HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ BẮC
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY THỰC PHẨM CHÂU Á
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN – BẮC NINH
Chuyên ngành:
Mã số:
Khoa học môi trường
60 44 03 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quang Huy
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bắc
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trịnh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn công nghệ, Khoa Môi trường. - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty
TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bắc
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................... v
Danh mục bảng ..................................................................................................vi
Danh mục hình ..................................................................................................vii
T hesis abstract. ..................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu.................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.4.
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3.
1.5.
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................. 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................ 4
2.1.
Tổng quan về ngành sản xuất bánh snack (khoai tây chiên)....................... 4
2.1.1. Thế giới ................................................................................................... 4
2.1.2. Việt Nam ................................................................................................. 4
2.2.
Thực trạng về công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở chế
biến lương thực, thực phẩm....................................................................... 6
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Snack khoai tây .......................... 6
2.2.2. Các vấn đề môi trường phát sinh và biện pháp quản lý ............................. 8
2.3.
Công nghệ xử lí nước thải chế biến thực phẩm........................................ 10
2.3.1. Các giai đoạn xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm ....................... 10
2.3.2. Một số mô hình xử lý nước thải sản xuất chế biến thực phẩm ................ 14
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 18
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 18
3.3.
Đối tượng/vật liệu nghiên cứu ................................................................. 18
3.2.
3.4.
3.5.
Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 18
Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 18
Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 18
iii
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................. 18
3.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa............................................................... 20
3.5.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản ......................................................... 21
3.5.4. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp đo .................................................... 21
3.5.5. Phương pháp tính toán công trình xử lý ................................................. 22
3.5.6. Phương pháp đánh giá ............................................................................ 22
3.5.7. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả ...................................... 22
Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................... 23
4.1.
Thực trạng về hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến thực phẩm
châu Á .................................................................................................... 23
4.1.1. Vị trí nhà máy ......................................................................................... 23
4.1.2. Hoạt động sản xuất của nhà máy ............................................................. 23
4.2.
Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm......... 239
4.2.1. Đặc tính nước thải và thông số thiết kế ................................................... 27
4.2.2. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải ........................................................ 30
4.3.
Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả xử lí nước thải của nhà máy
chế biến thực phẩm ................................................................................. 38
4.3.1. Phương án cải tạo.................................................................................... 38
4.3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ đề xuất theo phương án ............................. 39
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................... 60
5.1.
5.2.
Kết luận .................................................................................................. 60
Kiến nghị ................................................................................................ 60
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 62
Phụ lục .............................................................................................................. 64
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BOD
BTNMT
Nghĩa tiếng Việt
Biological Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa sinh học)
Bộ Tài nguyên và môi trường
BTCT
Bê tông cốt thép
COD
Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa sinh học)
CTR
KCN
HACCP
Chất thải rắn
Khu công nghiệp
Hazard Analysis Critical Control Points: Hệ thóng phân
tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong thực phẩm
SCR
Song chắn rác
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UASB
Up Flow Anaerobic sludge blanket (Kị khí kiểu đệm bùn
dòng chảy ngược)
STT
TTSS
XLNT
Số thứ tự
Chất rắn lơ lửng
Xử lý nước thải
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của khoai tây ....................................................... 5
Bảng 2.2. Thống kê tải lượng chất thải một số cơ sở chế biến thực phẩm
điển hình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 9
Bảng 3.1. Các thông số phân tích....................................................................... 22
Bảng 4.2. Thông số thiết kế lý thuyết của hệ thống xử lý nước thải nhà máy ..... 28
Bảng 4.3. Giá trị trung bình của một số thông số đo đạc trong nước thải
thực tế công ty ................................................................................... 30
Bảng 4.4. Tính toán hiệu suất xử lý theo thiết kế của công ty ............................ 30
Bảng 4.5. Hiệu suất xử lý thực tế của hệ thống xử lý nước thải.......................... 31
Bảng 4.6. Hiện trạng các thiết bị sử dụng trong hệ thống ................................... 35
Bảng 4.7. Hiệu xuất xử lý nước thải ở dòng 1 .................................................... 40
Bảng 4.8. Hiệu xuất xử lý nước thải ở dòng 2 .................................................... 40
