Ôxtrâylia, tại miền Bắc và một số vùng đông New Zealand.

Châu Âu


Ở Nam Âu - vùng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí hậu, các
điều kiện như nhiệt độ cao, hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn và nhìn chung
làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện.

7


Khu vực

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cấp nước dân sinh

Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến mất của các
Châu Mỹ - La
sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ nhu câu
tinh
sinh hoạt của con người.

Bắc Mỹ

Sự nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt
mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh vì
tài nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn.

Các đảo nhỏ

Vào giữa thế kỷ này, biến đổi khí hậu sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở
nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Thái Bình Dương không có
đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít.
Nguồn: FAO, Agriculture and water quality interactions: a global overview


2.1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km với 28/64 tỉnh thành phố có
biển, là một trong những nước dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu. Do đường bờ
biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi bão nhiệt đới, lượng mưa lớn và hay thay đổi
nên các vùng ven biển Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí
hậu gây ra. Hiện tượng hạn hán, bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn sẽ xuất
hiện thường xuyên hơn. Dải ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng - sông Thái
Bình và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, có
mật độ dân cư cao và tập trung, địa hình bằng phẳng và thấp. Trong những năm gần
đây tại đồng bằng sông Cửu Long nước mặn xâm nhập sớm và lâu hơn, lấn sâu vào
nội đồng theo hệ thống sông kênh rạch với những diễn biến phức tạp.
Mực nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản của các vùng ven biển Việt Nam và đã trở thành một trong
những vấn đề nan giải tại nhiều địa phương ven biển. Đặc biệt khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng có diện tích đất nhiễm mặn lớn. Nước mặn
xâm lấn vào sâu, các vùng nước ngọt giảm dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất
nông nghiệp trong vụ đông xuân, thiếu nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Do
đó, tình hình xâm nhập mặn ở các sông cũng diễn biến phức tạp theo thời gian, chưa
tuân theo một quy luật nhất định. Độ mặn và mức độ xâm nhập mặn vào các sông
phụ thuộc phần lớn vào thuỷ triều, độ mặn nước biển, chế độ thuỷ lực dòng chảy
trong sông, quá trình khai thác nước ngầm nước mặt và địa hình lòng dẫn.

8


2.1.2.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long: là hạ lưu của sông Mê Kông (Mê Kông là một
trong ba châu thổ dễ bị tổn thương nhất trên thế giới). Do mùa mưa năm 2015 đến
muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực

nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so
với cùng kỳ hàng năm gần 2 tháng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể,
tình trạng xâm nhập mặn hiện nay như sau:
- Khu vực sông Vàm Cỏ: Độ mặn lớn nhất đạt 8,120,3 g/l, cao hơn TBNN từ
5,9 - 6,2 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l (mức bắt đầu ảnh
hưởng đến cây lúa) lớn nhất 90 - 93 km, sâu hơn TBNN 10 - 15 km.
- Khu vực các cửa sông thuộc sông Tiền: Độ mặn lớn nhất đạt 14,6 - 31,2 g/l,
cao hơn TBNN từ 3,2 - 12,4 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l lớn
nhất 4.565 km, sâu hơn TBNN 20 - 25 km.
- Khu vực các cửa sông thuộc sông Hậu: Độ mặn lớn nhất đạt 16,5 - 20,5 g/l,
cao hơn TBNN từ 5,9 - 9,3 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l lớn
nhất 55 - 60 km, sâu hơn TBNN 15 - 20 km.
- Khu vực ven biển Tây (trên sông Cái Lớn): Độ mặn lớn nhất đạt 11,0 - 23,8
g/l, cao hơn TBNN từ 5,1 - 8,4 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l
lớn nhất 60 - 65 km, sâu hơn TBNN 5 - 10 km.
Trong thời gian tới, mặn tiếp tục xâm nhập, ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, khả năng kéo dài đến đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 5/2016). Cụ thể,
như sau:
- Các vùng cách biển đến 45 km: Nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần
như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho
sản xuất và nước sinh hoạt.
- Các vùng cách biển từ 45 - 65 km: Có khả năng bị mặn cao (>4g/l) xâm
nhập. Nếu mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016. Trong
thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu. Tuy nhiên, vào thời
kỳ triều kém và chân triều có khả năng xuất hiện nước ngọt.
- Các vùng cách biển xa hơn 70 - 75 km: Tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l,
nhưng cũng cần lưu ý trong các đợt triều cường và vẫn là vùng xâm nhập của nước
mặn nồng độ dưới 4g/l, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