Bảng 4.9. Hiệu xuất xử lý sau khi hòa trộn hai dòng nước thải .......................... 41
Bảng 4.10. Các thông số thiết kế lưới chắn rác tinh ........................................... 47
Bảng 4.11. Tổng hợp tính toán SCR tinh ........................................................... 48
Bảng 4.12. Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của bể UASB ....................... 50
Bảng 4.13. Các thông số cơ bản tính toán bể Aerotank kiểu xáo trộn hoàn toàn ..... 52
Bảng 4.14. Chi phí xây dựng các công trình ...................................................... 57
Bảng 4.15. Chi phí song chắn rác ...................................................................... 57
Bảng 4.16. Chi phí bể lắng sơ cấp...................................................................... 57
Bảng 4.17. Chi phí xây dựng bể tuyển nổi ......................................................... 58
Bảng 4.18. Chi phí về công nhân vận hành ........................................................ 58
Bảng 4.19. Chi phí về điện năng tiêu thụ ........................................................... 59
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tỷ lệ cơ cấu các ngành sản xuất chính tại Bắc Ninh ............................. 6
Hình 2.2. Quy trình sản xuất Snack từ khoai tây .................................................. 7
Hình 2.3. Giá thể vi sinh vật của bể lọc sinh học ngập nước tại công ty
Acecook ........................................................................................... 12
Hình 2.4. Bể hiếu khí truyền thống tại nhà máy Bia Sài Gòn – Phú Thọ ............ 12
Hình 2.5. Mô hình xử lý nước thải theo phương pháp hóa lý kết hợp sinh học ....... 15
Hình 2.6. Mô hình xử lý nước thải theo bể SBR ................................................ 17
Hình 3.1. Quy trình xử lý nước và vị trí lấy mẫu hiện trạng ............................... 20
Hình 3.2. Quy trình xử lý nước và vị trí lấy mẫu sau khi cải tạo ........................ 21
Hình 4.1. Vị trí của nhà máy trong KCN Tiên Sơn – tỉnh Bắc Ninh ................... 23
Hình 4.2. Quy trình sản xuất bánh Snack từ khoai tây....................................... 25
Hình 4.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải hiện tại của nhà máy ................. 29
Hình 4.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải theo phương án đề xuất ............. 39
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Báo cáo này nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của
nhà máy chế biến thực phẩm Châu Á tại KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh dựa trên
hiện trạng xử lý hiện tại của nhà máy. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác
nhau: Điều tra thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo về tình hình phát
triển của nhà máy, khảo sát thực địa cho thấy hiệu quả xử lý nước thải của nhà
máy không cao do: song chắn rác không tách được rác, bể tách dầu không tách
được dầu, vi sinh vật bị ức chế nên bể sinh học xử lý không hiệu quả,...Dựa trên
phương pháp lấy mẫu, tính toán và đánh giá hiệu quả xử lý để phân tích và đánh
giá phương án đề xuất. . Kết hợp các phương tính toán, đánh giá hiệu quả xử lý
của hệ thống. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đưa ra giải pháp: Thay bể tách
dầu bằng bể tuyển nổi, lắp đặt nhiều song chắn rác thô, bổ sung song chắn rác
tinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình xử lý cấp 2, cấp 3 hoạt động
hiệu quả. Đề tài đã tính toán thiết kế đối với các hệ thống đề nghị nâng cấp và hệ
thống hoạt động thử nghiệm cho thấy hiệu quả xử lý cao (đạt QCVN
40:2011/BTNMT, cột B).
viii
THESIS ABSTRACT
This report studies solutions to enhance the efficiency of wastewater
treatment System Asia Food Technology limited company in Tien Son Industrial
Zone, Bac Ninh Province on the current status of existing treatment plants. By
the different research methods: survey of secondary data collection through
reports on the development of the plant, field surveys show that the efficiency of
wastewater treatment plants is not high due to: but don’t separate trash garbage,
oil separator tank of oil cann’t be separated, microorganisms should be inhibited
biological treatment tank inefficient, ... Based on the sampling method, calculate
and evaluate the effectiveness of treatment to analyze and evaluate the proposed
method. Combining the methods of calculating, evaluating the effectiveness of
the system processor. On that basis, we conduct a solution: Replace the oil
separator tank with flotation tanks, installation of multiple parallel coarse
screens, additional cleaning of crystals to create favorable conditions for the
grant process 2, level 3 operational efficiency. The theme was designed to
calculate the recommended system upgrades and system operational tests showed
high treatment effectiveness (achieving QCVN 40: 2011/BTNMT, column B).
ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tình hình lương thực thực phẩm trên thế giới đang khủng hoảng, nạn thiếu
lương thực là vấn đề cần giải quyết ở tất cả các nước. Sản xuất khoai tây được
xem như là một hướng để giải quyết ở tất cả các nước. Sản xuất khoai tây được
xem như là một hướng để giải quyết khủng hoảng. Khoai tây được xem là lương
thực cần thiết đứng thứ 2 sau gạo. Do vậy tất cả các quốc gia đều xem các vấn đề
sản xuất chế biến và xuất khẩu khoai tây là vô cùng quan trọng để giải quyết các
vấn đề về thiếu lương thực thực phẩm trên thế giới. Do nhu cầu của thị trường
nhiều công ty đã chế biến nhiều sản phẩm hơn từ khoai tây như là: Khoai tây
chiên, snack, bim bim,... Quá trình sản xuất khoai tây chiên của các công ty dẫn
đến các vấn đề về môi trường, đặc biệt là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất
có đặc tính ô nhiễm rất cao nếu thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngầm, đất,... Vì vậy, nước thải sinh ra từ quá trình sản
xuất khoai tây chiên cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Châu Á tại Khu công nghiệp Tiên Sơn
– Bắc Ninh là doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng thực phẩm (chủ yếu
là sản xuất Snack khoai tây). Sản phẩm mì ăn liền của công ty đạt Huy chương
vàng thực phẩm an toàn năm 2003; Giấy chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng
cao năm 2007 do người tiêu dùng bình chọn,…Công ty đã đưa ra thị trường trong
và ngoài nước sản phẩm Snack có chất lượng cao với nhiều chủng loại khác
nhau. Công ty đi vào hoạt động năm 2003 nhưng đến năm 2013 công ty tiến hành
xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công suất thiết kế 790 m3/ngày. Công
suất xử lý thực tế của nhà máy là 495 m3/ngày, theo kết quả chương trình quan
trắc định kỳ của nhà máy (tháng 06/2015) thì một số chỉ tiêu như dầu mỡ khoáng,
BOD5, COD, TSS,...vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.
Nhận biết được tình trạng nước thải xử lý của nhà máy đạt hiệu quả không cao sẽ
gây ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận và chi phí xử lý nước thải cao (trung
bình 9.000 VNĐ/1 m3 nước thải). Do đó, nhà máy muốn tìm ra giải pháp để khắc
phục tình trạng xử lý nước thải hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và giảm
1
chi phí của quá trình xử lý nước thải. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả xử lý
nước thải của nhà máy và tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chế
biến thực phẩm, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
nước thải của nhà máy thực phẩm Châu Á tại KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm Châu Á
hoạt động không hiệu quả, để tìm hiểu tình trạng và nguyên nhân của quá trình
xử lý, tác giả luận văn đã đặt ra các giả thuyết như:
- Vấn đề quản lý nội vi (quản lý từ khâu sản xuất) của nhà máy đạt hiệu
quả chưa?
- Yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nước thải: Song chắn thô hoạt
động chưa hiệu quả, kích thước song chắn d= 20mm trong khi chất thải rắn có
nhiều kích thước khác nhau (vỏ khoai, tinh bột,...), lượng dầu mỡ phát sinh nhiều
nhưng có lẫn các chất rắn khác -> hiệu quả bể tách dầu không cao.
- Hoạt động của các bể sinh học (UASB, sinh học hiếu khí) hoạt động
không hiệu quả do vi sinh vật bị ức chế.
- > Cần quan tâm đến vấn đề giải pháp quản lý (giám sát chặt chẽ nguồn
thải từ quá trình sản xuất, phân dòng nguồn thải), giải pháp kỹ thuật (khắc phục
các tình trạng xử lý sơ bộ như: song chắn rác thô, song chắn rác tinh,...để loại bỏ
được lượng chất thải rắn lơ lửng-> tránh gây ức chế sự hoạt động của các bể sinh
học). Khắc phục được các bước tiền xử lý và xử lý cấp 1 sẽ giảm được áp lực cho
các bể sinh học phía sau, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
suất xử lý nước thải của nhà máy thực phẩm Châu Á.
- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy thực
phẩm Châu Á (công nghệ, chi phí).
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất snack tại công ty
Chế biến thực phẩm Châu Á – KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh với công suất thực tế
450 m3/ngày.
2
- Thời gian: Từ tháng 01/2015 - tháng 05/2016.
- Không gian: Công ty TNHH Công nghệ Chế biến thực phẩm Châu Á tại
KCN Tiên Sơn – huyện Tiên Du – Tỉnh Bắc Ninh.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu hiện trạng hệ thống xử lý nước thải, nghiên cứu cải tạo hệ
thống xử lý nước thải tại nhà máy sản xuất Snack tại công ty chế biến thực phẩm
Châu Á;
+ Nghiên cứu hiệu quả tách dầu của bể tuyển nổi đối với nước thải có hàm
lượng dầu thực vật cao.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học:
+ Bổ sung thông tin về các yếu tố chi phối tới hiệu suất xử lý nước thải của
công nghệ bằng biện pháp sinh học kết hợp hóa lý đang được áp dụng cho nhóm
ngành chế biến thực phẩm.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý nước thải tại công ty chế biến
thực phẩm Châu Á nhằm đảm bảo chi phí và hiệu quả về mặt bảo vệ môi trường.
+ Là mô hình có thể tham khảo cho các đối tượng/công ty cùng nhóm
ngành nghề sản xuất (ngành chế biến thực phẩm).