9



Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, từ cuối năm 2015 đến nay, nhiều diện tích
cây trồng đã bị ảnh hưởng. Ở vụ mùa và thu đông năm 2015, có khoảng 90.000 ha
lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha (Kiên
giang 34.000 ha, Sóc Trăng 6.300 ha, bạc Liêu 5.800 ha,..). Vụ đông xuân 2015 2016, có 104.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng đến năng suất (chiếm 11% diện tích
gieo trồng 8 tỉnh ven biểnđang bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn). Dự kiến,
trong thời gian tới, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 340.000 ha (chiếm 35,5% diện
tích 8 tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long).

Hình 2.1. Bản đồ xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Viện khoa học thủy lợi miền Nam (2016)

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nhất
của hạn hán, xâm nhập mặn và còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới, thời
điểm xâm nhập lên cao nhất là khoảng giữa tháng 3/2016.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: là nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất trong
cả nước, mùa khô năm 2013 dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận và
Tây Nguyên dự báo sẽ tiếp tục giảm và luôn ở mức hụt so với trung bình nhiều năm

10


cùng thời kỳ khoảng 10-30%. Khu vực Nam Trung Bộ hiện có 17.277ha cây trồng bị
thiếu nước và xâm nhập mặn trong đó lúa 15.627ha, cà phê 300 ha, cây trồng khác
khoảng 1.350ha. Khu vực Tây Nguyên hiện có 51.403ha cây trồng bị thiếu nước và
hạn hán trong đó lúa 14.624ha, cà phê 34.396ha, cây trồng khác 2.291ha.
Vùng lưu vực sông Hồng: Trong những năm gần đây, mực nước sông Hồng
liên tục xuống thấp và theo dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục hạ thấp so với với
trung bình nhiều năm. Hàng năm vùng ven biển đồng bằng sông Hồng có khoảng

10 đến 20% diện tích đất nông nghiệp vụ xuân bị hạn hoặc khó khăn về nguồn nước
tưới. Kết quả quan trắc, đánh giá số liệu đo độ mặn cho thấy vào mùa kiệt nước
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh
Bình có độ mặn vượt quá nồng độ cho phép, sông Hồng, sông Đáy, sông Văn Úc,
nhiều phân lưu của sông Thái Bình, nước mặn đã xâm lấn sâu hơn 30 km.
Bảng 2.3. Diện tích lúa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn
ở đồng bằng sông Hồng
Toàn tỉnh
TT

Tên tỉnh

Tổng

Các xã ảnh hưởng mặn

Diện
tích
Dân số
Dân số
trồng
(người)
(người)
lúa
(ha)
1.232.753 7.568.600 279.508 1.887.002
Diện tích
tự nhiên
(ha)


Diện
tích tự
nhiên
(ha)
338.466

Diện tích
trồng
lúa (ha)

Tỷ lệ
diện
tích
lúa bị
mặn
(%)

75.187 26,90%

1

Quảng Ninh

619.240 1.163.700

26.600

315.361

183.609


9.281

34,89%

2

Hải Phòng

152.340 1.878.500

44.782

609.444

57.832

20.111

44,91%

3

Thái Bình

157.003 1.786.000

82.400

370.886


38.604

18.184

22,07%

4

Nam Định

165.140 1.833.500

80.250

414.662

40.622

18.670

23,26%

5

Ninh Bình

139.030

45.476


176.650

17.800

8.941

19,66%

906.900

Nguồn: Viện khoa học thủy lợi Việt Nam (2015)

2.1.2.2. Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng đầu trong danh
sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí hậu ở mức nguy cấp,
tức là mức báo động đỏ. Đối với các vùng ven biển đây được xem là ngành nghề
chính tạo ra phần lớn thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình nhưng đây
cũng là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu các hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, bão, lũ lụt ảnh

11


hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ở
các vùng ven biển Việt Nam. Chất lượng nguồn nước thay đổi nhanh ảnh hưởng tới
tốc độ sinh trưởng của một số đối tượng nuôi cộng với nguồn nước ô nhiễm và thiên
tai bất thường đã gây thiệt hại cho một số địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản
lớn như Quảng Ninh - Hải Phòng, Khánh Hoà, Cà Mau - Kiên Giang.
Hiện tượng mưa trái mùa với tần suất ngày càng dày và mạnh hơn làm độ

mặn nước trong ao nuôi giảm đột ngột, còn khi bị mặn xâm nhập độ mặn sẽ tăng vượt
qua mức cho phép. Khi độ mặn ngoài khoảng thích hợp sẽ tác động xấu đến quá trình
sinh trưởng của vật nuôi, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và thậm chí có thể bị chết.
Một yếu tố nữa của là tác động không nhỏ đến cơ sở hạ tầng như làm bờ bao
bị xói lở, ngập làm vật nuôi thất thoát ra ngoài, sản lượng thu hoạch giảm, thậm chí
mất hoàn toàn khi thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Hiện nay tình hình xâm nhập mặn đang gây
ảnh hưởng trực tiếp đối với nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với việc nuôi tôm nước
lợ. Độ mặn hiện nay dao động từ 15 - 30‰. Riêng các tỉnh: sóc Trăng, Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang độ mặn cao hơn 30‰. Xâm nhập đi sâu vào 70 km và có những
vùng nước ngọt đã bị xâm nhập mặn lên đến 5 - 8‰.
Hiện nay, một số tỉnh như: Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau và Bạc
Liêu do nắng nóng, mực nước đầm nuôi thấp, môi trường không ổn định, kết hợp
với độ mặn cao làm cho tôm giảm sức đề kháng, dễ sốc và chết ở vùng nuôi quảng
canh cải tiến, diện tích thiệt hại ước tính 2.000 ha. Tại Bến Tre, diện tích nuôi hàu
bị thiệt hại lên đến trên 350 ha, ảnh hưởng đến trên 500 hộ nuôi, mức thiệt hại trên
25 tỉ đồng. Dự báo vẫn còn tiếp tục thiệt hại trong những ngày tới. Tính đến hết
tháng 02/2016, diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt
368.000 ha. Hầu hết các địa phương có diện tích thả giống ít hơn so với cùng kỳ
năm 2015 và chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch. Một số tỉnh người dân chưa dám thả
nuôi vì nắng nóng, độ mặn cao, chưa phù hợp với con tôm. Họ còn chần chừ đợi
mưa. Trên 11.000 ha diện tích lúa tôm tại Mỹ Xuyên vẫn chưa thả nuôi; Bạc Liêu vẫn
còn trên 10.000 tại vùng mặn chưa thả nuôi… Trước thực trạng này, nhiều đại biểu lo
lắng nguy cơ sẽ thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Hồng: Vùng ven biển Bắc Bộ có 289 xã thuộc 36 huyện
thuộc 5 tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh

12



Bình bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó có 106 xã ven biển, 124 xã ven
sông bị ảnh hưởng mặn với nồng độ lớn hơn 4‰ và 59 xã ven sông bị ảnh hưởng
với nồng độ từ 1 - 4‰. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng bị ảnh hưởng của
xâm nhập mặn là 40.995 ha, chiếm 57% diện tích nuôi trồng toàn vùng. Diện tích
nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng mặn lớn nhất thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có dải
ven biển tập trung diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất, tiếp đó là tỉnh Nam Định,
thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình.
Bảng 2.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn
ở đồng bằng sông Hồng

TT

Tỉnh,
thành phố

Toàn tỉnh (ha)
Tổng

Mặn
lợ

Ngọt

Các xã ảnh hưởng Tỷ lệ diện tích bị mặn
mặn (ha)
(%)
Mặn
Mặn
Tổng
Ngọt Tổng

Ngọt
lợ
lợ

Tổng

71.807 33.766 38.042 40.955 33.182 7.774 57,0% 98,3% 20,4%

1

Quảng Ninh

19.267 16.276

2.992 16.836 15.723 1.113

87,4%

96,6%

37,2%

2

Hải Phòng

13.847

4.424


9.423

7.322

4.393 2.929

52,9%

99,3%

31,1%

3

Thái Bình

13.490

4.845

8.645

6.412

4.845 1.567

47,5%

100%


18,1%

4

Nam Định

15.782

6.157

9.625

7.539

6.157 1.382

47,8%

100%

14,4%

5

Ninh Bình

9.421

2.064


7.357

2.846

2.064

30,2%

100%

10,6%

782

Nguồn: Viện khoa học thủy lợi Việt Nam (2014)