+ Đề tài sẽ đánh giá được hiệu xuất xử lý thực tế của hệ thống xử lý nước
thải từ đó đưa ra biện pháp cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý nước thải. Sau khi cải
tạo hệ thống thì chất lượng nước thải ra ngoài đạt tiêu chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT, cột B, giúp công ty thực hiện tốt quy định của nhà nước về
bảo vệ môi trường, nâng cao danh tiếng của công ty trên thương trường về hệ
thống sản xuất sản phẩm “sạch, xanh”.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT BÁNH SNACK (KHOAI
TÂY CHIÊN)
2.1.1. Thế giới
Trên thế giới, khoai tây được xếp là cây lương thực – thực phẩm quan trọng
hàng thứ ba, sau lúa nước, lúa mì với tổng diện tích năm 2012 đạt 20 triệu hecta,
tổng sản lượng 320 triệu tấn và mức tăng trung bình 2,02% mỗi năm (Nguồn:
Trung tâm khoai tây quốc tế - CIP, 2012). Trong những năm gần đây, sản xuất
khoai tây có xu hướng chuyển dịch mạnh từ các nước phát triển sang các nước
đang phát triển với tỷ lệ (%) tương ứng là 89/11 năm 2010 và 64/36 năm 2012.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), tỷ lệ này sẽ là 50/50 vào
năm 2020. Sự gia tăng của sản xuất khoai tây khu vực các nước đang phát triển
diễn ra chủ yếu ở các nước châu Á (04 lần) và Mỹ latin (2 lần). Trong đó, Trung
Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia hàng đầu về sản xuất là tiêu thụ khoai tây (Trung
tâm khoai tây quốc tế - CIP, 2012).
Chế biến khoai tây là ngành công nghiệp quan trọng, mỗi năm sử dụng
khoảng 10% sản lượng khoai tây thế giới (Nguồn: Trung tâm khoai tây quốc tế -
CIP, 2012). Khoai tây chiên lát (chip) là sản phẩm chế biến rất phổ biến, mỗi
năm đem lại doanh thu 16,4 tỷ đô-la Mỹ (năm 2012), chiếm 35,5% tổng doanh
thu của các loại thực phẩm ăn nhanh (snacks) toàn cầu (Wikipedia, 2012).
2.1.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành chế biến khoai tây mới xuất hiện chưa được 10 năm
nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị
trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng như khoai tây
rán chẳng hạn. Sản phẩm chế biến từ khoai tây khá đa dạng như khoai tây rán,
chiên, và tinh bột. Sản phẩm khoai tây chiên kiểu Pháp và khoai tây rán giòn đã
trở nên quen thuộc với người Việt Nam, với các thương hiệu: Poca Zon Zon,
Snack, Bim bim,...
Khoai tây là nguồn thực phẩm tươi ngon và cung cấp các chất dinh dưỡng
như Vitamin C, B6, chất xơ, sắt,... có lợi cho sức khỏe do trong khoai tây có
thành phần hóa học là nhiều hợp chất khác nhau (Nguyễn Linh, 2016). Công
dụng của khoai tây.
4
STT
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của khoai tây
Thành phần hóa học
1
Nước
3
Hợp chất Nitơ
2
4
5
6
7
Hàm lượng (%)
75
Tinh bột
18,5
Cellulose
1,1
Chất béo
0,2
2,1
Tro
0,9
Các chất khác
2,2
Nguồn: Lê Việt Mẫn (2015)
Thành phần hóa học của củ khoai tây dao động trong khoảng khá rộng, tùy
thuộc vào giống, chất lượng giống, kỹ thuật canh tác, đất trồng khí hậu,... và
thường bị biến đổi trong quá trình bảo quản, chế biến, tiêu thụ. Do khoai tây có
giá trị về mặt dinh dưỡng cao nên con người ngày càng có nhu cầu chế biến
khoai tây thành các món ăn khác nhau như thức ăn trong mỗi bữa ăn, thức ăn
nhanh (sack, khoai tây chiên, khoai tây rán, nguyên liệu để sản xuất bim bim,...)
và các món ăn nhanh là khẩu vị chung của giới trẻ ngày nay.
Theo kết quả khảo sát thực tế của Dự án thúc đẩy sản xuất khoai tây Việt
Nam, tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là 40% sản phẩm tiêu thụ ở
siêu thị: 20% bán cho các nhà hàng khách sạn, 30% tiêu thụ qua đại lý, 5% bán
cho trường học, 5% bán cho người rong (Minh Hiếu, 2008).
Hiện nay tổng nhu cầu khoai tây dành cho chế biến khoảng 15.000 tấn/năm
nhưng chỉ có 35% trong số đó là sử dụng nguyên liệu trong nước, các nhà chế
biến vẫn phải nhập khoảng 10.000 tấn khoai tây/năm, từ Anh, Trung Quốc, Hà
Lan, Úc.
Tuy mỗi năm nước ta sản xuất ra 500.000 – 700.000 tấn khoai tây nhưng
chưa đến 1% sản lượng đó được sử dụng chế biến. Do nguồn cung trong nước
mang tính thời vụ cao, thường canh tác vào vụ đông xuân nên khoai tây trong
nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5), trong khi nhu cầu đòi
hỏi cung cấp nguyên liệu suốt cả năm (Minh Hiếu, 2008).
Chất lượng khoai tây trong nước cũng đang là trở ngại đối với chế biến.
Mặc dù một số hợp tác xã đã sử dụng vật liệu trồng tốt và giống chất lượng cao,
5
nhưng sản lượng của các đơn vị này chưa nhiều nên vẫn không đủ sản phẩm cho
chế biến.
Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh có số lượng doanh nghiệp đầu tư
vào ngành sản xuất snack đứng đầu thế giới. Bắc Ninh là một trong những tỉnh
có số lượng Khu công nghiệp lớn nhất cả nước (khoảng 15 – 17 khu công
nghiệp) với đa dạng các loại hình sản xuất và thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài:
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia,...
Hình 2.1. Tỷ lệ cơ cấu các ngành sản xuất chính tại Bắc Ninh
Nguồn: Trần Thị Ninh (2015)
Như vậy, số lượng các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất chế biến lương
thực, thực phẩm tại Bắc Ninh chiếm khoảng 10% /tổng số ngành.
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực
thực phẩm khoảng 85 doanh nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp nổi tiếng
như: Nước giải khát Pepsico, nhà máy sản xuất Suntory, Mì Acecook, thực phẩm
Châu Á,...
Theo dự báo của Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thì số lượng
các doanh nghiệp có ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm sẽ đầu tư vào
tỉnh tăng khoảng 15% giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Snack khoai tây
Quá trình sản xuất Snack khoai tây theo quy trình sản xuất như sau:
6
Khoai tây
Nguyên liệu
Kho lưu trữ
Nước
Máy rửa khoai
Máy gọt vỏ
Kiểm tra
Máy cắt lát
Nước
Máy rửa
Nước thải, CTR: đất, cát,...
CTR: Vỏ khoai
CTR: Khoai hỏng
Ồn
Nước thải, CTR
Làm ráo nước
Dầu, gia vi, nước
Tẩm gia vị
Mùi, CTR: túi nilon,...
Bao bì, nhãn
Đóng gói
CTR: bao bì, nhãn hỏng
Xuất hàng
Hình 2.2. Quy trình sản xuất Snack từ khoai tây
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Khoai tây được mua về dưới dạng nguyên liệu thô với trọng lượng 150 –
250g đường, có tỷ trọng riêng <1% và được lưu trữ trong kho lưu trữ với điều
kiện mát khô, không có ánh sáng và có sự lưu thông tốt, điều kiện lý tưởng là 5 –
100C. Sau đó, từng mẻ khoai tây được lấy ra và chuyển đến máy rửa khoai tây
nhằm loại bỏ các lớp bụi bẩn (đất, cát,...) bám trên bề mặt trước khi chuyển đến
máy gọt vỏ khoai tây. Khoai tây được gọt vỏ trong máy, sau đó công nhân kiểm
tra chất lượng kiểm tra chất lượng khoai. Tiếp theo, khoai được chuyển đến mát
cắt lát để điều chỉnh độ dày của lát khoai trong khoảng 1,2 – 2mm và tiếp tục
chuyển đến mát rửa nhằm loại bỏ các nhựa bột (các lát khoai được rửa bằng nước
nóng làm sạch các nhựa bột bám trên khoai tây, tránh được hiện tượng thâm
khoai tây khi rán) --> Băng chuyền làm ráo nước (nhằm tăng chất lượng của sản
phẩm, khoai được làm ráo nước trên băng chuyền) --> Thiết bị rán liên tục (khoai
7
được đưa qua thiết bị rán băng chuyền liên tục) --> băng chuyền loại bớt dầu ăn
và làm mát -> thiết bị trộn gia vị (gia vị được phun ở dạng bột và bám đồng đều
trên khoai tây) --> đóng gói (có thể sử dụng thiết bị đóng gói tự động hoặc bán tự
động. đóng gói tuỳ theo yêu cầu của khách hàng --> cung cấp ra thị trường (Vân
Anh, 2015).
2.2.2. Các vấn đề môi trường phát sinh và biện pháp quản lý
Quá trình sản xuất Snack khoai tây sẽ phát sinh các tác động chính đến môi
trường là nước thải, chất thải rắn, khí thải.
+ Nước thải
- Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh chủ yếu từ công đoạn rửa khoai,
tẩm gia vị.
- Thành phần: Chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật
hoặc động vật. Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là các bon hydrat chứa ít chất béo và protein nên dễ dàng bị phân huỷ bởi vi sinh. Chất thải
có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo khó bị phân
huỷ bởi vi sinh vật. Các cơ sở chế biến thực phầm thường gây ô nhiễm mùi và
nước thải trong nhiều trường hợp cũng góp phần quan trọng gây ô nhiễm mùi.
- Biện pháp quản lý: Đối với các doanh nghiệp nằm trong KCN (khu công
nghiệp) thường được Ban quản lý giám sát chặt chẽ nguồn thải đầu ra. Doanh
nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT,
cột B trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý chung của KCN trước khi thải ra môi
trường tiếp nhận. Doanh nghiệp nào không có hệ thống xử lý phải trả chi phí xử
lý nước thải (nhân hệ số k về chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép – lấy theo chỉ tiêu
COD) để khu công nghiệp xử lý. Đối với các doanh nghiệp không nằm trong
KCN thì đa phần chưa có hệ thống xử lý, nước thải sau quá trình sản xuất được
xả thằng ra ngoài môi trường.