2.1.2.3. Ảnh hưởng đến cấp nước dân sinh
Nước sử dụng trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ khoảng 2% so với tổng nhu cầu sử
dụng nước cho các ngành kinh tế. Do quá trình khai thác thiếu quy hoạch và nguồn
nước bổ sung từ mưa giảm vào mùa khô nên nước dưới đất của Việt Nam đã và
đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng làm suy giảm chất lượng
nước và nguồn cung cấp. Ở các vùng biển từ Bắc đến Nam, hiện tượng xâm nhập
mặn khá phổ biến, nhiều nơi độ mặn của nước dưới đất không còn đáp ứng yêu cầu
sử dụng cho ăn uống, đẩy giá nước sinh hoạt lên cao do phải xử lý, làm cuộc sống
người dân vốn đã vất vả lại càng khó khăn hơn.
Khu vực ở ven biển miền Trung: Các huyện đảo phần lớn các giếng nước
đều nhiễm mặn, các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng mặn xâm lấn sâu vào trong
đất liền. Nước sông bị nhiễm mặn với mặn vượt ngưỡng nhiều lần khiến chất lượng,
số lượng nước cung cấp không đủ nhu cầu sử dụng nên người dân đều bị thiếu nước
sinh hoạt vào mùa hè.


13


Đối với vùng ven biển ở miền Bắc: Mặn xâm lấn khi nước biển dâng cao
không lớn so với miền Trung và miền Nam, song dòng chảy trên các sông ngày càng
cạn kiệt, lượng nước dưới đất khai thác vượt khả năng cung cấp làm cho mặn xâm
nhập vào phá hỏng tầng chứa nước ngọt, quá trình này đặc biệt quan trọng với các dạng
địa tầng đá vôi bởi sự xâm thực nước mặn sẽ trở nên rộng và sâu hơn. Nhìn chung các
xã phường ven biển Bắc Bộ đều bị thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô, nhiều khu vực
càng khoan sâu nước càng mặn. Các tầng nước ngầm nông thường bị nhiễm mặn nên
đối với các xã bị nhiễm mặn nặng và không có công trình cấp nước tập trung, trong
mùa khô nước mưa dự trữ là nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Do ảnh hưởng của biển đổi khí hậu,
mực nước biển dâng, khiến nước mặn xâm nhập sâu, cộng thêm sự ô nhiễm nguồn
nước, khiến người dân chuyển dần sang sử dụng nước ngầm ở nhiều địa phương.
Nguồn nước ngầm ở nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã và đang
khai thác một cách tràn lan, chưa theo quy hoạch hoặc không có quy hoạch, không
có sự quản lý hợp lý, dẫn đến sự suy giảm mực nước ngầm. Do ảnh hưởng bởi xâm
nhập mặn, nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số trạm cấp nước đô thị và công
nghiệp với công suất lớn được xây dựng cũng sử dụng nguồn nước ngầm thay vì sử
dụng nước mặt dẫn tới nước ngầm bị khai thác quá mức, mực nước ngầm thêm suy
giảm, tăng nguy cơ nhiễm mặn tầng nước ngầm. Các địa phương có mực nước
ngầm suy giảm mạnh đặc biệt phải kể đến như ở Cà Mau, Long An và các huyện
ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Các địa phương có nguồn nước mặt bị
nhiễm mặn lớn hơn 1-4 ‰ quanh năm hoặc vào một số tháng mùa khô trong năm
gồm có các địa phương thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang. Các địa phương có nguồn nước
ngầm khan hiếm, bị nhiễm mặn hoặc chỉ khai thác được từ 1-2 tầng chứa nước, bao
gồm các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang và một số vùng thuộc các

tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu... (Đoàn Thu
Hà và cs., 2013)
2.1.3. Tại tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.131,9 km2, trong đó đất nông nghiệp
861,911 ha; đất phi nông nghiệp 162,291 ha; đất chưa sử dụng 88,990 ha. Với các
nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp
và cây ăn quả.

14


×