- Nước thải hiện nay được quản lý dựa theo các văn bản pháp lý: Nghị định
số 80/2014/NĐ –CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước
thải; Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
của Chính Phủ - Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường; QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải công nghiệp;...
8
+ Chất thải rắn
Nguồn chất thải rắn từ nhà máy chế biến thực phẩm chủ yếu trong quá trình
sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên.
- Ở kho chứa nguyên liệu, nguyên liệu rơi vãi, không thu gom và phân loại
sẽ phân hủy gây ô nhiễm đất.
- Chất thải rạo ra gồm có các chất thải từ quá trình xử lý nguyên liệu, quá
trình đóng gói, hoạt động của quá trình sử dụng nhiên liệu (than), bùn từ hệ thống
xử lý nước thải.
Hầu hết các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất đều là những chất có
khả năng tái chế, tái sử dụng cao. Do vậy, nếu làm tốt công tác thu gom sẽ làm
giảm thiểu đáng kể nguồn phát thải ra môi trường.
Theo kết quả điều tra, tính toán lượng CTR, CTNH của ngành trên toàn địa
bàn tỉnh như sau:
Bảng 2.2. Thống kê tải lượng chất thải một số cơ sở chế biến thực phẩm điển
hình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Địa điểm
Nhà máy chế biến thực phẩm Châu
Á-KCN Tiên Sơn
Nhà máy sản xuất nước giải khát
Pepsico-KCN Vsip
Nhà máy chế biến thực phẩm, nước
giải khát Suntory-KCN Vsip
Các cơ sở sản xuất miến dong
Các cơ sở chế biến lâm sản
Tải lượng (Kg/tháng)
CTR
CTR
CTR
sinh hoạt sản xuất nguy hại
Nước thải chứa
thành phần nguy
hại (m3/tháng)
225
16.520
3
900
2.710
14
750
60
620,2
3
150
1.485
4.904,4
16.650
21.960
36
732
65
6.360
-
Chất thải rắn được quản lý dựa trên các văn bản pháp lý: Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và
phế liệu; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban
hành ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về quản lý
chất thải nguy hại,...
+ Khí thải
- Nguồn gốc phát sinh: Quá trình vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu và sản
phẩm; khí thải từ quá trình lò than cấp cho nồi hơi; hoạt động phương tiên tham
9
gia giao thông.
+ Tính chất khí thải: Nhìn chung, khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
chế biến thực phẩm là không nhiều. Vấn đề khí thải phát sinh chủ yếu từ quá
trình đốt than sử dụng cho lò hơi, phát sinh ra các khí thải như SO 2, NOx, CO,...
2.3. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2.3.1. Các giai đoạn xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm
a. Giai đoạn tiền xử lý
Đây là khâu phân loại tại nguồn ngay từ quá trình sản xuất:
- Nước thải tại khu sản xuất được tách từng dòng riêng tùy theo tính chất
của từng dòng. Nước thải chứa dầu mỡ được tách riêng dòng với nước thải chứa
các thành phần chất thải rắn lơ lửng, BOD, COD,...
- Nước thải nhà vệ sinh tách dòng riêng với nước thải nhà ăn trước khi đến
công đoạn xử lý cấp 1.
b. Giai đoạn xử lý cấp 1
Mục đích: Loại bỏ các tạp chất dạng lơ lửng.
Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công đoạn này thông thường như: Song chắn
rác, bể lắng cấp một, bể điều hòa.
Song chắn rác
Song chắn rác được sử dụng nhằm giữ lại các vật thô như giẻ lau, giấy rác,
vỏ chai... ở trong song chắn. Các song chắn rác thường được đặt nghiêng theo
dòng chảy 1 góc 65-700.
Song chắn có khe hở song song từ 10-30mm đặt nghiêng từ 30 – 600 so với
chiều dòng nước chảy để dễ dàng cào rác từ dưới lên. Vận tốc qua song chắn từ
0,3 – 0,6m/s; lấy rác có thể dùng cào có động cơ điều khiển tự động hay điều
khiển thủ công (Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải công nghiệp, NXB Xây Dựng).
Bể tách dầu mỡ
Có hai loại bể tách dầu mỡ: Bể tách dầu theo nguyên lý trọng lực và tách
dầu bằng tuyển nổi.
Bể tách dầu mỡ có thể tách theo nguyên lý trọng lực, bể có cấu tạo mặt
bằng là hình tròn hoặc chữ nhật, tải trọng thủy lực: 33m3/m2 ngày, chiều sâu
vùng tách dầu mỡ từ 1,8 – 2,1m. Thời gian lưu nước từ 1 – 2h. Hiệu quả tách dầu
10
mỡ phụ thuộc vào trình trạng lý học của dầu mỡ. Nếu dầu mỡ dạng hòa tan hiệu
quả có thể đạt đến 90%, nếu ở dạng nhũ tương, huyền phù hiệu quả chỉ đạt 60%
(Lương Đức Phẩm, 2012).
Tách dầu mỡ bằng tuyển nổi: Chỉ tiêu thiết kế (tải trọng thủy lực từ 50 –
150 m3/m2 ngày, tỷ lệ nước tuần hoàn để bảo hòa khí R = 25 – 100%, thời gian
lưu nước t = 30 phút. Hiệu quả tách dầu mỡ đạt được khi không cho phèn vào
nước thải để keo tụ mỡ từ 60 – 76%. Khi cho phèn vào để keo tụ với liều lượng
từ 25 – 75mg/l hiệu quả tách dầu mỡ đạt 97 -99% và cặn lơ lửng giảm 90%
(Trịnh Xuân Lai và Nguyễn Trọng Dương, 2005).
Bể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp làm nhiệm vụ tách cát và các hợp chất vô cơ. Bao gồm bể
lắng đứng và bể lắng hai vỏ.
c.
Giai đoạn xử lý cấp 2
Mục đích: Loại bỏ carbon hòa tan và các dạng hợp chất nitơ, phốt pho dưới
tác dụng của hệ vi sinh vật trong nước thải.
Các kỹ thuật xử lý cấp 2 thường được sử dụng trong các công trình xử lý
nước thải chế biến thực phẩm tại Việt Nam bao gồm:
Bể lọc sinh học:
Bể lọc sinh học dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
mức độ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bể hoạt động theo nguyên tắc vi sinh vật
dính bám trên vật liệu lọc rắn và hình thành màng lọc sinh học. Áp dụng tại Việt
Nam hiện có hai dạng bể lọc sinh học bao gồm:
-
Bể lọc sinh học ngập nước;
Bể lọc sinh học nhỏ giọt.
(1) Bể lọc sinh học ngập nước
Bể lọc sinh học ngập nước là loại công trình có giá thể thay cho vật liệu lọc,
đặt ngập trong nước để vi sinh vật dính bám. Vi sinh vật phát triển thành các lớp
màng để hấp thụ các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong dòng nước thải khi
chuyển động qua bề mặt lớp đệm. Bể có thể hoạt động trong điều kiện nước thải
không có ôxy (bể kỵ khí) hoặc được sục khí để bão hòa ôxy (bể hiếu khí).
Giá thể của vi sinh vật hiếu khí là các tấm nhựa hình sóng vật liệu PVC, HIPS
hoặc ABS, dày từ 0,25 đến 0,35 mm, gắn với nhau thành khối hoặc các linh kiện
nhựa hình dạng kích thước khác nhau xếp thành khối trong bể. Oxy phân tán vào
11
nước nhờ thiết bị khuếch tán khí, aerolif hoặc ejectơ. Trong bể, nước thải được
bão hòa ôxy tạo thành dòng động liên tục qua các lớp đệm vi sinh. Thời gian
nước lưu lại trong bể trên 2 giờ. Hiệu suất xử lý theo BOD5 trong bể từ 70 đến
90% (Lương Đức Phẩm, 2012).
Hình 2.3. Giá thể vi sinh vật của bể lọc sinh học ngập nước tại công ty Acecook
(2) Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Dạng bể lọc sinh học nhỏ giọt được cấp gió tự nhiên hoặc cấp gió nhân tạo.
Thông gió tự nhiên thực hiện qua các cửa cấp gió bố trí đều khắp bề mặt thành
bể. Tổng diện tích lỗ cấp gió trong phạm vi sàn bể và sàn lọc là 1-5% diện tích bể
lọc. Thành bể kín để thông gió nhân tạo.
Bể hiếu khí truyền thống
Bể hiếu khí trộn là loại bể hiếu khí dùng để xử lý sinh học hoàn toàn hoặc
không hoàn toàn các loại nước thải hữu cơ. Tác nhân để xử lý nước thải là bùn
hoạt tính. Trong các bể hiếu khí có hệ thống thiết bị xả cặn bể và bộ phận xả nước
khỏi thiết bị nạp khí. Trường hợp cần thiết, cần có thiết bị phá bọt bằng cách phun
nước hoặc bằng hoá chất.
Hình 2.4. Bể hiếu khí truyền thống tại nhà máy Bia Sài Gòn – Phú Thọ
12
Mương oxy hóa
Mương ôxy hóa hoạt động theo nguyên lý bùn hoạt tính, được dùng để xử lý
nước thải bậc 2 hay bậc 3. Mương ôxy hóa làm thoáng trong bằng thiết bị cơ khí
như máy khuấy trục đứng hoặc trục ngang, guồng quay,... đặt ở đoạn kênh
thẳng. Thời gian nước lưu lại trong bể lắng thứ cấp bằng 1,5 giờ theo lưu lượng
lớn nhất. Bùn tuần hoàn từ bể lắng 2 được dẫn liên tục về kênh (Nguồn:
/> Bãi lọc trồng cây (bãi lọc sinh học ngập nước)
Bãi lọc ngập nước để xử lý nước thải gồm hai dạng: Ngập nước bề mặt
và ngập nước phía dưới (bãi lọc ngầm), thường áp dụng đối với vùng đất cát pha
và sét nhẹ để xử lý sinh học hoàn toàn nước thải sau khi đã được lắng sơ bộ. Các
bãi lọc ngập nước thường được trồng cây phía trên nên thường được gọi tắt là bãi
lọc trồng cây.
Hiệu quả xử lý BOD trong nước thải của bãi lọc ngập nước có thể tới 90%,
hiệu quả xử lý theo Nitơ có thể tới 60%. Với thời gian lưu thủy lực lớn (từ 7 ngày
đến hàng tháng) (Nguồn: />d. Sau xử lý
Mục đích: Khử trùng các vi sinh vật gây ô nhiễm và bùn thải từ quá trình xử lý.
Các kỹ thuật khử trùng nước thải chế biến thực phẩm:
Khử trùng bằng tia cực tím (Ultraviolet radiation – UV)
Khử trùng bằng tia cực tím chỉ áp dụng đối với nước thải sau khi làm sạch
sinh học hoàn toàn và hiệu quả hấp thụ tia cực tím của nước thải đạt tối thiểu là
70%. Máng tiếp xúc khử trùng bằng tia cực tím được thiết kế bằng bê tông
cốt thép, số đơn nguyên xác định tùy theo công suất trạm xử lý nhưng tối thiểu
là 2 đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên cần được trang bị tối thiểu 2 module đèn tia
cực tím. Đèn cực tím có khả năng phát xạ 90% sóng UV có tần số 260 nm, công
suất mỗi đèn không thấp hơn 26,7 UV-W. Các loại đèn thường được chế tạo dạng
ống có chiều dài 0,75m - 1,5 m, đường kính 1,5cm - 2,0 cm. Đèn được bố trí cố
định theo module. Các đèn trong từng module được lắp đặt song song với nhau,
khoảng cách giữa tâm đèn 6,0 cm. Mỗi đèn được đặt trong ống lồng bằng thạch
anh có độ dày 1mm, có khả năng truyền qua tối thiểu là 90% lượng phát xạ tia
cực tím tại bước sóng 260 nm (Nguồn: />
13
Khử trùng bằng clo hoặc các hợp chất của clo
Thông thường, nước thải sau xử lý sinh học được khử trùng bằng clo lỏng,
nước javel (NaOCl), hay Canxi hypoclorit (Ca(OCl)).
Khử trùng bằng ô zôn
Hệ thống khử trùng bằng Ô zôn bao gồm thiết bị điều chế ô zôn và thiết bị phản
ứng (hòa trộn và tiếp xúc ô zôn với nước thải). Hệ thống điều chế ô zôn bao gồm:
thiết bị cấp khí, máy cấp điện, thiết bị điều chế ô zôn và các thiết bị làm nguội. Hệ
thống phản ứng bao gồm: thiết bị phân phối và tiếp xúc, thiết bị xử lý ô zôn dư trong
khí thải. Nguồn khí cấp để điều chế ô zôn có thể là không khí hoặc ôxy sạch
(Nguồn: />Phương pháp xử lý bùn:
Mục đích: Làm giảm độ ẩm và hàm lượng chất hữu cơ trong bùn, tạo điều
kiện tái sử dụng hoặc thải bỏ.
Các quá trình căn bản để xử lý bùn: nén bùn ổn định bùn điều hòa bùn
tách nước ra khỏi bùn khử bùn (Nguồn: />2.3.2. Một số mô hình xử lý nước thải sản xuất chế biến thực phẩm
2.3.2.1. Mô hình xử lý theo phương pháp hóa lý kết hợp sinh học
Thuyết minh quy trình xử lý:
Nước thải từ khu vực sản xuất được dẫn đến hố thu. Tại đây, để bảo vệ thiết
bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt
trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó, nước
thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích
thước lưới 1 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm TSS 15%, sau
đó nước thải tự chảy xuống bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy thổi khí cung cấp khí cho bể. Bể điều hòa có chức
năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa
được bơm sang cụm bể tuyển nổi. Hỗn hợp khí, nước, hoá chất được bơm vào
bình tạo áp của cụm bể tuyển nổi. Sau khi qua bình tạo áp, các chất lơ lững và
dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt khí
(thường là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt
cùng nổi lên bề mặt, Sau đó, chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm
lượng cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
14
Hình 2.5. Mô hình xử lý nước thải theo phương pháp hóa lý kết hợp sinh học
Nguồn: Lan Anh (2015)
Chất nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể gom bùn. Nước từ bể
tuyển nổi chảy sang bể aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ
còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu
cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí.
Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi,
tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các
chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan
có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông
bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.
Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian và được bơm qua bể lọc
áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp
chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân
giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể
nano dạng khô để loại bỏ lượng TSS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử
trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau
15